Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở huyện thạch hà (hà tĩnh) trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.93 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài.......................................................4
7. Kết cấu của đề tài...........................................................................................4
B. NỘI DUNG.......................................................................................................5
CHƯƠNG I...........................................................................................................5
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
TRONG SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ Ở HUYỆN THẠCH
HÀ HIỆN NAY.....................................................................................................5
1.1. Giáo dục gia đình- con đường quan trọng hình thành nhân cách..................5
1.1.1. Nhân cách và con đường hình thành nhân cách..........................................5
1.1.2. Nội dung giáo dục gia đình và vai trị của giáo dục gia đình đối với việc
hình thành nhân cách thế hệ trẻ.............................................................................7
Nội dung giáo dục gia đình...................................................................................7
Vai trị của giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ................9
1.2. Thực trạng giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở
huyện Thạch Hà hiện nay....................................................................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội ở huyện Thạch Hà hiện nay10
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục gia đình trong việc hình thành
nhân cách thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà hiện nay................................................13
Thành tựu............................................................................................................13
Hạn chế................................................................................................................18
2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục gia đình.................20
2.2. Nhóm giải pháp về nội dung giáo dục gia đình............................................21
2.3. Nhóm giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện giáo


dục gia đình.........................................................................................................22
2.4. Nhóm giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc nâng
cao hiệu quả của giáo dục gia đình......................................................................24
C. KẾT LUẬN....................................................................................................26
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................28
0


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Tính cách, nhân phẩm của con người khơng phải là những gì sẵn có, tiền
định mà là kết quả của con người trong quá trình giao tiếp và tham gia hoạt động
thực tiễn. Cùng một luồng thơng tin, một tình huống nhưng cách giải quyết của
mỗi người lại khác nhau. Chính giáo dục là một yếu tố quan trọng tạo nên sự
lệch pha đó. Mơi trường giáo dục bao gồm: Gia đình, nhà trường và xã hội, mỗi
mơi trường có những đặc trưng nhất định, chúng tác động một lực đồng tâm,
tổng hợp vào quá trình phát triển nhân cách của con người.
Từ lâu, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội đã được nhiều nghành
khoa học quan tâm và nghiên cứu. Nhưng với giáo dục gia đình thì sự quan tâm
này còn rất khiêm tốn. Việc hiểu về vai trị quan trọng của giáo dục gia đình nói
chung và vai trị của nó đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói riêng chưa
đồng đều và chưa thật sự sâu sắc.
Đời sống kinh tế - xã hội của con người luôn vận động và phát triển. Sự
thay thế cái cũ, cái lạc hậu, phản tiến bộ bằng cái mới ưu việt hơn là quy luật
chi phối mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Song song với q trình đó

là sự tồn tại bền vững của các giá trị truyền thống. Vì vậy giáo dục gia đình cần
được quan tâm nghiên cứu và phát triển hơn nữa cho phù hợp với sự phát triển
nhanh chóng của khoa học và công nghệ cũng như tất cả các lĩnh vực khác trong
giai đoạn hiện nay. Đồng thời giáo dục gia đình cũng địi hỏi phát huy những giá
trị truyền thống tốt đẹp của nó được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử.
Huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh trong những năm qua đã có sự phát triển
tương đối trên tất cả các lĩnh vực. Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Hà đang ra
sức xây dựng quê hương ngày càng giàu giàu mạnh tiến bước cùng với đất nước.
1


Trong quá trình phát triển đi lên xuất hiện nhiều vấn đề khiến chúng ta phải suy
nghĩ. Một trong những vấn đề đó là sự phát triển của con người trong nền kinh
tế thị trường nói chung và sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ nói
riêng. Vấn đề này cần được quan tâm đúng mức, bởi sự phát triển của một quốc
gia dân tộc suy cho cùng do nguồn lực con người quyết định. Sự phát triển nhân
cách của mỗi người lại do giáo dục quyết định. Giáo dục gia đình có vai trị hết
sức quan trọng trong quá trình phát triển con người ở huyện Thạch Hà nói riêng
và tồn xã hội nói chung.
Là một người con của quê hương, với nhận thức như vậy, tơi chọn đề tài
“Giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở huyện
Thạch Hà (Hà Tĩnh) trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp”
làm đề tài cho bài tập lớn của mình. Hy vọng rằng, đề tài sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả của cơng tác giáo dục gia đình ở huyện Thạch Hà trong giai đoạn hiện
nay, nhất là trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ - những chủ nhân tương
lai của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, các cơng trình, đề tài nghiên cứu về giáo dục gia
đình rất khiêm tốn về số lượng. Đáng chú ý là năm 1999 có đề tài “Vai trị của
gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” ( Mã

số KX- 07- 09) thuộc chương trình khoa học cơng nghệ Nhà nước, đề tài “ Gia
đình và vấn đề gia đình” của Lê Thi. Năm 2002 có đề tài “ Vai trị của gia đình
trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người Nghệ An” (Mã số KX- I- NA- 02)
của trường Đại học Vinh.
Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục gia đình đang nảy sinh hàng
loạt vấn đề cần phải nghiên cứu và giải quyết để nó phát huy vai trò trong việc
giáo dục con người, đào tạo ra những cơng dân hữu ích cho xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là thơng qua những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục gia đình trong giai đoạn hiện nay cũng
như trong thời gian sắp tới ở huyện Thạch Hà đối với việc hình thành nhân cách
2


trẻ. Nhiệm vụ của đề tài: Nghiên cứu thực trạng của cơng tác giáo dục gia đình,
bao gồm cả mặt tích cực và hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp trên
nhiều mặt để nâng cao hiệu quả của giáo dục gia đình ở huyện Thạch Hà trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về giáo dục gia đình trong lĩnh vực: Vai trị của giáo
dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ, những lí luận đó được
áp dụng vào thực trạng của cơng tác này ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và từ
đó đề xuất những giải pháp chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã qn triệt phương pháp luận của
triết học, đồng thời sử dụng các phương pháp liên ngành như: Phân tích, tổng
hợp, điều tra, thống kê, thống kê bảng biểu, khảo sát xã hội học…
6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu thực trạng giáo dục gia đình ở huyện Thạch Hà, khái
quát được thành tựu và hạn chế của nó, từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao

hiệu quả của giáo dục gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đề tài có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, góp phần giúp người đọc hiểu hơn về lĩnh vực giáo
dục gia đình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài dược kết cấu
thành 2 chương.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC GIA
ĐÌNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THẾ HỆ TRẺ Ở
HUYỆN THẠCH HÀ HIỆN NAY
1.1. Giáo dục gia đình- con đường quan trọng hình thành nhân cách
1.1.1. Nhân cách và con đường hình thành nhân cách
Nhân cách
Trong Chủ nghĩa Mác-Lênin, vấn đề nhân cách đã được C.Mác,
Ph.Ăngghen, Lênin đề cập ở nhiều tác phẩm:
Khi phê phán Phơ Bách, C.Mác viết: “ Phơ bách quy bản chất tôn giáo về
bản chất con người. Song bản chất con người khơng phải cái trừu tượng vốn có
của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. C.Mác quan niệm nhân cách là sự phát triển
hài hoà, tồn diện khơng phải là từ cái gì trừu tượng, chung chung, mà từ các
phẩm chất đẹp đẽ của con người và xuất phát từ nhu cầu của mỗi con người khi
họ tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Để phát triển hài hoà và toàn diện nhân
cách thì mỗi cá nhân phải tham gia vào các hoạt động xã hội và thông qua các
hoạt động xã hội, nhân cách con người, bản chất xã hội của con ngườ0i được
hình thành.

V.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo học thuyết của C.Mác về con
người vào hoàn cảnh cụ thể, vào các quan hệ xã hội và hoạt của con người trong
các mối quan hệ đó. Về vấn đề bản chất xã hội của nhân cách, V.Lênin cho rằng
muốn hiểu nhân cách phải nghiên cứu ý thức xã hội, chính ý thức xã hội quy
định các kiểu hành vi của nhân cách, đó là kiểu dịa chủ, kiểu tư sản, kiểu trí
thức, kiểu cơng chức… Và V.Lênin khẳng định đời sống xã hội quy định nhân
cách. Sự phát triển nhân cách phụ thuộc vào cá nhân tham gia đời sống xã hội
phong phú và đa dạng, thông qua đó cá nhân thể hiện quan điểm của mình, rèn
luyện nên bản thân chính là biểu hiện của nhân cách. V.Lênin cũng chỉ ra tính
tích cực của nhân cách được thể hiện trong nhu cầu và động cơ hành vi cùng với
4


phương thức hoạt động đặc trưng của người đó, cũng như hoạt động cải tạo thực
tiễn của họ. Tính tích cực còn thể hiện ở việc mỗi con người mong muốn chiếm
lĩnh một vị thế trong xã hội. Tính tích cực bắt nguồn trong quá trình con người
tác động với thế giới xung quanh và cải tạo nó, phục vụ nhu cầu cho bản thân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề nhân cách được Người đề cập trên
các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách. Người khẳng định
nếu khơng có đạo đức thì có tài năng cũng vơ dụng. Người viết: “ Cũng như
sơng có nguồn thì sơng mứi có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có
gốc khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo
đức thì tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”
Thứ hai, nhân cách là tư cách làm người, mỗi người đều có tư cách của
mình, Hồ Chí Minh xác định xác định rất rõ tư cách của người Đảng viên, người
Đoàn viên… Ngay trong sáu điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, năm điều Bác
Hồ dạy học sinh.. thể hiện rõ nét về điều này.
Thứ ba, Hồ Chí Minh đã đề cập những phẩm chất của nhân cách bao gồm:
Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Nhân là lòng thương yêu, giúp đỡ mọi người.

Nghĩa là ngay thẳng, đối xử với người theo lẽ phải. Trí là đầu óc trong sáng,
hành xử cơng việc có lợi cho đoàn thể. Dũng là dũng cảm trong lao động, trong
chiến đấu nhưng cũng phải biết dũng cảm tự phê bình bản thân, khắc phục sữa
chữa những sai lầm và khuyết điểm để từ đó tiến bộ.
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích từ những luận điểm của C.Mác, V.Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh đã định nghĩa nhân cách như sau: “Nhân cách là hệ thống
những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện những phẩm chất bên trong của cá
nhân, mối quan hệ của cá nhân với cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới
xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và
tương lai”.
Con đường để hình thành nhân cách
Muốn nhân cách phát triển hài hoà, toàn diện thì mỗi một cá nhân phải
tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhân cách được hình thành thơng qua hoạt
5


động tích cực của con người trong q trình sáng tạo xã hội. Sự tham gia vào
cắc hoạt động bao gồm cả hoạt động giáo dục là điều kiện cho sự phát triển hài
hoà của con người với tư cách là một nhân cách.
Muốn hình thành nhân cách con người phải được giáo dục. Giáo dục có
vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người. Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “ Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo
dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát
triển giáo dục và đào tạo”.
Tuy vậy, cần hiểu khái niệm giáo dục rộng hơn, bao gồm giáo dục gia
đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình hình thành nhân cách con người. Để làm được điều này,
giáo dục phải định hướng các thang bậc giá trị bao gồm về mặt đạo đức và trí
tuệ. Chức năng của giáo dục là dẫn dắt con người định hướng có ý thức về các
thang bậc giá trị một cách tồn diện, để từ đó mà hồn thiện nhân cách của mình

trên cả mặt đạo đức và tài năng.
Nhiệm vụ của giáo dục có vai trị quan trọng là hình thành con người từ
một nhân cách mang tính cá nhân trở thành một nhân cách mang tính xã hội.
Giáo dục cá nhân bên cạnh coi trọng lợi ích bản thân cịn phải biết coi trọng lợi
ích tập thể, lợi ích cộng đồng. Sống có trách nhiệm với cộng đồng chứ không chỉ
biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mình. Mỗi một con người khi sinh ra sẽ nhận
được sự giáo dục của gia đình, giáo dục gia đình sẽ theo cá nhân suốt cuộc đời.
Đến trường thì nhận được sự giáo dục của nhà trường và bước ra xã hội sẽ nhận
được sự giáo dục của xã hội. Ba yếu tố này đan kết, bổ trợ để hình thành nhân
cách của con người, là con đường quan trọng để các giá trị thang bậc cá nhân
xích gần các giá trị thang bậc xã hội.
1.1.2. Nội dung giáo dục gia đình và vai trị của giáo dục gia đình đối
với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ
Nội dung giáo dục gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, nó là sợi dây kết nối mọi thành viên trong
gia đình với xã hội. Đó là môi trường quan trọng để nuôi dưỡng và giáo dục về
6


tâm hồn và nhân cách cho mỗi người. “ Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc
về mặt vật chất và giáo dục về mặt tâm , trẻ thơ có điều kiện được an tồn và
khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động được phục hồi sức khoẻ
và thoải mái tinh thần”.
Gia đình gồm các chức năng cơ bản sau: Chức năng tái sản xuất ra con
người, chức năng kinh tế và tổ chức mọi măt đời sống xã hội, chức năng cân
bằng tâm sinh lý và chức năng giáo dục.
Chức năng giáo dục của gia đình là rất quan trọng và có nội dung rộng
lớn. Nội dung của giáo dục gia đình chính là những yếu tố của vấn đề văn hố
gia đình và văn hố cộng đồng.nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con
người. Chung quy lại nội dung của giáo dục gia đình trước hết bao gồm những

gì thuộc về văn hố gia đình như: Gia giáo, gia lễ, gia huấn, gia phả, gia phong,
gia cảnh, gia quyến…Song về khía cạnh khác thì nội dung của giáo dục gia đình
đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ bao gồm:
- Giáo dục về hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức được hiểu là những hành
động đối nhân xữ thế, trong nếp sống, trong suy nghĩ, trong lời ăn tiếng nói mà
gia đình giáo dục trang bị cho con cái. Bao gồm các chuẩn mực: Hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ, lễ phép kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn, thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau…
- Giáo dục thái độ, kỹ năng lao động: Tôn trọng, quý mến mọi loại lao
động, mọi sản phẩm, kết quả lao động, tích cực lao động và biết rạo ra sản phẩm
lao động. Đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ biết chi tiêu hợp lý, phù hợp với
điều kiện hồn cảnh của gia đình khơng được “ Vung tay quá trán”.
- Giáo dục thể chất và thẩm mỹ: Gia đình giáo dục cho thế hệ trẻ “ Học
ăn, học nói, học gói, học mở” sao cho có văn hố phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Chính việc giáo dục một cách tồn diện như vậy sẽ tạo dựng một nhân
cách toàn diện cho thế hệ trẻ bao gồm: Đức, trí, thể, mỹ, lao động.
Trong quá trình giáo dục những nội dung như vậy, các bậc làm cha làm
mẹ cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định như: Phải xây dựng được
khơng khí gia đình trên thuận, dưới hồ; cần phải có sự tơn trọng lẫn nhau giữa
7


các thành viên trong gia đình; giáo dục gia đình phải có lý có tình và các bậc
làm cha làm mẹ phải có sự thống nhất cả về tư tưởng, ý chí và hành động trong
khi giáo dục gia đình. Từ đó rút ra được những đặc trưng cơ bản của giáo dục
gia đình:
- Giáo dục gia đình thơng qua tình cảm và bằng tình cảm: Chính lịng u
thương con cái đã đưa đến nhu cầu giáo dục con cái của các bậc làm cha làm mẹ
và việc giáo dục dựa trên cơ sở tình cảm. Giáo dục gia đình là theo kinh nghiệm,
theo tình cảm chủ nghĩa.

- Giáo dục gia đình mang tính cá thể hố đậm nét, trong khi giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội chỉ chú ý đến số đông ở những lứa tuổi nhất định,
trình độ nhất định thì giáo dục gia đình lại quan tâm tới những con người cụ thể.
- Giáo dục gia đình mang tính thực tiễn, giáo dục gia đình rất linh hoạt,
nó thích ứng nhanh với những biến đổi của đời sống xã hội và ngay cả trong tâm
lý, nhân cách của con cái; no luôn gắn với những nhiệm vụ và những yêu cầu cụ
thể mà con cái phải hồn thành.
Vai trị của giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ
Nhân cách chính là sự tổng hợp những giá trị và những chuẩn mực làm
người, con người phải được giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách. Tuy
nhiên cũng khơng thể phủ nhận vai trò của việc tự giáo dục. Giáo dục bao gồm
ba mơi trường là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó giáo dục gia đình có
vai trị quan trọng trong q trình phát triển nhân cách thế hệ trẻ.
Việc chăm lo nuôi nấng của cha mẹ đối với con cái, mục đích đầu tiên là
phát triển về thể chất, thể trạng; sau nữa là tạo mơi trường sống có ý nghĩa giúp
con cái hình thành và phát triển nhân cách một cách tồn diện. Chính giáo dục
gia đình sẽ giúp xã hội hố đứa trẻ, từ một động vật thành một con người xã hội,
có khả năng hồ nhập, thích ứng, sống, lao động và học tập theo yêu cầu của xã
hội. Từ văn hoá gia đình thế hệ trẻ ngày càng trưởng thành và tiếp xúc một
phơng văn hố rộng lớn, đa dạng thơng qua hoạt động học tâp, vui chơi… Thực
tế người nào nhận được sự giáo dục từ gia đình một cách chu đáo và tồn diện
thì bước vào đời vững vàng, nhân cách được mọi người đánh giá cao. Chính
8


giáo dục gia đình đã giúp thế hệ trẻ nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình
trong gia đình và đối với đất nước.
Tuổi trẻ là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mỗi con người. Đặc
điểm của lứa tuổi nay là phát triển mạnh mẽ thể chất và tâm lý. Vì vây giáo dục
trước hết là giáo dục về hành vi văn hố, góp phần hình thành nhân cách thế hệ

trẻ. Cơng việc đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia
đình có vai trị quan trọng. Cha mẹ biết được tình cảm của con cái và từ đó uốn
nắn, xây dựng và duy trì những hành vi, việc làm phù hợp, khắc phục những
hành vi lệch chuẩn để xây dựng một nhân cáh tốt đẹp ở thế hệ trẻ.
1.2. Thực trạng giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách
thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà hiện nay
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội ở huyện Thạch Hà
hiện nay
Thạch Hà là một trong những huyện nằm gần với trung tâm của Hà Tĩnh,
Trên tọa độ 18,10'03' đến 18'29' độ vĩ bắc và 105,38' đến 106'02 độ kinh đơng,
phía bắc giáp Can Lộc, phía Nam giáp Cẩm Xun, phía Tây giáp Hương Khê.
phía Đơng giáp biển đông, là vành đai bao quanh tỉnh lỵ Hà Tĩnh.
Huyện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 30 xã và 1 thị trấn,
huyện lỵ. Diện tich tự nhiên là313,924km2. Dân số 1.405.672 người.(2011).
Thạch Hà ngày hôm nay là mảnh đất có lịch sử tồn tại lâu đời. Từ thời
Văn Lang-Âu lạc cho đến tận ngày nay. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát
triển thì năm 2010 vừa qua huyện nhà đã tổ chức 1005 năm Thạch Hà hình
thành và phát triển.
Thạch Hà là một trong những huyện có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt,
là nơi "Chảo lửa - Túi mưa". Tuy vậy cũng chính từ mảnh đất này đã tạo nên
những con người với truyền thống lao động cần cù, kiên trì, chịu thương, chịu
khó, giàu đức hy sinh, đấu tranh khơng mệt mỏi với giặc giả và điều kiện thiên
nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển. Đặc biệt với bề dày lịch sử hàng ngàn
năm ấy các cộng đồng dân cư đã hun đúc và xây đắp những giá trị truyền thống

9


văn hóa vơ cùng quan trọng cho hơm nay và mai sau. Là nơi hội tụ các đặc trưng
văn hóa cơ bản của vùng đất và con người xứ Nghệ.

Thạch Hà là một vùng văn hóa có nét riêng ở Hà Tĩnh, nơi đây có hồ
Thạch Khê, hát dặm Thạch Hà, là nơi phát sinh điệu hát dặm; Đất này đã sản
sinh bao danh nhân, chiến sỹ, anh hùng hao kiệt như: Hồ Phi Chấn, Trương
Quốc Dụng, Lý Tự Trọng... Là hình ảnh thu nhỏ của tĩnh Hà Tĩnh, nơi hội tụ
lịng ngưịi, tình u của bạn bè bốn cõi. Dẫu là vùng đất" phiên trấn" của nước
non nhà từ thủa vua Hùng dựng nước. Song trong gian nan, vất vả vì thiên tai
giặc giả vẫn chói ngời nghĩa khí, thấm đẫm những giá trị làm người, giàu lòng
yêu nước, kiên cường, bất khuất trong xây dựng quê hương và đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, giữ gìn quê hương đất nước.
Với những nét đẹp trưyền thống quý báu ấy,nhân dân Thạch Hà đã đóng
góp xứng đáng vào cơng cuộc dựng nước va giữ nước vẻ vang của dân tộc Việt
Nam. Tất cả được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau, tiếp tục được nhân
lên và tỏa sáng trong những giai đoạn cách mạng mới.
Tháng 8 /1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ
huyện Thạch Hà được thành lập đã mở ra các phong trào, một thời kỳ cách
mạng mới cua huyện nhà. Trải qua 15 năm đấu tranh gian khổ hy sinh trong điều
kiện bí mất, bất hợp pháp, đảng bộ và nhân dân Thạch Hà đã anh dũng vượt qua
mọi thử thách và giành thắng lợi vẻ vang.Trong niềm hân hoan của ngày hội
mừng độc lập, cán bộ đảng viên,quần chúng cách mạng Thạch Hà lại cùng cả
tỉnh, cả nước dốc hết nhiệt tình cách mạng của mình đóng góp vào cơng cuộc
xây dựng, củng cố chính quyền mới và kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp,đế
quốc Mỹ xâm lược,thống nhất đất nước.
Qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Thạch Hà đã nổ lực phấn
đấu vượt qua bao khó khăn, trở ngại, vươn lên giành được nhiều thành qủa quan
trọng, tạo được những bước chuyển biến rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế,
văn hóa, chính trị, an ninh quốc phịng... tất cả đã tạo đà và cơ sở thuận lợi cho
bước phát triển cao hơn của huyện nhà trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, đưa

10



Thạch Hà sớm thốt khỏi tình trạng huyện nghèo vươn lên giàu mạnh , văn
minh.
Về kinh tế: Trong năm năm qua huyện luôn đạt mức tăng trưởng khá, một
số ngành kinh tế mũi nhọn của huyện được đầu tư thích đáng. Các ngành kinh tế
trong tồn huyện đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Trong trồng trọt diện tích
và sản lượng liên tục tăng, chăn nuôi chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá
và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lâm nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp của
cả huyện hiện có 8952 ha. Diện tích ni trồng thuỷ sản năm 2011 là 1147 ha.
Công nghiệp- Tiểu thủ cơng nghiệp trên đìa bàn Huyện đã có bước phát triển
đáng kể. Năm 2011 tổng giá trị toàn ngành đạt 42896 tỷ đồng.
Về giáo dục, y tế, văn hoá- Thể dục thể thao: Các cấp học, ngành học
được duy trì và phát triển đồng đều, hệ thống trường lớp được bố trí hợp lý trên
địa bàn. Năm học 2010 - 2011 tồn huyện hiện có 32 nhà trẻ trên 31 xã với
12.679 cháu; có 51 trường học với 42.907 học sinh, trong đó:
+ 32 trường tiểu học với tổng số học sinh là: 16.426 em.
+ 18 trường trung học cơ sở với tổng số học sinh là: 17.194 em.
+ 3 trường trung học phổ thông với tổng số học sinh là 9287 em.
100% số xã trong tồn huyện có trạm y tế xây dựng khang trang; trung
tâm y tế được đầu tư xây dựng với trang thiết bị khá hoàn chỉnh. Hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
được duy trì và phát triển tốt, có 70% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hố;
Huyện đầu tư, hỗ trợ để phấn đấu khép kín hệ thống truyền thanh; tồn huyện có
19 tủ sách, thư viện, 325 hội qn; hiện tại tồn huyện Thạch hà có 32 đài phát
thanh và 1 đài truyền hình; có 01 trung tâm văn hố TDTT của huyện, có 01
bệnh viện và 31 trạm y tế.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, trên các lĩnh vực của đời sống còn
tồn tại một số yếu kém cần phải khắc phục:
- Sự phát triển kinh tế chưa thật vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
còn chậm, nhiều ngành tăng trưởng chưa ổn định.


11


- Nhiều vấn đề xã hội chưa được quan tâm và giải quyết thoả đáng, nhất là
việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, vấn đề giải quyết việc làm cịn nhiều khó
khăn và bất cập.
Tóm lại, trên những thành công đạt được, Đảng bộ và nhân dân huyện
Thạch Hà đang ra sức khắc phục những khó khăn và tồn tại, đưa Huyện nhà
ngày càng phát triển toàn diện, vững mạnh. Đó cũng chính là tiền đề và điều
kiện để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục gia đình của huyện Thạch Hà
trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ huyện nhà.
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục gia đình trong việc
hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà hiện nay
Thành tựu
Con cái là nguồn vui, nguồn hạnh phúc,nguồn hi vọng lớn nhất của các
bậc làm cha làm mẹ và đã là cha là mẹ ai cũng muốn dành toàn bộ tâm trí, sức
lực để ni sống và dạy dỗ cho con em nên người.
Tôi đã nghiên cứu thành tựu của giáo dục gia đình đối với việc hình thành
nhân cách thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà trong việc giáo dục thế hệ trẻ về: hành vi
đạo đức, thái độ và kĩ năng lao động, thể chất và thẩm mỹ.
- Giáo dục về hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức thường được biểu hiện
trong hành động đối nhân xữ thế, trong nếp sống, trong phong cách và trong lời
ăn tiếng nói đối với mọi người trong gia đình và đối với người khác. Giáo dục
gia đình sẽ góp phần định hướng để đạt những chuẩn mực đó ở thế hệ trẻ.
+ Giáo dục hành vi đạo đức cho thế hệ trẻ khi đối xữ với các thành viên
trong gia đình.
Thứ nhất, người con phải biết kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
Đây được coi là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với thế hệ trẻ trong gia đình và
hiếu phải xuất phát từ tấm lịng chân thành. Lịng hiếu thảo thể hiện sự kính

trọng ơng bà, cha mẹ trong cách cư xử: Nói năng lễ phép, khơng cáu gắt, tỏ thái
độ bất bình khi ơng bà cha mẹ nhầm lẫn, ngăn cản con cháu làm việc gì. Qua
điều tra 100 thanh niên ở huyện Thạch Hà tổi từ 16 đến 22 và được kết quả như
sau về cách cư xử:
12


Cách cư xử
Thường xuyên
1. Nói năng lễ phép
100%
2. Cáu gắt
10%
3. Bất bình khi bố mẹ nhầm lẫn
50%
4. Nghe lời dạy của bố mẹ
98%

Đôi khi
0%
35%
45%
2%

Không lúc nào
0%
55%
5%
0%


Thứ hai, giáo dục cho thế hệ trẻ biết được hồn cảnh của gia đình mình để
từ đó mà cảm thơng chia sẽ với những khó khăn của bố mẹ, tạo nên khơng khí
gia đình hoà thuận, ấm cúng đồng cam cộng khổ. Tuy nhiên thu nhập ở lĩnh vực
nông nghiệp rất thấp nên đời sống của phần đơng các gia đình của huyện khơng
mấy khá giả. Việc chu cấp đời sống vật chất và tinh thần cho con cái sẽ có nhiều
hạn chế, nếu con cái khơng biết chia sẻ với bố mẹ khó khăn trong cuộc sống mà
đua địi thì dẫn đến gia đình khơng trong ấm ngồi êm. Cho nên giáo dục cho thế
hệ trẻ biết cảm thơng với hồn cảnh gia đình mình trở nên cấp thiết. Nhưng
khơng phải giáo dục chỉ biết chấp nhận hồn cảnh mà khơng biết phấn đấu vươn
lên. Các bậc cha mẹ đều muốn con cái học lên và thốt ly khỏi nơng thơn, trở
thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên… Đây là động lực thúc đẩy các em vươn lên trong
cuộc sống.
Thứ ba, các bậc làm cha làm mẹ giố dục con cái mình tơn trọng và bảo
vệ quan hệ tôn ty trật tự trong gia đình “ Trên kính dưới nhường”. Việc này giúp
cho thế hệ trẻ ý thức được vị trí, vai trị của mình trong việc đối nhân xử thế với
anh em ruột thịt trong gia đình, trong họ hàng. Cách giáo dục thông qua các câu
chuyện, các câu ca dao tục ngữ; điều này khơng chỉ có chung ở huyện Thạch Hà
mà chung cho tất cả các gia đình trên dân tộc Việt Nam.
+ Giáo dục hành vi đạo đức cho thế hệ trẻ khi đối xử với người khác:
Suy cho cùng quan hệ của mỗi một con người bao gồm hai mối quan hệ
cơ bản là quan hệ với gia đình và quan hệ với cộng đồng. Đối với người khác,
gioac dục gia đình xây dựng trong nhân cách trẻ là lịng nhân ái, tính khiêm tốn,
tính chân thực.
Nhận thức về lòng nhân ái của các bậc làm cha làm mẹ đều trùng khít ở
chỗ lịng u thương con người, u thương những người chẳng may gặp hồn
cảnh khó khăn, éo le. Các bậc cha mệ chuyển nhận thức của mình cho thế hệ trẻ
13


và thế hệ trẻ biến nhận thức đó thành hành động thể hiện trong những việc làm

hết sức ý nghĩa: Giúp đỡ những bạn có hồn cảnh khó khăn trong lớp học, nơi
mình sinh sống và làm việc, hay như việc ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ quỹ
vì người nghèo… Những việc làm này khơng phải là bột phát, ngày một ngày
hai mà nó bắt nguồn sâu xa từ việc giáo dục lòng nhân ái của các bậc làm cha
làm mẹ đối với con cái.
Giáo dục thế hệ trẻ tính khiêm tốn: Tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử có
câu “ Cái gì biết thì nói biết, cái gì khơng biết thì nói khơng biết, thế mới gọi là
biết”. Như vậy là người ta răn mình trở về đức tính khiêm tốn và thực tế người
nào nhất là thế hệ trẻ giữ được đức tính khiêm tốn thì ít bị vấp ngã. Nhận thức
được điều này, các bậc phụ huynh luôn giáo dục cho thế hệ trẻ đức tính khiêm
tốn.
Nhưng cần hiểu rằng, giáo dục đức tính khiêm tốn khơng phải là giáo dục
tính tự ty, sự rụt rè, mặc cảm mà thực chất là giáo dục đức tính lễ phép trong ăn
nói, khơng ba hoa khốc lốc nếu lỡ lời với ai thì phải xin lỗi, phải cận thận chu
đáo không hấp tấp, khoe khoang năng lực của mình.
- Giáo dục cho thế hệ trẻ kỹ năng và thái độ lao động:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cơng trình tập thể, địi hỏi
phải có con người xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai
trị của thế hệ trẻ. Ngươi cho rằng “ Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà. Thật vậy nước nhà yếu hay mạnh, thịnh hay suy một phần lớn là do các
thanh niên”. Việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành cơng dân có ích cho xã hội, góp
phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc có vai trị rất lớn của
giáo dục gia đình. Giáo dục thái độ và kỹ năng lao đông cho thế hệ trẻ là rất cần
thiết.
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà tôn trọng mọi loại lao
động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc vì chúng đều tạo ra sản phẩm
vật chất và tinh thần cần thiết cho đời sống con người và xã hội. Giáo dục thế hệ
trẻ kính phục, noi gương và học tập những người lao động giỏi. Đồng thời phải
giáo dục ý thức trách nhiệm đối với những sản phẩm lao động, phải biết tiết
14



kiệm trong chi tiêu. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mẫu mã quần áo, mũ
nón, giày dép, các vật dụng hàng ngày thay đổi thường xuyên theo một tốc độ
chóng mặt rất dễ thu hút thế hệ trẻ.
Huyện Thạch Hà là địa bàn thuần nơng nên có nhiều điều kiện để rèn
luyện thái độ, kĩ năng, thói quen giúp đỡ gia đình với các cơng việc nhà nơng
như: Chăn trâu, làm cỏ, bón phân…và các nghề thủ cơng phụ trợ cho kiinh tế gia
đình. Thế hệ trẻ tham gia vào các công việc này sẽ giúp họ rèn luyện về thái độ
và kỹ năng lao động. Xét ở thế hệ trẻ thì lao động chủ yếu là lao
động học tập. Học tập để giúp thế hệ trẻ có được hành trang
bước vào đời. Bên cạnh gioá dục nhà trường, giáo dục xã hội thì
giáo dục gia đình giúp họ hồn thành lao động trí óc, phát triển
trí tuệ. Huyện Thạch Hà được xem là “Đất học”, nơi đây là cái
nôi đã sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước trên nhiều lĩnh
vực. Qua điêu tra về trình độ chuyên môn của lao động ở huyện
Thạch Hà như sau:
Trình độ
Tồn huyện
Nam
Nữ
Cơng nhân kĩ thuật
2750
1804
846
Trung học chun nghiệp
6342
2976
1069
Cao đẳng

1523
614
909
Đại học
1437
850
587
Thạc sĩ
181
125
56
( Nguồn báo cáo của BCH Hội liên hiệp phụ nữ Thạch Hà năm 2011)
Đây được xem là một lợi thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ ý thức học tập,
hướng dẫn bảo ban việc học cho họ, từ đó có rất nhiề “ Con ngoan trị giỏi” của
huyện. Theo báo cáo tổng kết công tác giáo dục năm học 2010 - 2011 của
UBND huyện Thạch Hà, chỉ xét ở bậc trung học phổ thông: “ Chất lượng giáo
dục toàn huyện tiếp tục được nâng lên, số lượng học sinh giỏi ngày càng tăng.
Trường THPT Lý Tự Trọng có 150 em đạt giải; THPT Lê Q Đơn 92 em,
THPT Nguyễn Thiếp 64 em. Tốt nghiệp THPT: THPT Lý Tự Trọng 98,01%,
THPT Lê Quý Đôn 94,05%, THPT Nguyễn Thiếp 91,03%”. Đây là một con số
tương đối cao so với toàn tỉnh Hà Tĩnh.

15


Giáo dục gia đình ở huyện Thach Hà giúp thế hệ trẻ thấy được ý nghĩa
quan trọng của lao đông học tập trong hiện tại cũng như trong tương lai. “ Học
để làm việc, làm người, làm cán bộ”. Góp phần vào xây dựng quê hương đất
nước giàu mạnh, văn minh.
- Giáo dục thể chất và thẩm mỹ: Cuộc đời của mỗi con người có được

trường thọ, khoẻ mạnh là do biết chăm sóc bản thân, biết hưởng thụ nhu cầu vật
chất và tinh thần lành mạnh. Trọng trách của gia đình là giố dục thế hệ trẻ văn
hố ăn uống, các hoạt động hưởng thụ văn hoá phải phù hợp với hồn cảnh gia
đình. Xuất phát từ hồn cảnh gia đình nên nhìn chung đời sống vật chất và tinh
thần của thế hệ trẻ nói chung và và nhân dân Thạch Hà nói riêng chưa mấy
phong phú và đa dạng; cuộc sống của thế hệ trẻ đang bị bó hẹp rất nhiều, nên
hầu hết thông qua giáo dục gia đình thế hệ trẻ đều ý thức được vấn đề hưởng thụ
đời sống vật chất và văn hoá tinh thần trong chừng mực phù hợp với hồn cảnh
gia đình.
Những cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ về cái đẹp trong giao tiếp,
trong cư xử của thế hệ trẻ đều manh nha và phát triển từ cái nơi gia đình. Ngay
từ tuổi ấu thơ các bậc làm cha làm mẹ phải dạy cho thế hệ trẻ “ Học ăn, học nói,
học gói, học mở”. Giáo dục thẩm mỹ trong gia đình cho thế hệ trẻ là giáo dục cả
về nếp sống văn minh lịch sự. Khi được hỏi ăn, mặc, nói năng như thế nào cho
có văn hố thì cách trả lời của các bạn thanh niên ở huyện Thạch Hà có sự trùng
hợp nhau:
+ Về ăn: “ Ăn xem nồi, ngồi xem hướng”.
+ Về mặc: phù hợp với lứa tuổi, không ăn mặc lố lăng, loè loẹt; phu hợp
với hồn cảnh.
+ Về nói năng: nói năng lễ phép, có trước có sau, khơng chửi thề, nói bậy
chửi tục…
Theo báo cáo tổng kết công tác giáo dục năm học 2010 - 2011 của UBND
huyện Thạch Hà: “ Chất lượng giáo dục thể chất đạt kết quả tốt; tại đai hội điền
kinh tồn tỉnh Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà có 58 em đạt giải, trong đó có 6 giải
nhất, 9 giải nhì, 38 giải ba, có 3 em dự thi mơn điền kinh đạt huy chương bạc”.
16


Giáo dục gia đình ở huyện Thạch Hà định hướng thế hệ trẻ xây dựng cho
bản thân những “ Tam giác vàng” trong việc phát triển nhân cách một cách tồn

diện. Tam giác thứ nhất là chân- thiện- mỹ, nó hướng cho thế hệ trẻ huyện Thạch
Hà tới những chân lý: Sự trung thực, thẳng thắn, thật thà, giàu lòng nhân ái, bao
dung độ lượng. Giáo dục gia đình khơng tác động tổng thể cùng một lúc mà
được xâu chuỗi từ các phương pháp, vấn đề, việc làm rất cụ thể của ơng bà, cha
mẹ trong gia đình. Tam giác thứ hai là giáo dục cho thế hệ trẻ biết hướng tới cái
đẹp, làm đẹp trên ba phương diện: Đẹp về hình thể, đẹp về trí tuệ, đẹp về tâm
hồn. Tam giác thứ ba là sự phát triển trí tuệ trên cả ba phương diện: Kiến thức,
thái độ, kĩ năng. Chính việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ một cách tổng hợp
mang tính nhiều chiều như vậy tạo sự phát triển nhân cách khơng “khập
khiễng”. Có thể nhìn ở bề ngồi thế hệ trẻ Thạch Hà vẫn có những “Tiểu văn
hố” cho riêng mình, để thể hiện mình và nhiều khi làm người lớn khó chịu;
song bản chất bên trong tức nhân cách của họ đang “Chín dần” phát triển tồn
diện.
Như vậy có thể thấy rằng, những thành tựu mà Thạch Hà đat được trong
những năm qua về hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là rất đáng ghi nhận và
có ý nghĩa sâu sắc đối với Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung.Từ đó có thể
khái quát phẩm chất của thế hệ trẻ của huyện Thạch Hà đó là có niềm mơ ước,
khẳng định giá trị của mình, đấu tranh để khẳng định giá trị của mình và khả
năng lựa chọn. Làm nên những giá trị về nhân cách của thế hệ trẻ huyện Thạch
Hà “ Phần nhiều do giáo dục mà nên”, trong đó có giáo dục của gia đình mà các
bậc làm cha làm mẹ – Là những người “Thầy” đầu tiên của con cái.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu thì cơng tác giáo dục gia đình đối với việc hình
thành nhân cách thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà còn nhiều hạn chế:
Nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức một cách tồn diện và đúng đắn về vai
trị giáo dục gia đình đối với việc hình thành và phắt triển nhân cách của con cái.
Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2009 đến tháng 9 năm 2011, trên địa
bàn huyện Thạch Hà xảy ra 950 vụ với 1640 em học sinh vi phạm pháp luật. Số
17



vụ vi phạm pháp luật năm 2010 so với năm 2009 tăng 85 vụ vi phạm và số học
sinh vi phạm tăng 156 em. Diễn biến học sinh vi phạm pháp luật hằng năm tăng
giảm không đều, nhưng xu hướng tăng. Phân tích nguyên nhân phạm tội cho
thấy nguyên nhân cơ bản hàng đầu là từ phía gia đình, cha mẹ thiếu sự quan tâm
giáo dục con cái, cịn có tư tưởng phó thác cho nhà trường, cho xã hội. Cha mẹ
không quan tâm những biểu hiện khác thường của con cái, các bậc phụ huynh có
con cáo vi phạm pháp luật thậm chí khơng tơn trọng nhân cách con cái mình. Họ
giáo dục con cái mình theo lối áp đặt, khiến cho các em sống đối phó với cha
mẹ, sống bng thả, khơng có phương hướng, thích đua địi hưởng thụ những
nhu cầu cá nhân; khi không thoả mãn các em dễ nảy sinh những hành vi lệch
chuẩn, vi phạm pháp luật. Hồn cảnh gia đình đặc biệt như bố mẹ ly hơn, ly
thân; phải sống cảnh gì ghẻ con chồng, sống với ông bà, thiếu sự quan tâm giáo
dục nên các em rất dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Thế hệ trẻ sống phụ vào người lớn, cho nên quyền của họ bị phụ thuộc
vào các khuôn khổ lớn, rộng hẹp do cha mẹ quy định. Thậm chí nhiều phụ
huynh chền ép, thủ tiêu những nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của thế hệ trẻ.
Kinh tế của nhiều gia đình ở huyện Thạch Hà phụ thuộc vào sản xuất
nông nghiệp, mặc dầu “ Đầu tắt mặt tối” với sản xuất, thu hoạch nhưng thu nhập
thường khơng cao. Chính việc lo làm sản xuất , lo làm kinh tế đã ảnh hưởng
không nhỏ tới thời gian giáo dục thế hệ trẻ trong gia đình. Trong quá trình giáo
dục thế hệ trẻ thì nhiều gia đình có hiện tượng khơng thống nhất đích giáo dục
theo kiểu “ Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” dẫn đến thế hệ trẻ không xác định
yếu tố nhân cách sẽ phải rèn luyện, thậm chí tạo nên những mâu thuẫn trong
nhận thức và hành vi phải lựa chọn để nghe ai trong gia đình là đúng trong tình
trạng “ Ơng nói gà, bà nói vịt”.
Trên đây là những hạn chế cơ bản của cơng tác giáo dục gia đình ở huyện
Thạch Hà. Những hạn chế này sẽ là cơ sở để tìm ra các giải pháp nhằm mục đích
nâng cao vai trị của giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ
trẻ.

CHƯƠNG II

18


NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH THẾ
HỆ TRẺ Ở HUYỆN THẠCH HÀ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Từ các lý luận về giáo dục gia đình, trên cơ sở điều tra và tìm hiểu về thực
trạng của giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở huyện
trên cả mặt tích cực cũng như hạn chế. Để góp phần nâng cao hiệu quả của cơng
tác giáo dục gia đình ở huyện Thạch Hà trong giai đoạn hiện nay thì tơi đã lựa
chọn và đưa ra những nhóm giải pháp sau đây:
2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục gia đình
Đây được xem là nhóm giải pháp mang tính lý luận chung và là yêu cầu
đầu tiên để góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác giáo dục gia đình. Việc
nâng cao nhận thức về vai trị và ý nghĩa của giáo dục gia đình đối với việc hình
thành nhân cách thế hệ trẻ có tầm quan trọng hết sức to lớn. Tôi đã đề ra những
giải pháp sau:
- Đối với các bậc phụ huynh: Tạo điều kiện để các bậc phụ huynh hiểu
được một cách toàn diện về vai trị của giáo dục nói chung và giáo dục gia đình
nói riêng đối với việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Muốn làm được điều này
thì yêu cầu các bậc làm cha làm mẹ cần có kiến kiến thức về tâm lý và xã hội
thông qua các cơng trình nghiên cứu hay qua các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc thông qua các biểu hiện trong suy nghĩ hay hành vi của thế hệ trẻ để
từ đó tìm ra các phương pháp giáo dục tốt nhất phù hợp với tâm lý và tính cách
của họ.Tạo điều kiện bằng cách tổ chức các lớp học chuyên đề, các hội nghị, hội
thảo…về mảng giáo dục gia đình cho các bậc phụ huynh.
- Đối với thế hệ trẻ: Để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ đối với giáo dục
gia đình thì thực hiện tổng thể các biện pháp sau:

Thứ nhất, phải xây dựng nội dung chương trình và đưa vào giảng dạy
không chỉ trong trường đại học mà cả ở trường trung học phổ thông môn học
giáo dục gia đình để giúp cho học sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc về giáo dục
gia đình.

19


Thứ hai, các phương tiện thông tin đai chúng cần chú ý hơn nữa mảng
giáo dục để giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những kiến thức giáo dục gia đình.
Thứ ba, thế hệ trẻ phải nhận thức được rằng ông bà, cha mẹ là một thư
viện sống để mình học hỏi và noi theo. Đồng thời cần tự mình chủ động trao đổi
với cha mẹ những băn khoăn trăn trở của mình khi nhận được sự giáo dục của
cha mẹ.
Thứ tư, thế hệ trẻ cần xây dựng cho mình tủ sách, báo khơng chỉ về kiến
thức xã hội mà cịn cả kiến thức về giáo dục gia đình.
Thứ năm, thế hệ trẻ cần chủ động và tích cực trong việc tham gia các hoạt
động giáo dục dành riêng cho mình, chính những hoạt động này bổ trợ rất lớn
trong việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.
- Đối với các cấp, các nghành: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về giáo
dục gia đình thì các cấp, các nghành cũng có vai trị rất quan trọng.
2.2. Nhóm giải pháp về nội dung giáo dục gia đình
Theo tơi đây là nhóm giải pháp mang tính đặc thù. Để hình thành “ Tam
giác vàng” trong nhân cách của họ thì giáo dục gia đình cần phải chú ý đến nội
dung một cách xác đáng. Giáo dục gia đình khơng chỉ là lý thuyết trừu tượng mà
nó ln gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của thế hệ trẻ. Ngay hồn cảnh
gia đình chi phối rất nhiều đến nội dung giáo dục. Đa phần các hộ gia đình ở
huyện Thạch Hà làm kinh tế nông nghiệp nên hạn chế trong việc lựa chọn được
một nội dung giáo dục toàn diện. Để nâng cao hiệu quả của giáo dục gia đình ở
huyện Thạch Hà về mặt nội dung cần chú ý những điểm sau:

Trước hết, nội dung giáo dục bao gồm các hành vi chuẩn mực đạo đức
gần gũi với cuộc sống của thế hệ trẻ ở huyện Thạch Hà, giáo dục những giá trị
mà con người Thạch Hà nói riêng, người xứ Nghệ nói chung đã hun đúc từ bao
đời nay:
- Hiếu học, siêng năng,cần cù, chịu thương chịu khó, sáng tạo trong lao
động và trong chiến đấu.
- Đồn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau…
Đồng thời giáo dục những phẩm chất của con người thời đại mới:
20


- Có tư duy độc lập sáng tạo, có khả năng thích nghi với những biển đổi
nhanh chóng của đời sơng kinh tế xã hội.
- Có tay nghề kỹ năng lao động.
- Có văn hố trong ứng xử, bao dung, độ lượng…
Sau nữa cần giáo duc cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống tốt đẹp
của gia đình. Những nội dung này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng
rất lớn tới việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Là một huyện nền kinh tế có tính
chất thuần nơng nên đa số gia đình ở huyện Thạch Hà chịu ảnh hưởng nặng nề
củ hệ tư tưởng phong kiến. Tuy nhiên cũng có nhiều giá trị tốt đẹp như:
- Tơn ty trật tự trong gia đình, vợ chồng thuỷ chung, anh em hồ thuận,
hiếu thảo…
- Tình làng nghĩa xóm “ Tối lửa tắt đèn có nhau”.
- Phụ nữ Thạch Hà luôn đảm đang tháo vát trong việc gia đình cũng như
ngồi xã hội.
2.3. Nhóm giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện và điều
kiện giáo dục gia đình
Nhóm giải pháp này có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào nhóm giải
pháp về nội dung. Trong những năm qua giáo dục gia đình đã phát huy được vai
trị trong việc hình nhân cách trẻ của huyện Thạch Hà thơng qua nhiều hình thức

phong phú, nhiều phương pháp đa dạng. Tuy nhiên nhiều hình thức, chưa phát
huy hiệu quả có lúc phản tác dụng. Việc xác định đúng hình thức và phương
pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tạo ra một lực đẩy để phát huy hiệu quả
của cơng tác giáo dục gia đình.
Tơi xin đưa ra những phương pháp trong giáo dục gia đình sau đây để góp
phần nâng cao hiệu quả của cơng tác này:
- Nhóm phương pháp thuyết phục, nêu gương: Nhóm phương pháp này
tác động lên nhận thức và tình cảm thế hệ trẻ nhằm hình thành những khái niệm,
biểu tượng, niềm tin đúng đắn về các chuẩn mực xã hội. Đây là phương pháp
quan trọng để biến những quy định xã hội thành ý thức của cá nhân, thúc đẩy cá
nhân hành động đáp ứng những yêu cầu, những chuẩn đó. Thuyết phục và nêu
21


gương được thể hiện thơng qua các phương pháp: Trị chuyện, giảng giải, nêu
gương.
Thực hiện phương pháp này, cha mẹ cần tập trung giải thích làm rõ 3 câu
hỏi: Chuẩn nực là gì? tại sao phải thực hiện chúng? Thực hiện chúng như thế
nào? lưu ý các bậc cha mẹ cần tránh nói khn sáo, dài dịng văn tự.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “ Nói chung thì các dân tộc phương đơng đều
giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sáng còn giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền”.Có thể sử dụng sự gương mẫu của ông bà, cha mẹ, việc
làm này sẽ tạo cảm xúc tích cực của các em, để lại trong các em ấn tượng tốt đẹp
và ý nghĩa.
- Nhóm phương pháp luyện tập hình thành hành vi, thói quen có văn hố:
Q trình giáo dục khơng chỉ nhằm hình thành cho thế hệ trẻ những nhận thức
và niềm tin về các chuẩn mực, hành vi có văn hố mà điều quan trọng hơn biến
những nhận thức và niềm tin về những hành vi, thói quen ứng xữ phù hợp trong
cuộc sống.
Quá trình tiếp xúc giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ cần đưa ra các yêu cầu

cụ thể.Đồng thời theo dõi và giám sát, điều chỉnh thế hệ trẻ thực hiện yêu cầu.
Ngoài ra cần tạo điều kiện và tổ chức cho thế hệ lặp lại thường xuyên những
hành vi, chuẩn mực đó trong các tình huống ứng xữ khác nhau.
- Nhóm phương pháp khen thưởng và trách phạt:
Bao gồm các tác động có tác dụng kích thích mặt tích cực, kìm hãm mặt
tiêu cực trong hành vi ứng xữ của thế hệ trẻ, dựa trên kết quả hành vi mà thế hệ
trẻ đã thực hiện trước đây. Cha mẹ khuyến khích, động viên khi họ có hành vi
phù hợp với chuẩn mực xã hội, ngược lai khắc phục, uốn nắn những hành vi
lệch chuẩn mà thế hệ trẻ đã thực hiện.
Tuy nhiên khơng có một phương pháp nào là tối ưu và vạn năng, nghệ
thuật trong giáo dục thể hiện ở việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp. Các
điều kiện, phương tiện không những đảm bảo cho sự ổn định mà cịn tạo ra một
mơi trường giáo dục hết sức thuận lợi. Giải pháp về điều kiện và phương tiện thể
hiện bằng việc cũng cố thiết chế gia đình ở huyện Thạch Hà bao gồm:
22


- Đảm bảo sự ổn định của gia đình, tạo ra mối quan hệ ổn định, ràng buộc
lẫn nhau về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Ngồi ra
cấu trúc và quy mơ của gia đình cũng tác động đến thiết chế gia đình.
+ Về cấu trúc: Gia đình Thạch Hà nên có từ 2 đến 3 thế hệ là hợp lý cùng
với sự biến đổi của đời sống kinh tế xã hội, sẽ có điều kiện chăm sóc và giáo dục
con cái. Đồng thời giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình.
+ Về quy mơ: Mỗi gia đình chỉ có 4-5 người là hợp lý. Điều này cũng phù
hợp với chính sách dân số kế hoạch hoá của Đảng và Nhà nước và tạo sự thuận
lợi trong chăm sóc và giáo dục con cái.
- Xây dựng gia đình ở huyện Thạch Hà thành mơi trường mang tính giáo
dục bằng việc:
+ Xây dựng khơng khí gia đình êm ấm, văn hố.
+ Xây dựng gia đình hiếu học, phát huy vai trị của dịng họ.

- Nâng cao trình độ nhận thức của cha mẹ về giáo dục gia đình bằng
cách:
+ Chuyên mục về gia đình cần xuất hiện thường xun trên các phương
tiện thơng tin đại chúng.
+ Biên soạn các tài liệu về gia đình và giáo dục gia đình.
+ Mở các lớp huấn luyện về kiến thức gia đình nói chung, kiến thức về
giáo dục gia đình nói riêng cho cán bộ hội phụ nữ các cấp.
+ Thành lập các câu lạc bộ các cấp, câu lạc bộ gia đình khơng sinh con
thứ ba, câu lạc bộ ông bà cha mẹ gương mẫu.
2.4. Nhóm giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc nâng cao hiệu quả của giáo dục gia đình
Nhóm giải này hết sức quan trọng; sự liên kết giữa gia đình, nhà trường
và xã hội mang tính bắt buộc chung. “Việc liên kết, phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và các tổ chức xã hội đối với vần đề giáo dục trẻ nhằm đạt mục tiêu phát
triển nhân cách người công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là một
nguyên tắc quan trọng. Sự phối hợp chặt chẽ ba tổ chức giáo dục trên trước hết
là để đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động
23


giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp đồng tâm hợp lực,
tập trung sức mạnh kích thích, thúc đẩy phát triển nhân cách của học sinh”.
Chúng ta có thể thấy sự kết hợp này hết sức quan trọng, gia đình, nhà trường và
xã hội là ba môi trường quan trọng bậc nhất nhất trong việc hình thành, ni
dưỡng và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Khi đặt vấn đề này cũng cần phải nhận
thức, ba tổ chức này phải cùng một lực tác động “ Đồng tâm, hợp lực” tức là
phải cùng nội dung, hình thức và thời gian trong quá trình kết hợp.

24



×