Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Luận án tiến sĩ giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM NGỌC NHÀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI
MƠ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT LÚA
Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Phát triển Nông thôn
Mã số: 62620116

2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM NGỌC NHÀN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI
MƠ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT LÚA
Ở TỈNH HẬU GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Ngành: Phát triển Nông thôn
Mã số: 62620116

Người hướng dẫn
PGS.TS. HUỲNH QUANG TÍN


TS. TRẦN THANH BÉ


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ

Pham Ngọc Nhàn, 2018. So sánh hiệu quả tài chính của mơ hình canh tác
2 lúa – 1 màu với 3 vụ lúa tại tỉnh Hậu Giang năm 2017. Tạp chí Nơng nghiệp
và Phát triển Nông thôn, 12 (2018): 99-105. ISSN: 1859-4581.
Nhan Pham Ngoc, Liem Le Tran Thanh and Trang Kieu Pham, 2018.
Research on factors affecting the conversion of crop compositon on rice land in
Hau Giang provice – Viet Nam. Journal of International Scientific Publications:
Agriculture & Food, 6: 325-330. ISSN: 1314-8591.
Nhan Pham Ngoc, Be Tran Thanh, Liem Le Tran Thanh, and Trang Kieu
Pham, 2018. Identifying factors affecting farmers’ adoption of cropping pattern
conversion to two rice crops – one cash crop in Vi Tan commune, Hau Giang
province. Journal of Viet Nam Agricultural Science and Technology, 1(3): 6873. ISSN: 0866-8116.
Nhan Pham Ngoc, Tin Huynh Quang, Huy Le Duc and Liem Le Tran
Thanh, 2019. Impacts of watering method and frequency on several biophysics
characteristics and productivity of waxy maize (Zea mays L.). Journal of
International Scientific Publications: Agriculture & Food, 7: 297-308. ISSN:
1314-8591.

i


THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN

Tên luận án: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất
lúa ở tỉnh Hậu Giang
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn


Mã số: 62620116

Họ tên nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Nhàn
Họ và tên người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Quang Tín
Họ và tên người hướng dẫn phụ: TS. Trần Thanh Bé
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ.
1. Tóm tắt nội dung luận án
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình canh tác trên
đất lúa được thực hiện ở tỉnh Hậu Giang với mục tiêu đánh giá hiện trạng canh tác
trên đất trồng lúa 3 vụ để tìm ra giải pháp chuyển đổi mơ hình canh tác có hiệu quả
hơn về mặt tài chính cho nơng hộ. Phương pháp tiếp cận hệ thống để tìm ra điểm
hạn chế của mơ hình canh tác hiện tại trên đất lúa và phương pháp đánh giá có sự
tham gia được áp dụng xuyên suốt trong nghiên cứu. Phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến mức độ chấp
nhận chuyển đổi của nơng hộ.
Kết quả phân tích hiện trạng chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa cho
thấy diện tích đất chuyển đổi của nơng hộ vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún, đối tượng
cây trồng được chuyển đổi cịn phân tán, chưa có sự liên kết với nhau. Hiện trạng
nguồn lực lao động của nông hộ đáp ứng được cho các mơ hình chuyển đổi trên
đất lúa. Về hiệu quả tài chính của các mơ hình canh tác được chuyển đổi cho thấy
lợi nhuận của nơng hộ có mơ hình chuyển đổi cao hơn so với nhóm nơng hộ trồng
3 vụ lúa.
Kết quả thí nghiệm đồng ruộng chỉ ra nghiệm thức trồng cây bắp nếp tại
đất lúa của nông hộ với kỹ thuật tưới gốc - 1 ngày/lần đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở phương pháp tưới phun 3 ngày tưới/lần là cao nhất. Tính tốn hiệu quả mơ hình trồng bắp trên ruộng
cho thấy chi phí đầu tư là 24.390.000 đồng, lợi nhuận thu được từ mô hình là
20.020.000, tỷ suất lợi nhuận/chi phí đầu tư của bắp là 0,82 cao hơn so với lúa
cùng vụ chỉ đạt 0,49. Kết quả đã cho thấy với chu kỳ tưới 3 ngày/lần kết hợp
phương pháp tưới phun sẽ là mơ hình chuyển đổi phù hợp trong vụ Hè Thu ở

điểm nghiên cứu thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả của phân
tích nhân tố khám phá EFA đã xác định yếu tố Chính sách của Nhà nước và địa

ii


phương, Giá cả/thị trường và sự liên kết có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận
chuyển đổi mơ hình canh tác của nông hộ.
Giải pháp đề xuất trong nghiên cứu được đề nghị với nhiều nhóm yếu tố
bao gồm Nhà nước và địa phương, chính sách liên quan đến đào tạo chuyển
giao khoa học kỹ thuật, chính sách về thị trường và liên kết. Trong đó, đối với
chính quyền địa phương cấp tỉnh cần có chính sách thúc đẩy nơng hộ chuyển
đổi thông qua giải pháp liên kết sản xuất, hình thành vùng sản xuất cây màu trên
đất lúa ở vụ Hè Thu.
Nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian đối với việc thí nghiệm các mơ
hình cây trồng cạn khác nhau. Kiến nghị được đưa ra là tiếp tục nghiên cứu giải
pháp kỹ thuật cho cây trồng cạn khác và các mơ hình canh tác lúa-cá nhằm tạo
ra sự đa dạng mơ hình kỹ thuật thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình
chuyển đổi trên địa bàn tỉnh.
Từ khóa: cây trồng cạn, chuyển đổi, đất lúa, Hậu Giang, hiệu quả, tác động.
2. Những kết quả mới của luận án
- Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu của luận án đã đi sâu nghiên cứu các cơ sở khoa học của sự
chuyển đổi mơ hình canh tác có hiệu quả trên đất lúa bao gồm thực trạng canh
tác lúa 3 vụ kém hiệu quả cần được chuyển đổi sang mô hình canh tác thích hợp
cho nơng hộ. Bên cạnh đó, luận án cũng đã xây dựng được cơ sở lý luận chuyển
đổi mơ hình canh tác trên đồng ruộng dựa vào thực trạng kinh tế xã hội, các
nguồn lực của nông hộ và sự tác động của các yếu tố nội lực và ngoại lực.
Nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố có tác động đến sự chuyển đổi mơ hình
canh tác bao gồm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính sách của Nhà nước,

khóa đào tạo chuyển giao kỹ thuật FFS, thị trường liên kết và năng lực của nơng
dân. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình canh tác thơng qua đánh giá
các chỉ số tài chính mơ hình.
- Ý nghĩa thực tiễn
Luận án sử dụng phương pháp điều tra kết hợp với sử dụng phương pháp
phân tích mơ hình tốn hồi qui tuyến tính đa biến để đánh giá các yếu tố tác
động cùng với việc bố trí thí nghiệm trong điều kiện thực nghiệm trên đồng
ruộng của nơng dân và đánh giá các chỉ số tài chính của mơ hình chuyển đổi.
Qua đó, luận án đã xác định các giải pháp mang tính thực tiễn giúp nơng dân có
khả năng tự chuyển đổi mơ hình canh tác trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu nơng
nghiệp trên tồn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển mơ hình kinh
iii


tế nơng hộ bền vững. Trong đó, cây bắp được đề xuất thay thế cho cây lúa ở vụ
Hè Thu để phù hợp với điều kiện thời tiết ở địa phương và nâng cao thu nhập
cho nông hộ.
- Đối tượng thụ hưởng
Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những giải pháp nâng cao hiệu quả
chuyển đổi mơ hình canh tác cho nơng dân tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, kết
quả của luận án sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho các địa phương vùng Đồng
bằng sông Cửu Long nhân rộng mơ hình chuyển đổi canh tác trên đất lúa kém
hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho nơng hộ.
- Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Nghiên cứu trong luận án này chỉ dừng lại trong phạm vi đánh giá thực
trạng chuyển đổi, thử nghiệm kỹ thuật và đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả chuyển đổi canh tác cho nông hộ. Nghiên cứu tiếp theo cần đánh
giá hiệu quả kỹ thuật của các mô hình canh tác được nơng hộ chấp nhận chuyển
đổi, nhằm góp phần đưa ra giải pháp kỹ thuật cho mỗi loại cây trồng và đóng

góp nguồn tư liệu phong phú cho địa phương xây dựng giải pháp khuyến cáo,
tư vấn kỹ thuật, chuyển giao cho nơng hộ.
Người hướng dẫn chính

Người hướng dẫn phụ

Nghiên cứu sinh

PGS.TS Huỳnh Quang Tín

TS. Trần Thanh Bé

Phạm Ngọc Nhàn

Xác nhận của
Thủ trưởng đơn vị đào tạo sau đại học

iv


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận án này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân cịn có sự giúp
đỡ nhiệt tình của q thầy/cơ, cũng như sự động viên của gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Huỳnh
Quang Tín, Tiến sĩ Trần Thanh Bé, thầy đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện cho tơi hồn thành luận án này. Xin được gửi lời tri ân của tôi đối với những
điều mà thầy đã dành cho tôi trong thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tơi chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Chủ nhiệm của Dự án Gieo

trồng đa dạng – An ninh lương thực (SD=HS) đã hỗ trợ một phần kinh phí cho
tơi thực hiện luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả q Thầy/Cơ của Viện Nghiên
cứu Phát triển Đồng bằng Sơng Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã truyền
đạt những kiến thức quí báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt thời gian khóa học.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cơ quan nơi tôi làm việc – Khoa Phát triển
Nông thôn – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập trong suốt
thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình đã khơng ngừng động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong suốt thời gian học tập và hồn thành luận
án tiến sĩ.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến các anh chị em, các bạn đồng
nghiệp, các em sinh viên ngành Phát triển Nông thôn, ngành Khuyến nông,
ngành Kỹ thuật Nông nghiệp đã động viên, hỗ trợ, chia sẻ công việc cùng với
tôi rất nhiều trong suốt thời gian tơi học tập và hồn thành luận án tiến sĩ.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Phạm Ngọc Nhàn

v


TÓM TẮT
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình canh tác trên
đất lúa được thực hiện ở tỉnh Hậu Giang với mục tiêu đánh giá hiện trạng canh
tác trên đất trồng lúa 3 vụ để tìm ra giải pháp chuyển đổi mơ hình canh tác có
hiệu quả hơn về mặt tài chính cho nơng hộ. Phương pháp tiếp cận hệ thống để
tìm ra điểm hạn chế của mơ hình canh tác hiện tại trên đất lúa và phương pháp

đánh giá có sự tham gia được áp dụng xuyên suốt trong nghiên cứu. Phương
pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để xác định các yếu tố tác
động đến mức độ chấp nhận chuyển đổi của nơng hộ.
Kết quả phân tích hiện trạng chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa cho
thấy diện tích đất chuyển đổi của nơng hộ vẫn cịn nhỏ lẻ, manh mún, đối tượng
cây trồng được chuyển đổi còn phân tán, chưa có sự liên kết với nhau. Hiện
trạng nguồn lực lao động của nông hộ đáp ứng được cho các mơ hình chuyển
đổi trên đất lúa. Về hiệu quả tài chính của các mơ hình canh tác được chuyển
đổi cho thấy lợi nhuận của nơng hộ có mơ hình chuyển đổi cao hơn so với nhóm
nơng hộ trồng 3 vụ lúa.
Kết quả thí nghiệm đồng ruộng chỉ ra nghiệm thức trồng cây bắp nếp tại
đất lúa của nông hộ với kỹ thuật tưới gốc - 1 ngày/lần đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhất. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở phương pháp tưới phun 3 ngày tưới/lần là cao nhất. Tính tốn hiệu quả mơ hình trồng bắp trên ruộng
cho thấy chi phí đầu tư là 24.390.000 đồng, lợi nhuận thu được từ mơ hình là
20.020.000, tỷ suất lợi nhuận/chi phí đầu tư của bắp là 0,82 cao hơn so với lúa
cùng vụ chỉ đạt 0,49. Kết quả đã cho thấy với chu kỳ tưới 3 ngày/lần kết hợp
phương pháp tưới phun sẽ là mô hình chuyển đổi phù hợp trong vụ Hè Thu ở
điểm nghiên cứu thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả của phân
tích nhân tố khám phá EFA đã xác định yếu tố Chính sách của Nhà nước và địa
phương, Giá cả/thị trường và sự liên kết có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận
chuyển đổi mơ hình canh tác của nông hộ.
Giải pháp đề xuất trong nghiên cứu được đề nghị với nhiều nhóm yếu tố
bao gồm Nhà nước và địa phương, chính sách liên quan đến đào tạo chuyển giao
khoa học kỹ thuật, chính sách về thị trường và liên kết. Trong đó, đối với chính
quyền địa phương cấp tỉnh cần có chính sách thúc đẩy nơng hộ chuyển đổi thông
qua giải pháp liên kết sản xuất, hình thành vùng sản xuất cây màu trên đất lúa ở
vụ Hè Thu.
Nghiên cứu còn hạn chế về mặt thời gian đối với việc thí nghiệm các mơ
hình cây trồng cạn khác nhau. Kiến nghị được đưa ra là tiếp tục nghiên cứu giải
pháp kỹ thuật cho cây trồng cạn khác và các mơ hình canh tác lúa-cá nhằm tạo

vi


ra sự đa dạng mơ hình kỹ thuật thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình
chuyển đổi trên địa bàn tỉnh.
Từ khóa: cây trồng cạn, chuyển đổi, đất lúa, Hậu Giang, hiệu quả, tác động.

vii


ABSTRACT
Research on solutions to improve the efficiency of farming model conversion
on rice land was implemented in Hau Giang province to assess the current cultivation
status on 3-crop rice land to find solutions to change farming models to be more
financially efficient. A systematic approach to finding the limitations of the current
farming model on rice land and a participatory assessment method was applied
throughout the study. The exploratory factor analysis method was used to determine
the factors that affect the degree of farmer's conversion acceptance.
The analysis of the current status of the farming model conversion on rice land
showed that the converted land area of the farmer household is still small,
fragmented, the objects of the converted crops are still scattered, without linkage.
The current status of the farm's labor resources is sufficient for the conversion model
on rice land. Regarding the financial efficiency of the converted farming models, it
was shown that the profits of the converted farmers are higher than those of the 3rice crop group.
The results of pilot on field showed that growing sticky corn in the farmer's
rice soil with basal irrigation technique - once a day achieved the highest growth rate.
The results of field experiments were shown that the treatment of growing sticky
corn in the farmer's rice land with basal irrigation technique - once a day has the
highest growth rate. Theoretical yield and net yield in the sprinkler method - every
three days is the highest. Calculating the corn-on-field model's efficiency showed

that the investment cost is 24,390,000 VND, the profit earned from the model is
20,020,000, the rate of return/investment cost of corn is 0.82 higher than that of the
same crop rice, only 0.49. The results showed that with a 3-day irrigation cycle
combined with spray irrigation method, it would be a suitable conversion model in
the Summer-Autumn crop at the study site in Chau Thanh A district, Hau Giang
province. The exploratory factor analysis results identified that factors such as State
and local policies, Price/market, and the association affect the degree of farmers'
acceptability to change farming models.
The solution proposed in the research is proposed with many groups of factors,
including State and locality, policies related to science and technology transfer
training, policy on the market, and linkage. For the local government at the provincial
level, it is necessary to have the policy to encourage farmers to convert through the
solution of linking production, forming crop production areas on rice land in the
Summer-Autumn crop.

viii


The study was time-constrained for the testing of different upland crop models.
Recommendations were made to continue to study technical solutions for other
upland crops and rice-fish farming models to create a diversity of technical models
that motivate people to participate in the province's transition.
Keywords: conversion, efficiency, Hau Giang, impact, rice land, upland
crops.

ix


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận án
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 05 năm 2021
Người hướng dẫn chính

Người hướng dẫn phụ

Nghiên cứu sinh

PGS.TS Huỳnh Quang Tín

TS. Trần Thanh Bé

Phạm Ngọc Nhàn

x


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ .......................................... i
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... v
TÓM TẮT ......................................................................................................... vi
ABSTRACT ................................................................................................... viii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. x
MỤC LỤC ........................................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xv
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xvi
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... xix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU............................................................................... 21

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 21
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 22
Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 22
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 22
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU ................................... 23
Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 23
Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 23
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 23
1.5. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ........................................................ 24
Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 24
Giới hạn nghiên cứu ................................................................................ 24

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 25
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC, CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG CANH
TÁC............................................................................................................................ 25
Hệ thống canh tác .................................................................................... 25
Phát triển hệ thống canh tác .................................................................... 26
Chuyển đổi hệ thống canh tác ................................................................. 28
Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ........................................... 28
Khái niệm về đất lúa ............................................................................... 30

xi


Khái niệm về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa...................................... 30
Khái niệm về hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ....................... 30
2.2. BÀI HỌC VỀ TÁI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI .................................. 31
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI MANG HIỆU QUẢ TRÊN
ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI VIỆT NAM ....................................................................... 32

2.4. LỢI NHUẬN TÀI CHÍNH TỪ MƠ HÌNH CHUYỂN ĐỔI TRÊN ĐẤT LÚA. 34
2.5. CÁC NHÓM YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY
TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA ........................................................................................ 43
Nhóm yếu tố tự nhiên .............................................................................. 43
Các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật ................................................................ 44
Nhóm yếu tố về chính sách ..................................................................... 45
2.6. CƠNG CỤ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT (KHĨA ĐÀO TẠO NƠNG DÂN FFS) CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA ............................................ 47
Đặc trưng của lớp học hiện trường (FFS) ............................................... 47
Một số nghiên cứu về khóa học FFS ....................................................... 48
2.7. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 50
2.8. TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 56
Đặc điểm kinh tế xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long ....................... 56
Sự tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất nơng nghiệp ................ 57
2.9. TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG ............................................................ 61
Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 61
Về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn ................................... 63
2.10. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT LÚA CỦA TỈNH HẬU GIANG ........................... 64
Hiện trạng, biến động diện tích gieo trồng, năng suất lúa tỉnh Hậu Giang
................................................................................................................. 64
2.11. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CHUYỂN ĐỔI MƠ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT LÚA ........................... 67

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 70
3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN.............................................................................. 70
Phương pháp tiếp cận hệ thống (Systematic approach) .......................... 70
Phương pháp đánh giá có sự tham gia .................................................... 71

xii



3.2. KHUNG PHÂN TÍCH ........................................................................................ 71
3.3. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................ 74
3.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ............................ 75
Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................ 75
Chọn mẫu nghiên cứu ............................................................................. 75
3.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ........................................................... 77
Thu thập thông tin thứ cấp ...................................................................... 77
Thu thập thông tin sơ cấp ........................................................................ 78
3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................... 78
Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của nông
hộ tại tỉnh Hậu Giang. ............................................................................. 78
Mục tiêu 2: Phân tích nguồn lực của nơng hộ trong q trình chuyển đổi
mơ hình canh tác trên đất lúa. ................................................................. 79
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố tác động đến mơ hình chuyển đổi cây
trồng trên đất lúa của nông hộ ................................................................. 84
Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình canh
tác trên đất lúa cho nông hộ trên địa bàn tỉnh. ........................................ 88

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 89
4.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA Ở TỈNH HẬU
GIANG ....................................................................................................................... 89
Phân tích chính sách hỗ trợ q trình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ....
................................................................................................................. 89
Chính sách hỗ trợ quá trình chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa của tỉnh
Hậu Giang ............................................................................................... 90
Tiến trình chuyển đổi mơ hình sản xuất trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang ......
................................................................................................................. 92
Thực trạng chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa của nơng hộ tại tỉnh
Hậu Giang ............................................................................................... 94
Chi phí và lợi nhuận sản xuất của hộ có chuyển đổi và khơng chuyển đổi

........................................................................................................... …..96
4.2. NGUỒN LỰC CỦA NƠNG HỘ TRONG Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MƠ
HÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐẤT LÚA ..................................................................... 104
Độ tuổi của nơng dân ............................................................................ 104
Trình độ học vấn của nông dân ............................................................. 106
xiii


Kinh nghiệm sản xuất của nơng dân ..................................................... 107
Diện tích đất canh tác của nông hộ ....................................................... 108
Nguồn lực lao động trong nông hộ ....................................................... 109
Nguồn vốn trong sản xuất của nông hộ ................................................. 110
Thu nhập của nông hộ ........................................................................... 111
Tác động của khóa huấn luyện chuyển giao kỹ thuật FFS đến xu hướng
chuyển đổi của nơng hộ......................................................................... 112
Thí nghiệm giải pháp kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây bắp được
chuyển đổi trên đất lúa vụ Hè Thu ........................................................ 118
4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤP NHẬN CHUYỂN ĐỔI
MƠ HÌNH CANH TÁC CỦA NƠNG HỘ .............................................................. 128
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI CANH TÁC
TRÊN ĐẤT LÚA CHO NÔNG HỘ ........................................................................ 142
Đối với chính sách cấp tỉnh ................................................................... 143
Giải pháp đối với từng vùng sinh thái của tỉnh ..................................... 144
Giải pháp liên kết sản xuất và thị trường sản phẩm .............................. 146
Đối với giải pháp đào tạo ...................................................................... 146
Đối với giải pháp kỹ thuật ..................................................................... 147
Đối với nhà khoa học ............................................................................ 147

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 149
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 149

5.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 151
PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN ................................................................. 169

xiv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASPS: Chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp
BĐKH: Biến đổi khí hậu
BVTV: Bảo vệ thực vật
CBDC: Dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cộng đồng
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sơng Hồng
EFA: Phương pháp phân tích nhân tố theo cách khám phá (Exploratory Factor
Analysis)
FFS: Lớp học hiện trường (Farm Field School)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GTSX: Giá trị sản xuất
IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management)
IRRI: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (International Rice Research Institute)
KHKT: Khoa học kỹ thuật
PTD: Phương pháp phát triển kỹ thuật có sự tham gia (Participatory Technology
Development)
UBND: Ủy ban nhân dân
VCCI: Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam

xv



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình 3 lúa và lúa – đậu nành – lúa ở
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2011 ........................................................ 35
Bảng 2.2. So sánh hiệu quả kinh tế của mơ hình 3 lúa và lúa – đậu nành – lúa ở
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang năm 2011 ............................................... 36
Bảng 2.3. So sánh hiệu quả tài chính mơ hình trồng đậu nành trên đất lúa so với
lúa 3 vụ tại huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ năm 2012 .............................. 37
Bảng 2.4. Hiệu quả của mơ hình canh tác lúa – mè – bắp tại Thốt Nốt, Cần Thơ
năm 2012 .................................................................................................................. 37
Bảng 2.5. So sánh lợi nhuận một số mơ hình trồng ln canh trên đất lúa ở tỉnh
Bạc Liêu năm 2012.................................................................................................. 38
Bảng 2.6. So sánh tỷ số tài chính giữa mơ hình 2 lúa và lúa màu tại xã Giang
Thành, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang năm 2013 ........................................... 38
Bảng 2.7. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất lúa trên một số loại đất ở vùng ĐBSCL
.................................................................................................................................... 40

Bảng 2.8. Hiệu quả canh tác lúa – màu, lúa – tôm trên một số loại đất ở vùng
ĐBSCL ...................................................................................................................... 42
Bảng 2.9. Đánh giá tổng quan tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu trước đây ..
.................................................................................................................................... 51

Bảng 2.10. Diện tích gieo trồng lúa phân theo cơ cấu mùa vụ tỉnh Hậu Giang
giai đoạn 2005 – 2019 ............................................................................................. 65
Bảng 2.11. Diện tích gieo trồng lúa cả năm phân theo huyện thuộc tỉnh Hậu
Giang giai đoạn 2005 – 2019 ................................................................................. 65
Bảng 2.12.Sản lượng lúa phân theo cơ cấu mùa vụ tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2005 – 2019 .............................................................................................................. 66
Bảng 2.13. Sản lượng lúa phân theo huyện thuộc tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005
– 2019 ........................................................................................................................ 66

Bảng 3.1. Cỡ mẫu đại diện cho điểm nghiên cứu, được phân tầng theo đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................................ 76
Bảng 3.2. Mô tả biến trong thành phần các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp
nhận chuyển đổi mơ hình........................................................................................ 86
Bảng 4.1. Kế hoạch chuyển đổi đất lúa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019-2020
.................................................................................................................................... 90

xvi


Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Hợp phần 3 - Đề án 1.000 của tỉnh Hậu Giang
.................................................................................................................................... 94

Bảng 4.3. Chi phí và lợi nhuận trong sản xuất lúa của nhóm hộ khơng chuyển
đổi và nhóm hộ có chuyển đổi ............................................................................... 96
Bảng 4.4. Nhóm hoa màu chuyển đổi trên đất lúa phân theo địa bàn nghiên cứu
.................................................................................................................................... 98

Bảng 4.5. Phân tích chi phí và lợi nhuận của 4 nhóm hoa màu được trồng trên
đất lúa ........................................................................................................................ 98
Bảng 4.6. So sánh lợi nhuận và chi phí đầu tư giữa mơ hình 2 lúa - màu và mơ
hình 3 vụ lúa ........................................................................................................... 100
Bảng 4.7. Nhóm

tuổi

nơng

dân


phân

theo

địa

bàn

nghiên

cứu

.................................................................................................................................. 105

Bảng 4.8. Trình độ học vấn của nơng dân phân theo vùng nghiên cứu
.................................................................................................................................. 107

Bảng 4.9. Số năm kinh nghiệm sản xuất lúa và hoa màu của nông dân
.................................................................................................................................. 108

Bảng 4.10. Diện tích đất canh tác của nơng hộ phân theo địa bàn nghiên cứu ...
.................................................................................................................................. 109

Bảng 4.11. Nguồn lực lao động của nông hộ phân theo địa bàn nghiên cứu . 109
Bảng 4.12. Nguồn vốn trong sản xuất của nông hô........................................ 111
Bảng 4.13. Số năm kinh nghiệm sản xuất lúa của học viên tham gia khóa tập
huấn ......................................................................................................................... 112
Bảng 4.14. Chi phí và lợi nhuận sản xuất lúa trước và sau khi tham gia khóa học
FFS .......................................................................................................................... 117
Bảng 4.15. Chi phí và lợi nhuận sản xuất lúa của nơng dân có tham gia khóa

huấn luyện FFS và nơng dân khơng tham gia khóa huấn luyện FFS .............. 117
Bảng 4.16. Chiều cao cây bắp sau 55 ngày thí nghiệm ................................. 119
Bảng 4.17. Trọng lượng trái bắp lúc thu hoạch ................................................. 123
Bảng 4.18. Đường kính trái bắp của các nghiệm thức ..................................... 123
Bảng 4.19. Chiều dài trái bắp ở các nghiệm thức ........................................... 124
Bảng 4.20. Số hạt/hàng của trái bắp ............................................................... 125
Bảng 4.21. Hạch tốn mơ hình canh tác bắp trên ruộng lúa của nông hộ ...... 127
Bảng 4.22. Mô tả biến trong thành phần các yếu tố ảnh hưởng ..................... 130
xvii


Bảng 4.23. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Tác động từ khóa huấn luyện
FFS .......................................................................................................................... 132
Bảng 4.24. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Năng lực cá nhân ............. 133
Bảng 4.25. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Chính sách Nhà nước và địa
phương .................................................................................................................... 134
Bảng 4.26. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Giá cả thị trường và sự liên
kết ................................................................................................................... 134
Bảng 4.27. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo Tác động của BĐKH/đất
đai/nguồn nước ...................................................................................................... 135
Bảng 4.28. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Mức độ chấp nhận chuyển
đổi mơ hình ............................................................................................................. 135
Bảng 4.29. Kiểm định chỉ số KMO và Barlett’s các thành phần thang đo .... 137
Bảng 4.30. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với 5 thành phần thang đo . 138
Bảng 4.31. Kết quả phân tích hệ số KMO với thành phần mức độ chấp nhận139
Bảng 4.32. Kết quả chỉ số R trong mơ hình tốn hồi qui tuyến tính đa biến . 141
Bảng 4.33. Các hệ số hồi qui tuyến tính đa biến trong phân tích ................... 142

xviii



DANH SÁCH HÌNH
Những yếu tố quyết định sự hình thành một hệ thống canh tác ....... 26
Sơ đồ biểu diễn hệ thống trang trại ...................................................... 27
Biến động nhiệt độ ở ĐBSCL giai đoạn 1975 – 2015 ....................... 59
Mực nước trung bình ở ĐBSCL giai đoạn 1975 – 2015 ................... 60
Lượng mưa ở ĐBSCL giai đoạn từ 1975 – 2015 ............................... 60
Diện tích gieo trồng lúa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2019 ...... 64
Diện tích cây rau, đậu thuộc tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005 – 2019
.......................................................................................................................... 67
Khung nghiên cứu lý thuyết chuyển đổi mơ hình sản xuất của luận án
……………………………………………………………………... ............... 73
Tiến trình nghiên cứu của luận án ........................................................ 74
Bản đồ thể hiện điểm nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang ........................ 77
Sơ đồ bố trí thí nghiệm giải pháp kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây
bắp được chuyển đổi trên ruộng lúa tại huyện Châu Thành A .......................... 84
Thời gian chuyển đổi từ lúa sang hoa màu của nơng hộ ................... 95
Tỷ lệ diện tích đất lúa chuyển đổi sang đất trồng hoa màu ............... 95
Nhóm hoa màu hộ chuyển đổi trên đất lúa ......................................... 97
Nhận định của nơng dân về lợi nhuận của mơ hình chuyển đổi canh
tác trên đất lúa ................................................................................................... 99
Lí do chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa của nơng hộ ......... 101
Nguồn thông tin tiếp cận giá bán hoa màu của nông hộ ................. 102
Nguồn thu mua hoa màu của nơng hộ ............................................... 102
Khó khăn của hộ chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa ........... 103
Những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả các mơ hình chuyển đổi ..... 104
Nhóm tuổi của nơng dân ............................................................... 105
Trình độ học vấn của nơng dân được phỏng vấn .......................... 106
Diện tích đất canh tác của nông hộ trồng lúa và hoa màu ............ 108
Thu nhập bình qn/năm/ha của hộ có chuyển đổi mơ hình và hộ

khơng có chuyển đổi ....................................................................................... 111

xix


Đánh giá của nông dân về nâng cao năng lực sau khóa chuyển giao
kỹ thuật FFS ........................................................................................................... 113
Tác động của khóa tập huấn FFS đến năng lực nơng dân ............ 114
Mơ hình sản xuất trên đất lúa của nơng hộ trước và sau tham gia
khóa tập huấn FFS ................................................................................................. 114
Tỷ lệ nơng dân tham gia chuyển đổi mơ hình canh tác sau khóa tập
huấn FFS ................................................................................................................. 115
Tỷ lệ nơng dân thực hiện các hoạt động trên đồng ruộng sau khóa
tập huấn FFS .......................................................................................................... 116
Tốc độ tăng trưởng của cây bắp trong thời gian thử nghiệm........ 120
Ngày trổ cờ, phun râu và chính sinh lý giữa các nghiệm thức ..... 121
Bắp trổ cờ và phun râu trên ruộng thí nghiệm .............................. 122
Chiều dài và trọng lượng bắp lúc thu hoạch ................................. 124
Trọng lượng 1000 hạt bắp tươi và sau sấy (ẩm độ 14%) .............. 126
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các nghiệm thức .. 127
Mức độ chấp nhận chuyển đổi mơ hình canh tác của nơng dân ... 128

xx


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu
Giang nói riêng hiện nay vẫn tập trung vào việc thâm canh đất canh tác lúa để gia

tăng sản lượng đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Tuy
nhiên, việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất trồng lúa đã có những tác
động tiêu cực đến môi trường sinh thái, dễ rủi ro về mặt kinh tế và tác động tiêu
cực đến đời sống xã hội của nông dân trồng lúa. Về mặt mơi trường và sức khỏe,
độc canh lúa cịn là nguyên nhân dẫn đến gia tăng sâu bệnh, suy thoái đất. Điều
nầy sẽ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của các lồi trong sản xuất nơng
nghiệp. Về mặt kinh tế, do độc canh trong sản xuất cây lúa nên biến động giá cả
trên thị trường (đầu vào và đầu ra của sản xuất) sẽ làm cho thu nhập của nông dân
trồng lúa không ổn định. Hơn nữa, các tác động của thời tiết cực đoan, thiên tai
thảm họa, biến đổi khí hậu và sự bộc phát của dịch hại sẽ làm giảm năng suất lúa
ảnh hưởng đến lợi nhuận người trồng lúa. Về mặt xã hội, do môi trường thay đổi
và lợi nhuận của người trồng lúa không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sinh kế của hộ sản xuất và sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Trong điều
kiện đất sản xuất nông nghiệp manh mún như hiện nay và diện tích đất canh
tác/hộ là thấp, nếu nông dân độc canh cây lúa sẽ hạn chế đến các hoạt động sản
xuất khác trong nông hộ như: hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa
màu và các hoạt động phi nông nghiệp khác.
Tại Nghị Quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sơng
Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã nêu quan điểm chỉ đạo thay đổi tư
duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản
xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu
của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Quyết định
899 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cũng đã chỉ rõ thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo
các mục tiêu cơ bản về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển mạnh
từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao
chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận; đồng thời, chú trọng đáp
ứng các yêu cầu về xã hội. Xuất phát từ những chủ trương, định hướng của Đảng
và Nhà nước trong q trình cơ cấu lại ngành nơng nghiệp, trong đó chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, đa dạng hoạt động nông nghiệp trên đất lúa được coi là giải
pháp then chốt trong tái cơ cấu cây trồng ở vùng chuyên canh lúa của ĐBSCL.
21


Đối với tỉnh Hậu Giang, địa hình trũng ở vùng ĐBSCL chịu nhiều tác động của
BĐKH. Để thích ứng với điều kiện thời tiết cực đoan, các mơ hình chuyển đổi
cây trồng cạn trên đất trồng lúa đã mang lại hiệu quả tích cực cho nơng hộ. Tuy
nhiên, vẫn cịn nhiều hạn chế như chuyển đổi còn manh mún, nhỏ lẻ, kỹ thuật
canh tác cây trồng cạn còn theo tập quán của nông dân. Việc chuyển đổi cây
trồng trên đất lúa của tỉnh Hậu Giang hiện nay được xem là vấn đề quan trọng,
đóng góp vào hiệu quả sản xuất và tính bền vững trong canh tác của tỉnh. Từ đó
cần có những nghiên cứu cụ thể, chỉ ra được các mơ hình chuyển đổi trên đất
lúa nhằm mang lại thu nhập cao, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi là cần
thiết.
Từ cơ sở lý luận trên, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ
hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang được thực hiện. Kết quả nghiên cứu
của luận án sẽ chỉ ra những mơ hình canh tác trên đất lúa hiệu quả, thúc đẩy quá
trình chuyển đổi một cách mạnh mẽ trong giai đoạn cơ cấu lại ngành nơng
nghiệp, góp phần cụ thể hóa chính sách Nơng nghiệp – Nơng dân và Nông thôn
của Đảng và Nhà nước.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi hiệu quả mơ hình canh
tác trên đất lúa nhằm cải thiện thu nhập của nơng hộ, góp phần thực hiện tốt
định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với mơ hình phát triển bền vững
nơng nghiệp – nông thôn – nông dân ở tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu cụ thể
Để có cơ sở đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của luận án
sẽ lần lượt thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

- Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của
nông hộ tại tỉnh Hậu Giang.
- Mục tiêu 2: Phân tích nguồn lực của nơng hộ trong quá trình chuyển đổi
sản xuất trên đất lúa.
- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố tác động đến mức độ chuyển đổi cây
trồng trên đất lúa của nông hộ.
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mơ hình
canh tác trên đất lúa cho nông hộ trên địa bàn tỉnh.

22


1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU
Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện trạng chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa của nơng hộ cịn nhỏ
lẻ, chưa tập trung.
- Nơng hộ có nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi.
- Chính sách của Nhà nước và thị trường có tác động đến nơng hộ chuyển
đổi mơ hình canh tác trên đất lúa.
- Liên kết sản xuất là giải pháp then chốt giúp nông dân mạnh dạn chuyển
đổi mơ hình canh tác trên đất lúa.
Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang như thế nào?
- Nơng hộ có nguồn lực nào để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi?
- Yếu tố nào tác động mạnh đến chuyển đổi mơ hình canh tác trên đất lúa
của nông hộ?
- Giải pháp nào là then chốt đẩy mạnh q trình chuyển đổi mơ hình canh
tác trên đất lúa của nơng hộ.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của

nông hộ tại tỉnh Hậu Giang:
Nội dung này tập trung phân tích tình hình chuyển đổi cây trồng trên
đất lúa của tỉnh Hậu Giang, kế hoạch triển khai và kết quả của quá trình
chuyển đổi, những chính sách của địa phương hỗ trợ quá trình chuyển đổi.
Song song đó, nghiên cứu chỉ ra hiệu quả của các mơ hình chuyển đổi thơng
qua khảo sát nơng hộ, thảo luận nhóm với nơng dân.
- Mục tiêu 2: Phân tích nguồn lực của nơng hộ trong q trình chuyển đổi
sản xuất trên đất lúa:
Tập trung phân tích nguồn lực bên ngoài bao gồm: cơ sở hạ tầng cho sản
xuất, nguồn vốn vay, thị trường nơng sản, chính sách hỗ trợ sản xuất của địa
phương, điều kiện khí hậu, thời tiết. Các yếu tố bên trong nông hộ cũng được
xem xét phân tích bao gồm tuổi tác của nơng dân, trình độ học vấn, số năm kinh
nghiệm trong sản xuất, nguồn lực lao động, diện tích đất lúa, nguồn vốn tài
chính của nơng hộ.

23


×