Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thảo luận về giao tiếp trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.93 KB, 4 trang )

CHỦ ĐỀ 1 : NHẬP MÔN GIAO TIẾP
Sinh viên áp dụng những kiến thức đã học để thảo luận vấn đề sau:
“Sinh viên kể 1 ví dụ về 1 tình huống giao tiếp không thành công ngay trong
môi trường sinh hoạt, học tập, hay làm việc của mình. Phân tích và chỉ rõ
ngun nhân?"

BÀI LÀM:
Kính chào thầy và các bạn.
Tơi xin chia sẻ một tình huống giao tiếp khơng thành công khi tôi đến một
cửa hàng túi xách với nhu cầu mua sản phẩm đã xem trước trên mạng.
Với vai trò là một người mua, một số nguyên nhân sau từ người bán khiến
việc giao tiếp không thành công, tôi ra khỏi cửa hàng mà khơng mua sản
phẩm nào:
- Có lẽ vì nhân viên muốn có doanh số cao nên luôn theo sát khách hàng,
luôn hỏi và tư vấn sản phẩm, có những lời nói thúc giục tơi mua khi tơi
khơng có nhu cầu, làm tơi khơng thoải mái khi lựa chọn sản phẩm. Có nhân
viên khác lại tỏ thái độ đánh giá khách hàng, khơng hài lịng khi một vị
khách khác hỏi quá nhiều về sản phẩm.
- Tư vấn không rõ ràng, kiến thức về sản phẩm không đầy đủ. Khi
được tư vấn trên mạng, tơi rất hài lịng, tuy nhiên, nhân viên tại cửa hàng lại
cung cấp thông tin không đúng về sản phẩm như trên mạng và báo giá
chênh lệch, khơng giải thích được lý do.
- Khi tôi phản hồi về vấn đề này với quản lý đã nhận được lời xin lỗi và lời mời
quay lại cửa hàng với những khuyến mãi khác, nhưng sau trải nghiệm này,
để quay lại cửa hàng lần thứ 2, tôi vẫn luôn đắn đo, suy nghĩ.
Bài học giao tiếp luôn đến từ cuộc sống hàng ngày, từ tình huống trên, bản
thân tơi có thể có thêm nhiều kinh nghiệm để cách giao tiếp của bản thân
luôn được khéo léo và ngày càng hoàn thiện hơn.

CHỦ ĐỀ 2: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
Sinh viên áp dụng những kiến thức đã học để thảo luận vấn đề sau:




"Phân tích sự tiến bộ của bản thân bạn sau khi thử áp dụng các kỹ thuật và
phương pháp thuyết trình trong mơi trường sinh hoạt, học tập, hay làm việc"

BÀI LÀM:
Kính chào thầy và các bạn. Tơi xin chia sẻ sự tiến bộ của bản thân sau khi học về kỹ
năng thuyết trình so với trước đây như sau.
- Tôi đã vượt qua được sự hồi hộp, lo lắng bằng việc luyện tập thật nhiều, thuyết trình
thử trước các thành viên trong nhóm.
- Đồng thời, đặt bản thân vào vị trí người nghe, tự chỉnh sửa ngữ điệu và âm lượng khi
nói, tự nghĩ ra và tìm cách giải quyết các tình huống, câu hỏi có thể gặp trong xun
suốt buổi thuyết trình.
- Slide thuyết trình của tơi ngày càng sinh động hơn, ít chữ hơn và nhiều hình ảnh, giúp
bản thân tơi dễ dàng trình bày, và giúp người nghe không chán khi phải đọc quá nhiều.
Bằng việc dành nhiều thời gian chuẩn bị, tôi cảm nhận được những điều tôi muốn truyền
tải được người nghe hiểu và tiếp thu. Tôi hy vọng, qua bài học vừa rồi, tơi sẽ có thêm
nhiều kinh nghiệm để phát huy trong công việc, tạo được ấn tượng đối với khách hàng
và lãnh đạo.

CHỦ ĐỀ 3: VIẾT THƯ KINH DOANH
“Sinh viên thiết kế 1 bức thư kinh doanh có chủ đề bất kỳ (tối đa 100 từ)”
BÀI LÀM:

CƠNG TY..........
...................
...................
THƯ CẢM ƠN
Kính gửi: Quý khách hàng, đại lý, đối tác.
Xin chân thành cảm ơn Quý Khách hàng - Đại lý đã luôn tin tưởng và đồng hành

cùng chúng tôi trải qua năm 2019.


Bước sang năm mới 2020, Cơng ty và tồn thể cán bộ, nhân viên chúng tôi xin trân
trọng gửi tới quý vị cùng gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công.
Hy vọng sẽ được cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến quý vị trong thời gian sắp tới.
Trân trọng và cảm ơn.
TPHCM, ngày..... tháng...... năm
TỔNG GIÁM ĐỐC
.................................

CHỦ ĐỀ 4: GIAO TIẾP ĐA VĂN HOÁ
Sinh viên áp dụng những kiến thức đã học để thảo luận vấn đề sau:
“Tại sao trong giao tiếp kinh doanh cần phải hiểu rõ về văn hố?”

BÀI LÀM:
Kính chào thầy và các bạn. Sau đây là phần thảo luận của em về vấn đề hiểu biết văn
hóa trong giao tiếp kinh doanh.
Văn hóa giao tiếp ảnh hưởng đến mọi hành vi, suy nghĩ của con người, do đó cũng có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh doanh.

Việc hiểu biết văn hóa là cần thiết khi một công ty tiến hành kinh doanh ở đất nước của
mình. Và càng quan trọng hơn khi tiến hành kinh doanh “xuyên văn hóa”, đồng nghĩa
với việc người làm kinh doanh phải hiểu biết được mơi trường văn hóa của đối phương
như ngơn ngữ, qui tắc giao tiếp, thói quen, hành vi ứng xử...
Các nghi lễ chào hỏi là một dấu hiệu của văn hóa hình thành qua nhiều thế kỉ. Từ đó,
việc hiểu rõ nghi lễ chào hỏi của đối tác sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lần đầu gặp mặt.
Văn hóa cịn ảnh hưởng đến việc thiết kế sản phẩm, quảng cáo và dịch vụ bán hàng.
Màu sắc, hình dáng, chất lượng, nguyên liệu... là một trong những trở ngại nếu doanh
nghiệp khơng có hiểu biết về đối phương.


Nhân loại không bao giờ chối bỏ giá trị văn hóa của dân tộc, vì vậy, việc hiểu biết văn
hóa trong giao tiếp kinh doanh sẽ là lợi thế cho doanh nghiệp. Khi đối phương cảm nhận


được sự tôn trọng, quan tâm, hiểu biết về văn hóa, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ấn
tượng, sự cảm kích và may mắn, thành cơng sẽ dễ đến hơn.
Tuy nhiên, trong sự giao thoa văn hóa thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, sai lầm
trong việc truyền đạt. Điều này khá nhạy cảm, vì vậy, nhà quản trị phải cố gắng cập
nhật văn hóa một cách nhanh chóng và đúng đắn nhất để có thể đưa doanh nghiệp đến
với nhiều môi trường khác nhau, đồng thời xây dựng và giữ gìn những mối quan hệ có
lợi trong kinh doanh.



×