Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

PHÁP LUẬT về GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG mại tại tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.78 KB, 58 trang )

CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN
1.1 Các khái quát về tranh chấp kinh doanh, thương mại:
1.1.1 Tranh chấp kinh doanh, thương mại:
Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 định nghĩa khái
niệm hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đích sinh lợi khác (Điều 3 khoản 1 Luật thương mại 2005). Khái niệm về hoạt
động thương mại đã được mở rộng tương đồng với khái niệm kinh doanh trong luật
doanh nghiệp năm 2005.
Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về
kinh doanh, thương mại.
Như vậy có thể hiểu: Tranh chấp kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn
(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực
hiện các hoạt động thương mại.
1.1.2 Phân loại tranh chấp tranh chấp kinh doanh, thương mại: (Điều 30
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về
chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty.
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công
ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng
quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của
công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của cơng ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công
ty.
1



Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Đặc trưng của tranh chấp kinh doanh thương mại:
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh
doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. Đó là hệ quả phát sinh từ quan hệ
giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các bên liên quan với chủ thể kinh
doanh trong quá trình tiến hành các mục đích nhằm mục đích sinh lợi.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là các vấn đề do các bên
tranh chấp tự định đoạt.
Các bên tranh chấp thương mại thường là chủ thể kinh doanh có tư cách
thương nhân hoặc tư cách nhà kinh doanh.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là những tranh chấp mang yếu tố vật chất
và thường có giá trị lớn.
1.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà
án:
1.2.1 Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại tòa án:
* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật:
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản
được ghi nhận tại Điều 3 BLTTDS 2015. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi một chế độ
tài phán tư pháp dân chủ, khách quan và có hiệu lực trong việc bảo vệ các lợi ích
hợp pháp của các doanh nghiệp, xử lý đúng đắn các xung đột, tranh chấp kinh tế
theo đúng quy định pháp luật, làm cho thị trường ln ổn định, cơng bằng và vận
hành có trật tự . Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng quan trọng
hơn phải bảo đảm an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật
thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ vì thế các chủ thể khi tham gia kinh
doanh phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của
minh.
* Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:

Trong pháp luật tố tụng, quyền tự định đoạt của đương sự biểu hiện ở khả
năng khi tham gia tố tụng, các đương sự tự do định đoạt các quyền, phương tiện tố
2


tụng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước các xâm hại. Nguyên tắc này
được ghi nhận tại Điều 5, BLTTDS 2015. Theo đó, các đương sự có quyền quyết
định việc khởi kiện, u cầu tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự khi có
đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc của đương sự và chỉ giải quyết trong
phạm vi đơn khởi kiện, đơn u cầu đó; trong q trình giải quyết vụ việc dân sự,
các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với
nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền định đoạt
của đương sự được thể hiện qua nội dung của một số quyền khác như: quyền thay
đổi, bổ sung hoặc rút các yêu cầu; quyền hòa giải, thương lượng; quyền đưa ra
chứng cứ và chứng minh; quyền kháng cáo.
Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc cơ
bản nhất trong tố tụng vụ án kinh doanh, thương mại. Nguyên tắc này xuất phát từ
nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể. Quyền tự do kinh
doanh khơng có nghĩa là các cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh có thể làm
bất cứ điều gì cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của mình; mà khi tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, các bên đều phải tuân theo những quy tắc nhất định của
pháp luật. Và khi có tranh chấp xảy ra, trình tự cũng như thủ tục giải quyết phải
tuân theo pháp luật. Với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của các đương
sự trong quá trình tố tụng, pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc lựa chọn
cách giải quyết tranh chấp cho các bên, tạo ra sự chủ động của đương sự trong quá
trình giải quyết tranh chấp.
Các chủ thể khi tham gia vào mối quan hệ kinh doanh với các đối tác của
mình, khơng ai mong muốn tranh chấp xảy ra, gây thiệt hại cho lợi ích kinh tế của
các bên. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi xảy ra tranh chấp, việc giải
quyết tranh chấp một cách thấu tình đạt lý nhưng vẫn đảm bảo uy tín kinh doanh,

khơng làm ảnh hưởng đến quan hệ “bạn hàng” là điều mà các bên đều mong muốn.
Chính vì vậy, trong ngun tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự,
quyền khởi kiện có thể coi là quan trọng nhất. Bởi lẽ, theo quy định thì Tịa án chỉ
thụ lý, giải quyết các tranh chấp này nếu có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của các
đương sự; nếu đương sự không khởi kiện ra tịa thì tịa án khơng có thẩm quyền giải
quyết. Có thể thấy rằng, việc tranh chấp có được đưa ra tịa án giải quyết hay khơng
3


là sự lựa chọn của các chủ thể. Trên thực tế, khi phát sinh các tranh chấp trong hoạt
động kinh doanh, thì các bên sẽ cố gắng tự giải quyết vì như vậy sẽ tiết kiệm được
khá nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là khơng ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn
cũng như uy tín của họ được bảo đảm; việc nhờ đến cơ quan luật pháp là sự lựa
chọn cuối cùng nếu các bên không thống nhất được với nhau.
* Cung cấp chứng cứ và chứng minh:
Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tịa án và chứng
mình cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 6, BLTTDS). Cụ thể,
khi giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, Tòa án chủ yếu chỉ căn cứ vào
những chứng cứ mà đương sự đưa ra; Tòa sẽ nghe các bên trình bày và xác minh
chứng cứ; các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày những gì mà họ cho là đúng và
cần thiết. Nếu các chứng cứ cung cấp chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác, thì Tòa án
sẽ yêu cầu đương sự thu thập thêm chứng cứ hoặc xác minh sự chính xác đó. Tịa án
khơng nhất thiết phải thu thập thêm chứng cứ mà chỉ tiến hành thu thập, xác minh
chứng cứ khi thấy cần thiết để là rõ thên yêu cầu của các bên, bảo đảm cho việc giải
quyết vụ án được chính xác. Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi xảy ra tranh chấp, các đương sự cần tự mình thu thập đầy đủ các chứng cứ
để xác nhận và chứng minh cho yêu cầu của mình, phản đối yêu cầu của người khác
là có căn cứ hợp pháp.
Việc chứng minh và cung cấp đầy đủ chứng cứ của các đương sự góp phần
giúp cho hoạt động giải quyết tranh chấp của Tịa án được nhanh chóng và chính

xác. Tuy nhiên, trong các vụ án kinh doanh, thương mại thì các đương sự là những
người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì thế thời gian, có thể nói
là một “vấn đề” của họ. Do đó, khi “vướng” vào một vụ tranh chấp, nhận thấy rằng
việc thu thập chứng cứ có thể mất nhiều thời gian, chi phí của các đương sự; đó là
chưa kể đến việc có những chứng cứ mà đương sự khơng thể tự mình thu thập được,
hoặc áp dụng mọi biện pháp để thu thập chứng cứ nhưng khơng có kết quả. Trong
những trường hợp như vậy, đương sự phải làm đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu
thập chứng cứ, trong đơn phải ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ cần thu
thập, lý do không thu thập được chứng cứ, tên cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ
đó.
4


* Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền:
Căn cứ Điều 7 BLTTDS 2015 Cơ quan, tổ chức, các nhân trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn
cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài
liệu, chứng cứ mà minh đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự , Toàn
án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật TTDS 2015 và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp khơng cung cấp
được thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tồ án, Viện
kiểm sát.
* Ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
Các chủ thể khi tham gia quan hệ sản xuất kinh doanh đều được pháp luật thừa
nhận quyền bình đẳng. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức
khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh
doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh cho đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Quyền bình đẳng khơng chỉ thể hiện khi các bên tham gia vào quan hệ kinh doanh

mà còn thể hiện khi họ tham gia vào quan hệ tố tụng tại Tịa án. Tịa án có trách
nhiệm tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
trong q trình tố tụng (Điều 8, BLTTDS 2015).
Có thể nói ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật có ý
nghĩa quan trọng vì nó khơng chỉ thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
mà cịn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi có tranh chấp xảy ra thì trước
tịa án sẽ khơng phân biệt các bên thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thuộc thành
phần kinh tế gì; các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố
tụng. Với nguyên tắc này, các tổ chức, các nhân sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong
đầu tư, sản xuất kinh doanh; từ đó khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy hoạt động
của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; góp phần khơng nhỏ tạo sự
tăng trưởng kinh tế - xã hội.
* Bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của đương sự:

5


Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong q
trình gải quyết, đương sự có quyền đưa ra chứng cứ, có quyền đối chất và khi bị
kiện thì có quyền u cầu phản tố. Tồ án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự
thực hiện quyền bảo đảm của mình. (Điều 9 BLTTDS 2015)
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của
đương sự có quyền u cầu tịa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm
thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ… Người yêu
cầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu đó nếu yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng
hợăc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Đương sự có quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của người
tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân, cơ quan tổ chức nào trong hoạt

động tố tụng dân sự.
* Nguyên tắc hòa giải:
Hòa giải là sự thỏa thuận của các đương sự trong việc giải quyết vụ án. Việc
các đương sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn tố tụng luôn
được Nhà nước khuyến khích; bởi vì, khi các đương sự thỏa thuận với nhau về giải
quyết vụ án khơng chỉ có nội dung tranh chấp mà mâu thuẫn của các đương sự cũng
được giải quyết triệt để, nhanh chóng, tiết kiệm nhất và thường Nhà nước không
phải sử dụng sức mạnh cưỡng chế để thi hành thỏa thuận đó. Hịa giải là quyền tố
tụng của đương sự và chỉ có đương sự mới có quyền hịa giải vì đương sự là chủ thể
của quan hệ pháp luật nội dung nên có quyền tự mình quyết định những vấn đề của
vụ tranh chấp.
Do đặc điểm của tranh chấp kinh doanh, thương mại là phản ánh về vấn đề lợi
ích kinh tế của chủ thể kinh doanh nên hòa giải là biện pháp được ưu tiên áp dụng
trước khi các bên tranh chấp phải nhờ tới cơ quan có thẩm quyền tài phán. Đây là
nguyên tắc được xây dựng trước tiên do yêu cầu của chính đơn vị kinh doanh.
Theo nguyên tắc này, khi có tranh chấp kinh doanh, thương mại xảy ra, trước
hết các bên tự tiến hành hòa giải với nhau. Khi khơng tự hịa giải được, các bên mới
u cầu cơ quan tòa án can thiệp. Nhưng khi đã yêu cầu cơ quan tòa án can thiệp,
6


các đương sự vẫn có thể tiến hành hịa giải dưới sự hướng dẫn, cơng nhận của Tịa
án. Chỉ khi hịa giải khơng thành, Tịa án mới đưa vụ việc ra xét xử. Hơn nữa, tại
phiên tòa, thẩm phán cũng tạo điều kiện để cho các bên tranh chấp hòa giải được
với nhau ( Điều 10, BLTTDS 2015).
1.2.2 Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tòa án:
* Thẩm quyền theo vụ việc:
Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại thuộc cơ quan nào: cơ quan quản lý cấp trên, tòa dân sự

hay tòa kinh tế.
Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án (Điều 30, BLTTDS 2015):
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,
tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho
thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng
đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; vận chuyển hàng hố, hành khách bằng
đường hàng khơng, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch
về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4.Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa
công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội
đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của
cơng ty.
7


5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Toà án (Điều 31, BLTTDS 2015):
1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội
đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết

tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng
không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay,
tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận
bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tịa án nước ngồi hoặc khơng cơng
nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngồi khơng có
u cầu thi hành tại Việt Nam.
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh,
thương mại của Trọng tài nước ngoài.
6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
* Thẩm quyền theo cấp xét xử:
- Tòa án nhân dân cấp huyện: (Điều 35 và Điều 36 BLTTDS 2015)
Đối với những tranh chấp kinh doanh, thương mại; Tòa kinh tế có thẩm
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau: Các tranh chấp phát sinh
trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
8


Nếu những tranh chấp trên có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh: (Điều 37, Điều 38 BLTTDS 2015)
Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tất cả những
tranh chấp kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 và Điều 31 của BLTTDS
2015, trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Tịa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên

để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trường hợp cần thiết là những trường hợp:
- Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
- Vụ án có nhiều đương sự ở trên địa bàn thuộc các huyện khác nhau và xa
nhau.
- Tòa án cấp huyện chưa có Thẩm phán để có thể phân cơng giải quyết vụ án
kinh doanh, thương mại, hoặc tuy có Thẩm phán để có thể phân cơng giải quyết vụ
án kinh doanh, thương mại, nhưng thuộc một trong các trường hợp phải thay đổi
Thẩm phán mà khơng có Thẩm phán khác để thay thế.
Cũng theo sự phân cấp, tòa án cấp tỉnh phúc thẩm những vụ án kinh doanh,
thương mại mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án
cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quyđịnh của pháp luật tố tụng.
Đối với những bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân cấp huyện bị
kháng nghị thìỦy ban Thẩm phán của tịa án cấp tỉnh xem xét và giải quyết theo
trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
* Thẩm quyền theo lãnh thổ:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án theo
lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân
hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
9


theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại điều
39, BLTTDS 2015.
Tuy nhiên, Luật cũng cho phép các đương sự có quyền tự thỏa thuận với
nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên
đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ
chức giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các Điều
26, Điều 30 của BLTTDS 2015.

Trong trường hợp tranh chấp chỉ liên quan đến bất động sản, thì Tịa án nơi
có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Đối với giải quyết việc kinh doanh, thương mại của Tòa án theo lãnh thổ
được xác định như sau:
- Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định kinh doanh, thương mại
của Tịa án nước ngồi cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là các cá nhân
hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ
chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tịa án
nước ngồi có thẩm quyền giải quyết u cầu cơng nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tịa án nước ngồi.
- Tịa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân
hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền giải quyết u cầu khơng cơng nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương
mại của Tòa án nước ngồi khơng có u cầu thi hành tại Việt Nam.
- Tòa án nơi người phải thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài cư trú,
làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở,
nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc
thi hành quyết định của Trọng tài nước ngồi có thẩm quyền giải quyết u cầu
cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài.

10


- Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết các yêu cầu liên quan đến
việc yêu cầu Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp được thực
hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại.
* Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại trong các trường hợp sau đây:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì ngun đơn có

thể u cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn
có tài sản giải quyết tranh chấp.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức, thì ngun
đơn có thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải
quyết.
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì ngun đơn có
thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây
thiệt hại giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên
quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với
người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể u cầu Tịa án nơi mình cư
trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc
người có vai trị trung gian thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi người sử dụng
lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có
vai trị trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể u
cầu Tịa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

11


- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì ngun
đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải
quyết;
- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác
nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải
quyết.
- Như vậy theo quy định tại Điều 40 của BLTTDS 2015 thì trong một số

trường hợp nhất định, có nhiều Tịa án có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp
kinh doanh, thương mại cụ thể và nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các Tịa
án đó. Để tránh việc có tranh chấp về thẩm quyền thì Tịa án nào thuộc một trong
các Tịa có thẩm quyền mà nhận được đơn khởi kiện trước tiên của nguyên đơn, đã
dự tính tiền tạm ứng án phí, có thẩm quyền thụ lý vụ án theo đúng quy định.
Sau khi thụ lý tranh chấp kinh doanh, thương mại, nếu phát hiện việc giải
quyết tranh chấp không thuộc thẩm quyền của mình, thì Tịa án đã thụ lý phải ra
quyết định chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Tịa án có thẩm quyền giải quyết, trong đó
cần nêu rõ lý do chuyển hồ sơ vụ án, đồng thời phải thông báo ngay cho nguyên
đơn biết.
Trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền thì những Tịa án có tranh
chấp đó phải báo cáo ngay lên Tòa án cấp trên trực tiếp để Tịa án đó quyết định
việc giao cho Tịa án nào giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau:
- Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng
một tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giải giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân
cấp tỉnh do Chánh án Tịa án nhân dân tối cao giải quyết.
1.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
tòa án:
12


Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án cũng như thủ
tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, lao động ( gọi chung là
thủ tục giải quyết vụ án), gồm có:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tồ án cấp sơ thẩm, gồm có: Khởi kiện và thụ
lí vụ án (từ Điều 186 – 202 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015); hoà giải và chuẩn bị
xét xử (từ Điều 203 – 221 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015); phiên toà sơ thẩm (từ
Điều 222 – 238 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

- Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm (từ Điều 270 – 315 Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015).
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: thủ tục
giám đốc thẩm (từ Điều 325 – 350 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) và thủ tục tái
thẩm (từ Điều 351 – 357 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
* Phiên tòa sơ thẩm:
Xét xử tại phiên tòa sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, có ý nghĩa
quyết định nhất; bởi vì, tại phiên tòa sơ thẩm, tòa án sẽ xem xét và giải quyết tất cả
những vấn đề của vụ án; đồng thời, các đương sự sẽ được công khai bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trước tịa án. Với những chứng cứ và tài liệu mà các
đương sự cung cấp thì chưa đủ điều kiện cho Tịa dựa vào đó để giải quyết vụ tranh
chấp, vì vậy tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử xác định lại chúng để đảm bảo
tính chính xác. Tịa sẽ làm rõ thêm các tình tiết của vụ tranh chấp thơng qua việc
lắng nghe ý kiến trình bày của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác,
xem xét các tài liệu, bằng chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của người tham gia tố
tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên tòa, hội đồng xét xử mới
nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án.
Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm bao gồm:
+ Thủ tục bắt đầu phiên tòa (Điều 239 – Điều 246 BLTTDS 2015)
+ Tranh tụng tại phiên tòa (Điều 247– Điều 263 BLTTDS 2015)
+ Thủ tục nghị án và tuyên án (Điều 264 – Điều 269 BLTTDS 2015)
* Thủ tục giải quyết vụ án tại toàn án cấp phúc thẩm:
13


Tại Điều 270 BLTTDS khẳng định xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp phúc
thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa
có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Việc BLTTDS quy định về tính chất
của xét xử phúc thẩm nhằm khẳng định phúc thẩm là một cấp xét xử và là cấp xét
xử thứ hai, được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm.

Phúc thẩm nhằm mục đích sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết
định chưa có hiệu lực của Tịa án. Mặt khác, khi tiến hành phúc thẩm, Tòa án cấp
trên sẽ kiểm tra, giám sát được chất lượng trong hoạt động xét xủa sơ thẩm của Tòa
cấp dưới.
Người quyền kháng cáo: ( Điều 271 BLTTDS 2015)
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ
án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để
yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Đơn kháng cáo: (Điều 272 BLTTDS 2015)
Khi có nhu cầu kháng cáo thì các chủ thể có quyền kháng cáo, phải làm đơn
gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Và gửi
kèm theo là các tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo
của mình là có căn cứ và hợp pháp; điều này có ý nghĩa buộc người kháng cáo phải
thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình nếu họ muốn kháng cáo bản án, quyết
định của Tịa án.
Nếu đơn kháng cáo khơng có đầy đủ nội dung theo quy định của BLTTDS
thì Tịa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
Trong trường hợp đơn kháng cáo q hạn thì Tịa án cấp sơ thẩm u cầu người
kháng cáo trình bày rõ lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Quy định
này tạo điều kiện cho người có quyền kháng cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình trước Tịa án, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại
vụ án được chính xác.
Thời hạn kháng cáo: (Điều 273 và Điều 275 BLTTDS 2015)
Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm và quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm là khác nhau. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp
14


sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ

chức hoặc cá nhân khởi kiện khơng có mặt tại phiên tịa hoặc khơng có mặt khi
tun án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận
được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi
kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà khơng có lý do
chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Với thời hạn kháng cáo đã quy định, các chủ thể có quyền kháng cáo phải
tuân thủ theo thời hạn đó. Tuy nhiên, pháp luật vẫn có những quy định đối với các
kháng cáo quá hạn, là những kháng cáo quá thời hạn luật định. Kháng cáo q hạn
có thể được hoặc khơng được chấp nhận. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá
hạn, toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng
cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Toà án cấp phúc
thẩm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài
liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng gồm ba Thẩm
phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên
vắng mặt thì Tịa án vẫn tiến hành phiên họp.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý
kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng
có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và
phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án
cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ
thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng
cáo quá hạn thì Tồ án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật TTDS
2015 quy định.
Kháng nghị của Viện kiểm sát: (Điều 278 BLTTDS 2015)
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng
nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
15



Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát: (Điều 279 BLTTDS 2015)
- Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội
dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng
nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm
sát ra quyết định kháng nghị.
- Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra
bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ
tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy
định tại Điều 283 của Bộ luật này.
- Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để
chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
Thời hạn kháng nghi: (Điều 280 BLTTDS 2015)
- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm
sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày
tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên khơng tham gia phiên tịa thì thời hạn kháng
nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
- Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm
đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tịa án cấp sơ thẩm là 07 ngày,
16


của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp

nhận được quyết định.
- Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết
định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì
Tịa án cấp sơ thẩm u cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị (Điều 284 BLTTDS 2015)
Mặc dù đã nộp đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị nhưng trước khi bắt
đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ
sung kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung
kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu,
nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tịa phúc thẩm, người kháng cáo
có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ
án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa
phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa
phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc
thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo,
kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút
kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi
vào biên bản phiên tòa.
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
17


Toà án cấp phúc thẩm vào sổ thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án,
kháng cáo, kháng nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo (Điều 285, BLTTDS).

Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm khi có căn
cứ đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà
chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân,
cơ quan, tổ chức đó; một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà
chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; chấm dứt đại diện hợp pháp của
đương sự mà chưa có người thay thế; cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên
quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải
quyết trước mới giải quyết được vụ án; các trường hợp khác mà pháp luật có quy
định. Bên cạnh đó, BLTTDS cũng quy định thẩm quyền, thủ tục và hậu quả pháp lý
của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện như giai đoạn sơ thẩm (Điều
288, BLTTDS).
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khi có căn cứ
nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được
thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tun bố phá sản mà khơng có cá
nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
các trường hợp khác mà pháp luật có quy định. Trong trường hợp tồ án cấp phúc
thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án khi người kháng cáo rút toàn bộ
kháng cáo hoặc viện kiểm sát rút tồn bộ kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm
có hiệu lực pháp luật từ ngày tồ án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử
phúc thẩm (Điều 289, BLTTDS).
Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn
rút đơn khởi kiện và bị đơn đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Trong
trường hợp này toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm.
Thủ tục xét xử phúc thẩm
Hỗn phiên tịa phúc thẩm: Điều 296 BLTTDS quy định
18


Kiểm sát viên được phân cơng tham gia phiên tịa phúc thẩm vắng mặt thì

Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, khơng hỗn phiên tịa, trừ trường hợp Viện
kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
Người kháng cáo, người khơng kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
họ được Tịa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hỗn phiên tịa.
Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tịa án tiến hành phiên tòa phúc
thẩm xét xử vắng mặt họ.
Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị
coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tịa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu
kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tịa
án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan thì phải hỗn phiên tịa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được
Tịa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng khơng có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
Trong phần quyết định của bản án, Tịa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần
kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
Người khơng kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc
kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án tiến hành xét xử vụ án.
Thời hạn hỗn phiên tịa và quyết định hỗn phiên tịa phúc thẩm được thực
hiện theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật này.
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm:
BLTTDS đã quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục tiến hành phiên Toà
phúc thẩm từ khi chuẩn bị khai mạc phiên toà đến khi kết thúc phiên toà, các quy
19


định để đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, mở rộng quyền dân chủ, phát huy

tính tích cực, chủ động của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác
trong việc trình bày yêu cầu, đề nghị, xuất trình chứng cứ, xét hỏi và tranh luận tại
phiên toà.
Trước khi khai mạc phiên toà, thư ký toà án phải tiến hành các công việc để
chuẩn bị khai mạc phiên tồ. Sau đó, chủ toạ phiên tồ khai mạc phiên toà; giải
quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
xem xét, quyết định, hỗn phiên tồ khi có người vắng mặt; bảo đảm tính khách
quan của người làm chứng.
Đối với thủ tục hỏi tại phiên tòa; thứ nhất, chủ toạ phiên toà hỏi và hội đồng
xét xử xem xét việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, việc thay đổi, bổ sung, rút
kháng cáo, kháng nghị, việc thoả thuận của các đương sự tại phiên Tịa phúc thẩm.
Nếu bị đơn khơng đồng ý thì hội đồng xét xử khơng chấp nhận việc rút đơn khởi
kiện của nguyên đơn và phiên toà phúc thẩm vẫn tiến hành bình thường. Nếu bị đơn
đồng ý thì hội đồng xét xử chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và ra
quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Quy định này thể hiện
sự tôn trọng nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự và bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của các đương sự khác. Nếu các đương sự thoả thuận được với
nhau về việc giải quyết vụ án, thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật
và đạo đức xã hội, thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa lại bản án
sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của đương sự.
Thứ hai, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự thường
trình bày trước sau đó đương sự bổ sung ý kiến. Việc trình bày ý kiến trước của
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ giúp các đương sự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất, nâng cao chất lượng xét xử;
bởi lẽ, những người đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự
thường là những người am hiểu luật pháp, có kiến thức và chuyên môn cao.
Việc tiến hành tranh luận, nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian
nghị án, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục
sơ thẩm tuy nhiên việc hỏi và tranh luận chỉ về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử
phúc thẩm.

20


Kết thúc phiên tịa phúc thẩm, Tịa án có thể ra một trong các quyết định sau:
Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.
Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm.
Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải
quyết.
Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn
mười lăm ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm
phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Toà án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát
cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người đã kháng cáo, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện
hợp pháp của họ. Trong trường hợp Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử
phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
* Thủ tục giám đốc thẩm: (Điêu 325 – 350 BLTTDS 2015)
Giám đốc thẩm là việc xét lại các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
trong quá trình giải quyết vụ án. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
là:
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự khơng thực hiện
được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ
khơng được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định
không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến
lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
21



Chủ thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: (Điều 326 BLTTDS 2015)
Giám đốc thẩm là giai đoạn mà Tịa án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, có
căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp
dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật,
chỉ những người sau mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao
Chánh Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Tồ án nhân dân cấp huyện.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: (Điều 334 BLTTDS 2015)
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được tiến hành
việc kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án có
hiệu lực pháp luật. Sở dĩ thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dài hơn so
với kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là do tính chất của giám đốc
thẩm; để đảm bảo thời gian cho việc phát hiện các vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Thủ tục tại phiên tòa giám đốc thẩm
Phiên tòa giám đốc thẩm vụ án kinh doanh, thương mại do Ủy ban thẩm
phán Tòa án nhân dân câp tỉnh, Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành.
Theo quy định của BLTTDS 2015 Điều 341 thì phiên tịa giám đốc thẩm diễn
ra theo các thủ tục sau:
Sau khi chủ tọa khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc
thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, q trình xét xử vụ án, quyết định của bản
án, quyết định của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và đề nghị của
người kháng nghị.

22


Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện về quyết định kháng nghị.
Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án
triệu tập tham gia phiên tồ giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của mình về
quyết định kháng nghị.
Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến
của mình về việc giải quyết vụ án.
Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án
Phiên toà giám đốc thẩm được tiến hành với hình thức như một cuộc họp.
Nếu người tham gia tố tụng đã được Toà án triệu tập nhưng vắng mặt, phiên toà vẫn
được tiến hành. Hầu hết các phiên toà giám đốc thẩm khơng có mặt những người
tham gia tố tụng như: ngun đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan,
người bào chữa, người làm chứng. Sắp xếp trong phòng xử án khơng theo quy định
bắt buộc như phiên tồ sơ thẩm, phúc thẩm. Đại diện Viện kiểm sát và thư ký Toà
án ngồi chung với Hội đồng xét xử. Hơn nữa, với thủ tục một phiên toà như vậy,
nguyên tắc xét xử công khai dường như chưa được bảo đảm bởi có q ít người
được biết phiên tồ đã diễn ra như thế nào.
Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây: (Điều 343 BLTTDS 2015)
Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tịa án
đã có hiệu lực pháp luật;
Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên
bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ
án;
23



Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật.
Thủ tục tái thẩm: (Điều 351 – 357 BLTTDS 20150
Trong thực tiễn hoạt động xét xử của Tịa án, có những trường hợp sau khi
bản án đã có hiệu lực pháp luật, mới phát hiện ra tình tiết có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự khơng biết được khi Tịa
án ra bản án, quyết định đó. Những bản án này phải được xem xét lại, để bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thủ tục xét lại những vụ án đó được gọi là
tái thẩm.
Như vậy, giám đốc thẩm là xét lại vụ án có sai lầm, cịn tái thẩm là xét lại vụ
án có tình tiết mới. Thực chất của thủ tục tái thẩm cũng là hoạt động của Tịa án cấp
trên kiểm tra tính hợp pháp và có tính căn cứ trong các bản án đã có hiệu lực pháp
luật của Tịa án cấp dưới.
Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao.
Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án
nhân dân cấp huyện.
Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền
quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái
thẩm.
Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện tình tiết
mới của vụ án và thơng báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị,
như Chánh án, Viện trưởng Viện KSND hai cấp trung ương và tỉnh - thành. Những


24


người đã kháng nghị bản án để tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án cho
đến khi có quyết định tái thẩm.
Những căn cứ để kháng nghị bản án theo thủ tục tái thẩm: (Điều 352
BLTTDS 20150
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã khơng thể
biết được trong q trình giải quyết vụ án;
Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người
phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án
hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà
Tịa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có
thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy
định tại Điều 352 của BLTTDS.
Phiên tòa tái thẩm được tiến hành tương tự thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
2.1 Sơ lược về Tóa án nhân dân thành phố Vũng Tàu:
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt
giáp biển và sơng rạch; Phía Đơng và phía Nam giáp Biển Đơng; Phía Tây giáp
Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long
Điền, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi theo hướng cao tốc Long Thành-TP
Hồ Chí Minh là 100km và cách thành phố Biên Hồ 95km. Thành phố Vũng Tàu có
25



×