Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀNG
KHÔNG – VĂN PHÒNG KHU VỰC 1 VÀ SẢN PHẨM BẢO
HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY................................3
1.1
Giới thiệu về Cơng ty Bảo hiểm Hàng Khơng – Văn Phịng Khu
Vực 1.........................................................................................................3
1.1.1
Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................3
2.1.2
Cơ cấu tổ chức của Văn Phòng Khu Vực 1................................................6
1.1.3.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Hàng Không ................................................................................................
1.2.
Sản phẩm Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm
Hàng không..............................................................................................9
1.2.1
Giới thiệu chung về Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại VNI........................9
1.2.2
Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại VNI......................13
1.2.2.1 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM........................................................................13
1.2.2.2 PHÍ BẢO HIỂM......................................................................................14
1.2.2.3 THỜI HẠN VÀ HIỆU LỰC BẢO HIỂM...............................................14
1.2.2.4 CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU..................................................................15
1.2.2.5 HỦY BỎ HỢP ĐỒNG.............................................................................15
1.2.2.6 TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ XE..................................15
1.2.2.7 GIÁM ĐỊNH TAI NẠN...........................................................................16
1.2.2.8 HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG.........................................................16
1.2.2.9 NHỮNG ĐIỂM LOẠI TRỪ....................................................................17
1.2.2.10 THỜI HẠN YÊU CẦU VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG....................18
1.2.2.11 BẢO HIỂM TRÙNG...............................................................................18
1.2.2.13 CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG........................................................................18
1.2.2.14 PHẠM VI BẢO HIỂM............................................................................19
1.2.2.15 KHÔNG THUỘC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM....................................19
1.2.2.16 GIÁ TRỊ BẢO HIỂM VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM...................................20
1.2.2.17 BỒI THƯỜNG TỔN THẤT....................................................................20
1.2.2.18 MỨC MIỀN THƯỜNG CÓ KHẤU TRỪ TỐI THIỂU...........................21
SVTH: Hoàng Thu Phương
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CƠNG TY BẢO HIỂM
HÀNG KHƠNG – VPKV1....................................................................22
2.1
Cơng tác khai thác.................................................................................22
2.1.1
Tiếp thị, tìm kiếm khách hàng.................................................................22
2.1.2
Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro.......................................................23
2.1.3
Xem xét đề nghị bảo hiểm.......................................................................23
2.1.4
Đàm phán chào phí..................................................................................23
2.1.5
Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm (Hợp đồng bảo hiểm).............................24
2.1.6
Theo dõi thu phí và giải quyết mới..........................................................24
2.1.7
Quản lý hợp đồng bảo hiểm.....................................................................24
2.1.8
Chăm sóc khách hàng..............................................................................25
2.2
Cơng tác giám định và bồi thường tổn thất..............................................31
2.2.1.
Công tác giám định:.................................................................................31
2.2.2.
Công tác bồi thường:...............................................................................34
2.3
Cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất.........................................................38
2.4
Đánh giá chung kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ.....................40
2.4.1.
Những mặt đạt được................................................................................41
2.4.1.1. Về công tác khai thác...............................................................................42
2.4.1.2. Về công tác giám định bồi thường...........................................................42
2.4.1.3. Về cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất:...............................................43
2.4.2.
Những mặt còn hạn chế...........................................................................43
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ
GIỚI TẠI CÔNG TY CP BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG –
VPKV1 TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................46
3.1.
Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới ở VPKV1 - Bảo Hiểm Hàng Khơng.........................46
3.1.1
Thuận lợi..................................................................................................46
3.1.1.1 Thuận lợi chung.......................................................................................46
3.1.1.2 Thuận lợi riêng........................................................................................47
3.1.2
Khó khăn.................................................................................................48
3.1.2.1 Những khó khăn chung............................................................................48
3.1.2.2 Những khó khăn riêng.............................................................................48
SVTH: Hồng Thu Phương
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
3.2.
3.3.
Phương hướng nhiệm vụ của VNI – Chi nhánh Hà Nội...........................49
Giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ
bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở VPKV1 – Bảo Hiểm Hàng Không
50
3.3.1
Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp, hiệu quả...................................50
3.3.2
Tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng...................................................54
3.3.3
Cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên
55
3.3.4
Một số công tác khác...............................................................................55
3.4.
Kiến nghị.................................................................................................56
3.4.1
Với Nhà nước..........................................................................................56
3.4.2
Với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.............................................................57
3.4.3
Với Công ty CP Bảo Hiểm Hàng Khơng.................................................57
KẾT LUẬN.............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................60
SVTH: Hồng Thu Phương
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VPKV1
: Văn phòng khu vực 1
GCNBH
: Giấy chứng nhận Bảo hiểm
BH
: Bảo hiểm
HĐBH
: Hợp đồng bảo hiểm
BHVCXCG
: Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
CSGT
: Cảnh sát giao thông
SVTH: Hoàng Thu Phương
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1: Số vốn góp của các cổ đơng sáng lập......................................................4
Bảng 1.2 Phân bố cơ cấu lao động của VNI - văn phòng KV1...............................7
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm
Hàng Không – VPKV1 ( giai đoạn 2010 – 2012)...................................8
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới
tại công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không – VPKV1 ( giai đoạn
2010 – 2012).........................................................................................26
Bảng 2.2 Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe ơ tô tại công ty cổ phần
Bảo hiểm Hàng Không – VPKV1 (giai đoạn 2010 – 2012)..................26
Bảng 2.3 Tỉ trọng doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong
tổng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của VNI-VPKV1 (giai
đoạn 2010-2012)...................................................................................28
Bảng 2.4 Tỉ trọng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong tổng
doanh thu phí bảo hiểm của cơng ty CP Bảo hiểm Hàng Không –
VPKV1 (giai đoạn 2010 -2012)............................................................29
Bảng 2.5 Kết quả giám định thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần
Bảo hiểm Hàng Không – VPKV1 (giai đoạn 2010 -2012)....................33
Bảng 2.6 Tình hình bồi thường bảo hiểm vật chất xe ô tô tại VNI –VPKV1
(giai đoạn 2010- 2012)..........................................................................36
Bảng 2.7 Tỉ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty
CP Bảo hiểm Hàng Khơng – VPKV1...................................................38
Bảng 2.8 Chi đề phịng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô
tại VNI-VPKV1 (giai đoạn 2010 - 2012)..............................................39
Bảng 2.9 Kết quả và hiệu quả chung của nghiệp vụ BHVCXCG tại Công ty
Bảo hiểm Hàng Không – VPKV1.........................................................41
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức VPKV1 – Công ty bảo hiểm hàng không VNI................6
Sơ đồ 2.1 Hệ thống khai thác bảo hiểm của VPKV1............................................25
Sơ đồ 2.2 Quy trình giám định tổn thất tại Công ty CP Bảo hiểm Hàng Không
– VPKV1...............................................................................................32
Sơ đồ 2.3 Quy trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại
công ty CP bảo hiểm Hàng Không – VPKV1.......................................35
SVTH: Hoàng Thu Phương
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển cùng với đó là mật độ tham gia giao thông của con
người với đủ các loại phương tiện ngày càng tăng. Bên cạnh những mặt tích cực của
sự phát triển cũng khơng thể khơng nhìn thấy một thực tế đó là số vụ tai nạn giao
thông trên đất nước ta ngày một tăng với mức độ nghiêm trọng. Tai nạn giao thông
để lại hậu quả to lớn cả về vật chất và con người. Nhằm khắc phục một phần hậu
quả do tai nạn giao thông, bảo hiểm xe xơ giới đã ra đời như là 1 tất yếu khách quan
với mục đích giúp các chủ xe khắc phục bớt khó khăn, ổn định tài chính nhanh
chóng hơn khi gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ.., đồng thời cũng góp phần ổn định đời
sống xã hội.
Trong những năm qua, dù mới hoạt động trên thị trường chưa lâu song Công
ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh
thế mạnh về lĩnh vực bảo hiểm hàng khơng thì các nghiệp vụ bảo hiểm khác cũng
đã thu được những kết quả ấn tượng, trong số đó phải kể đến nghiệp vụ bảo hiểm
vật chất xe cơ giới. Tuy nhiên so với tiềm năng rất lớn của thị trường hiện nay thì số
lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe còn tương đối thấp so với tổng lượng xe cơ
giới hiện đang lưu hành. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng triển khai và đưa ra các
giải pháp phát triển nghiệp vụ là cần thiết khách quan với một công ty mới gia nhập
thị trường bảo hiểm Việt Nam như Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng Không VNI.
Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài
Chính vì lý do đó mà em quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng triển khai nghiệp vụ
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Khơng – văn
phịng khu vực 1 giai đoạn 2010-2012” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về công ty bảo hiểm Hàng Không – VPKV1
Chương 2: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
taih công ty bảo hiểm Hàng Không – VPKV1
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ
BHVC xe cơ giới tại công ty cổ phần BHHK – VPKV1
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên TS: Phạm Thị Định và
toàn thể các anh chị em cán bộ Văn Phịng Khu Vực 1 của cơng ty CP Bảo Hiểm
Hàng Khơng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
SVTH: Hoàng Thu Phương
1
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên luận văn tốt nghiệp của
em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo
của các thầy, cô giáo và các anh, chị trong Cơng ty CP Bảo Hiểm Hàng Khơng để
luận văn có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thu Phương
SVTH: Hoàng Thu Phương
2
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY BẢO HIỂM HÀNG KHƠNG
– VĂN PHỊNG KHU VỰC 1 VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI CƠNG TY
1.1 Giới thiệu về Cơng ty Bảo hiểm Hàng Khơng – Văn Phịng Khu Vực 1
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Bảo Hiểm
Hàng Không
Tên gọi: Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Hàng Không.
Địa chỉ: Tầng 15 tịa nhà GELEXIMCO số 36 Hồng Cầu – Đống Đa –
Hà Nội.
Chức năng: Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Phi nhân thọ.
Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Hàng Khơng có tên giao dịch quốc tế là Vietnam
National Aviation Insurance Company (viết tắt là VNI) được thành lập theo quyết
định số 49 GP/KDBH, ngày 23/04/2008 của Bộ Tài Chính. Trong đó, cổ đơng sáng
lập là các tập đồn, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bao gồm Tổng Công ty Hàng
Khơng Việt Nam (VNA), Tập đồn Than Khống sản Việt Nam (TKV), Tổng công
ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), Tổng Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội
(GELEXIMCO), Công ty CP Nam Việt (NAVICO) và các cổ đông khác.
Sự tham gia và cam kết của các cổ đông đã tạo ra một địn bẩy mạnh mẽ, tạo
ra nền móng cho sự phát triển, đi lên của một thương hiệu đầy triển vọng của thị
trường bảo hiểm Việt Nam – VNI
Với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, VNI là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm
có số vốn đăng ký lớn nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
SVTH: Hoàng Thu Phương
3
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Bảng 1.1: Số vốn góp của các cổ đơng sáng lập
1
100.000
20
50.000
10
50.000
10
50.000
10
5
Tổng Cơng ty Hàng Khơng Việt Nam –
VNA
Tập đồn cơng nghiệp Than và Khống
sản Việt Nam - TKV
Tổng Cơng ty lắp máy Việt Nam –
LILAMA
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội GELEXIMCO
Công ty Cổ phần Nam Việt - NAVICO
40.000
8
6
Các cổ đông khác
210.000
42
Tổng cộng
500.000
100
2
3
4
(Nguồn: Hồ sơ năng lực VNI)
Hiện nay VNI được phép tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ sau:
- BH sức khỏe và BH tai nạn con người
- BH tài sản và BH thiệt hại
- BH hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt
và đường hàng không
- BH hàng không
- BH xe cơ giới
- BH cháy nổ
- BH thân tàu và TNDS của chủ tàu
- BH trách nhiệm chung
- BH tín dụng và rủi ro tài chính
- BH thiệt hại kinh doanh
Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
Và tiến hành các hoạt động đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Mạng lưới dịch vụ của VNI đã phát triển tốt với nhiều chi nhánh và các văn
phòng tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phịng, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Nam…và đang tiếp tục mở rộng trong thời gian
tới. Tính đến thời điểm này, số chi nhánh và văn phòng đã xấp xỉ lên đến 20 đơn vị.
Mạng lưới đại lý khai thác cũng được triển khai rộng khắp nhằm đáp ứng nhu cầu
SVTH: Hoàng Thu Phương
4
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
của khách hàng trên phạm vi toàn quốc. Mạng lưới cứu hộ, giám định trải dài và
rộng khắp hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho công tác dịch vụ khách hàng, giải quyết
bồi thường.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Hàng Không
đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. VNI là một trong những DNBH trên thị
trường Việt Nam có đầy đủ 10 nhóm nghiệp vụ bảo hiểm. Bên cạnh đó, tình hình
kinh doanh của công ty trong những năm qua cũng rất khả quan. Năm 2008, VNI đã
hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra và là một trong số ít các DNBH hoạt động có lãi
trong số 26 cơng ty bảo hiểm trên thị trường. Năm 2009, VNI đứng trong nhóm 10
cơng ty bảo hiểm có doanh thu lớn nhất Việt Nam. Năm 2010 và 2011, VNI tiếp tục
phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh với lợi thế là một trong những doanh
nghiệp có mức phí bảo hiểm thấp nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Với con số cụ thể và những hành động, phương châm phục vụ rõ ràng, VNI đã
dần khẳng định được vị trí của mình đối với các cơng ty khác, uy tín cũng vì thế
ngày càng tăng lên và được nhiều người biết đến.
Trong tương lai, VNI hướng tới các mục tiêu phát triển quan trọng như sau:
Thứ nhất, trở thành một trong 5 thương hiệu bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam.
Thứ hai, trở thành công ty hàng đầu tại khu vực trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng không.
Thứ ba, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp.
Thứ tư, duy trì mơi trường văn hóa doanh nghiệp năng động sáng tạo.
Thứ năm, mang lại giá trị thiết thực cho khách hàng, cổ đông và đội ngũ
cán bộ.
Thứ sáu, là đối tác tin cậy của thị trường trong nước và quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của Văn Phòng Khu Vực 1
VPKV1 được thành lập vào ngày 18/06/2009 theo quyết định số 227/QĐ –
BHHK của Tổng Giám Đốc về việc thành lập VPKV1. Kể từ khi đi vào hoạt động
đến nay, VPKV1 đã dần trưởng thành và giành được những thành công bước đầu,
đang cố gắng để dẫn đầu các văn phịng khác trực thuộc cơng ty.
VPKV1 có chức năng, nhiệm vụ là tiến hành kinh doanh BH gốc, tiến hành
mở rộng mạng lưới đại lý khai thác và mở rộng thị phần trong thị trường bảo hiểm.
VPKV1 hàng năm luôn là một trong những văn phịng hoạt động có hiệu quả cao
nhất trong khối các văn phịng trực thuộc cơng ty, cũng như các văn phịng khu vực
khác ở Hà Nội, văn phịng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến khai
SVTH: Hoàng Thu Phương
5
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
thác bảo hiểm và thực hiện chi trả bồi thường cho khách hàng. Hàng tháng, văn
phịng báo cáo cho cơng ty về tình hình doanh thu phí, số lượng người tham gia bảo
hiểm, số lượng các hợp đồng tái tục… cũng như các chi phí liên quan khác. Đồng
thời tổ chức các hoạt động khác để có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh khai
thác đạt hiệu quả cao nhất như kế tốn, thống kê, giám định, bồi thường, chăm sóc
khách hàng…
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Văn Phòng Khu Vực 1
Cùng với việc tạo dựng một môi trường làm việc năng động, sáng tạo và ln
chia sẻ, VNI nói chung và VPKV1 nói riêng đã thu hút được nhiều cán bộ có
chun mơn, trình độ và kinh nghiệm về thị trường, sản phẩm, pháp luật…và duy trì
một mơi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, am hiểu
luật pháp
Việt Nam và quốc tế, tạo ra một bộ máy phối hợp và gắn kết chặt chẽ.
Bộ máy tổ chức của VPKV1 được thể hiện qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức VPKV1 – Công ty bảo hiểm hàng khơng VNI
Lãnh đạo
VPKV1
Nhóm
nghiệp vụ
BH xe cơ
giới
Nhóm
nghiệp vụ
BH tài sản
–kỹ thuật
Nhóm
nghiệp vụ
BH con
người
Nhóm
nghiệp vụ
giám định –
bồi thường
Phịng kế tốn – tổng hợp
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của VPKV1 theo mơ hình
trực tuyến. Mỗi nhóm kinh doanh và các phịng trực thuộc có những chức năng nhất
định song đều phối hợp hài hòa và gắn kết với nhau dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo
VPKV1. Với cơ cấu tổ chức như trên, VPKV1 sẽ nâng cao được tính thống nhất
trong việc thực hiện những mục tiêu chung đã đề ra, đồng thời cũng vẫn nâng cao
SVTH: Hoàng Thu Phương
6
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
được khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của các đơn vị trực thuộc.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của văn phòng KV1 được thể qua bảng 1.2
Bảng 1.2 Phân bố cơ cấu lao động của VNI - văn phòng KV1
Số lượng
( người)
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
1.Phân cấp theo
chức vụ
2.Trình độ lao
động
Cơ cấu (%)
49
100
Cán bộ quản lý
19
38,78
Nhân viên
30
61,22
Đại học và trên đại học
Cao đẳng, trung cấp
Sơ cấp, phổ thơng
33
14
2
67,35
28,57
4,13
Nam
34
69,39
Nữ
15
30,61
3.Giới tính
( Nguồn: Hồ sơ năng lực VPKV1-VNI)
Nhìn vào bảng 1.2 ta thấy số lượng cán bộ quản lý của văn phòng chiếm tỉ lệ
khá cao trong tổng số lao động, điều đó cho thấy căn phịng có bộ máy hoạt động
tinh giản, tiết kiệm lao động, mỗi nhóm chỉ sử dụng một số lượng lao động không
nhiều song vẫn đem lại hiệu quả cơng việc cao. Bên cạnh đó lao động là nam giới
chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới. Điều này dễ lý giải bởi đặc thù của ngành
kinh doanh bảo hiểm ln địi hỏi sự năng động cũng như khả năng chịu đựng áp
lực công việc cao, u cầu ln sẵn sàng thích nghi với những biến đổi của công
việc nên phù hợp với khả năng của nam giới hơn. Một ưu điểm nữa dễ nhận thấy là
trình độ lao động của văn phịng khá cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm đa
số, đặc biệt đa phần cán bộ chủ chốt của văn phịng có trình độ trên đại học. Đây là
một lợi thế rất lớn bởi nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố
hàng đầu làm nên thành công của một công ty, đặc biệt là một công ty có tuổi đời
cịn rất trẻ như VNI. Lực lượng lao động nhìn chung là lao động trẻ, nhiệt tình, năng
động với cơng việc, ham học hỏi, cầu tiến, có tinh thần bắt kịp sự thay đổi trong
SVTH: Hoàng Thu Phương
7
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng
Không – văn phòng khu vực 1 (giai đoạn 2010 – 2012)
VPKV1 là một trong những văn phịng trực thuộc Cơng ty CP Bảo Hiểm Hàng
Không nên chỉ được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, việc tiến hành
kinh doanh tái bảo hiểm và thực hiện các hoạt động đầu tư khác không được thực
hiện. Tuy nhiên trong số các nghiệp vụ bảo hiểm gốc thì bảo hiểm Hàng Khơng và
bảo hiểm Hàng Hải cũng không được triển khai tại VPKV1. Do đó doanh thu hàng
năm của VPKV1 là từ phí bảo hiểm gốc của 8 nghiệp vụ cịn lại.
Các khoản phải chi hàng năm của VPKV1 bao gồm: Chi khai thác, chi đề phòng
và hạn chế tổn thất, chi giám định, bồi thường, chi quản lý, chi hoa hồng…,trong đó
chi bồi thường ln chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặc dù các khoản phải chi mỗi năm
rất nhiều song trong thời gian hoạt động vừa qua VPKV1 luôn thu được khoản lợi
nhuận khơng nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của công ty
Kết quả kinh doanh của VPKV1 trong ba năm qua được thể hiện qua
bảng 1.3:
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng
Không – VPKV1 ( giai đoạn 2010 – 2012)
Đvt: Triệu đồng
Năm
STT
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
1
Doanh thu
36.403,05
48.513,07
59.878,65
2
Chi phí
19.102,26
23.187,45
26.509,34
3
Lợi nhuận trước thuế
17.300,79
25.325,62
33.369,31
4
Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
3.012,82
4.389,35
5.579,27
5
Lợi nhuận sau thuế
14.287,97
20.936,27
27.790,04
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu chi kinh doanh của VPKV1 )
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của VPKV1 trong 3 năm qua
tương đối tốt. Tăng trưởng của văn phòng về mặt doanh thu luôn ở mức cao và ổn
định. Mặc dù chi phí hàng năm cũng tăng lên song điều đó hồn tồn phù hợp với
thực tế bởi khi số lượng hợp đồng bảo hiểm càng tăng thì xác suất xảy ra rủi ro
SVTH: Hoàng Thu Phương
8
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
cũng càng lớn, đồng thời với đó là sự tăng lên của các chi phí khác như chi khai
thác, chi hoa hồng, chi đề phòng hạn chế tổn thất… Tuy nhiên hoạt động kinh
doanh của VPKV1 ln có lãi, thể hiện qua con số lợi nhuận liên tục tăng lên qua
các năm. Năm 2010 lợi nhuận sau thuế là 14.287,97 triệu đồng, năm 2011 là
20.936,27 triệu đồng và năm 2012 là 27.290,04 triệu đồng. Nhờ tăng trưởng cao
trong những năm qua mà đời sống của cán bộ nhân viên VPKV1 đã được tăng lên
rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng trên 5% mỗi năm. Với mức tăng trưởng từ
5-10%, VPKV1 luôn là văn phòng chiếm thị phần lớn nhất tại khối các văn phịng
trong cơng ty.
Là một văn phịng khu vực trực thuộc Công ty CP Bảo Hiểm Hàng Không
nên VPKV1 luôn hướng tới làm việc theo thông điệp của công ty:
“Hội tụ sức mạnh chia sẻ thành công”
Đây là thông điệp cô đọng nhất mà VNI muốn gửi tới khách hàng nhằm thể
hiện rõ sứ mệnh của VNI là phục vụ khách hàng bằng dịch vụ bảo hiểm, tài chính
tốt nhất, đồng thời cũng khẳng định rõ đây là yếu tố duy nhất để phát triển đưa Bảo
Hiểm Hàng Không lên những tầm cao mới. Thông điệp này được giáo dục cho tất
cả các thành viên của Công ty CP Bảo Hiểm Hàng Không thấu hiểu và đồng tâm
thực hiện. VNI luôn coi việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm có chất lượng tốt nhất cho
khách hàng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và đi lên của mình.
1.2. Sản phẩm Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công
ty bảo hiểm Hàng không
1.2.1 Giới thiệu chung về Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại VNI
* Đặc điểm giao thông đường bộ Việt Nam và sự cần thiết của bảo hiểm
vật chất xe cơ giới
Trong một vài năm trở lại đây, cùng với sự mở cửa, kinh tế nước ta đã có được
tăng trưởng khá. Sự tăng trưởng đó đã tạo điều kiện cho ngành giao thơng vận tải
phát triển. Ngành giao thông vận tải vốn là một trong những ngành then chốt của hệ
thống phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta và còn là điều kiện để các ngành kinh tế
khác phát triển. Có rất nhiều hình thức vận chuyển được sử dụng nhưng phù hợp
với địa lý, kinh tế xã hội thì giao thơng đường bộ vẫn là hình thức phổ biến vì có
những ưu thế riêng.
Hệ thống đường bộ Việt Nam được hình thành và phát triển trong nhiều thập
kỷ cho đến năm 2011 đã có trên 256.000 km đường bộ. Tồn bộ các tuyến đường
quốc lộ có tổng chiều dài hơn khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đường đã được
tráng nhựa. Ngồi các đường quốc lộ cịn có các đường tỉnh lộ và huyện lộ. Các
SVTH: Hoàng Thu Phương
9
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
tuyến tỉnh lộ hiện nay có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đã
được tráng nhựa.
Cùng với đó, các phương tiện giao thông vận tải đường bộ ngày càng nhiều đa
dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển của con người. Số lượng
xe cơ giới tăng lên khơng ngừng vì vận chuyển bằng xe cơ giới đem lại hiệu quả và
phù hợp với điều kiện của đất nước ta hơn so với các phương tiện khác. Thực tế
hiện nay cho thấy số lượng ôtô và xe máy ở nước ta tăng lên một cách nhanh chóng.
Cho đến năm 2010 thì lượng xe ơtơ là hơn 1,3 triệu xe và xe máy là 21 triệu xe. Dự
đốn đến năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 2,8 đến 3 triệu ôtô các loại và khoảng 3336 triệu xe máy. Khi đất nước phát triển GDP/đầu người đạt 1.500- 3.000 USD thì
số xe hơi sẽ cịn tăng mạnh nữa.
Tuy nhiên, vận chuyển bằng xe cơ giới cũng có những nhược điểm như độ an
toàn cho người và phương tiện là khơng cao, có thể dẫn tới tổn thất lớn. Trong khi
hệ thống đường bộ nước ta còn xấu, chất lượng mặt đường khơng đồng đều thêm
với đó là ý thức của người tham gia giao thơng cịn chưa cao. Nên các vụ tai nạn
giao thông xảy ra nhiều và hậu quả nghiêm trọng. Năm 2010, số vụ tai nạn giao
thơng là 14.442 vụ, trong đó 11.449 người chết và 10.633 người bị thương. Năm
2012 xảy ra 36.376 vụ tai nạn giao thơng thơng và có 9.838 người chết, 38.060
người bị thương.
Khi tai nạn giao thông xảy ra gây nên những thiệt hại về vật chất và tinh thần
cho chủ xe và người bị nạn: người tham gia giao thơng phải vào viện điều trị, thậm
chí bị tử vong; phương tiện giao thông mà họ sử dụng bị hư hỏng phải sửa chữa
thậm chí hư hỏng tồn bộ khơng thể sử dụng được nữa… Những điều đó ngồi việc
gây tổn thất về tinh thần còn tạo nên sức ép lớn về mặt tài chính cho các chủ
phương tiện.
Có rất nhiều những biện pháp để đề phòng, hạn chế và khắc phục những tổn
thất do tai nạn giao thông xảy ra như: tun truyền về an tồn giao thơng trên các
phương tiện thông tin đại chúng, dự trữ tiền để khắc phục tổn thất, tham gia BH…
Tuy nhiên, việc tham gia BH được coi là biện pháp hiệu quả với việc chuyển giao
rủi ro cho DNBH sẽ giúp các chủ phương tiện giảm được sức ép về tài chính. Do
đó, BH vật chất xe cơ giới ra đời là một tất yếu khách quan và việc mua sản phẩm
BH này là cần thiết đối với các chủ phương tiện.
* VNI trong cái nhìn tồn cảnh thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới
(giai đoạn 2010 – 2012)
SVTH: Hoàng Thu Phương
10
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là hình thức bảo hiểm đã xuất hiện ở Việt Nam
khá lâu. Ban đầu loại hình bảo hiểm này chủ yếu do các công ty bảo hiểm phi nhân
thọ hàng đầu Việt Nam như Bảo Việt, Bảo Minh triển khai và nắm giữ thị phần.
Nhưng đến thời điểm hiện nay, với sự xuất hiện của rất nhiều cơng ty bảo hiểm trên
thị trường Việt Nam thì thị phần của Bảo Việt và Bảo Minh đã bị giảm đi so với
trước đó. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình mà bất cứ cơng ty kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ nào tại Việt Nam cũng triển khai bởi đây là mảng thị trường
dễ khai thác và có nhiều tiềm năng mở rộng trong tương lai. Theo thống kê của Ủy
ban an tồn giao thơng quốc gia, trong khoảng thời gian 17 năm từ năm 1995 đến
năm 2012, số phương tiện xe cơ giới tại nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Nếu như
năm 1995 cả nước mới có 3.918.935 phương tiện giao thơng cơ giới đường bộ,
trong đó chỉ có 330.779 xe ơ tơ, cịn lại là xe mơtơ với 3.678.156 chiếc (chiếm
93,85 %) thì đến tháng 7 năm 2012 số xe ơ tơ lưu hành trên cả nước đã lên tới
1.950.964 chiếc, xe môtô là 35.240.162 chiếc, nâng tổng số phương tiện xe cơ giới
trên cả nước ta lên con số 37.191.126 chiếc, bằng 949,01% so với năm 1995. Với
tốc độ gia tăng của các phương tiện xe cơ giới như hiện nay đã tạo nên một mảng
thị trường sôi động trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này.
Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBHVN) thì bảo hiểm xe cơ giới ln
là một trong những nghiệp vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu các
nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trên toàn thị trường, đồng thời cũng là nghiệp vụ
bảo hiểm ln có mức tăng trưởng cao hàng năm về doanh thu phí. Năm 2011, bảo
hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.134 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với 2010. Năm
2012 Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng trưởng 1,59% so với
2011, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53%. Dẫn đầu
doanh thu là Bảo Việt 1.596 tỉ đồng, PJICO 997 tỉ đồng, PVI 566 tỉ đồng, PTI 699 tỉ
đồng, Bảo Minh 561 tỉ đồng, PVI 508 tỉ đồng. Lần đầu tiên bảo hiểm xe cơ giới có
tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ơ tơ tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% ơ tơ hiện có)
nhưng khấu hao bình quan 10% năm).Bên cạnh việc đạt mức doanh thu cao thì bảo
hiểm xe cơ giới cũng là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm có tỉ lệ bồi thường
lớn, tỉ lệ bồi thường hàng năm trung bình khoảng trên 50%. Tính đến quý 3 năm
2012 Bảo hiểm xe cơ giới đạt doanh thu 4.604 tỉ đồng tăng trưởng 0,53% so với
cùng kỳ, bồi thường 2.415 tỉ đồng, tỉ lệ bồi thường 52,47%. Dẫn đầu doanh thu là
Bảo Việt 1.166 tỉ đồng, PJICO 715 tỉ đồng, PTI 509 tỉ đồng, Bảo Minh 420 tỉ đồng,
PVI 359 tỉ đồng. Tỉ lệ bồi thường có rủi ro cao là Hàng Khơng 97%, Liberty 71%,
SVTH: Hồng Thu Phương
11
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
AAA 64%, Bảo Ngân 55%, PVI 54%, Bảo Minh 54%. Các DNBH và các cơ quan
hữu quan đã có nhiều động thái tích cực trong việc cố gắng giảm số vụ tai nạn hàng
năm, đồng thời giảm chi bồi thường đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Năm
2012 nhiều DNBH đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi thường
phịng chống trục lợi bảo hiểm. Tuy chưa có mặt trong top dẫn đầu về doanh thu
trong lĩnh vực bảo hiểm vật chất xe cơ giới song có thể khẳng định rằng Ngay từ
những ngày đầu thành lập, VNI đã ngay lập tức triển khai và nhận thức được sự cần
thiết và tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Hàng năm, nghiệp vụ luôn mang
lại doanh thu lớn cho công ty cũng như các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, hiện nay
VNI chỉ thực hiện bảo hiểm vật chất xe ơ tơ vì giá trị của ô tô lớn hơn nhiều so với
xe máy, bên cạnh đó việc giám định bồi thường khi có rủi ro tai nạn thường trải qua
nhiều công đoạn đôi khi khá phức tạp, trong khi giá trị cũng như chi phí sửa chữa
xe máy khi thiệt hại nhìn chung là nhỏ nên số tiền bồi thường không đáng kể. Do
vậy, khách hàng ít có nhu cầu tham gia bảo hiểm vật chất cho loại xe này. Ở Việt
Nam hiện nay hầu như các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng chỉ triển khai bảo
hiểm vật chất cho xe ô tô.
Loại hình bảo hiểm này được triển khai với hình thức tự nguyện. Vì thế kết
quả hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách hàng. Để có được hợp đồng
bảo hiểm vật chất xe (ô tô) khách hàng phải bỏ ra một số tiền khơng phải là nhỏ. Phí
bảo hiểm vật chất xe ô tô đối với bảo hiểm tồn bộ ở VNI trung bình là 6.000.000
đồng/1 xe. Nếu là xe mới thì số phí này cịn cao hơn rất nhiều. Chính vì thế khách
hàng quyết định tham gia bảo hiểm này hay khơng, hoặc tham gia thì tham gia ở
cơng ty bảo hiểm nào để được giảm phí nhiều nhất, bồi thường hợp lý, thuận tiện
nhất cũng được họ cân nhắc rất kỹ.
Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thì tất cả các cơng
ty đều triển khai loại hình này trong đó có những cơng ty có nhiều năm kinh nghiệm
trên thị trường và lớn mạnh về khả năng tài chính như Bảo Việt, Bảo Minh, PTI,
PJICO…và cịn một số cơng ty bảo hiểm nước ngoài đã thu hút được một lượng lớn
khách hàng tham gia. Rất nhiều những khó khăn mà cơng ty CP Bảo Hiểm Hàng
Không cũng như VPKV1 gặp phải, vì thế để tồn tại và phát triển có được một vị trí
trên thị trường như hiện nay thì cơng ty CP Bảo Hiểm Hàng Không và VPKV1 đã
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
1.2.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại VNI
1.2.2.1 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
SVTH: Hoàng Thu Phương
12
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Hợp đồng BH vật chất xe cơ giới là một văn bản pháp lý qua đó DNBH cam
kết bồi thường cho chủ xe khi có rủi ro xảy ra gây tổn thất cho chiếc xe và ngược
lại, chủ xe tham gia BH cam kết trả khoản phí phù hợp với mức trách nhiệm và rủi
ro mà DNBH đã nhận.
Như vậy hợp đồng BH vật chất xe cơ giới cũng giống như các hợp đồng khác.
Nó gồm có hai bên: Bên bảo hiểm chính là các DNBH sẽ nhận được phí bảo hiểm
để thiết lập quỹ tài chính và chịu trách nhiệm chi trả bảo hiểm; bên được bảo hiểm
là chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ký kết và nộp phí BH.
Cụ thể, hợp đồng BH vật chất xe cơ giới có thể được ký kết trực tiếp giữa chủ
xe VNI hoặc ký kết gián tiếp thông qua môi giới, đại lý dựa trên ngun tắc bình
đẳng và cùng có lợi, ngun tắc khơng trái với các quy định của pháp luật, nguyên
tắc bàn bạc thống nhất và nguyên tắc tự nguyện.
Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo
hiểm. Chủ xe phải thanh tốn đủ phí bảo hiểm trước khi VNI cấp giấy chứng nhận
bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản. Hợp đồng bảo hiểm là văn bản
thỏa thuận giữa chủ xe và VNI theo đó chủ xe phải đóng phí bảo hiểm, VNI phải trả
tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
Ngoài hợp đồng bảo hiểm, bộ hợp đồng bảo hiểm bao gồm nhưng giới hạn các
tài liệu sau:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm: ghi các thông tin về yêu cầu bảo hiểm của chỉ xe.
Khi yêu bảo hiểm chủ xe phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong
giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm: do VNI cấp cho chủ xe,là bằng chứng kí kết hợp
đồng bảo hiểm và được điều chỉnh bằng quy tắc này.
- Quy tắc bảo hiểm: Là quy tắc bảo hiểm của VNI có hiệu lực vào thời điểm
cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Quy tắc này được đăng tải trên website www.vniinsurance.com và được VNI cấp khi chủ xe yêu cầu.
- Các điều khoản bảo hiểm bổ sung cho hợp đồng bảo hiểm và các thỏa thuận
khác văn bản giữa chủ xe và VNI.
1.2.2.2 PHÍ BẢO HIỂM
Phí BH là một khoản tiền nhất định mà chủ xe phải nộp cho VNI sau khi đã
ký hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng BH có hiệu lực khi người tham gia nộp phí theo
đúng quy định
SVTH: Hoàng Thu Phương
13
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
Tỷ lệ phí cơ bản thường áp dụng cho thời hạn một năm hợp đồng, cùng với tỷ
lệ phí cơ bản đó là quy định về tỷ lệ giảm phí đối với những hợp đồng có thời hạn
dưới một năm.
Khi xác định phí BH cho từng đối tượng tham gia BH cụ thể, VNI thường căn
cứ vào các nhân tố sau:
Một là: Những yếu tố liên quan đến bản thân chiếc xe và vấn đề sử dụng xe,
gồm có:
+ Loại xe (xác định bởi mác và năm sản xuất…). Loại xe sẽ liên quan đến
trang thiết bị an toàn, chống mất cắp, giá cả chi phí sửa chữa, phụ tùng thay
thế.v.v…
+ Mục đích sử dụng xe.
+ Phạm vi địa bàn hoạt động.
+ Thời gian xe đã qua sử dụng, giá trị xe.
Hai là: Những yếu tố liên quan đến người được bảo hiểm, người điều
khiển xe:
+ Giới tính, độ tuổi của lái xe.
+ Tiền sử của lái xe (liên quan tới các vụ tai nạn phát sinh, các hành vi vi
phạm luật lệ an tồn giao thơng).
+ Kinh nghiệm của lái xe.
+ Q trình tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm.
Ba là: Việc tính phí BH cịn tùy thuộc vào sự giới hạn phạm vi BH và có sự
phân biệt giữa bảo hiểm lẻ và bảo hiểm cả đội xe. Cơ chế thưởng bằng việc giảm
phí cũng được áp dụng như một biện pháp giữ khách hàng.
Phí bảo hiểm tương ứng số tiền bảo hiểm được áp dụng theo quy định của
VNI và được ghi trên hợp đồng bảo hiểm/ giấy chứng nhận bảo hiểm. Biểu phí của
VNI đính kèm tại Phụ lục.
1.2.2.3 THỜI HẠN VÀ HIỆU LỰC BẢO HIỂM
1. Thời hạn bảo hiểm bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên Giấy chứng
nhận bảo hiểm.
2. Trong thời hạn bảo hiểm, hiệu lực bảo hiểm chỉ phát sinh khi khách hàng đã
nộp phí BH đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận tại hợp đồng BH.
3. Trường hợp chủ xe kí kết hợp đồng BH hoặc nhận giấy chứng nhận BH
nhưng khơng nộp phí BH đầy đủ và đúng thời hạn quy định thì giấy chứng nhận BH
hoặc hợp đồng BH sẽ tự động chấm dứt hiệu lực từ ngày khơng nộp phí hoặc từ
ngày đầu tiên q hạn nộp phí theo thỏa thuận ( nếu có) mà khơng cần có thơng báo
SVTH: Hồng Thu Phương
14
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
của VNI.
1.2.2.4 CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU
Trong thời hạn bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe hợp pháp mà chủ
xe cơ giới khơng có u cầu hủy bỏ hợp đồng BH thì mọi quyền lợi BH liên quan
đến chiếc xe được BH vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới.
1.2.2.5 HỦY BỎ HỢP ĐỒNG
1. Trường hợp chủ xe yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận BH/ hợp đồng BH thì
phải thơng báo bằng văn bản cho VNI trước 10 ngày. Tring vịng 10 ngày kể từ
ngày nhận được thơng báo hủy bỏ, nếu VNI khơng có í kiến thì hợp đồng BH mặc
nhiên được hủy bỏ. VNI sẽ hoàn lại cho chủ xe 70% phí BH đã đóng của thời gian
BH còn lại với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng chưa phát sinh sự kiện BH.
2. Trường hợp VNI yêu cầu hủy bỏ hợp đồng BH/ giấy chứng nhận BH (trừ
trường hợp HĐBH/ GCNBH tự động chấm dứt hiệu lực do khơng nộp phí đúng
hạn) thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe trước 10 ngày và hồn lại cho chủ
xe 100% phí BH của thời gian BH còn lại.
1.2.2.6 TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ XE
1. Đọc, hiểu roc quy tắc, điều khoản và các taì liệu của hợp đồng BH.
2. Khi yêu cầu BH, chủ xe hoặc người đại diện của mình phải kê khai đầy đủ
và trung thực những nội dung trong Giấy u cầu BH và kí xác nhận.
3. Đóng phí BH đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng BH hoặc
giấy chứng nhận BH. Trường hợp khơng có thỏa thuận nợ phí bằng văn bản khách
hàng phải nộp phí ngay sau khi nhận được giấy chứng nhận BH.
4. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giớii (hoặc lái xe) phải có
trách nhiệm:
- Tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện
trường tai nạn, báo ngay cho cơ quan công an, VNI nơi gần nhất để phối hợp
giải quyết tai nạn.
- Trong vòng 5 ngày, kể từ ngày xảy ra tai nạn, chủ xe cơ giới phải gửi cho
VNI thông báo tai nạn bằng văn bản (mẫu do VNI cung cấp).
- Không tự ý di chuyển, tháo dỡ hoặc sữa chữa tài sản khi chưa có ý kiến của
VNI, trừ trường hợp như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và tài sản
hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Chủ xe phải trung thực trong việc thu thập, cung cấp các tài liệu , chứng từ
trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điểu kiện thuận lợi cho VNI trong q trình
SVTH: Hồng Thu Phương
15
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
xác minh tính chân thực của các tài liệu đó.
6. Trường hợp có thay đổi mục đích sử dung xe, trong vịng 15 ngày, chủ xe
phải thông báo cho VNI biết để điều chỉnh phí BH cho phù hợp.
7. Phải thơng báo ngay cho VNI về việc thay đổi biển số.
8. Trường hợp vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba, Chủ xe
phải bảo lưu quyền khuyến nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho VNI đòi lại
người thứ ba trong phạm vi số tiền được VNI bồi thường.
Nếu chủ xe không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì VNI có
thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi
của Chủ xe gây ra.
1.2.2.7 GIÁM ĐỊNH TAI NẠN
1. Mọi tổn thất về taì sản (xe, hàng hóa..) sẽ được VNI hoặc đại diện của VNI
tiến hành giám định trực tiếp với sự có mặt của chủ xe cơ giới hoặc người đại diện
hợp pháp nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Chi phí giám định tổn
thất do VNI chịu.
2. Trường hợp VNI và chủ xe cơ giới không thống nhất được về nguyên nhân
và mức độ thiệt hại thì sẽ trưng cầu giám định viên độc lập để tiến hành giám định.
Trường hợp 2 bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì
1 trong 2 bên yêu cầu Tòa án tại nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe chỉ
định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc
đối với 2 bên. Nếu kết quả giám định của cơ quan giám định độc lập trùng với kết
quả giám định của VNI thì chủ xe phải thanh tốn phí giám định.
1.2.2.8 HỒ SƠ U CẦU BỒI THƯỜNG
Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:
1. Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới ( mẫu do
VNI cung cấp)
2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của đại diện VNI
các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận BH;
- Giấy phép lái xe;
- Giấy chứng nhận đăng kí xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kĩ thuật và mơi trường.
3. Bản sao biên bản kết luận điều tra tai nạn của công an hoặc bản sao bộ hồ
sơ tai nạn (có xác nhận của cơng an nơi thụ lí vụ tai nạn) bao gồm:
SVTH: Hoàng Thu Phương
16
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
- Sơ đồ hiện trường tai nạn;
- Biên bản khám nghiệm hiện trường;
- Biên bản khám nghiệm xe liên quan đến tai nạn;
- Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.
4. Biên bản hòa giải (trong trường hợp hòa giải)
5. Bản án hoặc quyết định của tịa án (trong trường hợp có tranh chấp)
6. Các biên bản, tài liệu xác định trách nhiệm của người thứ 3 (trong trường
hợp tổn thất do người thứ 3 gây ra)
7. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có)
8. Các chứng từ xác nhận thiệt hại do tai nạn:
Đối với thiệt hại vật chất xe, phải cung cấp thêm các chứng từ, hóa đơn liên
quan đến việc sửa chữa, thay thế hoặc mua mới. Biên bản mất cắp, cướp hoặc mất
tích xe có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp xe bị mất, bị
cướp).
1.2.2.9 NHỮNG ĐIỂM LOẠI TRỪ
VNI không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất xe cơ giới trong các
trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe hoặc người có quyền lợi liên quan.
2. Tại thời điểm xe khơng có Giấy chứng nhận kiểm định an tồn kĩ thuật và
bảo vệ mơi trường phương tiện cơ giới đường bộ.
3. Lái xe khơng có giấy phép lái xe hợp lệ.
4.Lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hiện
hành khi có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có các
chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
5.Vận chuyển hàng trái phép, xe chở chất dễ cháy, chất nổ trái phép hoặc
không thực hiện đầy đủ cá quy đinh về vận chuyển, xếp dỡ hàng theo quy định của
pháp luật.
6.Xe sử dụng để tập lái, đua thể tao, chạy thử sau khi sửa chữa.
7.Xe đi vào đường cấm, đường ngược chiều , không chấp hành đúng quy định
của luật giao thông đường bộ.
8.Tai nạn, thiệt hại xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
9.Những thiệt hại mang yếu tố tinh thần, không do tai nạn trực tiếp gây ra.
10. Xe chở quá trọng tại, vượt quá tốc độ hoặc chở quá lượng hành khách từ
SVTH: Hoàng Thu Phương
17
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
20% trở lên theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Chiến tranh, khủng bố, và các lí do tương tự như nội chiến, bạo động,
đình cơng.
12. Ngồi ra, VNI có thể từ chối tồn bộ số tiền BH thuộc phạm vi BH nếu
người được BH hoặc người có quyền lợi liên quan cung cấp thông tin không trung
thực, đầy đủ.
1.2.2.10 THỜI HẠN YÊU CẦU VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
1. Thời hạn yêu cầu giải quyết bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
2. VNI có trách nhiệm xem xét và giải quyết bồi thường trong vòng 15 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ bồi thường đâỳ đủ, hợp lệ và kéo dài không quá 30
ngày trong trường hợp xác minh hồ sơ ( trừ trường hợp đặc biệt).
3. Thời hạn khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm của VNI là 3 năm kể từ
ngày chủ xe nhận được thông báo bồi thường của VNI.
4. Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng BH, nếu VNI và chủ xe không giải
quyết được bằng thương lượng, sẽ được đưa ra phân xử tại Tòa án tại nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.2.11 BẢO HIỂM TRÙNG
Trong trường hợp tại thời điểm xảy ra sự kiện BH, chiếc xe được BH theo
nhiều hợp đồng BH khác nhau thì trách nhiệm của VNI chỉ giới hạn theo tỷ lệ giữa
số tiền BH hoặc mức trách nhiệm BH ghi trên hợp đồng BH đó so với tổng số tiền
BH hoặc mức trách nhiệm BH ghi trên tất cả hợp đồng.
1.2.2.13 CHẾ TÀI BỒI THƯỜNG
1. Áp dụng chế tài từ 10% đến 20% số tiền bồi thường trong trường hợp:
- Chủ xe tự động sữa chữa xe khi chưa được sự chấp thuận của VNI.
- Xe chở vượt quá trọng tải, chạy quá tốc độ, quá số người quy định nhưng
chưa vượt quá 20% theo quy định của pháp luật.
- Tai nạn có nguyên nhân do lái xe ngủ gật trong lúc điều khiển xe.
2. Áp dụng chế tài từ 50% đến 100% số tiền bồi thường trong trường hợp chủ
xe không tạo điều kiên và chuyển quyền đòi bồi thường người thứ 3 cho VNI; tự
động thương lượng bồi thường, bồi thường với người thứ 3 không theo hướng dẫn
của VNI.
1.2.2.14 PHẠM VI BẢO HIỂM
Trừ những trường hợp thuộc điểm loại trừ, VNI bồi thường cho chủ xe cho
SVTH: Hoàng Thu Phương
18
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
chủ xe những thiệt hại vật chất xe gây ra do:
1. Những tai nạn bất ngờ, khơng lường trước được ngồi tầm kiểm soát của
chủ xe, lái xe trong những trường hợp: đâm, va (bao gồm cả va chạm với những vật
thể khác ngồi xe cơ giới), lật, đổ, rơi, chìm.
2. Hỏa hoạn, cháy nổ.
3. Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sét đánh, động
đất, mưa đá, sụt lở, sóng thần...
4. Mất cắp, mất cướp tồn bộ xe.
5. Ngồi ra, VNI cịn thanh tốn những chi phí cần thiết và hợp lí để thực
hiện các cơng việc theo yêu cầu và chỉ dẫn của VNI khi xảy ra tai nạ nhằm:
- Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt do các nguyên
nhân trên.
- Bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
- Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường của VNI (bao gồm cả chi phí)
khơng vượt q số tiền bảo hiểm đã được ghi trên Giấy chứng nhận BH hoặc Hợp
đồng BH.
1.2.2.15 KHÔNG THUỘC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM
1. Hao mòn, hư hỏng tự nhiên phát sinh từ việc hoạt động bình thường của
chiếc xe gây ra.
2. Tổn thất đối với xăm lốp, tem xe biểu tượng logo của xe trừ trường hợp tổn
thất này xảy ra đồng thời với các bộ phận khác trong cùng 1 tai nạn.
3. Hư hỏng hoặc tổn thất thêm trong quá trình sửa chữa.
4. Hư hỏng về điện, điện tử , các bộ phận máy móc thiêt bị trừ trường hợp do
các nguyên nhân quy định tại điều 1.2.2.14.
5. Hư hỏng về động cơ do hoạt động trong vùng đang bị ngập nước hay do
nước lọt vào động cơ gây hiện tượng thủy kích phá hủy động cơ xe.
6. Số tiền bồi thường dưới mức miễn thường, mức khấu trừ quy định tai Giấy
chứng nhận BH hoặc HĐBH.
7. Mất cắp bộ phận xe.
8. Các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài thiết bị của nhà lắp ráp (khơng tính cản
trước sau) trừ khi có văn bản thỏa thuận bổ sung bảo hiểm phần giá trị thiết bị lắp
ráp thêm.
9. Xe bị mất không rõ nguyên nhân, xe bị mất do hành vi lừa đảo, chiếm dụng,
SVTH: Hoàng Thu Phương
19
MSV: CQ510725
Chuyên đề tốt nghiệp
GVHD: TS. Phạm Thị Định
tranh chấp dân sự.
10. Xe tự cháy do hư hỏng về điện, điện tử, động cơ, máy móc, thiết bị do lỗi
kĩ thuật của xe, do lỗi cố ý của chủ xe, lái xe gây ra.
1.2.2.16 GIÁ TRỊ BẢO HIỂM VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM
1. Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham
gia bảo hiểm.
2. Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chue xe khai báo và ghi trên giấy
chứng nhận BH.
1.2.2.17 BỒI THƯỜNG TỔN THẤT
Theo sự lựa chọn của mình, VNI có thể chịu trách nhiệm thanh tốn chi phí
thực tế để sữa chữa, thay thế bộ phận bị tổn thất, hoặc trả tiền cho chủ xe để bù đắp
tổn thất trên cơ sở xác định chi phí sữa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
Trường hợp VNI chấp nhận bơì thường thay mới (bộ phận hư hỏng hoặc tồn
bộ xe) thì những bộ phận hư hỏng hoặc xác xe theo tỷ lệ giữa số tiền bồi thường của
VNI và giá trị bảo hiểm (trường hợp bảo hiểm dưới giá trụ, bảo hiểm trùng hoặc có
sự tham gia bồi thường của bên thứ 3).
1. Bồi thường tổn thất bộ phận:
- Trường hợp xe được BH với số tiền BH dưới giá trị thực tế tại thời điểm
tham gia BH thì số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ giữa số tiền tham gia bảo
hiểm với giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia BH.
- Nếu xe tham gia BH với số tiền bằng hoặc cao hơn giá trị thực tế của xe tại
thời điểm tham gia BH thì bồi thường đúng bằng giá sữa chữa nhưng không vượt
quá số tiền BH.
- VNI bồi thường chi phí sơn lại tồn bộ xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe
bị hư hỏng do tai nạn.
- Trong quá trình sửa chữa xe được bảo hiểm nếu phải thay thế mới bộ phận
thì số tiền bồi thường cho việc thay thế bộ phận đó tối đa khơng vượt quá giá thực
tế của bộ phận đó trước khi xe bị tổn thất (trừ khi có thỏa thuận khác). Tỉ lệ khấu trừ
phần hao mịn tự nhiên sẽ được tính theo quy định hiện hành của VNI.
Cụ thể như sau:
Thiệt hại đối với xe: thời gian sử dụng tính từ ngày sản xuất dến thời
gian tổn thất.
- Đến 3 năm
: Khơng khấu hao.
SVTH: Hồng Thu Phương
20
MSV: CQ510725