Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

14 đề tài công nghiệp đại cương và các dạng bài tập trong ôn thi học sinh giỏi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.92 KB, 37 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVI

CHUYÊN ĐỀ
MƠN ĐỊA LÍ
Tên đề tài:

ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đã trải qua thời kì văn minh nơng nghiệp và chuyển sang
thời kì văn minh cơng nghiệp cách đây gần 200 năm. Ngay sau khi ra đời, sản xuất
công nghiệp đã phát triển không ngừng và hiện đang là ngành chiếm vị trí chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
Cơng nghiệp là ngành có vai trị to lớn đối với q trình phát triển nền kinh
tế quốc dân, đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hố của các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Tỉ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP
chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế
của một quốc gia.
Công nghiệp cũng là một nội dung quan trọng trong bồi dưỡng thi HSG các
cấp, nhất là thi HSGQG. Xuất phát từ thực tế dạy và học trong nhà trường hiện nay
thì nguồn tài liệu viết về cơng nghiệp đại cương khơng nhiều, chương trình học
trong sách giáo khoa mới chỉ tiếp cận một phần nhỏ kiến thức của cả chun đề,
khơng có các dạng bài tập, bài tập vận dụng cịn hạn chế. Việc hệ thống hóa được
một số dạng bài tập và câu hỏi; hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức lí
thuyết vào trả lời các câu hỏi và rèn luyện kĩ năng vào giải quyết các dạng bài tập


là hết sức cần thiết.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, đối với mỗi chuyên đề giảng dạy giáo
viên cần hệ thống được các dạng câu hỏi và bài tập để từ đó định hướng cho học
sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra một cách sáng
tạo và đạt kết quả tốt nhất.
Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài " Công nghiệp đại cương và các dạng bài tập
trong ôn thi học sinh giỏi” với mục tiêu giải quyết một số vấn đề trong chương
trình học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghiệp đại cương một
cách đầy đủ, chính xác, khoa học, logic, phù hợp với mức độ nhận thức của học
sinh và phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi.
2


Hệ thống, phân loại các dạng câu hỏi, bài tập về công nghiệp đại cương
được sử dụng trong các đề thi học sinh giỏi và hướng dẫn giải quyết từng dạng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu trong chương trình địa lý lớp 10 nâng cao,
trong đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm gần đây và các tài liệu tham
khảo về địa lý công nghiệp đại cương.
4. Giá trị nghiên cứu
Chuyên đề này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi Địa lí Trung học phổ thông
Chuyên đề dùng làm tài liệu tham khảo cho học sinh các lớp chuyên và học
sinh tham gia thi học sinh giỏi Trung học phổ thông

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CƠNG NGHIỆP ĐẠI
CƯƠNG
1. Vai trị ngành cơng nghiệp
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: “Công nghiệp là một tập hợp các hoạt
động sản xuất với những đặc điểm nhất định thơng qua các q trình cơng nghệ để
tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm ba loại hình: cơng nghiệp khai
thác tài ngun, cơng nghiệp chế biến và các dịch vụ theo sau nó”.
1.1. Cơng nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào
sự tăng trưởng kinh tế
- Là ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội.
- Công nghiệp làm ra các máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tê
mà khơng ngành nào có thể thay thế được. Cơng nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu
dùng góp phần nâng cao trình độ văn minh của tồn xã hội.
1.2 Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Cơng nghiệp có tác động trực tiếp và là chìa khóa để thúc đẩy các ngành kinh tế
khác: nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch.
- Đối với các nước đang phát triển, cơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng để
thực hiện CNH nơng nghiệp và nông thôn.
+ Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của
chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở trong nước
và xuất khẩu.
+ Công nghiệp cung cấp máy móc vật tư cho nơng nghiệp, góp phần nâng cao trình
độ cơng nghệ sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao
chất lượng và năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp.

4



1.3. Cơng nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng
- Cơng nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi
nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển. Nhờ làm tốt cơng tác thăm
dị, khai thác và chế biến tài nguyên mà danh mục các điều kiện tự nhiên trở thành
tài nguyên thiên nhiên phục vụ công nghiệp ngày càng phong phú.
- Công nghiệp làm thay đổi phân công lao động xã hội: dưới tác động của công
nghiệp, không gian kinh tế bị biến đổi sâu sắc. Nơi diễn ra hoạt động cơng nghiệp
cần có các hoạt động dịch vụ đi kèm như nhu cầu lương thực, thực phẩm, nơi ăn ở
của công nhân, đường giao thông, cơ sở chế biến. Cơng nghiệp cũng tạo điều kiện
hình thành các đơ thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân
phát triển các không gian kinh tế.
- Hoạt động công nghiệp là giảm bớt sự chênh lệch phát triển giữa các vùng, giữa
thành thị và nông thôn. Công nghiệp đã làm thay thế bộ mặt kinh tế nông thơn, làm
cho nơng thơn nhanh chóng bắt nhịp với đời sống đơ thị.
1.4. Cơng nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản
xuất vật chất nào sánh được, đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị
trường lao động và giải quyết việc làm.
- Cùng với tiến bộ về khoa học và công nghệ danh mục các sản phẩm công nghiệp
tạo ra ngày càng nhiều thêm. Cơng nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng vào việc
mở rộng tái sản xuất.
- Sự phát triển của cơng nghiệp cịn tạo điều kiện để thu hút đông đảo lao động trực
tiếp và gián tiếp, tạo thêm nhiều việc làm mới. Tuy nhiên điều đó cịn phụ thuộc
vào tốc độ tăng trưởng và định hướng phát triển của cơng nghiệp. Thường thì các
ngành cơng nghiệp sử dụng ít vốn có tốc độ tăng trửong cao sẽ tạo ra số việc làm
nhiều hơn so với những ngành sử dụng nhiều vốn ít lao động
Như vậy, cơng nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh
tế quốc dân, tạo khả năng tích luỹ của nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Sự phát triển của cơng nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững
mạnh nền kinh tế của một quốc gia. Do đó, cơng nghiệp hố là con đường tất yếu
mà bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua, nhất là đối với các
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, để nhanh chóng thốt khỏi tình trạng
5


nghèo nàn, lạc hậu. Phát triển công nghiệp ở nước ta chính là điều kiện quyết định
để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố.
2. Đặc điểm
2.1 Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
Khơng giống như q trình sản xuất nơng nghiệp, điều kiện sản xuất cơng
nghiệp ít bị hạn chế bởi các yếu tố tự nhiên nên q trình sản xuất cơng nghiệp bao
gồm hai giai đoạn:
SƠ ĐỒ VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tác động vào đối
tượng lao động

Nguyên liệu

Sản xuất bằng
máy móc

Chế biến nguyênTư
liệu
liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng


Tính chất hai giai đoạn của q trình sản xuất công nghiệp là do đối tựợng
lao động của nó đa phần khơng phải sinh vật sống mà là các vật thể của tự nhiên,
ví dụ như khống sản nằm sâu trong lòng đất hay dưới đáy biển. Con người phải
khai thác chúng để tạo ra nguyên liệu, rồi chế biến nguyên liệu đó để tạo nên sản
phẩm.
Trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công đoạn sản xuất phức tạp và chúng
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong sản xuất công nghiệp, hai giai đoạn trên
không phải theo trình tự bắt buộc như sản xuất nơng nghiệp mà có thế tiến hành đồng
thời và thậm chí cách xa nhau về mặt thời gian.
2.2. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ.
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai thác, đánh
bắt cá, khai thác rừng) khơng địi hỏi khơng gian rộng lớn, phân tán. Tính chất tập
trung cao độ thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, tập trung nhân công và
tập trung sản phẩm. Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp,
thu hút nhiều lao động và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn.
2.3. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân cơng tỉ mỉ
và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
6


Công nghiệp là tập hợp của hệ thống các phân ngành như khai khống, điện
lực, luyện kim, cơ khí… Các phân ngành này khơng hồn tồn tách rời nhau mà có
liên quan với nhau trong q trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, quá
trình sản xuất trong mỗi phân ngành, thậm chí trong mỗi xí nghiệp cơng nghiệp lại
hết sức tỉ mỉ và chặt chẽ. Chính vì vậy, chun mơn hố, hợp tác hố và liên hợp
hố có vai trị đặc biệt quan trọng trong sản xuất cơng nghiệp.
2.4. Phân loại:
+Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động sản xuất công nghiệp được
chia thành hai nhóm chính: cơng nghiệp khai thác và cơng nghiệp chế biến

+Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm sản xuất cơng nghiệp được chia làm hai
nhóm: Cơng nghiệp nặng (nhóm A) gồm các ngành cơng nghiệp năng lượng, luyện
kim, chế tạo máy, điện tử tin học, hóa chất, VLXD… Cơng nghiệp nhẹ (nhóm B)
gồm cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.
3. Điều kiện phát triển
3.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thơng, chính trị. Vị trí
địa lý tác động rất lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp, cũng như
phân bố các ngành cơng nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
- Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu
ngành cơng nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng
cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế
khu vực và thế giới. Sự hình thành và phát triển các xí nghiệp các ngành cơng
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở công
nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở các khu vực có vị trí địa lí
thuận lợi như gần các trục đường giao thơng, sân bay, bến cảng, gần nguồn nước,
khu vực tập trung đông dân cư.
- Vị trí thuận lợi hay khơng thuận lợi tác động mạnh đến việc tổ chức lãnh
thổ công nghiệp, bố trí khơng gian các khu vực tập trung cơng nghiệp. Vị trí càng
thuận lợi thì mức độ tập trung cơng nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức cơng
nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại những khu vực có vị trí địa lí kém
thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như
việc kêu gọi vốn đầu tư.
7


Ví dụ: thực tiễn đã chỉ ra rằng sự thành công của các khu công nghiệp và
khu chế xuất trên thế giới trên thế giới thường gắn liền với sự thuận lợi về vị trí địa
lí. Khu vực Đơng Nam Á hiện nay được đánh giá là một trong những khu vực có vị
trí địa lí thuận lợi: bao gồm cả vị trí tự nhiên, kinh tế, giao thơng, chính trị. Là khu

vực cầu nối giữa Châu Á và Châu Úc, giao thông đường biển và đường hàng
không rất thuận lợi giữa các quốc gia trong khu vực và các cường quốc kinh tế lớn
như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… Đây là khu vực có chính trị ổn định
môi trường đầu tư tốt. Hiện nay Đông Nam Á là khu vực kinh tế phát triển năng
động nhất thế giới và thu hút được vốn đầu tư rất lớn.
Việt Nam trong số hơn 100 địa điểm có thể xây dựng được các khu cơng
nghiệp tập trung thì có khoảng 40 nơi thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và
ngồi nước do có vị trí địa lí thuận lợi. Một trong các khu công nghiệp tương đối
thành công hiện nay là khu công nghiệp Dung Quất – Quảng Ngãi là nhờ có một vị
trí địa lí thuận lợi. Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông
đường bộ, hàng hải cũng như hàng không: nằm bên Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu Vùng sông Mê Kông
(một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam,
có cảng nước sâu Dung Quất và có sân bay quốc tế Chu Lai, cách tuyến nội hải 30
km và cách tuyến hàng hải quốc tế 90km. Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được
xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á.
3.2. Nguồn lực tự nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất
không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt
đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Số lượng, chất lượng,
phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình
phát triển và phân bố của nhiều ngành cơng nghiệp.
a. Khống sản:
Khống sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa
hàng đầu đối với việc phát triển và phân bố cơng nghiệp. Khống sản được coi là
“bánh mì” cho các ngành công nghiệp.
Số lượng chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các
loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp
cơng nghiệp.
Ví dụ: Khống sản thế giới phân bố khơng đồng đều. Có những nước giàu tài
8



ngun khống sản như Hoa Kì, Trung Quốc, Canađa, Liên Bang Nga, Ấn Độ…Có
những nước nổi tiếng với một loại khoáng sản như Chi Lê (đồng), khu vực Tây Á là
nơi tập trung tới hơn một nửa trữ lượng dầu của thế giới, do vậy ở đây đã rất phát triển
ngành cơng nghiệp khai thác dầu có qui mơ lớn, chẳng hạn ở Ảrập Xêut, Côoet, Iran,
Irắc…
Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài ngun khống sản phong phú và đa
dạng, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển các ngành công nghiệp từ
Bắc tới Nam: Khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái
Nguyên, Hà Tĩnh, Apatit ở Lào Cai, bơxit ở Tây Ngun, đá vơi ở các tỉnh phía
Bắc…
b. Khí hậu và nguồn nước
Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ
thuận lợi hay khó khăn về nguồn cung cấp nước hoặc thốt nước là điều kiện quan
trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp được phân
bố gần nguồn nước như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp dệt, cơng nghiệp
giấy, hóa chất và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sơng ngịi dày
đặc và chảy trên các dạng địa hình khác nhau tạo nên tiềm năng cho cơng nghiệp
thủy điện. Ví dụ Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đập Tam Điệp chặn sông
Trường Giang (con sơng lớn thứ 3 thế giới) và đến nay nó là đập thủy điện lớn nhất
thế giới, với công suất phát điện 18.200MW, điện lượng 84,3 tỷ KWh/năm.
Việt Nam có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là cơ sở cho
việc xây dựng các nhà máy thủy điện có cơng suất lớn phục vụ cho hoạt động sản
xuất công nghiệp và đời sống con người như nhà máy thủy điện Hịa Bình có cơng
suất 1,92 triệu KW trên sơng Đà, thủy điện Trị An có cơng suất 400 MW trên sơng
Đồng Nai, thủy điện Tun Quang 342MW.
Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố cơng nghiệp. Đặc
điểm khí hậu có tác động khơng nhỏ đến hoạt động của các ngành cơng nghiệp
khai khống. Trong một số trường hợp nó chi phối cả việc lựa chọn kĩ thuật và

cơng nghệ sản xuất.
Ví dụ ở một số nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư
hỏng. Vì vậy địi hỏi phải nhiệt đới hóa trang thiết bị sản xuất.
c. Các nhân tố tự nhiên khác

9


Các nhân tố tự nhiên khác có tác động đến sự phát triển và phân bố công
nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật…
- Về mặt tự nhiên đất ít có giá trị đối với cơng nghiệp nhưng quỹ đất dành
cho cơng nghiệp và địa chất cơng trình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quy mô hoạt
động và vốn thiết kế cơ bản.
- Tài nguyên sinh vật cũng tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt
động lâm nghiệp là nơi cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến giấy, gỗ, tiểu thủ công nghiệp…
3.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động có vai trò thúc đẩy sự phát triển tổ chức lãnh thổ
cơng nghiệp, nếu khơng có nhân tố con người thì công nghiệp sẽ không phát triển
được. Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu
thụ. Dân cư và nguồn lao động là lực lượng sản xuất chủ yếu, là một trong những
điều kiện quan trọng phát triển và phân bố công nghiệp. Những ngành cần nhiều
lao động như dệt, may, chế tạo máy… thường phân bố ở nơi đông dân cư. Các
ngành sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người cũng
thường phân bố ở những nơi có mật độ dân số cao và những điểm tập trung dân cư
(như công nhiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ chơi…) chất
lượng của người lao động như trình độ học vấn, trình độ tay nghề và chun mơn
kĩ thuật cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và đáp ứng những thành tựu
của khoa học và kỹ thuật đối với những xí nghiệp công nghiệp.

Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư cũng ảnh hưởng lớn đến quy mô và
cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Nó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp.
Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi nó cũng ảnh hưởng đến sự chuyển
hướng về quy mô và hướng chuyển hướng chun mơn hóa các ngành va xí nghiệp
cơng nghiệp, từ đó dẫn đến mở rộng hay thu hẹp khơng gian cơng nghiệp cũng như
cơ cấu ngành của nó.
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cơng nghiệp có ý
nghĩa nhất định đối với việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Nó có thể là tiền đề
thuận lợi hay cản trở sự phát triển cơng nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
10


hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên
lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở cơng nghiệp… có
vai trị ngày càng quan trọng trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Sự tập trung cơ sở
hạ tầng trên một lãnh thổ đã làm thay đổi vai trị của nhiều nhân tố phân bố cơng
nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
c. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản
xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỉ trọng của chúng trong
tổng thể tồn bộ ngành cơng nghiệp, làm cho việc sử dụng, khai thác tài nguyên và
phân bố các ngành cơng nghiệp trở nên hợp lí hơn, có hiệu quả và kéo theo những
thay đổi về quy luật phân bố sản xuất. Đồng thời nảy sinh những nhu cầu mới xuất
hiện những ngành công nghiệp mới mở ra những triển vọng phát triển mới cho
ngành công nghiệp trong tương lai.
d. Đường lối, chính sách phát triển
Đường lối, chính sách phát triển có ảnh hưởng trực tiếp, có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển cơng nghiệp đặc biệt là tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.

Chính vì vậy trong q trình tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp cần thiết phải có một
đường lối chính sách phát triển đúng đắn, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển
mạnh.
Phù hợp với xu thế mở cửa hội nhập chúng ta đã xây dựng những ngành
công nghiệp mũi nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng lượng, công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu sử dụng
nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, cơng nghệ thơng tin, một số ngành sản
xuất nhiên liệu cơ bản… Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã có
những chuyển biến rõ rệt theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
e. Thị trường
Thị trường bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế đóng vai trị
như chiếc địn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành
cơng nghiệp. Nó có tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn vị trí xí nghiệp hướng
chuyên mơn hóa sản xuất. Sự phát triển cơng nghiệp ở bất kì quốc gia nào đều
nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước và hội nhập vào thị trường quốc tế.
Công nghiệp có thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Điều đó được thể hiện dưới
hai khía cạnh. Cơng nghiệp một mặt, cung cấp tư liệu sản xuất, trang thiết bị cho
11


tất cả các ngành kinh tế và mặt khác, đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng cho mọi tầng
lớp nhân dân.
Công nghiệp hiện đối mặt với thị trường đang ở trong q trình tồn cầu hóa
nền kinh tế - xã hội. Sự phát triển về truyền thông đại chúng đã làm cho mọi thơng
tin cập nhật mau chóng được phổ cập tới tồn xã hội, trong đó có thơng tin về tiêu
thụ. Nó kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn
đối với công nghiệp.
4. Các ngành công nghiệp
4.1. Công nghiệp năng lượng
CNNL là ngành công nghiệp quan trọng của mỗi quốc gia, là tiền đề của sự phát

triển khoa học – kỹ thuật


Cơ cấu ngành: CNNL được chia thành hai nhóm ngành: khai thác năng lượng
và sản xuất điện năng



Vai trò của CNNL

+ Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của mỗi quốc gia. Nền
sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.
+ Là động lực cho các ngành kinh tế, CNNL được coi như bộ phận quan trọng nhất
trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc phát trỉển ngành công nghiệp này kéo
theo hàng loạt các ngành cơng nghiệp khác như cơng nghiệp cơ khí, công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Thu hút những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như: luyện kim màu,
chế biến kim loại, chế biến thực phẩm, hóa chất, dệt… Thơng qua chỉ số tiêu dùng
năng lượng bình qn theo đầu người , có thể phán đốn được trình độ phát triển
kinh tế, kĩ thuật và văn hóa của 1 quốc gia.
VD: Mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người trong vòng 20 năm trở
lại đây tăng lên rõ rệt trên phạm vi thế giới, song có sự khác biệt khá lớn giữa các
quốc gia. Các nước kinh tế phát triển Châu Âu, Bắc Mĩ và những nước thu nhập
cao có mức tiêu dùng năng lượng bình qn đầu người lớn nhất; trong khi đó các
nước ở Châu Phi, Châu Á có mức tiêu dùng thấp nhất. Sự chênh lệch giữa các
nước có mức tiêu dùng cao nhất và thấp nhất lên tới 45 lần (cao nhất là nước Cô
oét: 8936 kg/người, thấp nhất là Bănglađét 197 kg/người). Chỉ số này ở VN là 521
kg/người.
12



Ngành
Khai thác
than

Khai thác
dầu mỏ

Điện năng

Đặc điểm

Tình hình sản xuất và phân bố



Là ngành công nghiệp ra đời từ
sớm, than được coi là nguồn năng
lượng truyền thống và cơ bản, là
nguồn cung cấp năng lượng quan
trọng của thế giới



Giá trị và sản lượng khai thác
than rất khác nhau giữa các
thời kì, giữa các khu vực và các
quốc gia nhưng nhìn chung có
xu hướng tăng lên.




Kỹ thuật khai thác và mục đích sử
dụng than có thay đổi theo thời
gian và khơng gian (phân tích)





Trữ luợng than tồn thế giới: 13
nghìn tỉ tấn, trong đó trữ lượng có
thể khai thác là 3000 tỉ tấn mà ¾ là
than đá, gấp 10 lần trữ lượng dầu
mỏ thế giới.

Các nước có trữ lượng than lớn
và sản lượng than cao: Trung
Quốc (chiếm 4/5 trữ lượng thế
giới), Hoa Kì, , LB Nga…



Ở Việt Nam than được khai
thác chủ yếu ở khu vực Đông
Bắc (90% sản lượng tập trung
ở Quảng Ninh)




Là ngành có vai trị quan trọng và
là “vàng đen” của nhiều quốc gia.



Sản lượng khai thác dầu mỏ
ngày càng tăng nhanh



Dầu mỏ là nguồn năng lượng có
khả năng sinh nhiệt lớn, là nguyên
liệu của hóa chất, dược phẩm.





Ở nước ta, ngành dầu khí phát triển
mạnh me trong vịng mười năm trở
lại đây. Sản lượng dầu được khai
thác chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ

Các nước sản xuất dầu nhiều
nhất tập trung nhiều nhất ở khu
vực Tây Á, Đông Nam Á, Bắc
Phi, Mỹ Latinh…




Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở khu
vực Tây Á (Các tiểu vương
quốc Arập thống nhất, Iran,
Iraq…)



Sản lựơng điện của thế giới
liên tục tăng, trung bình tăng
16 lần trong vòng 50 năm
(1950 – 2000)



Sản lượng điện tập trung ở cả
nước phát triển và đang phát
triển với cơ cấu ngành đa dạng
bao gồm: thủy điện, nhiệt điện,



Là ngành công nghiệp tương đối
trẻ, phát triển từ khoảng giữa thế kỉ
XX.



Sự đa dạng trong cơ cấu sản xuất
điện phụ thuộc chủ yếu vào trình
độ khoa học kỹ thuật của từng quốc

gia

13


điện nguyên tử, điện thủy
triều… Các nước sản xuất
nhiều nhầt là Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản, LB Nga
4.2. Công nghiệp điện tử - tin học.
- Công nghiệp địện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của
mọi quốc gia.
- Cơ cấu ngành:
+ Máy tính
+ Thiết bị điện tử
+ Điện tử tiêu dùng
+ Thiết bị viễn thông
- Đặc điểm và phân bố.
+ Ngành công nghiệp này không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, nhưng u
cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao.
+ Phân bố: Đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU.
4.3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Sản xuất hàng hố thơng dụng phục vụ cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp
dân cư, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế.
- Cơ cấu ngành: Dệt may, da giầy, nhựa, sành, sứ, thuỷ tinh…trong đó dệt may là
ngành chủ đạo
- Tình hình phát triển và phân bố
+ Ngành phát triển ở khắp nơi trên thế giới tuy nhiên mức độ khác nhau giữa các
nước
+ Về ngành công nghiệp dệt may: Trước đây phát triển ở Anh hiện nay phát triển ở

Trung Quốc, Ấn Độ
4.4. Công nghiệp thực phẩm
a. Vai trò
14


- Đáp ứng nhu cầu ăn, uống hàng ngày
- Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Tạo khả năng xuất khẩu, tích luỹ vốn, cải thiện đời sống
b. Phân loại: Có 3 loại:
- Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt
- Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi
- Công nghiệp chế biến sản phẩm thuỷ hải sản
c. Tình hình phát triển và phân bố:
Phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới tuy nhiên mức độ khác nhau giữa các nước
5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp
5.1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Hiện nay tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp được nhìn nhận là hệ thống các mối
liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử
dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất , lao động nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
Tổ chức lãnh thổ không phải là một hiện tượng bất biến. So với nông nghiệp
tổ chức lãnh thổ công nghiệp có thể thay đổi trong một thời gian tương đối ngắn.
Điều này hồn tồn dễ hiểu, bởi vì trong thời đại ngày nay dưới tác động của sự
tiến bộ khoa học và công nghệ, nhu cầu của người tiêu dùng và cả bản thân thị
trường cũng thường xuyên thay đổi. Vì vậy muốn tồn tại và phát huy tác dụng, tổ
chức lãnh thổ công nghiệp không thể xơ cứng và chậm biến đổi, mặc dù về mặt lý
luận mỗi hình thái kinh tế - xã hội sẽ có các kiểu hình thái tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp tương ứng.
Ở nước ta, số lượng các cơng trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ công

nghiệp không nhiều. Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp có thể được coi là
việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất cơng nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động
công nghiệp, các điểm dân cư, cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất
định, nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh
thổ đó.

15


Thực tiễn ở nước ta cũng chỉ ra rằng, quá trình hình thành và phát triển một
số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (điểm, cụm, khu, trung tâm cơng
nghiệp) gắn liền với q trình đơ thị hố. Q trình này, một mặt làm xuất hiện
những đơ thị mới và mặt khác, cải tạo hoặc nâng cấp các đô thị cũ. Giữa đơ thị hố
và phát triển cơng nghiệp có mối quan hệ hữu cơ. Việc phát triển và phân bố công
nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình thành và phát triển đơ thị. Mặt khác, mạng
lưới đơ thị khi đã ra đời và nhất là có kết cấu hạ tầng ở mức độ nhất định sẽ trở
thành nơi hấp dẫn, làm cơ sở phát triển các tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp.
5.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
5.2.1. Điểm công nghiệp
a. Khái niệm
- điểm cơng nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp cơng
nghiệp. Do chỉ tồn tại một xí nghiệp cơng nghiệp duy nhất nên ở đây khơng có mối
liên hệ sản xuất nhưng mỗi điểm cơng nghiệp có kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội
với ý nghĩa nhất định. Nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển và cấu trúc sản
xuất riêng tuy cịn ở mức sơ khai. Điểm cơng nghiệp thường nằm gần nguồn
nguyên liệu như các mỏ khoáng sản hoặc ngun liệu nơng sản.
- "Hạt nhân cơng nghiệp": Ngồi ra một số người lại đưa hình thức khác rộng
hơn cho quan niệm này là “hạt nhân cơng nghiệp”. Nó bao gồm lãnh thổ của một
điểm dân cư trên đó tập trung một số xí nghiệp cơng nghiệp có thể thuộc nhiều
ngành khác nhau.

Như vậy, khác với điểm công nghiệp, hạt nhân cơng nghiệp có sự tồn tại mối
liên hệ sản xuất do có sự tồn tại của một vài xí nghiệp. Tuy nhiên các mối liên hệ
này không thật chặt chẽ tới mức trong nhiều trường hợp hầu như không thấy giữa
các xí nghiệp mà chỉ tạo tiền đề cho các mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa
chúng với nhau. Tiền đề đó là sự gắn bó về mặt lãnh thổ và mạng lưới giao thông,
việc sử dụng các điều kiện hiện có và các điều kiện tiềm năng. Từ đó q trình liên
kết dần dần hình thành dẫn tới việc đẩy mạnh tạo ra cơ hội chuyển nó sang hình
thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở cấp cao hơn.
Có thể nói điểm cơng nghiệp và hạt nhân cơng nghiệp là hai hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất. Sự khác biệt giữa hai hình thức này
khơng nhiều lắm và để đơn giản hố có thể gộp chúng lại hình thức “điểm cơng
nghiệp”.
16


b. Đặc điểm
Với quan niệm trên thì điểm cơng nghiệp mang một số đặc trưng tiêu biểu sau
đây:
- Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán.
- Hầu như khơng có mối liên hệ sản xuất giữa các xí nghiệp. Các xí nghiệp
có tính chất độc lập về kinh tế, có cơng nghệ sản xuất sản phẩm riêng.
- Thường gắn với một điểm dân cư nào đó.
Về mặt hình thức rất dễ nhầm lẫn giữa xí nghiệp cơng nghiệp với điểm cơng
nghiệp nhưng về mặt bản chất thì khơng giống nhau. Nếu xí nghiệp cơng nghiệp là
hình thức tổ chức sản xuất, là đơn vị cơ sở của phân công lao động về mặt địa lí thì
điểm cơng nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Về quy mô của điểm cơng nghiệp
lớn nhỏ tuỳ thuộc vào quy mơ của xí
nghiệp cơng nghiệp phân bố ở đây. Do tính
chất và đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của các

ngành công nghiệp có sự khác nhau mà quy
mơ của các xí nghiệp cũng khác nhau. Có
xí nghiệp chỉ có vài chục hoặc vài trăm
Hình 1: Điểm cơng nghiệp
cơng nhân (như chế biến nông sản, lắp ráp
và sửa chữa thiết bị...) và được bố trí gọn
trong một xưởng sản xuất
nhưng cũng có xí nghiệp thu hút hàng nghìn cơng nhân gồm nhiều cơng trình, nhà
xưởng, diện tích tương đối lớn (xí nghiệp khai thác khoáng sản...). Hiện nay do sự
tiến bộ của khoa học kĩ thuật - cơng nghệ số lượng các xí nghiệp có quy mơ tăng
lên nhanh chóng ở tất cả các ngành cơng nghiệp.
c. Ý nghĩa
Điểm cơng nghiệp là hình thức đơn giản và được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới đặc biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp bởi vì điểm cơng
nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ
động, dễ đối phó với những sự cố và thay đổi trang thiết bị, không bị ràng buộc và
ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận cho việc thay đổi mặ hàng trong
quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, những mặt hạn chế lại rất nhiều. Đó là việc đầu tư khá tốn kém
cho cơ sở hạ tầng, các chất phế thải bị lãng phí do khơng tận dụng được, các mối
17


liên hệ (sản xuất, kinh tế, kĩ thuật...) với các xí nghiệp khác hầu như thiếu vắng và
vì vậy, hiệu quả kinh tế thường thấp.
5.2.2. Khu công nghiệp
a. Khái niệm
Khu cơng nghiệp bao gồm một nhóm các trung tâm cơng nghiệp phân bố
gần nhau và kết hợp với nhau bằng việc cùng chung chun mơn hố, mạng lưới
vận tải thống nhất và những mối liên hệ sản xuất chặt chẽ.

b. Đặc điểm
- Các khu công nghiệp được xác định dựa trên 3 tiêu chuẩn sau:
+ Khu công nghiệp phải gồm một số trung tâm cơng nghiệp từ đây có thể
nhận thấy rằng, quy mơ lãnh thổ của nó rất lớn mà ít nhất là có 2 trung tâm cơng
nghiệp trở lên. Mỗi trung tâm lại gồm một số cụm công nghiệp gắn bó với một
thành phố.
+ Các trung tâm cơng nghiệp phải phân bố gần nhau và gắn bó với nhau
trên cơ sở cùng hướng chun mơn hố. Tất nhiên trong tiêu chuẩn này cũng cịn
nhiều điểm khơng rõ ràng.
+ Có mạng lưới vận tải thống nhất và các mối liên hệ sản xuất chặt chẽ.
Các mối liên hệ kinh tế sản xuất giữa các trung tâm tạo thành một khu cơng nghiệp
bao gồm:


Liên hệ trực tiếp về mặt phối hợp sản xuất, cùng tham gia vào quá trình tạo ra một
loại sản phẩm, hoặc về mặt chế biến phế liệu của nhau, hay điều phối nhân lực cho
nhau.



Liên hệ gián tiếp về mặt sử dụng chung một nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, động
lực, mạng lưới vận tải...
Tất nhiên quan niệm về khu công nghiệp của các nhà khoa học Xô Viết khác
xa với quan niệm của chúng ta hiện nay mà sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các
phần sau.
5.2.3. Trung tâm công nghiệp
a. Khái niệm

18



Trung tâm cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao hơn
điểm công nghiệp. Thông thường, trong những điều kiện thuận lợi các điểm cơng
nghiệp có những biến đổi về chất và chuyển dần thành một kết hợp sản xuất với
một lãnh thổ khác. Đó là trung tâm công nghiệp.
Trung tâm công nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc các ngành
khác nhau vào một điểm dân cư. Chính điểm dân cư đóng vai trị quan trọng trong
việc hình thành trung tâm cơng nghiệp.
b. Đặc điểm
Trung tâm công nghiệp được đặc trưng bởi hai dấu hiệu cơ bản:
+ Trung tâm công nghiệp cao
hơn hẳn điểm công nghiệp về chất.
Dấu hiệu chủ yếu và mới về chất của
trung tâm cơng nghiệp thể hiện ở trình
độ cao hơn về cường độ và phạm vi
của các mối liên hệ sản xuất - kĩ thuật,
kinh tế và quy trình cơng nghệ giữa
Hình 2: Trung tâm cơng nghiệp
các xí nghiệp. Đây được coi là dấu
hiệu cơ bản nhất và chủ yếu nhất về
chất.
+ Sự thống nhất về mặt lãnh thổ (dấu hiệu thứ yếu và chỉ có ý nghĩa tương
đối).
Như vậy, trung tâm cơng nghiệp được hiểu là tồn bộ sự kết hợp các điểm
(hạt nhân) cơng nghiệp có mối liên hệ và được hình thành một cách khách quan
trên phạm vi một lãnh thổ nhất định với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và vị trí
địa lí riêng của nó.
Từ dấu hiệu và định nghĩa trên ta đi đến bản chất và đặc điểm của trung tâm
công nghiệp.
- Đặc điểm:

+ Trung tâm công nghiệp đồng thời cũng là các đô thị vừa và lớn với hoạt động
công nghiệp là chính.
Về ngun tắc, trung tâm cơng nghiệp bao gồm các điểm dân cư có quy mơ trung
bình và lớn. Ở Việt Nam, trung tâm công nghiệp đồng thời là các trung tâm hành
chính của tỉnh và là bộ phận của vùng kinh tế.

19


Sự gần gũi về mặt lãnh thổ của hai hay nhiều trung tâm sẽ tạo điều kiện cho sự ra
đời và phát triển của hình thức lãnh thổ cao hơn là vùng cơng nghiệp.
Các trung tâm cơng nghiệp có q trình hình thành và phát triển riêng nhưng có
đặc điểm chung là khơng ngừng hồn thiện.
+ Trung tâm cơng nghiệp bao gồm nhiều xí nghiệp thuộc các ngành khác nhau tạo
nên cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành của trung tâm cơng nghiệp có thể đơn giản (ít
ngành) hoặc phức tạp (đa ngành), phụ thuộc chủ yếu vào sự thu hút các ngành của
trung tâm. Các xí nghiệp thuộc các ngành cơng nghiệp khác nhau có mối liên hệ
mật thiết với nhau về kinh tế, kĩ thuật, sản xuất.
Như vậy, trung tâm cơng nghiệp là sự tập trung một số xí nghiệp thuộc các
ngành khác nhau vào một điểm dân cư nên các xí nghiệp cơng nghiệp có vai trị to
lớn đối với sự hình thành trung tâm cơng nghiệp.
- Nhóm xí nghiệp nịng cốt: là bộ khung của trung tâm cơng nghiệp, thường
bao gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là một một xí nghiệp liên hợp.
Hướng chun mơn hố của trung tâm là do xí nghiệp này quyết định. Các xí
nghiệp lớn giữ vai trị quyết định bộ mặt của trung tâm cơng nghiệp được hình
thành và phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn
lao động hoặc dựa vào lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lí thuận lợi...
- Nhóm các xí nghiệp bổ trợ: có mối liên hệ với nhóm xí nghiệp nịng cốt
nhưng khơng phải là mối liên hệ chặt chẽ về kĩ thuật - cơng nghệ. Nhìn chung, các
xí nghiệp bổ trợ được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1: gồm các xí nghiệp tiêu thụ trực tiếp các thành phẩm hoặc
phế thải của xí nghiệp nịng cốt. Ví dụ các nhà máy cơ khí sử dụng thép của xí
nghiệp gang thép, xí nghiệp sản xuất bánh kẹo sử dụng đường của nhà máy mía
đường (thành phẩm) hoặc xí nghiệp bột giấy dùng bã mía của nhà máy đường, nhà
máy xi măng tận dụng than xỉ của lò cao hay của nhà máy nhiệt điện (phế thải).
+ Nhóm 2: gồm các xí nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các tư liệu sản xuất
cho xí nghiệp nịng cốt và bổ trợ cho các xí nghiệp của nhóm 1. Sự phân bố của
chúng phụ thuộc vào sự có mặt của nhóm xí nghiệp nịng cốt. Các xí nghiệp thuộc
nhóm này bao gồm xí nghiệp cung cấp nhiên liệu, động lực, vật liệu xây dựng, sản
xuất và sửa chữa thiết bị máy móc... ví dụ: các xí nghiệp khai thác quặng thường ở
gần trung tâm, các xí nghiệp sản xuất và sửa chữa thiết bị dệt thường ở gần nhà
máy liên hợp xí nghiệp gạch chịu lửa cung cấp cho lò cao của nhà máy gạch.
20


+ Nhóm 3: gồm các xí nghiệp cơng nghiệp sản xuất ra các sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu của dân cư. Đó là các xí nghiệp chế biến lương thực - thực
phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng...
Ngồi ra cịn có các xí nghiệp (khơng thuộc ngành cơng nghiệp) đáp ứng
nhu cầu của trung tâm( xí nghiệp nơng nghiệp ngoại thành cung cấp thực phẩm
tươi sống, bưu điện, thông tin liên lạc, các cơ sơ thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật
chất như: chợ, bệnh viện, trường học...).
c. Phân loại
Có thể nói về quy mơ thì trung tâm cơng nghiệp lớn hơn cụm công nghiệp,
nhưng về các mối liên hệ quản lí và sản xuất lại kém chặt chẽ hơn so với cụm cơng
nghiệp. Bên cạnh đó, các trung tâm cơng nghiệp có q trình hình thành và phát triển
riêng.
Các trung tâm cơng nghiệp rất đa dạng vì vậy việc phân cấp, phân loại các
trung tâm công nghiệp cần dựa trên một số tiêu chí nhất định.
Dưới đây là sơ đồ phân loại các trung tâm công nghiệp theo một số tiêu chí:

Phân loại các
TT cơng nghiệp

Theo vai trị trong sự phân công lao động theo
Theolãnh
giá trị
thổsản xuất Theo
công đặc
nghiệp
điểm sản xuất và tính chất chun mơn hố
(quy mơ sản xuất)

TT có ý nghĩaTT
quốc
có ýgia
nghĩa
TT cóvùng
ý nghĩa địa phương
TT nhỏ TT trung bình TT lớn
TT CN chun mơnTThố
CN tổng hợp

Hình 3. Phân loại các trung tâm công nghiệp
21


5.2.4. Vùng cơng nghiệp
a. Khái niệm
Vùng cơng nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất vùng công nghiệp
bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ

sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế - xã hội, có khả năng bố trí tập trung cơng
nghiệp nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy, đảm bảo sự phát
triển của các vùng khác và của cả nước.
Như vậy, vùng công nghiệp là một khái niệm tương đối rộng. Việc xác định
quy mô và ranh giới của nó khá linh hoạt.
b. Đặc điểm
Q trình tạo vùng cơng nghiệp có hai đặc điểm cơ bản sau:
- Có sự tách biệt các ngành về mặt lãnh thổ:
Do phụ thuộc vào tác động của nhiều nhân
tố,mỗi ngành được phân bố trên một không
gian nhất định. Hơn nữa, do chuyên mơn
hố ngày càng sâu sắc, hoạt động cơng
nghiệp lại được chia nhỏ ra theo các giai
đoạn của quy trình cơng nghệ. Các xí
Hình 4. Vùng cơng nghiệp
nghiệp chun sơ chế nguyên liệu ban đầu
và sản xuất bán thành phẩm thường bị hút
về các vùng nguyên liệu. Ngược lại, các xí
nghiệp hồn thành nốt các
giai đoạn cuối cùng của quy trình cơng nghệ được phân bố linh hoạt hơn, nhưng
thường có xu thế kéo về vùng tiêu thụ.
- Trong phạm vi lãnh thổ nào đó có sự tác động qua lại của các xí nghiệp
thuộc các ngành cơng nghiệp khác nhau.
Sự kết hợp không gian của các ngành tác động qua lại với nhau và các thành
phần của chúng là dấu hiệu điển hình của việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp hiện nay.
Vùng cơng nghiệp có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp nhưng ranh giới khơng mang tính pháp lí.

22



- Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp
đến cao (hoặc có thể chứa đựng một vài hình thức nào đó) và giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, cơng nghệ, kinh tế...
- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng (sử dụng chung một vài loại tài
nguyên tạo nên tính chất tương đối giống nhau của các ngành cơng nghiệp, cùng có
những thuận lợi về vị trí địa lí và các nguồn lực khác).
+ Có một hay vài ngành cơng nghiệp chủ đạo tạo nên hướng chun mơn
hố của vùng, trong đó có hạt nhân tạo vùng và thường là trung tâm công nghiệp
lớn. Để hỗ trợ cho các ngành chun mơn hố có các ngành bổ trợ và phục vụ.
+ Sản xuất mang tính chất hàng hố, đáp ứng nhu cầu của thị trường ở
trong và ngoài vùng, kể cả thị trường quốc tế.
Như vậy, vùng công nghiệp mang một số đặc trưng sau:
- Có khơng gian rộng lớn. Ở đây có thể gồm nhiều khu công nghiệp, trung
tâm công nghiệp, cụm công nghiệp độc lập. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp này khơng nhất thiết phải gần nhau mà có thể xa nhau, có mối liên hệ hoặc
khơng có mối liên hệ với nhau.
- Có một số nhân tố đồng nhất trong q trình hình thành vùng cơng nghiệp,
bao gồm:
+ Sử dụng chung một (hoặc một vài) loại tài nguyên, tạo nên tính chất
tương đối giống nhau của các ngành cơng nghiệp. Thí dụ, trên cơ sở các loại
khống sản (như: than, sắt, đồng...) hình thành các ngành cơng nghiệp nặng (như:
luyện kim đen, luyện kim màu..) và từ đó xuất hiện vùng cơng nghiệp nặng.
+ Cùng có vị trí địa lí thuận lợi. Các xí nghiệp tập trung trong vùng công
nghiệp chủ yếu gắn với đầu mối giao thông lớn chẳng hạn. Trước đây, vùng công
nghiệp trung tâm (gồm Matxcơva và phụ cận) được hình thành nhờ vào đầu mối
giao thông lớn nhất cả nước.
+ Sử dụng nhiều lao động, gắn với các khu vực tập trung dân cư, đồng
thời cũng là vùng tiêu thụ lớn.

Tóm lại, vùng cơng nghiệp là một khái niệm tương đối động. Việc xác định quy
mơ, ranh giới của nó khá linh hoạt tuỳ theo việc nhấn mạnh tính đồng nhất nào đó trong
q trình hình thành.
c. Phân loại
23


Người ta phân vùng công nghiệp thành các loại sau:
- Vùng cơng nghiệp ngành: Cơ chế hình thành của nó thể hiện ở chỗ mỗi
ngành công nghiệp lựa chọn cho mình một phần lãnh thổ tốt nhất về các nguồn lực
(tự nhiên, kinh tế, xã hội…) cho sự phát triển của ngành đó.
Các xí nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp khai khoáng thường hướng về nguồn
nguyên, nhiên liệu, năng lượng. Việc định vị những xí nghiệp này phụ thuộc vào sự
phân bố nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, công việc trên liên quan với sự lựa
chọn các cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng có hiệu quả nhất. Ngồi ra cịn
phải xác định quy mơ và trình tự sản xuất sao cho thoả mãn các yêu cầu hiện có đồng
thời tạo ra tiền đề để tổ chức kết hợp giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế
biến.
Trong khi các xí nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp chế biến lại phức tạp hơn
nhiều vì chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố.
Như vậy vùng công nghiệp ngành thực chất là tập hợp về lãnh thổ của các xí
nghiệp cùng loại. Các vùng công nghiệp ngành thường gặp là vùng khai thác than,
dầu khí hoặc các vùng luyện kim, hố chất…
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Thậm chí một số người
cịn tỏ ra hồi nghi về sự tồn tại của nó. Họ quan niệm rằng khơng có vùng ngành
dưới dạng thuần tuý và đề nghị nên sử dụng thuật ngữ "các cơ sở sản xuất ngành"
được hiểu như các xí nghiệp sản xuất riêng biệt hoặc các nhóm lãnh thổ của các xí
nghiệp, các cơ sở này có thể là thể tổng hợp cơng nghiệp hồn chỉnh và cũng có
thể là thể tổng hợp cơng nghiệp khơng hồn chỉnh.
- Vùng cơng nghiệp tổng hợp:

Trong thực tế, trong một phạm vi lãnh thổ nhất định có thể có những điều
kiện thuận lợi cho việc phân bố các xí nghiệp khơng chỉ một ngành mà một số
ngành cơng nghiệp. Về mặt lý thuyết các vùng cơng nghiệp có thể chồng chéo lên
nhau trở thành vùng công nghiệp tổng hợp (tuy nhiên không phải vùng công
nghiệp tổng hợp là tổng hợp của các vùng ngành) mà là một vùng hồn tồn mới
về chất.
Như vậy vùng cơng nghiệp tổng hợp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ, ra đời
trên cơ sở các thể tổng hợp hoặc các nhóm ngành hay cả hai hình thức này, với
chun mơn hố và cấu trúc sản xuất rõ rệt.

24


CHƯƠNG 2: CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÔNG NGHIỆP ĐẠI
CƯƠNG
2.1. Các dạng câu hỏi vận dụng lý thuyết
Nội dung cơng nghiệp đại cương nằm trong nhóm câu hỏi về địa lý KT –
XH đại cương, chiếm 2/20 điểm trong đề thi HSG quốc gia, vì vậy chuyên đề sẽ
tổng hợp các câu hỏi vận dụng lý thuyết tương ứng với các nội dung: vai trị, đặc
điểm ngành cơng nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng, các ngành công nghiệp và các
hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp; dạng bài tập gắn với bảng số liệu.
2.1.1. Dạng câu hỏi vận dụng lý thuyết
Câu 1: Trình bày đặc điểm chính của hình thức khu cơng nghiệp tập trung.
Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam phổ biến
hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp này?
- Trình bày đặc điểm chính của hình thức khu cơng nghiệp tập trung:
+ Khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi
+ Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao
+ Các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu
+ Có các xí nghiệp bổ trợ sản xuất công nghiệp

- Các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam phổ biến hình thức tổ
chức lãnh thổ cơng nghiệp này:
+ Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong giai đoạn cơng nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
+ Đối với các nước đang phát triển, trong q trình cơng nghiệp hố, các KCN,
KCX được hình thành chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư, cơng nghệ, kinh nghiệm
quản lí từ các nước đang phát triển cũng như tạo nhiều việc làm cho lao động nước
mình.
Vì thế ở các nước đang phát triển châu Á, KCN xuất hiện nửa sau thế kỷ XX, Việt
Nam là đầu thập niên 90 của thế kỉ XX
Câu 2: Tại sao sản xuất CN bao gồm 2 giai đoạn?

25


×