Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng trần nguyễn kim ngân h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGUYỄN KIM NGÂN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆTNAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGUYỄN KIM NGÂN

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TP. HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG THỊ THANH HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Trần Nguyễn Kim Ngân.
Ngày sinh: 11 tháng 06 năm 1990 tại Đồng Tháp.
Đơn vị công tác tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP.HCM; là
học viên cao học khóa 20, lớp CH20B3 của Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh
Tơi xin cam đoan: Luận văn chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một Trƣờng đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập
của tác giả, và đƣợc sự hƣớng dẫn từ PGS.; TS. Hoàng Thị Thanh Hằng. Các nội
dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, trong đó khơng có
các nội dung đã đƣợc cơng bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện
ngoại trừ các thơng tin trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Nguyễn Kim Ngân


ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng Quý Thầy, Cô
Trƣờng Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hết lịng truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn trong suốt q trình tơi học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS., TS. Hoàng Thị Thanh
Hằng là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình nghiên cứu và hồn thành đƣợc luận văn này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các phòng ban, các
đồng nghiệp làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi tiếp cận tìm hiểu thực tiễn và cung cấp
hồ sơ, số liệu cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu của luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng
hộ tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Trong quá trình thực
hiện luận văn, dù đã cố gắng để hoàn thiện nhƣng cũng khơng tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong nhận đƣợc những lời góp ý chân thành từ Quý Thầy Cô.


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tiêu đề
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐỐI VỚI
CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH - SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TP. HCM
2. Tóm tắt
Đối tƣợng HSSV là một trong những đối tƣợng đƣợc Chính phủ và Nhà nƣớc
đặt mối quan tâm hàng đầu; vì là nguồn nhân lực tƣơng lai cho đất nƣớc. Ngày

27/9/2007, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín
dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV). Vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 3,5
triệu lƣợt HSSV có hồn cảnh khó khăn trên khắp cả nƣớc đƣợc vay vốn học tập.
Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai thực hiện nguồn vốn ƣu đãi này đã bắt đầu phát
sinh những bất cập cần đƣợc quan tâm giải quyết.
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng trả nợ đối với chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm
nâng cao khả năng trả nợ của hộ vay vốn và hạn chế rủi ro đối với chƣơng trình
cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh. Sau khi phân tích các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, và phân tích
định lƣợng với số lƣợng mẫu là 400 quan sát đƣợc thu thập từ dữ liệu hồ sơ vay
vốn chƣơng trình cho HSSV tại NHCSXH trên địa bàn TP. HCM, nghiên cứu đã
đƣa ra 8 nhóm nhân tố để phân tích nhƣ: phân tích sự ảnh hƣởng của từng biến độc
lập lên biến phụ thuộc, phân tích thống kê mơ tả thể hiện những đặc tính cơ bản
của dữ liệu và phƣơng pháp phân tích dựa trên mơ hình hồi quy Binary Logistic để
xem xét mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
Qua nghiên cứu cho thấy có 08 biến độc lập ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ
của hộ vay vốn chƣơng trình HSSV tại NHCSXH trên địa bàn TP.HCM là: giới
tính, trình độ, nghề nghiệp, quy mơ, thành viên các tổ chức Hội đồn thể, lịch sử tín
dụng, ý thức tiết kiệm, nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác.
3. Từ khóa: học sinh sinh viên; trả nợ; chính sách; tín dụng; vay vốn


iv

ABSTRACT
1. Title
FACTORS AFFECTING THE STUDENT'S CAPACIBILITY PAYMENT
FOR THE STUDENT LOANS PROGRAM AT VIETNAM BANK FOR SOCIAL

POLICIES IN HO CHI MINH CITY
2. Abstract
Students are one of the subjects most concerned about by the Government and
the State; because it is the future human resource for the country. On September 27,
2007, the Prime Minister issued Decision 157/2007/QD-TTg on credit for students.
The policy credit has helped more than 3.5 million students of students in difficult
circumstances across the country borrow money for study. However, up to now, the
implementation of this preferential capital has begun to arise shortcomings that need to
be addressed.
The topic is done to analyze the factors affecting the ability to repay the student
loan program at the City Bank for Social Policies. Ho Chi Minh. On that basis, some
recommendations are proposed to improve the borrower's ability to repay loans and
limit risks for the Student loan program at the Social Policy Bank in the city. Ho Chi
Minh. After analyzing relevant empirical studies, and quantitative analysis with a
sample size of 400 observations collected from student loan application data at the
Social Policy Bank in the city. In Ho Chi Minh City, the study has given 8 groups of
factors to analyze such as: analyzing the impact of each independent variable on the
dependent variable, descriptive statistical analysis showing the basic characteristics of
the data and the method. Analysis is based on the Binary Logistic regression model to
consider the impact of the independent variables on the dependent variable.
Through research shows that there are 08 independent variables affecting the
ability to repay the student loan student program at the Social Policy Bank in Ho Chi
Minh City: gender, education, job, scale , members of unions, credit history, sense of
savings, demand for loans from other credit institutions.
3. Keywords: student; pay; policy; Credit; loan


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

CT HSSV

Chƣơng trình Học sinh sinh viên

TD

Tín dụng

NHCSXH CN TP.HCM

Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

TRDO

Trình độ

QMVON

Quy mơ vốn

GTINH

Giới tính

KTNT


Khả năng trả nợ

TVHOI

Thành viên Tổ chức Hội Đồn Thể

QM

Quy mơ

LSTD

Lịch sử tín dụng

KTNT

Khả năng trả nợ

NCAU

Nhu cầu

UBND

Uỷ ban nhân dân

TW

Trung ƣơng



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................. v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ................................................................................. ix
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .............................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.6. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.7. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 5
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ ĐỐI VỚI
CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH VIÊN .......................................... 6
2.1. Tổng quan về cho vay học sinh sinh viên ................................................................ 6
2.1.1. Khái niệm về cho vay học sinh sinh viên .............................................................. 6
2.1.2. Khả năng trả nợ ..................................................................................................... 6
2.2. Nội dung về chƣơng trình cho vay hssv tại nhcsxh.................................................. 6
2.2.1. Đối tƣợng đƣợc vay vốn ........................................................................................ 7
2.2.2. Điều kiện vay vốn .................................................................................................. 9
2.2.3. Phƣơng thức cho vay NHCSXH.......................................................................... 11
2.2.4. Thủ tục, quy trình cho vay ................................................................................... 11
2.2.5. Lãi suất cho vay ................................................................................................... 11

2.2.6. Thời hạn cho vay ................................................................................................. 11
2.2.7. Trả nợ ngân hàng ................................................................................................. 12
2.2.8. Thủ tục và quy trình cho vay ............................................................................... 17
2.3. Tổng quan các chƣơng trình nghiên cứu có liên quan về khả năng trả nợ của hộ
vay ................................................................................................................................. 20
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 27
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 28
3.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và giả thuyết ............................................................. 28
3.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................... 29
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ................................................... 33
3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 33
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 33


vii

3.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 34
3.4. Mẫu nghiên cứu, kích cỡ mẫu ................................................................................ 34
3.5. Cơng cụ nghiên cứu ................................................................................................ 35
3.6. Các bƣớc phân tích dữ liệu ..................................................................................... 35
3.6.1. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................................. 36
3.6.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả ............................................................................... 36
3.6.3. Phƣơng pháp phân tích hồi quy ........................................................................... 37
TĨM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................................ 41
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 42
4.1. Thực trạng chƣơng trình cho vay hssv của nhcsxh trên địa bàn tp.hcm ................ 42
4.1.1. Tổng quan về tín dụng cho vay HSSV trên địa bàn TP.HCM ............................ 42
4.1.2. Đánh giá chung về tín dụng HSSV của NHCSXH TP. HCM ............................. 43
4.2. Thống kê mô tả đặc điểm của hộ vay vốn chƣơng trình hssv tại nhcsxh cn tp.hcm49

4.3. Các kết quả kiểm định ............................................................................................ 52
4.3.1. Kiểm định tƣơng quan Pearson ........................................................................... 52
4.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến ..................................................................................... 54
4.3.3. Kiểm định mức phù hợp của mơ hình ................................................................. 54
4.4. Giải thích kết quả kiểm định và mơ hình hồi quy .................................................. 58
TĨM TẮT CHƢƠNG 4 ................................................................................................ 61
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................ 62
5.1. Kết luận................................................................................................................... 62
5.2. Hàm ý quản trị ........................................................................................................ 64
5.3. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................... 67
5.4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. i
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ..................................................................... i
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ i


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa KNTN và quy định về phân loại nợ

15

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu đi trƣớc

27


Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến đƣợc sử dụng trong đề tài

32

Bảng 4.1 Bảng số liệu dƣ nợ cho vay CT HSSV tại NHCSXH CN
TP.HCM giai đoạn 2015 -2019

44

Bảng 4.2: Thống kê mô tả

51

Bảng 4.3: Thống kê giới tính chủ hộ

51

Bảng 4.4: Thống kê trình độ học vấn

52

Bảng 4.5: Thống kê nghề nghiệp

53

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định tƣơng quan Pearson

54


Bảng 4.7: Kết quả hồi quy Binary logistic (Nhị phân)

55

Bảng 4.8: Kiểm định Chi-square các hệ số trong mơ hình

57

Bảng 4.9: Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình

57

Bảng 4.10: Kiểm định Hosmer và Lemeshow

57

Bảng 4.11: Mức độ dự báo chính xác của mơ hình

58

Bảng 4.21: Kết quả hồi quy Binary logisct

59


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình


Trang

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu

29

Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu

35

Hình 3.3: Quy trình phân tích và xử lý dữ liệu

37


1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
NHCSXH đƣợc thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày
04/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ
ngƣời nghèo, nhằm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín
dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Trong 15 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH đã và đang
lớn mạnh cả về chất và lƣợng. Từ 03 chƣơng trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu
vào năm 2003, đến nay NHCSXH đang triển khai thực hiện hơn 20 chƣơng trình
tín dụng ƣu đãi cùng nhiều chƣơng trình từ nguồn vốn ủy thác của nƣớc ngồi với
tổng dƣ nợ tính đến 30/6/2020 đạt 219.565 tỷ đồng, gấp hơn 32 lần so với thời
điểm thành lập; tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 19,2%, với trên 6,7
triệu hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách cịn dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay hộ nghèo và

các đối tƣợng chính sách tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính
phủ là 13.944 tỷ đồng, với gần 457 nghìn đối tƣợng đang dƣ nợ. Chất lƣợng tín
dụng khơng ngừng đƣợc củng cố và nâng cao, đến nay nợ quá hạn và nợ khoanh
giảm từ 13,75% tại thời điểm nhận bàn giao xuống còn 0,7% tại thời điểm
30/06/2020 (trong đó, nợ quá hạn 0,25%, nợ khoanh 0,45%).
Đặc biệt, đối tƣợng HSSV là một trong những đối tƣợng đƣợc Chính phủ và
Nhà nƣớc đặt mối quan tâm hàng đầu; vì là nguồn nhân lực tƣơng lai cho đất nƣớc.
Ngày 27/9/2007, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về
tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV). Đây là chính sách thể hiện sự quan
tâm của Đảng, Chính phủ trong việc thực hiện chủ trƣơng về phát triển giáo dục,
bảo đảm an sinh xã hội. Tính đến nay, tổng dƣ nợ chƣơng trình đạt hơn 15.993 tỷ
đồng với trên 671.000 khách hàng còn dƣ nợ. Vốn tín dụng chính sách đã giúp trên
3,5 triệu lƣợt HSSV có hồn cảnh khó khăn trên khắp cả nƣớc đƣợc vay vốn học
tập. Cụ thể hơn trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động tín dụng chính sách xã hội


2

đã góp phần hỗ trợ vốn giúp trên 9.000 lƣợt HSSV có hồn cảnh khó khăn vay vốn
học tập. Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai thực hiện nguồn vốn ƣu đãi này đã bắt
đầu phát sinh những bất cập cần đƣợc quan tâm giải quyết.
Mặc dù đây là đối tƣợng có nhận thức cao do đƣợc đào tạo bài bản và đƣợc
quan tâm; tuy nhiên lại chính là đối tƣợng khơng hồn trả nguồn vốn ƣu đãi cho
Ngân hàng và chƣơng trình cho vay HSSV có tỷ lệ Nợ quá hạn cao nhất trong các
chƣơng trình cho vay tại NHCSXH nói chung và tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói
riêng. Đây là chính sách tín dụng có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế - chính trị và xã
hội nên việc hạn chế rủi ro trong thu hồi nợ và bảo tồn nguồn vốn vay ln là vấn
đề phức tạp.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu và đƣa ra những yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng trả nợ của chƣơng trình cho vay HSSV đƣợc nghiên cứu cụ thể tại địa bàn

NHCSXH TP.HCM để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này; góp phần đƣa ra
những phƣơng hƣớng cho vay hiệu quả, giảm tỷ lệ hộ vay chƣơng trình cho vay
HSSV khơng trả đƣợc nợ, nâng cao chất lƣợng tín dụng của chƣơng trình cho vay
HSSV nói riêng và các chƣơng trình khác của NHCSXH nói chung trong thực tiễn
hiện nay.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng trả nợ đối với chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm
nâng cao khả năng trả nợ của hộ vay vốn và hạn chế rủi ro đối với chƣơng trình cho
vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh.


3

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đối với
chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ
Chí Minh.
Thứ hai, xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ đối với
chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ
Chí Minh.
Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng trả nợ đối với
chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ
Chí Minh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào những câu hỏi cụ thể sau:
- Nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ đối với chƣơng trình cho vay

Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ Chí Minh?
- Mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ đối với chƣơng trình
cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Hồ Chí Minh nhƣ
thế nào?
- Những đề xuất và khuyến nghị nào đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao khả năng
trả nợ đối với chƣơng trình cho vay Học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách
xã hội TP. Hồ Chí Minh?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn
và các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của hộ vay đối với chƣơng trình cho
vay HSSV trên địa bàn TP.HCM. Đối tƣợng nghiên cứu là các hộ vay đang có dƣ
nợ chƣơng trình cho vay HSSV tại NHCSXH CN TP.HCM.


4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: tác giả thực hiện nghiên cứu tại NHCSXH CN
TP.HCM.
+ Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu số liệu phân tích là khách hàng vay vốn
chƣơng trình HSSV tập trung trong khoảng thời gian 2015-2019 của NHCSXH CN
TP.HCM.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định
tính, chủ yếu nhƣ sau:
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: để phân tích tình hình triển khai và chất
lƣợng tín dụng của hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn TP.HCM; cụ thể
chƣơng trình cho vay HSSV.
- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: để tiếp cận và phân tích hiệu quả hoạt

động tín dụng chính sách của hệ thống NHCSXH trên cả nƣớc và những ảnh hƣởng
của nó đối với kinh tế-chính trị-xã hội nƣớc ta.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy
dữ liệu bảng (data panel), kiểm định các giả thuyết bằng phƣơng pháp hồi quy kết
hợp với phƣơng pháp ƣớc lƣợng để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu đặt ra.
- Áp dụng mơ hình phân tích hồi quy Binary logistic để phân tích đánh giá
ảnh hƣởng của khách hàng vay vốn, khoản vay để trả lời câu hỏi: Các yếu tố nào
ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của hộ vay chƣơng trình HSSV tại địa bàn
NHCSXH CN TP.HCM và mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng trả nợ
của hộ vay nhƣ thế nào?


5

1.6. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
trả nợ của hộ vay chƣơng trình HSSV trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh thơng qua số
liệu khảo sát thực tế hộ vay và áp dụng mơ hình phân tích hồi quy Binary logistic.
Nghiên cứu sẽ sử dụng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả
trong và ngoài nƣớc đã thực hiện tại các nƣớc có triển khai chƣơng trình cho vay
tƣơng tự. Từ kết quả nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đƣa ra những
kiến nghị và đề xuất những hƣớng nghiên cứu sau để giải quyết những vấn đề mà
nghiên cứu này còn hạn chế.
1.7. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ cung cấp thêm các thông tin cho những nhà quản trị:
Thứ nhất, dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã gợi ý một số kiến nghị nhằm
nâng cao khả năng thu hồi nợ đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng đối với chƣơng
trình cho vay HSSV của NHCSXH TP.HCM.
Thứ hai, nhận diện những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của hộ vay
chƣơng trình HSSV tại NHCSXH có thể ứng dụng vào thực tiễn trong hoạt động

cho vay của NHCSXH TP.HCM; bản thân hộ vay và chính quyền địa phƣơng sẽ có
cái nhìn cụ thể hơn; thực tế hơn về chƣơng trình cho vay HSSV của NHCSXH; qua
đó đề xuất những chính sách, khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
và khả năng thu hồi nợ của hộ vay; góp phần mang vốn đến đúng đối tƣợng và hạn
chế rủi ro tín dụng đối với chƣơng trình cho vay HSSV tại NHCSXH CN TP.HCM.


6

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
ĐỐI VỚI CHƢƠNG TRÌNH CHO VAY HỌC SINH SINH
VIÊN

2.1. Tổng quan về cho vay học sinh sinh viên
2.1.1. Khái niệm về cho vay học sinh sinh viên
Cho vay đối với học sinh sinh viên là loại hình cho vay đối với đối tƣợng
đặc biệt là HSSV có hồn cảnh khó khăn. Cho vạy HSSV là việc Ngân hàng sử
dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nƣớc huy động để cho vay học sinh sinh viên
có hồn cảnh khó khăn đang học Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp và
học nghề vay nhằm hỗ trợ tiền học phí, mua sắm phƣơng tiện học tập và các chi phí
khác phục vụ cho việc học tập tại nhà trƣờng.
2.1.2. Khả năng trả nợ

Khả năng trả đƣợc nợ là sự đánh giá của bên cho vay đối với rủi ro
vỡ nợ hay khả năng tiếp nhận nợ mới của bạn. ... Khả năng trả đƣợc nợ là thứ
mà bên cho vay sẽ xem xét trƣớc khi quyết định cho khách hàng vay. Khả năng
trả đƣợc nợ đƣợc xác định từ nhiều yếu tố nhƣ lịch sử trả nợ hay điểm tín dụng
của khách hàng.
2.2. Nội dung về chƣơng trình cho vay hssv tại nhcsxh
Hoạt động tín dụng sinh viên ở Việt Nam bắt đầu đƣợc thực hiện từ năm 1994

nhƣng đến năm 2007 mới thực sự đƣợc triển khai rộng rãi với Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt
Nam (NHCSXH) là cơ quan đại diện Chính phủ thực hiện chính sách này. Đây là
một chủ trƣơng, chính sách đúng đắn đƣợc tồn xã hội quan tâm, theo dõi, đặc biệt
là những HSSV có hồn cảnh khó khăn. Chƣơng trình góp phần đảm bảo cơ hội


7

đƣợc đi học đại học của ngƣời dân trong bối cảnh giáo dục đại chúng, đồng thời
cũng phù hợp với xu thế chung của giáo dục đại học thế giới.
Rủi ro mất vốn do hộ vay khơng có khả năng trả nợ đối với ngân hàng là
những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của
ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một
khoản chi phí để có thể hồn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định.
Việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của hộ vay đối
với chƣơng trình cho vay HSSV là vấn đề cấp thiết để góp phần giảm rủi ro mất
vốn, bảo tồn nguồn vốn Nhà nƣớc và có thể đƣa ra kết quả có giá trị để hồn thiện
chính sách tín dụng HSSV.
2.2.1. Đối tƣợng đƣợc vay vốn
HSSV có hồn cảnh khó khăn theo học tại các trƣờng đại học (hoặc tƣơng
đƣơng đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề
đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ cơi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời cịn
lại khơng có khả năng lao động.
- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tƣợng:
+ Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình qn đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức
thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
+ HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai,

hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, phƣờng,
thị trấn nơi cƣ trú. Trong quá trình triển khai thực hiện có những đối tƣợng phát
sinh NHCSXH đều tổng hợp báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ và đã đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ quyết định cho vay kịp thời theo các Quyết định.
- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức
khỏe phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trƣờng: Trƣờng đại học, cao


8

đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ,
ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo qui định tại
Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và
các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo qui định tại Quyết
định số 121/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Ngƣời lao động bị thu hồi đất theo Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày
10/12/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất tham gia đào tạo nghề đƣợc vay
vốn một lần theo quy định của chính sách tín dụng đối với HSSV.
- HSSV Y khoa có hồn cảnh khó khăn đã tốt nghiệp (nhƣng không quá 12
tháng kể từ ngày tốt nghiệp) các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp và tại các cơ
sở đào tạo chuyên ngành Y đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật Việt Nam, trong thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đƣợc
cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết
định số 09/2016/QĐ-TTg ngày 02/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc vay vốn
theo quy định của chính sách tín dụng đối với HSSV.
(1) Đối tƣợng đƣợc xem xét cho vay
- Đối với trƣờng hợp HSSV học trung cấp, cao đẳng học liên thông lên cao
đẳng, đại học; HSSV đang học trƣờng này nhƣng đỗ chuyển sang trƣờng khác,

HSSV học hệ đại học tại chức, đào tạo từ xa nếu đủ điều kiện vẫn đƣợc giải quyết
cho vay.
- Lao động đã đƣợc vay vốn học nghề một lần nhƣng bị mất việc làm do
nguyên nhân khách quan có tên trong Quyết định của UBND cấp tỉnh về việc đƣợc
tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án thì đƣợc
NHCSXH tiếp tục xem xét cho vay nhƣng tối đa không quá 03 lần.
- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính:


9

+ Nếu hộ vay đã nhận tiền vay đủ 12 tháng nhƣng vẫn cịn khó khăn hoặc lại
khó khăn tiếp nếu có văn bản nêu rõ lý do khó khăn đƣợc UBND cấp xã xác nhận
hoặc danh sách do UBND cấp xã lập gửi NHCSXH
+ Nếu hộ vay đã đƣợc vay vốn nhƣng nay thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ có
thu nhập bình qn bằng 150% mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, khi đƣợc
UBND xã xác nhận thì tiếp tục đƣợc NHCSXH xem xét cho vay.
(2) NHCSXH không giải quyết cho vay đối với những HSSV là:
- Học viên cao học, nghiên cứu sinh; HSSV học văn bằng thứ 2;
- Cán bộ công tác tại các ngành ở xã, huyện, tỉnh học tại chức;
- HSSV có hồn cảnh khó khăn bị các cơ quan xử phạt hành chính trở lên về:
cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,…;
- HSSV đang bị các trƣờng học kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
(3) Quy định về HSSV có hồn cảnh khó khăn
- Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ cơi cha hoặc mẹ
nhƣng ngƣời cịn lại khơng có khả năng lao động.
- Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối
tƣợng:
+ Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức

thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ gia đình nghèo theo quy định.
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh
tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban
nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú.
2.2.2. Điều kiện vay vốn
Để đƣợc vay vốn, HSSV phải có đủ các điều kiện sau:


10

(1). HSSV đang sống trong hộ gia đình cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi
cho vay có đủ các tiêu chuẩn nhƣ trên.
Nơi cƣ trú hợp pháp của ngƣời vay vốn là nơi ngƣời đó thƣờng xuyên sinh
sống. Trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú của ngƣời vay vốn theo quy định
thì nơi cƣ trú là nơi ngƣời đó đang sinh sống đƣợc UBND xã, nơi quản lý hộ gia
đình đang sinh sống xác nhận trên (Mẫu số 03/TD).
(2). HSSV đƣợc vào học và đang theo học tại các trƣờng đại học (hoặc tƣơng
đƣơng đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề
đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cụ thể phải có một trong 02 loại giấy tờ sau:
- Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có Giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác
nhận của nhà trƣờng theo mẫu quy định (Mẫu 01/TDSV).
- Đối với sinh viên năm thứ 2 trở đi phải có Giấy xác nhận của nhà trƣờng
theo mẫu quy định (Mẫu 01/TDSV).
(3). Là HSSV có hồn cảnh khó khăn đƣợc UBND cấp xã nơi hộ gia đình
của HSSV sinh sống xác nhận.
- Cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên Mẫu 01/TDSV: Là các trƣờng, cơ sở
giáo dục khác (gọi chung là các trƣờng) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đƣợc Bộ
GD&ĐT cho phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Các đơn vị tham gia liên kết đào
tạo, không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp cho HSSV thì khơng có thẩm quyền xác

nhận; Đối với các đại học, học viện, các trƣờng đại học, cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp, Hiệu trƣởng (hoặc Giám đốc) có thể uỷ quyền cho lãnh đạo đơn vị
phụ trách công tác học sinh, sinh viên hoặc cơ sở đào tạo chính thức của trƣờng ký
xác nhận. Các cơ sở giáo dục khác do lãnh đạo đơn vị xác nhận. Riêng các khoa
trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, nếu có con dấu, tài khoản
riêng và đƣợc Giám đốc các đại học uỷ quyền thì lãnh đạo khoa xác nhận.


11

2.2.3. Phƣơng thức cho vay NHCSXH
Thực hiện cho vay trực tiếp thơng qua đại diện hộ gia đình HSSV, có ủy thác
một số nội dung cơng việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã
hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Riêng đối với HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhƣng
ngƣời cịn lại khơng có khả năng lao động đƣợc vay vốn, trả nợ trực tiếp tại
NHCSXH nơi địa bàn nhà trƣờng đóng trụ sở.
2.2.4. Thủ tục, quy trình cho vay
Đối với cho vay qua đại diện hộ gia đình HSSV: Ngƣời vay viết Giấy đề
nghị vay vốn (theo mẫu in sẵn do ngân hàng cấp) kèm Giấy xác nhận của nhà
trƣờng hoặc Giấy báo nhập học của HSSV gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn; Tổ tiết
kiệm và vay vốn kiểm tra các điều kiện theo quy định, lập danh sách hộ gia đình đủ
điều kiện vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận và gửi NHCSXH làm thủ tục phê
duyệt cho vay.
Đối với cho vay trực tiếp HSSV: HSSV viết Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu
in sẵn do ngân hàng cấp) có xác nhận của nhà trƣờng kèm Giấy báo nhập học gửi
NHCSXH nơi nhà trƣờng đóng trụ sở để đƣợc xem xét cho vay.
2.2.5. Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay hiện nay là 0,55%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn đƣợc tính

bằng 130% lãi suất khi cho vay.
2.2.6. Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên cho
đến ngày trả hết nợ gốc và lãi đƣợc thoả thuận trong Sổ vay vốn. Ngƣời vay phải
trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập
nhƣng không quá 12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học. Thời hạn cho vay


12

tối đa đƣợc xác định theo công thức sau: Thời hạn cho vay = thời hạn phát tiền vay
+ 12 tháng + thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày ngƣời vay nhận
món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV
đƣợc nhà trƣờng cho phép nghỉ học có thời hạn và đƣợc bảo lƣu kết quả học tập
(nếu có).
- Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay trả món
nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Ngƣời vay và ngân hàng thoả thuận thời
hạn trả nợ cụ thể nhƣng không vƣợt quá thời hạn trả nợ tối đa đƣợc quy định cụ thể
là:
+ Đối với các chƣơng trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời
gian trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay.
+ Đối với các chƣơng trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa
bằng thời hạn phát tiền vay.
2.2.7. Trả nợ ngân hàng
Trong các hoạt động của tổ chức tài chính thì hoạt động tín dụng là hoạt động
đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro
nhất. Rủi ro tín dụng là hiện tƣợng xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng là điều ngoài
sự mong đợi của ngân hàng mà nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều lý do có thể
là do ngân hàng, khách hàng hoặc có thể là nguyên nhân khách quan. Một trong

những dấu hiệu đầu tiên của việc khách hàng có thể trả nợ đƣợc hay khơng sẽ đƣợc
thể hiện qua khả năng trả nợ vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng.
Các nghiên cứu trƣớc đây về khả năng trả nợ vay cũng thƣờng xét ở phƣơng
diện đối lập là rủi ro trả nợ vay, nghĩa là món vay trả nợ khơng đúng hạn hoặc mất
khả năng trả nợ. Theo Kohansal và Mansoori (2009) khi nghiên cứu về hành vi trả
nợ của nông dân tại Iran đã xem xét đến góc độ có xảy ra việc chậm trả nợ trong
các lần vay vốn hay khơng; cịn theo Antwi và ctg (2012) lại xem xét về khả năng


13

trả nợ vay của khách hàng tại Ngân hàng nông nghiệp Akupem dƣới góc độ nghiên
cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc mất khả năng hoàn trả. Tại Việt Nam với
nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) cũng đã nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh
Hậu Giang. Trong nội hàm nghiên cứu của đề tài, khả năng trả nợ vay có thể đƣợc
hiểu nhƣ là “việc thanh toán các khoản nợ vay và lãi cho ngân hàng khi đáo hạn các
khoản vay”, nghĩa là khả năng trả nợ của hộ nghèo đƣợc đánh giá và phân tích dƣới
góc độ hộ vay có trả nợ đúng hạn không hay phải xử lý nghiệp vụ (gia hạn nợ, cho
vay lại chu kỳ mới), hay phải chuyển sang trạng thái nợ quá hạn.
Một khoản vay đƣợc gọi là quá hạn khi việc trả nợ vay xảy ra chậm trễ. Một
khoản vay trễ hạn trở thành một khoản vay khơng có khả năng thanh tốn khi cơ
hội của việc thu hồi nợ trở nên tối thiểu. Chính vì vậy, nợ q hạn đƣợc xem xét,
theo dõi vì nó có thể làm tăng nguy cơ tổn thất; những cảnh báo trong hoạt động sẽ
giúp hạn chế những tổn thất do không trả đƣợc nợ. Nhƣ vậy, nợ quá hạn là khoản
nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã q hạn, vì vậy có thể thấy rằng tỷ lệ
nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng ngân hàng càng thấp đồng nghĩa
với tỷ lệ trả nợ đúng hạn thấp và ngƣợc lại.
Tại Việt Nam quy định về nợ xấu là nợ đƣợc các TCTD đánh giá là khơng có
KNTN. Cụ thể, theoThông tƣ số 02/2013/TT-NHNN và Thông tƣ số 09/2014/TTNHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ

nhóm 3 đến nhóm 5, là các khoản nợ bị đánh giá có khả năng mất một phần vốn và
lãi (nợ nhóm 3), có khả năng tổn thất cao (nợ nhóm 4) và khơng cịn khả năng thu
hồi (nợ nhóm 5). Nợ nhóm 2 đƣợc cho là suy giảm KNTN, đây là những khoản vay
cần chú ý, khách hàng vẫn cịn khả năng thanh tốn nợ. Các Ngân hàng Việt Nam
thƣờng căn cứ vào tình trạng nợ thực tế của khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ
vay của khách hàng. Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, KNTN vay của
khách hàng là việc đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn
nghĩa vụ trả nợ cho bên cấp tín dụng trong tồn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc
trong một khoảng thời gian xác định hay không.


14

Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, KNTN vay của khách hàng là
việc đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ trả
nợ cho bên cấp tín dụng trong tồn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một
khoảng thời gian xác định hay không. Trong đề tài nghiên cứu, thống nhất cách
hiểu KNTN của khách hàng vay vốn theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN và
Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa KNTN và quy định về phân loại nợ
Phân loại nợ theo
STT KNTN của khách hàng

TT02/2013/TT-NHNN và
TT09/2014/TT-NHNN
Nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn;

1

Khách hàng có KNTN


Nhóm 2 nợ đủ tiêu chuẩn cần
chú ý

2

Khách hàng khơng có
KNTN

Nhóm 3,4,5 – nợ dƣới tiêu chuẩn,
nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất
vốn.

Thực trạng thanh
tốn nợ
Trong hạn;
Nợ gia hạn lần đầu
Nợ quá hạn dƣới 90
ngày.
Quá hạn từ 90 ngày
trở lên

Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN
Trả nợ gốc:
- Sau 12 tháng kể từ ngày HSSV ra trƣờng, ngƣời vay phải thực hiện nghĩa
vụ trả nợ ngân hàng với kỳ trả nợ tối đa 06 tháng/lần.
- Đến hạn trả nợ cuối cùng ngƣời vay chƣa trả đƣợc nợ thì viết Giấy đề nghị
gia hạn nợ gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn hoặc NHCSXH để đƣợc xem xét cho gia
hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời hạn trả nợ.
- Đến hạn trả nợ cuối cùng, ngƣời vay không trả nợ và không đƣợc

NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển tồn bộ dƣ nợ sang nợ quá hạn và áp dụng lãi
suất nợ quá hạn.


×