Đề tài: Chế độ bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo ở Việt Nam
MỤC LỤC
O ………………………………………….. 10
A. Phần mở đầu
Bao đời nay nhân dân Việt Nam luôn nêu cao truyền thống “Tương
thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” là đạo lý sống, nhân sinh quan tốt đẹp
trong mỗi con người Việt Nam. Có thể nói, chế độ bảo trợ xã hội là một
nhánh trong hệ thống chính sách an sinh xã hội luôn được Đảng và nhà nước
ta quan tâm. Trong nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 – 2020 có đề cập đến vấn đề “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa
dạng, hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ
người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu
và khắc phục những rủi ro do tác động của kinh tế, xã hội, môi trường. Phát
triển mạnh hệ thống bảo hiểm, khuyến khích và tạo điều kiện để người lao
động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Mở rộng các hình thức trợ
giúp và cứu trợ xã hội, tăng độ bao phủ, nhất là đối với các đối tượng khó
khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương”. Chế độ bảo trợ xã hội đã mang con
người xích lại gần nhau, gắn kết với nhau khơng phân biệt giới tính, địa vị xã
hội, dân tộc, tơn giáo. Chế độ bảo trợ xã hội tạo đà và cơ hội thúc đẩy cho
những người yếu thế, những người bị tổn thương nói chung và người nghèo
hay là hộ nghèo nói riêng vượt qua rào cản xã hội, vượt qua những biến cố,
1
nguy cơ để giúp họ hòa nhập vào cộng đồng. Thơng qua các hình thức bảo trợ
xã bằng vật chất, bằng tinh thần và các hình thức trợ giúp khác cho người
nghèo giúp họ cải thiện đời sống của mình tốt hơn, khuyến khích họ vươn lên
vượt qua những khó khăn và thoát nghèo.
B. Phần nội dung
1. Hộ nghèo theo quy định pháp luật Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ/TTg thì chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 20162020 là:
“a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống;
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở
xuống;
2
- Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên”.
Như vậy, hộ nghèo là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 trở xuống tại
thành thị và 700.000 đồng trở xuống tại nông thôn.
– Có thu nhập bình qn đầu người/tháng cao hơn 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng tại thành thị và trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại
nông thôn và thiếu hụt từ 03chỉ số trở lên trên 10 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản sau: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo
hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất
lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố
xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận
thông tin.
Việc xét hộ nghèo được thực hiện theo thông tư số 17/2016/TTBLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo
tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, đối với trường
hợp hộ gia đình có phát sinh khó khăn đột xuất thì làm giấy đề nghị xét duyệt
bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo mẫu số 1a phụ lục kèm theo Thơng tư
số 17/2016/TT-BLĐTBXH), có xác nhận của trưởng khu/ấp nơi cư trú và nộp
trực tiếp đến UBND cấp xã để được xem xét, giải quyết.
2. Các loại trợ cấp mà hộ nghèo được hưởng
2.1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ điểm h khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ
sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống
tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh
sống tại xã đảo, huyện đảo”.
3
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 và khoản 3, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
- Người có thẻ BHYT hộ nghèo được chi trả 100% khi khám chữa bệnh
đúng tuyến. Trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được
quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như sau:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Ngồi ra, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ chi phí ăn uống, đi lại, chuyên chở…
theo Điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg.
2.2. Miễn học phí cho học sinh, sinh viên
Cụ thể, các đối tượng được miễn học phí theo Điều 7 Nghị định
86/2015/NĐ-CP gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thơng có cha mẹ thuộc diện hộ
nghèo;
- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo;
- Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2.3. Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở
Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, được vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ
Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm. Thời gian trả nợ tối đa là
10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số
vốn đã vay.
Hộ gia đình được hỗ trợ vay vốn xây nhà ở phải đáp ứng các điều kiện:
- Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng,
dột nát, có nguy cơ sập đổ và khơng có khả năng tự cải thiện nhà ở;
- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của
Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác;
4
- Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách
hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc
hư hỏng nặng…
(Căn cứ Quyết định 33/2015/QĐ-TTg, Nghị quyết 71/NQ-CP)
2.4. Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng
Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC, hộ nghèo được hỗ
trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử
dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện hành là 46.000
đồng/hộ/tháng.
Hộ gia đình được chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng
quý.
2.5. Trợ cấp xã hội hàng tháng
- Đối tượng thuộc hộ nghèo bị nhiễm HIV sau:
Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo khơng cịn khả năng lao động mà khơng có lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có cơng hàng tháng, trợ cấp
hàng tháng khác (khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
Căn cứ các điểm d, đ, e khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 4 Nghị định
136/2013/NĐ-CP thì tùy từng độ tuổi mà đối tượng trên được trợ cấp xã hội
hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số
tức là:
+ 270.000 * 2.5 = 675.000 đồng (dưới 4 tuổi)
+ 270.000 * 2.0 = 540.000 đồng (từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi)
+ 270.000 * 1.5 = 405.000 đồng (từ 16 tuổi trở lên)
- Người đơn thân nghèo đang nuôi con
Người thuộc hộ nghèo khơng có chồng hoặc khơng có vợ; có chồng
hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và
đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng
người con đó đang học phổ thơng, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (khoản 4 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐCP).
5
Căn cứ các điểm g, h khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 4 Nghị định
136/2013/NĐ-CP thì tùy trường hợp mà đối tượng trên được trợ cấp xã hội
hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số
tức là:
+ 270.000 * 1 = 270.000 đồng (đang nuôi 1 con)
+ 270.000 * 2 = 540.000 đồng (đang nuôi từ 02 con trở lên)
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Người cao tuổi thuộc hộ nghèo khơng có người có nghĩa vụ và quyền
phụng dưỡng, khơng có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận
vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng
đồng (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP).
Căn cứ điểm m khoản 1 Điều 6 và khoản 1 Điều 4 Nghị định
136/2013/NĐ-CP thì tùy trường hợp mà đối tượng trên được trợ cấp xã hội
hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số
tức là: 270.000 * 3 = 810.000.000 đồng.
2.6. Hỗ trợ chi phí mai táng
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì các
đối tượng sau khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
- Đối tượng thuộc hộ nghèo bị nhiễm HIV tại khoản 3 Điều 5 Nghị định
136/2013/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Người đơn thân nghèo đang nuôi con theo khoản 4 Điều 5 Nghị định
136/2013/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
- Người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định
136/2013/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐCP thì
mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với các đối tượng trên bằng 20 lần mức
chuẩn trợ giúp xã hội tức là: 20*270.000 = 5.400.000 đồng.
2.7. Chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP thì đối
tượng thuộc hộ nghèo bị nhiễm HIV tại khoản 3 Điều 5 Nghị định
6
136/2013/NĐ-CP thuộc diện khó khăn khơng tự lo được cuộc sống và khơng
có người nhận chăm sóc, ni dưỡng tại cộng đồng thì sẽ được chăm sóc,
ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
3. Tình hình hiện nay về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo ở nước ta.
3.1. Thành tựu
Chính phủ Việt Nam đề ra Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
bền vững (giai đoạn 2016-2020), với số vốn 41.449 tỷ đồng (đã giao cho
chương trình trong 2 năm 2016-2017 là 14.584 tỷ đồng). Ngồi ra, Nhà nước
cịn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên,
hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng. Các địa phương trong
cả nước còn huy động được khoảng hơn 7.303 tỷ đồng, trong đó, chi hoạt
động an sinh xã hội, giảm nghèo hơn 5.560 tỷ đồng trong các năm 2016 và
2017. Các chương trình như: Xây dựng nơng thơn mới, cho các hộ nghèo vay
vốn để có sinh kế... đã giúp phát triển hạ tầng ở các vùng quê mà người dân
cũng từng bước có sinh kế bền vững.
Có thể nói, trong những năm qua, nhiều chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về trợ cấp cho hộ nghèo được quan tâm, triển
khai sâu rộng, làm cho đời sống của người nghèo được nâng lên rõ rệt, từ đó
chuyển biến mọi mặt về đời sống kinh tế - xã hội tại các địa phương.
3.2. Thực trạng
Bên cạnh những thành tựu quan trọng của trợ cấp giúp giảm nghèo thì
các chính sách về trợ cấp này vẫn bị lợi dụng, biến tướng, phát sinh tiêu cực
như: Tình trạng một bộ phận người dân khi được bình xét hộ nghèo thì khơng
chịu làm ăn mà trơng chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước như khơng có
nhà thì được nhà nước hỗ trợ xây nhà ở; thiếu lương thực thì được cấp; khám
chữa bệnh khơng phải mất tiền và hỗ trợ tiền điện hàng tháng,..., do đó, nhiều
hộ nghèo khơng muốn lao động, vươn lên trong cuộc sống mà cứ “thích”
nghèo.
Nhiều nơi, cán bộ, chính quyền địa phương đặc quyền, đặc lợi, can
thiệp trong việc bình xét hộ nghèo theo kiểu ban phát, thậm chí đưa người
7
thân vào diện hộ nghèo để trục lợi chính sách. Nếu để tình trạng này kéo dài
thì sẽ phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng khơng nhỏ đến chính sách nhân văn của
Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo năm sau cao hơn năm trước, gây ra nhiều hệ lụy và
gánh nặng cho ngân sách, đồng thời, đời sống của hộ nghèo sẽ tiếp tục sa sút,
ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Một số đối tượng thuộc hộ nghèo thật sự cần thêm các chế độ bảo trợ
xã hội từ Nhà nước để giúp cuộc sống họ tốt đẹp hơn và hòa nhập được với xã
hội.
3.3. Giải pháp
Một là, tiếp tục mở rộng các chính sách về hỗ trợ người nghèo để từ đó
giúp họ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Hai là, đối với những đối tượng thuộc hộ nghèo đặc biệt như người bị
nhiềm HIV và trẻ em bị nhiễm HIV thì ngồi các trợ cấp tài chính thì Nhà
nước cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần của họ, nên có các chương
trình thăm hỏi, tạo khu vui chơi cho trẻ em và tạo công ăn việc làm cho người
lớn giúp họ sớm hòa nhập vào cuộc sống.
Ba là, trẻ em là tương lai của đất nước vậy nên cần phải tăng cường các
chính sách hỗ trợ giúp trẻ em phát triển toàn diện nhất là các trẻ em nghèo
thiếu thốn rất nhiều thứ càng cần được sự quan tâm của Nhà nước, giúp các
em có thêm các khoản trợ cấp về ăn uống, đi lại để được đến trường học.
Bốn là, nhiều người dân do kém hiểu biết và thiếu các nguồn thông tin
nên chưa thể tiếp cận đến với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, gây thiệt
thịi và khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, các cấp chính quyền cần phải sát
sao với dân hơn nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Năm là, việc bình xét hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ người nghèo
phải có sự thay đổi để nâng cao nhận thức của người dân. Người dân phải
hiểu được rằng việc mình hưởng các loại trợ cấp của nhà nước đó là để mình
có thể vươn lên thốt nghèo, hịa mình vào sự vận động vươn lên của đất
nước chứ không phải chỉ hưởng liên tục như hiện nay.
Sáu là, các chính sách hỗ trợ người nghèo khơng chỉ giải quyết những
khó khăn trước mắt của người dân mà còn phải hỗ trợ đầu tư, phát triển kinh
tế. Nếu hộ gia đình nhiều năm vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhận các loại trợ
8
cấp, hỗ trợ của nhà nước mà vẫn không vươn lên thốt nghèo thì các cấp
chính quyền cần phải xem lại, rà soát nguyên nhân, lý do. Nếu lý do là phía
hộ gia đình đó cố tình khơng chịu vươn lên thốt nghèo, cây ì phụ thuộc vào
các khoản hỗ trợ của nhà nước thì nên cắt tồn bộ các hỗ trợ.
Bảy là, đẩy mạnh việc xử lý các cá nhân, nhất là các cán bộ chính
quyền địa phương có hành vi gian dối trong việc bình xét hộ nghèo.
Tám là, cần phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tăng gia
sản xuất, đổi mới phương hướng. Mở các lớp học định hướng phát triển kinh
tế, lớp học nhà nông với áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật,… để người
dân có thể có cái nhìn dễ dàng hơn trong việc phát triển kinh tế bền vững để
không chỉ mỗi mình thốt nghèo mà cịn giúp nhiều người khác thốt nghèo
và làm giàu.
Chín là, kêu gọi người dân cùng Nhà nước phát triển các quỹ tãi tài
chính để hỗ trợ cấp vốn cho hộ nghèo phát triển các dự án kinh tế.
Mười là, xây thêm các trung tâm bảo trợ xã hội để những bà mẹ nghèo
đơn thân hay là người già nghèo neo đơn có thể đến đó ở, đảm bảo cuộc sống
tốt hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật an sinh xã hội – Khoa Luật – Trường Đại học Vinh;
2. Quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam;
giai đoạn 2011 – 2022 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Quyết định số 59/2015/QĐ/TTg;
4. Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH;
5. Nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối
với đối tượng bảo trợ xã hội;
6. Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính
phủ;
7. Quyết định 33/2015/QĐ-TTg;
8. Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014;
9. Nghị định 86/2015/NĐ-CP;
9
10. Nghị quyết 71/NQ-CP;
11. Thông tư 190/2014/TT-BTC.
10