Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

03 đề tài chữa lỗi kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 53 trang )

MÃ CHUYÊN ĐỀ: VAN_03
CHUYÊN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI – NĂM 2020

CHỮA LỖI TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH GIỎI QUÔC GIA

MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc của chuyên đề
NỘI DUNG
I. Chương 1: Lỗi do học sinh thiếu hiểu biết xã hội
1. Nguyên nhân và phân loại
2. Cách khắc phục
II. Chương 2: Lỗi do học sinh yếu kĩ năng làm văn
1. Lỗi ở kĩ năng phân tích đề
2. Lỗi ở kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng
3. Lỗi ở một số kĩ năng khác
III. Chương 3: Áp dụng vào chữa một số đề cụ thể
KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO

1

Trang
1


1
3
3
3
4
5
5
5
6
26
26
27
29
31
52
53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị luận xã hội là một loại thuộc loại hoạt động nhằm bình luận các
vấn đề thuộc xã hội học (bao gồm tâm lý xã hội, kinh tế chính trị, xã hội học,
tâm lý xã hội và các hoạt động thuộc về nghiên cứu văn hóa), đặc biệt hướng
đến nhận thức nói chung về mối quan hệ giữa bất công và quyền lực. Một
trong những tài liệu đầu tiên về nghị luận xã hội được viết ra là: Testament
(Di chúc) của Jean Meslier.
Như vậy, ta thấy nghị luận xã hội có vai trị rất quan trọng trong sự phát
triển của xã hội. Nó tạo nên sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm, hành động
của con người, khiến con người nhận ra những mâu thuẫn giữa sự cơng bằng
và quyền lực, từ đó đấu tranh để đem lại sự cân bằng. Nghị luận xã hội phát

huy được trí tuệ tập thể, bởi con người luôn bị giới hạn bởi không gian, thời
gian, bị nhiều định chế chi phối, vì vậy, góc nhìn của mỗi cá nhân thường
mang tính chủ quan và giới hạn.
Nghị luận xã hội cũng giúp cá nhân con người phát triển. Qua hoạt
động này, con người phát triển các năng lực: nhận thức, thẩm mĩ, giao tiếp;
phát triển về tư tưởng, tình cảm; có thái độ tranh luận một cách khoa học,
hình thành tư duy phản biện, tránh lỗi ngụy biện.
Giáo sư Trần Đình Sử từng nói về vai trị của văn nghị luận: “... rất cần
thiết cho mỗi người, dù ta có học nghề gì trong tương lai. Bởi làm văn nghị
luận là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ
đúng chỗ, cách thuyết phục người khác. Thiếu năng lực thuyết phục thì khó
mà thành đạt trong cuộc sống”.
Chiếm 8,0 điểm trong thang điểm 20, nghị luận xã hội là một dạng bài
nằm trong cấu trúc của đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Bài văn sẽ thể
hiện những hiểu biết của học sinh về các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã
hội của con người; những tình cảm đạo đức và thẩm mĩ của các em; năng lực
viết văn nghị luận; năng lực tư duy. Chính những năng lực này giúp học sinh
có khả năng kiến tạo các mối quan hệ xã hội, nhất là trong xã hội hiện đại,
con người cần có sự kết nối rộng rãi với thế giới.
Tuy nhiên, khi giảng dạy mảng nghị luận xã hội cho học sinh, kể cả học
sinh đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, chúng tôi nhận thấy các em vẫn mắc
một số lỗi trong bài làm, năng lực viết bài văn nghị luận xã hội chưa tốt, dẫn
tới bài văn thiếu sức thuyết phục.
Qua tiếp xúc với đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn các cấp, chúng tôi
nhận thấy câu hỏi nghị luận xã hội một mặt tạo được hứng thú cho học sinh
nhưng không phải là những vấn đề có thể dễ dàng giải quyết. Bởi vấn đề đưa
ra thường địi hỏi học sinh có hiểu biết xã hội sâu sắc và rộng, phải có sự kiến
giải của cá nhân.
2



Các em học sinh mới đang ở độ tuổi vị thành viên, phải tiếp xúc với
mảng kiến thức mới mẻ, rộng mà có khi từ trước đó các em chưa từng quan
tâm, hoặc sự quan tâm còn chưa sâu sắc. Hiểu biết xã hội đã có nhưng chưa
dày dặn, thiếu trải nghiệm thực tế, thiếu sự cọ xát qua hoạt động tranh biện,
phát biểu… khiến các em có thể nhìn vấn đề còn phiến diện, đơn giản; vốn
sống còn hạn chế khiến cho việc chứng minh luận đề thiếu sức thuyết phục do
bài viết thiếu lí lẽ; chỉ có lí lẽ sng hoặc đưa dẫn chứng một cách máy móc,
khơng có kĩ năng phân tích dẫn chứng; việc mở rộng vấn đề cũng máy móc và
sơ cứng; việc rút ra bài học cho bản thân cịn chung chung, cơng thức.v.v…
Gần đây, tại các nhà trường có hoạt động đào tạo và bồi dưỡng hóc inh
giỏi quốc gia mơn Ngữ Văn, đội ngũ giáo viên đã quan tâm đên việc bồi
dưỡng kĩ năng làm bài ch các em. Song song với việc trang bị cho học sinh
hiểu biết xã hội; rèn luyện kĩ năng làm bài; việc chữa lỗi trong bài làm cho
học sinh là vô cùng cần thiết. Bởi phải trải qua thực tế giải quyết các đề bài cụ
thể, thực hành viết và sửa lỗi, học sinh mới có thể tiến bộ trong học tập.
Trên đây là những lí do để chúng tôi thực hiện chuyên đề này.
2. Lịch sử vấn đề
Đây là lần đầu tiên, đề tài được chọn để viết thành chuyên đề. Trước
đây, trong quá trình dạy học và ôn luyện đội tuyển, chúng tôi cũng luôn chữa
bài văn nghị luận xã hội trong học sinh. Nhưng mức độ và phạm vi nằm trong
từng bài viết, chưa được tổng hợp và khái quát thành một chuyên đề cụ thể.
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Nhiệm vụ của chuyên đề:
- Thống kê và khái quát được các lỗi cơ bản mà học sinh hay
mắc phải trong bài văn nghị luận xã hội.
- Xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp khắc phục.
Nhằm đạt mục đích cuối cùng là người học tiến bộ qua từng bài viết, ngày
càng hoàn thiện năng lực theo đường phát triển năng lực mà giáo viên hoạch
định.

Phạm vi nghiên cứu: nằm trong phạm vi dạy – học của việc ôn luyện
đội tuyển học sinh giỏi quốc gia qua các năm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối với chuyên đề này, chúng tôi lựa chọn các phương pháp:
- Thống kê: thống kê các lỗi học sinh thường mắc phai trong bài
làm.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phân tích, phân loại lỗi,
tổng hợp theo hai nhóm: lỗi do thiếu, sai kiến thức; lỗi do thiếu và yếu kĩ
năng làm bài.
5. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
3


Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Lỗi do học sinh thiếu hiểu biết xã hội
Chương 2: Lỗi do học sinh yếu trong kĩ năng làm bài
Chương 3: Chữa một số đề cụ thể

4


NỘI DUNG
Chương 1. Lỗi do học sinh thiếu hiểu biết xã hội
Đây là một trong những loại lỗi cơ bản trong bài làm của học sinh. Hầu
hết các bài viết của các em, kể cả học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi cũng
thường xuyên xuất hiện loại lỗi này.
1. Nguyên nhân và phân loại
1.1 Nguyên nhân:
- Con người tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và luôn bị

giới hạn bởi không gian, thời gian, chịu sự chế định của những định chế xã
hội. Bởi vậy, việc học sinh thiếu hiểu biết về một số lĩnh vực hoạt động nào
đó của xã hội là điều tất yếu.
- Học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia ở bậc học trung
học phổ thông là ở tầm tuổi từ 16 tới 18 tuổi. Thời gian để các em tiếp xúc với
kiểu bài nghị luận xã hội chưa dài, thời gian để tích lũy hiểu biết xã hội cũng
khơng nhiều, trong khi lượng kiến thức cần có để viết được bài văn nghị luận
xã hội khá lớn, thuộc rất nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội: kinh tế, xã hội,
khoa học, tơn giáo, văn hóa v.v…
- Sự hạn chế của bộ não trong hoạt động tiếp nhận thơng tin. Có người
chỉ hứng thú và ghi nhớ đối với loại thông tin về một vài lĩnh vực cụ thể nào
đó chứ khơng thể quan tâm và ghi nhớ tất cả thông tin mà họ tiếp xúc.
- Ở Việt Nam, thật sự việc trẻ em tìm hiểu về các vấn đề xã hội còn rất
nhiều hạn chế. Bởi nhiều người cho rằng: đó là những thơng tin khơ khan; là
những vấn đề của Chính phủ, việc của người lớn, tuổi thiếu niên là để học các
bộ mơn văn hóa, phát triển thể chất, thẩm mĩ, vui chơi giải trí. Chính vì rất
nhiều người lớn, bậc phụ huynh, thầy cơ giáo có quan niệm như vậy nên trẻ
em đã bị hạn chế trong việc tiếp cận những vấn đề xã hội.
- Thái độ hời hợt trong việc tìm hiểu, tiếp cận, phân tích kiến thức xã
hội. Trong khảo luận “Người Việt hời hợt”, tác giả Huỳnh Chí Viễn đã chỉ ra
mười hai đặc điểm của một người hời hợt:
1. Có hiểu biết nông cạn và sơ sài về một vấn đề.
2. Khơng có hứng thú hoặc sự tị mị đối với kiến thức mới lạ.
3. Lười suy luận, khơng thích thử thách.
4. Khơng có khả năng kết nối và tổng hợp thơng tin.
5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề.
6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”, rất ngại đụng chạm đến những
vấn đề nghiêm túc hoặc nhạy cảm như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học.
7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng khơng bền.
8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực.

9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém.
10. Kém ngoại ngữ.
5


11. Trình độ thẩm mỹ thấp.
12. Khơng có tính sáng tạo.
1. 2 Phân loại
Do thiếu hiểu biết xã hội nên nhiều bài làm của học sinh thường mắc
các loại lỗi về kiến thức xã hội như sau:
- Hiểu vấn đề cịn nơng cạn, đơn giản, thậm chí khơng xác định đủ vấn
đề nghị luận, dẫn tới bài viết thiếu luận điểm.
Ví dụ: với đề bài:
“Người ta có thể phàn nàn vì hoa hồng có gai, hoặc vui vẻ vì trong bụi gai có
hoa hồng”. (A. Lincoln)
Anh, chị hãy viết một bài luận để bày tỏ quan điểm của mình về câu nói
trên.
Luận đề bao gồm các nội dung:
+ 1 sự vật hiện tượng bao giờ cũng tồn tại trong trạng thái là tổng hịa
của nhiều phương diện; có mặt tích cực, tiêu cực.
+ Thái độ của mỗi người thể hiện cách nhìn và cách phản ứng của họ
trước mỗi sự vật hiện tượng: hoặc họ chọn mặt tích cực và vui vẻ, hoặc họ
chọn mặt tiêu cực và phàn nàn.
Thế nhưng, đa phần người viết chỉ nhìn thấy vấn đề thứ hai: đó là cách
nhìn và thái độ phản ứng trước thực tại. Con người thường có hai cách nhìn
và kéo theo đó là hai cách phản ứng trước hiện thực: nhìn vào mặt tiêu cực
của sự vật hiện tượng và phản ứng tiêu cực: phàn nàn; hoặc nhìn mặt tốt của
vấn đề và phản ứng tích cực: vui vẻ.
- Bài khơng có dẫn chứng.
- Bài có dẫn chứng khơng tương thích với luận đề.

- Bài có dẫn chứng nhưng người viết không hiểu được hết giá trị của
dẫn chứng, dẫn đến phân tích hời hợt, luận cứ thiếu sức nặng.
2. Cách khắc phục
Để bài nghị luận xã hội có sức thuyết phục cao, ngồi kiến thức lí
thuyết, học sinh phải có hiểu biết xã hội. Hiểu biết xã hội của học sinh bao
gồm:
- Mức độ nắm thông tin về các vấn đề xã hội. Lượng tri thức xã hội
càng phong phú thì học sinh càng có cái nhìn đa chiều, khách quan khi bàn
luận, người viết sẽ có nhiều chất liệu, luận cứ dẫn chứng để soi chiếu vấn đề.
Ví dụ: với hiện tượng làm xơn xao dư luận xã hội thời gian tháng 11 năm
2019: việc xây dựng tịa nhà Panorama trên đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang). Để
bàn luận về hiện tượng đó, học sinh cần biết: qui định về việc xây dựng trên
đất nông nghiệp; quyền tiếp cận cảnh quan thiên nhiên của con người; giá trị
của cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nguyên sơ trong dịch vụ kinh doanh du
lịch; luật di sản.
6


- Biết lí giải, phân tích các vấn đề đó dưới cái nhìn biện chứng. Nếu
như luận đề là một tư tưởng đạo lí thì học sinh cần biết phân tích bối cảnh mà
tư tưởng đó ra đời, để nhìn nhận giá trị của tư tưởng trên nhiều góc độ; nếu
luận đề là một hiện tượng đời sống, học sinh cũng cần nhìn ra các nguyên
nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng, biết phân tích hậu quả/hệ
quả của hiện tượng trên nhiều phương diện, biết đề xuất các biện pháp khắc
phục và rút ra bài học cụ thể, thiết thực cho bản thân. Trong q trình phân
tích, học sinh phải biết bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình. Khơng chỉ
vậy, học sinh cịn phải thể hiện một cách rõ ràng, nổi bật quan điểm cá nhân,
đi kèm là thái độ văn hóa, tơn trọng pháp luật và đạo đức.
2.1 Rèn học sinh việc tìm nguồn kiến thức
Giáo viên có thể định hướng học sinh huy động kiến thức từ các nguồn

sau:
- Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các lĩnh
vực của cuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo.v.v…Chúng tôi
tạm chia thành các loại như sau:
+ Sách công cụ: từ điển Tiếng Việt, Từ điển bách khoa toàn thư, Các
nền văn minh thế giới, Tinh hoa văn hóa phương Đơng”, “Từ điển từ A đến Z
dành cho thiếu nhi”…
+ Sách về gương người tốt việc tốt, " Hạt giống tâm hồn", "Quà tặng
cuộc sống", “Những tấm lòng cao cả”
+ Sách selp helf: “Trên đường băng”, “Cà phê cùng Tony”, “Tuổi trẻ
đáng giá bao nhiêu”, “Gập ghềnh tuổi 20”, “Đừng tháo xuống nụ cười”, “Đi
thật xa trên một chiếc camper”, “Sống thực tế giữa đời thực dụng”…
+ Sách khoa học: “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương”, “Mê Kông,
những phù sa phiêu bạt”,…
- Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày
của bản thân người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc sống,
tìm ra những vấn đề từ cuộc sống xung quanh, quan trọng hơn là phải suy
nghĩ về những vấn đề đó. Giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh mang
những chủ đề khác nhau: Những điều em nhìn thấy khi đi đường, Những
nghịch lí trong cuộc sống mà em nhận thấy…
- Các chương trình truyền hình bổ ích, đem lại những thơng tin mang
tính thời sự, bổ ích: Chuyển động 24h, Tiêu điểm, Điều ước thứ 7, Quà tặng
cuộc sống….
2.2 Rèn kĩ năng bồi dưỡng, tích lũy kiến thức
2.2.1 Xác định các lĩnh vực đời sống mà học sinh cần tìm hiểu
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự kiểm tra lượng kiến thức của bản
thân, độ sâu và rộng cuả kiến thức. Từ đó, khoanh vùng những lĩnh vực đời
sống mà học sinh cần tích lũy. Chúng tơi tạm chia thành các chủ đề:
7



* Các vấn đề thuộc phạm vi phát triển cá nhân:
- Đạo đức, lối sống
- Lí tưởng sống
- Nhân sinh quan, thế giới quan
* Các vấn đề chung của nhân loại, đất nước:
- Bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường
- Tơn giáo
- Văn hóa
- Pháp luật
2.2.2. Kĩ năng phát hiện các hiện tượng đời sống
Muốn viết được bài văn nghị luận xã hội sâu sắc, người viết phải có sự
hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng đời sống. Vốn sống của người viết chỉ
được khắc sâu khi tự học sinh hứng thú, quan tâm, có ý thức chủ động tìm tịi
và tích lũy kiến thức.
Kĩ năng phát hiện một cách nhanh chóng các vấn đề của đời sống bao
gồm các hoạt động:
- Học sinh phải có ý thức dành sự quan tâm đến công luận, quan sát và
phát hiện ra những vấn đề được xuất hiện với tần số lớn trên nhiều phương
tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội. Ví dụ: cuộc biểu tình của người trẻ
Hồng Kơng chống lại luật dẫn độ của chính phủ Trung Quốc, những bài diễn
thuyết của Greta Thunberg, ô nhiễm bụi mịn, ô nhiễm rác thải nhựa, ô nhiễm
tiếng ồn, chủ nghĩa tiêu dùng, xu hướng sống tối giản, cuộc đấu tranh cho
nhân quyền ở cộng đồng LGBT, hiện tượng kì thị sắc tộc, hiện tượng đồng
hóa văn hóa, hiện tượng chê bai về ngoại hình của người khác, hiện tượng bắt
nạt trên mạng,… Việc quan tâm đến những vấn đề trên vừa là trách nhiệm xã
hội của những người đang sống đương thời, vừa là cách làm giàu vốn hiểu
biết đời sống cho học sinh.
Trong những ngày đầu của năm 2020, chúng ta đang thấy những thông
tin sau xuất hiện trong đời sống xã hội: Thảm họa cháy rừng ở Austraylia và

lời kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ, cầu nguyện cho Austraylia “pray for Austraylia”,
sự lo lắng về chiến tranh giữa Mĩ và Iran. Chúng ta cũng thấy tràn ngập trên
các phương tiện thông tin đại chúng là việc ở Việt Nam, luật phòng chống tác
hại của bia rượu bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020, khơng khí ở nhiều đơ thị
Việt Nam ơ nhiễm với chỉ số có lúc cao nhất trên thế giới. Thế nhưng, điều
đáng buồn là mọi người thi nhau chia sẻ lời cầu nguyện cho Austraylia nhưng
không mấy ai nhận ra cũng như chia sẻ rằng: thảm họa cháy rừng ở Austraylia
là điều tất yếu bởi: Họ đã khai thác và bán lượng than đá khổng lồ cho Ấn Độ
và Trung Quốc, hai công xưởng lớn nhất hành tinh, với lượng khí thải rất lớn
vào khí quyển, góp phần thúc đẩy nền nhiệt trái đất tăng lên đến 1,1 độ C;
chính họ cũng đã góp phần ngăn cản việc các nước khác yêu cầu Mĩ và Trung
8


Quốc cắt giảm lượng khí thải cơng nghiệp. Hệ quả là khi nền nhiệt của trái đất
tăng lên, nhiệt độ của Austraylia cũng tăng theo và càng khơ nóng, với mức
41,9 độ C vào tháng 12 năm 2019. Rừng bốc cháy và nhiều thứ khác cũng
vậy. Đây cũng là tương lai chung cho chúng ta. Hãy cầu nguyện và hành động
cho cả chúng ta nữa!
Từ 1/1/2019, ở Việt Nam, Luật phịng chống tác hại của bia rượu đã có
hiệu lực. Trong đó tại điều 5 có nội dung: cấm uống rượu, bia trước, trong và
sau khi lái xe. Chúng tôi quan sát thấy dư luận xã hội chủ yếu chia thành 2
nhóm: nhóm ủng hộ luật, khẳng định sẽ tuyệt đối tn thủ; nhóm than phiền
vì phải nhịn rượu, bia, than phiền vì quán nhậu ế khách, mách nhau cách để
vẫn uống bia rượu mà tránh được máy kiểm tra nồng độ cồn, lập thuyết “âm
mưu” cho rằng cơ quan soạn thảo luật đã “bắt tay” với các hãng vận tải. Điều
rất lạ là trong số than phiền và mỉa mai, có rất nhiều người cách đây khoảng
một năm đã thay đổi ảnh đại diện của họ trên trang cá nhân của tài khoảng xã
hội facebook với lời kêu gọi: đã uống rượu bia thì khơng lái xe, đồng thời bày
tỏ mong muốn luật pháp xử phạt nghiêm khắc hành vi điều khiển phương tiện

giao thông sau khi uống rượu, bia!
- Quan sát đời sống phải gắn với ghi chép, sưu tầm để làm tư liệu.
- Quan sát đời sống phải đi liền với việc suy nghĩ, hình thành quan
điểm và phản biện về những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở
đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề. Ví dụ: trong thời gian gần đây,
khi các vụ ấu dâm bị phát hiện ngày càng nhiều, chúng ta thấy xuất hiện lời
kêu gọi: hãy đấu tranh chống lại nạn ấu dâm bởi rất có thể ngày mai, nạn nhân
tiếp theo sẽ là con, em của bạn. Liệu lời kêu gọi này có thuyết phục và nhân
đạo nếu như ta lật lại lập luận: vậy chỉ những người có người thân là trẻ nhỏ
mới cần đấu tranh chống lại nạn ấu dâm??
Có quan sát nhạy bén với các hiện tượng đời sống như vậy học sinh
mới nghĩ và viết nghị luận xã hội bằng chính tư duy, văn phong của mình, bài
viết mới chân thành thấm thía và có sức thuyết phục cao thay vì viết văn bằng
cái đầu của người khác.
2.2.3. Rèn kĩ năng đọc hiểu tư liệu
Bên cạnh việc tự mình quan sát, phân tích, suy ngẫm về đời sống xã
hội, người học có thể tích lũy thêm kiến thức cho mình bằng việc đọc tài liệu.
Nhưng muốn đọc hiệu quả cũng cần phải rèn luyện kĩ năng đọc. Kĩ năng đọc
hiểu tài liệu bao gồm:
- Kĩ năng xác định nội dung cần đọc (đọc những gì?) Học sinh cần xác
định những lĩnh vực cần đọc, liên tục tìm hiểu để có thêm hiểu biết đầy đủ về
lĩnh vực đó. Học sinh có thể dựa trên một số căn cứ để xác định các lĩnh vực
cần đọc:
9


+ Khảo sát các đề thi học sinh giỏi, các đề thi trong kì thi trung học phổ
thơng quốc gia để xác định các lĩnh vực xã hội thường được đề cập trong bài.
+ Những vấn đề mang tính thời sự của xã hội
+ Vùng hiểu biết mà bản thân đang cịn trống

Ví dụ: một số vấn đề nổi bật hiện nay: thảm họa cháy rừng ở Úc, cuộc
biểu tình của người trẻ Hồng Kông chống lại luật dẫn độ của chính phủ Trung
Quốc, những bài diễn thuyết của Greta Thunberg, ô nhiễm bụi mịn, ô nhiễm
rác thải nhựa, ô nhiễm tiếng ồn, chủ nghĩa tiêu dùng, xu hướng sống tối giản,
cuộc đấu tranh cho nhân quyền ở cộng đồng LGBT, hiện tượng kì thị sắc tộc,
hiện tượng đồng hóa văn hóa, hiện tượng chê bai về ngoại hình của người
khác, hiện tượng bắt nạt trên mạng, luật chống tác hại của bia rượu.v.v…
+ Những gì các em hứng thú, u thích, phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ:
đọc tìm hiểu về những nhóm nhạc K- pop đang được các em hâm mộ vừa
thỏa mãn hứng thú của học sinh vừa có thể dùng làm tư liệu cho các vấn đề
như: sự sáng tạo, khát vọng thành công, khát vọng được cống hiến, khát vọng
sống đẹp: BTS, 1977Vlog, Đen Vâu, Sơn Tùng MTP, Đội tuyển bóng đá
quốc gia Việt Nam…
- Kĩ năng tìm kiếm nguồn tư liệu: Giữa thời đại cách mạng công nghệ
số, việc đăng tải thông tin cũng như tìm kiếm thơng tin vơ cùng dễ dàng và
nhanh chóng, dẫn đến học sinh có thể gặp phải những thơng tin khơng chính
xác, thậm chí tin giả. Do vậy, giáo viên cần rèn học sinh kĩ năng tìm kiếm
nguồn tư liệu:
+ Tư liệu có nguồn gốc, xuất xứ đáng tin cậy (tác giả, nhà xuất bản, nhà
sách có uy tín. Học sinh nên tìm sự giới thiệu từ thầy cơ, các nhà nghiên cứu.)
+ Tư liệu mang tính thời sự cập nhật. Một số nguồn tư liệu xã hội mà
giáo viên có thể định hướng cho học sinh tìm đọc:
* Một số thuật ngữ, khái niệm phổ biến. Ví dụ: dân tộc, tộc người, giới,
giới tính, bản sắc, văn hóa, văn minh, văn hiến, bụi siêu mịn, mơi trường,
cách mạng, công nghiệp, công nghệ, hệ sinh thái xanh, biến đổi khí hậu, lỗ
thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng beton, hiện tượng che mờ khí
quyển, hiện tượng El Nino, El Nina…
* Thông tin về các hiện tượng, nhân vật có tính thời sự trong nước và
nước ngồi: Quan điểm xã hội của người viết phải được làm vững chắc từ các
sự vật, hiện tượng, nhân vật của đời sống thực tế. Những thơng tin này học

sinh có thể cập nhật liên tục qua báo chí, nhất là báo điện tử, qua bản tin Thời
sự tổng hợp của đài truyền hình quốc gia và địa phương hoặc các mục tin tức
chuyên biệt như bản tin công nghệ, bản tin văn hóa – xã hội. Ngồi ra, khuyến
khích các em tiếp cận tin tức qua các trang báo nước ngồi, các kênh truyền
hình uy tín của nước ngồi như Discovery, Geo Graphic… Giáo viên cần
hướng dẫn cho học sinh những địa chỉ uy tín để cập nhật thơng tin xã hội
10


đáng tin cậy, tránh rơi vào bẫy tin rác, truyền thông bẩn tràn lan trên mạng
hiện nay.
* Những bài nghiên cứu, phân tích, phản biện xã hội. Kiến thức xã hội
chỉ sâu sắc qua việc tranh biện, phản biện giữa những người khác quan điểm.
Nếu lượng thông tin xã hội là khổng lồ thì quan điểm về chúng lại càng phức
tạp, đa chiều. Học sinh qua việc đọc có thể tiếp xúc với các quan điểm khác
nhau thậm chí mâu thuẫn nhau, từ đó chắt lọc ý đúng, hình thành tư duy phản
biện với cái sai, tập cách tư duy tơn trọng ý kiến khác, hình thành văn hóa
tranh luận. Ví dụ: cách đây khơng lâu trên báo chí và mạng xã hội diễn ra
cuộc tranh luận về việc nên cho phép tồn tại hay tháo dỡ tòa nhà Panorama
trên đèo Mã Pí Lèng (Hà Giang). Dư luận xã hội chia làm 2 luồng quan điểm
trái ngược nhau:
1. Ủng hộ việc tồn tại tịa nhà với các lí lẽ:
- Nhà được xây dựng trên đất thuộc quyền sở hữu cá nhân.
- Nhà tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, tạo ra
nguồn đóng góp cho địa phương.
- Đây là địa điểm dừng chân, nghỉ ngơi, sử dụng các dịch vụ đáp ứng
nhu cầu tại chỗ của du khách.
- Nhà thuộc vùng đệm của di sản, không ảnh hưởng tới di sản.
- Những người không ủng hộ là do khơng có tiền sử dụng dịch vụ, ghen
tức với khách du lịch có tiền để sử dụng dịch vụ.

- Chủ tòa nhà đã bỏ ra số tiền lớn đề đầu tư, nếu bị tháo dỡ sẽ mất sạch
tài sản.
- Chủ tịa nhà phát biểu với báo chí: sẽ tự tử nếu tòa nhà bị tháo dỡ.
2. Yêu cầu tháo dỡ tịa nhà với các lí do:
- Đất trên Giấy xác nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, vì thế
chủ sử dụng đất đã xây dựng quá diện tích cho phép, xây dựng khi chưa có
giấy phép của Sở Xây dựng tỉnh Hà Giang.
- Cách địa điểm xây dựng tòa nhà Panorama 13km là một loạt khách
sạn, nhà nghỉ, nhà hàng. Du khách lên đèo Mã Pí Lèng bằng xe máy hoặc ơ
tơ, ì vậy di chuyển thêm 13 km về hai bên chân đèo để nghỉ ngơi là điều hoàn
toàn dễ dàng so với khả năng của họ.
- Kể cả khi di chuyển ở hai bên chân đèo, chủ nhân tịa nhà vẫn có thể
kinh doanh dịch vụ và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho lao động địa
phương.
- Khách du lịch có quyền tự do tiếp cận cảnh quan thiên nhiên, nưng
tòa nhà Panorama chỉ cho phép những ai trả tiền dịch vụ mới được lên đó để
ngắm Mã Pí Lèng, cũng như chụp ảnh lưu niệm từ điểm nhìn đẹp nhất của
con đèo.
11


- Nếu địa phương cấp phép xây dựng trái luật, địa phương phải tháo dỡ
tòa nhà và đền bù cho chủ tịa nhà.
- Khách du lịch đến với Mã Pí Lèng, đa phần là để tiếp cận vơi cảnh
quan thiên nhiên nguyên sơ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của Hà Giang. Đây
chính là giá trị cốt lõi thu hút du khách. Vì vậy, việc cho phép tồn tại
Panorama sẽ phá vỡ vẻ đẹp ngun sơ vơ cùng q giá của con đèo. Hậu quả
lâu dài là làm mất nguồn thu từ du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Chúng
ta kêu gọi giữ vẻ đẹp Sơn Đoòng, vậy cớ gì ta khơng giữ Mã Pí Lèng?
Học sinh có thể đọc những bài nghiên cứu, phân tích, phản biện xã hội

trên các mục bình luận chuyên biệt của báo chí, truyền hình, các trang blog,
facebook có uy tín của các nhà nghiên cứu xã hội học, nhà báo, những người
có kinh nghiệm như cuốn “Bức xúc khơng làm ta vơ can”, “Thiện, ác và smart
phone” (Đặng Hồng Giang), “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” (Phạm Lữ Ân),
Các em có thể theo dõi những trang facebook của các nhà khoa học môi
trường, các nhà báo viết phản biện xã hội, văn hóa như: Phạm Gia Hiền,
Hồng Minh Trí, Đào Tuấn, Ngô Nguyệt Hữu, Nguyễn Tiến Tường, Trương
Anh Ngọc, Trần Đăng Tuấn, Phạm Lan Phương, Nguyễn Thu Trang…
Những bài phân tích trên mang đến cho các em nhiều thơng tin có chiều sâu,
những góc nhìn mới về nhiều vấn đề xã hội. Hơn nữa, đọc các bài bình luận,
phân tích còn giúp các em học hỏi cách hành văn với lập luận chặt chẽ, lí lẽ
sắc sảo, cái nhìn đa chiều, hành văn truyền cảm, thơng tin chính xác và khoa
học.
Ví dụ: Cách đây khơng lâu, khi thế giới cơng bố kết quả cuộc bầu chọn
“Nhân vật của năm”, cô bé Greta đã được tạp chí Time bầu chọn là nhân vật
của năm. Ngay lập tức, nhiều bạn trẻ Hồng Kông đã lên tiếng mỉa mai cô bé,
gọi Greta là “con nhãi của năm”. Họ tức giận vì cuộc đấu tranh bền bỉ, đổ
nhiều mồ hôi, nước mắt, máu của họ lại khơng được bình chọn. Trước hiện
tượng đó, nhà báo tự do Phạm Lan Phương đã có bài viết mang tựa đề “Con
nhãi của năm” để bày tỏ quan điểm của mình về việc làm của Greta và các
bạn trẻ Hồng Kông. Lập luận mà tác giả Phạm Lan Phương đưa ra để thuyết
phục những người miệt thị Greta hoặc ủng hộ cách phản ứng của các bạn trẻ
Hồng Kông là:
- Mọi người chưa đánh giá đúng thảm họa khủng khiếp của biến đổi khí
hậu và ơ nhiễm mơi trường:
+ Toàn bộ các hứa hẹn mà quốc gia phát triển hứa vào năm 1989 đều
không thành hiện thực 30 năm sau - năm 2019. Trái đất nóng dần lên. Biến
đổi khí hậu tạo ra thời tiết cực đoan. Nỗ lực cắt giảm sử dụng nguyên liệu hóa
thạch nửa vời trong cuộc kháng cự đầy tiền bạc của các tập đoàn dầu mỏ và
than đá.

12


+ Cô bé chỉ là một bạn gái thiếu niên bình thường, gom đủ dũng cảm
để nói thật với kẻ quyền lực, đã trở thành biểu tượng của thế hệ. Bằng cách
miêu tả rõ nét sự nguy hiểm có tính trừu tượng bằng sự phẫn nộ, Thunberg trở
thành tiếng nói dõng dạc nhất về vấn đề quan trọng nhất mà hành tinh này
đang đối mặt.”
- Những bạn fan Hong Kong đang hậm hực chửi TIME không công
bằng hay chửi Thunberg là con nhãi con thì nên hiểu rõ vài điều:
+ Thunberg không chỉ là “NHÂN VẬT CỦA NĂM” - mà là tiếng nói
trước vấn đề tồn cầu - khi biến đổi khí hậu đang dần biến nhiều vùng trên thế
giới chìm vào thảm họa - trong khi các lãnh đạo tầm thế giới như Mỹ, khăng
khăng bảo vệ các ngành công nghiệp truyền thống như dầu mỏ và than đá - và
phớt lờ số phận của con người.
+ Câu chuyện nhân vật của năm không chỉ dừng ở phần “con nhãi nổi
tiếng” mà nó sẽ nhắc nhở bạn về vấn đề quan trọng chính bạn sẽ đối mặt mỗi
ngày: triều cường cao hơn trong thành phố, đường ngập sâu sau mưa, thành
phố mịt mù khói thải và chất lượng ơ nhiễm khơng khí làm bạn ho sù sụ phát
ốm, con sông bên nhà bạn xanh biếc không phù sa và mùa hạn ngặt nghèo
hơn.
- Vậy những gì cơ bé làm sẽ liên quan thế nào tới giới chức cao cấp?
Và đến chúng ta?
+ Tổng thống Pháp Macron trả lời thứ mà Greta làm được: “Khi bạn là
nhà lãnh đạo và tuần nào bạn cũng thấy người trẻ biểu tình với thơng điệp đó,
bạn khơng thể dửng dưng được. Họ giúp tơi thay đổi.” TIME viết: “Lãnh đạo
phản ứng khi có áp lực, áp lực được tạo ra nhờ phong trào, phong trào được
gầy dựng từ hàng ngàn người chịu thay đổi suy nghĩ của mình."
+ Greta khơng có quyền lực gì, nhưng cơ bé tạo ra một phong trào tồn
cầu, nơi những người hoảng sợ khủng hoảng khí hậu của thế kỷ này thấy

đồng cảm, nơi những nạn nhân môi trường lên tiếng bảo vệ vùng đất và thiên
nhiên của họ, nơi người đô thị ý thức họ phải giảm sử dụng xăng dầu, thay đổi
loại nguyên liệu và lối sống. Nơi những chính trị gia cảm thấy bị buộc phải
hành động (thay vì hứa cuội) với các hành động làm giảm tốc độ và quy mơ
của biến đổi khí hậu. Nghĩa là (có thể) bầu trời nhà bạn sẽ bớt khói thải, bớt
ho sù sụ đeo khẩu trang, bớt bị hạn hán và bão lụt cực đoan, bớt bọc nylon
làm chết cá voi.
- Nếu bạn trân trọng những giá trị nhân quyền phổ quát mà người Hong
Kong đang đấu tranh giành lấy - thì xin đừng sỉ nhục giá trị mà một cô bé
cùng hàng trăm triệu người khác trên thế giới đang nỗ lực tạo ra.
* Những bài văn nghị luận xã hội tham khảo. Ngoài những bài báo, bài
bình luận xã hội, học sinh nên tăng cường tham khảo cách viết nghị luận xã
hội từ các bài làm của học sinh đạt giải trong các cuộc thi Olympic 30/4, Trại
hè Hùng Vương, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Tài liệu là những bài văn
có chất lượng, bài đạt giải trong các kì thi được tập hợp trong các cuốn sách
13


đã xuất bản: Tổng tập đề Olympic 30/4 môn Ngữ Văn qua từng năm, Tuyển
chọn những bài văn đạt giải Quốc gia học sinh giỏi THPT 2004 đến 2014
(Nguyễn Duy Kha, Hoàng Văn Quyết tuyển 22 chọn và biên soạn); Những
bài văn nghị luận xã hội chọn lọc (PGS. Trần Hữu Tá chủ biên); Tài liệu
chuyên Văn, tập 3(PGS. Đỗ Ngọc Thống), bài làm tốt của các anh/chị khóa
trên, của các bạn cùng đội tuyển. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh học tập,
rút kinh nghiệm từ các bài văn đó.
Việc đọc hiểu phải đi kèm với việc sưu tập tư liệu, ghi chép, suy ngẫm
theo từng chủ đề. Giáo viên có thể nêu ra các lĩnh vực, đặt ra các vấn đề để
học sinh thảo luận: ví dụ: ấu dâm là bệnh hay là tội ác? Nên hay không nên
duy trì các lễ hội mà ở đó con người đối xử tàn ác với động vật (chém lợn,
đâm trâu, chọi trâu…)?

Dưới đây là một số thông tin về một số chủ đề giáo viên có thể trang bị
cho học sinh:
2.2.4 Cung cấp kiến thức về một số chủ đề cho học sinh
Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh kiến thức về một số chủ đề mà
đòi hỏi sự tổng hợp với cái nhìn nhiều chiều.
Dưới đây là một vài chủ đề:
Chủ đề Tôn giáo
Nho giáo: Khổng Tử và Mạnh Tử là những người đặt ra nền móng của
hệ tư tưởng Nho giáo có cơng trong việc đưa ra những quy chuẩn trong việc
ứng xử xã hội cũng như nghĩa vụ của những tầng lớp khác nhau nhằm tạo ra
một xã hội có trật tự thống nhất và dễ điều hành hơn khiến cho nhà nước
phong kiến tập quyền có thể củng cố quyền lực tối đa. Đây là một bước tiến
lớn trong lịch sử từ chế độ phong kiến sơ khai thời Ân - Chu để trở thành chế
độ phong kiến chuyên chế thời Tần - Hán và các triều đại Trung Quốc sau
này. Nhưng khi phong thánh Khổng Mạnh và thần thánh hóa những gì thuộc
về Nho giáo (chữ Thánh Hiền, sách Thánh Hiền) thì chế độ phong kiến đã rất
thành công trong việc dùng hệ tư tưởng Nho giáo này để làm người dân ngu
muội và tuân phục vì những lý do sau đây:
1. Đã là Thánh nhân thì cái gì liên quan tới họ đều đúng, chỉ được ca
ngợi và học theo chứ không được phê phán hoặc phản biện. Điều này khiến
Tứ Thư Ngũ Kinh được tôn sùng suốt hai ngàn năm mà khơng hề có một lời
chỉ trích hoặc phê bình từ những người gọi là có học.
2. Đề cao tính tơn ti trật tự theo kiểu dưới phải phục tùng trên mà
không được quyền chống đối hoặc phản kháng cho dù trên có như thế nào đi
nữa (thần tử phục tùng vua, con cái phục tùng cha mẹ, học trò phục tùng thầy,
vợ phục tùng chồng). Mặc dù đạo quân thần, sư đồ, phu phụ và phụ tử trên lý
thuyết đều mang tính hai chiều nhưng trên thực tế những kẻ ngồi chiếu trên
nếu có cư xử khơng phải đạo hoặc thậm chí là bá đạo cũng đều được giơ cao
14



đánh khẽ chứ không bị trừng trị thẳng tay như trong trường hợp những kẻ
chiếu dưới lỗi đạo.
3. Đề cao đạo học của Khổng Mạnh nhưng coi thường thậm chí bài
xích và triệt tiêu những hệ tư tưởng triết học khác để chiếm vị trí độc tơn về
mặt tư tưởng. Điều này khiến cho người theo Nho giáo trở nên kiêu căng và
ngu dốt vì tưởng rằng những gì mình biết là chân lý và có thái độ khinh rẻ
những tư tưởng tiến bộ. Chính vì thái độ ếch ngồi đáy giếng đó mà nhà Thanh
của Trung Quốc và nhà Nguyễn của Việt Nam đã nếm mùi thất bại cay đắng
trước kỹ thuật quân sự hiện đại của phương Tây dẫn đến việc mất nước.
4. Coi rẻ khoa học và thương nghiệp vốn là những yếu tố nền tảng để
phát triển đất nước. Điều này khiến cho toàn bộ nền kinh tế của những nước
Nho giáo đều trông cậy vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp lỗi thời lạc
hậu. Trong khi đó tầng lớp Nho sĩ với vốn kiến thức vơ dụng của mình lại
được xã hội coi trọng trong khi họ chính là thành phần ăn bám.
5. Khơng coi trọng việc tìm ra cái mới mà coi trọng việc lục tìm trích
dẫn điển xưa tích cũ (cổ nhân có câu…), khơng coi trọng tính ứng dụng mà
thích những thứ sáo rỗng phù phiếm (ngâm vịnh ca ngợi phong hoa tuyết
nguyệt nhưng lại rất kém về những thường thức đời sống…), khơng thích việc
tìm ra chân lý mà thích việc lấy lịng bề trên bằng việc ca ngợi cơng đức của
vua, của cha mẹ của thầy…Đó là những bức tường về mặt tư tưởng giam cầm
những người theo Nho học khiến cho họ tưởng rằng mình là người hiểu biết
nhưng thật ra rất ngu dốt và thủ cựu.
6. Đề cao thuyết “thiên mệnh” cho rằng chỉ có một dịng họ có quyền
làm chủ đất nước và cai trị mn dân. Thuyết thiên mệnh đánh tráo khái niệm
“quốc gia” với khái niệm “triều đình”, “dân tộc” với “hồng tộc”. Người dân
trung thành với quốc gia và dân tộc đồng nghĩa phải trung thành với triều đình
và hồng tộc.
7. Trọng nam khinh nữ khiến cho nguồn lực về con người bị lãng phí
vơ cùng nghiêm trọng vì phụ nữ khơng được học hành, không được làm việc

mà chỉ nghĩ tới chuyện tam tịng tứ đức, biến bản thân mình thành máy đẻ và
nơ lệ phục dịch cho gia đình nhà chồng mà cịn coi đó là những điều đáng tự
hào.
8. Phức tạp hóa những phép cư xử giữa người với người vốn cần sự
chân thành và thân mật trở và biến nó thành những lễ nghi cầu kỳ phiền phức
khiến con người rất dễ vướng vào những cái bẫy mang tên “lễ nghĩa” hoặc
dùng lễ nghĩa để che giấu cảm xúc thật bên trong. Về lâu về dài, việc tuân thủ
theo lễ nghĩa mang tính chất thủ tục nhưng khơng phải xuất phát từ tình cảm
thật khiến con người trở nên khách sáo và đạo đức giả.
9. Dùng danh lợi và bổn phận trói buộc con người khiến con người xem
việc dùng chữ nghĩa kiếm chút công danh và bổng lộc về vun đắp cho gia tộc
là lẽ sống của cuộc đời.
15


Đối với đại đa số dân đen, Nho giáo được hiểu đơn giản qua một số
khái niệm mặc định sau:
1. Chuyện quốc gia đại sự là của triều đình chứ thứ dân khơng có quyền
lên tiếng mà phải cam phận con sâu cái kiến. Vua tốt thì dân nhờ, vua ngu thì
dân chịu. Phản lại vua và phản lại triều đình là phản lại quốc gia và dân tộc.
2. Đã là dân thì phải phục tùng vua quan, đã là con thì phải phục tùng
cha mẹ, đã là học trị thì phải phục tùng thầy, và đã là vợ thì phải phục tùng
chồng. Bất cứ hành động hoặc suy nghĩ nào trái lại với tư tưởng nói trên đều
là đại nghịch bất đạo.
3. Con người sống trên đời phải biết lo an cư lạc nghiệp và an phận thủ
thường, miễn sao ngày có hai bữa cơm, tối về có chỗ chui ra chui vào là đủ.
4. Mục đích sống lớn nhất của người đàn ông là thăng quan tiến chức,
trung thành với triều đình, lo trịn chữ hiếu với cha mẹ và sinh con trai nối
dõi.
5. Mục đích sống lớn nhất của người đàn bà là lấy chồng, sinh con trai

nối dõi cho chồng và quán xuyến gia đình nhà chồng.
6. Mục đích lớn nhất của việc học hành là biết tuân phục và để lập công
danh chứ không phải để nâng cao hiểu biết và giải phóng về mặt tư tưởng.
Đạo giáo: Ảnh hưởng của Đạo giáo (Lão giáo) đối với tư duy và đức
tin của người Việt Nam.
Lão giáo (hay Đạo giáo) là tôn giáo nguyên thủy của Trung Quốc ra đời
rất lâu trước Khổng giáo và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế
giới. Bắt nguồn từ những tín ngưỡng dân gian và những triết lý giải thích sự
hình thành thế giới của người Trung Quốc cổ đại, Lão giáo từng bước được
hình thành và hồn thiện thành một tơn giáo có giáo lý và nghi thức hoàn
chỉnh. Giáo lý của Lão giáo tập trung trong ba tác phẩm Kinh Dịch, Đạo Đức
Kinh và Nam Hoa Kinh. Nền tảng lý luận của Đạo giáo được trình bày qua
tác phẩm Kinh Dịch, tương truyền là thư tịch cổ nhất của Trung Quốc được
truyền từ thời Phục Hy, một vị vua trong thần thoại. “Dịch” có nghĩa là thay
đổi và dịch chuyển chỉ sự vận động không ngừng của vũ trụ. Kinh Dịch đưa
ra những khái niệm giải thích sự hình thành vạn vật vẫn cịn phổ biến đến
ngày nay như Thái Cực (hợp nhất, hỗn mang) sinh Lưỡng Nghi (âm và
dương) sinh Tứ Tượng (Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm)
sinh Bát Quái (tám quẻ đơn gồm Càn (trời), Khôn (đất), Cấn (núi), Tốn (gió),
Chấn (sấm sét), Khảm (nước), Ly (lửa) và Đồi (ao hồ)) và sáu mươi tư quẻ
kép (do bát quái chồng lên nhau). Cùng với Ngũ Hành (Kim, Mộc Thủy, Hỏa,
Thổ), Lưỡng Nghi chi phối mọi sự sinh diệt của những vật chất hữu hình
trong vũ trụ. Tất cả được gọi chung là Đạo (con đường). Tư tưởng chủ yếu
của Đạo giáo lúc bấy giờ là con người sống chan hòa với thiên nhiên vì con
người vốn là một phần của thiên nhiên. Muốn vất bỏ ưu phiền trong cuộc
sống con người phải rũ bỏ được những ham muốn về danh lợi tiền tài.
16


Tác phẩm tư tưởng triết học quan trọng thứ hai của Lão giáo là

Đạo Đức Kinh của Lão Tử tổng hợp tất cả những nguyên lý của Lão giáo.
Đạo Đức Kinh gồm 81 chương, 5000 chữ và hai phần Thượng Hạ. Ngoài việc
diễn giải thêm về những khái niệm căn bản của Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh
cịn có hai triết lý quan trọng đó là Vơ Vi (Vơ cầu, vơ tranh, vơ đoạt, vơ chấp)
và Nhân Ái (sống chan hịa, thương yêu, cứu giúp người khác). Theo Lão Tử,
con người sinh ra vốn là một thực thể của vũ trụ và vạn vật cũng như mn
lồi khác. Cuộc sống khơng có gì là vui cũng chẳng có gì là buồn, chẳng có gì
để sở hữu hay tranh chấp. Danh lợi đều là phù du. Lão Tử không đề cập đến
thiên đường hay địa ngục hay luân hồi chuyển kiếp. Con người chỉ đơn giản
sống trọn kiếp người rồi trở về với hư khơng. Người hiểu được đạo này có thể
thốt được cái chết bằng cách tu tiên, thọ ngang trời đất với điều kiện phải dứt
bỏ hết những thứ trần tục.
Sau Lão Tử, Trang Tử, một triết gia khác sinh vào thế kỉ thứ 4 trước
Công Nguyên đã soạn thảo Nam Hoa Chân Kinh giải thích đạo vơ vi qua
những câu chuyện ngụ ngôn hoặc những lời đối đáp. Trang Tử bày tỏ sự chán
ghét của mình với chế độ thống trị phong kiến và những gì thuộc về đạo đức
phong kiến (Nho giáo).
Phần nổi của tảng băng chính là phần tín ngưỡng bao gồm các nghi
thức tơn giáo và các hình tượng tơn giáo. Đây là phần được đa số giáo dân
tiếp cận vì nó dễ tiếp cận và có tác dụng rất lớn về mặt tâm lý đối với đa số
giáo dân. Nhưng nếu lạm dụng vào phần tín ngưỡng nhưng khơng hiểu sâu
hiểu đúng về giáo lý, con người rất dễ bị lệ thuộc vào tôn giáo và bị lợi dụng.
Qua nhiều biến thiên của lịch sử, Đạo giáo phân hóa thành hai nhánh:
đạo giáo phù thủy và đạo giáo tiên học. Người theo đạo giáo phù thủy được
gọi là đạo sĩ, đạo nhân học cách sử dụng bùa phép, trừ tà bắt ma, luyện đơn
dược, luyện công. Phái tu tiên không màng đến chuyện đời, sống trên các
ngọn núi cao hiểm trở để lánh đời, nhất quyết khơng tham gia chính sự.
Những vị chân nhân này thường tham thiền, luyện công và làm thuốc trong
các đạo qn của mình. Họ khơng thu nhận đệ tử bừa bãi mà chỉ truyền đạo
cho những người có duyên.

Là một tôn giáo lâu đời và tồn tại đến ngày nay, Đạo giáo tất nhiên có
nhiều mặt tích cực. Trước nhất, Đạo giáo khuyên con người sống thuận theo
tự nhiên, không nên quá coi trọng tiền bạc và danh vọng, phải có lịng từ bi và
giúp đỡ những người yếu thế. Đây cũng là tôn chỉ chung của hầu hết tất cả
các tơn giáo chính thống trên thế giới. Thuyết sáng thế của tôn giáo dựa trên
Thái Cực (hỗn mang) sinh ra Lưỡng Nghi (âm dương) và từ đó sinh ra vạn vật
ở một khía cạnh nào đó khá giống với thuyết Big Bang của phương Tây sau
này. Đạo giáo còn giúp phát triển các thuật của Đông Y như chữa bệnh bằng
thảo dược, châm cứu các huyệt đạo, luyện khí cơng và thuật dưỡng sinh cịn
phổ biến đến tận bây giờ. Dựa vào âm dương ngũ hành, Đạo giáo phân biệt
các loại thực phẩm và thảo dược theo vị (ngọt, cay, chua, mặn, đắng) và tính
17


(hàn, bình, nhiệt) để theo đó mà khắc chế các bệnh tật. Đạo giáo còn đề xuất
cách phân loại các loại động vật (gọi chung là “trùng”) theo hình dạng bên
ngồi thành các lồi: mao (có lơng mao, chỉ các lồi thú), vũ (có lơng vũ, các
lồi chim), lân (có vảy, gồm cá và bò sát) và khỏa (trần trụi, các lồi khơng có
gì che phủ bên ngồi, trong đó có lồi người). Tuy cách phân loại này khơng
chính xác lắm về mặt khoa học ngày nay, nhưng đối với thời cổ đại, đây là
một cách phân loại khá bài bản và có căn cứ. Ngồi ra, Đạo giáo cịn có một
đóng góp quan trọng về mỹ thuật đó là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc (sơn
thủy).
Về mặt tiêu cực, trước hết, Đạo giáo đề cao thuyết chán đời, lánh đời
thay vì cống hiến cho xã hội. Những người theo Đạo giáo khi bất mãn chính
quyền hoặc giai cấp thống trị sẽ tìm cách trốn lánh bằng cách khơng ra làm
quan mà tập trung vào ngâm thơ, uống rượu, du sơn ngoạn thủy, tham thiền
nhập định…để tỏ ra thanh cao chứ khơng tìm cách thay đổi xã hội theo một
hướng tích cực.
Thứ hai, Đạo giáo cổ súy những trị mê tính dị đoan như lập đàn cầu

mưa, đốt bùa làm phép, bói tốn, luyện đan, lên đồng, xin xăm xin quẻ, đốt
vàng mã. Người bình dân tất nhiên sẽ khơng đủ trình độ để tìm hiểu triết lý
Đạo giáo qua những tác phẩm Đạo Đức Kinh hay Nam Hoa Kinh mà chỉ biết
tin vào những trị mê tín để cầu mong được ơn trên che chở, phù hộ thay đổi
số phận mà khơng tin vào làm gì để thay đổi vận mệnh của chính bản thân.
Đạo giáo được đưa vào Việt Nam gần như cùng thời với Nho thời
Đông Hán theo chân các đạo sĩ, thầy phù thủy Trung Quốc.
Ở một phương diện khác,do Đạo giáo là đạo đa thần, rất phù hợp với
truyền thống thờ cúng vật tổ (totem) của người Việt cổ nên việc Đạo giáo dần
dần cắm rễ vào và đồng hóa với tín ngưỡng dân gian Việt Nam là điều rất tự
nhiên. Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam thờ Thánh Tản Viên, Phù Đổng
Thiên Vương, bà chúa Liễu Hạnh, thành hoàng, thổ địa đều mang ảnh hưởng
của Đạo giáo. Cũng như Đạo giáo Trung Quốc, Đạo giáo ở Việt Nam tin mọi
thứ thuộc về tự nhiên như rừng cây, sơng núi, đất đai đều có tính linh và đều
được các thần cai quản. Những người lập công lớn cho dân tộc hay đất nước
khi chết đều được phong thần và lập đền thờ theo truyền thống “sinh vi tướng,
tử vi thần” (khi sống làm tướng, khi chết làm thần). Người có cơng với làng
hay người đầu tiên lập nên một làng mới đến khi chết sẽ được phong thành
hoàng và được dân làng đời đời thờ cúng. Người ta tin rằng chính vì khi sống,
những vị này giúp ích cho đời, khi họ chết đi họ sẽ tiếp tục trừ gian diệt bạo,
phù hộ cho người lương thiện.
Đạo giáo Việt Nam từng rất thịnh hành trong các triều đại phong kiến.
Thời kỳ cực thịnh của Lão giáo là thời Hậu Lê với nhiều vua Lê sùng đạo
nhưng tới thời Nguyễn thì Nho giáo được coi trọng và Đạo giáo khơng cịn đủ
sức gây ảnh hưởng sâu rộng nữa. Thời Pháp thuộc, nhiều thủ lĩnh khởi nghĩa
18


chống Pháp đã lập những giáo phái dựa trên nguyên tắc của Đạo giáo để kêu
gọi dân nghèo đấu tranh.

Ảnh hưởng của Đạo giáo trong Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Việt
Nam quá rõ nét và sâu sắc khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là những nghi
thức của Phật giáo hoặc tín ngưỡng truyền thống. Đó là những nghi thức bày
mâm lễ vật, ăn chay ngày rằm và mùng một, xem bói, xin xăm, xin quẻ, xin
lộc đầu năm, đốt vàng mã, cúng giỗ, cúng tổ nghiệp, xem phong thủy, coi
ngày cưởi hỏi tang ma xây dựng, cúng sao giải hạn…Ở miền Bắc, Đạo giáo
kết hợp với tính ngưỡng dân gian trong việc thờ thần: Ngọc Hoàng, Quan
Thánh, Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần…qua các phủ thờ và việc hầu đồng.
Ở miền Nam, Đạo giáo được xem như một nhánh của đạo Cao Đài (áo xanh)
thờ biểu tượng bát quái, Khương Tử Nha và Thái Thượng lão quân. Ngoài ra
các đạo quán của người Hoa tồn tại rất nhiều năm ở Sài Gòn và nhiều tỉnh
miền Tây Nam bộ dưới dạng miếu hoặc hội quán ví dụ miếu Quan Đế, miếu
Vương Mẫu Nương Nương, Nam Hải Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu,
Bổn Công (của người Triều Châu). Nhà người Việt gốc Hoa thường treo kính
bát qi, dán hình môn thần trước cửa để trừ tà, thờ Quan Công, Thổ Địa,
Thần Tài và Táo Quân trong nhà. Nhà người Việt có thể khơng treo kính bát
qi hay thờ Quan Cơng nhưng nhất định phải có bàn thờ thổ địa, thần tài vào
ông táo. Cưới hỏi, ma chay, động thổ, dọn nhà nhất định phải coi ngày. Vào
nhà mới phải cúng đất đai gia trạch để cầu bình an, hăm ba tháng chạp nhất
định phải đưa ông Táo về trời. Đầu năm đi chùa thế nào cũng phải hái lộc đầu
năm, xin quẻ, mua lá số tử vi để xem tình duyên tài vận trong năm tới. Nếu
gặp sao xấu chiếu mạng (La Hầu, Kế Đơ) thì chắc chắn canh cánh lo lắng cả
năm, thế nào cũng tìm cách cúng sao giải hạn. Tất cả những điều nói trên đều
là những ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn hóa Việt Nam hằng ngày.
Những tệ nạn có liên quan tới tín ngưỡng Đạo giáo kết hợp với tín
ngưỡng địa phương có thể kể tới những điều sau:
1. Thờ cúng vô tội vạ: Việc lập đền miếu thờ tự không chỉ dành cho
những người có cơng với đất nước mà cịn dành cho những người chết trẻ,
chết oan do tai nạn hoặc thậm chí đối với lồi vật hoặc cái cây, tảng đá nếu
người ta cảm thấy những vật này linh thiêng và có thể phù hộ cho họ được tài

lộc dồi dào. Ở đâu có người chết do tai nạn giao thơng thì lại có nhiều người
tới cúng bái, xin ngày giờ mất và bảng số xe để đi đánh đề. Một con rắn hay
một con cá hơn khác thường một tí cũng được đồn thổi là thần thánh và được
già trẻ bé lớn xì xụp khấn lạy.
2. Nhiều người Việt Nam q tin vào bói tốn, xem tử vi, cúng sao, giải
hạn và phong thủy để thay đổi vận mệnh đến mức bị lệ thuộc vào nó mà
khơng tin vào bản thân mình. Số này cúng khơng ít tiền cho các thể loại thầy
cúng, thầy bói, đồng cốt… Tuy nhiên họ lại coi nhẹ việc tu dưỡng tâm đức và
làm việc thiện.
19


3. Đa số người dân q ít học khơng tin khoa học và y học mà tin vào
cúng bái bùa chú hoặc những bài thuốc vô căn cứ để chữa bệnh khiến cho tiền
mất tật mang. Có rất nhiều trường hợp thay vì đưa đến bệnh viện để chữa thì
họ lại đi tìm thầy bùa thầy phép trục vong, trừ tà. Đến khi đưa vào bệnh viện
thì khơng cịn thuốc chữa.
4. Nhiều người để cầu tài lộc mua may bán đắt hoặc để hãm hại người
khác đã không ngần ngại đi thỉnh bùa chú nhằm đạt được mục đích của mình.
5. Một số người (tự cho là) có học và dĩ nhiên là có điều kiện tốt về
kinh tế tìm cách chối bỏ trách nhiệm xã hội bằng cách lánh đời, không bàn thế
sự để tỏ ra thanh cao. Họ ngoảnh mặt quay lưng với những bất công xã hội để
hưởng thụ cho riêng mình và tỏ vẻ coi thường những người đấu tranh giành
lại công bằng cho rằng những người này ngu dại, còn khoanh tay bàng quan
như họ mới là hiểu đạo vô vi.
Phật giáo
Nếu xét trong tam giáo Phật-Lão-Nho thì Phật giáo có mặt ở Việt Nam
trước cả Lão và Nho. Đối với đại đa số người Việt Nam (trừ những người
theo Công giáo và Tin Lành) thì đạo Phật đóng một vai trị quan trọng trong
đời sống văn hóa và tâm linh, ngay cả đối với những người cho rằng mình

theo đạo thờ ơng bà. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của đạo Phật ở Việt Nam chỉ ở
mức độ tín ngưỡng chứ khơng phải là ở mức độ triết lý. Chính sự hiểu biết sơ
sài về triết lý đạo Phật cũng như sự dễ dãi về mặt tín ngưỡng mà đa số những
người theo đạo Phật ở Việt Nam đều mắc phải những sai lầm sau:
1. Người Việt Nam đánh đồng hai khái niệm không liên quan là “trời”
và “Phật”. Chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm “trời Phật” đi với nhau thành
một cặp như một thế lực siêu nhiên có khả năng ban phước lành cho con
người. Chính vì hiểu rằng Phật cũng là một vị thần như các vị thần trong dân
gian nên nhiều người đi chùa để cầu tài cầu lộc, cầu thăng quan tiến chức, cầu
tình duyên hay cầu con cái mà quên rằng đức Phật vốn là một vị hoàng tử đã
từ bỏ tất cả những xa hoa phú quý để đi tìm sự giác ngộ về tư tưởng. Ở các
chùa miền Bắc, người ta còn mang cả heo quay, gà luộc vào chùa cúng trả lễ,
thậm chí cịn nhét cả những đồng tiền lẻ vào tay tượng Phật.
2. Vì Đạo Phật Bắc tơng bị biến thành một đạo đa thần và thờ thần
tượng vì thế người theo đạo Phật cứ gặp Phật là thắp nhang quỳ lạy với quan
niệm “có thở có thiêng, có kiêng có lành” nhưng khơng biết Phật đó tên gì,
xuất thân từ đâu, có quyền năng gì. Ngay cả đối với cái tên của vị bồ tát được
người Việt Nam tôn sùng nhất là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng bị gọi sai thành
Quan (Thế) Âm Bồ Tát vì khơng hiểu ý nghĩa của cái tên này. Trong chùa
Phật thậm chí cịn thờ cúng lung tung các thần khác như Quan Công, thần tài,
thổ địa.
3. Dưới sự ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian và Lão giáo, đạo Phật ở
Việt Nam thiên về sự cầu kỳ trong các hình thức cúng bái gây ra sự phơ
trương và lãng phí trái với giáo lý ngun thủy của đạo Phật.
20


4. Chùa chiền được xây cất vô tội vạ nhất là ở miền Nam. Nhiều chùa ở
Sài Gòn được sơn phết rất lòe loẹt và mất thẩm mỹ. Ở miền bắc thì bắt đầu
vào những năm 2000, với cái cớ phục vụ nhu cầu du lịch, người ta bắt đầu

xây dựng rất nhiều chùa có quy mơ cực lớn ở miền Bắc như chùa Bái Đính ở
Ninh Bình, chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh…
5. Sự mê muội của những người theo đạo Phật ở Việt Nam còn nằm ở
chỗ sùng bái những người đi tu một cách mù quáng đến mức hễ thấy người
cạo đầu mặc áo cà sa thì khúm núm kính sợ mà khơng cần biết đó là cao tăng
hay là ma tăng, ác tăng. Nhiều người dâng vật phẩm cúng dường hoặc bỏ tiền
vào thùng công đức trên chánh điện mà không hề mảy may suy nghĩ rằng
mình đang góp phần ni dưỡng những kẻ lười biếng lao động và lừa đảo
sống phè phỡn bằng chính đồng tiền mồ hơi nước mắt của mình.
6. Rất hiếm những Phật tử ở Việt Nam hiểu được những triết lý của đạo
Phật. Cái mà họ nói đến nhiều nhất là “nghiệp” và “quả báo” nhưng cách hiểu
của họ về hai khái niệm này cũng hoàn toàn sơ sài và sai trái. Chính vì thế mà
thay vì thay đổi cách sống cách suy nghĩ hoặc đấu tranh cho quyền lợi chính
đáng thì họ cam chịu nhẫn nhục những điều sai trái bất cơng trong xã hội vì
cho rằng những gì mình chịu kiếp này chính là nghiệp báo của kiếp trước. Để
bớt khổ, họ đến chùa để cầu xin hoặc cúng sao, giải hạn.Nhiều người trong
cuộc sống làm những chuyện ác nhân thất đức lừa lọc mánh khóe nhưng lại
sợ quả báo. Và thay vì hành thiện tích đức họ lại mang thứ tiền dơ bẩn kiếm
được đi cúng chùa như một cách giải nghiệp dễ dàng nhất để cảm thấy lương
tâm được thanh thản và tiếp tục làm chuyện ác.
7. Đạo Phật nguyên thủy không bắt buộc phải ăn chay, nhưng nếu tu
theo thiền tơng và tịnh độ tơng thì phải tuân theo giới luật ăn chay.
8. Đạo Phật cấm sát sinh nhưng trớ trêu thay những ngày rằm mồng
một hoặc những ngày lễ lớn các Phật tử mê muội lại là người gián tiếp sát
sinh nhiều nhất. Có bao nhiêu người hiểu rằng những con cá chép, cá vàng
mua trước cổng chùa hoặc ở tiệm cá cảnh vốn dĩ là lồi cá được ni làm
cảnh sẽ khơng sống được nếu đem thả xuống sông? Rất nhiều cây và hoa
trong chùa bị vặt trơ trọi đêm giao thừa và ngày mồng một tết bởi vì tục “hái
lộc”, một tục lệ khơng hề có của Phật giáo?
9. Sự phóng sinh vơ tội vạ nhưng thiếu sự hiểu biết tối thiểu về thường

thức khoa học còn gây ra thảm họa cho hệ sinh thái. Rất nhiều lần tôi chứng
kiến cảnh tượng đau lịng là những chú rùa núi vàng, vốn là lồi rùa cạn có
tên trong danh sách động vật cần được bảo vệ của Việt Nam ngắc ngoải tuyệt
vọng dưới hồ nước chờ chết vì sự phóng sinh ngu dốt của những người gọi là
Phật tử. Trái lại những loài động vật ngoại lai gây hại như cá chim trắng, ốc
bươu vàng, rùa tai đỏ …nếu được thả tràn lan ra môi trường tự nhiên sẽ tiêu
diệt các loại sinh vật bản địa bằng cách giành địa bàn và nguồn thức ăn thậm
chí ăn cả trứng và con non của các sinh vật bản địa.
10. Phần lớn phật tử Việt Nam, đặc biệt là những người làm ăn buôn
21


bán, khơng chỉ thờ Phật mà cịn thờ cúng tất cả những thần linh nào mà họ
nghĩ rằng có thể mang lại lợi lộc cho mình từ mẫu ở ngồi Bắc tới bà chúa Xứ
trong Nam.
Chủ đề môi trường
Bài 1: Tổng kết khí hậu năm 2019
- 2 tỷ tấn băng tại đảo Greenland đã tan biến chỉ trong 1 ngày, và 200 tỷ
tấn băng của đảo quốc này đã biến mất trong tháng nóng nhất.
- Thành phố Anchorage, miền Nam Alaska, chạm mức nhiệt độ lịch sử
chưa từng có 32°C (89°F), khu vực dịng sơng Campbell Creek chảy qua
Anchorage chạm mức 33°C (91°F).
- Nhiệt độ bầu khí quyển chạm mức 50,8°C biến Ấn Độ trở thành nơi
nóng nhất hành tinh, và đẩy một số khu vực tại quốc gia này gần hơn đến
DAY ZERO về nước.
- Đầu tháng 9/2019, cơn siêu bão quái vật DORIAN với sức gió chạm
Cat.6 297 km/g, giật 350 km/g và đã dừng lại phía trên quần đảo Bahamas
trong 36 giờ với tổng lực sức mạnh của nó. Sau đó một tháng, siêu bão
HAGIBIS đã tăng cấp như một khối thuốc nổ tại khu vực Tây Thái Bình
Dương. Chỉ trong vịng 24 giờ, sức gió của HAGIBIS đã tăng lên hơn

150km/g.
- Cháy rừng xảy ra trên diện rộng với cường độ khủng khiếp hơn tại
vùng cận cực như Siberia, Alaska, cũng như ở khu vực ôn đới và cận xích
đạo, như Bồ Đào Nha, California, Amazon, Indonesia, và cả Australia. Người
ta mới ước tính khoảng 480 triệu cá thể động vật (chim, thú có vú, bị sát...)
đã bị giết chết trong đợt cháy rừng khủng khiếp tại miền Đông Australia. 30%
số gấu koala, tức là khoảng 8.400 cá thể loài này, cũng đã chết cháy trong
thảm họa này.
- Đã có những dấu hiệu cho thấy, lượng khí methane giải phóng từ lịng
biển Bắc Băng Dương đang ngày càng lớn và nhanh chóng hơn. Trong ba
ngày 8,9,10/10/2019, báo Nga, Mỹ, Anh đồng loạt đưa tin về một nhóm
chuyên gia nghiên cứu hiện tượng băng tan rã tại Bắc Cực thuộc Đại học
Bách Khoa Tomsk (Tomsk Polytechnic University, Nga), dẫn đầu là Ts. Igor
Semiletov, đã phát hiện ra một khu vực biển phía Đơng Sibera (East Siberian
Sea) như đang sơi lên bởi các bong bóng khí methane thốt ra từ dưới lòng
biển như một dòng suối sủi bọt, với kích cỡ lớn ngang những cái xơ múc
nước.
- Vào ngày 9/11/2019, khi cách bờ biển Tuy Hòa (Phú Yên) 500 km,
siêu bão NAKRI đã trở thành cơn siêu bão có sức mạnh Cat.1 hồn chỉnh trên
thang đo Saffir–Simpson, được hình thành ngay trong lịng Biển Đơng. Trước
đó 2 tuần lễ, cơn bão MATMO đã tăng cấp bất ngờ khi áp sát bờ biển Bình
Định với cấp gió 12 trên thang đo Beaufort.
Nền nhiệt toàn cầu đã tăng +1,1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp
(năm 1850).
22


Theo Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office), năm 2020 sắp
tới đây có khả năng tiếp tục trở thành một trong những năm nóng nhất dựa
trên ghi nhận lịch sử của ngành khí tượng học thế giới. Và dù có hay khơng

có hiện tượng chu kỳ El-Niđo quay trở lại (mà được dự báo có thể xuất hiện
vào cuối năm 2020 bởi Đại học Potsdam), thì thế giới sẽ tiếp tục tiến một nấc
mới, gần hơn đến bờ vực của sự sụp đổ nền khí hậu, khi mà sự gia tăng nền
nhiệt toàn cầu sẽ chạm mức +1,5°C so với thời kỳ tiền cơng nghiệp.
Xem: />Ơng Joseph Stiglitz - cựu Phó Chủ tịch và Nhà Kinh tế Trưởng của
Ngân hàng Thế giới (WB), cựu thành viên và là cựu Chủ tịch của Hội đồng
Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Mỹ, người được trao giải Nobel Kinh tế năm
2001, đã nói thế này trong cuốn sách mới nhất của ông, mang tựa đề
"Measuring What Counts: The Global Movement for Well-Being" (Đánh giá
Điều Đáng giá: Phong trào Toàn cầu để Sống Hạnh Phúc): "Đã đến lúc phải
giết chết khái niệm tăng trưởng theo GDP. Thế giới đang đối mặt với 3 cuộc
khủng hoảng mang tính sống cịn: khủng hoảng khí hậu, khủng hoảng bất
bình đẳng, và khủng hoảng dân chủ. Trong khi đó, chúng ta lại đồng thuận sử
dụng những cách thức đánh giá hiệu quả nền kinh tế hồn tồn khơng có liên
quan gì đến các vấn đề chúng ta đang phải đối mặt.”
Xem: />Bài 2: Austraylia trước sức mạnh của lửa
Australia là quốc gia làm giàu nhờ ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch
(trong đó chủ yếu là than đá và khí tự nhiên hóa lỏng) và trong hơn 1 thập kỷ
qua đã xuất khẩu phần lớn loại nhiên liệu bẩn này sang hai công xưởng gia
công hàng hóa hàng đầu của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo Hội đồng Khoáng sản Australia (Minerals Council of Australia –
MCA), trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2017, Australia đã khai thác tổng
cộng 440 triệu tấn than đá, bao gồm 250 triệu tấn than tạo nhiệt (thermal coal)
và 190 triệu tấn than đen luyện kim (metallurgical coal – black coal) chủ yếu
dùng cho sản xuất thép. Đó là chưa kể khoảng 60 triệu tấn than non (lignite)
cũng được đào lên ở bang Victoria để phục vụ cho nhiệt điện.
Theo Ngân hàng Dự trữ Quốc gia Australia, tổng sản lượng khai thác than đá
của quốc gia này từ năm 2017 đến 2018 đã được nâng lên đến 510 triệu tấn,
với 75% trong số đó được bán ra nước ngoài. Trong một thập kỷ qua,
Australia đã trở thành quốc gia xuất khẩu than đá đứng hàng thứ hai trên thế

giới, chỉ sau Indonesia. Chỉ trong năm 2018, giá trị xuất khẩu than đá của nền
kinh tế này đạt 67 tỷ USD, tương đương 3,5% GDP quốc gia. Xem: The
Changing Global Market for Australian Coal
Trong khi đó, than đá vẫn luôn được xem là nguồn phát điện lớn nhất, hiệu
quả nhất và rẻ nhất trên toàn cầu. Trong tổng sản lượng điện toàn cầu vào
năm 2018 – tức là 26.600 terawatt giờ (TWh), thì khoảng 10.000 TWh được
sản xuất ra nhờ than đá.
23


Than đá của Australia chủ yếu đổ vào Trung Quốc – Đại Cơng Xưởng
của Thế Giới – để đốt nóng các lò luyện kim và nhà máy nhiệt điện, cung ứng
năng lượng cho hàng trăm nghìn dây chuyền sản xuất của các hãng xưởng Mỹ
và phương Tây, khiến quốc gia này trở thành đối tượng tiêu thụ than đá lớn
nhất trên toàn cầu. Người Trung Quốc đã đốt hết khoảng 3.200 triệu tấn than
vào năm 2018, tức là hơn một nửa tổng sản lượng than toàn cầu và gấp 3 lần
khối lượng đã tiêu thụ hồi năm 1990.
Trong 1 thập kỷ gần nhất, Trung Quốc đang dần chiếm chỗ Mỹ để trở
thành quốc gia có tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng năm cao
nhất. Theo Action Climate Tracker, Trung Quốc xả thải tổng cộng 13.442
triệu tấn carbon dioxide vào bầu khí quyển, và có thể tăng lượng khí thải này
lên 14.834 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi đó, Trung Quốc cũng là bạn
hàng lớn nhất của than đá “made in Australia”. (Nguồn: ClimateActionTracker)
Ngồi ra, ơng Morrison còn toa rập với Mỹ và Brazil để phá hoại
những bước cam kết cắt giảm phát thải cuối cùng của Hiệp định Khí hậu Paris
(2016), được bàn thảo và yêu cầu thực hiện từ năm 2020 tại Hội nghị Thượng
đỉnh Khí hậu tồn cầu COP25 ở Madrid vừa qua. Ơng Michael Schafer,
Trưởng Bộ phận Khí hậu và Năng lượng của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên WWF ở Đức nói thẳng như sau: Các quốc gia như Australia, Brazil và
Mỹ đã ngăn chặn và trì hỗn tiến trình bảo vệ nền khí hậu của Liên Hiệp

Quốc tại Madrid. Ý muốn ngày càng tăng của rất nhiều quốc gia để ngăn chặn
hiện tượng nóng lên tồn cầu nhờ hành động dứt khốt đã khơng thể thắng
được ở đây là vì ngun tắc đồng thuận.
Thậm chí chính Scott Morrison cịn thề rằng sẽ soạn luật kết tội hình sự
và xét xử chính thức những nhà hoạt động mơi trường Australia chống đối
chính sách khai thác nhiên liệu hóa thạch của quốc gia. Kể từ tháng 10/2019,
hai bang lớn của Úc là Queensland và Tasmania đã ra luật để đàn áp các cuộc
biểu tình và chống đối nhà cầm quyền trong vấn đề bảo vệ mơi trường.
Hệ quả, lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của các nền kinh tế
tư bản Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nhật, Australia đã đẩy mật độ khí
carbon dioxide trong bầu khí quyển hành tinh chạm mức 415ppm trong năm
2018. Nền nhiệt trung bình tồn cầu năm 2019 được cho là đã tăng +1,1°C so
với thời kỳ tiền công nghiệp (năm 1750). Và ngày 18/12/2019 được xem là
ngày có mức nhiệt nóng nhất trong lịch sử ghi nhận nền nhiệt của Australia:
chạm nhiệt độ 41,9°C (107,4°F). Năm 2019 được xem là năm có nền nhiệt
trung bình nóng nhất và khơ hạn nhất lịch sử Australia, với 9 trong 10 năm
nóng nhất theo ghi nhận đều rơi vào sau thời điểm năm 2005.
Số lượng đám cháy rừng bùng phát ở khu vực miền Đông và Đông
Nam Australia gia tăng đột biến trong năm 2019. Cho đến thời điểm ngày
3/1/2020, các vụ cháy đã thiêu rụi 14,5 triệu mẫu đất – đó là sức hủy diệt gấp
3 lần các đám cháy ở California (Mỹ) trong năm 2018 (1,8 triệu hectares), và
gấp 6 lần các đám cháy xảy ra ở rừng Amazon trong năm 2019 (900.000
24


hectares). Nhiều đám cháy có chiều cao ngọn lửa lên đến 70 mét. 1/3 dân số
Australia – chủ yếu sống tại bờ Đông và Đông Nam lục địa này – đã bị ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi các vụ cháy rừng năm 2019 – 2020. Chính
nền nhiệt và sự khô hạn đang dần đẩy dân Australia đến bờ vực của thảm họa
cháy rừng và DAY ZERO về nước. Các thành phố lớn như Brisbane, Sydney,

Melbourne và ngay cả thủ đô Canberra đang đứng trước nguy cơ thiếu nước
trầm trọng. Nền nhiệt cao cũng tác động đến cả các thành phố miền Nam
Australia như Adelaide. Trong tương lai, Australia có thể trở thành miền đất
chết của lửa và hạn hán, vì có vẻ xốy Nam Cực (Antarctica polar vortex) sẽ
tác động khiến nhiệt độ của châu lục này còn tăng cao hơn trước.
Hành tinh này kết nối người này với người khác trong một hệ sinh thái
chung, một bầu khí quyển chung, một đại dương chung và một nền khí hậu
chung. Rác hay khí thải xả ở nơi khác rồi thì cũng sẽ đến lúc tác động đến
mọi người. Trên thế giới này, khơng có gì là xảy ra mà khơng có ngun nhân
cả. Chẳng có gì là miễn phí và dễ dàng để người ta có thể khai thác và bóc lột
mãi mãi. Một ngày nào đó, tờ hóa đơn của các giá trị thặng dư tàn phá và hủy
diệt sẽ được chìa ra để bù đắp lại thứ vinh quang và thịnh vượng giả tạo ấy.
Một ngày nào đó, luật cơng bằng của Tạo Hóa sẽ trả lại phần còn thiếu mà
chẳng ai mong muốn cả, nhưng khơng thể tránh thốt được. Q tham lam và
cố chấp thì sẽ chỉ như tự thắt cổ hoặc thiêu chết mình mà thơi.
Và hơn nữa, thói ích kỷ và tính tham lam của người Australia lại đang
gây hậu quả cho người Việt. Việt Nam cũng sẽ bị hấp nóng cùng với
Australia trong một ngày không xa, khi nền nhiệt khu vực sẽ gia tăng do biến
đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên tồn cầu.
Chúng ta hãy nhìn vào sự tàn khốc và nước mắt của người dân
Australia trong lửa và khói bụi, để hiểu rằng, hãy dừng lại trước khi quá trễ.
Đừng đánh đổi sự giàu có văn minh giả tạo với những gì vơ giá chúng ta đang
có – là thiên nhiên, bầu khơng khí và biển cả. Đừng chạy đua theo mơ hình
phát triển và tăng trưởng bằng mọi giá, duy ý chí và tham lam của phương
Tây. Đừng nhúng chàm và sa lầy vào sai lầm của 200 năm cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa của người ta. Bây giờ, họ đang muốn rút ra thì chúng ta lại muốn
chui vào. Họ đang muốn sửa lỗi thì chúng ta lại cố ý đi lạc. Và bàn tay lơng lá
của các ngân hàng tài chính, tập đồn doanh nghiệp rất muốn đưa Việt Nam
vào cái bẫy cũ kỹ ấy, và bọn chúng đã thành công từ năm 2007 – thời điểm
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

( />
25


×