Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ ANH

TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
NHÌN TỪ GIÁ TRỊ THẨM MỸ

Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN ĐẤU


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan cơng trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 6


4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn............................................................................ 7
6. Bố cục luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1:TÁC PHẨM VĂN HỌC – SỰ KẾT TINH CÁC GIÁ TRỊ THẨM MỸ8
1.1. Tác phẩm văn học – nơi hiện diện các đối tượng thẩm mỹ tiêu biểu …8
1.1.1. Thiên nhiên và con người .................................................................................... 8
1.1.2. Cái cao cả và cái bình thường, cái bi và cái hài… ......................................... 11
1.2. Tác phẩm văn học – một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc ....................... 20
1.2.1. Tác phẩm văn học - sự hài hịa cao độ giữa nội dung và hình thức ................. 20
1.2.2. Tác phẩm văn học - sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan,
tiếp thu và sáng tạo ....................................................................................................... 24
1.3. Tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương trình trung học phổ thơng –
những sáng tạo thẩm mỹ tiêu biểu trong lịch sử văn học Việt Nam ........... 28
1.3.1. Vẻ đẹp văn hóa Việt qua các tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương trình
trung học phổ thông...................................................................................................... 28
1.3.2. Vẻ đẹp văn chương Việt qua các tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương
trình trung học phổ thơng ............................................................................................ 35
Chương2:GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG
TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAMTHUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................. 37


2.1. Vẻ đẹp của thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học trung đại ...... 37
2.1.1. Vẻ đẹp cổ điển của hình tượng thiên nhiên ...................................................... 37
2.1.2. Vẻ đẹp khn mẫu của hình tượng nhân vật .................................................... 41
2.2. Vẻ đẹp của thế giới hình tượng trong tác phẩm văn học hiện đại ....... 44
2.2.1. Vẻ đẹp nhiều sắc màu của hình tượng thiên nhiên .......................................... 44
2.2.2. Vẻ đẹp đa diện của hình tượng nhân vật .......................................................... 50
2.3. Sự hiện diện của cái xấu trong văn học .............................................. 54
2.3.1. Cái xấu bên cạnh cái đẹp................................................................................... 55

2.3.2. Phê phán cái xấu cũng là khẳng định cái đẹp .................................................. 57
Chương 3:GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ..................................................... 63
3.1. Vẻ đẹp cổ điển của các phương thức thể hiện trong tác phẩm văn học
trung đại ................................................................................................... 63
3.1.1. Ở ngôn ngữ ......................................................................................................... 63
3.1.2. Ở kết cấu ............................................................................................................. 69
3.1.3. Ở thể loại............................................................................................................. 74
3.2. Vẻ đẹp mang dấu ấn cá tính sáng tạo trong tác phẩm văn học hiện đại ............... 83
3.2.1. Ở ngôn ngữ ......................................................................................................... 83
3.2.2. Kết cấu ................................................................................................................ 85
3.2.3. Ở thể loại............................................................................................................. 91
KẾT LUẬN .............................................................................................. 98
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (Bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học là một văn bản ngôn từ, là một chỉnh thể nghệ thuật. Chức năng
của văn học là vươn tới chân – thiện – mỹ chứ khơng phải là hình thức giải trí đơn
thuần. Văn học sẽ chết nếu nó chỉ miêu tả đơn thuần những điều tồn tại trong đời
sống. Qua mỗi tác phẩm, tác giả gửi đến người đọc những thông điệp xanh, lời
kêu gọi đấu tranh cho cái đẹp, cho cái cao cả, cho hạnh phúc của con người và
người đọc phải nâng mình lên để tiếp nhận được những thơng điệp ấy. Văn học
ln mang trong mình cái nhìn tồn diện và đầy đủ hơn về xã hội thơng qua quan

điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm
xúc của người tiếp nhận.Vì vậy, văn học ln ẩn chứa một sức mạnh cao cả và
thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời.
1.2. Trong chương trình trung học phổ thơng, bộ mơn Ngữ Văn có vai trị
rất quan trọng. Thơng qua các tác phẩm văn học, bộ môn trang bị cho học sinh
năng lực Văn: năng lực cảm thụ, năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cả ba
năng lực ấy gắn chặt với nhau, bổ trợ cho nhau thành một trình độ tổng hợp
năng lực Văn trong mỗi con người. Và thực chất, năng lực Văn ấy chính là
năng lực làm người bởi nó rất tồn diện và cần thiết. Vì thế việc học văn trong
nhà trường trung học phổ thơng nói chung và việc tìm thấy giá trị nội dung,
nghệ thuật và tư tưởng mà tác giả truyền đạt là vô cùng quan trọng.
1.3. Từ trước đến nay (thời điểm người làm luận văn), hầu hết các bài viết,
nghiên cứu mới chỉ đánh giá, nhận xét chung hoặc nghiên cứu một số tác giả tiêu
biểu trong nền văn học Việt như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…; chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ trong các tác phẩm văn học Việt Nam
trong chương trình trung học phổ thơng. Mặt khác, việc chỉ ra cái hay, cái đẹp của
các tác phẩm Văn học Việt Nam đến với học sinh trong nhà trường hiện nay có vai
trị quan trọng. Chính vì những lí do trên, tôi chọn “Tác phẩm Văn học Việt Nam
trong chương trình trung học phổ thơng nhìn từ giá trị thẩm mỹ” làm đề tài


2

nghiên cứu cho luận văn của mình.
Việc thực hiện đề tài này khơng những góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị
nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm Văn học Việt Nam trong nhà trường
trung học phổ thông, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn là phục vụ công tác quản lý
chuyên môn và giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, có rất nhiều bài viết nghiên cứu về các tác phẩm

trong nhà trường trung học phổ thông. Xét trên phương diện nội dung và nghệ thuật,
các tác phẩm văn học Việt Nam trong nhà trường trung học phổ thông là tác phẩm
tiêu biểu và hấp dẫn bạn đọc. Nhưng nhìn chung các bài viết mới chỉ tập trung, đánh
giá, nhận xét một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu hoặc bàn bạc về một giai đoạn văn
học cụ thể mà chưa có cái nhìn bao quát được toàn bộ giá trị của các tác phẩm thuộc
chương trình trung học phổ thơng. Để hình dung cụ thể trong phần lịch sử nghiên
cứu vấn đề, tôi điểm qua một số nghiên cứu cụ thể:
2.1. Hướng tiếp cận về nội dung
Bàn về nội dung của các tác phẩm Văn học Việt Nam trong nhà trường trung
học phổ thông, đã có nhiều cuốn sách, những bài nghiên cứu về các tác phẩm, tác
giả tiêu biểu. Mỗi một cơng trình nghiên cứu đều có những nhận xét xác đáng, và
những nhận xét đó là nguồn dẫn khẳng định giá trị của mỗi tác phẩm văn chương
được tinh tuyển trong chương trình trung học phổ thơng. Trong cuốn Những thế
giới nghệ thuật thơ, Trần Đình Sử phần nào mở ra những cái nhìn sâu sắc cho
người đọc. Trong cơng trình này, tác giả đã đi sâu, phân tích, tìm hiểu giá trị nội
dung của các tác phẩm trong nhà trường như: Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn
Du, Tràng Giang của Huy Cận, Từ Ấy của Tố Hữu, Mộ của Hồ Chí Minh… Qua
một số trang viết của tác giả, giá trị nội dung được bộc lộ, phong cách tác giả hiện
lên một cách rõ ràng, từ đó người đọc có cái nhìn phong phú hơn khi tiếp nhận
mỗi tác phẩm.
Bên cạnh những nghiên cứu tổng hợp các tác phẩm, chúng ta cịn có những


3

nghiên cứu chuyên sâu về các tác giả như Thi pháp Truyện Kiều, Thi pháp Tố
Hữu của Trần Đình Sử. Trong Thi pháp Truyện Kiều, tác giả đã có cái nhìn
chuyên sâu về giá trị nội dung và nghệ thuật. Truyện Kiều cuốn sách được đưa ra
soi chiếu ở nhiều phương diện nhằm mục đích đưa đến cho bạn đọc những đánh
giá chính xác nhất, giúp người đọc hiểu rõ, hiểu rộng, hiểu sâu vấn đề. Từ đó, ta

thấy Nguyễn Du “dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã
thiết”, đồng thời cịn thấy “con mắt trơng thấu sáu cõi”, “tấm lịng nghĩ suốt
nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Nhờ cái nhìn sâu sắc, khoa học và
logic Trần Đình Sử, giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường trung học
phổ thông nói chung, dạy các đoạn trích của Truyện Kiều nói riêng phần nào tìm
ra hướng đi phù hợp khi truyền đạt những thông điệp nhân văn đến cho học sinh.
Tiếp tục với Thi pháp Tố Hữu, Trần Đình Sử mở ra một cái nhìn tồn diện
hơn về tác giả Tố Hữu. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu toàn bộ thơ
của tác giả Tố Hữu trên các phương diện như: quan niệm nghệ thuật về con
người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể thơ. Sau khi đưa đến bạn
đọc cái nhìn mới mẻ về thơ Tố Hữu, ông khẳng định:
Cùng với thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh và của nhiều nhà thơ Việt Nam
hiện đại khác, thơ Tố Hữu góp phần khẳng định văn học hiện thực xã hội
chủ nghĩa là một hiện tượng toàn thế giới và đang đứng trước nhiều viễn
cảnh sáng tạo hình thức hết sức đa dạng. Trong đó việc kế thừa, đổi mới
truyền thống là một phương hướng tiêu biểu. Về mặt này, khơng nghi ngờ gì
nữa, thi pháp thơ Tố Hữu sẽ góp phần làm phong phú cho thơ ca xã hội chủ
nghĩa thế kỉ XX [65; tr.298].
2.2. Hướng tiếp cận về nghệ thuật
Phương diện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều ý kiến chính
là phương thức biểu hiện của các tác phẩm văn học Việt Nam trong nhà trường
trung học phổ thông.
Ở vấn đề thể loại, Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức đã có một số cơng trình


4

nghiên cứu chuyên sâu vấn đề này. Trong Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại,
các tác giả đưa đến cho bạn đọc hình thức cấu tạo của các loại văn vần Việt Nam từ
thơ ca dân gian đến thơ ca chính thống trên văn đàn xưa nay. Bước đầu, các tác giả

đã đưa ra quy luật phát triển về hình thức, những yếu tố kế thừa và sáng tạo, những
phong cách và bút pháp tiêu biểu, những thành tựu về sáng tạo ngơn ngữ thơ ca. Bên
cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu được đặc trưng và cấu trúc của các hình thức thơ
ca trong từng thể loại. Đây chính là nguồn tài liệu vững chắc để quá trình đi tìm giá
trị thẩm mỹ về mặt nghệ thuật ở các tác phẩm văn chương trong nhà trường trung
học phổ thơng thêm phần dễ dàng và chính xác hơn. Từ những nghiên cứu trên, các
tác phẩm trong nhà trường trung học phổ thông thêm phần được chiếu rọi và từng
bước biểu hiện rõ nội dung.
Cũng Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử mang đến những nhận định về mặt
nghệ thuật rất bổ ích. Tác giả có cái nhìn sâu sắc về Truyện Kiều trên phương diện
hình thức. Cả cuốn sách dài 400 trang, phần nghệ thuật nằm ở chương 3 với độ dài
125 trang bàn về mơ hình tự sự và ngơn ngữ của Truyện Kiều. Qua cái nhìn đầy đủ,
ta thấy Truyện Kiều toát lên một chất thơ mà chất thơ ấy “vừa thể hiện tâm trạng
nhân vật vừa vẽ ra một khung cảnh lên thơ đến lạ lùng” [67; tr.219]. Cũng ở chương
này, tác giả bàn về giọng điệu nghệ thuật cảm thương trong Truyện Kiều, màu sắc
trong Truyện Kiều, đối ngẫu trong Truyện Kiều, phép đối trong Truyện Kiều… sau
đó tác giả khẳng định Nguyễn Du chính là nghệ sĩ ngơn từ, “là người nghệ sĩ lớn về
ngôn từ và dễ thường ông là nhà nghệ sĩ bậc nhất về ngôn từ trong văn học trung
đại” [66; tr.305].
Bàn về nghệ thuật của các tác phẩm trong giai đoạn năm 1932 – 1945, trong
cuốn Dạy - học các tác phẩm Thơ Mới giai đoạn năm 1932 – 1945 ở trường THPT
đã có những phân tích đầy giá trị. Ở trang thứ 17, Lê Xuân Soan – Nguyễn Thị Ngọc
cho rằng Thơ Mới là một cuộc “nổi loạn của ngơn từ” và cũng khẳng định “Thơ Mới
như dịng nước nặng làm ra năng lượng cho mỗi từ mỗi câu. Tiếng Việt nhờ đó đã đổi
thịt thay da thêm lần nữa bởi sự kế thừa và sáng tạo, cách tân từ những tinh túy của


5

tiếng mẹ đẻ” [63; tr.17].

Bên cạnh việc bàn về ngôn từ, các tác giả còn bàn về vấn đề giọng điệu. Ở
đây, các tác phẩm trong phong trào

được đánh giá là có giọng điệu phong phú,

mới mẻ và hấp dẫn: “Giọng điệu Thơ Mới được thể hiện ở nhạc tính của thơ, tính
nhạc đó khơng phải là tiếng nhạc trầm bổng, réo rắt do sự phối hợp bằng trắc tạo
nên mà do tiếng long, hơi thở, nhịp tình cảm tạo nên. Nói khác đi đó là giọng điệu
của chủ thể trữ tình” [63; tr.19].
Qua nhận xét về nhạc tính, nhịp điệu những câu thơ tinh túy của giai đoạn
này được đào sâu, được cảm thụ để thấy hết được sự cách tân độc đáo của giai
đoạn này.
2.3. Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy các tác phẩm Văn học Việt Nam
trong nhà trường trung học phổ thơng
Ngồi những nghiên cứu về mặt nội dung và nghệ thuật, cịn có những
nghiên cứu bàn về vấn đề dạy học các tác phẩm Văn học Việt Nam trong chương
trình trung học phổ thơng. Trong Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương,
Nguyễn Viết Chữ đã đưa ra những phương pháp hấp dẫn, thú vị để tiếp cận từng
văn bản trong chương trình Ngữ văn trong nhà trường. Đây là một nghiên cứu
được đánh giá là có tính thực tiễn cao trong giảng dạy. Cùng bàn về vấn đề này,
tác giả Phan Huy Dũng cũng có những hướng dẫn thú vị khi tìm hiểu các tác
phẩm văn chương trong chương trình phổ thơng trong cuốn sách Tác phẩm văn
học trong nhà trường THPT một cách nhìn, một cách đọc.Từ những đánh giá,
nhận xét, hướng dẫn của tác giả, những tác phẩm trong bộ môn Ngữ văn đã được
khơi mở, mang đến những giá trị nội dung, nghệ thuật mà trước giờ chưa thấy
trong tác phẩm.
Ngồi ra, cịn nhiều nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề dạy và học văn trong
nhà trường trung học phổ thơng như: Văn học Việt Nam hiện đại, bình giảng và
phân tích tác phẩm (Hà Minh Đức), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường
và Phương pháp học văn (Phan Trọng Luận), Thẩm bình tác phẩm văn chương (tập



6

2, 3) (Lê Huy Bắc). Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương (Nguyễn Trọng Hoàn), Hiểu văn – dạy văn (Nguyễn Thanh Hùng), Dạy
học tác phẩm văn chương theo loại thể (Nguyễn Viết Chữ),…
Như vậy, dù có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các tác phẩm văn học
trong nhà trường trung học phổ thông nhưng tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ về
nội dung và nghệ thuật một cách chuyên sâu thì vẫn chưa được quan tâm nhiều.
Những ý kiến về vấn đề này chỉ dừng lại ở mức độ là những nhận định riêng lẻ,
rời rạc và vẫn chưa có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy, trên cơ
sở tiếp thu những ý kiến của các tác giả đi trước, tôi mạnh dạn bắt tay vào nghiên
cứu vấn đề này để hồn thành luận văn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu giá trị thẩm mỹ của tác phẩm Văn học Việt
Nam trong chương trình trung học phổ thơng qua việc khảo sát những văn
bản tiêu biểu của các tác giả tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát, nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm văn học viết Việt
Nam được in trong sách giáo khoa 10, 11, 12:
- Ngữ văn 10, (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Năm 2010.
- Ngữ văn 11, (tập 1, 2), NXB Giáo dục,Năm 2011.
- Ngữ văn 12, (tập 1, 2), NXB Giáo dục, Năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống – cấu trúc
Những sáng tác văn học trong chương trình trung học phổ thơng đều là
những chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc.Vì thế, khi nghiên cứu, tơi ln xem xét nó
trong tính cấu trúc - hệ thống vừa chặt chẽ vừa đầy tính sáng tạo.

4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này tạo nên những “con số biết nói” khi xem xét các tác phẩm


7

văn học trong chương trình trung học phổ thơng, góp phần làm cho kết quả nghiên
có thêm sức thuyết phục.
4.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phương pháp được vận dụng để phân tích các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài
thơ; câu văn, đoạn văn, bài văn trong tác phẩm văn học trong chương trình trung
học phổ thơng có tính chất tiêu biểu và điển hình để minh họa cho các luận điểm
của luận văn.
4.4. Phương pháp so sánh
Việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của
các tác phẩm văn học trong chương trình trung học phổ thơng trong mối tương
quan so sánh giữa các tác giả, tác phẩm với nhau. Sử dụng phương pháp này, tơi
có sơ sở để tìm hiểu, lí giải và xác định rõ giá trị cũng như những đóng góp của
các tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình trung học phổ thơng.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tìm ra những giá trị thẩm mỹ cả về mặt nội dung và
nghệ thuật ở các tác phẩm Văn học Việt Nam trong chương trình trung học phổ
thơng, từ đó khẳng định vẻ đẹp thẩm mỹ của các tác phẩm văn học trong
chương trình trung học phổ thơng trong dịng văn học Việt.
6. Bố cục luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, nội dung
luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tác phẩm văn học – sự kết tinh các giá trị thẩm mỹ
Chương 2: Giá trị thẩm mỹ của thế giới hình tượng trong tác phẩm Văn học
Việt Nam thuộc chương trình trung học phổ thông

Chương 3: Giá trị thẩm mỹ của các phương thức thể hiện trong tác phẩm Văn
học Việt Nam thuộc chương trình trung học phổ thơng.


8

Chương 1
TÁC PHẨM VĂN HỌC – SỰ KẾT TINH
CÁC GIÁ TRỊ THẨM MỸ
1.1. Tác phẩm văn học – nơi hiện diện các đối tượng thẩm mỹ tiêu biểu
Đối tượng thẩm mỹ là khái niệm thể hiện nhận thức khái quát của con người
về những hiện tượng thẩm mỹ trong tự nhiên và trong xã hội, ở con người và
trong nghệ thuật. Đối tượng thẩm mỹ hiện diện trong các tác phẩm văn học là
thiên nhiên và con người; cái cao cả và cái tầm thường, cái bi và cái hài… Tất cả
đối tượng thẩm mỹ này đều được các tác giả khai thác và mang đến những giá trị
riêng biệt cho mỗi tác phẩm.
1.1.1. Thiên nhiên và con người
Thiên nhiên là một đối tượng cực kì quan trọng trong văn học. Thiên nhiên
và con người có mối quan hệ khơng thể tách rời, vì thế, thiên nhiên trở thành đối
tượng thẩm mỹ hiện diện trong hầu hết các tác phẩm văn học ở mọi giai đoạn,
mọi thời kì. Trong tác phẩm ở các giai đoạn văn học khác nhau, chúng khơng chỉ
thấy vẻ đẹp của cảnh vật mà cịn thấy một tấm lịng tha thiết với cảnh vật. Đó là
tình yêu say đắm với thiên nhiên vô tận, với vẻ đẹp tráng mỹ, hùng vĩ của núi cao
vực sâu, cũng có thể là vẻ giản dị, gần gũi của nhành hoa, ngọn cỏ... Mỗi một
sáng tác là sự đồng cảm của tác giả với cảnh vật thiên nhiên, một tấm lịng xót xa,
thương cảm khi thấy cảnh đẹp xưa nay đã lụi tàn của một thời: “Tây Hồ hoa uyển
tẫn thành khư/ Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn
Du). Trong tác phẩm văn học, thiên nhiên không chỉ là người bạn tri kỉ, mà cịn là
gia đình thương mến, vì thế tác giả ln muốn nâng niu vẻ đẹp giao hòa giản dị
của thiên nhiên bình dị, xúc động trước những sự việc rất tầm thường của vạn vật:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” (Câu cá mùa
thu – Nguyễn Khuyến)…
Thiên nhiên không chỉ là người bạn tri âm, tri kỉ, là nguồn cảm hứng bất tận
cho thơ văn mà nó cịn là nơi cứu rỗi tâm hồn. Vì thế, các tác giả thường kêu gọi


9

về với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên để được tự do, tự tại trong bản chất
tự nhiên thuần phác. Bằng cách trở về với thiên nhiên, con người tìm lại sự bình an,
tĩnh tại, tự do. Thiên nhiên trở thành điểm tựa tinh thần trong những lúc khó khăn,
thiên nhiên ni dưỡng cái phần thiên tính chất phác của con người khỏi những phồn
tạp, tị hiềm, ganh ghét, trói buộc, những khổ đau của cuộc đời. Hầu hết cách ứng xử
của thi nhân là sống gần gũi tự nhiên. Khi con người xã hội không như họ mong
muốn, họ thường đi ở ẩn, một hình thức xa lánh cuộc đời đầy nhiễu nhương, trở về với
thiên nhiên để quên nỗi buồn thế sự. Họ có khuynh hướng vui với cây cỏ, chối từ con
người lí trí, rũ bỏ áo khốc xã hội để hịa mình vào thiên nhiên, xa lánh cảnh trầm luân,
nhiễu nhương của thế sự. Bởi vậy, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Khuyến… do mệt mỏi với quan trường ganh ghét, lòng người hiểm độc đã “quy khứ
lai”- trở về với mây trắng núi ngàn để xoa dịu, thanh thản. Những vần thơ“ta dại ta
tìm nơi vắng vẻ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay tư tưởng sùng thượng tự nhiên của
Nguyễn Trãi đều thể hiện một tư tưởng sống khiêm nhường, ẩn dật và hòa hợp vào
“dòng sống thâm áo của thiên nhiên”. Sau này, đến Huy Cận cũng mang trong mình
nỗi buồn của người con mất nước nên về với dịng sơng q hươngđể trút bầu tâm sự.
Hay Hàn Mặc Tử những vần thơ đầy ắp ánh trăng, sơng nước thể hiện một tâm hồn
hịa hợp, giao cảm với thiên nhiên, với cuộc đời. Đối với con người có lẽ tiền tài, danh
vọng, chức tước khơng phải là mục đích của sự sống mà việc con người trở về với cõi
thiên nhiên, với bản thể của vũ trụ mới là mục đích chân chính nhất.
Với những gì thiên nhiên mang lại cho con người, nó xứng đáng được coi
là đối tượng thẩm mỹ của văn học. Sự hiện diện của thiên nhiên trong các tác

phẩm văn học góp phần tạo nên bức tranh văn học nhiều màu sắc, phần nào phản
ánh được tâm tư, tư tưởng của tác giả, phản ánh được cuộc sống của thời đại. Qua
hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm văn học, người đọc có được tâm hồn
thanh sạch, yêu quý và trân trọng cuộc sống hơn.
Cùng với thiên nhiên thì đối tượng phản ánh quan trọng bậc nhất của văn
học chính là con người. Gorki nói: “Văn học là nhân học”, cịn Nguyễn Minh
Châu thì cho rằng: “Văn học và hiện thực là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm
là con người”. Tuy vậy, cái mà văn học quan tâm, không phải chỉ đơn thuần là


10

con người, văn học nghiên cứu con người trên phương diện xã hội, qua việc đặt
con người trong một bối cảnh xã hội, thông qua những mối quan hệ để khám phá
bản chất tâm hồn con người cũng như phát hiện ra những vấn đề mang tính khái
quát, cấp thiết về con người, về cuộc đời.
Con người là nhân tố quan trọng của cuộc sống. Đối tượng chính của văn
học là con người - con người trong học tập, trong lao động, chiến đấu, con người
trong tình yêu và trong những mối quan hệ xã hội khác, con người trong không
gian, thời gian với thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn… Văn học gắn bó mật thiết
với hành trình của đời người và đến với cuộc sống con người bằng sự đồng điệu
của tâm hồn.
Văn học chú trọng phản ánh tâm tư, tình cảm của con người thơng qua
những hình tượng nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. Tim ta bất chợt ngân lên bao nỗi
niềm thương cảm trước số phận bất hạnh, đau khổ của nàng Kiều tài hoa bạc
mệnh, hay hình ảnh Chí Phèo quằn quại trong đau đớn mà không thể quay trở về
làm người, thương thay cho số phận của “thị” quay quắt trong cái đói … Quả thật
“khơng có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên”
(Andecxen).Qua sự tái hiện tài tình của văn học, ta như đang trải nghiệm chính
cuộc sống của những con người bất hạnh ấy. Ta đồng cảm trước những nỗi đau,

trước những nỗi khốn khổ của họ. “Văn học là tiếng hát của con tim, là nơi dừng
chân của tâm hồn…” (Khuyết danh). Điều cốt lõi của văn chương chính là lịng
nhân ái. Vơ hình chung, con người trong tác phẩm văn học đã trở thành nhịp cầu
đưa những con tim đồng cảm xích lại gần nhau hơn để cùng chia sớt những vui
buồn, những ước mơ, khát vọng tuy bé nhỏ nhưng rất đỗi thân thương và ý nghĩa.
Con người hiện diện trong văn học với tư cách là đối tượng thẩm mỹ không chỉ
khơi lên trong ta những cảm xúc nhẹ nhàng, êm ái mà cịn dạy ta biết xót thương,
căm phẫn, lên án trước những cái xấu xa, cái ác trong cuộc sống. Đó cũng chính
là điều mà tác phẩm văn học luôn hướng đến.
Tác phẩm văn học là một phương tiện quan trọng giúp con người trở thành
con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về
chính mình, trở nên phong phú hơn và một phần từ chỗ hiểu mình, từ sự phong


11

phú của chính mình, con người hiểu thêm về thế giới, sự phong phú của thế giới.
Ngày nay đối với văn học khơng chỉ có vấn đề tốt xấu hay đúng sai mà cịn có
vấn đề chiều sâu của nhận thức. Nghệ thuật phải làm cho con người lương thiện
và thân ái hơn, nhưng nó cũng phải làm cho con người đa dạng, phong phú, từng
trải và hiểu biết hơn.
Trong tác phẩm văn học, vấn đề về con người đã trở thành một trong những
vấn đề trung tâm của văn học. Tác phẩm có thể khơng có nhân vật người, nhưng nó
phải là câu chuyện về cõi nhân sinh. Nhà văn có thể viết về đời sống nhưng phải có
quan hệ con người, là hạnh phúc, tình yêu, nỗi cay đắng hay sự hèn hạ của con
người, là những giá trị, nhân văn của cuộc sống. Trong một ý nghĩa giản dị, văn học
là buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi ức về quá
khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về tương lai, và trầm tư về lẽ tồn
vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ trụ. Khi viết về con
người, bên cạnh các tác phẩm thấm nhuần cảm hứng đạo lý truyền thống, đậm đà

màu sắc tình cảm, văn học cần vượt lên để có được những tác phẩm hướng vào việc
khám phá con người, tạo ra những chân dung mới về các kiểu tính cách của con
người Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, thiên nhiên và con người trở thành đối tượng thẩm mỹ đặc sắc của văn
học, hiện diện trong mỗi một tác phẩm văn học. Thơng qua hình tượng thiên nhiên
và con người, chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, khám phá được những điều bí ẩn
trong tâm hồn của chính mỗi người. Thiên nhiên và con người trong tác phẩm văn
học giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong ta bao yêu thương, khát vọng, chắp
thêm cho ta đôi cánh để luôn vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống. Văn
học là người bạn đường thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú
tâm hồn ta với thứ tình cảm giàu tính nhân văn cao cả. Chính vì thế mà tác phẩm văn
học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải gắn với cuộc đời, phải hịa mình vào
cuộc sống của cộng đồng.
1.1.2. Cái cao cả và cái bình thường, cái bi và cái hài…
Cái cao cả và cái bình thường là hai phạm trù của mỹ học, là những bộ phận
hợp thành hệ thống khách thể thẩm mỹ trong đời sống con người. Cái cao cả xuất


12

hiện trong khoa học muộn hơn phạm trù cái đẹp. Sở dĩ cái cao cả được nghiên
cứu muộn hơn cái đẹp bởi vì trong thời kì cổ đại, với tư duy vũ trụ luận, con
người còn hòa nhập một cách chỉnh thể đối với tự nhiên. Lý thuyết về cái cao cả
lúc đầu là khái quát cách sống của con người gắn với việc làm chủ các giá trị tinh
thần của con người. Phong cách sống cao thượng, phong cách nói hùng biện,
phong cách viết hùng tráng, mạnh mẽ gắn liền với niềm tự hào sâu sắc của bản
thân con người là đối tượng quan trọng xác lập các lý thuyết về cái cao cả đầu tiên
trong lịch sử mỹ học. Bên cạnh cái cao cả còn xuất hiện cái bình thường, nó như
một mặt đối lập với cái cao cả nhưng không triệt tiêu mà bổ sung, tạo nên nét đẹp
toàn diện cho sự vật, hiện tượng.

Cái cao cả là những hiện tượng, những tính cách, những hành vi, những tinh thần,
những ý chí vượt ra khỏi cái giới hạn bình thường hàng ngày, cái có tầm cỡ lớn lao, phi
thường của nội dung và hình thức biểu hiện, cái cao cả tạo ra ở con người cái cảm giác
chống ngợp, chiêm ngưỡng kính phục, đơi khi pha chút sợ hãi.
Đặc điểm của cái cao cả cũng được nhắc đến rất nhiều. Nó là những sự vật, hiện
tượng, tính cách, tư tưởng vĩ đại, cái tầm cỡ cao lớn phi thường, to lớn về thể tích và
khối lượng, là cái gây ra ở con người cái cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính
phục và đơi khi pha chút sợ hãi. Cái cao cả tạo ra ở con người cảm giác thích thú, tự
hào, là phạm trù gần gũi với cái đẹp.
Miêu tả cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống, trong mỗi con người ít nhiều đều liên
quan đến phạm trù cái cao cả. Và ngay cả khi viết về cái xấu, nhà văn vẫn phải đứng ở
tầm cao của cái đẹp, cái cao cả để nhìn nhận, để mơ tả… Đại thi hào Nguyễn Du tả
Thuý Kiều tài sắc “mười phân vẹn mười”, nói về hành động “bán mình chuộc cha”…
tức là tả cái cao cả, tức là hướng tới cái cao cả. Nhưng đồng thời Nguyễn Du cũng đi
sâu vào việc tả những cái xấu xa thấp hèn của thế lực tàn bạo. Đó là việc lột trần bộ
mặt xảo quyệt của Mã Giám Sinh hay tổng đốc Hồ Tôn Hiến, hoặc mụ Tú Bà chủ
chứa lầu xanh... Nhưng không phải Nguyễn Du tả chỉ để tả, mà cái quan trọng hơn là
cách nhìn, cách miêu tả những nhân vật xấu xa này luôn được đối sánh với những con
người cao thượng, nhân cách cao cả: Thúy Kiều, Từ Hải... Khi miêu tả Thuý Kiều tài
hoa, hiếu đễ, tiết hạnh và thuỷ chung, khi miêu tả bọn quan lại cùng thế lực đồng tiền,


13

Nguyễn Du vẫn là một ông quan dưới triều đại phong kiến. Nhưng thi hào khơng đứng
ở vị trí một ông quan mà đứng ở vị trí của những con người chịu nhiều đau khổ để
phát hiện ra đâu là vẻ đẹp, đâu là cái tồi tệ trong hồn người.
Nam Cao là nhà văn luôn “đau đáu” về vấn đề nhân cách con người, nên ông
thường tạo ra những tác phẩm mà trên bề mặt dường như chỉ thấy hiện diện những gì
là tầm thường, nhưng ở bề sâu lại chính là những tấm lịng, những khát vọng cao cả:

Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn) xuất hiện trong tác phẩm với những gì thảm hại nhất
của cuộc sống một trí thức, ngày ngày quẩn quanh với chuyện “áo cơm ghì sát đất”.
Nhưng thẳm sâu bên trong là những hoài bão, khát vọng lớn lao, cao cả:
Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới
hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái
gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi… Cả một đời tôi, tôi sẽ
chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra đủ mọi
thứ tiếng trên hoàn cầu (Đời thừa).
Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của ơng cũng là một ví dụ tiêu
biểu. Lão Hạc là một người nông dân vô cùng bình thường nhưng lão lại yêu
thương con rất mực. Dù rất đau lịng nhưng lão chấp nhận nỗi cơ đơn, hờn tủi, đồng
ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ cịn con chó Vàng
làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là “cậu” Vàng, thậm chí lão cịn
u q con Vàng đến mức chia với nó đến từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như
người, rồi đến lúc phải bán nó lão quằn quại, đau đớn… là bởi con chó là kỉ vật duy
nhất mà con trai lão để lại. Ở đây, ta thấy tình yêu của lão Hạc dành cho con thật
cao quý biết nhường nào, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết
chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Cuộc sống bên ngoài của lão Hạc mà
mọi người thấy là bình thường, thậm chí là tầm thường, nhưng tấm lịng hi sinh vì
con thì thật sự là cao cả, đáng trân trọng…
Bên cạnh cái cao cả và cái bình thường, cái bi và cái hài cũng là hai phạm
trù mỹ học xuất hiện trong các tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, mỗi
phạm trù lại biểu hiện một cách khác, chúng đều là những đối tượng mang giá trị
thẩm mỹ cao cho tác phẩm. Cái bi là phạm trù mỹ học cơ bản chỉ sự thất bại hay


14

cái chết của cái đẹp trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng đối
lập, là thắng lợi của lực lượng phản động, lạc hậu trước các lực lượng cách mạng,

tiến bộ, là những hy sinh, tổn thất mà phía cách mạng phải gánh chịu trong cuộc
đấu tranh với giai cấp lạc hậu.
Bản chất thẩm mỹ của cái bi là sự xung đột giữa yêu cầu tất yếu về mặt lịch
sử với việc không đủ khả năng thực hiện được yêu cầu đó trong thực tiễn, bi kịch
làm trong sạch hóa những cảm xúc và cảm xúc thẩm mỹ của cái bi là cảm xúc
vui. Cái bi có nhiều những dạng thức khác nhau như: bi kịch cái mới trong thế
yếu, bi kịch của cái mới trong hoàn cảnh trớ trêu, bi kịch của sự lầm lạc của cái
cũ, bi kịch của cái xấu, bi kịch của sự lầm lạc, kém hiểu biết, ngu dốt, bi kịch của
những khát vọng cá nhân chính đáng.
Trong dịng văn học Việt, cái bi xuất hiện trong hầu hết các giai đoạn văn
học nhưng mỗi giai đoạn lại biểu hiện đậm nhạt khác nhau. Chúng ta có thể bắt
gặp bi kịch của cái tôi cá nhân trong Thơ Mới. Điều này được nhà phê bình Hồi
Thanh, Hồi Chân nhắc đến trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca. Trong tác
phẩm Hoài Thanh, Hoài Chân khẳng định tâm hồn của các thi nhân thu mình vào
trong cái “tơi” cá nhân, càng cảm thấy cơ đơn vắng lặng. Xn Diệu chính là nhà
thơ tiêu biểu cho cái “tơi” tội nghiệp đó. Hồi Thanh nhận xét rằng “Chưa bao
giờ thơ Việt Nam buồn mà nhất là xơn xao đến thế”. Hồi Thanh đưa ra những ví
dụ liên tưởng như dẫn ra câu chuyện của Cao Bá Nhạ, Cơ Phụ có tính chất địn
bẩy mang nỗi buồn. Cuối cùng ông khẳng định Thơ Mới biểu hiện bi kịch diễn ra
ngấm ngầm, và ơng thâu tóm lại những bi kịch của Thơ Mới: “Ta thoát lên tiên
cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với
Hàn Mạc Tử, ta say đắm cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu
không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngẩn ngơ trở về hồn ta
cùng Huy Cận”. Từ bi kịch, tác giả nêu lên giải pháp: đó là gửi cả vào thơ ca, thứ
mà mười mấy năm qua ông cha ta vẫn sử dụng để chia sẻ niềm vui nỗi buồn.
Bi kịch của người tri thức trong văn Nam Cao cũng là một biểu hiện của cái
bi trong văn học. Trong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh
người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó



15

là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút
băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực
hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ. Một hình ảnh trung
thực về người trí thức trong xã hội thuộc địa phải đến Nam Cao mới xuất hiện.
Trước ông, trong văn học hiện thực cịn chưa có. Vì là trí thức nên mỗi người
khơng ai khơng có lúc ni trong mình một ít ao ước và ham muốn cho đời sống
tinh thần - nó là một cái gì rộng hơn chuyện áo cơm, vượt ra khỏi bản thân, để có
chút gì đóng góp cho nhân quần, dẫu chỉ trong vai một nhà giáo để cải thiện môi
trường học vấn cho đám học trị nghèo, hoặc một nhà văn có tác phẩm được
người đọc để ý:
Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho
mình và vợ con mình có cơm ăn, áo mặc thơi. Sống là để làm một cái gì đẹp
hơn nhiều, cao q hơn nhiều. Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát
triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình.
Phải gom góp sức lực của mình vào cơng cuộc tiến bộ chung. Mỗi người
chết đi phải để lại một chút gì cho nhân loại. (Sống mịn – Nam Cao)
Nhưng mục tiêu đó, dẫu chỉ vươn lên hơn chuyện áo cơm một ít, dẫu chỉ
vượt ra ngoài bản thân hơn một chút, cũng gặp biết bao khó khăn, và đâu dễ thực
hiện trong xã hội thuộc địa. Và câu trả lời của Nam Cao cho tất cả những mong
ước nhỏ nhoi đó của người trí thức - là một sự thất vọng, rồi tuyệt vọng. Tất cả
họ, gồm cả những ao ước đơn sơ của họ đều bị nhận chìm trong cảnh “sống
mịn”; nó là cái chết trong cõi sống, hoặc là một sự sống đang đi dần vào cõi chết.
Nó là “chết mịn” hoặc “sống mòn”, cũng vậy! Câu chuyện Sống mòn trở thành
một ám ảnh, một thức nhận, một phát hiện của Nam Cao, để trở thành cái riêng
trong bức tranh hiện thực Nam Cao, trong hình ảnh của người trí thức kiểu Nam
Cao.
Cảm hứng cái bi trong thơ văn kháng chiến là cảm hứng lấy từ hiện thực
chiến tranh. Trong ba mươi năm đạn bom ấy, dân tộc đã đối đầu với hai đế quốc

hùng mạnh. Giữa mn trùng những khó khăn, thơ văn khơng cịn phù hợp để ngợi
ca vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên tạo vật mà thơ văn luôn bên chiến lũy, chiến hào,


16

là tiếng kèn xung trận. Ở các tác phẩm thuộc giai đoạn này, cái bi hiện diện thông
qua cách các tác giả cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh. Đó là nỗi đau khi
chứng kiến cảnh quê hương bị quân thù dày xéo. Những cảm xúc ấy chân thực, da
diết biết bao khi tận mắt thấy “từng cái làng nó đốt đi trơ trụi/ Nó vét hết áo quần
trong núi/ Mẹ dìu con chạy tót lên rừng” (Dọn về làng – Nông Quốc Chấn); “Bom
Mỹ dội, nhà bà tơi bay mất/ Đền Sịng bay, bay tuốt cả chùa chiền”(Đò Lèn –
Nguyễn Duy). Chiến tranh tàn phá quê hương, đất nước, nó địi hỏi con người hi
sinh thanh xn, máu và nước mắt để đổi lại tự do cho dân tộc. Ta quên sao được
hình ảnh của các chàng trai Tây Tiến với “đồn binh khơng mọc tóc” lên đường
cứu nước với khí thế hiên ngang, ý chí quật cường dẫu biết sẽ có ngày: “Rải rác
biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu
anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến – Quang Dũng).
Cái bi không chỉ biểu hiện qua cách cảm nhận về chiến tranh mà nó cịn là
nỗi đau về sự mất mát của đồng chí, đồng đội, của người thân trong gia đình. Ta
làm sao quên được cái chết thảm khốc của mẹ con Mai trong tác phẩm Rừng xà
nucủa Nguyễn Trung Thành: “Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật
đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật đứa bé ra trước ngực. Trận mưa
cây sắt mỗi lúc một dồn dập, không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe
đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự”
hay nỗi đau cùng cực của người dân được tái hiện trong thơ Nông Quốc Chấn:
“Không ván, không người cha đi chôn cất/ Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng/ Con
cởi áo niệm thân cho bố/ Mẹ ẵm cha đi nằm ở chân rừng/ Máu đầy tay, nước mắt
đầy mặt…”. (Dọn về làng)
Như vậy, cái bi hiện diện trong tác phẩm văn học với tư cách là một đối tượng

thẩm mỹ, nó khơng đem đến cảm giác bi lụy mà cho bạn đọc những xúc cảm mãnh
liệt, thanh lọc tâm hồn. Đồng thời thông qua cái bi, con người có động lực vươn lên,
vượt qua những gian nan khó khăn để có cuộc sống hạnh phúc.
Cùng với cái bi, cái hài cũng hiện diện trong tác phẩm văn học với tư cách là
đối tượng thẩm mỹ. Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ quan trọng của cuộc sống
con người. Mỗi nền nghệ thuật dân tộc qua từng thời đại lại có những khám phá


17

sâu sắc về cái hài của dân tộc mình. Cái hài xuất hiện trong văn học Việt Nam
ngay từ buổi sơ khai, tiêu biểu là thể loại truyện cười trong văn học dân gian
(Tam đại con gà, Lợn cưới áo mới, Thầy bói xem voi…), nó được thể hiện qua
nhiều dạng thức phong phú và thăng trầm theo những biến thiên của các hình thái
xã hội khác nhau.
Cái hài là một đặc tính vốn có của đời sống. Nó mn hình ngàn vẻ, hiện
diện trong mọi lĩnh vực xã hội và là một phạm trù mỹ học thu hút sự lí giải của
nhiều học giả. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cái hài là “phạm trù mỹ học
phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra
tiếng cười ở những cung bậc sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự khơng
tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội – thẩm mỹ
(chẳng hạn giữa hình thức và nội dung, hành động với tình huống, mục đích và
phương tiện, bản chất và biểu hiện…” [33; tr.29]. Và theo Giáo trình mỹ học đại
cương (PGS.TS.Nguyễn Văn Huyên chủ biên), “Cái hài là một hiện tượng thẩm
mỹ khách quan, mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị
phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sáng
của một lí tưởng thẩm mỹ tiến bộ” [37; tr.177].
Như vậy, cái hài gắn với tiếng cười, chứa đựng tiếng cười, cái hài là một hiện
tượng gây cười. Tuy nhiên không phải tiếng cười nào cũng là biểu hiện của cái hài.
Mặt khác, một hiện tượng chỉ có thể được coi là cái hài khi chủ thể nhận thức được

những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Cái hài được hình thành bởi ba yếu tố: một
là bản chất mang tính hài của đối tượng; hai là sự cường điệu của đường nét, kích
thước và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng, ba là sự sắc bén, ý
nhị, hóm hỉnh của người thể hiện. Cái hài trước hết là cái xấu của con người hoặc
con người có điểm xấu. Nhưng khơng phải mọi cái xấu đều là yếu tố của cái hài.
Cái xấu chỉ trở thành yếu tố của cái hài khi nó có ý nghĩa xã hội. Cái xấu đáng cười
là cái chưa đến nỗi xấu quá, chưa đến mức đê tiện, kinh tởm.
Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp. Bản thân cái xấu có nhiều trạng thái khác
nhau: những cái xấu giả dạng cái đẹp, xấu mà chưa biết mình xấu mới là cái hài
với tư cách phạm trù của mỹ học. Nó bộc lộ mâu thuẫn trong bản thân, trong quan


18

hệ và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Cái hài gắn liền với tiếng cười tích cực. Đó là
tiếng cười dí dỏm mỉa mai, châm biếm một cách nhẹ nhàng nhưng lại có sức
mạnh chống lại cái xấu, dân chủ hóa xã hội. Ở đâu có cái xấu và có lý tưởng của
cái đẹp thì ở đó xuất hiện tiếng cười tích cực. Nó khơng giết người mà xóa các
điểm yếu trong con người, nó nhằm vào con người có điểm yếu nhưng khơng để
tiêu diệt con người.
Trong cuộc sống cũng như trong văn học nghệ thuật, cái hài được thể hiện qua
nhiều cấp độ khác nhau: nhẹ nhất là hài hước – bông đùa nhằm loại bỏ những điểm
yếu cho đối tượng; dí dỏm – chỉ bảo, gợi mở là cái cười có tính chất trí tuệ mang ý
nghĩa nhận thức; châm biếm, mỉa mai là tiếng cười có màu sắc phê phán một cách
nhẹ nhàng; cao nhất là tiếng cười đả kích có tính xã hội rõ rệt, nhằm phủ định đối
tượng. Cái hài còn gắn với tiếng cười mang nhiều màu sắc thái: cười khinh bỉ, cười
thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát.
Cái hài được phản ánh trong nhiều loại hình nghệ thuật, thuận lợi nhất là văn học. Ở
Việt Nam, nó xuất hiện từ tiếu lâm, ca dao, tục ngữ, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, hề chèo, hề
tuồng, điêu khắc đình làng, ngơn ngữ “mách q” cuối chợ đầu thơn... khơng có nền văn

hóa ấy, hẳn sẽ khơng có cái hài trong các tác phẩm văn học. Cái hài là một điểm rất mạnh
của truyền thống văn học Việt Nam. Nguyễn Trãi đã cao cả, hồnh tráng trong Bình Ngơ
đại cáo, Phú núi Chí Linh, trong thơ chữ Hán (Bạch Đằng, Vân Đồn...), nhưng mà
trong thơ Nôm, ông lại cười cợt, tự trào: “Vừa sáu mươi dư tám chín thu/ Lưng cầy da xí
tướng lù khù” (Ngơn chí - bài 14).
Một vĩ nhân, nhất là một vĩ nhân nho học và quí tộc - cấm cười mà tự nói là
lưng mình như lưng thợ cầy, da mình như da thợ xí và hình tướng mình thì lù khù,
phải đâu chuyện dễ. Phải ở gần dân, “bình dị cận dân” như bài châm ơng để ở bàn
làm việc, phải sống gần “manh lệ”, gần bè rau muống, lảnh mồng tơi, con vằn, con
vện, phải “đau đáu lo sao cho trong thơn cùng xóm vắng khơng có tiếng hờn giận
ốn sầu” mới có được cái chất tự trào, cái cười mỹ học phi Nho, phi Thiền ấy...
Đến với thơ Tú Xương, đó là tiếng cười nhại xã hội đô thị vào cái thời buổi thực
dân Pháp đẩy mạnh cơng cuộc khai hóa và làm xuất hiện một đối tượng mới của tiếng
cười: xuất hiện những chất liệu mới, vấn đề mới, nhân vật mới. Bên cạnh “ông Cử


19

ngỏng đầu rồng” là “bà đầm ngoi đít vịt” của những tang thương thời đại… Và
để chủ thể của tiếng cười, thì ơng Tú khơng cịn là một nhà nho thuần túy nữa, mà
ở đây cũng khơng cịn là cái tiếng cười của nền văn chương trung đại mang bản
chất dân gian. Đây là tiếng cười đả kích, đánh một nhát chết tươi, “phủ định triệt
để” kiểu như là “Thật là vừa dốt lại vừa ngu”,“ông chỉ phê ngay một chữ tiền”...
Nếu trong xã hội đó, người ta nghe qua Thơ Mới, nhạc mới, tiểu thuyết Tự
Lực Văn Đoàn... “một tiếng thở dài chống chế độ thuộc địa” (Trường Chinh) một tiếng thở dài buồn úa vàng nhiều trang thơ nhiều nốt nhạc lúc ấy, thì qua Số
đỏ người ta nghe thấy một tràng cười giòn giã, nhạo báng những sản phẩm tân
thời vừa mới xuất hiện, tự xem mình là đại diện cho cái mới, cái tân tiến, nhưng
mà bản chất của nó là sự rỗng tuếch và sự dị hợm. Nhưng cái cười trong Số đỏ
khác với cái cười của Tú Xương trước đó và cái cười của Tú Mỡ cùng thời. Nó có
nét gần với Hồ Xuân Hương trong tiếng cười nhị chức năng: nó khơng một chiều

đả kích, mà dường như vừa phủ định ấy, nhưng không tiêu diệt (dĩ nhiên là cũng
không tái sinh ở hạ tầng phồn thực như kiểu Hồ Xuân Hương: “Chúa dấu vua yêu
một cái này”, “Trái gió cho nên phả lộn lèo”, “Mỏi gối chồn chân cũng cứ
trèo”...). Vũ Trọng Phụng đã vươn tới tầm của “tiếng cười toàn dân” trong văn
học dân gian, trong thơ Hồ Xuân Hương và vì thế tiếng cười của ơng mang một
tầm cỡ triết lý nhân sinh mà đồng thời vẫn mang ý nghĩa thời sự.
Đương thời, Nguyễn Công Hoan cũng cười, Tú Mỡ cũng cười, Đồ Phồn
cũng cười, Lý Toét, Xã Xệ của Tự Lực Văn Đồn cũng cười. Cái cười của
Nguyễn Cơng Hoan nổ bùng vui vẻ nhưng nhanh chóng kết thúc, tiếng cười của
Nam Cao là cười gằn đau đớn và u ám, còn tiếng cười của Vũ Trọng Phụng trong
Số đỏ là một tiếng cười nằm sâu trong hệ hình văn học Việt Nam truyền thống,
đồng thời khác lạ không giống ai, thời sự, mới mẻ hiện đại trong ngôn ngữ và
trong cấu trúc tác phẩm.
Tóm lại, các phạm trù của mỹ học như cái cao cả và cái bình thường, cái bi
và cái hài... đều trở thành đối tượng của văn học, nó hiện diện ở mỗi tác phẩm và
mang những giá trị riêng biệt.Tuy mang những giá trị khác nhau nhưng điểm đến
cuối cùng là có sự tác động tích cực đến bạn đọc, khiến tâm hồn người đọc được


20

thanh lọc, cuối cùng tạo nên những nhân cách tốt đẹp cho xã hội.
1.2. Tác phẩm văn học – một chỉnh thể nghệ thuật đặc sắc
Tác phẩm văn học là một cơng trình nghệ thuật ngơn từ do một cá nhân hay
một tập thể sáng tạo nên nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người
và biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại bằng hình tượng
nghệ thuật. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan. Nó khơng phải là một sản phẩm cố định mà ln mang tính lịch sử,
đa nghĩa, nó có sự biến đổi về văn bản và có sự khác nhau trong cảm thụ của
người đọc ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau.

Giá trị của tác phẩm văn học không nằm riêng ở câu từ mượt mà, bay bổng,
gai góc cũng khơng chỉ nằm ở chủ đề tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh của
nhà văn, mà chính là sự hài hoà, thống nhất giữa những thủ pháp nghệ thuật với
nội dung chủ đạo có giá trị hiện thực và giá trị nhân văn của tác phẩm. Nói cách
khác đó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa cái biểu đạt (hình thức) và cái
được biểu đạt (nội dung), là sự thống nhất biện chứng giữa yếu tố khách quan và
chủ quan, tiếp thu và sáng tạo.
1.2.1. Tác phẩm văn học - sự hài hòa cao độ giữa nội dung và hình thức
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, nó được xem xét chủ yếu
trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức của tác
phẩm văn học có quan hệ mật thiết như tâm hồn và thể xác. Nội dung của tác
phẩm bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Đó là mối quan hệ
nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống được phản ánh.
Nội dung của tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống được khai
thác bằng nghệ thuật, được chiếu sáng bởi lý tưởng của tác giả, được xuyên suốt
bằng dòng tư tưởng của tác giả. Nội dung bao gồm đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ
đạo được biểu hiện qua nhân vật. Có thể nói nội dung tác phẩm văn học được bắt
nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Nội dung tác phẩm văn học
được biểu hiện ở hai phương diện là nội dung cụ thể và nội dung tư tưởng của tác
phẩm. Nội dung cụ thể là toàn bộ tác phẩm, bao gồm hệ thống chi tiết, hình ảnh,
những bức tranh về thiên nhiên, về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán; những


21

biểu hiện đa dạng của tâm hồn, tính cách của con người. Chẳng hạn như bài ca
dao: “Trên trời mây trắng như bông/ Dưới trời bông trắng như mây/ Mấy cô má
đỏ hây hây/ Đội bông như thể đội mây về làng” là một tác phẩm văn học ca ngợi
về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp lao động của con người. Với nội dung như vậy
nên các tác giả dân gian sử dụng hình ảnh thiên nhiên “bơng trắng như mây” và

“má đỏ hây hây” để thấy được vẻ đẹp con người và thiên nhiên hòa quyện với
nhau tạo nên một bức tranh đặc sắc, khỏe khoắn.
Nội dung tư tưởng là những vấn đề đời sống toát ra từ nội dung cụ thể của
tác phẩm mà người đọc có thể nhận thức được trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.
Do vậy nội dung tư tưởng của tác phẩm thường rất phong phú, những tác phẩm
nghệ thuật có giá trị thường đa nghĩa. Bài thơ Vi mô và vĩ mô của Trần Mạnh Hảo
rất ngắn như một định nghĩa mà khiến ta phải suy nghĩ bao điều. Nghĩ gì trong
cuộc đời này? Hai hình ảnh đối lập của tự nhiên “mặt trời” và “giọt sương” đưa
đến những suy ngẫm cho mỗi người dù ở ví trí nào, cơng việc nào trong xã hội.
Mỗi ngày có bao tấm gương trong sáng, đẹp đẽ, có bao mảnh đời vất vả, khó nhọc
chưa được nâng đỡ, không được cưu mang.“Mặt trời” không biết nhưng con
người hiểu “trong hạt sương ấy/ Có bao nhiêu mặt trời”. Mặt trời không biết
nhưng con người biết nơi mình sinh ra, những gì mình có và chưa có, những gì
mình cần chịu ơn và biết ơn.“Giọt sương”khơng biết nhưng con người hiểu
khơng phải cái gì cũng dành cho mình, khơng thể trơng chờ bởi lẽ cái q vĩ đại
ấy “không mang nổi/ Dù một hạt sương rơi”. Thờ ơ ư ? Khơng thể thờ ơ ? Chua
xót ư ? Cũng thật là chua xót. Bài thơ kiệm lời mà ý tứ sâu xa, hình ảnh bày ra
đấy phải có lịng mới thấu.
Cịn hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung. Hình
thức được xây dựng dựa trên chất liệu là ngôn ngữ đời sống kết hợp với sự sáng
tạo độc đáo của nhà văn. Hình thức của tác phẩm văn học được xây dựng bằng sự
tổng hợp sinh động của một hệ thống những phương tiện thể hiện nhằm diễn đạt
cả về bên ngoài lẫn tổ chức bên trong của nội dung tác phẩm trong một quan hệ
chỉnh thể thống nhất. Hình thức gồm ngơn ngữ, kết cấu, thể loại. Hình thức của
tác phẩm nghệ thuật thường vô cùng phong phú, đa dạng. Có bao nhiêu tác phẩm


×