Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phẩm chất nhân cách của nhà giáo hiện nay và quan điểm học thật, thi thật, nhân tài thật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.73 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói “Nghề giáo là nghề cao quý nhất
trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cơ
giáo khơng những dạy chữ mà cịn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn
núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho
đời”. Thật đúng vậy, thời đại nào cũng vậy, người giáo viên luôn được xã hội tơn
vinh. Người giáo viên khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy học trị làm người. Vì vậy,
phải dùng nhân cách của mình để giáo dục nhân cách người học.
Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người cao cả. Các nhà
tư tưởng, nhà giáo dục lớn xưa và nay đều đánh giá rất cao vai trò của nhà giáo
đối với sự nghiệp giáo dục, phát triển xã hội. Luôn coi trọng phẩm chất đạo đức
của nhà giáo, coi đó là thành tố cơ bản, nền tảng trong nhân cách nhà giáo. Nghề
dạy học lấy con người làm đối tượng để tác động, làm biến đổi và phát triển
nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người học. Các giá trị văn hóa của nhân loại
qua bàn tay của người thầy được kết tinh và truyền thụ cho các thế hệ kế tiếp để
đào tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực phục vụ cho sự phát triển
của xã hội. Thành quả của quá trình lao động sư phạm là đào tạo ra những con
người mới với nhân cách hồn chỉnh. Đạt được mục tiêu đó, vai trò của nhà giáo
rất quan trọng, họ vừa là người thiết kế, vừa là người thi cơng trong q trình
dạy học. Đạo đức của họ là tấm gương sống để người học noi theo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã căn dặn: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái
chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất
quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú
phải là người tốt”. Bên cạnh những nhà giáo mẫu mực, vẫn cịn đâu đó những
giáo viên chưa xứng đáng với hai chữ “nhà giáo”. Họ khơng chỉ nêu gương xấu
cho học sinh, mà cịn làm vẩn đục đạo đức, nhân cách của những người thầy
chân chính. Đây cũng là một trong những vấn đề nan giải mà nền giáo dục nước
ta hiện nay đang gặp phải.
Giáo dục ở nước ta đang càng ngày càng chuẩn hóa, hội nhập quốc tế.
Thực trạng ở nhiều nơi, học sinh đạt tỷ lệ khá, giỏi nhiều, thậm chí cả lớp đều là


học sinh giỏi. Không phủ nhận chất lượng giáo dục ngày càng đi lên nhưng
chúng ta cũng phải thừa nhận một vấn đề đang đặt ra nhức nhối cho nên giáo
dục nước nhà đó là căn bệnh thành tích.
1


Với các lý do trên và để giúp các giáo viên và sinh viên ngành sư phạm
nhận thức rõ về vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình, tơi đã chọn đề tài “Phẩm
chất nhân cách của nhà giáo hiện nay và quan điểm “học thật, thi thật, nhân tài
thật” trong chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành Giáo dục.

2


B. NỘI DUNG

1. Những phẩm chất nhân cách của nhà giáo
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nhân cách
Nhân cách tổng thể phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh
thần của mỗi cá nhân. Khi nhắc đến nhân cách người giáo viên ta phải nói đến
hai phạm trù: Phẩm chất và năng lực.
1.1.2. Phẩm chất
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.
Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lí học chỉ đặc điểm sẵn có
của cơ thể (như hệ thần kinh các giác quan và cơ quan vận động). Đặc điểm sẵn
có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc
tính tâm lý.
Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ đặc điểm tâm lý như: Tính cách, ý chí,
hứng thú, phong cách của con người.

Như vậy, ta có thể hiểu: Phẩm chất của người giáo viên khơng chỉ là
những đặc trưng đơn giản, có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa các yêu tố bên
trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thông
qua hoạt động giao lưu trong thực tiễn đời sống và công tác của người giáo viên.
1.1.3. Năng lực
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc
điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt
động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao. Các năng lực
hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên năng lực của
con người không phải hồn tồn do tự nhiên mà có, mà phần lớn được xây dựng
trong q trình cơng tác, luyện tập.
Năng lực của người giáo viên là những thuộc tính tâm lý giúp hoàn thành
tốt hoạt động dạy học và giáo dục. Có thể chia năng lực của giáo viên ra làm hai
nhóm: Năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Năng lực dạy học là những thuộc
tính tâm lý mà nhờ đó người giáo viên thực hiện tốt hoạt động dạy học. Năng
3


lực giáo dục là khả năng truyền tải những tri thức đó tới học sinh, sinh viên và
nghiên cứu sinh.
1.2. Nhân cách của người giáo viên trong xã hội hiện nay
K.D.Usin-xki - nhà sư phạm lỗi lạc người Nga khẳng định: "Nhân cách
của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó
khơng thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện
châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
Hội nghị Trung ương hai (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục - đào tạo chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và
được xã hội tơn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài, phải được chuẩn hóa về số
lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo”.
Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo

nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người. Như vậy có thể hiểu rằng nhân
cách là một hệ thống bao gồm phẩm chất (đức) và năng lực (tài).
1.2.1. Về phẩm chất
1.2.1.1. Lòng say mê với nghề và tình yêu thương đối với học sinh
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao nhất của nhà giáo là yêu nghề, yêu
người. Những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều trường học ở nước ta đã vang lên
thông điệp: “Tất cả vì học sinh thân u”. Thơng điệp này đã nói lên chiều sâu về
phẩm chất đạo đức của nhà giáo, có phẩm chất này nhà giáo sẽ có các phẩm chất
cao quý nhất của đạo làm thầy. Tình yêu nghề, yêu người của nhà giáo càng sâu
sắc thì càng tác động mạnh mẽ đến người học, trở thành những tấm gương cho
người học noi theo và là một thành tố quan trọng để quá trình giáo dục đạt kết quả
cao. Nội dung cốt lõi của chuẩn mực đạo đức này là sự toàn tâm, toàn ý với người
học và nghề dạy học. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng quyết tâm dạy thật tốt,
có ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên, miệt mài với từng bài giảng, thường xuyên
đúc rút kinh nghiệm và vận dụng sáng tạo trong hoạt động sư phạm, như Bác Hồ
nói: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.
Tình yêu nghề của nhà giáo còn thể hiện ở niềm tin sư phạm sâu sắc, tôn
trọng, yêu mến, nhân ái, độ lượng, bao dung người học. Nhà giáo biết vui với
cái vui, cái thành đạt của người học, song cũng biết buồn với cái buồn, cái thất
bại của người học. Khi người học tiến bộ, nhà giáo cảm thấy phấn khởi, song
4


khi người học làm điều sai thì người dạy cũng phải thấy trong đó có phần lỗi của
mình, khơng vội trách người học mà trước hết bản thân mình phải có sự day dứt.
Đây là động lực giúp nhà giáo vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức, sư
phạm và tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Coi sự nghiệp trồng người mà
mình được tham gia là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc
của nhà giáo.
Dạy học là nghề làm việc với con người, người giáo viên phải có tình u

con người mới có thể hoạt động hiệu quả. Tình yêu này thể hiện qua hứng thú
khi tiếp xúc với con người, chia sẻ, tìm hiểu vấn đề của con người, phấn chấn
khi làm việc với con người, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với con người. Đặc biệt
tình yêu con người của người giáo viên thể hiện ở sự thấu hiểu, thông cảm, sẵn
sàng giúp đỡ con người vượt qua khó khăn.
Đối với học sinh, tình yêu con người thể hiện ở sự say sưa làm việc với
học sinh, hạnh phúc khi giúp đỡ học sinh và nhận thấy sự tiến bộ của học sinh,
trăn trở trước những thất bại, vấp váp của học sinh, chia sẻ buồn vui và cùng
người học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. Người giáo viên say mê với sự
phát triển con người, ln hết lịng vì sự phát triển của học sinh, nghiên cứu, tìm
hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào giáo dục và dạy học vì học sinh.
1.2.1.2.Ứng xử cơng bằng và tạo mọi cơ hội cho học sinh phát triển
Ứng xử công bằng thể hiện đạo đức của nhà giáo không thiên vị, định
kiến với bất kì học sinh nào. Ứng xử cơng bằng và tạo cơ hội cho mọi học sinh
phát triển, tạo ra môi trường thân thiện giúp học sinh vượt qua mặc cảm yếu
kém, phân biệt đối xử do vị thế kinh tế, xã hội, dân tộc. Ứng xử công bằng thể
hiện ở những điểm sau:
- Không thành kiến với học sinh cho dù họ chưa đạt kết quả như mong
muốn mà vẫn tiếp tục giúp đỡ học sinh phát triển theo hướng tích cực.
- Khơng phân biệt đối xử với học sinh, khơng phân biệt hồn cảnh xuất
thân, thành tích học tập và hành vi đạo đức.
- Đánh giá khách quan kết quả học tập cũng như rèn luyện của học sinh.
- Kiểm soát tốt cảm xúc, chia sẻ, thơng cảm với học sinh.
Ứng xử cơng bằng góp phần thu hẹp khoảng cách thầy - trò. Mặc dù vậy,
mỗi con người đều không thể tránh khỏi những thiên vị trong tình cảm.
5


1.2.1.3. Tự ý thức và tự giáo dục cao
Tự ý thức được coi là phương tiện tự điều chỉnh của chủ thể. Người giáo

viên phải ý thức được bản thân trong các mối quan hệ sau đây: Ý thức về đạo
đức của bản thân, nhận biết và đánh giá được hệ giá trị, thái độ của bản thân đối
với con người, cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, sự phù hợp của quan niệm,
hệ giá trị của bản thân so với hệ thống chuẩn mực xã hội. Ý thức về hành vi của
bản thân, sự phù hợp hay không phù hợp so với chuẩn mực, phương thức ứng xử
được chấp nhận, độc lập đánh giá hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực
đã được chấp nhận. Ý thức về bản thân như là chủ thể hoạt động, ý thức về
trách nhiệm và vai trò của nhà giáo trong xã hội, trách nhiệm của bản thân như
một người thầy, đánh giá về trách nhiệm, vai trò của mình, hiệu quả hoạt động,
sản phẩm và con đường cải thiện hoạt động. Đánh giá bản thân trong mối quan
hệ với môi trường lao động, môi trường sống với tư cách là nhà giáo, người
công dân. Ý thức về sự phát triển bản thân theo thời gian, về những thành công
và thất bại, yếu kém cần khắc phục.
Mỗi giáo viên tự ý thức về bản thân mình, nhận ra được những ưu điểm,
khuyết điểm để từ đó tự điều chỉnh những hành vi, mối quan hệ, kiến thức cho
phù hợp.
1.2.2. Năng lực của người giáo viên
1.2.2.1. Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học
Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học là một trong
những năng lực được nhấn mạnh trong kiểu dạy học “tập trung vào học sinh và
hoạt động học”. Trong thực tế, biết chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng
dạy học mới có thể thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp. Năng lực này đòi hỏi
những kỹ năng như soạn phiếu phỏng vấn, tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng hồ
sơ đối tượng dạy học… Chỉ khi nắm vững đối tượng, thầy giáo mới có thể điều
khiển q trình dạy học có hiệu quả.
1.2.2.2. Năng lực thiết kế và lập kế hoạch dạy học
Năng lực này đòi hỏi những kỹ năng như nghiên cứu mục tiêu, nội dung
chương trình, giáo trình chính, lớp học, học phần, dựa vào đặc điểm đối tượng
đã khảo sát để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá
được. Những kỹ năng này giúp thầy giáo nhìn thấy trước và lập kế hoạch, lựa

6


chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, phương thức tiến hành các hoạt động
chính của mình cũng như của học sinh. Làm như vậy, thầy giáo ln giữ vai trị
chủ đạo trong quá trình giáo dục.
1.2.2.3. Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học
Năng lực này cũng đòi hỏi thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp (với học
sinh, phụ huynh, địa phương…). Thầy giáo phải có kỹ năng quản lý hoạt động
dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, lơi cuốn sự tham gia nhiệt tình của
các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Việc hình thành kỹ năng như
vậy, khơng phải dễ dàng mà nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc
và rèn luyện tay nghề công phu.
1.2.2.4. Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học
Giáo viên khơng những phải biết đánh giá chính xác, công bằng, khách
quan kết quả học tập của học sinh mà cịn phải hình thành cho các em khả năng
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Qua đó mà tự động điều chỉnh cách học, đồng
thời, giáo viên tự điều chỉnh cách dạy cho hợp lý. Muốn vậy, giáo viên phải nắm
vững và biết phối hợp các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá (truyền
thống và hiện đại).
1.3. Liên hệ
1.3.1. Những tấm gương nhà giáo tốt
Những năm qua, chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng cao không
ngừng được nâng cao; nhiều học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đạt giải
cao trong các cuộc thi sáng tạo, các kỳ thi học sinh giỏi... Ðể có được thành tựu
đó, ngồi chính sách đầu tư, phát triển giáo dục của Ðảng, Nhà nước, sự cố gắng
nỗ lực học tập rèn luyện của học sinh còn phải kể đến sự đóng góp to lớn, thầm
lặng của đội ngũ thầy, cô giáo “cắm” bản - những người luôn miệt mài gắn bó
với cơng việc gieo chữ nơi bản làng vùng cao, biên giới, hải đảo. Nhiều thầy cô
đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, thậm chí cả cuộc đời mình để “gieo con chữ”

cho học sinh ở những vùng khó khăn. Sự hi sinh thầm lặng ấy đã ngày càng đưa
giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, kinh
tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng miền trong cả nước.
Bên cạnh những nhà giáo luôn cống hiến thầm lặng, không quản vất vả
ngày đêm băng rừng lội suối dạy học ở vùng cao, những tấm gương nhà giáo tốt
7


cịn phải nhắc đến những thầy cơ dám đứng lên đấu tranh vì lẽ phải, chống lại
trong thi cử. Điển hình là thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã tố cáo tiêu cực trong thi cử
tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016 ở tỉnh Hà Tây cũ. Từ vụ việc này đã gióng
lên hồi chng báo động với nền giáo dục nước nhà. Vấn đề được đến này, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề cập đến trong việc “học thật, thi
thật, nhân tài thật”.
Giáo dục nước nhà ngày càng phát triển, các đội tuyển dự thi Olympic
Quốc tế năm nào cũng đạt được thành tích cao, được các quốc gia trên thế giới
ghi nhận. Góp phần vào thành tích xuất sắc đó, ta khơng thể khơng nhắc đến
cơng lao to lớn của các thầy cô, người ta ngày đêm miệt mài nghiên cứu, dạy dỗ
để các trò “tỏa sáng”, để đất nước Việt Nam được vinh danh trên đấu trường
giáo dục quốc tế.
1.3.2. Những vẫn đề tồn tại
Nghề dạy học là một nghề lao động đặc biệt, đòi hỏi phải đầu tư thời gian
và công sức nhiều, nhưng khơng phải là nghề có thu nhập cao. Trong nền kinh tế
thị trường, việc trả công cho các ngành nghề được tính theo hao phí sức lao
động và hiệu quả làm việc. Giữa các nghề có sự cạnh tranh trong việc thu hút
nguồn nhân lực. Nghề nào có thu nhập cao hơn sẽ thu hút nguồn nhân lực có
chất lượng hơn. Trong những năm vừa qua, mặc dù ngành giáo dục đã được
Đảng, Nhà nước quan tâm, nhưng đời sống của nhà giáo vẫn cịn rất nhiều khó
khăn, nhất là đối với các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống. Điểm đầu vào của sinh viên ngành sư phạm ngày

càng thấp, nhiều trường chỉ dừng lại ở “điểm sàn”. Ngành sư phạm chưa thu hút
được nhân tài có nguyên nhân quan trọng là chế độ đãi ngộ với nhà giáo còn
kém hấp dẫn.
Với truyền thống hiếu học và tinh thần “tôn sư trọng đạo”, người thầy và
nghề dạy học ở nước ta ln được tơn vinh. Trong thực tế có rất nhiều tấm
gương các nhà giáo hết lòng yêu nghề. Họ đã cống hiến cả cuộc đời cho sự
nghiệp giáo dục và được rất nhiều thế hệ học trị kính trọng. Có rất nhiều thầy,
cơ giáo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã vượt qua rất nhiều khó khăn về vật chất
và tinh thần để cống hiến công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người” vẻ vang.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua ngành giáo dục và xã hội khơng khỏi đau
lịng trước hiện tượng có những giáo viên thiếu chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
8


như bạo hành, lăng mạ học sinh, nhất là những vụ việc bạo hành trẻ em ở một số
trường mầm non. Thiếu gương mẫu trong lời nói, việc làm, đánh giá không
khách quan người học… Một bộ phận thầy, cô giáo chạy theo lối sống vì vật
chất, tự đánh mất mình, mất lịng tin của xã hội, làm hình ảnh của mình xấu dần
trong mắt học trị. Đau lịng hơn, cịn có những thầy, cơ lợi dụng uy tín của nhà
giáo để thương mại hóa các hoạt động giáo dục, thậm chí vơ tâm, có những hành
động bạo lực, nhục hình xúc phạm nhân cách, danh dự học sinh,… Gần đây
nhất, có những cán bộ quản lý và nhà giáo vì lịng tham mà tiếp tay cho nạn tiêu
cực trong chấm thi, mua bán điểm ở kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, như ở Hà
Giang, Sơn La và Hòa Bình; dư luận cũng đặt ra câu hỏi là cịn hay không
những nơi khác vi phạm tương tự?
Những hiện tượng này tuy chỉ là “con sâu bỏ rầu nồi canh”, nhưng dễ tạo
nên bức xúc và phản cảm trong xã hội. Những sự việc này nếu khơng được nhìn
nhận thấu đáo, khách quan sẽ dẫn đến đánh giá quy chụp nghề giáo và đội ngũ
giáo viên hiện nay.
2. Về quan điểm của Thủ tướng

Trong xã hội hiện đại ngày hôm nay, những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa
khoa bảng từ xưa vẫn cịn rất đậm nét. Đó là truyền thống hiếu học của người
Việt Nam, là niềm tin vào sự chăm chỉ, chịu khó sẽ mang lại thành quả tốt đẹp
trong tương lai. Hầu hết các gia đình ở Việt Nam đều tin rằng đầu tư vào học tập
là phương thức tốt nhất để mang lại thành công cho con sau này. Tuy nhiên chế
độ khoa cử cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến những mặt trái, những hệ lụy
tiêu cực trong xã hội hiện đại. Đó là việc đề cao thành tích thi cử hơn là sự học,
thực học để tự trau dồi nâng cao kiến thức; coi trọng và đề cao bằng cấp hơn là
năng lực thực sự.
Chỉ có nhìn thẳng vào những tồn tại hạn chế để khắc phục, sửa chửa thì
mới có sự thay đổi. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phải bắt đầu từ hoàn thiện thể chế, đây là việc
phải làm và không ai làm thay được Bộ; lựa chọn một số việc cấp bách, khả thi,
có tính chất “địn bẩy, điểm tựa”, có tác động lan tỏa mạnh mẽ để làm trước, làm
dứt điểm; phải vươn lên mạnh mẽ, đổi mới tư duy quản lý. Do đó, giải pháp
“học thật, thi thật, nhân tài thật” chính là một trong những giải pháp mang tính
địn bẩy, điểm tựa để cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục.
9


Phải nhìn thẳng rằng hiện nay bệnh chỉ tiêu thành tích trong giáo dục cịn
rất nặng, chính vì việc chạy theo chỉ tiêu thành tích đã đẩy “chất lượng ảo” lên
quá cao chính là do chưa học thật, chưa thi thật và nhân tài cũng chưa thật. Hiện
tượng lớp có 100% học sinh giỏi hay 100% học sinh được giấy khen,… đã cho
thấy tình trạng chạy theo thành tích ảo đã tồn tại nhiều năm, khó thay đổi nếu
khơng có biện pháp quyết liệt, mạnh tay. Hiện tượng, “dạy thêm – học thêm”
phát triển tràn lan, khiến cho việc "dạy giả - học giả" lấn át "dạy thật - học thật".
Nhiều học sinh phải học tới 4 ca / ngày. Việc giành thời gian học thêm quá nhiều
làm các em khơng có thời gian để ơn tập, củng cố bài, chuẩn bị bài mới, nghỉ
ngơi, thư giãn. Việc học trở nên nặng nề. Dư luận rất bức xúc việc học sinh ngồi

nhầm lớp, chuyện nâng điểm, sửa học bạ,… nó chính là một trong những
nguyên nhân làm cho việc dạy thật, học thật khó mà triển khai thực hiện.
Hiện trạng ở các trường phổ thơng là vậy cịn ở các trường Đại học, Cao
đẳng mọc lên ngày càng nhiều, đã làm cho việc đi học Đại học trở nên phổ
biến, khơng học trường này, thì học trường kia. Vì số lượng trường quá nhiều
nên chất lượng đầu vào của sinh viên nhiều trường cịn thấp. Điển hình như
ngành Sư phạm ở các Đại học địa phương, điểm đầu vào chỉ bằng điểm sàn, tính
cả điểm ưu tiên khu vực, điểm ưu tiên chính sách,… Như vậy, đối với học sinh
chưa đạt 5 điểm/ mơn đã có thể vào học và sau này sẽ trở thành những thầy, cô
giáo tương lai. Nhiều nơi, sinh viên thiếu ý thức rèn luyện, có tư tưởng nghỉ “xả
hơi”, dùng vật chất để “trao đổi” điểm. Nhiều trường Đại học buông lỏng quản
lý sinh viên, buông lỏng các kỳ thi, để “tạo điều kiện” cho sinh viên ra trường
với “tấm bằng đẹp”.
Muốn có học thật, thi thật, nhân tài thật phải trị tận gốc căn bệnh chỉ tiêu
thành tích lâu nay làm ảnh hưởng đến nền giáo dục.
Thứ nhất, muốn học thật thì phải dạy thật
Trong bức thư Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó giáo sư Nguyễn
Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước có đoạn nêu “Hơn ai hết, chúng ta mong
mỏi vị thế của nhà giáo cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải
được giữ gìn”. Điều này cần nhiều phía và liên quan nhiều yếu tố nhưng trước
hết và quan trọng nhất là do chính từ phía giáo viên. Chỉ có thể bằng sự cố gắng,
gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lịng u nghề yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải,
bằng sự tự trọng và tự tôn mới dần làm cho nghề giáo tôn nghiêm thêm. Ý kiến
10


của Bộ trưởng vô cùng đúng đắn, muốn giáo dục thay đổi, ổn định và lâu dài
phải xuất phát từ chính những giáo viên.
Hiện nay, thực tế một số giáo viên chưa “dạy thật”, một số giáo viên chưa
cố gắng hết sức mình trong việc dạy dỗ, một số giáo viên lại vi phạm pháp luật, vi

phạm đạo đức nhà giáo, một số giáo viên lại dạy kiểu qua loa, đối phó, một số
giáo viên lấy việc dạy trên lớp là phụ, dạy thêm là chính nên chắc chắn tìm mọi
cách lôi kéo học sinh học thêm nên dạy không thật,… Chính một số giáo viên này
đã khơng “dạy thật” nên chắc chắn sẽ không “học thật, thi thật và nhân tài thật”.
Thứ hai, sửa đổi quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
Chỉ tiêu lên lớp thẳng, chỉ tiêu học sinh khá, giỏi đã kéo theo căn bệnh
thành tích nặng nề hiện nay. Vì muốn học sinh được lên lớp, được tiếp tục đi
học, không bỏ học đã khiến nhà trường “đẩy” giáo viên vào thế “tiến thoái
lưỡng nan”, nếu chạy theo thành tích thì học sinh ngày càng học yếu, giáo viên
“mất giá”, không “học thật, thi thật” nếu làm thật thì sẽ có rất nhiều học sinh ở
lại lớp, bỏ học và quan trọng hơn là bị cắt thi đua, xếp khơng hồn thành nhiệm
vụ,… Muốn cải thiện tình hình này, phải mạnh tay sửa đổi quy chế đánh giá,
xếp loại học sinh làm sao để giáo viên có thể đánh giá thật mà hạn chế học sinh
ở lại, bỏ học, đánh giá thật mà giáo viên khơng bị cắt thi đua, khơng bị áp lực từ
phía phụ huynh.
Thứ ba, phải có cách nhìn khác về phổ cập giáo dục
Chính sách phổ cập giáo dục là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà
nước về học tập suốt đời, xóa mù chữ,… để mọi người ai cũng được học hành
như ý nguyện của Bác kính yêu. Sinh thời ý nguyện của Bác Hồ đã được trình
bày một cách giản dị: "Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Tuy nhiên, giai đoạn hiện
nay việc các báo cáo phổ cập, con số phổ cập,… không còn thực chất là mong
muốn mọi người được đi học, nâng cao dân trí mà là cuộc “chạy đua” trên các
báo cáo như 100% học sinh vào lớp 1, lớp 6; học sinh tốt nghiệp tiểu học, trung
học cơ sở 100%; tỷ lệ ra trường,… nó khiến các trường, địa phương chạy đua
“đẩy” chất lượng lên rất cao, chạy đua thành tích,…Nhiều trường đẩy sĩ số học
sinh lên lớp 100% trong khi thực tế có học sinh học đến lớp 5, lớp 6 cịn chưa
đọc thơng, viết thạo... Xem xét lại việc mở ồ ạt các trường Đại học, Cao đẳng,
11



nhất là các trường Đại học ở địa phương. Phải nắm được cơ cấu ngành nghề,
nhu cầu tuyển dụng để có chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp, tránh việc đào tạo
nhưng ra trường sinh viên khơng có việc làm, phải đi học thêm một, thậm chí
vài bằng nữa để tìm việc hoặc “bỏ phí” tấm bằng Đại học.
Thứ năm, cần quan tâm, có chế độ ưu tiên để thu hút học sinh giỏi thi vào
các trường Sư phạm
Thực tế chúng ta đang lãng phí nguồn nhân lực giỏi của ngành Sư phạm.
Vì khơng có chế độ đãi ngộ, vì lương thấp,… trong khi đó các ngành kinh tế,
kỹ thuật hứa hẹn khi ra trường mức thu nhập cao, nhiều lựa chọn. Những năm
gần đây, nhiều trường Sư phạm tuyển sinh đầu vào thấp. Học sinh ngày càng
quay lưng lại với ngành Sư phạm. Điều này khơng chỉ vì lý do chế đỗ đãi ngộ
mà bởi cả việc làm sau khi ra trường. Nhiều em cầm tấm bằng khá trong tay
của những trường đại học Sư phạm danh tiếng nhưng đành ngậm ngùi hàng
chục năm dạy hợp đồng. Trong thời gian cơng tác tuy cũng đạt được những
thành tựu ít nhiều nhưng nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” đã làm nhiều người “buộc
lịng” rẽ ngang, thơi việc.

12


C. KẾT LUẬN

Mỗi nhà giáo là một nhân cách, là những “tấm gương sáng” để người học
rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phát triển các phẩm chất cần thiết. Sản phẩm của
người thầy là những con người có động cơ trong sáng, biết đồng cảm, chia sẻ,
giúp đỡ mọi người và biết đặt lợi ích cá nhân sao cho phù hợp với tinh thần tập
thể, cộng đồng xã hội.
Muốn giáo dục phát triển, muốn giải quyết bài toán “học thật, thi thật” thì

tồn ngành giáo dục cần phải cố gắng, cần phải thay đổi nhận thức về mục tiêu
học tập. Học sinh, phụ huynh phải tự giác, thầy cô giáo phải nỗ lực học tập, thay
đổi phương pháp dạy và tồn xã hội phải có trách nhiệm phát triển giáo dục.
Tóm lại, dù xã hội nào thì người thầy ln được mọi người kính trọng và
tin u. Vì vậy, mỗi người thầy phải ln có ý thức rèn đức - luyện tài, tự tu
dưỡng, trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, yêu nghề - yêu người, nâng cao
năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Đồng thời,
kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hiện tượng tiêu cực, sai trái trong giáo dục.
Tự mình phấn đấu trở thành người nhà giáo tốt, thực sự là hình mẫu cho người
học để nghề dạy học xứng đáng là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý
mà tồn xã hội dành tặng và tơn vinh.

13


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiểu luận Tâm lý học nhân cách người thầy, Nguyễn Bích Ngọc, Đại
học Mở Hà Nội
2. Nhân cách người thầy, Báo Xây dựng Đảng, Ths Nguyễn Văn Công,
Đại học Nguyễn Huệ
3. Mười phẩm chất căn bản của người thầy trong thời đại 4.0, Báo Giáo
dục Việt Nam, PGS Đào Duy Huân, Trường ĐH Nam Cần Thơ
4. Dùng nhân cách giáo dục nhân cách, Đại học Đông Á
5. Sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của một bộ phần nhà giáo hiện nay
- nguyên nhân và giải pháp, Kiên Trung, Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng
6. Về một nền giáo dục học thật, thi thật, nhân tài thật, PGS.TS, Vũ Hải
Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Min
7. Bộ trưởng GD&ĐT sẽ làm gì với yêu cầu "học thật, thi thật, nhân tài
thật?", Nhật Hồng (ghi), Báo Dân trí


14



×