Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.76 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

MƠN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TIỂU LUẬN

GVHD: Trần Thị Phương
SVTH:
1. Đinh Kim Hoàng 20119340
2. Phạm Huy Hoàng 20119341
3. Trịnh Thị Huyền 20119344
4. Nguyễn Phi Hùng 20119075
5. Trần Quốc Hùng 20119342
Mã lớp học: LLCT130105-Nhóm 10

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020

0


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học Mác-Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan,
phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng. Trong những quy luật trên, quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi
về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một vấn đề cơ bản
của phép biện chứng duy vật triết học Mác. Quy luật này chỉ ra phương thức
vận động, thay đổi, phát triển của các sự vật trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội


và tư duy. Qua bài tiểu luận này nhóm chúng em xin giải quyết vấn đề: “Quy
luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về
chất và ngược lại và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn.”
2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này, nhóm sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về khái niệm về
lượng và chất, sau đó đi sâu vào để giúp mọi người hiểu rõ được những vấn
đề lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại. Sau đó liên hệ vào hoạt động tích lũy
kiến thức của học sinh, sinh viên nhằm giúp mọi người có những hướng học
tập và cách học tập tốt hơn trong môi trường giáo dục của trường học.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thơng tin, nghiên cứu và đưa ra
những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng qua điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái uát và mơ tả, phân
tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội nhân văn.

1


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG
THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DÂN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ
CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI.
1. Các khái niệm:
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt chất và lượng. Hai
mặt đó thống nhất hữu cơ với nhau trong sự vật hiện tượng.
1.1 Khái niệm về chất:
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó
với sự vật, hiện tượng. Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính

là các thuộc tính khách quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất khơng
đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tuợng đều có những
thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp
thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì
chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản cua
sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể của sự phân tích; cùng một
thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là
khơng cơ bản.
Mặt khác, chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất
của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa
chúng, thơng qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ
bản và khơng cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi
sự vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất, mà còn nhiều chất, tùy thuộc vào
các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không tồn tại thuần
túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó .
2


Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được quyết định bởi thanh phần cấu
tạo mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng.
Ví dụ: Với C, H, O thì khi chúng liên kết ắt hẳn ta sẽ có chất khác so với
các nguyên tố P, O khi chúng liên kết. Ngoài ra, với 3 chất C, H, O nếu
chúng liên kết theo nhiều kiể khác nhau ta lại được các chất khác nhau như
CH3-CH2-COOH và CH3-COO-CH3,…
Trong sự vật ,hiện tượng, chất không tách rời được với lượng.
1.2 Khái niệm về lượng:
Lượng là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy
mơ, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật
không phụ thuộc vào ý chý, ý thức của con người.
Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh

hay chậm, trình độ cao hay thấp..v.v. đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số
tuyệt đối như trọng lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này
với thời kỳ khác.
Ví dụ tốc độ của ánh sang là 300.000km/giây, một người cao 1 mét 76 cm,
một nước có 50 triệu dân…v.v.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự
vật, hiện tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Hai phương diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa
chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa
tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là chất nhưng trong
mối quan hệ khác lại là lượng.

3


2. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi dần về chất và ngược
lại:
Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại mối quan hệ giữa lượng và chất trong
một chỉnh thể. Chúng tác đông qua lại lẫn nhau một cách biện chứng. Sự
thay đổi về lượng sẽ có thể dẫn tới sự thay đổi về chất song khơng phải lúc
nào lượng thay đổi thì chất sẽ thay đổi. Nếu lượng được cung cấp chưa đủ để
vượt qua giới hạn nhất định thì chất vẫ chưa thể thay đổi. Khoảng giới hạn
đó được gọi là độ.
* Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và
lượng, là khoảng giới hạn mà trong đố sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Như vậy muốn chất thay đổi ta phải
cung cấp một lượng sao cho nó đạt đến một điểm nhất định. Điểm đó gọi là
nút.
* Điểm nút chính là ranh giới giữa lượng và chất mà tại đó khi sự thay đổi
và lượng đạt đến thì sự thay đổi về chất bắt đầu được hình thành. Độ mới và

điểm nút mới của sự vật, hiện tượng cũng được hình thành.
Ví dụ: Nước bình thường khi đun lên đến hơn 100°C thì bốc hơi. Vậy từ
0°C đến 100°C là độ của nước, 100°C chính là điểm nút của nó.
Thời điểm mà lượng chuyển sang chất được gọi là bước nhảy.
* Bước nhảy là một phạm trù triết học để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự
vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
- Đặc điểm của bước nhảy: Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát
triển của sự vật là là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là
sự gián đoạn trong q trình vận động và phát triển liên tục của sư vật.
- Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
4


Với bản chất của mỗi sự vật, hiện tượng và mối quan hệ của nó với các sự
vật, hiện tượng khác, để đủ lượng tác động làm thay đổi chất thì ta cần thực
hiện một lượng bước nhảy xác định, từ đó tạo nên sự phong phú đa dạng của
bước nhảy.
Dựa trên nhịp điệu bước nhảy ta chia thành bước nhảy đột biến và bước
nhảy dần dần:
+ Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian ngắn
làm thay đổi cơ bản toàn bộ kết cấu của sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên bước nhảy nhảy dần dần khác với thay đổi dần dần. Bước nhảy
dần dần là sự chuyển hóa dần dần ừ chất này sang chất khác cịn thay đổi dần
dần là sự tích lũy dần về lượng đẻ vượt qua điểm nút tạo nên sự thay đổi về
chất của sự vật, hiện tượng đó.
Căn cứ vào quy mô ta phân chia làm bươc nhảy cục bộ và bước nhảy toàn
bộ.
+ Bước nhảy cục bộ là bước nhảy là thay đổi chất của những mặt, những yếu
tố tiêng rẽ của sự vật, hiện tượng.
+ Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi toàn bộ chất của sự vật, hiện

tượng.
Trên thực tế, muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ ta phải thực hiện bước
nhảy cục bộ.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất
yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới
sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật,
hiện tượng. Q trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản,
5


phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong
tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận:
Vì bất kì sự vật nào cũng có hai phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó trong
nhận thức cần phải coi trọng cả hai chỉ tiêu, tạo nên sự nhận thức tồn diện
về sự vật.
Vì lượng và chất có khả năng tác động lẫn nhau trên thực tế, ta phải dựa
vào mối quan hệ của sự vật, hiện tượng đó với bên ngồi để thực hiện sự
thay đổi dần về lượng hoặc phát huy tác dụng của chất mới làm thay đổi
lượng của sự vật, hiện tượng.
Chất chỉ được biến đổi khi lượng đạt tới mức độ nhất định, tức phải vượt
qua khoảng độ của nó, khoảng độ này tùy vào sự vật, hiện tượng mà dài hay
ngắn do vậy trong thực tiễn cần tránh tư tưởng nóng tả khuynh. Khi vượt qua
điểm nút thì ta có thể tác động được đến chất của sự vật, hiện tượng nên
cũng cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh
Cần phải vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp
với từng điều kiện, lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt trọng xã hội q trình phát triển
khơng chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân

tố chủ quan của con người. Do đó cần phải nâng cao tính tích cực, Chủ động
của chủ thể để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lương đến chất một cách
hiệu quả nhất.

6


PHẦN II
VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ SỰ THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ
NGƯỢC LẠI VÀO HOẠT ĐỘNG TÍCH LỸ KIẾN THỨC
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN.
1. Đơi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh:
Tri thức là hành trang không thể thiếu của mỗi người. Từ khi sinh ra,
chúng ta đã tích lũy tri thức theo từng giai đoạn phát triển: từ những điều cơ
bản nhất như ngôn ngữ, đồ vật, màu sắc,… đến những kiến thức về các lĩnh
vực trong cuộc sống như văn học, toán học, lịch sử. Đặc biệt là những năm
tháng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được tiếp thu những tri thức cơ bản
về cuộc sống trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, mỗi học sinh
cũng trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tiễn, những kĩ năng mềm
cần thiết cho cuộc sống sau này. Tuy nhiên, 12 năm học trung học và phổ
thông và những năm trên giảng đường đại học vẫn là thời gian quan trọng
nhất bởi đó là thời điểm chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cơ bản
nhất mà mỗi người đều phải biết trong xã hội ngày nay.
Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình này là một vấn đề vơ cùng quan trọng
và cần thiết để từ đó có thể hiểu rõ hơn hoạt động và giúp hoạt động này đạt
được hiệu quả cao nhất.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong q trình tích lũy
kiến thức của học sinh, sinh viên:
Quá trình học tập của mỗi học sinh là một q trình dài, khó khăn và cần

sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học
sinh. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất thể hiện ở chỗ: mỗi học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng
7


việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham
khảo,… thành quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài
kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp. Khi đã tích lũy đủ lượng
tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao
hơn. Như vậy, q trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra,
các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là
bước nhảy. Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy
khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên
học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là
điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện
một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để
trở thành một sinh viên. Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới
trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó
thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là
sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học
sinh phổ thơng. Và tại đây, một q trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến
thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng
ở bậc trung học hay phổ thơng. Bởi đó khơng đơn thuần là việc lên giảng
đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm
tịi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến
thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những
câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực
hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là
vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một

cơng việc. Cứ như vậy, q trình nhận thức (tích lũy về lượng) liên tục diễn
ra, tạo nên sự vận động khơng ngừng trong q trình tồn tại và phát triển của
mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động
lực cho xã hội phát triển.

8


3.Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng-chất vào tìm
hiểu về cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học sinh
từ đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và hạn
chế của hiện tượng
Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên đóng vai trị vơ cùng
quan trọng trong sự phát triển của xã hội, của đất nước. Bởi chính q trình
này tạo ra những con người có đủ năng lực để tiếp quản đất nước, đưa đất
nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Vì vậy, mỗi học sinh,
sinh viên cần phải có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về vấn để này, phải tích đủ
lượng tới giới hạn điểm nút thì mới được thực hiện bước nhảy, khơng được
nơn nóng, đốt cháy giai đoạn. Hiện nay, kiểu học tín chỉ đã tạo điều kiện cho
những sinh viên cảm thấy mình đủ năng lực có thể đăng kí học vượt để ra
trường sớm. Tuy nhiên cũng có khơng ít sinh viên đăng kí học vượt nhưng
không đủ khả năng để theo, dẫn đến hậu quả là phải thi lại chính những mơn
đã đăng kí học vượt. Điều này cũng có nghĩa là các sinh viên đó chưa tích
lũy đủ về lượng đến giới hạn điểm nút mà đã thực hiện bước nhảy, đi ngược
lại với quy luật lượng – chất, và hậu quả tất yếu là sự thất bại. Bên cạnh đó,
thực trạng nền giáo dục của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại căn bệnh thành
tích, đặc biệt là ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Tức là học sinh chưa tích
lũy đủ lượng cần thiết đã được tạo điều kiện để thực hiện thành công bước
nhảy, điều này đã khiến cho nền giáo dục của chúng ta có những người
khơng có cả “chất” và “lượng”, dẫn đến những vụ việc rất vơ lí như học sinh

đi học khơng viết nổi tên mình mà vẫn được lên lớp, chỉ vì nếu cho ở lại sẽ
làm ảnh hưởng đến thành tích phổ cập giáo dục của trường. Ví dụ như vụ
việc vào tháng 10/2014, chị Hồng Thị Thu (trú xóm Hồng Tiến, xã Xuân
Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không đồng ý con trai mình là Bảo Quân
bị nhà trường “bắt ép” lên lớp 2. Phụ huynh này đã xin cho con học lại lớp 1,
vì cháu chưa thuộc hết bảng chữ cái. Các chữ O, A…, em cũng không biết.
9


Tuy nhiên, yêu cầu cho con học lại lớp 1 của chị Thu không được giáo viên
chủ nhiệm chấp thuận, vì ảnh hưởng thành tích phổ cập giáo dục của nhà
trường. Đến gặp ban giám hiệu, chị cũng nhận được cái lắc đầu vì lý do
tương tự. Như vậy, có thể khẳng định việc đốt cháy giai đoạn theo khuynh
hướng tả khuynh là một hành động sai lầm, tuy nhiên, sự bảo thủ, trì trệ theo
khuynh hưởng hữu khuynh cũng như vậy. Nếu lượng đã tích đủ, đạt đến
điểm nút mà vẫn khơng thực hiện bước nhảy thì quan niệm phát triển cũng
chỉ là sự tiến hóa đơn thuần về lượng, khơng phải về chất, như thế thì sự vật
sẽ khơng phát triển được. Bên cạnh đó, do hình thức bước nhảy của sự vật
rất đa dạng, phong phú nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải vận dụng
linh hoạt các hình thức của bước nhảy trong những điều kiện, lĩnh vực cụ
thể. Trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh khơng thể áp dụng hình
thức bước nhảy đột biến, khơng thể có chuyện học sinh mới đi học đã có thể
tham gia kì thi tốt nghiệp, mà phải thực hiện bước nhảy dần dần: đó là vượt
qua từng bài kiểm tra nhỏ, rồi đến bài kiểm tra học kì và bài thi tốt nghiệp,
có như vậy mới đúng với quy luật và đạt được hiệu quả.

10


PHẦN KẾT LUẬN:

Như vậy, lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ
khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi về chất,
nên trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như trong nhận thức khoa học
phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải viết
thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.
Có thể thấy việc áp dụng đúng đắn quy luật chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại vào các hoạt động
trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên. Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả,
góp phần đào tạo ra những con người cú đủ cả chất và lượng để đưa đất nước
ngày một phát triển hơn.

11


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 1

PHẦN I:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DÂN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI
VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI ......................................................... 2
1. Các khái niệm ......................................................................................... 2
1.1 Khái niệm về chất ........................................................................................ 2
1.2 Khái niệm về lượng ..................................................................................... 3

2. Sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi dần về chất và ngược lại 4
3. Ý nghĩa của phương pháp luận ............................................................... 6


PHẦN II:VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ SỰ
THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI
VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI VÀO HOẠT ĐỘNG TÍCH LỸ
KIẾN THỨC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN ............................. 7
1. . Đơi nét về hoạt động tích lũy kiến thức của học sinh .......................... 7
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng trong quá trình tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên ...................................................................... 7
3. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng-chất vào tìm
hiểu về cách thức vận động của quá trình tích lũy kiến thức của học sinh
từ đó đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những điểm thiếu sót và hạn chế
của hiện tượng........................................................................................... 9

PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................11

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác – Lê nin ( Sử dụng trong các trường đại học – Hệ
khơng chun lý luận chính trị ) ( Tài liệu dùng tập huấn giảng dạy năm
2019) , trang 103-106.
2 Tài liệu internet: />
13



×