Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn Thạc sĩ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động không gian công cộng tại trung tâm TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.54 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
…!!!""""…#

NGUYỄN THỊ KIM QUY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐƠ THỊ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
…!!!""""…#

NGUYỄN THỊ KIM QUY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
TẠI TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Mã số

: 60.58.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.KTS. TRƯƠNG TRUNG KIÊN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016#

#


MỤC LỤC
PHẦN I!

MỞ ĐẦU

1!

1.! Lý do chọn đề tài

1!

2.! Mục tiêu nghiên cứu

3!

3.! Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3!

4.! Nội dung nghiên cứu


5!

5.! Các khái niệm có liên quan

5!

6.! Phương pháp nghiên cứu

9!

PHẦN II!

NỘI DUNG

CHƯƠNG I! TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

10!
10!

!
!
1.1.1.! Tại các nước phương tây

10!

1.1.2.! Tại Việt Nam

13!


!

!

1.2.1.! Kiến tạo nơi chốn và tương lai của thành phố

16!

1.2.2.! Mơ hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt Nam

17!

1.2.3.! Thiết kế không gian linh hoạt trong kiến trúc

18!

!

!

1.3.1.! Sự biến đổi KGSHCC tại trung tâm TPHCM qua các thời kỳ

19!

1.3.2.! Thực trạng một số KGSHCC điển hình tại trung tâm TPHCM

22!

1.3.3.! Thực trạng thiết kế cảnh quan cho KGSHCC tại trung tâm TPHCM


27!

1.3.3.1.! Thực trạng pháp lý

27!

1.3.3.2.! Thực trạng hoạt động thiết kế cảnh quan tại TP HCM

28!

1.3.3.3.! “Linh hoạt” từ ý tưởng thiết kế đến thực tế sử dụng

29!

!
1.4.1.! Nhu cầu về sử dụng KGSHCC của con người trong bối cảnh hiện nay

!
29!

1.4.1.1.! Nhân văn là một trong những tiêu chí cao nhất của chất lượng sống đô thị

29!

1.4.1.2.! Sau tất cả, công nghệ mang mọi người đến gần nhau trong những KGCC

30!

1.4.1.3.! Thành phố cho con người


31!


1.4.1.4.! KGSHCC của kỷ nguyên kỹ thuật số

31!

1.4.2.! KGSHCC biến đổi dưới tác động của khoa học – công nghệ

32!

1.4.3.! Luận văn thạc sĩ đã bảo vệ

33!

!

!

CHƯƠNG II! CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

!

35!

!

2.1.1.! Văn bản pháp quy

35!


2.1.2.! Dự án – Định hướng của TPHCM

35!

2.1.2.1.! Định hướng vị trí quảng trường cơng cộng và công viên TP HCM đến năm 2020

35!

2.1.2.2.! Phương án thiết kế khu trung tâm TP HCM của Nikken Sekkei

36!

!

!

2.2.1.! Bối cảnh lịch sử - xã hội

36!

2.2.2.! Điều kiện tự nhiên TP HCM

37!

2.2.3.! Cơ sở kinh tế - xã hội

38!

2.2.4.! Văn hố người Sài Gịn


39!

!

!

2.3.1.! Các thành phần cấu thành khơng gian

41!

2.3.2.! Xác định kích thước khơng gian

41!

2.3.3.! Quy luật bố cục

42!

!

!

2.4.1.! Các loại hoạt động ngoài trời của con người

44!

2.4.2.! Nhu cầu hoạt động sinh hoạt công cộng

45!


!
!
2.5.1.! Khứu giác, thính giác và các kích thước, khoảng cách

45!

2.5.2.! Nghiên cứu thị giác

48!

2.5.3.! Sự tương tác giữa không gian vật chất và hoạt động của con người tại KGSHCC

50!

!

!

!

!

!

!

!

!


2.9.1! Kinh nghiệm trong nước

54!

2.9.2! Kinh nghiệm nước ngoài

55!

!

!


CHƯƠNG III! ĐỀ XUẤT

!

58!

!

3.1.1.! Các yếu tố tác động đến việc biến đổi chức năng KGSHCC qua các thời kỳ lịch sử 58!
3.1.1.1.! Thể chế chính trị

58!

3.1.1.2.! Kinh tế - xã hội

59!


3.1.1.3.! Sự phát triển khoa học – công nghệ

60!

3.1.2.! Nhu cầu sử dụng KGSHCC của con người trong tương lai

61!

3.1.3.! Xu hướng phát triển KGSHCC tại trung tâm TP HCM trong tương lai

62!

!
3.2.1.! Nguyên tắc linh hoạt biến đổi khơng gian

!
63!

3.2.3.1.! Biến đổi kích thước khơng gian

63!

3.2.3.2.! Phân chia không gian dựa trên các yếu tố cấu thành

66!

3.2.3.3.! Linh hoạt không gian bằng sức mạnh khoa học – công nghệ

69!


3.2.2.! Tiêu chí đánh giá giải pháp thiết kế cảnh quan linh hoạt

72!

3.2.2.1.! Hấp dẫn người sử dụng

72!

3.2.2.2.! Tối ưu các hoạt động

72!

3.2.2.3.! Tận dụng thời gian sử dụng

72!

3.2.2.4.! Tiện nghi khơng gian

73!

3.2.3.! Đề xuất trình tự thiết kế cảnh quan linh hoạt KGSHCC tại trung tâm TP HCM

73!

3.2.3.1.! Cập nhật quy hoạch định hướng

73!

3.2.3.2.! Tìm hiểu khu vực thiết kế


73!

3.2.3.3.! Tổ chức nhóm hoạt động

74!

3.2.3.4.! Đề xuất giải pháp thiết kế cảnh quan linh hoạt

74!

3.2.3.5.! Đánh giá giải pháp thiết kế cảnh quan linh hoạt dựa trên các tiêu chí đã đề xuất

75!

!
!

PHẦN III! KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

79!

1.! Kết luận

79!

2.! Kiến nghị

80!



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1.! Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03 tháng 4 năm
2008. Ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”,
Hà Nội.
2.! Chính Phủ (2010), Nghị Định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch đơ thị, Hà Nội.
3.! Nguyễn Đình Đầu (2008), "Người Sài Gịn", Có hay khơng?,
ngày
03/07/2016.
4.! PGS – TS Nguyễn Minh Hồ (2006), “Từ khơng gian giao tiếp đến không gian
nhân văn - con đường đi của đô thị việt nam”, Tạp chí phát triển KH&CN
số 3/2006, tr. 55-63.
5.! Vương Đình Huy (2015), Giải pháp tổ chức hệ thống không gian công cộng tại
một phần trung khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn
thạc sĩ, Đại học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh.
6.! Trần Văn Khải (1999), Cải thiện điều kiện giao tiếp trong tổ chức không gian
kiến trúc nhằm nâng cao chất lượng môi trường ở và sinh hoạt công cộng
trong các đô thị Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, Đại học Xây dựng Hà Nội.
7.! Võ Thành Lân biên dịch, Thiết kế khơng gian kiến trúc bên ngồi (The Exterior
Design In Architecture), (tác giả Yoshinobu Ashihara).
8.! PGS – TS – KTS Phạm Thuý Loan (2016), Không gian công cộng trong đô thị
– Từ lý luận đến thiết kế, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam,
ngày 05/03/2016.
9.! Khương Văn Mười (2014), “Nhu cầu không gian sinh hoạt cộng đồng của
người dân đô thị ở ba miền Bắc – Trung – Nam”, Tạp chí Sài Gòn đầu tư
và xây dựng.



10.! PTS – KTS Hàn Tất Ngạn (2010), Kiến Trúc Cảnh Quan, Nxb Xây Dựng, Hà
Nội.
11.! Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2010), Không gian sinh hoạt công cộng trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn cao học, Đại học Kiến Trúc thành phố
Hồ Chí Minh.
12.! Hà Nhật Tân biên dịch từ bản tiếng Anh (2006), Từ ý đến hình trong Thiết kế
cảnh quan (From Concept to Form in Landscape Design), (tác giả Grant
W. Reid, ASLA), Nxb Văn hố – Thơng tin, Hà Nôi.
13.! Lê Phục Quốc biên dịch từ bản tiếng Anh (2009), Cuộc sống giữa những cơng
trình kiến trúc – sử dụng không gian công cộng (Life between Buildings –
Using Public Spaces), (tác giả Jan Gehl), Nxb Xây dựng, Hà Nội.
14.! Nguyễn Thị La Vân (2009), Không gian công cộng ngoài trời tại các quận
trung tâm nội thành TP HCM, Luận văn cao học, Đại học Kiến Trúc thành
phố Hồ Chí Minh.
15.! Wikipedia, Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh,
/>h, ngày 28/06/2016.
16.! (2011), Đề xuất mơ hình quảng trường phù hợp với các đô thị lớn ở Việt Nam,
ngày 01/05/2016.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
17.! Ayat Ayman Abdel-Aziz , Hassan Abdel-Salam, Zeyad El-Sayad (2016), “The
role of ICTs in creating the new social public place of the digital era”,
Alexandria Engineering Journal, 21 January 2016, page 487-493
18.! Aghil Emamgholi (2011), Flexible Spaces in Architecture, Khavaran Highereducation Institute, />20/5/2016.
19.! Jan Gehl (2013), Cities for People, Island Press, Washington DC.


20.! Keith Hampton (2014), Technology Brings People Together in Public Spaces
After All, PPS, ngày 12/04/2016.
21.! Professor Ann Dale, Shona Fulcher, Kim Mushynsky, Yuill Herbert, Yuill
Herbert, Rob Newell, Multi-functional Spaces, Community Research

Connections, ngày 20/05/2016.
22.! Un - habitat Sustainable Urban Development Network, PPS (2011),
Placemaking and the Future of Cities, Project for Public Spaces, Inc,
USA.
Và rất nhiều thông tin từ internet…


1

PHẦN I !
1.!

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Không gian công cộng (KGCC) thường là nơi chứa đựng những câu chuyện của

đơ thị. Nó tồn tại, phát triển và biến đổi cùng những cộng đồng dân cư đang sinh sống
tại đó. Chính vì vậy, KGCC tạo nên sức sống đặc thù cho đô thị. KGCC rất phong
phú về dạng thức tồn tại và đa chiều về góc độ tiếp cận. Ngồi những giá trị hiển
hiện, là không gian nghỉ ngơi, vui chơi, là “khoảng thở” cho đơ thị, KGCC cịn chứa
đựng những giá trị vơ hình, giá trị về tinh thần, tạo nên sự yêu mến của người dân đô
thị đối với chính thành phố của họ.
Cuộc sống con người ngày càng phát triển hiện đại và tiện nghi. Đặc biệt là
trong những năm gần đây, xã hội biến đổi rất mạnh mẽ. Những hoạt động sinh hoạt
mới của con người tại KGCC bắt đầu xuất hiện, đồng thời những hoạt động cũ, từng
bị xem là thứ yếu do sự hối hả của tốc độ phát triển đô thị, đang “quay trở lại”, làm
đa dạng thêm đời sống đô thị, đặc biệt là ở những thành phố phát triển, không gian
đô thị ngột ngạt và quỹ đất khan hiếm. Bối cảnh nhu cầu sử dụng KGCC tăng cao mà
quỹ đất hạn hẹp, cũng với xã hội đã thay đổi nhiều mặt, đặt ra những yêu cầu mới về

chức năng và dẫn đến những nguyên tắc thiết kế mới cho KGCC.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là một thành phố đặc biệt, phát triển vượt
trội và dẫn đầu cả nước về mọi mặt. Bên cạnh đó, TP HCM cũng là một nơi chốn rất
“Sài Gòn” trong lòng biết bao nhiêu người. Và KGCC là một thành phần quan trọng,
đóng góp vào việc tạo dựng nên hình ảnh đó. Đi cùng với q trình phát triển của
thành phố, KGCC đơ thị cũng đã biến đổi rất nhiều. Thực trạng KGCC tại TP HCM
rất thiếu so với nhu cầu sử dụng, và hiệu quả của những khơng gian đó cũng chưa
cao. Người dân đã “linh động” biến vỉa hè thành nơi sinh hoạt cơng cộng, cịn ở một
số cơng viên, nơi vốn dĩ dành cho hoạt động sinh hoạt cơng cộng thì dường như lại
buồn tẻ hơn. Và thực tế, những hoạt động của con người chưa thật sự được chú trọng
trong quá trình kiến tạo KGCC từ trước đến nay bởi nhiều lý do chủ quan và khách
quan. Phố đi bộ Nguyễn Huệ được đầu tư và kết quả thu hút một lượng rất lớn người
sử dụng cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển KGCC của thành phố.


2

KGCC là một không gian linh hoạt, mọi hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí,… của con người đều có thể được diễn ra tại đây. Nhưng với cách thiết kế không
gian thường thấy, như là dành một khoảng trống lớn cho tất cả các hoạt động, thì có
thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu? Tiện nghi không gian phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như: kinh phí đầu tư, định hướng phát triển, sự quản lý,… Và giải pháp thiết kế không
gian cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tính tiện nghi đó. Một KGCC
tồn tại ở trung tâm đô thị với những chức năng phục vụ nghèo nàn, hình thức cứng
nhắc sẽ gây lãng phí nhiều mặt cho đơ thị.
Cũng là bài tốn về diện tích sử dụng và khơng gian tiện nghi trong bối cảnh
“đất chật người đông”, ngày nay trong lĩnh vực thiết kế nội thất, giải pháp thiết kế
không gian nội thất linh hoạt, đa chức năng đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Mở rộng ra đối với KGCC đô thị, xu hướng thiết kế không gian bằng giải pháp kết
hợp nhiều chức năng, linh hoạt biến đổi vào một khơng gian có diện tích giới hạn

nhưng tiện nghi phục vụ tốt đang rất được quan tâm. Một trạm tàu điện ngầm, có thể
vừa là khơng gian đợi, vừa là không gian cây xanh, vừa là không gian nghỉ ngơi, lại
vừa là một góc thư viện, được biến đổi linh hoạt theo thời gian... Bằng cách đó, KGCC
đơ thị sẽ được khai thác tối đa về hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những
giải pháp thiết kế riêng lẻ, bước đầu đánh dấu sự thay đổi về mặt tư duy thiết kế mà
chưa có một nghiên cứu nào về nguyên tắc thiết kế cảnh quan linh hoạt KGCC để
vận dụng trong quá trình sáng tác. Và đó chính là góc độ tiếp cận KGCC mà đề tài
muốn hướng đến.
Nhận thấy sự cần thiết và những vấn đề trong việc phát triển KGCC, cùng với
sự yêu thích công việc thiết kế, học viên chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động không gian công cộng tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh”. Với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc khơng chỉ tạo dựng hình ảnh đẹp cho đơ thị mà cịn
nâng cao chất lượng phục vụ của KGCC tại trung tâm TP HCM, từ đó nâng cao chất
lượng sống cho người dân đơ thị thông qua việc nghiên cứu về nguyên tắc thiết kế
cảnh quan linh hoạt.


3

2.!

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
-!Nâng cao hiệu quả hoạt động của KGCC bằng nguyên tắc thiết kế cảnh quan

linh hoạt.
Mục tiêu cụ thể:
-!Xác định xu hướng phát triển của KGCC và xu hướng của nguyên tắc thiết kế
cảnh quan trong tương lai tại trung tâm TP HCM.
-!Đề xuất nguyên tắc thiết kế linh hoạt cho KGCC tại trung tâm TP HCM.

-!Đề xuất giải pháp thiết kế linh hoạt cho KGCC điển hình tại trung tâm TP
HCM.
3.!

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng của KGCC, có nhiều giải pháp

ở các khía cạnh khác nhau. Đề tài tiếp cận dưới góc độ nâng cao hiệu quả KGSHCC
dựa trên giải pháp thiết kế cảnh quan linh hoạt. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể
bao gồm:
-!Các hoạt động sinh hoạt công cộng của con người tại KGCC: Một KGCC
hiệu quả khi phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt cơng cộng của con người. Chính vì
vậy, hoạt động của con người là yếu tố cần xem xét đầu tiên trong đề tài.
-!Nguyên tắc thiết kế cảnh quan KGCC: Không gian được thiết kế linh hoạt
trước hết phải đảm bảo những tiêu chí về một khơng gian sinh hoạt tốt. Do đó, thiết
kế cảnh quan linh hoạt KGCC dựa trên nền tảng nguyên tắc thiết kế cảnh quan KGCC,
nghiên cứu các yếu tố cấu thành khơng gian, kích thước, khoảng cách và cảm nhận
của con người,… để đề xuất nguyên tắc thiết kế cảnh quan linh hoạt.
-!Các KGCC tại trung tâm TP HCM: Trung tâm TP HCM là nơi chứa đựng
những KGCC lâu đời của thành phố. Và cũng là khu vực có nhu cầu rất lớn về những
KGCC hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng đô thị. Đề tài nghiên cứu dựa trên bối cảnh
những KGCC của trung tâm TP HCM để đưa ra nguyên tắc thiết kế cảnh quan linh
hoạt phù hợp với bối cảnh đó.


4

Phạm vi nghiên cứu
-!Phạm vi về không gian nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và nguồn thông

tin thu thập, cùng với khu vực trung tâm TP HCM là nơi tập trung rất nhiều KGCC
với nhiều hình thức khác nhau nên học viên tập trung nghiên cứu các KGCC ngồi
trời hình thành từ lâu, có khả năng tập trung người, có khơng gian cho các hoạt động
sinh hoạt cơng cộng nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Đó chính là những công
viên, không gian mở ở lõi trung tâm văn hoá – lịch sử và trung tâm thương mại – tài
chính của thành phố, bao gồm: khơng gian mở dọc sơng Sài Gịn (đoạn từ cơng trường
Mê Linh đến cầu Móng), cơng viên 30/4, cơng viên 23/9, Thảo Cầm Viên (sau khi di
dời sở thú) và công viên Tao Đàn. Đề tài không đề cập đến các công viên nhỏ nằm
rải rác trong lõi trung tâm (công viên Chi Lăng, cơng viên Bách Tùng Diệp,…), vì
các cơng viên đó tồn tại trước các cơng trình cơng cộng, diện tích nhỏ nên khả năng
phục vụ đa dạng các hoạt động sinh hoạt công cộng bị hạn chế. Cũng như không đề
cập nhiều đến KGCC dạng điểm, tuyến. (Hình 0.1)
-!Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Đề tài điểm qua quá trình phát triển của
KGCC trên thế giới và tại trung tâm TP HCM, nhận định các biến đổi của không gian
và các yếu tố tác động qua các mốc lịch sử. Đồng thời, nghiên cứu bối cảnh hiện trạng
thời điểm hiện tại. Từ đó hình thành ngun tắc thiết kế cảnh quan linh hoạt áp dụng
cho bối cảnh đô thị đó, đề xuất cho tương lai.
-!Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tiếp cận KGCC đô thị dưới góc độ
nghiên cứu các hoạt động sinh hoạt cơng cộng của con người, sự biến đổi về chức
năng của KGCC qua các thời kỳ để xác định xu hướng phát triển của KGCC, và từ
đó, xác định xu hướng thiết kế cảnh quan KGCC trong tương lai. Đồng thời nghiên
cứu các nguyên tắc thiết kế cảnh quan, các giải pháp thiết kế cảnh quan KGCC dựa
trên sự linh hoạt. Đề tài không đi vào việc định hướng về quy mô hay vị trí KGCC,
mà xem đó là những dữ liệu về bối cảnh sẵn có, cần tơn trọng và tn thủ.


5

4.!


Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
-!Tiến trình phát triển của KGCC tại trung tâm đô thị trên thế giới và tại khu

vực nghiên cứu.
-!Đối tượng sử dụng và các hoạt động sinh hoạt công cộng của con người tại
KGCC.
-!Sự tương tác giữa người sử dụng và không gian.
-!Các yếu tố tác động và nguyên tắc thiết kế cảnh quan KGSHCC.
-!Tiêu chí đánh giá chất lượng của KGSHCC.
-!Các giải pháp thiết kế linh hoạt trong nội thất, kiến trúc, cảnh quan,.... đã được
thực hiện.
Tiến trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở sơ đồ kèm theo. (Hình 02)
5.!

Các khái niệm có liên quan
Không gian công cộng – Không gian sinh hoạt công cộng
KGCC là một khái niệm phức tạp, đa chiều và khơng có một định nghĩa chung,

phổ qt tồn cầu về nó. KGCC được tạo ra, được sử dụng, được gán nghĩa, được
quản lý, và được tái sinh do các nhu cầu chính trị - kinh tế - xã hội của các thể chế xã
hội khác nhau, ở các không gian và tại thời gian khác nhau. Theo một nghĩa chung
nhất, KGCC là không gian phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người, chủ yếu bao
gồm: plaza, piazza (quảng trường, nơi họp chợ, trung tâm mua bán thời trung cổ),
những con phố, vỉa hè, quảng trường (hành chính, thương mại ngày nay), cây xanh
cơng cộng, sơng ngịi, những khoảng khơng bên ngồi (cơng cộng) giữa các cơng
trình kiến trúc và các đại sảnh, các sân trong của các cơng trình kiến trúc công cộng.
KGCC không chỉ là những không gian vật chất cố định với các chức năng cụ
thể được thiết kế có chủ đích, mà cịn là khơng gian do người sử dụng tạo ra (Koh
2007). Như vậy, KGCC là một khơng gian có tính linh hoạt cao và đa dạng về mặt

chức năng.
KGCC được hiểu theo nhiều cách: không gian trống, không gian mở, không
gian sinh hoạt công cộng (KGSHCC),…


6

KGSHCC là nơi tạo ra những hoạt động chung của cộng đồng, hay được gọi là
không gian giao tiếp công cộng, được tạo ra từ những KGCC trước cơng trình cơng
cộng, đó có thể là các quảng trường, cơng viên mở,… của đô thị: là nơi hội họp của
người dân, nơi giao lưu gặp gỡ, sinh hoạt của người dân trong đơ thị.
Đề tài tiếp cận KGCC dưới góc độ nghiên cứu hoạt động sinh hoạt của con
người để nâng cao chất lượng của KGCC. Đồng thời, đặc thù của khu vực nghiên cứu
nổi bật về những KGCC ngoài trời, những KGCC trong các cơng trình cơng cộng vẫn
đang hình thành và phát triển. Đề tài không nghiên cứu về những khơng gian đường
phố, quảng trường, vịng xoay nhỏ. Chính vì vậy, KGCC ở đây được hiểu là những
KGSHCC ngồi trời. Và thuật ngữ KGCC sẽ được thay thế bằng KGSHCC trong
suốt quá trình nghiên cứu của luận văn.
Theo PGS – TS Nguyễn Minh Hồ “… Khơng gian giao tiếp cơng cộng có thể
là các quảng trường lớn, sân vận động, công viên do quốc gia hay thành phố quản
lý, một ngôi chùa, một nhà thờ của cộng đồng, nhưng nó cũng có thể chỉ là những
vườn dạo nho nhỏ ở khu dân cư,… Trong nhiều trường hợp thì quán cắt tóc vỉa hè,
quán cà phê cóc, chợ chồm hổm cũng được coi là nơi giao tiếp công cộng, miễn nơi
đó là tụ điểm cho mọi người thích đến để gặp gỡ nhau trò chuyện, chia sẻ mọi nỗi vui
buồn thường ngày một cách tự do (khơng có bất cứ sự kiểm sốt nào) và khơng phải
bỏ chi phí (mất tiền mua vé vào cổng chẳng hạn)…” [4].
Loại hình và cấp độ của KGSHCC:
Phân loại theo cấp độ hành chính:
-!Cấp đô thị: quảng trường đô thị, công viên.
-!Cấp khu ở, đơn vị ở: công viên đơn vị ở, công viên nhóm ở.

-!Cấp độ cơng trình: khoảng khơng gian mở trước cơng trình.
Khơng gian sinh hoạt ở cấp trung tâm thành phố được gọi là KGSHCC, nhưng
đối với cấp khu ở, đơn vị ở được gọi là không gian sinh hoạt cộng đồng. Bởi
KGSHCC cấp trung tâm thành phố được sử dụng bởi nhiều cộng đồng khác nhau,
còn ở cấp độ khu ở, đơn vị ở, khơng gian đó phần lớn được sử dụng bởi chính cộng
đồng trong khu ở, đơn vị ở.


7

Phân loại theo dạng tồn tại: điểm (tiêu biểu là quảng trường), tuyến (trục phố),
mảng (công viên), dải (công viên chạy dọc sông hoặc dọc các tuyến đường). Theo
phạm vi nghiên cứu đã giới hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các mảng, dải
KGSHCC ngoài trời.
Như vậy, KGSHCC khu vực trung tâm đô thị được giới hạn trong đề tài nghiên
cứu là:
-!KGSHCC mở ngoài trời.
-!Sử dụng chung cho cộng đồng.
-!Nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt, giao lưu của nhóm hoặc nhiều nhóm đối
tượng sử dụng.
-!Các cơng viên trước cơng trình cơng cộng, cơng viên dọc sơng trong trung tâm
đô thị.
Hoạt động sinh hoạt công cộng của con người tại KGSHCC
Trong KGSHCC, có rất nhiều hoạt động của con người được diễn ra. Đó có thể
là những hoạt động sinh hoạt cơng cộng, cũng có thể là những hoạt động mưu sinh
hay quản lý, bảo vệ,… Với mục tiêu làm tăng hiệu quả hoạt động của KGSHCC, khai
thác không gian để đáp ứng tốt chức năng, cùng với giới hạn về KGSHCC trong đề
tài là những không gian ngoài trời, đề tài chỉ đi vào nghiên cứu hoạt động sinh hoạt
cơng cộng ngồi trời của con người tại KGSHCC.
Theo Jan Gehl, sau khi được đơn giản hoá đi nhiều, những hoạt động ngoài trời

của con người trong KGSHCC có thể chia thành ba loại: hoạt động thiết yếu, hoạt
động tự chọn và hoạt động xã hội [13]. (Hình 0.3)
Hoạt động thiết yếu là những hoạt động bắt buộc trong chừng mực nào đó như
đi học, đi làm, đi mua sắm,…
Hoạt động tự chọn là những hoạt động người ta thích làm nếu thời gian và địa
điểm cho phép như đi dạo, thể dục, ngắm phố xá,…
Hoạt động xã hội là những hoạt động phụ thuộc vào sự hiện diện của các hoạt
động khác ở những KGSHCC như là trẻ em vui chơi, chào hỏi trò chuyện, tiếp xúc
thụ động,…


8

Đáp ứng các hoạt động giao tiếp xã hội có thể xem chức năng chính, chức năng
nhân văn của KGSHCC. Theo PGS – TS Nguyễn Minh Hoà “Con người của các đô
thị hiện đại dường như là chuyển động lướt qua bên cạnh nhau nhiều hơn đứng bên
nhau để thân thiện chia sẻ với nhau. Đó là một thực tế. Hãy nói chuyện với tơi (talk
to me) là một khát khao không chỉ của người già cô đơn mà ngay cả với những thanh
niên sôi nổi, tràn đầy sức sống. Xã hội càng hiện đại con người ta càng trở nên cơ
đơn và nhỏ bé” [4]. Chính vì lẽ đó, con người đô thị hiện đại rất cần những không
gian giao tiếp - KGSHCC.
Thiết kế cảnh quan linh hoạt
“Một không gian đa chức năng có thể được mơ tả như một tham gia thực sự
của các chức năng khác nhau trong thời gian và không gian” (Brandt & Vejre, 2004).
Điều này khác với sự phát triển sử dụng hỗn hợp. Ví dụ, thực hiện đa chức năng trong
cộng đồng tạo ra những khơng gian có nhiều mục đích theo thời gian. Đồng thời,
những tiện nghi đa chức năng thường xuyên thu hút các thành viên cộng đồng đa
dạng, bao gồm các nhà hoạt động, nghệ sĩ, học giả và doanh nhân xã hội, cho phép
họ hoạt động như vườn ươm cho các ý tưởng mới, trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh
nghiệm và thử nghiệm. [21]

Theo PTS – KTS Hàn Tất Ngạn “…khuynh hướng đa hố chức năng cơng viên
quan niệm rằng phải hoàn thiện điều kiện tiện nghi trong hoạt động nghỉ ngơi, giải
trí của con người trong thời gian ngắn nhất. Và, với thời gian ít nhất cũng có thể thoả
mãn các nhu cầu ln phát triển và đa dạng hố của con người…” [10]
Khơng gian linh hoạt là khơng gian có thể biến đổi, ứng phó với tình hình thực
tế, thích ứng với các u cầu sử dụng khác nhau.
Như vậy, đa chức năng là một khía cạnh của không gian linh hoạt. Một không
gian linh hoạt trước hết cần phải đa chức năng.
Bên cạnh công tác thiết kế tạo ra không gian đa chức năng, thiết kế cảnh quan
linh hoạt còn phải tạo ra được những khơng gian có thể biến đổi, thích ứng với nhiều
nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi dựa trên các quy luật
biến đổi không gian.


9

6.!

Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu sau đây được chọn để thực hiện:
-!Phương pháp phân tích – tổng hợp: là phương pháp chủ đạo trong đề tài nghiên

cứu. Hầu hết các phần đều thực hiện trên nguyên tắc phân tích, đánh giá các dữ liệu
hiện có từ lý luận đến thực tiễn rồi rút ra kết luận. Các kết luận lại được tổng hợp
thành lý luận mới nhằm áp dụng vào các nghiên cứu theo sau.
-!Phương pháp thống kê, thu thập tư liệu thông tin: áp dụng vào việc đánh giá
thực trạng, mơ hình hóa và cơng tác thiết kế cảnh quan. Tư liệu được thu thập từ các
tạp chí, sách báo chuyên ngành quy hoạch – kiến trúc trong và ngoài nước, các tài
liệu giảng dạy và các kết quả thực nghiệm.
-!Phương pháp thực địa: với việc đi đến địa điểm nghiên cứu, cảm nhận, chụp

hình, ghi chú các hoạt động và không gian trong các khoảng thời gian các nhau sẽ
giúp cho học viên hiểu hơn về nhu cầu sử dụng KGSHCC, các hoạt động thường
xuyên diễn ra tại đó, các hoạt động chưa có khơng gian phù hợp… Từ đó, giúp cho
những nghiên cứu của đề tài phù hợp với bối cảnh thực tế.
-!Phương pháp so sánh: so sánh các điều kiện tương đồng giữa TP HCM và các
thành phố khác, giữa hiện tại và các giai đoạn phát triển trong quá khứ, giữa các thí
nghiệm, từ đó rút ra những kết luận cho đề xuất giải pháp thiết kế cảnh quan linh
hoạt.


10

PHẦN II !

NỘI DUNG

CHƯƠNG I!

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

! Quá trình hình thành và phát triển của KGSHCC tại trung tâm đô thị trên
thế giới và tại Việt Nam
1.1.1.! Tại các nước phương tây
Vào thời trung cổ
Vào thời trung cổ, KGSHCC diễn ra tại các quảng trường thành phố, hay những
nơi họp chợ, nơi diễn ra cuộc sống cộng đồng và nơi gặp gỡ cộng đồng, các buổi biểu
diễn,… nơi để mọi người nghe tin tức, trao đổi mua bán thức ăn, bàn luận chính trị…
Ở Châu Âu, nền văn hố đơ thị của lục địa này bắt nguồn từ văn hoá Hy Lạp và
La Mã.
Hy Lạp: KGSHCC xuất hiện với hình thức Agora, đây là “thánh đường” mua

bán, trao đổi hàng hoá và cả ý niệm. Đây cũng là khơng gian của tranh luận, thương
thảo, trị chuyện. Tại Agora khơng có sự phân biệt trong sử dụng: mọi người hồ nhập
vào khơng gian để tạo nên cái náo nhiệt thường có của những phiên chợ, nơi mà bản
sắc đô thị được phát hiện trên phố chợ qua các lễ hội tôn giáo. Không gian mở quanh
quảng trường chiếm khoảng 5% diện tích thành phố, kích thước của nó vào khoảng
một phần năm chiều rộng thành phố.
La Mã: trung tâm đô thị xuất hiện các forum, là không gian dành cho cơng việc
giải trí của các thị dân, khơng cịn là khơng gian của các buổi tranh luận, giao lưu,
chính vì thế nó mất dần sức mạnh dân chủ của mình. Khơng gian này ngự trị bởi các
lâu đài và phục vụ chức năng chủ yếu: các rạp xiếc, các khán đài, phịng hồ nhạc,
tắm hơi… với hình thức đồ sộ hơn. Các khơng gian này khơng cịn mang tính mở và
dân chủ như thời Hy Lạp nữa, mà dần dần trở nên đóng khung và khép kín.
Tình hình trở nên bất ổn sau khi đế chế La Mã tan rã, người dân co cụm lại, quý
tộc ở trong những khu vực tách biệt với dân thường, trong những khơng gian kín cổng
cao tường. Khơng gian này vừa dành cho việc thờ cúng, vừa là nơi thể hiện quyền
lực chính trị và hai ý nghĩa này được sử dụng lồng ghép vào nhau. Các thánh đường
vừa là forum (hội đường) vừa là sân khấu bán nguyệt của thế giới cổ đại.


11

Chính cái sân rộng phía trước thánh đường là nơi diễn ra sinh hoạt của người
dân. Cổng lâu đài tạo ra vẻ tôn nghiêm của các tôn chủ khi đi về, và cổng thành phố
lại mở ra quảng trường chợ với dáng dấp thô kệch. Do vậy, cổng thành phố chính là
nơi giao lưu, gặp gỡ, hẹn hị. Nhưng nó cũng là biểu hiện của sự khép kín.
Chợ là khơng gian đầu tiên trở thành KGSHCC. Trong các đô thị nước Ý và
nước Phổ, nơi họp chợ đồng thời cũng là nơi tiến hành các lễ hội công cộng cùng các
hoạt động xét xử của toà án Hoàng gia. Từ thế kỷ XII - XIII trở đi, quảng trường chợ
trở thành khơng gian chính của thành phố.
Thời kỳ Phục Hưng (TK XV – TK XVI)

Vào thời Phục Hưng, Châu Âu hình thành các trục đại lộ tại các đơ thị lớn.
Khơng cịn là quần thể cơng trình xây dựng của đường phố và quảng trường có tầm
nhìn hạn chế mà đã trở thành mạng hiển thị của các điểm mốc đô thị.
Thời kỳ cận đại (TK XVI – TK XIX)
Ở khắp Châu Âu bắt đầu xuất hiện vườn và công viên. Tạo thành những nơi
giao tiếp mới mẻ, các nhóm xã hội khác nhau trải nghiệm sự thích nghi được gặp gỡ
và giao lưu. Các khu vườn mới thật ra là sự “mở rộng hay nối dài” của các đường đi
dạo có trồng cây của đơ thị trước đây.
Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, phát triển của công nghiệp, các cuộc nổi
dậy của công nhân thợ thuyền,… làm xáo trộn trật tự đô thị cũ và xác lập một trật tự
mới. Một loạt các sự kiện kinh tế - xã hội tác động đồng thời đến đô thị và làm biến
đổi bộ mặt của nó.
TK XVII – XVIII, bắt đầu hình thành các lý thuyết, học thuyết quy hoạch đô thị
với hàng hoạt các lý thuyết không tưởng, mơ hình thành phố vườn của Ebenezer
Howard, thành phố vệ tinh của Raymond Uwin,… nhằm đưa ra những quy định giới
hạn quy mơ diện tích và dân số đơ thị, các chức năng được phân biệt rõ ràng.
Giữa TK XIX, việc cải tạo thành phố Paris do Haussman tiến hành đã làm biến
đổi bộ mặt của thành phố này: khơng gian cơng ích tham gia vào việc định hình của
đường phố và đường phố trở thành yếu tố quan trọng bậc nhất trong cấu trúc đô thị
mới này.


12

Giai cấp thợ thuyền bị xua đuổi ra ngoại ô. Xuất hiện sự phân tầng xã hội, không
những kéo theo sự phân biệt khơng gian mà cịn làm phân đoạn các không gian trong
tương tác xã hội - các KGSHCC.
Thời kỳ hiện đại đến nay (TK XIX – nay)
Hình thành các khu chức năng đô thị và phát triển hệ thống giao thơng. Việc
chun mơn hố các chức năng của không gian đô thị kéo theo sự phân biệt xã hội và

phân biệt sắc tộc. Đơ thị hố đã mang lại nhiều thay đổi đối với môi trường chung
quanh. Các cơng trình thế chỗ cho những khơng gian mở và môi trường sống ngày
càng xấu đi.
Các nhà kiến trúc – xây dựng không gian quan tâm đến KGSHCC. Cái nghèo
nàn của không gian “trống” đã làm cho đời sống cộng đồng trở nên nhàm chán, vô
vị. Cuộc sống của người dân trở về với khơng gian ở của gia đình và quan hệ láng
giềng như bị lãng quên, thiếu những kích thích tố từ khơng gian ngồi nhà.
Xu hướng hiện nay
Các thành phố đã bắt đầu quan tâm nhiều đến các không gian dành cho sinh
hoạt công cộng, việc hạn chế xe cơ giới, cải tạo các tuyến phố trở thành trục đi bộ và
hình thành các khơng gian nối kết với các quảng trường, công viên là một giải pháp
đang rất phổ biến. KGSHCC mang hình thức mở, khơng khép kín, khơng phân biệt
giai tầng, tạo mơi trường hoạt động thuận tiện cho cư dân đô thị.
Chức năng của KGSHCC cũng đa dạng hơn trước rất nhiều. Ngoài những chức
năng thường thấy, bắt đầu xuất hiện thêm những chức năng mới: trải nghiệm thể thao
mạo hiểm, nghệ thuật đường phố, trao đổi kiến thức, trải nghiệm công nghệ,… Và
đồng thời các giải pháp linh hoạt trong thiết kế không gian đã bắt đầu xuất hiện.
Tổng hợp:
…”Theo cách nhìn của phương Tây… Ở các thể chế xã hội khác nhau, thuộc
các giai đoạn lịch sử khác nhau thì các ‘quyền’ tiếp cận đến các không gian KGCC
cũng bị giới hạn và quy định theo cách thức và mức độ khác nhau. Và các KGCC vì
vậy cũng được thiết kế, gán chức năng, và quản lý theo cách thức riêng biệt, tương
ứng”.... [8]


13

Như vậy, theo cách đơn giản nhất, có thể xem KGSHCC là một đối tượng khơng
gian chính quy, thiết yếu trong cấu trúc đô thị, một dạng cơ sở hạ tầng với hai ý nghĩa:
cơ sở hạ tầng chính trị và cơ sở hạ tầng xã hội.

Việc tạo lập các KGSHCC chính quy này được thực hiện thơng qua cơng tác
quy hoạch chính thống và được đầu tư, quản lý bởi nhà nước. Theo nguyên lý quy
hoạch của các nước phương Tây, các KGCC này thường được tổ chức thành hệ thống,
có tầng bậc và quy mơ, được cung ứng từ cấp độ vùng, đến thành phố, đến khu vực,
đến khu dân cư, và cho đến tận các nhóm nhà. Hai hình thức phổ biến nhất của hệ
thống KGCC này là các quảng trường (quy mô khác nhau) và các công viên vườn
hoa (cũng với quy mô khác nhau). Nguyên lý thiết kế cho các KGSHCC này cả về
hình thái, thẩm mỹ, công năng đã được đúc kết thành những pho tri thức quy hoạch
và thiết kế kinh điển, được vận dụng rộng rãi trên thế giới. (Hình 1.1)
1.1.2.! Tại Việt Nam
…”Từ sơ khai, khi con người biết cố kết thành cộng đồng để chế ngự thiên
nhiên, sản xuất ra của cải vật chất đã hình thành các làng quê... Nơi đó, một cộng
đồng người Việt cùng quần tụ sinh sống với ngun tắc trọng tình, ngại di chuyển…
Tính cộng đồng đã gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau. Điều này được thể
hiển rõ qua các hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình. ”…
Văn hố gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước và sống chan hồ với thiên
nhiên, người Việt đã sớm hình thành lối sống cộng đồng từ xa xưa. Nhưng những
không gian dành cho sinh hoạt cơng cộng chưa hình thành một cách rõ nét. Và cho
đến thời kỳ phong kiến, những không gian này mới thật sự tồn tại.
Thời phong kiến
Vào thời kỳ phong kiến, làng là một mơ hình quần cư truyền thống vơ cùng đặc
sắc của Việt Nam. Làng có thiết chế riêng, có hiệu lực mạnh mẽ vì nó đảm bảo tồn
tại và vững mạnh của cả cộng đồng làng, vậy mới có câu “phép vua thua lệ làng”.
Những không gian cộng đồng truyền thống như bến nước, cây đa đầu làng, sân đình,
cổng làng, chợ làng, đường làng, các đình đền đài, hội quán, nhà thờ tổ… đều được
sử dụng rất hiệu quả và thường xuyên. Tiêu chí của những không gian này không


14


phải là việc phát huy tối đa sự tự do thoải mái của cá nhân, mà là làm rõ cấu trúc, để
mọi người phải theo đó mà làm. Vì vậy, cũng có thể coi những khơng gian này là
dạng khơng gian quyền lực, nhưng là một hệ thống quyền lực khác với hệ thống triều
đình, một dạng KGSHCC chính thống phục vụ thiết chế làng xã. Hay, là một dạng
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự tồn tại của cộng đồng trong thể chế phong kiến.
Thời Pháp thuộc
Người pháp lần đầu tiên đã đưa vào Việt Nam nhưng nguyên lý quy hoạch đô
thị phương Tây với mạng lưới đường ô cờ vuông vắn, các trục không gian hoành
tráng, những quảng trường trước các cơng trình lớn như phủ tồn quyền, ngân hàng,
nhà hát nhằm phô trương quyền lực và sức mạnh vật chất – văn hóa của mình. Ngồi
ra, một số công viên, vườn hoa được xây dựng, nhằm biểu dương cuộc sống vương
giả của khu phố Pháp hơn là những KHSHCC thực sự. Cho nên những KGSHCC này
chính là những ‘cơ sở hạ tầng’ phục vụ người Pháp và chính quyền thuộc địa của
Pháp mà thơi.
Thời kỳ xây dựng nhà nước XHCN
Bên cạnh những KGSHCC do người Pháp xây dựng, loại hình KGSHCC phổ
biến nhất ở nước ta thời kỳ này là các quảng trường chính trị ở tất cả các thành phố,
thường bố trí trước mặt tịa nhà Uỷ Ban, xung quanh là các cơng trình phục vụ bộ
máy hành chính địa phương. Những quảng trường chính trị ở các thành phố thường
được tạo ra phục vụ các sự kiện đại lễ chính thống do chính quyền địa phương tổ
chức chứ không phát huy như các không gian phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí tự do
của người dân, nên nhìn chung các khơng gian này thường vắng lặng khô cứng và
thiếu sức sống xã hội. Nhiều nơi việc tiếp cận không gian uy nghiêm này bị hạn chế
bằng hàng rào ngăn cách.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sau đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định
hướng XHCN, các thế lực thị trường đã xuất hiện và tham gia sâu rộng vào sự phát
triển kinh tế – đơ thị nói chung và sự nhào nặn nên các KGSHCC mới nói riêng.



15

Những KGSHCC cũ như quảng trường, công viên, vườn hoa đã thay đổi diện
mạo và mang tính chất mở hơn, các hàng rào ngăn cách đã được dở bỏ để khuyến
khích các hoạt động cộng đồng của người dân đơ thị.
Bên cạnh đó, các thế lực thị trường xuất hiện tại trung tâm đơ thị, các tồ nhà
mới mọc lên. Tuy nhiên, giá trị đất đai ở trung tâm đô thị q cao, những cơng trình
mới mọc lên với mục đích khai thác giá trị kinh tế là chủ yếu, nên hệ số sử dụng đất
tăng cao tối đa. Từ đó, các KGSHCC mới xuất hiện, được đầu tư nhiều hơn nhưng
với quy mơ nhỏ lẻ, và mục đích tạo bộ mặt cho các toà nhà tư nhân là chủ yếu, các
hoạt động sinh hoạt cộng đồng bị xem nhẹ.
Xu hướng hiện nay
Tại các trung tâm đô thị lớn trên cả nước hiện nay, khía cạnh tiêu cực của q
trình đơ thị hố đang thể hiện khá rõ nét. Mơi trường sống của thị dân cũng bị đe doạ.
…”Sự lạnh lẽo và vô cảm sẽ làm cho con người không được lành mạnh về tinh thần,
cộng thêm vào đó là sức ép đô thị (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông, tội
phạm, việc làm không ổn định, rủi ro, cạnh tranh gay gắt) làm cho con người sống
lâu hơn, nhưng mệt mỏi hơn.”… [4] Chính vì vậy, vai trị của những KGSHCC đang
thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Và KGSHCC cũng đang được quan tâm xem xét và
đầu tư phát triển đúng với vai trò quan trọng của nó, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt
của người dân, tạo nên đời sống tinh thần lành mạnh. Tuy nhiên, điều đó mới chỉ xảy
ra ở các đơ thị lớn, như TP HCM, TP Đà Nẵng,…
Tổng hợp:
Các KGSHCC đã xuất hiện ở Việt Nam do những lý do chính trị xã hội và kinh
tế, một cách vô thức hay hữu thức. So với phương Tây, việc sử dụng KGSHCC như
một công cụ tương tác giữa nhà nước và xã hội, hay quan niệm đầy đủ như một cơ sở
hạ tầng xã hội vẫn chưa thật sự rõ nét. KGSHCC hình thành bắt nguồn từ văn hố,
lối sống cộng đồng. Theo dòng lịch sử, KGSHCC biến đổi theo các điều kiện kinh tế,
xã hội. Nhìn chung, KGSHCC ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại một cách đơn điệu, mục
đích tạo cảnh quan và làm mềm hiệu ứng thị giác hơn là phục vụ nhu cầu sinh hoạt

công cộng của người dân. (Hình 1.2)


16

! Tổng quan về thiết kế cảnh quan KGSHCC linh hoạt
1.2.1.! Kiến tạo nơi chốn và tương lai của thành phố
Cẩm nang Kiến tạo nơi chốn và tương lai của thành phố (Placemaking &
The future of cities) là sản phẩm của chương trình nghiên cứu về các biến đổi thành
phố của tổ chức PPS và Un-habitat. Cẩm nang nghiên cứu về tầm quan trọng của
KGSHCC đối với đô thị, các thách thức đối với việc phát triển đô thị, đề xuất mười
giải pháp để cải tạo thành phố toàn diện từ thiết kế, kiến tạo, đến vận hành, quản lý
và nghiên cứu những trường hợp cụ thể.
Xuyên suốt các giải pháp về thiết kế không gian, cẩm nang nhấn mạnh
về sự linh hoạt trong thiết kế các KGCC như đường phố, quảng trường, công viên,
không gian mở của các công trình cơng cộng,… để tạo nên các nơi chốn đa chức
năng, vừa tận dụng không gian, vừa tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người sử dụng,
đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Tạo nên những quảng trường và công viên đa chức năng là giải pháp liên
quan đến đề tài. Theo cẩm nang, công viên và quảng trường đôi khi được xem là sử
dụng các nguồn lực hoặc không gian quý báu của đô thị một cách phù phiếm, không
cần thiết. Nhưng trong thực tế, công viên, quảng trường thường đem lại những giá trị
xứng đáng với sự đầu tư. Nếu được phát triển như một nơi chốn và được quy hoạch
xung quanh những điểm đến cơng cộng quan trọng, nó sẽ góp phần xây dựng kinh
tế địa phương, tạo niềm tự hào dân tộc, tạo kết nối cộng đồng, và làm cho con người
hạnh phúc,… Trong xã hội hiện nay, từ “công viên” hay “quảng trường” mang một
nghĩa quá hạn chế, bao hàm các đặc điểm của thiết kế và không gian sử dụng mà có
thể khơng đủ để tạo nên một KGSHCC thành cơng. KGSHCC tốt nhất của thành phố
phải là một điểm đến đa chức năng. Nơi mà có thể hấp dẫn mọi người ở mọi lứa tuổi
và nhóm thu nhập, cũng như là giới tính khác nhau.

Sức mạnh của số mười là một ý tưởng để khởi động quá trình kiến tạo
nơi chốn. Số mười không cứng nhắc. Nguyên tắc cốt lõi là tầm quan trọng của việc
đưa ra một loạt các điều cần làm để biến một nơi chốn trở nên nhiều hơn tổng các bộ
phận của nó. “…Một cơng viên là tốt. Một công viên với đài phun nước, sân chơi, và


17

các quầy thức ăn thì tốt hơn. Nếu có thư viện dọc các đường phố, điều đó dĩ nhiên là
tốt hơn, thậm chí sẽ tốt hơn nữa nếu họ kể chuyện cho trẻ em theo giờ hoặc triển lãm
về lịch sử địa phương…” [22] Điều này có nghĩa là một KGSHCC đơ thị linh hoạt,
tích hợp được nhiều chức năng tiện nghi thì sẽ làm cho người dân cũng như du khách
đắm chìm trong cuộc sống của thành phố đó.
1.2.2.! Mơ hình quảng trường phù hợp với các đơ thị lớn ở Việt Nam
Theo bài viết với tựa đề “Đề xuất mơ hình quảng trường phù hợp với các
đơ thị lớn ở Việt Nam”, được đăng trên tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 52/2011 [16],
từ những đô thị cổ đại đến những đô thị hiện đại, quảng trường luôn hiện hữu như
một yếu tố không thể thiếu trong không gian và đời sống cộng đồng đô thị.
Theo bài viết, quan điểm về mơ hình phù hợp với các đơ thị lớn ở Việt
Nam bao gồm: tiết kiệm quỹ đất, sử dụng hỗn hợp, phù hợp khí hậu, phù hợp với các
KGCC và quảng trường hiện hữu, phù hợp cấu trúc đơ thị, quảng trường mang tính
văn hố- nghệ thuật.
Trong các quan điểm đó, sử dụng hỗ hợp được diễn giải là: dễ thu hút
được nhiều người đến quảng trường và cũng phù hợp với đặc tính của người phương
Đơng. Quan điểm về sử dụng hỗn hợp là tạo ra sự đa công năng của quảng trường,
tạo điều kiện cho các hoạt động có chọn lọc. Ví dụ một quảng trường mang tính chất
kỷ niệm, tơn vinh có thể được bổ sung công năng lưu niệm, bảo tàng… và bên cạnh
các khơng gian dành cho hoạt động cộng đồng có thêm các không gian cho dịch vụ,
bán hoa, sách báo… Ngồi tác dụng làm tăng số lượng hoạt động, cịn tăng hiệu quả
kinh tế. Hơn nữa, quan điểm này cũng phù hợp với thực trạng các quảng trường ở đô

thị Việt Nam hiện nay, khi chúng đang được sử dụng khá đa dạng, dù đó là tự phát.
Quan điểm này tuy không mới nhưng cho thấy tầm quan trọng và sự phù
hợp với thực trạng xã hội Việt Nam của một KGSHCC đa chức năng. Từ đó, bước
đầu đặt nền tảng cho sự thay đổi tư duy trong thiết kế các KGSHCC - thiết kế nên
linh hoạt tạo ra các không gian linh hoạt, đa chức năng.


×