Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thương mại sản xuất duyên hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ QUỲNH NHƯ

HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT DUYÊN HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN

Bình Định –Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

LÊ QUỲNH NHƯ

HỒN THIỆN PHƯƠNG PHÁP
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT DUYÊN HẢI

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8.34.03.01

Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bản luận văn “Hồn thiện phương pháp tính giá
thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần Thương mại Sản xuất Duyên Hải” này là
kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.Mọi thông tin trong luận văn
đều ghi rõ nguồn gốc.
Tơi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Bình Định, Ngày Tháng Năm 2019
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện Đề tài, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình và có hiệu quả của Khoa Kinh tế và Kế tốn – Trường Đại học Quy
Nhơn và các phòng ban của Công ty CP TMSX Duyên Hải.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy, cơ giáo trong Khoa Kế
tốn của Trường Đại học Quy Nhơn. Đặc biệt là PGS.TS.Đường Nguyễn
Hưng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành
luận vănnày.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Cơng ty và các đồng chí trong các
ban ngành của Công ty Công ty CP TMSX Duyên Hải đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi để luận văn hồn thành đúng tiến độ.
Bình Định,Ngày Tháng Năm 2019
Tác giả luận văn


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 2
3. Mục tiêu của nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .................................................................... 6
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH GIÁ THÀNHTRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................................... 7
1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .............. 7
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất.......................................... 7
1.1.2. Giá thành sản phẩm ...................................................................... 10
1.2.Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất……………..12
1.2.1. Vai trò của tính giá thành và những quan tâm khi tổ chức tính giá
thành ...................................................................................................... 12
1.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành .................. 13
1.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm .......................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................... 34


iv


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨMTẠI
CƠNG TY CP TMSX DUYÊN HẢI ......................................................... 35
2.1. Tổng quan và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty CP TMSX
Duyên Hải ................................................................................................... 35
2.1.1. Giới thiệu về công ty và những điểm nổi bật ................................ 35
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ................... 39
2.1.3. Đặc điểm về tổ chức cơng tác kế tốn tại Cơng ty......................... 43
2.2. Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại cơng ty CP TMSX Duyên
Hải…………………………………………………………………………..46
2.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty ........................ 46
2.2.2. Đối tượng hạch tốn chi phí và phương pháp kế tốn ................... 52
2.2.3. Hạch tốn chi phí sản xuất ............................................................ 53
2.2.4.Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................. 76
2.2.5. Đánh giá cách tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty CP TMSX Duyên Hải ............................................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 79
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNHSẢN
PHẨM TẠI CƠNG TY CP TMSX DUN HẢI ..................................... 80
3.1. Sự cần thiết, yêu cầu và các ngun tắc hồn thiện phương pháp tính
giá tại Cơng ty CP TMSX Duyên Hải trong thời gian tới ........................ 80
3.1.1. Sự cần thiết và những yêu cầu phải hoàn thiện phương pháp tính giá
tại Cơng ty CP TMSX Dun Hải .......................................................... 80
3.1.2. Ngun tắc hồn thiện phương pháp tính giá tại Công ty CP TMSX
Duyên Hải .............................................................................................. 81


v

3.2. Hồn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty CP

TMSX Dun Hải theo phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động
ABC………………………………………………………………………….82
3.2.1. Nhận diện các trung tâm chi phí (các hoạt động) .......................... 82
3.2.2. Nhận diện các nguồn phát sinh chi phí sản xuất (chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp)..................................................................................... 83
3.2.3. Tập hợp các chi phí theo các hoạt động sản xuất .......................... 84
3.2.4. Phân bổ chi phí của hoạt động cho từng đối tượng...................... 103
3.2.5. Tính giá thành sản phẩm ............................................................. 111
3.3. So sánh hai phương pháp tính giá ABC và phương pháp tính giá hiện
hành tại Cơng ty CP TMSX Dun Hải…………………………………112
3.4. Kiến nghị một số giải pháp vận dụng phương pháp ABC vào thực tế
Công ty CP TMSX Duyên Hải ................................................................. 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................ 115
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABC

Activity Based- Costing

APD

Activity – Product - Dependence

BCĐKT


Bảng cân đối kế toán

BHTN

Bảo hiểm tai nạn

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Cổ phần

CPCĐ

Chi phí cơng đồn

CPSX

Chi phí sản xuất

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất


EAD

Activity – Product - Dependence

LĐTT

Lao động trực tiếp

NVL

Nguyên vật liệu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TMSX

Thương mại sản xuất

TSCĐ


Tài sản cố định


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Trình tự tập hợp chi phí trong hệ thống tính giá thànhtheo quá trình
sản xuất ........................................................................................ 18
Sơ đồ 1.2 Phương pháp tính giá trực tiếp và báo cáo lãi lỗ ........................... 20
Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa Chi phí – Hoạt động – Sản phẩm...................... 29
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí ....................................................... 42
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế tốn ở Cơng ty ................................................... 43
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ ............................................. 45
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm của công ty ............................ 46
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất....................................................... 48


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng so sánh Phương pháp tính giá ABC và phương pháptính giá
truyền thống ................................................................................... 33
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP
TMSX Duyên Hải trong năm 2018 ................................................. 36
Bảng 2.1 Bảng quy cách sản phẩm theo đơn đặt hàng Tháng 8/2018............ 50
Bảng 2.2 Bảng số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng 8 – 2018 ................ 54
Bảng 2.3 Bảng giá trị vật tư dùng trong Tháng 8/2018 ................................. 59
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp giá trị NVL dùng trong Tháng 8/2018 ................... 59
Bảng 2.5 Bảng kê chứng từ xuất NVL sản xuất Tháng 8/2018 ..................... 60

Bảng 2.6 Bảng đơn giá tiền lương các loại sản phẩm tháng 8/2018 .............. 63
Bảng 2.7 Chi phí tiền lương cơng nhân sản xuất Tháng 8/2018 .................... 64
Bảng 2.8 Bảng phân bổ chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất Tháng 8/2018 . 65
Bảng 2.9 Bảng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng loại sản
phẩmtháng 8/2018 .......................................................................... 68
Bảng 2.10 Bảng phân bổ chi phí cơng cụ, dụng cụ cho từng loại sản phẩm
Tháng 8/2018 ................................................................................. 69
Bảng 2.11 Bảng phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho từng loại sản
phẩmTháng 8/2018 ......................................................................... 71
Bảng 2.12 Bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài Tháng 8/2018 .............. 72
Bảng 2.13 Bảng phân bổ chi phí bằng tiền khác Tháng 8/2018 .................... 73
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp chi phí SXC theo sản phẩm Tháng 8/2018 ........... 74
Bảng 2.15 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 8/2018 ................................ 76
Bảng 3.1 Bảng chi phí sản xuất chung tháng 8/2018 .................................... 84
Bảng 3.2 Bảng ma trận EAD ........................................................................ 85
Bảng 3.3 Bảng phân bổ chi phí nhân công gián tiếp tháng 8/2018 ................ 86
Bảng 3.4 Bảng kê CCDC tháng 8/2018 ........................................................ 87


ix

Bảng 3.5 Bảng phân bổ chi phí CCDC tháng 8/2018 .................................... 88
Bảng 3.6 Bảng phân bổ khấu hao tháng 8/2018 theo hoạt động ................... 89
Bảng 3.7 Bảng chi phí KH TSCĐ tháng 8/2018 .......................................... 93
Bảng 3.8 Bảng phân bổ hệ số tỷ lệ chi phí điện tháng 8/2018 ...................... 94
Bảng 3.9 Bảng phân bổ chi phí đào tạo tháng 8/2018 .................................. 95
Bảng 3.10 Bảng phân bổ chi phí xử lý rác thải tháng 8/2018 ........................ 95
Bảng 3.11 Bảng phân bổ hệ số tỷ lệ chi phí bảo vệ tháng 8/2018 ................. 96
Bảng 3.12 Bảng phân bổ hệ số tỷ lệ chi phí sửa chữa, bảo trì tháng 8/2018 .. 99
Bảng 3.13 Bảng phân bổ hệ số tỷ lệ chi phí hành chính tháng 8/2018 ........ 100

Bảng 3.14 Bảng phân bổ hệ số tỷ lệ chi phí hành chính tháng 8/2018 ........ 101
Bảng 3.15 Bảnggiátrịbằngtiền matrậnEADtháng8/2018 ............................. 102
Bảng 3.16 Bảng ma trận APD .................................................................... 103
Bảng 3.17 Bảng nguồn phát sinh chi phí theo từng hoạt động .................... 104
Bảng 3.18 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động xẻ gỗ tròn 104
tháng 8/2018 ................................................................................. 104
Bảng 3.19 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động sấy khô và
tẩm thuốc tháng 8/2018 ................................................................ 105
Bảng 3.20 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động cắt phôi tháng
8/2018 .......................................................................................... 106
Bảng 3.21 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động tinh chế
phôitháng 8/2018 .......................................................................... 107
Bảng 3.22 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động ghép tháng
8/2018 .......................................................................................... 107
Bảng 3.23 Bảng phân bổ hệ số các sản phẩm đối với hoạt động đóng gói
tháng 8/2018 ................................................................................. 108
Bảng 3.24 Bảng hệ số ma trận APD tháng 8/2018 ...................................... 109
Bảng 3.25 Bảng giá trị bằng tiền ma trận APD tháng 8/2018 ..................... 110


x

Bảng 3.26 Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 8/2018 theo phương pháp
ABC ............................................................................................. 111
Bảng 3.27 Bảng so sánh giá thành theo phương pháp tính giá ABC và hiện tại
..................................................................................................... 112


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay với xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới, cùng các
chính sách khuyến khích của chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
đẩy mạnh đầu tư sản xuất đồng thời thúc đẩy sự ra đời của hàng ngàn doanh
nghiệp lớn nhỏ. Điều này làm cho vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả
trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn.Vậy các doanh nghiệp
cần làm gì để thích ứng và có thể thành cơng trong môi trường cạnh tranh
này? Một trong những yếu tố quan trọng, then chốt có thể dẫn đến sự thành
cơng và thất bại của doanh nghiệp đó chính là việc xác định giá thành sản
phẩm, dịch vụ một cách chính xác và phù hợp để từ đó đưa ra nhưng chính
sách hay chiến lược phù hợp. Khơng những thếnó cịn là cơ sở để xác định kết
quả kinh doanh của từng sản phẩm, ngành hàng, từng bộ phận và toàn doanh
nghiệp; đồng thời giúp doanh nghiệp làm tốt công tác hoạch định và kiểm
sốt chi phí; ngồi ra tính giá thành còn trợ giúp các nhà quản trị trong các nỗ
lực nhằm giảm thấp chi phí, có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Với những vai trò quan trọng của việc xác định giá thành sản phẩm thì
cơng tác hồn thiện phương pháp tính giá trong doanh nghiệp là hết sức cần
thiết.Một phương pháp tính giá khoa học và phù hợp giúp xác định giá thành
sản phẩm chính xác từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường.
Có 3 phương pháp tính giá cơ bản đó làtính giá thành theo phương
pháp toàn bộ, phương pháp trực tiếp và tính giá dự trên cơ sở hoạt động
(ABC). Hiện nay đa số doanh nghiệp Việt Namtính giá thành theo phương
pháp tính giá truyền thống mà ít theo đuổi cách tính giá theo cơ sở hoạt động
(ABC) – một phương pháp được các nước trên thế giới áp dụng từ lâu và


2

đang dần trở nên phổ biến. Phương pháp này không những giúp phân bổ chi
phí gián tiếp chính xác hơn mà còn giúp các nhà quản lý biết biết được nguồn
gốc phát sinh chi phí, cung cấp thơng tin đáng tin cậy, kịp thời và linh hoạt
cho các nhà quản trị trong q trình ra quyết định. Có thể chỉ ra một số
nguyên nhân mà các doanh nghiệp Việt Nam ít đón nhận và áp dụng phương
pháp trên đó là: thiếu các kiến thức cơ bản về cách tính, có qua ít nghiên cứu
trong nước về phương pháp ABC, nhà quản trị không yên tâm khi chuyển qua
một phương pháp mới…
Công ty Cổ phần Thương mại sản xuất Duyên Hải là doanh nghiệp tư
nhân được thành lập năm 1997 trên địa bàn thành phố Quy Nhơn ( Bình Định)
chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và là một trong những nhà sản xuất gỗ lớn,
tiềm năng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cơng tác tổ chức kế tốn của cơng ty cịn
nhiều tồn tại, mà cụ thể là ở cách tính giá thành sản phẩm đã có từ lâu tại cơng
ty. Hiện tại cơng ty đang tính giá thành theo phương pháp giản đơn, mặc dù
phương pháp này có nhiều ưu điểm tuy nhiên chưa thực sự hiểu quả, trong thực
tế chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí thì việc phân bổ
theo phương pháp này là chưa thực sự hiệu quả, vì thế địi hỏi cần phải có một
phương pháp mới, giúp phân bổ chi phí sản xuất chung một cách chính xác hơn,
nhằm cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm một các đúng đắn, giúp việc ra
quyết định hiểu quả hơn.
Xuất phát từ thực tế trên tác giả lựa chọn đề tài “Hồn thiện phương pháp
tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần Thương mại sản xuất Duyên Hải”
mà cụ thể là hồn thiện theo phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) với mong muốn đóng góp nhưng giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu
quả việc tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty CP TMSX Duyên Hải.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong qua trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo một số tài liệu sau:


3

-Bài viết “So sánh phương pháp ABC và phương pháp tính giá truyền
thống – sự cần thiết áp dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp Việt
Nam” của tác giả Huỳnh Tấn Dũng, Gong Guang Minh, Trần Phước đăng
trên Tạp chí Đại học Cơng nghiệp năm 2011. Bài viết ngồi việc so sánh
phương pháp ABC và phương pháp tính giá truyền thốngcịn nêu rõ lợi ích,
hạn chế của phương pháp ABC, phân tích thực trạng phương pháp tính giá
thành ở Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp để có thể áp dụng
phương pháp tính giá ABC vào doanh nghiệp.
- Bài viết “Hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Hưng Yên” của tác giả Nguyễn
Thị Nguyệt ( Khoa kế toán - trường Đại Học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp”
đăng trên Tạp chí Cơng thương ngày 18/11/2017. Bài viết nghiên cứu cơng
tác kế tốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn tập hợp chi phí sản xt và
tính giá thành tại Cơng ty.
- Luận văn thạc sĩ năm 2017 “Vận dụng phương pháp tính giá ABC để
hồn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế biến
thực phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thanh
(Đại học Kinh tế TP HCM). Luận văn phân tích những ưu điểm và hạn chế
của hệ thống kế toán hiện tại tại công ty.Từ những mặt hạn chế, tác giả đựa ra
kiến nghị trên cơ sở vận dụng PP tính giá ABC để hồn thiện phương pháp
tính giá thành tại Công ty Phạm Nguyên.
- Luận văn thạc sĩ năm 2014 “Hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV giày Thượng Đình” của tác
giả Lê Thị Hà (Đại học Thăng Long). Bài luận văn nêu rõ các lý thuyết về kế
tốn chi phí và tính giá thành sản phẩm, phân tích về trực trang kế tốn tại
Cơng ty, đưa ra đánh giá nhưng ưu điểm và hạn chế cần khắc phúc từ đó đưa


4

ra giải pháp hồn thiện kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Cơng ty TNHH MTV giày Thượng Đình.
- Bài viết “Ứng dụng kế tốn quản trị chi phí và giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả THS. Trần Tuấn Anh, THS.
Đỗ Thị Thu Hằng – Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh (Đại học Thái
Nguyên) đăng trên tạp chí tài chính ngày 01/09/2014. Bài viết nêu lên mơ hi
hình kế tốn quản trị của các quốc gia trên thế giới (Mỹ, Pháp) từ đó vận dụng
mơ hình tổ chức kế toán quản trị quốc tế vào doanh nghiệp Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ năm 2016 của Bùi ThịLan Phương, trường Đại học
Lao động – Xã hội, đề tài “Kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP Đại Kim”. Luận văn nghiên cứu các vấn đề thực tế về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhựa tại Công ty cổ phần Đại
Kim kết hợp so sánh, đối chiếu với hệ thống cơ sở lý luận chung về kế tốn
chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất để đánh giá,
đưa ra các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế tốn chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm và các điều kiện để thực hiện các đề xuất đó.
- Luận văn thạc sĩ năm 2012 của Trần Thị Kim Phượng, Trường Đại
học Đà Nẵng, đề tài “Vận dụng phương pháo tính giá ABC tại Cơng ty Cổ
phần Cao su Đà Nẵng”. Luận văn đã tổng hợp các cơ sở lý luân liên quan đến
phương pháp tính giá ABC, làm rõ thực trạng cơng tác tính giá tại Cơng ty Cổ
phần Cao su Đà Nẵng, phân tích khả năng, lợi ích và đề xuất vận dụng
phương pháp tính giá ABC tại Cơng ty.
Đa số các cơng trình trên đây chỉ đề cập đến kế tốn chi phí và tính giá
thành trong doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực như cao su, nồi hơi,
giày da,…chưa có luận văn nào nghiên cứu đến chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất đồ gỗ - một lĩnh vực cũng rất quan trọng, đóng vai trị chủ lực trong
hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Bình Định. Hơn nữa đa số luận văn đều


5

hồn thiện phương pháp tính giá bằng cách hồn thiện hơn phương pháp cũ
mà cơng ty đang thực hiên có rất ít luận văn hồn thiện theo một phương pháp
khác hoàn toàn, cụ thể là hoàn thiện theo phương pháp tính giá dự trên cơ sở
hoạt động (ABC).
Để phát huy những mặt đạt được và khắc phục hạn chế của các đề tài
trước đặc biệt là chưa có đề tài nào nghiên cứu về phương pháp tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần TM SX Duyên Hải, nguyên nhân của hạn chế
và đề xuất hoàn thiện phương pháp tính giá theo phương pháp ABC .
3. Mục tiêu của nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần
TMSX Dun Hải.
- Hồn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần
TMSX Duyên Hải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ phần TM SX Duyên Hải.
Phạm vi nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu về phương pháp tính giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần TMSX Duyên Hải trong năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp định tính, sử dụng đồng thời các kỹ
thuật khác nhau như: các kĩ thuật tổng hợp, so sánh, thu nhập tài liệu và phân
tích, xử lý dữ liệu, thực hiện phỏng vấn,… để từ đótừ đó hệ thống hóa các vấn
đề lý luận nhằm vận dụng vào thực tế của Cơng ty Cổ phần TMSX Dun Hải
phân tích cách tính giá hiện tại và vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở
hoạt động cho sản phẩm.


6
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn đã cung cấp thêm hiểu biết về thực tế liên quan đến tính giá

thành sản phẩm từ đó góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp tính
giá thành sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh
nghiệp gỗ nói riêng. Qua đó tổng hợp được cơ sở lý thuyết để hệ thống hóa
giúp cho thực hiện các nghiên cứu thực tế
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng tính giá thành sản
phẩm tại công ty Công ty Cổ phần TMSX Duyên Hải, chỉ ra những hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phương
pháp tính giá tại Cơng ty Cổ phần TMSX Dun Hải. Đề tài đã thực hiện
hồn thiện phương pháp tính giá tại Công ty Cổ phần TMSX Duyên Hải theo
phương pháp ABC, từ đó kiến nghị những giải pháp vận dụng ABC vào Cơng
ty, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ,
danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP TMSX
Duyên Hải
Chương 3: Hồn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công
ty CP TMSX Duyên Hải.
Kết luận
Tài liệu tham khảo


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH GIÁ THÀNH
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1.Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

1.1.1.1.Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ các hao phí về lao
động sống và lao động thuật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt
động SXKD hoặc một chu kỳ nhất định (tháng, quý, năm) thực chất chi phí
bằng sự chuyển dịch vốn, giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng
tính giá như sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…. [2, tr.45]
Nội dung của chi phí rất đa dạnghiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ
theo mục đích và quản điểm của các nhà khoa học. Dưới góc độ của kế tốn
quản trị chi phí được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với các
phương án, sản phẩm, dịch vụ chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều
cách khác nhau nhằm cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng
trong các thời điểm khác nhau của quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của chi phí:
- Chi phí là hao phí tài ngun (kể cả hữu hình và vơ hình), vật chất,
lao động.
- Những hao phí này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh.
- Phải định lượng được bằng tiền và được xác định trong một khoảng
thời gian nhất định [2, tr.46-47].
1.1.1.2. Phân loại chi phí
* Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Xét theo từng hoạt động chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất
có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ,
được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất.


8

- Chi phí sản xuất: Là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản
xuất của doanh nghiệp. Thông thường phạm vi sản xuất của các tổ chức hoạt
động kinh doanh đó là phân xưởng, tổ, đội Chi phí sản xuất bao gồm ba

khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp
và chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Đó là các khoản chi phí về vật
liệu chính, phụ, nhiên liệu... mà kế tốn có thể tập hợp thẳng cho các đối
tượng chịu chi phí. Trong đó, NVL chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính
của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với NVL
chính để hồn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: Bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp
và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca... của công nhân trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Đặc điểm của khoản mục chi phí này thường mang tính chất biến phí.
+ Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phục vụ cho các phân
xưởng, tổ, đội trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Khoản mục
chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản
xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân
xưởng, chi phí khấu hao , sửa chữa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi
phí dịch vụ mua ngồi phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng, v.v..
- Chi phí ngồi sản xuất: Các khoản chi phí phát sinh ngồi sản xuất
của các doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí:
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng: Phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm của
các tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi phí này bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu
tố chi phí thường bao gồm cả phần biến phí và định phí, do vậy để kiểm sốt
các khoản mục chi phí cần phải tách biệt từng yếu tố chi phí thành biến phí và
định phí.


9

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:chi phí phục vụ cho bộ máy điều hành
của các tổ chức hoạt động. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu

tố chi phí, mỗi yếu tố cũng thường gồm định phí và biến phí. Khoản mục này
bao gồm các chi phí như: chi phí văn phịng, tiền lương và các khoản trích
theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của
doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngồi khác, v.v..
* Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác
định từng kỳ
Khi xem xét cách tính tốn và kết chuyển các loại chi phí để xác định
lợi tức trong từng kỳ hạch tốn, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp sản xuất được chia làm hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm (product costs): Chi phí sản phẩm bao gồm các chi
phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, do vậy các chi phí này kết
hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản xuất (được gọi
là giá thành sản xuất hay giá thành cơng xưởng). Chi phí sản phẩm gồm các
khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp
và chi phí sản xuất chung. Chi phí của khối lượng sản phẩm tồn kho chưa
được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn kho và sẽ được kết
chuyển để xác định lợi tức ở các kỳ sau khi. Vì lí do này, chi phí sản phẩm
cịn được gọi là chi phí có thể tồn kho (inventorial costs).
- Chi phí thời kỳ (period costs): là chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Các chi phí thời kỳ phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là
có tác dụng phục vụ cho q trình kinh doanh của kỳ đó, do vậy chúng được
tính tốn kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ hạch tốn mà
chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ cịn được gọi là chi phí khơng tồn kho (noninventorial costs).


10

* Phân loại chi phí theo các ứng xử của chi phí:
Cách “ứng xử” của chi phí (cost behavior) là thuật ngữ để biểu thị sự
thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được. Khi nói

đến cách ứng xử của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một sự thay đổi
tỉ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động đạt được.
- Chi phí khả biến: là các chi phí chi phí thường có quan hệ tỷ lệ với kết
quả sản xuất hay quy mơ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các
hoạt động xảy ra.
- Chi phí bất biến: Chi phí bất biến là những chi phí thực tế phát sinh
thường không thay đổi trong phạm vi của quy mơ hoạt động. Vì tổng số chi
phí bất biến là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí
bất biến tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
- Chi phí hỗn hợp: Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên
nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt
động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và
khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của
chi phí khả biến.
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm/dịch vụ là toàn bộ những chi phí tính bằng tiền để
sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói
cách khác, giá thành sản phẩm dịch vụ là hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc lao vụ nhất định biểu
hiện bằng tiền.
1.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm
Có nhiều loại giá thành khác nhau, tuỳ theo yêu cầu quản lý cũng như các
tiêu thức phân loại khác nhau mà giá thành được chia thành các loại tương ứng.


11

*Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
-Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tinh trên cơ sở chi

phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính tốn xác định giá
thành kế hoạch được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
và do bộ phận kế hoạch thực hiện. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu
của đoanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch hạ giá thành của đoanh nghiệp.
-Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi
phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản
phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành
sản xuất, chế tạo sản phẩm. Gía thành định mức là công cụ quản lý định mức
của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử
dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng
đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà đoanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số
liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản
lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế của sản
phẩm chỉ có thể tính tốn được khi q trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã
hoàn thành.Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
*Phân loại giá thành theo phạm vi tính tốn :
- Giá thành sản xuất (cịn gọi là giá thành cơng xưởng): Giá thành sản
xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí
nhân cơng trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, cơng việc hay
lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. Giá thành sản xuất được sử dụng
để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn
cứ để tính tốn giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ ở các đoanh nghiệp sản xuất.


12


- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất
và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán.
Gía thành tồn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính tốn,xác định mức
lợi nhuận trước thuế của đoanh nghiệp.
Giá thành tồn
bộ

=

Giá thành sản
xuất

+

Chi phí bán
hàng

+

Chi phí
QLDN

1.2.Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.2.1. Vai trị của tính giá thành và những quan tâm khi tổ chức tính
giá thành
Tính giá thành là xuất phát điểm cho nhiều cơng việc khác trong kế tốn
quản trị, vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị, như hoạch
định, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định.Tính giá khơng chỉ là việc tính giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, mà cịn là giá phí của các hoạt
động dịch vụ và nhiều hoạt động khác có nhu cầu quản trị chi phí. Vai trị của
tính giá thành trong cơng tác quản trị doanh nghiệp thể hiện qua:
- Tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn
thành, qua đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm,
ngành hàng, từng bộ phận và tồn doanh nghiệp.
- Tính giá thành sản phẩm, dịch vụ giúp các nhà quản trị làm tốt công
tác hoạch định và kiểm sốt chi phí ở từng nơi phát sinh phí (từng phịng ban,
từng phân xưởng, từng hoạt động…)
- Tính giá thành cịn trợ giúp các nhà quản trị trong các nỗ lực nhằm
giảm thấp chi phí sản phẩm, có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng
một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho nhiều quyết
định tác nghiệp khác [2, tr.50-52].


13

Với tầm quan trọng đó, việc xây dựng và vận dụng một hệ thống tính
giá thành phù hợp là rất cần thiết trong tổ chức cơng tác kế tốn quản trị ở
doanh nghiệp. Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của vấn đề tính giá thành. Một
hệ thống tính giá thành rất chi tiết và cụ thể có thể cung cấp nhiều thông tin
cho nhà quản trị, nhưng lại mất nhiều thời gian và tiền bạc, nhất là các chi phí
về đào tạo. Do vậy, hệ thống tính giá thành phức tạp chỉ vận dụng khi các nhà
quản trị tin tưởng rằng hoạt động chung của toàn doanh nghiệp được cải thiện
nhiều trên cơ sở các thông tin được cung cấp của hệ thống tính giá thành.
1.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
1.2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn tập hợp chi

phí sản xuất mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ
phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoạt động đối tượng chịu chi phí
(nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng...)
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí kế tốn có thể dựa vào những
căn cứ sau:
- Căn cứ vào tính chất đặc điểm quy trình cơng nghệ sản xuất. Nếu là
doanh nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất đơn giản thì đối tượng tập hợp
chi phí là tồn bộ quy trình cơng nghệ hay sản phẩm cuối cùng. Nếu là doanh
nghiệp có quy trình cơng nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất có thể là từng giai đoạn công nghệ, từng bộ phận chi tiết….
- Căn cứ vào loại hình sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc
thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm. Các doanh
nghiệp có loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn thì đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất có thể là từng đơn đặt hàng của từng loại sản phẩm.
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý: Đối với doanh nghiệp mà yêu
cầu trình độ quản lý cao, trình độ và khả năng quản lý của nhân viên càng tốt
thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất càng cụ thể, chi tiết và ngược lại.


×