Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.79 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
Môn: Phương Pháp Luận Sử Học

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC TRONG

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
THÀNH VIÊN NHÓM 8:
GVHD: GS TS Võ Văn Sen

TP.HCM, Tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
DẪN NHẬP....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ
PHƯƠNG PHÁP LOGIC................................................................................................4
1.1. Hai phạm trù “lịch sử” và “logic” theo quan điểm marxist...............................4
1.2. Hai phương pháp biện chứng: phương pháp lịch sử và phương pháp logic.....6
1.2.1. Phương pháp lịch sử........................................................................................7
1.2.2. Phương pháp logic..........................................................................................11
1.2.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử.........17
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG
PHÁP LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC......................................................20
2.1. Mối liên hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu
lịch sử........................................................................................................................... 20
2.1.1. Mối quan hệ thống nhất của phương pháp logic và phương pháp lịch sử
trong nghiên cứu lịch sử..........................................................................................22


2.1.2. Sự độc lập tương đối của phương pháp logic và phương pháp lịch sử trong
công tác trình bày và biên soạn................................................................................28
2.2. Thực tiễn vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên
cứu lịch sử....................................................................................................................31
2.2.1. Những sai lầm của việc dùng không đúng phương pháp lịch sử và phương
pháp logic trong công tác sử học.............................................................................31
2.2.2. Vận dụng đúng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết các
vấn đề cơ bản, cần thiết cho công tác sử học...........................................................42
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................53


DẪN NHẬP
Nhìn lại khoảng lịch sử hào hùng của dân tộc, thấm thoát đã trải qua hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Trên chặng đường hàng trăm thế kỷ ấy, chúng ta cũng từng
nếm trải vô số những nỗi đắng cay, trắc trở. Để đến hôm nay, lịch sử khơng chỉ đơn thuần
là những thứ đã qua mà nó còn là một người thầy dạy cho chúng ta cách hiểu về hiện tại
và dự báo cả tương lai. Các nhà sử học chính là cầu nối kết nối chúng ta với q khứ
bằng các cơng trình nghiên cứu lịch sử. Nghiên cứu lịch sử theo cách hiểu nôm na là hoạt
động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, tổng hợp từ các đã biết đến cái chưa biết, từ cái
hoàn thiện đến cái hoàn thiện hơn.
Việc nghiên cứu lịch sử chứng minh cho việc bộ môn Lịch sử ngày nay đã chính
thức trở thành một ngành khoa học độc lập. Vậy khoa học là gì? Khoa học lịch sử mang
những đặc điểm và cần dùng những phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu các vấn
đề liên quan? Khoa học là một hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách
vận hành của thế giới tự nhiên được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực
nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Khoa học lịch sử là những
vấn đề phương pháp luận mà những người làm công tác sử học phải nắm vững nó để
phục vụ vào việc nghiên cứu của mình. Khoa học lịch sử mới hình thành và từ đầu thời
cận đại thì nó trở thành một khoa học thật sự và chân chính theo quan điểm của Marx - sử

học Marxist. Phương pháp luận theo cách hiểu đơn giản là một hệ thống các nguyên tắc
điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lí luận của con người.
Trong giai đoạn hiện nay, các nhà sử học chủ yếu dựa vào một số phương pháp như
phương pháp tự sự lịch sử và các thành phần tự sự lịch sử; phương pháp lịch sử và
phương pháp logic; phân kì lịch sử,… để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Phương pháp luận theo cách hiểu đầy đủ nhất đó là phương pháp luận tổng quát
của các ngành khoa học thường được gọi là logic học, triết học hay lý luận về khoa học
đều khơng có một đối tượng với những ranh giới được quy định chặt chẽ. Như ta thấy,


trong tình hình đó, đi tìm một định nghĩa cho đối tượng của phương pháp luận khoa học
nhằm làm cho các bên hữu quan đều đồng ý thì thật là đều khơng thích hợp. Việc làm hữu
ích hơn có lẽ là chỉ ra phạm vi các vấn đề mà phương pháp luận tổng quát của các ngành
khoa học đang nghiên cứu và đồng thời theo dự luận khoa học, đó là những vấn đề cần
nghiên cứu. Bằng cách đó chúng ta có thể tiến đến chỗ đưa ra một tập hợp nhất định về
những vấn đề thích hợp cho các cơng trình nghiên cứu về phương pháp luận mà khơng ai
chối cãi được. Phải trên cơ sở phân tích như thế mới có thể đề xuất một cách hiểu về
phương pháp luận có thể sử dụng trong cơng tác khảo sát đối với vấn đề phương pháp
luận sử học.
Phương pháp luận theo cách hiểu đơn giản là một hệ thống các nguyên tắc điều
khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lí luận của con người. Trong
giai đoạn hiện nay, các nhà sử học chủ yếu dựa vào một số phương pháp như phương
pháp tự sự lịch sử và các thành phần tự sự lịch sử; phương pháp lịch sử và phương pháp
logic; phân kì lịch sử,… để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Lý luận sử học đóng vai trị thúc đẩy mối quan tâm của chúng ta đối với sử học.
Lý luận sử học ờ đây được định nghĩa là các lý thuyết soi sáng cho việc nhận thức lịch sử
và khôi phục lại quá khứ của các xã hội con người trong các thời gian khác nhau. Nói
cách khác, lý luận sử học là lý thuyết cần thiết cho việc biên soạn lịch sử. Để xác định
được đúng đắn việc biên soạn lịch sử thì trước hết phải nhận thức đúng đắn lịch sử của
thời kỳ đã tồn tại của xã hội, của cộng đồng mà chúng ta cần biên soạn lịch sử. Như vậy,

về mặt lý thuyết có hàng loạt vấn đề được đặt ra. Một trong những vấn đề quan trọng là
phạm trù thời gian. Nếu khơng có thời gian thì khơng có lịch sử. Thời gian trong lịch sử
mà chúng ta biên soạn là thời gian có định hướng. Thời gian trong lịch sử khác với thời
gian cúa huyền thoại hay của các khoa học khác. Từ cách nhận thức như vậy ta sẽ thấy
các quy tắc biên soạn lịch sứ về thời gian, các quy tắc cùa miêu tả tự sự lịch sử. Từ đó, ta
thấy cặp phạm trù mà các nhà sừ học thế giới đặc biệt quan tâm là quá khứ - hiện tại
(passé - présent) hay cồ đại - hiện đại (antique - modeme). Một vấn đề liên quan đến


phạm trù thời gian mà nhà sử học cần chú ý là vấn đề liên tục và dứt đoạn, về mặt xã hội
vấn đề này lại liên quan đến vấn đề tiến hố hay cách mạng1.
Do đó, việc nghiên cứu một đề tài lịch sử một cách khách quan và cơng tâm nhất
là điều hết sức khó khăn, vì chúng đòi hỏi bản thân người nghiên cứu thứ nhất là phải có
cái nhìn tổng quan về sự kiện, hiện tượng đã xảy ra; thứ hai là phải biết vận dụng đúng
các phương pháp bổ trợ nhằm xâu chuỗi các sự kiện đó lại sao cho phù hợp với nhau. Vì
thế, việc vận dụng các phương pháp ấy vào bài nghiên cứu chưa bao giờ dễ dàng, nó địi
hỏi cao về sự sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và khi
chưa nắm vững được những nguyên tắc và mối quan hệ qua lại giữa chúng thì rất dễ mắc
sai lầm và đưa ra những kết luận thiếu chính xác trong q trình nghiên cứu. Đặc biệt là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Tính tới thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu
về hai phương pháp này vẫn chưa có nhiều cơng trình được thực hiện. Hiện tại, các nhà
nghiên cứu rất dễ mắc phải một số sai lầm trong cách nhìn nhận, đánh giá và vận dụng
hai phương pháp này vào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu và xem xét lại cả hai
phương pháp lịch sử và phương pháp logic là rất cần thiết. Chính vì lẽ đó, trong bài
nghiên cứu này, chúng tôi tập trung làm rõ những nguyên tắc và mối quan hệ về phương
pháp lịch sử và phương pháp logic từ đó chỉ ra những sai lầm có thể mắc phải khi vận
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic vào nghiên cứu sử học nhằm tạo điều
kiện cho mọi người có cái nhìn khác hơn về bản chất, vai trò và cả mối quan hệ qua lại
của hai phương pháp này trong q trình cơng tác sử học để cho ra đời thêm nhiều cơng
trình lịch sử khách quan và tồn diện hơn.

Tập thể nhóm 8.

1 Hà Văn Tấn (2008), Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (2008), tr. 9-10.


CHƯƠNG I: MỘT VÀI KHÁI NIỆM TRONG PHƯƠNG PHÁP
LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC
1.1. Hai phạm trù “lịch sử” và “logic” theo quan điểm marxist
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic có liên quan mật thiết đến các phạm
trù “logic” và “lịch sử” mà chúng ta cần làm sáng tỏ trước khi đi sâu vào tìm hiểu nội
dung và mối quan hệ giữa hai phương pháp này2.
Từ logic có nguồn gốc từ Hy Lạp là “logos”, có rất nhiều nghĩa, trong đó hai nghĩa
ngày nay được dùng nhiều nhất là: thứ nhất, logic là cái trật tự, cái quy luật, sự liên hệ tất
yếu giữa các thành phần, các đối tượng, quá trình… trong thế giới hiện thực khách quan,
nó là logic khách quan. Với nghĩa này, logic khách quan là tiến trình biện chứng của thế
giới, là cái logic tự nó. Ngồi ra, logic được hiểu là những hình thức, quy luật của tư duy
trong quá trình vận động, đây là logic chủ quan. Quan điểm marxist coi những hình thức
logic như khái niệm, phán đốn, suy lý… là những hình thức phản ánh và tái tạo trong tư
duy con người những mối liên hệ khách quan của sự vật. Sự phản ánh đó khơng bỏ qua
sự xuất hiện, biến đổi và phát triển của chúng. Các quy luật, hình thức của tư duy, chính
vì vậy mà giúp ta nghiên cứu, nhận thức được thế giới khách quan. Logic khách quan là
cơ sở, nền tảng, là nguồn gốc căn nguyên của mọi hình thức logic chủ quan.
Sử gia Văn Tạo trong tác phẩm Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic khi
giải thích về phạm trù logic, ơng đã trích dẫn quan điểm của Lenin về logic: “Lenin coi
“logic là học thuyết về nhận thức. Nó là lý luận về nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh
giới tự nhiên bởi con người. Nhưng đó khơng phải là mợt phàn ánh đơn giản, trực tiếp,
hồn tồn...”. “...Hình thức của sự phản ánh cùa giới tự nhiên vào trong nhận thức con
người..., dó là những khái niệm, những quy luật, những phạm trù, v.v...”3
Quan điểm marxist coi phạm trù lịch sử là bản thân hiện thực khách quan, tồn tại
và phát triển theo một logic khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người. Hiện

thực ấy luôn luôn phát triển và ở trạng thái biến đổi không ngừng. Cụ thể như xã hội loài
2 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), Phương pháp luận sử học, NXB Đại học Sư phạm, TP.HCM, tr.139.
3 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, Viện Sử học xuất bản, Hà Nội, tr. 27.


người phát triển từ mông muội đến văn minh là theo một logic khách quan, con người
không thể lật ngược lại được logic phát triển đó. Cũng vậy, sinh vật phát triển từ đơn bào
đến đa bào, từ đơn giản đến phức tạp không phụ thuộc vào ý muốn của ai cả. Ngày nay
sinh học có thể làm thay đổi quy trình đó, nhưng cũng là nhờ vào nhận thức được logic
phát triển nội tại của nó, chứ khơng thể thốt ly khỏi nó...4
Bản thân tư duy cũng có lịch sử của nó. Trong hoạt động thực tiễn, tức là quá trình
tác động vào lịch sử, con người ngày càng nhận thức được sâu sắc hơn thế giới khách
quan nhờ nắm được logic phát triển của sự vật thông qua việc xây dựng nên hệ thống
khái niệm, phạm trù, quy luật. Những khái niệm, phạm trù, quy luật đó là những bậc
thang của nhận thức, là sự phản ánh gần đúng logic khách quan của hiện thực vào trong ý
thức của con người.
Giữa lịch sử và logic có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt nhận thức luận,
lịch sử là bản thân hiện thực khách quan phát triển với những hiện tượng muôn màu
muôn vẻ, và logic là bản chất của hiện thực đó sự nghiên cứu lí luận vạch ra. Trong mối
quan hệ giữa lịch sử và logic thì lịch sử quyết định logic, cịn logic thì phản ánh lịch sử.
Và như vậy là trong nhận thức, lịch sử và logic thống nhất. Không nắm vững được tính
thống nhất này chúng ta sẽ khơng nhận thức được thế giới quan một cách đúng đắn,
không phát hiện được bản chất, quy luật của thế giới, do đó cũng khơng có hành động
đúng để cải tạo thể giới5.
Tách rời lịch sử với logic là phương pháp duy tâm siêu hình. Sự phân tích phải
theo cái logic của bản thân hiện thực, logic của bản thân đời sống, chứ không phải ngược
lại. Bước đi của logic phải ăn khớp (phù hợp, bắt nhịp) với quá trình phát triển khách
quan của lịch sử6.
Trong khi nhấn mạnh tính thống nhất giữa lịch sử và logic, triết học Marixst không
đồng nhất chúng mà xem đó là hai phạm trù riêng, khác nhau, có liên quan với nhau. Sự

4 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 26.
5 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), Phương pháp luận sử học, sđd, tr. 139.
6 Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2011), Phương pháp luận sử học, sđd, tr. 139.


khác nhau đó biểu hiện ở chỗ lịch sử là bản thân hiện thực phát triển mn màu mn vẻ,
cịn logic là sự phản ánh, mà là sự phản ánh khơng tồn bộ, khơng thụ động, đã được uốn
nắn lại, những uốn nắn theo quy luật mà bản thân của quá trình lịch sử thực tế đem lại. Sự
liên hệ đó là sự liên hệ giữa hiện thực và nhận thức, giữa tồn tại và tư duy, giữa khách
quan và chủ quan7.

1.2. Hai phương pháp biện chứng: phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Cụ thể, trong tổng kết một quá trình cách mạng, một giai đoạn cách mạng hay một
cuộc vận động cách mạng, có người có lập trường, quan điểm vững chắc, nhưng khơng
có phương pháp khoa học đúng, đã dẫn đến nhận thức không đúng về thực tiễn cách
mạng, quy luật cách mạng và kinh nghiệm cách mạng. Phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là bộ phận quan trọng của phương pháp khoa học đó. Khơng nắm được thật
sát, thật chắc, thật đúng các hiện tượng, sự kiện lịch sử sẽ không nắm được cái nào là
hiện tượng, cái nào là bản chất, cái nào là ngẫu nhiên, cái nào là tất yếu, mặt nào là cá
biệt, mặt nào là phổ biến... Đến khi khái quát để tìm ra quy luật, đặc điểm, kinh nghiệm...
của các quá trình lịch sử, của cuộc vận động cách mạng đó, sẽ khơng chính xác và có thể
dẫn đến sai lầm. Đem ứng dụng những kinh nghiệm sai lầm đó vào quá trình vận động
cách mạng tiếp theo, v.v... hậu quả lại cịn nghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, có thể nói
rằng, trong tổng kết lý luận cách mạng, khơng chỉ cần có lập trường, quan điểm vững
vàng, mà cịn cần có phương pháp khoa học đúng đắn. Vận dụng tốt phương pháp lịch sử
và phương pháp logic có thể góp phần nhất định vào nhiệm vụ cách mạng này 8.
Đó là ý nghĩa rộng của hai phương pháp kể trên. Riêng trong công tác sử học, hai
phương pháp này là vơ cùng cần thiết. Đó vừa là phương pháp tư duy, vừa là phương
pháp cụ thể:
Về tư duy: Quá trình đi từ tư duy cảm tính đến tư duy lí tính, từ trực quan sinh

động đến tư duy trừu tượng, để trở về nhận thức được cái cụ thể cao hơn, sâu sắc hơn, tất
7 Phan Ngọc Liên (2011), Phương pháp luận sử học, sđd, tr. 139.
8 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 25-26.


cả đều cần phải vận dụng tốt hai phương pháp này9.
Về phương pháp cụ thê: Trong công tác sưu tầm tư liệu, nghiên cứu các đối tượng
lịch sử, phải từ cái logic giả thiết đi tìm tư liệu, tiếp đó bằng cả hai phương pháp kết hợp
mà phân tích, tìm hiểu tư liệu, sự kiện lịch sử, để rồi từ nhiều tư liệu, sự kiện đã được
phân tích, nhận thức mà khái quát ra được “logic” phát triển nội tại của đối tượng 10.
Bên cạnh đó, kho tàng phương pháp luận chun mơn của khoa học lịch sử có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc nhận thức chân lí lịch sử. Nó bao gồm hệ phương pháp,
phương pháp luận đặc biệt về lịch sử và logic học trong nghiên cứu lịch sử. Theo định
nghĩa của tác giả, “phần phương pháp của các bộ môn lịch sử được phân loại một cách
chặt chẽ theo những đặc điêm của đối tượng nghiên cứu và là một tổng thê của những
thủ pháp, biện pháp, các thủ tục kĩ thuật, các hoạt động, các đề nghị thực hiện về việc tổ
chức và tiến hành các nghiên cứu lịch sử - đó là “mơn khoa học về các phương pháp
nghiên cứu lịch sử, lý luận và thực tiễn áp dụng chúng trong những nghiên cứu lịch sử,
phương pháp luận nghiên cứu lịch sử phù hợp với sự tổng hợp phạm trù trong khoa học
lịch sử, phù hợp với việc tạo ra một bức tranh khoa học hồn chỉnh về q trình lịch sử”.
Logic học nghiên cứu lịch sử - là “môn khoa học nghiên cứu kỹ thuật logic học nhằm thu
thận, xử lí và hệ thớng hố những kiến thức lịch sử, nghiên cứu tính chất đặc biệt của
việc sử dụng những phạm trù nhận thức khoa học phù hợp với quá trình lịch sử, nghiên
cứu những quy định logic học của bước chuyên tiếp từ các sự kiện đến lý luận lịch sử, tử
việc chọn lọc và đặt vấn đê cho đến việc kiêm tra (xác nhận) những kết quả nghiên cứu
lịch sử cụ thê”11.
1.2.1. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử dựa trực tiếp vào nguyên tắc khoa học Marxist-Leninist là
tính lịch sử. Nguyên tắc này được rút ra từ những nguyên lí và phạm trù phổ biến của
phép biện chứng, tư tưởng triết học về sự phát triển.12

9 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 26.
10 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 26.
11 Viện Thông tin Khoa học xã hội (1982), Một số vấn đề về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu các khoa
học lịch sử, Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản, Hà Nội, tr. 59-60.
12 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987) Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, NXB
Sách giáo khoa Mác Lenin, Hà Nội, tr. 39.


Mọi sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội đều có q trình lịch sử của nó,
tức là có q trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Đó là một q trình vận động và
biến đổi liên tục, hết sức cụ thể, đầy quanh co, phức tạp, bao gồm cả những cái ngẫu
nhiên lẫn cái tất yếu, mn hình, mn vẻ, trong những hồn cảnh, điều kiện khác nhau
và theo một trật tự thời gian nhất định.
Và vì thế mà phương pháp lịch sử là một phương pháp phổ biến. Trong lĩnh vực
khoa học nào thì phương pháp này cũng có nhiệm vụ dựng lại hiện tượng với tư cách là
một quá trình đang phát triển, với tất cả những nét chung, những nét đặc thù, những nét
không lặp lại và cá biệt. Đây là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát
sinh, q trình phát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện bản chất và quy luật của
đối tượng. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm
phát hiện các xu hướng, các trường phái nghiên cứu, từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề
nghiên cứu.
Một thuộc tính quan trọng của phương pháp này là xác định trình tự lịch sử của
quá trình phát triển tất yếu đang được nghiên cứu từ giai đoạn lịch sử này đến giai đoạn
lịch sử khác; làm rõ nguồn gốc và những hiện tượng của quá trình ấy. Nhiệm vụ của
phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ
các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp của các sự kiện, hiện tượng, đồng thời đặt q trình phát triển đó trong mối quan
hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quan khác trong suốt quá trình vận động của
chúng, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
Ví dụ như khi nghiên cứu về phong trào Cần Vương, bằng phương pháp pháp lịch

sử, nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể
để mơ tả q trình hình thành mâu thuẫn, chuẩn bị lực lượng, bùng nổ và đến lúc thất bại
hoàn toàn với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn
ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra.
Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử:


Thứ nhất, tính biên niên: nhà nghiên cứu phải trình bày quá trình hình thành và
phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế để
thấy được tính liên tục trong q trình vận động, phát triển của nó.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về sự kiện Cách mạng tháng 8 ở nước ta thì người nghiên cứu
phải bám sát vào quá trình của cuộc cách mạng này từ sự chuẩn bị kĩ càng về lực lượng,
về đường lối đến việc chớp thời cơ như thế nào để cách mạng nổ ra và dành thắng lợi, để
thấy được cái sự vận động phát triển của cuộc cách mạng này.
Thứ hai, tính toàn diện: khi phục dựng quá khứ, nhà nghiên cứu phải khôi phục
đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng, vì lịch sử
phát triển mn màu mn vẻ vì vậy phải đi sâu vào đó để tìm ra cái đặc thù trong cái
phổ biến, tránh tình trạng qua loa, đơn giản thậm chí cắt xén thơng tin. Tuy nhiên, chúng
ta cũng cần tránh tình trạng liệt kê, chất đống tư liệu, phải biết lựa chọn các tư liệu tiêu
biểu, điển hình về các sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.
Ví dụ: Khi nói đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Địi hỏi người
nghiên cứu phải khơi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố, các bước phát triển để dẫn
đến thắng lợi này. Kháng chiến chống Pháp thành công chúng ta không thể chỉ tiếp cận ở
mặt quân sự, mà ta phải nhìn nhận một cách tồn diện đó là thắng lợi là thắng lợi do sự
kết hợp toàn tiện từ các mặt như quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế xã hội.
Thứ ba, tính chi tiết: người nghiên cứu phải bám sát và phản ánh chi tiết quá trình
vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, kể cả các bước phát triển quanh co, thụt lùi
tạm thời của nó để đảm bảo tính trung thực và phản ánh đúng tiến trình vận động của sự
vật, hiện tượng.
Ví dụ: Sau Cách mạng tháng 8, những mầm mống quan hệ kinh tế xã hội của chủ

nghĩa như Ngân hàng nhà nước, các hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ đã nảy sinh. Nhưng thực
dân Pháp quay trở lại xâm lược, quan hệ sản xuất thực dân, phong kiến chưa thực sự bị
thủ tiêu nên những mầm mống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã có bước thụt lùi tạm thời và
đến 1950 mới có điều kiện để phát triển. Tuy khái quát logic phát triển kinh tế lúc đó là


kinh tế dân chủ nhân dân tuy nhiên khi trình bày lịch sử thì khơng thể bỏ qua những bước
thụt lùi tạm thời này.
Thứ tư, tính cụ thể: các sự vật, hiện tượng tồn tại luôn gắn liền với không gian,
thời gian và con người cụ thể. Do đó, người nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địa điểm, thời
gian xảy ra của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Lịch sử là những việc đã xảy ra và không thể thay đổi. Mỗi sự kiện lịch sử
đều tồn tại một cách cụ thể ví dụ như cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất diễn ra vào
năm 1914-1918, một cuộc chiến tranh với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới và
được chia thành hai phe đó là phe Hiệp ước gồm có các nước lớn như:Anh, Pháp, Nga và
phe Liên minh gồm: Đức, Áo Hung. Với chiến trường chính là Châu Âu sau đó lan rộng
ra tồn thế giới.
Thứ năm, phương pháp lịch sử yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái khơng lắp lại
bên cái lắp lại. Bởi các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, những khơng bao giờ diễn
lại hồn tồn như cũ. Nhà nghiên cứu phải chú ý tìm ra những cái khác trước, cái không
lắp lại để thấy được đặc thù của lịch sử.
Ví dụ: Cùng là khởi nghĩa nơng dân nhưng khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu lại
không giống khởi nghĩa của Hồng Hoa Thám về lực lượng, quy mơ và hình thức đấu
tranh...
Song, khi xem xét những biến cố và sự kiện của lịch sử từ góc độ phương pháp
lịch sử, cần lưu ý điều sau đây: để nghiên cứu một hiện tượng ở một thời điểm nhất định
trong quá trình vận động của nó dường như ta phải làm nó dừng lại ở trạng thái tĩnh như
trong “Bút ký triết học”, Lenin viết: “Chúng ta không thê biêu hiện, thê hiện, đo lường,
hình dung sự vận đợng mà khơng cắt đứt tính liên tục, khơng đơn giản hố, khơng làm
thô lỗ, không tách rời, không làm chết cứng cái đang sống. Việc tư duy (không những tư

duy mà cả cảm giác) hình dung sự vận đợng (khơng những sự vận động mà tất cả các
khái niệm) bao giờ cũng thô lỗ, làm chết cứng”.


Phương pháp khắc phục được mâu thuẫn này, nó xét hiện tượng trên các nấc thang
(giai đoạn) phát triển kế tiếp nhau. Nhờ so sánh các trạng thái về chất các nấc thang,
chúng ta phát hiện được thay đổi nội tại của nó theo thời gian, làm rõ được phương
hướng và xu hướng vốn có của nó, qua đó dựng lại trong tư duy tồn bộ q trình phát
triển của đối tượng nghiên cứu. Chính đặc điểm đó của việc nghiên cứu các đối tượng đã
phát triển đã nảy sinh phương pháp chun mơn về phân kì lịch sử13.
Tóm lại, phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại tiến trình phát triển lịch sử với tính
mn màu, mn vẻ của mình, nhằm thể hiện cái lịch sử với tính cụ thể, hiện thực và
sinh động. Nó giúp chúng ta nắm được cái lịch sử để có cơ sở nắm cái logic được đúng
đắn và sâu sắc hơn.
1.2.2. Phương pháp logic
Những thuộc tính của một xã hội sống, đang phát triển như khả năng tiến từ hình
thức thấp lên hình thức cao, tác động qua lại và sự quy định lẫn nhau của các yếu tố, tính
quyết định của quy luật khách đối với những diễn biến xã hội,… Điều được bao hàm - tất
nhiên là dưới hình thức trừu tượng – trong nguyên tắc tính lịch sử. Trong nguyên tắc ấy,
logic của cuộc sống phù hợp hơn với logic của lịch sử14.
Phương pháp logic là phương pháp khoa học nghiên cứu các quy luật, các hình
thức tư duy, cách thức phát triển tri thức và xây dựng các hệ thống trị thức khoa học.
Logic có hai hướng phát triển chính: với tư cách là một học thuyết về cách thu nhận tri
thức, về những quy luật liên hệ các hình thức tư duy và nội dung khách quan được phản
ánh trong những hình thức đó; cũng như với tính cách nghiên cứu các hình thức suy luận
và hình thức trị thức khoa học. Hướng thứ nhất biểu hiện rõ hơn trong logic biện chứng,
hướng thứ hai biểu hiện trong logic hình thức15.
Logic học hình thức đã nêu ra được những quy luật cơ bản có giá trị. Đó là:
13 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd, tr.
44.

14 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987), Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd, tr.
39.
15 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd, tr.
51-52.


- Luật đồng nhất.
- Luật mâu thuẫn.
- Luật bài trung.
- Luật lý do đầy đủ
Công thức của luật đổng nhất là:
“Trong luận đoán, tranh luận và thẫo luận, mỗi khái niệm dèu phải dược dùng theo
một nghĩa đồng nhất”.
Công thức của luật mâu thuẫn là:
“Hai ý kiến trái ngược nhau trong cùng một thời gian và cùng một quan hệ như
nhau tổng thể cả hai đều đúng”.
Công thức của luật bài trung là:
“Trong hai câu phán đoán mâu thuẫn với nhau, trước sau chỉ có một câu là đúng,
cịn câu kia là sai, khơng thể có câu thứ ba được”.
Cơng thức của luật lý do đầy đủ là:
“Bất cứ một sự suy luận nào hạp với chân lý cũng đều phải có căn cứ”. 16
Và logic biện chứng bắt đẩu từ Hegel. Hegel đã phê phán thuyết bất khả tri của
Kant khi coi logic chỉ là một phạm trù tiên nghiệm. Hegel viết: “Kant đã gán cho các
phạm trù logic một ý nghía về bản chất từ chủ quan”, nhưng những phạm trù logic có
“một giá trị và một tồn tại khách quan”. Hegel đã coi nội dung của logic là sự “vận động
của ý thức về mặt là sự phát triển của mọi sinh hoạt tự nhiên và tinh thần”. Hegel viết
tiếp: “Logic là khoa học thuần túy, tức là khoa học thuần túy trong tất cả toàn bộ sự phát
triển của nó”. Tuy vậy, Lenin đã phê phán ý này: “Dòng đầu là một điều ngu xuẩn, dòng
thứ hai là thiên tài”. Như vậy, cái cống hiến lớn lao của Hegel vào logic học là quan điểm
biện chứng, là sự cho ra đời logic biện chứng17.

Nhưng cái không đạt của Hegel là ở mặt duy tâm, là ở biện chứng duy tâm. Ông
coi sự vận động của ý thức đó chi là dựa trên “bản tính của những bản chất thuần túy”,
16Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 33-34.
17 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 34.


tức là của một ý niệm tuyệt đối nào đó tách rời sự phát triển của thế giới khách quan.
Điều mà Hegel viết “tồn tại và bản chất cũng đều là những vịng khâu của cái sinh thành
của nó (của khái niệm)” (tức là ý thức quyết định tồn tại), được Lenin phê phán: “Đào
ngược lại: những khái niệm là những sản phẩm cao nhất của bộ óc, mà bản thân bộ óc lại
là sản phẩm cao nhất của vật chất”18.
Những quy luật cơ bản này, chúng ta thường vẫn phải tuân theo trong tranh luận,
nghị luân hay phát biểu vể một vấn để gì. Thí dụ, trong một bài phát biểu mà lập luân trên
dưới mâu thuẫn nhau thì bài đó khơng cịn giá trị gì nữa; hoặc hai người tranh luận với
nhaù mà nội dung một khái niệm được dùng khơng đổng nhất thì khơng đi đến đâu cả.
Phương pháp nhận thức logic là cách tìm kiếm độc đáo để đi đến chân lí và được
sử dụng cùng với các phương pháp nghiên cứu khác. Nhiệm vụ của nó là vạch rõ vai trị
của từng yếu tố của hệ thống trong một chính thể đã phát triển 19.
Phương pháp logic cho phép nhà nghiên cứu xác định nội dung bên trong của hình
thức bề ngồi hoặc mặt thật bức tranh sự kiện qua nhiều chi tiết ngẫu nhiên và không cơ
bản của sự kiện. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp này địi hỏi chủ khơng phải
là qua quan sát mà là phân tích20.
Lịch sử phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng luôn quanh co,
phức tạp, bao gồm cả những yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên. Sự đa dạng, quanh co phức
tạp đó đã làm cho bản chất, quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng bị “che khuất” mà
trong nghiên cứu khoa học việc sử dụng phương pháp lịch sử chỉ giúp người nghiên cứu
chỉ dừng lại ở việc phục dựng quá khứ của sự vật hiện tượng. Việc loại bỏ đi những yếu
tố ngẫu nhiên, không cơ bản để thấy được những cái tất yếu, cơ bản và những cái được
lặp đi lặp lại,… từ đó làm bộc lộ bản chất, quy luật phát triển khách quan của sự vật, hiện
tượng là mục tiêu quan trọng của công tác nghiên cứu. Để tìm ra bản chất, quy luật vận


18 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 34-35.
19 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987), Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd, tr.
52.
20 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987) , Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd, tr.
52.


động và phát triển của chúng, người nghiên cứu cần kết hợp vận dụng phương pháp logic
và một số phương pháp khác…
Các đặc điểm của phương pháp logic là:
Thứ nhất, nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lắp lại của các sự
vật, hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng
hợp…để tìm ra bản chất của những sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Giữa năm 1965, Mỹ ào ạt kéo quân vào xâm lược miền Nam nước ta. Các
trận đánh của quân và dân diễn ra khác nhau trên các mặt trận và dưới nhiều hình thức:
qn sự, chính trị, kinh tế… Phương pháp logic đi sâu vào nghiên cứu các trận đánh và
nhằm phát hiện ra cái chung của các trận đánh đó, có thể khái quát ra nhiều nét bản chất,
phổ biến, trong đó có tính chất tấn công liên tục, từ đầu trên khắp các mặt trận chẳng hạn.
Thứ hai, nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt
lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp logic lại có thể bỏ qua những bước đường đó,
mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó,
nắm lấy quy luật của nó. Như Engels đã nói “Logic khơng phải là sự phản ánh lịch sử
một cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại, nhưng uốn nắn theo quy luật
mà bản thân quá trình lịch sử đem lại”.
Thứ ba, khác với phương pháp lịch sử, phải nắm lấy từng sự việc cụ thể, nắm lấy
không gian, thời gian, tên người cụ thể, phương pháp logic lại chỉ cần đi sâu nắm lấy
những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển hình và nắm qua những phạm trù, quy luật nhất
định.
Ví dụ: Trong khi viết “Tư bản luận”, Marx có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển

điển hình cao nhất của lịch sử lúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ
bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật thặng dư giá trị, tức nắm được sâu sắc các giai đoạn
điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra quy luật phát triển của các xã hội trước tư bản
chủ nghĩa mà không nhất thiết phải đi từ giai đoạn đầu của lịch sử xã hội loài người.
Ngay trong khi nghiên cứu xã hội tư bản, Marx cũng không cần phải bắt đầu từ tích lũy


tư bản nguyên thủy, từ tư bản thương mại, mặc dù những quan hệ này có trước tư bản
cơng nghiệp. Marx cũng không bắt đầu từ ruộng đất và địa tô là những cái tồn tại rộng rãi
trong xã hội tư bản, mà bắt đầu từ hàng hóa, tiền tệ, tư bản, phát hiện ra quy luật thặng dư
là giường mối của cơ cấu xã hội tư bản. Từ đó, có thể giải thích được các mối quan hệ
khác. Đó là nói về sự bắt đầu từ giai đoạn điển hình, sự kiện điển hình.
Cịn trong thể hiện trình bày thì phương pháp logic cần vận dụng những khái niệm,
phạm trù, quy luật hơn là trình bày những nhân vật, sự việc cụ thể. Cũng như trong Tư
bản luận, Marx không cần chỉ rõ nhà tư sản A hay B nào đó, cũng như hàng hóa cụ thể gì,
tiền tệ của nước nào đó, mà bằng những khái niệm chung: tư sản, hàng hóa, tiền tệ, giá
trị…
Nhờ những đặc điêm đó, mà phương pháp logic có những khả năng riêng:
Thứ nhất, giúp ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì logic là sự phản ánh của thế giới
khách quan vào ý thức con người, mà thế giới khách quan thì không ngừng phát triển, cái
mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà phương
pháp logic dễ nhìn thấy những bước phát triển nhảy vọt và thấy được cái mới đang nảy
sinh và phát triển như thế nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc
dù là hình thức thì chưa thay đổi, nhưng chất mới đã nảy sinh.
Ví dụ: Trong xây dựng nơng thơn mới theo cơ chế thị trường và kinh tế nhiều
thành phần hiện nay đã nảy sinh những làng có tính chất thị tứ, như làng Trai Trang, làng
Hội Xuyên (Hải Dương) trong những năm 90. Đó là những làng từ nơng nghiệp chuyển
mạnh sang công, thương nghiệp “ly nông bất ly hương”, cả làng có hàng trăm ơ tơ tải và
ơ tơ chở hàng,... Rõ ràng đây là những điển hình làng xã mới có thay đổi về chất, so với
làng xã cũ. Lãnh đạo trung ương và địa phương đang từ đó rút ra điểm có tính bản chất để

xây dựng nên các làng thị tứ, làng văn hóa trong cả nước.
Thứ hai, do thấy được mầm mống của cái mới mà phương pháp này giúp ta thấy
trước được hướng đi của lịch sử, nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới.


Ví dụ: Hiện nay, trong xây dựng giai cấp cơng nhân có hiện tượng chuyển dịch từ
khu vực nhà nước sang khu vực tư doanh công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Chỉ tính từ
năm 1988-1992,ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có 67.000 cơng nhân chuyển khỏi khu vực
cơng nghệ quốc doanh, gần 20% công nhân lành nghề, thợ bậc cao chuyển từ khu vực
quốc doanh sang khu vực tư nhân và gần 70% công nhân giỏi nghề chuyển sang các đơn
vị liên doanh. Hậu quả đến năm 1993, TP HCM chỉ cịn 13% cơng nhân làm việc ở khu
vực quốc doanh, 87% làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân, cá thể và tập thể. Cái mới đó,
cho ta thấy hướng đi của lịch sử này hợp hay khơng hợp với định hướng xã hội chủ
nghĩa mà có biện pháp bổ sung, điều chỉnh, đào tạo bồi dưỡng, cải tiến công tác quản lý.
Thứ ba, phương pháp logic giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm
tái sản sinh ra lịch sử ở một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử,
nhờ nắm được những quy luật khách quan đó.
Ví dụ: Từ cuối những năm 90 đến nay, một số xí nghiệp quốc doanh được cổ phần
hóa đã giúp cơng nhân có thể trở thành người vừa sản xuất, vừa làm chủ thực sự xí
nghiệp, lại cải thiện nhanh chóng được đời sống. Nhà nước đã chủ động tác động tới q
trình đó, đưa lịch sử tiến lên…
Một số ngun tắc cơ bản của phương pháp logic:
Thứ nhất, tránh máy móc và định kiến, áp đặt: sự vật hiện tượng vận động theo
quy luật của nó, chính vì vậy, khi sử dụng phương pháp logic để phát hiện ra quy luật vận
động và phát triển của sự vật hiện tượng, địi hỏi nhà khoa học phải đi tìm quy luật từ
chính q trình vận động phát triển phức tạp của chúng. Có như vậy, người nghiên cứu
mới phát hiện được cả những quy luật phổ biến lẫn đặc thù (riêng), sự phong phú, đa
dạng và phát triển đi lên của các sự vật, hiện tượng.
Cần tránh tình trạng áp đặt những định kiến, những quy luật chung có sẵn để làm
khuôn mẫu cho việc nhận thức, đánh giá về những đặc điểm, quy luật của các sự kiện

hiện tượng khác nhau.


Thứ hai, không tách rời khỏi lịch sử: việc nghiên cứu để tìm ra cái phổ biến, bản
chất, quy luật… của sự vật, hiện tượng phải được tiến hành trên cơ sở khái quát hóa và
rút ra từ hiện thực. Nghĩa là phải sử dụng phương pháp logic gắn liền với phương pháp
lịch sử, nếu tách rời phương pháp lịch sử thì nhà khoa học sẽ rơi vào tình trạng suy luận
trừu tượng thiếu cơ sở, nhận xét chung chung, thậm chí kết luận sai lầm. Đồng thời cũng
tránh trường hợp chỉ dựa vào vài dữ kiện ít ỏi để khái quát hóa thành quy luật, bản chất
của sự vật, hiện tượng.
Tóm lại, phương pháp logic cho phép nhận thức các quy luật và tính quy luật của
q trình lịch sử và cho phép hiểu sự độc đáo của hiện tượng này so với hiện tượng khác,
hiểu bản chất, cơ cấu của nó, hiểu các mối liên hệ chức năng và sự phụ thuộc của các yếu
tố trong cơ cấu, những động lực phát triển sự vật hiện tượng21.
1.2.3. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chuyên ngành
nghiên cứu, biên soạn lịch sử. Kết quả và chất lượng mỗi cơng trình nghiên cứu, biên
soạn lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào việc kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này.
Khi xem về tác phẩm phê phán chính trị - kinh tế học của Marx, Engels đã nhận
xét phương pháp logic đối với bộ mơn Chính trị - kinh tế học là thích hợp nhất mặc dù sẽ
có vận dụng phương pháp lịch sử. Ở đây phương pháp lịch sử không phải là chủ yếu
nhưng cũng đã góp phần đạt được mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này
ơng khơng hề có ý đánh giá thấp phương pháp lịch sử như nhiều người đã nghĩ. Hơn thế,
trong một số lĩnh vực nghiên cứu, như trong nghiên cứu lịch sử chẳng hạn, phương pháp
lịch sử là phương pháp thích hợp duy nhất, cịn phương pháp logic sẽ chỉ là hình thức hỗ
trợ mà thôi.Cho nên việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu hồn tồn tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu, nhưng do mục đích nghiên cứu khác nhau, thuộc lĩnh vực khác
nhau nên mỗi khoa học phải xác định phương pháp chủ yếu, thích hợp nhất với mình.

21 N.N.Ma-xlốp – Nguyễn Thế Tự dịch (1987), Phương pháp Mác-Xít Lê-nin-nít Nghiên cứu lịch sử Đảng, sđd,

tr.54.


Trong cuốn đấu tranh giai cấp của Pháp, Marx đã trình bày diễn biến lịch sử theo
trình tự thời gian, các sự kiện, tên người, tên đất cụ thể, các nhân vật lịch sử, với đầy đủ
những nét đặc thù, ngẫu nhiên thể hiện tính lịch sử của q trình, thì trong bộ Tư bản
chúng ta sẽ được thấy Marx đi ngay vào giai đoạn điển hình của xã hội , trình bày rõ
logic phát triển của xã hội Tư bản, rút ra những quy luật thặng dư giá trị. Tuy có sự khác
biệt về phương pháp nghiên cứu, nhưng cả hai tác phẩm đều nhằm trình bày bản chất và
nêu quy luật phát triển của xã hội tư bản. Marx đều phải luôn vận dụng hai phương pháp
logic và lịch sử để hỗ trợ cho nhau. Trong bộ Tư bản khi dùng phương pháp logic là chủ
yếu, Marx đã dẫn ra nhiều sự kiện lịch sử để minh họa cho phương pháp logic. Và ngược
lại trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp, khi dùng phương pháp lịch sử là chủ yếu,
Marx cũng đã vận dụng phương pháp logic để nắm bản chất, quy luật của cuộc đấu tranh
giai cấp, nên Marx mới miêu tả được cuộc đấu tranh đó một cách chân thực và sinh động.
Từ sự phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy phương pháp lịch sử là phương
pháp thích hợp duy nhất đối với việc nghiên cứu lịch sử. Điều này hoàn toàn do đối
tượng và chức năng khoa học lịch sử quyết định, tức là nghiên cứu để miêu tả, khôi phục,
giải thích sự phát triển cụ thể của q trình lịch sử. Song không nên hiểu rằng chức năng
của phương pháp lịch sử chỉ có vậy vì điều này khơng phù hợp với chức năng và mục
đích của khoa học lịch sử, vì vậy phương pháp lịch sử cịn phải vạch ra được cái logic
khách quan ẩn náu đằng sau những sự kiện, những hoạt động của các nhân vật lịch sử đó.
Như đã nêu trên, phương pháp lịch sử là phương pháp duy nhất thích hợp nhất với
khoa học lịch sử, nhưng trong nghiên cứu sử học vẫn phải vận dụng phương pháp logic.
Trong một cơng trình nghiên cứu sử học lúc nào cũng phải vận dụng cả hai phương pháp,
chứ khơng phải khi khơi phục thì dùng phương pháp lịch sử, khi khái quát lý luận tiến
trình lịch sử thì lại dùng phương pháp logic. Vậy chúng ta đều đã thấy được chất lượng
và sức mạnh của một tác phẩm sử học ngồi việc miêu tả, khơi phục q khứ, nó cịn đặc
biệt ở chỗ phân tích, khái qt lý luận. Việc sử dụng phương pháp logic trong nghiên cứu
lịch sử cũng khơng thể xem nó hồn tồn tách rời với phương pháp lịch sử. Hai phương



pháp này được sử dụng độc lập với nhau ở các đoạn khác nhau do yêu cầu của việc
nghiên cứu lịch sử cụ thể.
Sự phân tích, khái quát lý luận phải ln ln tiến hành trên cơ sở tìm hiểu diễn
biến cụ thể của lịch sử, rút ra từ nghiên cứu sự kiện cụ thể những gì làm sáng tỏ cái logic
khách quan đang chi phối sự phát triển của hiện thực lịch sử được miêu tả. Điều này cũng
không phải đơn thuần là dựa trên một số sự kiện lịch sử cụ thể riêng lẻ nào đó để rút ra
kết luận, nguyên lý, khái quát, lý luận ở cuối một phần hay cuối cơng trình nghiên cứu,
mà được kết hợp nhuần nhuyễn vào nhau. Bởi vì, trong một tác phẩm sử học, cái logic
khách quan của hiện thực phải được miêu tả biểu hiện thông qua sự kiện cụ thể, chứ
không phải được nêu gọn trong một vài trang sách phân tích lý luận xen vào những đoạn
miêu tả, minh họa. Muốn đạt được mục đích như vậy, phương pháp logic phải hỗ trợ đắc
lực cho phương pháp lịch sử để nêu lên cái logic khách quan của tiến trình lịch sử. Sự hỗ
trợ của phương pháp logic đối với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lịch sử thể hiện
ở việc kết hợp nhuần nhuyễn trong việc trình bày, miêu tả, phân tích và khái quát, lý luận
sự kiện. Điều này cũng không loại trừ việc sử dụng đơn thuần phương pháp logic để rút
ra một số lý luận trừu tượng, nguyên lý cần thiết trên cơ sở sự kiện đã biết, nhất là ở các
phần có tính chất tổng kết, kết luận.


CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA PHƯƠNG PHÁP LỊCH SỬ
VÀ PHƯƠNG PHÁP LOGIC TRONG NGHIÊN CỨU SỬ HỌC
2.1. Mối liên hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên
cứu lịch sử
Như đã trình bày ở trên, qua nội dung của phương pháp lịch sử và phương pháp
logic thì ta thấy được đối tượng nghiên cứu của phương pháp lịch sử là những đối tượng
cụ thể, những khúc quanh, những chỉ tiết cụ thể trong tổng thể bức tranh của lịch sử. Còn
phương pháp logic đã tập hợp những cái chung nhất của các mối liên hệ để tìm và hình
thành nên quy luật, nên bản chất của sự vật, hiện tượng, hay q trình nào đó đã từng tồn

tại trong lịch sử. Hai phương pháp lịch sử này khơng thể nói rằng phương pháp nào tối ưu
hơn trong nghiên cứu lịch sử. Tùy vào nội dung và tính chất của nghiên cứu mà ta lựa
chọn cho mình phương pháp cho phù hợp.
Liên hệ giữa lịch sử và logic là mối quan hệ giữa hiện thực và nhận thức, giữa tồn
tại và tư duy, giữa khách quan và chủ quan, cần khẳng định tính thứ nhất của lịch sử và
tính thứ hai của logic. Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic hoàn
toàn khơng thuộc hai loại hình đó. Mối liên hệ giữa hai phương pháp pháp đó khơng phải
là sự đối lập và thống nhất giữa tồn tại và tư duy mà phương pháp lịch sử cũng như
phương pháp logic, với tư cách là phương pháp, được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu, tức quá trình vận động của tư duy tiến đến khách thể. Nói một cách khác, hai
phương pháp đó là công cụ nhận thức, công cụ nắm chân lý, hay hẹp hơn, công cụ phô
diễn chân lý khi tư duy chủ quan nắm được hiện thực khách quan. Như vậy, chúng ta cần
phải khẳng định phương pháp lịch sử hay phương pháp logic đều là những phương pháp
do tư duy chủ quan vận dụng. Có lẽ khơng ai nghi ngờ về điều đó nhưng đó là đặc điểm
mà chúng ta phải chú ý. Nếu không chú ý chúng ta sẽ khơng trình bày đầy đủ sự chuyển
cặp phạm trù “lịch sử” và “logic” vào nội dung của hai phương pháp, chúng ta sẽ lầm lẫn
khi coi đây là sự lựa chuyển tương ứng theo công thức: xem phạm trù lịch sử là phương
pháp lịch sử, xem phạm trù logic là phương pháp logic22.
22 Hà Văn Tấn (2008), Một số vấn đề lý luận sử học, sđd, tr. 16.


Trong bài luận của Marx “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” F. Engles
viết rằng: Căn cứ vào phương pháp biện chứng thì việc nghiên cứu của C.Marx có thể
tiến hành bằng hai phương pháp: phương pháp logic và phương pháp lịch sử “Vì trong
lịch sử cũng như phản ánh trong lịch sử... tiến trình phát triển... đi từ cái đơn giản nhất
đến cái phức tạp hơn...đồng thời...cũng xuất hiện một trình tự như quá trình phát triển
logic vậy... Nhưng lịch sử thường phát triển qua những bước nhảy vọt và những đường
khúc khuỷu quanh co, và nếu nhất định bất cứ ở chỗ nào cũng đều phải đi theo nó, thì
khơng những phải nêu lên nhiều tài liệu khơng quan trọng, mà thường cịn phải ngắt đoạn
tiến trình tư tưởng nữa”. Trong khi nói đến tác phẩm của C.Marx là sự phân tích tư bản,

F. Engels đã kết luận rằng phương pháp logic là phương pháp thích hợp duy nhất 23.
Tuy nhiên nếu F. Engels nói rằng mọi nghiên cứu đều phải dùng phương pháp duy
nhất và hợp lí là phương pháp logic thì thật là sai lầm. Bởi mỗi phương pháp đều thể hiện
được tính chất khoa học của mình. Thể hiện được tư duy biên chứng trong nghiên cứu
lịch sử. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic nó khơng phải là hai khuynh hướng
tiếp cận vấn đề trái ngược nhau, nó cũng khơng phải song song. Mà giữa hai phương
pháp vừa tồn tại tính thống nhất nhưng cũng vừa tồn tại sự độc lập tương đối của riêng
nó. F. Engels đã nêu ra: “Về thực chất, phương pháp này (logic cũng là phương pháp lịch
sử, có điều đã thốt khỏi hình thái lịch sử và thoát khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên gây
trở ngại mà thôi”24.
Mối quan hệ biện chứng của hai phương pháp này vừa thống nhất vừa có tính
tương đối. Trong sự thống nhất của bản thân nó, hai phương pháp tồn tại biện chứng với
nhau “Nếu khơng có cái logic, cái lịch sử chỉ là mù qng, mà khơng có cái lịch sử thì
cái logic chỉ là rỗng tuếch”25. Cịn tính độc lập tương đối của hai phương pháp thì lại
được biểu hiện rõ rệt trong cơng tác trình bày và biên soạn.

23 Nguyễn Thị Dung (2013), Sự Thống nhất giữa Phương pháp Logic và Phương Pháp Lịch Sử trong Bộ Tư Bản
của C.MARX, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Quốc gia TP.HCM – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, tr. 34.
24 Nguyễn Thị Dung (2013), Sự Thống nhất giữa Phương pháp Logic và Phương Pháp Lịch Sử trong Bộ Tư Bản
của C.MARX, tlđd, tr. 34.
25 Văn Tạo (1995), Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic, sđd, tr. 47.


2.1.1. Mối quan hệ thống nhất của phương pháp logic và phương pháp lịch sử
trong nghiên cứu lịch sử
Vì lịch sử là một hiện thực khách quan, nên sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng, hay quá trình của nó phát triển một cách phong phú và đa dạng bao gồm cả
“những hiện tượng đặc thù, cá thê ngẫu nhiên, những bước quanh co nhưng luôn theo
một xu hướng phát triên tất yếu, tức chịu sự chi phối bởi các quy ḷt lịch sử. Do đó mơ
tả lịch sử chân thực là đã bao hàm tính lịch sử và tính logic”26.

Đối với phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lịch sử, V.I. Lenin viết trong “Bút
ký triết học” như sau: “Trong quá trình nhận thức của sự vật trong tư duy, trong mối liên
hệ qua lại của các hình tượng (khái niệm) lý tưởng, trong sự vận động của chúng, trong
sự chuyển hóa qua lại, phải tái tạo lại được “sự phát triển của sự vật ấy, sự vận động của
chính nó, đời sống của chính nó”. Phương pháp lịch sử yêu cầu chủ thể nhận thức phải
thể hiện thuộc tính vận động của vật chất, tính phổ biến của vận động. Thực vậy, nếu vận
động là thuộc tính của vật chất, là phương thức tồn tại của nó, nếu toàn bộ các tạo thể vật
chất (sự vật) là những hệ thống vận động tương đối bền vững xuất hiện và phát triển theo
những quy luật nhất định, nếu hình thức của sự vận động tương đối bền vững xuất hiện
và phát triển theo những quy luật nhất định, nếu hình thức của vận động quyết định bản
chất của chúng thì để có thể nhận thức được sự vật phải xem xét nó trong sự vận động,
trong sự hình thành và phát triển, bởi lẽ chỉ khi vạch rõ những giai đoạn cơ bản mà sự vật
phải trải qua trong q trình phát triển của nó mới có thể hiểu được, giải thích được
những thuộc tính và liên hệ tất yếu đặc trưng cho sự vật, những đặc trưng chất lượng và
số lượng vốn có của sự vật27.
Vì sự vật trong q khứ ln gắn liền với một hồn cảnh và điều kiện lịch sử cụ
thể, nó bắt đầu từ quá trình: nảy sinh; hình thành, phát triển và tiêu vong, tình trạng hiện
tại của nó khơng là vĩnh viển. Đặc điểm này của sự vật nó đi ngược lại với tư duy siêu
hình và chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ. Những cái đó cho rằng sự tồn tại của sự vật là cái
26 Hoàng Hồng (2005), Nghiên cứu phương pháp luận sử học ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10/2005,
tr. 23.
27 Nguyễn Thị Dung (2013), Sự Thống nhất giữa Phương pháp Logic và Phương Pháp Lịch Sử trong Bộ Tư Bản
của C.MARX, tlđd, tr. 35.


bất biến, cứng đờ, vì thế mà khơng thấy được sự vận động và biến đổi của nó. Cho nên
đối với phương pháp lịch sử, xem xét sự vật trong sự vận động và phát triển trở thành của
nó là rất quan trọng. Để làm được việc này cần phải có phương pháp. Và phương pháp
chắc chắn nhất và cần thiết nhất đó là có được thói quen xem xét vấn đề đó một cách
đúng đắn và khơng lạc hướng trong rất nhiều chi tiết, hoặc trong rất nhiều ý kiến đối lập

nhau mà không quên mối liên hệ lịch sử căn bản, xem xét mọi vấn đề theo quan điểm:
một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào? Hiện tượng đó đã trải
qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào? Và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó
để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào?. Trả lời các câu hỏi trên, nó giúp ta
khâu chuỗi lại sợi xích logic trong vơ vàn các hiện tượng, ngẫu nhiên trong lịch sử. Đây
là một phần của phương pháp logic trong phương pháp lịch sử.
Phương pháp lịch sử giúp ta tìm ra cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm
thời, đi sâu vào những uẩn khúc của nó. Bởi vì lịch sử thường phát triển mn màu,
mn vẻ, có khi cái cũ chưa thật tàn tạ, cái mới đã nảy sinh. Hoặc có khi cái mới tuy đã
chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy cịn có điều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực
nhất định. Trong nghiên cứu có khơng ít những trường hợp phải tìm hiểu về trạng thái
tiền lịch sử, trạng thái quá độ và sinh thành của khách thể, chỉ ra những mối liên hệ và
quan hệ trong sự phát triển hiện thực mà sự vật trải qua. Ở đây, nếu chỉ dựa vào phương
pháp logic khơng thơi thì khơng giải quyết được. Thực ra, trong kết cấu đương đại của sự
vật chỉ tái hiện lịch sử dưới dạng lọc bỏ và rút gọn, cho nên một cách tất yếu, phương
pháp logic chỉ giúp chủ thể nắm bắt lịch sử trong chừng mực mà các thang bậc quá khứ,
các tính quy định lịch sử tham gia vào trong kết cấu đó thơi. Nói khác đi, không phải mọi
yếu tố lịch sử và tiền lịch sử đều được duy trì trong suốt tiến trình lịch sử để rồi ngưng
đọng lại trong kết cấu đương đại của sự vật nghiên cứu. Thành thử, chính ở đây, phương
pháp lịch sử không chỉ là cần thiết mà cịn là tất yếu. Thường thì lịch sử của sự vật biểu
hiện dưới dạng một chuỗi sự kiện cụ thể khơng trùng lặp. Nhưng điều đó khơng có nghĩa
là sự kiện nào cũng bị tan biến trong lịch sử mà khơng để lại dấu tích gì. Một số trong đó
được duy trì để rồi phát triển thành cái phổ biến tất yếu ở giai đoạn lịch sử tiếp theo. Sự


×