Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHÂN TÍCH NỘI DUNG, MỤC ĐÍCH VÀ CÁCH TIẾN HÀNH TRẮC NGHIỆM WAIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.04 KB, 7 trang )

PHÂN TÍCH NỘI DUNG, MỤC ĐÍCH VÀ
CÁCH TIẾN HÀNH TRẮC NGHIỆM WAIS
I. Nội dung, mục đích
WAIS là mẫu đầu tiên của một quan điểm nghiên cứu mới đối với vấn
đề đo lường trí thông minh đã cũ: “ D. Wechsler, 1955” . D.Wechsler không
chấp nhận sự giải thích truyền thống về trình độ trí tuệ ”IQ” qua mối tương
quan giữa các chỉ số của tuổi trí khôn (MA) và tuổi thời gian(CA), như V.
Stern, A. Binet và những người kế tục đã làm:
MA

Với tương quan ấy thì có sự phụ thuộc theo đường thẳng giữa tuổi trí
khôn và tuổi thời gian. Trong khi đó, sự phát triển trí tuệ diễn ra một cách
không đồng đều trong suốt đời người. Wechsler cho rắng một đại lượng như
vậy không phải là chỉ số thông minh.
Wechsler đã đưa ra những lí do hợp lí sau đây để bác bỏ khái niệm: “ Tuổi
trí khôn” ( MA):
Theo công thức trên, một trẻ lên 5 có MA = 6 sẽ có IQ = 120. Trong khi
đó một trẻ 10 tuổi, có MA = 12, cũng có IQ = 120. Như vậy, có một nhân tố
quan trọng đã không được tính đến, đó là đứa trẻ đầu chỉ vượt lên trước (so
với tuổi thời gian) 1 năm, trong khi đứa thứ hai-2 năm.
Nếu cho rằng có sự tương ứng của tuổi trí khôn và trình độ trí tuệ ( Ví
dụ : tuổi trí khôn là 7 thì trình độ trí tuệ cũng là 7), thì như vậy đã không tính
đến những đặc điểm chất lượng của trí tuệ ở lứa tuổi khác nhau, vì rằng tuổi
trí khôn có thể bằng 7 cả ở 5 tuổi lẫn ở 10 tuổi.
1
x 100 IQ =
CA
Việc so sánh giữa các hệ số thông minh không chỉ đòi hỏi phải có sự
đồng nhất của độ lệch chuẩn trong tất cả mọi thời kì tuổi. Đặc biệt, trong trắc
nghiệm của Binet (và cả trắc nghiệm của Stanford – Binet, 1937), đối với 6
tuổi thì độ lệch chuẩn bằng 12,5, còn đối với 12 tuổi, thì độ lệch chuẩn bằng


20. Như vậy không khó khăn gì để thấy rằng: cùng một đứa trẻ lúc 6 tuổi, có
IQ = 112, lúc 12 tuổi, sẽ có IQ=120.
Tính chất phức tạp trong các cố gắng để xác định các tiêu chuẩn của
người lớn.
D. Wechsler biểu thị IQ bằng các đơn vị của độ lệch chuẩn, điều đó
chỉ ra: kết quả trắc nghiệm của một người nào đó nằm trong mối quan hệ
như thế nào đối với sự phân phối trung bình các kết quả đối với tuổi đó. Như
vậy, đáng lẽ lấy MA chia cho CA, thì trong trắc nghiệm WAIS người ta tính
điểm số chuẩn, tức là phải tính số trung bình cộng và độ lệch của phân bố
điểm số, rồi suy ra điểm số tiêu chuẩn tương đối. Trong WAIS thì điểm số
tiêu chuẩn sẽ biểu thị IQ. Muốn tính các điểm số tiêu chuẩn và các trị số IQ,
Wechsler đã làm như sau:
Trước tiên, ông chọn một nhóm chuẩn gồm 1700 người tiêu biểu cho
mọi thành phần và lập các phân bố điểm số theo trắc nghiệm của ông.
Nhóm chuẩn được chọn như sau: 1) số nam và số nữ bằng nhau; 2) các khu
vực địa lí chính của Mĩ như miền đông – bắc, miền trung – bắc, miền nam
và miền tây đều có đại diện theo tỉ lệ; 3) miền nông thôn và thành thị cũng
có đại diện theo tỉ lệ dân số; 4) người da trắng và người thuộc các màu da
khác nhau đều có đại diện theo tỉ lệ dân số; 5) các loại nghề nghiệp cũng có
đại diện theo tỉ lệ dân số; 6) trình độ học vấn cũng được đại diện theo tỉ lệ
dân số.
2
Nhóm chuẩn gồm 7 hạng tuổi. Wechsler dùng nhiều hạng tuổi như
vậy vì khả năng trí tuệ thay đổi theo tuổi, dù sau khi trưởng thành cũng vậy.
Điểm số tổng cộng (không phải là IQ) trong các trắc nghiệm như WAIS
giảm dần khi tuổi lớn hơn 20 hay 30. Vì vậy, so sánh điểm số của người 20
tuổi với điểm số của người 60 tuổi thì sẽ không công bằng.
Quan niện của D. Wechsler về trí thông minh – lập trường lí luận để
tác giả xây dựng thang trắc nghiệm của mình – rất lí thú. Ông cho rằng: trí
tuệ (trí thông minh) không thể là những thuộc tính tách rời nhau của nhân

cách được. Trí tuệ là một năng lực toàn thể, thể hiện toàn bộ nhân cách nói
chung. Wechsler chống cả thuyết đa nhân tố của Thorndike lẫn thuyết nhóm
nhân tố của Thurstone. Hệ thống trắc nghiệm của ông dựa trên lí thuyết của
Spearman, ngoài ra khi xây dựng trắc nghiệm, các bài tập được lựa chọn sao
cho không chỉ có những nhân tố trí tuệ được phản ánh mà cả những nhân tố
phi trí tuệ - được đề ra một cách tương ứng trong sự đánh giá chung đối với
trắc nghiệm - cũng được phản ánh.
II. Cách tiến hành trắc nghiệm WAIS
Wechsler chia các tiểu nghiệm làm hai hạng: Hạng ngôn từ và hạng
thực thi. Tất cả có 11 tiểu nghiệm, gồm 6 tiểu nghiệm ngôn từ và 5 tiểu
nghiệm thực thi.
A – Hạng ngôn từ.
1. Tiểu nghiệm về kiến thức chung.
Vốn kiến thức chung khó bị giảm theo tuổi. Tất cả có 29 câu hỏi, mỗi câu trả
lời đúng được 1 điểm. Ví dụ:
- Người ta làm cao su từ cái gì?
3
- Tại sao dưới ánh mặt trời mặc quần áo tối màu lại thấy ấm hơn so với
quần áo màu sáng?
- Nhận thức luận là gì?
2. Tiểu nghiệm về mức độ thông hiểu chung.
Tiểu nghiệm này đo năng lực hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, năng
lực phán đoán, “lương tri” , mức độ hiểu biết các tiêu chuẩn đạo đức, xã hội.
Người được trắc nghiệm phải trả lời bằng một vài từ đối với tình huống
được mô tả. Tiểu nghiệm này có 14 câu hỏi.
3. Tiểu nghiệm về số học.
Tiểu nghiệm này phải trả lời miệng một loạt các bài tập số học. Từ đó có thể
phán đoán về năng lực tập chung chú ý, về mức độ dễ dàng của việc sử dụng
các tài liệu bằng số.
4. Tiểu nghiệm xác định sự giống nhau.

Nhiệm vụ của nghiệm thể là phải xác lập sự giống nhau của một loạt khái
niệm. Việc đánh giá năng lực hình thành khái niệm được thực hiện trong tiểu
nghiệm này. Ngoài ra năng lực phân loại, sắp xếp tài liệu tri giác, năng lực
trừu tượng hóa, so sánh, năng lực vạch ra sự giống nhau và khác nhau cũng
được đề cập đến.
5. Tiểu nghiệm nhắc lại trật tự các chữ số.
Dùng để nghiên cứu trí nhớ thao tác và sự chú ý, bao gồm 2 phần: Lặp lại
các chữ số theo chiều thuận, và sau đó theo chiều nghịch.
6. Tiểu nghiệm về từ vựng.
Tiểu nghiệm này đánh giá vốn từ vựng của cá nhân, nó phụ thuộc vào trình
độ học vấn của họ. Toàn bộ tiểu nghiệm có 42 từ: 10 từ đầu là những từ
được sử dụng thông thường, 10 từ sau có mức độ phức tạp trung bình và
cuối cùng là những từ phức tạp nhất đòi hỏi người phải có trình độ học vấn
4
đáng kể mới giải thích được ý nghĩa của chúng. Các kết quả của tiểu nghiệm
này ít biến đổi theo tuổi. Đánh giá từ 0 đến 2 điểm tùy theo mức độ chính
xác của việc giải thích.Sau đây là một số từ ví dụ:
5
B – Hạng thực thi.
7. Tiểu nghiệm mã hóa các con số.
Cho một vài dãy chữ số, phải ghi dưới mỗi chữ số một tượng chưng ( kí
hiệu) tương ứng với nó trong một thời gian hạn chế. Tiểu nghiệm này nghiên
cứu mức độ của các kĩ xảo thị giác – vận động, năng lực tổng hợp các kích
thích thị giác – vận động. Kết quả bị giảm sút một cách rõ rệt bắt đầu từ tuổi
40. Việc đánh giá ứng với số lượng các chữ số được mã hóa đúng trong giới
hạn thời gian đã ấn định.
8. Tiểu nghiệm tìm những chi tiết bị thiếu.
Tiểu nghiệm này gồm 21 tranh vẽ, trong mỗi tranh thiếu mất 1 chi tiết nào
đó, hoặc 1 chi tiết nào đó không phù hợp. tiểu nghiệm này nghiên cứu những
đặc điểm của tri giác nhìn, óc quan sát, năng lực tách biệt các chi tiết có hay

không có. Mỗi câu trả lời đúng trong thời gian không quá 20 giây được 1
điểm.
9. Tiểu nghiệm các khối Kohs.
Nội dung của tiểu nghiệm này là: Dùng các khối gỗ có màu sắc khác nhau
để xếp thành 10 theo mẫu (các khối gỗ được chia làm 2 màu đỏ và trắng
theo đường chéo). Tiểu nghiệm này nghiên cứu sự phối hợp cảm giác – vận
động, độ dễ dàng thao tác vật liệu, năng lực tổng hợp cái toàn thể từ các bộ
phận.
10. Tiểu nghiệm các bức tranh liên tục.
Có 8 loạt tranh, mỗi loạt có chủ đề nhất định và nghiệm thể phải sắp xếp các
sự kiện được mô tả cho phù hợp với trình tự thời gian của chúng. Tiểu
nghiệm này nghiên cứu năng lực tổ chức các cảnh đứt đoạn thành 1 chỉnh
thể lô gic, năng lực hiểu được tình huống và dự đoán được các sự biến.
6
11. Tiểu nghiệm ghép hình.
Đưa cho nghiệm thể các chi tiết của 4 bức hình theo 1 trình tự nhất định mà
không cho biết là phải ghép lại thành hình gì từ những chi tiết đó. Yêu cầu
nghiệm thể ghép hình theo thứ tự. Tiểu nghiệm này nghiên cứu các yếu tố
như ở tiểu nghiệm số 9. Việc đánh giá căn cứ vào tính chính xác vào thời
gian thực hiện.
Việc tập hợp các tiểu nghiệm đã cho phép rút ra cái gọi là hệ số thoái hóa
(DQ – Deterioration quotient):
DQ = (TKĐ – TTĐ) : TKĐ . 100
(TKĐ là các trắc nghiệm có kết quả không đổi, TTĐ là các trắc nghiệm có
kết quả thay đổi.
Bằng trắc nghiệm Wechsler, chúng ta có thể thu được không chỉ sự đánh giá
chung về trình độ trí tuệ, mà cả sự xác định riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ. Đó là một điều rất giá trị.
7

×