Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

XHHPL “Phân tích nội dung biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận ysinh học, cho ví dụ cụ thể về tội phạm hiếp dâm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.23 KB, 7 trang )

MỤC MỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
NỘI DUNG................................................................................................................ 1
I. Một số khái niệm: ................................................................................................ 1
II. Biện pháp áp dụng hình phạt ............................................................................. 2
III, Biện pháp tiếp cận y-sinh học ........................................................................... 2
VI, Áp dụng biện pháp áp dụng hình phạt và tiếp cận y-sinh học đối với tội
hiếp dâm. ................................................................................................................... 3
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 6


MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, con người luôn thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
lợi ích nhất định, dù được tự do thực hiện những hoạt động theo ý muốn cá nhân nhưng con
người vẫn phải đặt mình trong các chuẩn mực xã hội. Và nếu như mọi cá nhân, cơ quan, tổ
chức xã hội đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc, yêu cầu của các loại chuẩn mực xã hội
thì sẽ góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong thực tế xã
hội không phải lúc nào các chuẩn mực xã hội cũng luôn được tôn trọng, tuân thủ ở mọi lúc
mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi sai lệch làm phá vỡ hiệu lực, tính ổn định. Và để
khắc phục những sai lệch đó, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể. Để làm rõ vấn đề
này hơn em xin được phân tích nội dung biện pháp áp dụng hình phạt và biện pháp tiếp cận
y-sinh học thơng qua ví dụ cụ thể là tội hiếp dâm.
Bài làm của em khơng tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong thầy cơ nhận xét,
đánh giá để em hồn thành tốt hơn trong những bài lần sau. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Khái niệm chung:
Theo giáo trình Xã hội học pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội:
Khái niệm Sai lệch chuẩn mực pháp luật được hiểu là:
“Sai lệch chuẩn mực pháp luật được hiểu như sau: là hành vi của một cá nhân hay


một nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai
lệch chuẩn mực pháp luật)1
Khái niệm hiện tượng tội phạm : “Hiện tượng tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lí ln ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội
phạm được thực hiện trong một xã hội nhất định và ở một thời kì nhất định, có các ngun
nhân, các đặc điểm định lượng (thực trạng) và định tính (tính chất, cơ cấu) của nó, đồng
thời, có tính độc lập tương đối.2

1
2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xã hội học pháp luật, nxb. Tư pháp, Hà Nội, sđd, tr.336.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xã hội học pháp luật, nxb. Tư pháp, Hà Nội, sđd, tr.353.

1


II. Biện pháp áp dụng hình phạt
Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh phòng chống các
hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật hình sự, tức là các hành vi phạm tội cụ thể. Nó được
áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự,
có lỡi, và do đó, bị đe doạ phải chịu một hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà
nhà nước áp dụng có tính mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị kẻ phạm tội.
Theo quy định tại Điều 30 Luật Hình sự 2015: “ Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp
dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó. 3
Mục đích của biện pháp này không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại
phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật,
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chỉ có Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm và
hình phạt. Bơ luật Hình sự mới nhất hiện nay là Bộ luật Hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ
sung 2017) đã quy định rõ hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với cả người phạm tội
và pháp nhân thương mại phạm tội. Mỗi tội phạm, pháp nhân thượng mại phạm tội chỉ bị
áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng thêm một số hình phạt bổ sụng.
Ngồi ra cũng có rất nhiều bộ luật khác cũng quy định các hình phạt với tội phạm
dựa trên cơ sở Bộ Luật Hình sự 2015 như: Hình phạt tiền đối với một số lĩnh vực trong
Luật xử lý vi phạm Hành chính dựa trên hình phạt chính trong Bộ luật Hình sự 2015; Hình
phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn trong Luật xử lý vi phạm Hành chính
dựa trên hình phạt chính đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự 2015;…
III, Biện pháp tiếp cận y-sinh học
Tiếp cận y-sinh học là một biện pháp quan trọng được thực hiện bởi các cơ quan tổ
chức nghiệp vụ như y tế, điều tra, giám định, tâm lý,…nhằm tìm hiểu, phát hiện ở các đối
tượng những khuyết tật về thể chất như mù, câm,… hay những khuyết tật về trí lực ví dụ
các căn bệnh tâm thần hoặc các chủ thể phạm tội khi trong trạng thái say rượu, nghiện ma
túy,…khiến họ mất đi khả năng tự kiềm chế, kiểm soát hành vi bản thân, do đó bị mất năng
3

Điều 30 Luật Hình sự 2015.

2


lực chịu trách nhiệm hành vi. Từ đó tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có bị
áp dụng các biện pháp tư pháp khác hay không còn tùy thuộc vào các nguyên tắc, quy định
của pháp luật.
Biện pháp tiếp cận y – sinh học có ý nghĩa rất quan trọng, nó góp phần làm sáng tỏ
nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật và hành vi phạm tội, giải
thích cơ chế tâm lý của những hành vi đó. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động xét xử, tránh xử oan cho những người vô tội, người được miễn trách nhiệm hình sự,

cũng như không để lọt lưới kẻ phạm tội, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp
luật.
VI, Áp dụng biện pháp áp dụng hình phạt và tiếp cận y-sinh học đối với tội hiếp
dâm.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể đã được Nhà nước quy định rõ tại Hiến pháp
2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức
khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.4 Chính
vì thế tội hiếp dâm là tội vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền mà Nhà nước và xã hội bảo
vệ.
Hình phạt thấp nhất mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định cho tội hiếp dâm là 7 năm tù
giam. Như vậy ta có thể thấy tội hiếp dâm được coi là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trong với hình phạt cao nhất là tử hình. Hội đồng Thẩm phán đã ban hành Nghị
quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142,
143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người
dưới 18 tuổi để làm rõ các quy định của bộ luật. Như vậy, có thể thấy Nhà nước đặc biệt
chú trọng tới tội danh này với việc áp dụng mức hình phạt tù từ 7 năm và cao nhất là tử
hình.
Áp dụng hình phạt và tiếp cận y-sinh học là một trong những biện pháp quan trọng
trong việc xác định nguyên nhân, điều kiện của hành vi hiếp dâm và quyết định hình phạt
cho tội danh này. Tội hiếp dâm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, thường xuyên xảy ra trong
xã hội. Việc điều tra tội phạm hiếp dâm hết sức quan trọng bởi tội hiếp dâm là một tội nhạy
cảm thậm chí rất phức tạp. Tội phạm hiếp dâm có động cơ gây án hết sức đa dạng, khó
4

Điều 20 Hiến pháp 2013.

3



lường. Hầu hết những kẻ phạm tội này đều là những kẻ có tâm lý khơng được bình thường,
khó kiểm sốt bản thân. Ngồi ra những đối tượng thực hiện hành vi hiếp dâm hầu hết đều
là những kẻ nghiện rượu, nghiện ma túy,…nên trong cơ thể thường xuyên có chất kích tích.
Điều này dẫn đến những ảo giác, những huyễn tưởng dâm loạn, những kích thích khiến bản
thân rơi vào trạng thái khó kiểm sốt. Tâm lý những kẻ này thường phức tạp, gây khó khăn
trong cơng tác điều tra. Chính vì vậy, biện pháp tiếp cận y-sinh học là biện pháp hữu hiệu
nhất để xác định được trạng thái tâm lý của tội phạm và từ đó xác định được nguyên nhân,
động cơ thực hiện hành vi hiếp dâm.
Để làm rõ hơn, em xin được ví dụ qua 1 vụ án cụ thể. Chắc hẳn chúng ta đều biết
đến vụ án chấn động cả nước: vụ án nữ sinh giao gà tại Điện Biên. Nạn nhân là nữ sinh Cao
Mỹ Duyên bị các đối tượng: Vi Văn Toán, Bùi Văn Công, Vương Văn Hùng, Phạm Văn
Nhiệm, Lường Văn Lả và Lường Văn Hùng bắt cóc. Sau đó các đối tượng này cùng Phạm
Văn Dũng và Cầm Văn Chương thay nhau hiếp dâm nạn nhân. Khi nạn nhân đã yếu các
đối tượng lên kế hoạch và giết thủ tiêu nạn nhân. Tổng hợp hình phạt cho các bị cáo như
sau:
- Vì Văn Tốn: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù về tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.
- Bùi Văn Cơng: Tử hình về tội Giết người, 14 năm tù tội Hiếp dâm, 13 năm tù về
tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, 24 tháng về tội Tàng trữ ma túy. Tổng hình phạt là tử
hình.
- Vương Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 10 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù
tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.
- Phạm Văn Nhiệm: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù
tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.
- Lường Văn Hùng: Tử hình về tội Giết người, 13 năm tù tội Hiếp dâm, 12 năm tù
tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.
- Lường Văn Lả: Tử hình về tội Giết người, 12 năm tù tội Hiếp dâm, 11 năm tù tội
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Tổng hình phạt là tử hình.
- Phạm Văn Dũng: 10 năm tù tội Hiếp dâm


4


- Cầm Văn Chương: 9 năm tù tội Hiếp dâm
- Bùi Thị Kim Thu: 3 năm tù về tội Không tố giác tội phạm
6 trong số các bị cáo đã phải lãnh án phạt cao nhất của Luật hình sự Việt Nam là tử
hình. Hầu hết các bị cáo phải chịu hình phạt rất cao đối với tội hiếp dâm ( từ 9-14 năm tù).
Ngồi ra có thể thấy một trong số các bị cáo ( bị cáo Bùi Văn Cơng) có dung chất kích thích
cụ thể là ma túy. Điều này là một trong số các nguyên nhân dẫn đến hành động man rợ của
các bị cáo này. Tử hình là mức án xứng đáng đối với các tội danh nghiêm trọng này.
KẾT LUẬN
Hiếp dâm vẫn luôn là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Để khắc phục được vấn
nạn này chúng ta cần có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu mà điển hình là biện pháp áp
dụng hình phạt và áp dụng y-sinh học. Các biện pháp này khơng chỉ nhằm trừng trị mà cịn
mang tính chất giáo dục đối với tội phạm và pháp nhân thương mại. Xã hội ngày càng phát
triển, kéo theo đó là những vấn nạn mới được sinh ra. Vì thế chúng ta cần chung tay tìm ra
những biện pháp để đẩy lùi các vấn nạn này.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, NXb Tư pháp, 2018.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2010.
3. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.
4. Luật Hiếp pháp 2013.
5. Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).
6. Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều
141,142,143,144,145,146 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18

tuổi có hiệu lực.
7. Luật xử lý vi phạm Hành chính
8. Trang web:
truy cập lần cuối 10/07/2021.
truy cập lần cuối 10/07/2021.
truy cập lần cuối 10/07/2021.

6



×