Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

02 đề tài chữa lỗi kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 79 trang )

CHUYÊN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI NĂM 2020
Tên chuyên đề:

CHỮA LỖI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH GIỎI
MÃ CHUYÊN ĐỀ: VAN_02

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

4

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

4

2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

6

3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU



7

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7

5.

CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ:

7

PHẦN NỘI DUNG

9

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DÀNH CHO HỌC
SINH GIỎI

9

1.

9

KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1.1. Một số khái niệm

9

1.2. Phân loại

10

1.3. Yêu cầu chung của bài văn nghị luận xã hội

11

2.YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI 12
2.1. Xác định luận đề

12

2.2. Xác lập và trình bày luận điểm

12

2.3. Lựa chọn luận cứ và thao tác lập luận

13

2.4. Diễn đạt giàu chất văn, hấp dẫn

14

CHƯƠNG 2. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH

GIỎI

15

1.

MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ

15

2.

TỔNG HỢP LỖI CƠ BẢN CỦA HỌC SINH

32

2.1. Lỗi lập luận

32

2.2. Lỗi về tư tưởng, lập trường, thái độ

38

2.3. Lỗi diễn đạt

38

2.4. Các lỗi khác


40

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CÁC LỖI TRONG BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI
1.

46

NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI CÁC LỖI Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CỦA HỌC SINH

GIỎI

46
2


1.1. Nguyên nhân của lỗi tư duy

47

1.2. Nguyên nhân của lỗi kĩ năng

47

2.

48

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI


2.1. Rèn kĩ năng lập luận mạch lạc, chặt chẽ

49

2.2. Xác định lập trường tư tưởng, thái độ đúng đắn; thể hiện tình cảm chân thành, nhiệt huyết

53

2.3. Rèn kĩ năng hành văn lôi cuốn

57

2.4. Rèn kĩ năng viết mở bài, kết bài hay

64

3.

MỘT SỐ BÀI VĂN HAY CỦA HỌC SINH

69

KẾT LUẬN

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Văn, nhất là bồi dưỡng để học sinh có

được một bài văn thi cấp tỉnh, cấp Quốc gia đạt giải và đạt giải cao, quả thực là
một công việc đầy vất vả của những thầy giáo, cô giáo đảm nhận vai trò đứng
đội tuyển. Thực tế, ở các trường trung học phổ thông, các thầy cô đã bạc cả tóc
(theo đúng nghĩa đen) khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ việc chọn được học sinh
có năng lực, có đam mê, đến việc dạy kiến thức, truyền cảm hứng, cho đến việc
chấm chữa bài cho học sinh để các em thấy lỗi sai, rút kinh nghiệm ở bài viết
sau, thật sự rất mệt mỏi. Công việc dạy Văn của những người thầy, người cô bên
cạnh yêu cầu là người dẫn đường, người truyền cảm hứng, người dạy kiến thức,
cịn một u cầu nữa đó là một “phu chữ” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) khi
chấm bài, chữa bài cho học sinh.
Thực tế, nhiều thầy cô rất ngại khi chấm bài, sửa lỗi cho học sinh. Bởi mỗi
bài văn là một “tác phẩm” của tâm hồn và trí tuệ của mỗi em. Chữa theo yêu cầu
chung, theo đáp án với từng đề văn đã là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng chữa tỉ
mỉ, cặn kẽ từng lỗi của từng em, ở mỗi bài viết, lại là nhiệm vụ khó khăn gấp
bội. Có em yếu tư duy, có em yếu kiến thức, có em mạnh ở mảng nọ, có em
mạnh ở mảng kia. Nên khi cầm trên tay một bài văn học sinh giỏi của các em,
thầy cô lại cần đọc chậm, đọc kĩ, phát hiện ra từng lỗi nhỏ của từng em, để kịp
thời lấp những “lỗ hổng” về kĩ năng, về kiến thức. Phải dày cơng khổ luyện, từ
phía người học, và cả phía thầy cơ giáo, mới có được những bài văn học sinh
giỏi thực sự chất lượng.
Việc phát hiện, nhận diện được những lỗi nhỏ của các em trong bài văn học

sinh giỏi, thầy cô không chỉ giúp các em thấy được những khuyết điểm của bản
thân trong kĩ năng viết văn, mà còn giúp các em có một tinh thần làm việc cẩn
thận, chỉn chu, khoa học. Trong một bài báo có nhan đề: “Chấm bài văn của học
sinh– cần lắm một chữ Tâm” đăng trên báo điện tử Dân trí, tác giả bài báo có
4


chia sẻ: “Đã từng là một học sinh, tôi cảm ơn rất nhiều những thầy giáo, cô
giáo dạy văn đã “soi” thật kĩ bài làm của mình. Những dấu mực đỏ gạch chân,
những ghi chú bên lề giấy và cả lời phê tỉ mỉ, cần mẫn đã cho tôi những
niềm vui, sự hụt hẫng đáng giá. Giờ đây, tình cờ bắt gặp một bài văn nào đó dày
đặc lời nhận xét của thầy cô dành cho con trẻ, tôi mững rỡ, ngấu nghiến đọc và
bỗng nhen nhóm lên niềm vui nho nhỏ. Và trong túi hành trang gõ đầu trẻ của
mình, tơi ln cố gắng sắp xếp một góc nhỏ cho chữ “Tâm”...”
Như chúng ta đã biết, đề thi học sinh giỏi mơn Văn lâu nay đều có phần nghị
luận xã hội. Đây là một nội dung thi quan trọng, thường chiếm 30% số điểm
trong bài thi của học sinh. Học sinh cần phải đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết
dành cho câu hỏi này. Bởi vì những vấn đề nghị luận xã hội được đề cập là rất
rộng: có thể là một vấn đề tư tưởng đạo lí, một hiện tượng xã hội, một vấn đề
đạo đức nhân sinh hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn chương. Khi gặp dạng
đề này, học sinh dựa trên những kĩ năng cơ bản, có thể tự do bàn luận, trình bày
suy nghĩ quan điểm của mình về một nội dung được đề cập. Nghe thì tưởng dễ,
nhưng muốn bàn bạc về những vấn đề ấy, học sinh cần phải có những hiểu biết
nhất định, phải có vốn sống phong phú, có sự trải nghiệm và có lập trường, quan
điểm đúng đắn, tiến bộ..Và thực chất, khi tiến hành kiểm tra và chấm các bài
viết nghị luận xã hội của học sinh, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn dễ dàng
thấy rằng, kĩ năng viết của các em còn khá yếu. Bên cạnh đó, khả năng phân tích
vấn đề, làm sáng tỏ vấn đề, xác định luận điểm của các em chưa tốt.
Đứng trước một đề văn nghị luận xã hội, nhiều em rất lúng túng, không biết
sẽ bắt đầu làm bài từ đâu, có những ý gì, sắp xếp bố cục ra sao? Hệ quả là, nhiều

bài viết của các em cịn sơ sài, khơng nói hết được vấn đề, trình bày theo kiểu
nghĩ gì viết nấy, khơng đúng với qui cách một bài Nghị luận xã hội cả về nội
dung và hình thức.
Kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội đã trở thành một tiêu chí quan trọng
để đánh giá năng lực của một học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Để các em làm được
5


một bài văn nghị luận xã hội có chất lượng tốt, cần cả một quá trình dạy học,
chấm bài, chữa bài tỉ mỉ, cẩn thận của thầy cô và sự nỗ lực sửa chữa lỗi của học
trò trong bài văn của mình. Việc nhận diện ra những lỗi thường gặp và chữa lỗi
cho bài văn học sinh giỏi trong kiểu bài nghị luận xã hội là việc làm vô cùng
quan trọng.
Chính vì tầm quan trọng và thực tế đó mà người viết đã xây dựng chuyên
đề : “Chữa lỗi trong bài văn Nghị luận xã hội cho học sinh giỏi” với hi vọng
đóng góp một vài kinh nghiệm nhỏ có tính ứng dụng cụ thể đối với giáo viên
và học sinh; cùng nhau trao đổi, chia sẻ, thảo luận để hoàn thiện nâng cao hơn
nữa phương pháp giảng dạy trong q trình bồi dưỡng cho học sinh giỏi văn.
2.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Thứ nhất, với học sinh, mục đích của đề tài này là nhận diện và chỉ ra những

lỗi trong bài văn của học sinh để các em tự mình rèn luyện kĩ năng viết văn.
Người phương Tây có câu ngạn ngữ: “Practice makes perfect” (Có cơng mài sắt
có ngày nên kim). Nếu khơng biết mình mắc lỗi gì, bài văn viết xong không
“được” thầy cô phê đỏ cả trang giấy, sẽ khó tiến bộ.
Thứ hai, với thầy cơ dạy học sinh giỏi, đề tài này cung cấp những định
hướng để thầy cô rèn kĩ năng cho học sinh giỏi. TS. Chu Văn Sơn đã chỉ ra
“cách kiểm tra đánh giá của giáo viên cũng chưa ổn bởi cách hiểu về năng lực

chưa đúng, thậm chí cịn hiểu nhầm giữa kĩ năng và năng lực. Kĩ năng là kĩ
thuật, quy trình, cịn năng lực thuộc về tố chất, kĩ năng là phương tiện để phát
triển năng lực, nhưng kĩ năng khơng phải là năng lực” (trích bài “Học sinh
chán môn văn trong nhà trường”– Vnexpress.net). Khi chọn học sinh giỏi, thầy
cơ cần có khả năng nhạy bén phát hiện được những học sinh vừa có tố chất, vừa
có kĩ năng. Thực tế, có những học sinh có tố chất nhưng không được luyện kĩ
năng, dẫn đến chất lượng bài văn học sinh giỏi không cao. Hoặc ngược lại, với
những học sinh khơng có năng lực, thầy cơ phải rèn kĩ năng vô cùng vất vả.

6


3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là các lỗi thường gặp ở

kiểu bài Nghị luận xã hội trong bài thi học sinh giỏi môn Văn. Do bài thi học
sinh giỏi môn Văn được chấm tại các Hội đồng thi Học sinh giỏi các cấp tỉnh,
Quốc gia, chúng tơi khơng thể có điều kiện tiếp xúc. Hơn nữa các bài văn được
tuyển chọn trong các cuốn sách là những bài đã có chất lượng tốt.
Do vậy, phạm vi nghiên cứu các lỗi trong bài văn học sinh giỏi ở đề tài này
của chúng tôi là:
– Các bài thi khảo sát môn chuyên hàng tháng ở các khối 10, 11, 12
chuyên Văn.
– Các bài thi hàng tuần của đội tuyển quốc gia năm học 2018– 2019 và
2019– 2020.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một số phương pháp nghiên

cứu cơ bản sau đây:
– Phương pháp phân loại và hệ thống hố lí thuyết.
– Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết.
– Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp phân
tích tổng kết kinh nghiệm thực tiễn (thực tiễn chấm bài văn học sinh) là hai
phương pháp quan trọng nhất giúp chúng tơi hồn thành được nhiệm vụ của đề
tài. Từ kiến thức được truyền thụ, học sinh thể hiện trên bài làm, căn cứ vào yêu
cầu của một bài văn học sinh giỏi, chúng tôi thống kê các lỗi làm kiểu bài nghị
luận xã hội và đề xuất hướng chữa lỗi kiến thức và kĩ năng cho học sinh.
5. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ:
Chuyên đề gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

7


Phần nội dung gồm:
Chương 1: Một số vấn đề chung về kiểu bài Nghị luận xã hội dành cho học
sinh giỏi
Chương 2: Các lỗi thường gặp trong bài Nghị luận xã hội của học sinh giỏi
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục các lỗi ở kiểu bài Nghị
luận xã hội cho học sinh giỏi

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ

HỘI DÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
1.

KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nghị luận
Nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Tại Trung Hoa, văn nghị luận có
từ thời Khổng Tử (551– 479 TCN).
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghị luận: bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề
nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết
một vấn đề”.
Từ điển thuật ngữ văn học cũng nêu rõ: “Văn nghị luận: thể văn nghị luận
viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính
trị, xã hội, triết học, văn hố. Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận,
phê bình hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Đặc trưng
cơ bản nhất của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Văn chính luận trình bày
tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ ”.
Như vậy, có thể hiểu, văn nghị luận là một loại văn bản nhằm phát biểu tư
tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn
đề văn học, chính trị, đạo đức, lối sống... và được trình bày bằng một thứ ngôn
ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết
phục. Đây là loại văn phổ biến trong nhà trường, thường được lấy làm yêu cầu
của phần làm văn trong các đề thi hiện nay. Vì văn nghị luận thể hiện năng lực
tư duy, lo-gic của người viết; vừa cho thấy khả năng diễn đạt, trình bày quan
điểm riêng một cách thuyết phục. Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị
luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (luận đề),
luận điểm, luận cứ và lập luận (luận chứng).
9



Căn cứ vào nội dung nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loại: nghị
luận văn học và nghị luận xã hội. Theo đó: Nghị luận văn học có nội dung bàn
luận về một vấn đề văn học, còn Nghị luận xã hội lại hướng tới bàn luận về một
vấn đề nảy sinh trong xã hội.
1.1.2. Nghị luận xã hội
Dựa theo cách hiểu của Từ điển từ và ngữ Hán Việt về xã hội (“xã hội là
một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các
quan hệ khác”); chúng ta có thể hiểu Nghị luận xã hội là kiểu bài hướng tới
phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người
trong đời sống xã hội. Phạm vi của nghị luận xã hội rất rộng, có thể kể tới những
nội dung quan trọng như: mối quan hệ của con người với môi trường sống, mối
quan hệ của cá nhân với cộng đồng, các vấn đề về lối sống, lí tưởng sống, những
hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống xã hội... Việc bàn luận về những
vấn đề trên sẽ góp phần làm cho nhận thức và tâm hồn của con người thêm phong
phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống tinh thần của mình và xây dựng
các mối quan hệ trong xã hội, trong cộng đồng ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.
Khơng chỉ vậy, nó cịn có khả năng rèn năng lực tư duy, giúp con người có thể đối
diện với các vấn đề xã hội và biết cách giải quyết những vấn đề ấy.
1.2. Phân loại
Nghị luận xã hội gồm ba dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí;
nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra
trong một tác phẩm văn học.
1.2.1.Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo líthường nhân một câu danh ngơn,
một nhận định, đánh giá nào đó để u cầu người viết bàn luận và thể hiện tư
tưởng, quan điểm, thái độ của mình.
Có các kiểu đề nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí như sau:
10



– Kiểu đề nghị luận về một ý kiến (một câu danh ngôn, châm ngôn,
tục ngữ...)
– Kiểu đề nghị luận bàn về hai ý kiến trở lên: là dạng đề bài tổng hợp. Đây
là dạng đề khá phức tạp vì có liên quan tới nhiều phương diện, nhiều chiều nhận
thức, đòi hỏi ở học sinh nhiều kiến thức, kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng tổng hợp,
phản biện, đánh giá vấn đề.
– Kiểu đề nghị luận về tư tưởng đạo lí rút ra từ một bức tranh: Đây là kiểu
đề thi khá mới mẻ, địi hỏi học sinh phải có sự quan sát tinh tế, tư duy sáng tạo
để tìm ra được thông điệp mà tác giả gửi từ bức tranh.
1.2.2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thường nêu lên một hiện
tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như
cộng đồng quốc tế quan tâm.
1.2.3. Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học kết
hợp kiểm tra được cả về năng lực đọc – hiểu tác phẩm văn học, cả về kiến thức
xã hội và khả năng nghị luận với hai hình thức sau: Từ một tác phẩm đã học, đề
yêu cầu người viết bàn về một ý nghĩa xã hội nào đó. Cũng có thể từ một tác
phẩm chưa được học, thường là câu chuyện nhỏ (truyện mi ni), đề yêu cầu bàn
về ý nghĩa xã hội đặt ra trong đó.
1.3. Yêu cầu chung của bài văn nghị luận xã hội
* Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị – xã hội:
– Những hiểu biết về chính trị, pháp luật;
– Kiến thức về lịch sử, văn hố, đạo đức, tâm lí xã hội...
– Những tin tức thời sự cập nhật.
* Đảm bảo kĩ năng nghị luận:
– Tập trung hướng tới luận đề để bài viết không tản mạn.
11



– Có ý thức triển khai thành các luận điểmchặt chẽ.
– Dẫn chứng xác đáng, tiêu biểu.
– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
– Ngơn ngữ trong sáng, vừa có màu sắc luận lí vừa có sắc thái mĩ cảm.
* Đảm bảo mục đích, tư tưởng đúng đắn:Phải xuất phát từ một lập trường tư
tưởng đúng đắn, tiến bộ, cao đẹp, vì con người, vì sự tiến bộ chung của tồn xã
hội hoặc từ các nguyên tắc đạo lí làm người... để bàn bạc, phân tích, khen chê,
đề xuất ý kiến.
2.YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI
2.1. Xác định luận đề
Việc tìm hiểu và phân tích đề là khâu đầu tiên và là khâu mở đường, xác
định hướng đi của bài văn. Nếu như người viết xác định đúng yêu cầu của đề thì
sẽ có hướng viết đúng đáp ứng u cầu của đề văn, còn nếu như đã xác định đền
hầm ngay từ đầu thì giống như một người đi nhầm đường lạc lối, khơng thể đến
được cái đích cần tới, và toàn bộ giá trị của bài văn coi như bằng khơng. Vì vậy
đây là khâu vơ cùng quan trọng đối với việc làm văn nói chung và làm bài nghị
luận xã hội.
2.2. Xác lập và trình bày luận điểm
– Xác lập luận điểm
Luận điểm là linh hồn của bài văn nghị luận. Khơng có nó, bài văn chỉ là cái
xác vô hồn, trống rỗng. Luận điểm thực chất là sự cụ thể hoá của luận đề ở
những phương diện khác nhau. Luận điểm trong nghị luận xã hội phải rõ ràng,
sát hợp với đề, phải đúng đắn, có tính khái qt và có ý nghĩa thực tế với xã hội.
Muốn tìm luận điểm, người viết phải trả lời các câu hỏi:

12



+ Phần giải thích (nhận diện vấn đề) thực chất là trả lời các câu hỏi: Là gì?
Như thế nào? Ngụ ý gì?
+ Phần bình (khẳng định hoặc bác bỏ vấn đề) thực chất là trình bày quan
điểm, đánh giá về vấn đề. Phần này nhằm trả lời các câu hỏi đúng hay sai? Vì
sao như thế là đúng(sai)? Dựa trên những cơ sở nào mà nhận định đúng (sai)?
+ Phần luận (mở rộng, nâng cao vấn đề) thực chất là bàn bạc mở rộng về vấn
đề. Phần này nhằm trả lời các câu hỏi: vấn đề cần được nhìn nhận trọn vẹn từ
nhiều chiều, nhiều mặt như thế nào? Và đưa ra giải pháp: làm thế nào để có
phẩm chất, nhận thức đúng, ứng xử đúng?
– Trình bày luận điểm
Có luận điểm rồi, người viết cần sắp xếp lơ gic, đặt luận điểm trong các mối
quan hệ chặt chẽ (ngun nhân/ hệ quả, lí lẽ/thực tiễn...). Việc trình bày luận
điểm không tách rời với cách đánh giá và cách lập luận. Cần vận dụng thao tác
lập luận giải thích, định nghĩa xác lập cách hiểu làm cơ sở, sau đó chọn cách
nhìn để nêu luận điểm. Với mỗi luận điểm, cần chọn một thao tác lập luận chủ
yếu để triển khai.
Luận điểm phải được trình bày sáng rõ, bám đề; bài làm phải liên kết và
hướng tâm mới có nội lực đủ mạnh để tác động, thuyết phục người đọc.
2.3. Lựa chọn luận cứ và thao tác lập luận
Văn nghị luận xã hội không thể thuyết phục nếu chỉ có luận điểm mà khơng
có luận cứ. Các loại luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) chính là nền tảng và chất liệu để
tạo nên bài nghị luận xã hội. Muốn có kho luận cứ phong phú phải có ý thức tích
luỹ dần kiến thức về: các vấn đề thời sự, sự kiện lịch sử; cuộc đời và sự nghiệp
của các bậc danh nhân; các tư tưởng, lí luận của những nhà tư tưởng lớn như
Mác, Khổng Tử, Đức Phật...; các tục ngữ, cách ngơn kết tinh trí tuệ của dân gian
và nhân loại.

13



Luận cứ phải xác thực, tiêu biểu, nội dung luận cứ phải thống nhất với nội
dung của luận điểm.
2.4. Diễn đạt giàu chất văn, hấp dẫn
Để giúp người đọc hiểu vấn đề, thuyết phục người đọc đồng tình với quan
điểm của người viết, bài văn nghị luận xã hội không chỉ cần luận điểm mạch lạc,
lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp mà cịn cần có chất
văn hấp dẫn về hình thức diễn đạt.

14


Chương 2. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CỦA HỌC SINH GIỎI
1.

MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ
Những đặc trưng và yêu cầu của nghị luận xã hội là những chỉ dẫn hữu hiệu

về kĩ năng cho học sinh. Tuy nhiên, từ lí thuyết đến thực hành, từ nhận thức đến
hành động là một khoảng cách. Một số học sinh nắm được lí thuyết nhưng khi
làm bài nghị luận xã hội vẫn trượt theo qn tính của thói quen. Một số lại lúng
túng khi vận dụng kĩ năng chung vào việc làm những đề văn rất cụ thể.
Đề tài này được chúng tôi triển khai trên thực tế bài văn của những học sinh
giỏi đang học trong trường để thuận tiện trong công tác kiểm tra, đánh giá học
sinh, giúp các em hoàn thiện năng lực và kĩ năng của mình, và trong q trình
chữa lỗi, chúng tơi xin mạn phép viết tắt tên các học sinh.
Chúng tôi thu thập bài viết của học sinh từ các dạng đề nghị luận xã hội khác
nhau, và các minh chứng chủ yếu xoay quanh một số đề cụ thể như sau:
ĐỀ SỐ 1:
“Cái khơng đáng khóc bây giờ ta sẽ khóc mai sau”– Chế Lan Viên

“Rồi có thể sau 10 năm ra đi, ta sẽ lại khóc cho những điều ngày hơm nay
chưa biết” – Chu Minh Khơi.
Anh/chị có suy nghĩ gì về hai ý kiến trên.
Yêu cầu cần đạt
1.Giải thích
– “Khóc” là trạng thái bộc lộ sự rung động đến cực điểm hay xúc động cao
độ. “Khóc” ở trong hai câu thơ của Chế Lan Viên và Chu Minh Khôi là sự tiếc
nuối, buồn thương, ân hận.
– “Bây giờ”/”mai sau”; “ngày hôm nay”/ “10 năm”: mối quan hệ giữa
hiện tại và tương lai.

15


– Cái khơng đáng khóc bây giờ/ những điều ngày hôm nay chưa biết –
những điều nhỏ bé, giản dị nhưng ý nghĩa mà chúng ta (đặc biệt là tuổi trẻ, chưa
được trải nghiệm...)dễ dàng bỏ qua, lãng quên trong cuộc sống.
– Đặt trong tồn bộ câu nói → Hai ý kiến có mối quan hệ bổ sung: khóc là
trạng thái luyến tiếc, buồn thương, ân hận vì đã khơng biết trân trọng những điều
nhỏ bé, giản dị nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc sống.
2. Bình luận
* Cuộc sống là vô vàn những điều kỳ diệu, Mỗi khoảnh khắc, mỗi lát cắt
cuộc sống dù vui hay buồn đều góp phần tạo nên bức tranh cuộc sống đa sắc
màu của mỗi người.
+Những điều lớn lao được bắt đầu từ cái nhỏ bé, giản dị
+ Tương lai xây nên từ hiện tại và quá khứ.
* Mỗi người cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống, đừng để cuộc
sống trôi đi một cách vơ ích rồi ta mới tiếc nuối, đừng để mất đi những điều
đáng trân trọng rồi ta mới ân hận, mới “khóc”.
– Những điều lớn lao, vĩ đại rất đáng trân trọng, ngưỡng mộ nhưng khơng

phải vì những thứ ấy mà chúng ta quên đi những điều nhỏ bé, bình dị, khiêm
nhường gần gũi bên cạnh chúng ta. Ai cũng mong làm những điều lớn lao nhưng
lại quên rằng cuộc đời bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Có những điều, những con
người tưởng như nhỏ bé giản dị nhưng lại hàm chứa cả vô vàn điều lớn lao
– Những giây phút của hiện tại cần được nâng niu, trân trọng để không bao
giờ cảm thấy ân hận, hối tiếc:
+ Con người khơng nên đắm mình trong q khứ: Q khứ là những gì đã
qua và khơng bao giờ quay trở lại. Nếu mải mê trong quá khứ, con người sẽ
khơng thể vượt thốt để dành thời gian cố gắng trong thời điểm hiện tại.

16


+ Con người không nên “ảo tưởng về tương lai”: Tương lai là những điều
chưa xảy ra.Tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào những nỗ lực, cố gắng của con
người trong hiện tại, vì thời gian là giá trị vơ hình “một đi khơng trở lại”.
– Song, cũng khơng nên mãi quẩn quanh trong những điều nhỏ nhặt tầm
thường.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Con người cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của cuộc sống hiện tại
– Con người cần trân trọng cuộc sống từ những điều nhỏ bé, giản dị nhất, cố
gắng hết mình cho hiện tại,
– Phê phán cách sống hời hợt, lãng phí thời gian, cuộc đời, mải mê theo
những ảo tưởng lớn lao mà quên đi những điều nhỏ bé, giản dị hàng ngày.
ĐỀ SỐ 2:

Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gửi
gắm trong bức tranh trên.
u cầu cần đạt
1. Giải thích thơng điệp được gửi gắm trong bức tranh

17


– Hình ảnh những quyển sách: Biểu tượng cho kiến thức – những kiến thức
được con người tích lũy và truyền bá qua thời gian, khơng gian.
– Hình ảnh người nhảy bungee: Biểu tượng cho con người đang làm một
công việc mạo hiểm. Sợi dây bảo hiểm cột ở chân anh ta chính là dây đánh dấu
sách, nghĩa là anh ta thực hiện “cú nhảy” trong đời mình khi vừa đọc được một
điều gì đó từ trong sách, anh ta coi sách vở là một bệ phóng hồn hảo, an tồn
của mình.
 Bức tranh này nói về những người sống theo sách vở, họ có niềm tin
mãnh liệt vào những gì họ đọc được trong sách, đặt cược cả cuộc sống của mình
để thực hiện giống như sách mà khơng màng đến những nguy hiểm. Đây là một
cách thức sống, hành động hạn hẹp, cần phải thay đổi.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
2.1. Hãy tiếp nhận những điều đáng quý từ sách vở
– Những kiến thức phong phú được tích lũy, sàng lọc.
– Những cảm hứng, lí tưởng, những động lực để sáng tạo.
2.2.Nhưng không nên sống thụ động, khn ép mình theo sách vở
– Giữa lí thuyết và thực tế ln có khoảng cách, con người nếu chỉ đọc sách
rồi mù quáng làm theo sẽ dễ dẫn đến thất bại.
– Những điều trong sách không thể đúng cho tất cả, bởi vậy nếu máy móc
thực hiện con người sẽ thành ép buộc bản thân mình theo khn mẫu của những
người khác.
– Sống lí thuyết, sách vở, con người có thể sẽ tự triệt tiêu sự sáng tạo, năng
lực riêng của bản thân.
2.3. Nên sống cân bằng, có sự kết hợp đúng đắn giữa sách vở và thực tiễn
– Trước những “cú nhảy” quan trọng, con người cần trang bị tốt cho mình
khơng chỉ lí thuyết mà cịn cả những kĩ năng, trải nghiệm thực tế.


18


– Con người cần tự mình kiểm nghiệm những điều trong sách, linh hoạt giữa
những chỉ dẫn của sách với hoàn cảnh và phẩm chất bản thân.
2.4. Mở rộng, nâng cao
– Khơng phải sách nào cũng có giá trị vì vậy người đọc phải tỉnh táo trong
việc lựa chọn sách.
– Cần phê phán những người sống máy móc, lí thuyết sách vở; hoặc những
người coi thường sách vở, chủ quan duy ý chí trong hành động.
– Con người cần có ý thức tự viết nên quyển sách của cuộc đời mình – dám
có ý tưởng mới, dám tiên phong, đi đầu.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức được giá trị của sách và tiếp nhận những điều đáng quý từ sách.
– Gắn liền sách vở với thực tiễn, lí thuyết đi đơi với kiểm nghiệm, thực hành
để có được thành cơng vững chắc.
ĐỀ SỐ 3:
Bàn luận về ý kiến sau:
“Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều
rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ
hơn nhiều”.
Yêu cầu cần đạt
1. Giải thích
“Định kiến” là ý nghĩ riêng đã có sẵn, thường là khơng hay, khó có thể thay
đổi được về một đối tượng nào đó
2. Bàn luận
a.“Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều
rất tệ”
– Định kiến có thể khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận thực tế đủ
chính xác.

19


– Khi ta có định kiến về chính bản thân mình, chúng ta sẽ tự giới hạn mình
lại, khơng dám vượt qua “vùng an tồn”– những thói quen mịn cũ, để khám phá
cuộc sống và khám phá năng lực của mình.
– Nếu ta có định kiến về người khác, ta có thể khơng thấy được những điều
tốt đẹp của họ và điều đó có thể sẽ khiến ta khơng có cách cư xử tốt và đúng
mực.
b.“Nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn
nhiều”
– Nhắm mắt tin theo những định kiến của người khác rất dễ khiến ta mất đi
cách nhìn nhận của riêng mình, khó có thể đưa ra ý kiến đúng đắn, có thể làm
nảy sinh các mâu thuẫn khơng đáng có với những người xung quanh.
– Bị định kiến của người khác chi phối ta sẽ không dám sống thật với bản
thân mình.
3. Bài học nhận thức và hành động
Bớt đi định kiến chúng ta có thể làm giảm thiểu những lầm lẫn trong cuộc
sống. Không để định kiến chi phối, ta sẽ sống công bằng và thanh thản hơn.
ĐỀ SỐ 4:
Mặt trời và hạt sương
Mặt trời quá vĩ đại
Hạt sương quá nhỏ nhoi
Mặt trời không mang nổi
Dù một hạt sương rơi
Nhưng trong hạt sương ấy
Có bao nhiêu mặt trời?
(Trần Mạnh Hảo – Trích “Hoa vừa đi vừa nở”, NXB Kim Đồng, 1981)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề mà bài thơ đặt ra.


20


Yêu cầu cần đạt
1. Giải thích, rút ra ý nghĩa triết lí của bài thơ
– Mặt trời và hạt sương là hai hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng, tạo
nên tính triết lí sâu sắc cho bài thơ. Mặt trời lớn lao, vĩ đại, bất tử, vĩnh
hằng...còn hạt sương thì mong manh, nhỏ bé, khiêm nhường...Cứ ngỡ dưới ánh
nắng chói chang của mặt trời, hạt sương sẽ tan biến; tuy nhiên, có những lúc
nhờ hạt sương nhỏ bé mà chúng ta cảm nhận được ánh sáng rực rỡ của mặt trời.
– Khơng có mặt trời thì hoa khơng nở, sự sống chẳng thể sinh sôi nhưng mặt
trời không thể giữ được hạt sương nhỏ bé. Hạt sương dù mong manh nhưng dù
nắng gắt, bão tố nó vẫn ẩn mình trong cỏ cây, đem đến sự sống, màu xanh cho
cuộc đời. Trong cuộc sống cũng vậy, khơng có từng cá nhân thì khơng có xã hội.
Mỗi cá nhân, dù rất nhỏ bé vẫn góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú cho
cộng đồng, xã hội.
Bài thơ đặt ra vấn đề: mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và cộng đồng,
mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé với những điều lớn lao vĩ đại...
2. Phân tích, bình luận, mở rộng
Đảm bảo những ý cơ bản sau:
– Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa tập thể, cộng đồng với cá nhân, cá thể
là cộng hưởng, tôn vinh nhau. Tập thể là cái nôi cho cá nhân thể hiện tài năng;
ngược lại, cá nhân sẽ góp phần làm nên sức lan toả lớn lao của tập thể.
– Trong cuộc sống, có những điều lớn lao, vĩ đại rất đáng trân trọng, ngưỡng
mộ nhưng khơng phải vì những thứ ấy mà chúng ta quên đi những điều nhỏ bé,
bình dị, khiêm nhường gần gũi bên cạnh chúng ta.
– Ai cũng mong làm những điều lớn lao nhưng lại quên rằng cuộc đời bắt
đầu từ những điều nhỏ bé. Chính từ những cái bình thường như hạt sương,
chúng ta mới cảm nhận được giá trị cao quý như mặt trời. Có những điều, những
con người tưởng như nhỏ bé giản dị nhưng lại hàm chứa cả vô vàn điều lớn lao


21


3. Mở rộng, nâng cao, bài học
– Bài thơ không chỉ gợi ra mối quan hệ cá nhân – cộng đồng, mối quan hệ
giữa những điều lớn lao phi thường với những điều nhỏ bé, khiêm nhường, bình
dị. Bài thơ cịn gợi cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá sự việc, con người. Cần
có cái nhìn đúng đắn, tồn diện về sự việc con người. Nếu chỉ nhìn hời hợt, qua
loa thì sẽ ko đánh giá đúng được vẻ đẹp, đóng góp của mỗi sự việc, con người
trong đời sống. Phải cố tìm mà hiểu họ... Làm thế nào để mỗi mặt trời trong
những hạt sương được lung linh toả sáng?
– Khơng chỉ là cách nhìn của người khác mà cịn là của chính mặt trời, của
giọt sương về vĩ đại và nhỏ nhoi ấy của bản thân.Có những con người cứ tưởng
mình phi thường vĩ đại nhưng thực chất lại khơng có ý nghĩa gì. Có những
người cũng khơng nên mặc cảm tự ti về sự nhỏ bé của mình bởi chính những
điều nhỏ bé khiêm nhường góp phần tạo nên sự vĩ đại. Nếu biết sống ý nghĩa thì
dù nhỏ bé cũng vẫn toả sáng theo cách riêng mình.
– Bài thơ ngắn nhưng ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở chúng ta có ý thức tơn trọng
tập thể, hồ mình vào cộng đồng và tập thể, lấy tập thể làm điểm tựa để vươn lên
trong cuộc sống. Mỗi cá nhân phải ý thức sâu sắc vai trò, trách nhiệm của mình
trong đời sống, dù ở cơng việc nào, vị trí nào. Phải biết trân trọng những điều
nhỏ bé, bình dị xung quanh chúng ta. Chính những điều đó góp phần tạo nên sự
kì diệu, đẹp đẽ của cuộc sống.
– Một số biểu hiện của lối sống tiêu cực nên tránh xa: sống nhạt nhoà, trở
thành bản sao của người khác, bị hồ lẫn vào đám đơng, dựa dẫm vào tập thể....;
chỉ hướng tới những điều lớn lao phi thường mà quên đi những điều bình dị của
cuộc sống.
ĐỀSỐ 5:
“Ta lớn dần lên khi ta biết làm vơi bớt những ham muốn tầm thường và giữ

đầy những khát vọng sống”.

22


(Trích Đầy vơi, Hà Nhân, Báo Hoa học trị)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Yêu cầu cần đạt
1.Giải thích
– “ham muốn”: những mong muốn mãnh liệt, chi phối, điều khiển nhận
thức, hành động của con người.
– “ham muốn tầm thường”: những mong muốn vụn vặt, tủm mủn; những
tham vọng ích kỉ, tư lợi.
– “khát vọng sống”: những ước mơ, hồi bão chân chính; những đam mê, lí
tưởng sống cao đẹp.
– “lớn lên”: sự trưởng thành trong nhận thức, tâm hồn của mỗi người.
Ý kiến thể hiện một quan niệm sống đẹp, giàu sự trải nghiệm: con người
ta sẽ trưởng thành hơn khi biết chế ngự những ham muốn bản năng, những ham
muốn ích kỉ, tư lợi và vun đắp, ni dưỡng những hồi bão, khát khao nâng cao
giá trị của bản thân, hoàn thiện nhân cách.
2. Bàn luận, chứng minh
a.“Ta lớn dần lên khi ta biết làm vơi bớt những ham muốn tầm thường” (1,0
điểm)
– Con người ai cũng có những mong muốn, tham vọng. Có những ước muốn
cao đẹp, nhưng cũng có những mong muốn vụn vặt, thực dụng, bản năng. Nếu
để cho những ham muốn tầm thường chi phối, con người dễ bị cuốn theo vịng
xốy của lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, tư lợi. Khi đó cuộc sống sẽ luôn áp lực, mệt
mỏi; con người dễ bị sa ngã trước những cám dỗ hoặc thậm chí có thể chà đạp
lên tất cả để thoả mãn những “ham muốn tầm thường”.
– “Làm vơi bớt những ham muốn tầm thường” chính là q trình làm chủ

được bản năng, kìm chế được phần “rắn rết” trong mỗi con người. Chế ngự được
những ham muốn tầm thường đòi hỏi cần có ý chí, nghị lực. Đó là sự đấu tranh

23


để chiến thắng chính bản thân mình. Vì vậy, vượt lên được những ham muốn
tầm thường chính là q trình tơi luyện bản lĩnh, hồn thiện nhân cách để trưởng
thành – “lớn dần lên” của mỗi người.
b. “Ta lớn dần lên khi ta biết ... giữ đầy những khát vọng sống”
– “Khát vọng sống” giúp con người có mục đích, có quyết tâm, có động lực
để thực hiện những hồi bão, mơ ước lớn lao, cao đẹp. Đồng thời, khát vọng
sống cũng giúp con người nuôi dưỡng đam mê, sẵn sàng dấn thân, trải nghiệm,
đương đầu với mọi thử thách.
– “Giữ đầy những khát vọng sống” là luôn nuôi dưỡng trong mình những
ước mơ, hồi bão, lí tưởng sống cao đẹp, từ đó bồi đắp cho tâm hồn, trí tuệ ngày
một thêm giàu có. Để làm được điều đó con người cần giữ vững ý chí, khơng
nản lịng trước những khó khăn thất bại trên con đường chinh phục những ước
mơ. Đây chính là q trình con người trưởng thành, góp ích cho đời và hồn
thiện nhân cách.
3. Mở rộng, nâng cao, bài học kinh nghiệm
– Phê phán những con người chỉ biết sống với những “ham muốn tầm
thường”.
– Mỗi người cần có sựtrải nghiệm để nhận biết, phân biệt đâu là những ham
muốn tầm thường, đâu là những khát vọng sống cao đẹp, từ đó xác định cho
mình mục đích sống, hành động sống đúng đắn.
ĐỀ SỐ 6:
“Khi các vị sư bắt đầu đặt chân tới một vùng đất mới, họ phải tự xây dựng
tất cả mọi thứ. Họ mua đất, gạch, dụng cụ và bắt tay vào làm việc. Một chỉ tiêu
được giao xây bức tường với 1000 viên gạch.

Chú tiểu rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thắng
hay chưa, hàng gạch có ngay ngắn khơng. Cơng việc tiến triển khá chậm, vì chủ
làm rất kĩ lưỡng. Tuy nhiên, chủ khơng lấy đó làm phiền lịng, bởi vì chỉ biết

24


mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chủ đã
hồn thành cơng việc của mình vào lúc hồng hơn bng xuống.
Khi đứng ra xa để ngắm lại thành quả cơng trình lao động của mình, chú
bỗng cảm thấy vơ cùng thất vọng. Mặc dù chú tiểu đã rất cẩn thận khi xây bức
tường, song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên
gạch đỏ nằm ngay chính giữa bức tường, chúng như đơi mắt đang trùng trùng
nhìn chú
Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp
nơi, trừ chỗ bức tường mà mình xây dựng.
Một hơm, có hainhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố đưa họ
sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc địi đến khu vực có bức tường
mà chú xây dựng.
Một trong hai vị sư khi đứng trước cơng trình ấy đã thốt lên: ”Ôi, bức tường
gạch mới đẹp làm sao!”.
Chú tiểu ngạc nhiên kêu lên: ”Ngài nói thật chứ? Ngài khơng thấy hai viên
gạch xấu xí ngay ở giữa bức tường kia ư?”
“Có chứ, nhưng ta cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức
tường tuyệt đẹp thế nào!”, vị sư già từ tốn trả lời.”
(Theo Quà tặng cuộc sống.com)
Câu chuyện trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì trong cuộc sống?
Yêu cầu cần đạt
1. Giải thích thơng điệp trong câu chuyện
Trong cuộc sống, đơi khi chúng ta chỉ nhìn được những lầm lỗi dù rất nhỏ

của người khác, nhưng lại không thể nào nhận ra phía mặt tốt đẹp trong họ thực
sự cịn nổi trội hơn rất nhiều...
2. Bàn luận

25


×