Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu sử dụng vật liệu dệt trong thiết kế và chế tạo giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 148 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả được trình bày trong luận án là do tơi thực hiện.
Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được tác giả khác
công bố.
Nghiên cứu sinh và Giảng viên hướng dẫn đã công bố kết quả nghiên cứu của
luận án trong 6 bài báo (Các cơng trình được trình bày trong danh mục các cơng
trình đã công bố của luận án).

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2021
Tác giả

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Bùi Văn Huấn

NCS. Cao Thị Kiên Chung

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Huấn, thầy đã tận tình hướng dẫn, trao đổi, góp ý và
ln động viên cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Thứ hai, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô giáo thuộc Viện
Dệt may - Da giầy và Thời trang, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả để hoàn thành luận án.
Tiếp theo, tác giả xin trân trọng cảm ơn Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may
Da giầy, Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Trung tâm thí nghiệm Viện Dệt may
478 Minh Khai Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để cho tác giả thực hiện các
nghiên cứu tại các cơ sở này.


Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên, Khoa Công nghệ May và Thời trang nơi tác giả công tác, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập.
Tác giả cũng xin được cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tác giả
trong mọi thời điểm khó khăn để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình đã tạo điều kiện
tốt nhất cho tác giả về thời gian, tinh thần cũng như vật chất để tác giả tập trung
nghiên cứu, hoàn thành luận án này.
Tác giả

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ..................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. 10
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ..................................................... 16
1.1. Khái quát bàn chân bệnh nhân tiểu đường ................................................ 16
1.1.1. Bệnh tiểu đường và biến chứng bàn chân người bệnh tiểu đường ................ 16
1.1.2. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường ................................................................... 23
1.2. Cơ sở thiết kế giầy cho bệnh nhân tiểu đường ................................................ 34
1.2.1. Nghiên cứu nhân trắc học bàn chân bệnh nhân tiểu đường .......................... 34
1.2.2. Các hệ thống đo áp lực giầy lên bàn chân .................................................... 37
1.2.3. Các phương pháp và kỹ thuật thiết kế phom, thiết kế giầy cho bệnh nhân tiểu
đường ................................................................................................................ 42
1.3. Vải dệt kim và ứng dụng trong sản xuất giầy ................................................. 47

1.3.1. Đặc điểm cấu trúc của vải dệt kim............................................................... 47
1.3.2. Đặc tính của vải dệt kim .............................................................................. 49
1.3.3. Ứng dụng vải dệt kim trong sản xuất giầy ................................................... 50
1.4. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 54
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 57
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 57
2.1.1. Bàn chân nữ BNTĐ..................................................................................... 57
2.1.2. Hệ vật liệu từ vải dệt kim trong sản xuất giầy .............................................. 57
2.1.3. Hệ thống đo áp lực của giầy lên bàn chân người sử dụng ............................ 58
2.1.4. Phom giầy cho BN tiểu đường .................................................................... 58
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 58
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường và đề xuất
yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân ...................................................................... 60
2.2.2. Nghiên cứu sử dụng hệ vải dệt kim làm mũ giầy cho nữ bệnh nhân tiểu
đường ................................................................................................................ 61
2.2.3. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo phom giầy và giầy cho nữ BNTĐ, đánh giá kết
quả lựa chọn vật liệu ............................................................................................. 63
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 64
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân tiểu
đường và khảo sát yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân ......................................... 65
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sử dụng vải dệt kim làm mũ giầy cho nữ BNTĐ .. 72
2.4. Kết luận chương 2 .......................................................................................... 87

3


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 89
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường
và khảo sát yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân .................................................... 89

3.1.1. Đặc điểm bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường .............................................. 89
3.1.2. Xây dựng hệ thống kích thước bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường .............. 97
3.1.3. Kết quả nghiên cứu sự thay đổi kích thước bàn chân của nữ BNTĐ sau 1 năm
.............................................................................................................. 102
3.1.4. Kết quả đề xuất yêu cầu đối với giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường........... 103
3.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng vải dệt kim làm mũ giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường..
....................................................................................................................... 106
3.2.1. Kết quả nghiên cứu thiết lập hệ thống đo áp lực của giầy lên bàn chân người
sử dụng .............................................................................................................. 106
3.2.2. Kết quả xác định áp lực cho phép của mũ giầy lên phần khớp ngón của mu
bàn chân ............................................................................................................. 113
3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mũ giầy đến áp lực lên phần khớp ngón
của mu bàn chân ................................................................................................. 116
3.2.4. Kết quả lựa chọn vải dệt kim làm mũ giầy theo áp lực cho phép lên phần
khớp ngón của mu bàn chân ................................................................................ 120
3.3. Kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo phom giầy và giầy cho nữ bệnh nhân tiểu
đường, đánh giá kết quả lựa chọn vật liệu dệt ..................................................... 121
3.3.1. Kết quả nghiên cứu thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế và chế tạo phom giầy
cho nữ bệnh nhân tiểu đường .............................................................................. 121
3.3.2. Kết quả thiết kế, chế tạo giầy thử nghiệm và đánh giá kết quả lựa chọn vật liệu....126
3.4. Kết luận chương 3 ........................................................................................ 133
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ........................................................................... 135
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................................................ 136
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN............. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 138
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 148

4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNTĐ

Bệnh nhân tiểu đường

BTĐ

Bệnh tiểu đường

BN

Bệnh nhân

PET

Polyester

PA

Polyamide

IDF

International Diabetes Federation (Liên đoàn đái tháo đường
quốc tế).

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


IC

Intergrated Circuit (Vi mạch)

I/O

Input/Output (Khối điều khiển dữ liệu đầu vào và đầu ra)

USB

Universal Serial Bus (Cổng kết nối)

Co

Cotton

CNC

Computer Numerical Control (Công nghệ điều khiển bằng
máy tính).

ĐHBK

Đại học Bách khoa

EVA

Ethylene Vinyl Acetate

MPP


Áp lực đỉnh

CAD/CAM

Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing (Kỹ
thuật thiết kế và sản xuất thơng qua sự hỗ trợ của máy tính).

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống xương bàn chân ...................................... 17
Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh loét bàn chân do bệnh tiểu đường ............................. 18
Hình 1.3. Biến đổi ngồi da bàn chân BNTĐ ....................................................... 18
Hình 1.4. Các vết chai chân của bàn chân BNTĐ ................................................. 18
Hình 1.5. Bàn chân BNTĐ bị biến dạng ............................................................... 19
Hình 1.6. a. Mạch máu của bàn chân thơng thường và bàn chân BNTĐ ................ 19
b. Các vết loét trên bàn chân BNTĐ ..................................................................... 19
Hình 1.7. Biến chứng loét bàn chân BN tiểu đường ............................................. 19
Hình 1.8. Các vị trí bị biến dạng trên bàn chân BNTĐ ......................................... 19
Hình 1.9. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng trên lịng bàn chân BNTĐ; b. Các vị
trí trên lịng bàn chân BNTĐ ................................................................................ 20
Hình 1.10. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng ở cạnh ngồi mu bàn chân BNTĐ;
b. các vị trí ở cạnh ngồi mu bàn chân BNTĐ ...................................................... 20
Hình 1.11. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng ở cạnh trong mu bàn chân BNTĐ;
b. Các vị trí ở cạnh trong mu bàn chân BNTĐ ..................................................... 21
Hình 1.12. Các vị trí thường bị lt trên lịng bàn chân ........................................ 22
Hình 1.13. Hình ảnh minh họa cấu trúc sản phẩm giầy ......................................... 24
Hình 1.14. Giầy thiết kế riêng cho từng BN ......................................................... 24

Hình 1.15. Mẫu giầy cho nữ BNTĐ của Viện NC Da giầy ................................... 25
Hình 1.16. Giầy được chèn các miếng đệm .......................................................... 26
Hình 1.17. Dụng cụ sử dụng nghiên cứu nhân trắc bàn chân ................................ 35
Hình 1.18. Các hệ thống đo áp lực đế phẳng: a. emed® của Novel ; b. Zebris
Medical GmbH; c. MobileMat của Tekscan ......................................................... 39
Hình 1.19. Các hệ thống đo áp lực bên trong giầy: a. Pedar © Novel; ................... 39
Hình 1.20. Các vị trí gắn cảm biến trong giầy cao gót .......................................... 39
Hình 1.21. Vị trí đặt 8 cảm biến đo áp lực trên mu bàn chân ................................ 40
Hình 1.22. Vị trí đặt 54 cảm biến đo áp lực 8 vùng trên mu bàn chân .................. 40
Hình 1.23. Vị trí xác định áp lực và đánh giá cảm nhận tại lịng và mu bàn chân . 40
Hình 1.24. Vị trí đặt cảm biến đo áp lực trên mu bàn chân ................................... 40
Hình 1.25. Vị trí cảm biến của hệ thống WalkinSense® ....................................... 41
Hình 1.26. Vị trí cảm biến trên đế giầy ................................................................ 41
Hình 1.27. Vị trí bảy cảm biến trên đế giầy và giầy hồn chỉnh ............................ 41
Hình 1.28. Vị trí đặt 5 cảm biến trên tấm lót ........................................................ 41
Hình 1.29. Vị trí đặt 3 cảm biến tại lịng bàn chân ............................................... 41
Hình 1.30. Vị trí đặt 15 cảm biến tại lịng bàn chân .............................................. 41
Hình 1.31. Thiết bị đo áp lực của trang phục lên cơ thể người sử dụng cảm biến .. 42
Flexiforce A201 . .................................................................................................. 42
Hình 1.32. Mối tương quan khi thiết kế phom giầy .............................................. 42
Hình 1.33. Quy trình thiết kế phom giầy cho BNTĐ ............................................ 43

6


Hình 1.34. Bốn bước để định hướng bàn chân/phom giầy .................................... 45
Hình 1.35 Các số đo đặc trưng nhất của phom giầy .............................................. 46
Hình 1.36. So sánh kích thước bàn chân và phom được chỉnh sửa ....................... 46
Hình 1.37. a. Sự thay đổi áp lực đỉnh trung bình theo các thơng số hình học của đế
cong (rocker sole); Xu thế giảm áp lực ở phần mũi bàn chân có thể đạt được theo

kích thước hình học của đế cong .......................................................................... 46
Hình 1.38. Cấu trúc của vải dệt kim phẳng (2D) .................................................. 48
Hình 1.39. Hình ảnh vải dệt kim khơng gian ........................................................ 48
Hình 1.40. Cấu trúc của vải dệt kim nhiều lớp (3D) ............................................. 48
Hình 1.41. Một số loại vải dệt kim nhiều lớp (3D) ............................................... 49
Hình 1.42. Vải dệt kim được bồi dán với mút xốp và với vải tricot ...................... 49
Hình 1.43. Hình ảnh a- vải dệt kim 3D; b - vải dệt kim 3D định hình (Mũ giầy); cgiầy làm từ vải dệt kim 3D định hình ................................................................... 50
Hình 1.44. Giầy cho BNTĐ của hãng Orthofeet ................................................... 51
Hình 1.45. Mối quan hệ giữa độ dày và áp lực của vải ......................................... 52
Hình 1.46. Ba loại lót giầy thử nghiệm ................................................................ 53
Hình 1.47. Kết quả áp lực tại lịng bàn chân ......................................................... 53
Hình 2.1. Sơ đồ nội dung nghiên cứu của Luận án ................................................ 59
Hình 2.2. Lưu đồ quá trình nghiên cứu nhân trắc bàn chân nữ BNTĐ ................... 65
Dụng cụ lấy dấu bàn chân (hình 2.4. a): Gồm có khung gỗ, trên mép được căng lớp vải
lưới, trên tấm vải lưới có lớp nhựa mềm để bàn chân đứng lên. ....................................... 69

Hình 2.4. a. Khung lấy dấu bàn chân; b. Thước đo chiều cao; c. Thước dây; d. Máy
ảnh ........................................................................................................................ 69
Hình 2.6. Sơ đồ khối mạch đo áp lực ................................................................... 73
Hình 2.7. Cảm biến Flexiforce A301 ................................................................... 73
Hình 2.8. a. Vị trí cảm biến theo hình phủ bàn chân trung bình; b. Dán cố định cảm
biến lên lót; c. Tấm lót cảm biến hồn chỉnh; d. Cảm biến tách rời để đo trên mu
bàn chân ............................................................................................................... 73
Hình 2.9. Kệ đứng của thiết bị đo ........................................................................ 75
Hình 2.10. Bán kính của vịng khớp ngón bàn chân nữ BNTĐ .............................. 76
Hình 2.11. Hình dạng 3D bàn chân nữ BNTĐ trung bình và vùng khớp ngón mu
bàn chân ............................................................................................................... 77
Hình 2.12. a. Mẫu thử nghiệm; b. Phương pháp may mẫu thử nghiệm .................. 77
Hình 2.13. Các pha của chu kỳ bước chân ............................................................ 78
Hình 2.14. 4 tư thế đo áp lực trên mu bàn chân: a. Tư thế 1; b. Tư thế 2; c. Tư thế 3;

d. Tư thế 4 ............................................................................................................ 78
Hình 2.15. Sự bẻ uốn bàn chân ............................................................................ 79
Hình 2.16. Vị trí đặt cảm biến trên mu bàn chân ................................................... 79
Hình 2.17. Sơ đồ quy trình xây dựng hệ cỡ và thiết kế phom giầy cho BNTĐ ...... 82
Hình 2.18. Các thơng số phom cần kiểm sốt khi thiết kế phom giầy trên phần mềm
Shoes Last Design ................................................................................................ 85
Hình 2.19. Máy in 3D đa chức năng ProJet MJP3600 .......................................... 85
Hình 2.20. Các tư thế đo khi đối tượng đi giầy mẫu thử ........................................ 87

7


Hình 3.1. Tỷ lệ nữ BNTĐ tương ứng với các độ tuổi khác nhau............................ 89
Hình 3.3. Biểu đồ phân phối lý thuyết và thực tế vịng khớp ngón bàn chân ......... 98
Hình 3.4. Ý kiến về kiểu mũi giầy ...................................................................... 103
Hình 3.5. Ý kiến về độ cao gót giầy .................................................................... 103
Hình 3.6. Ý kiến về kiểu giầy ............................................................................. 103
Hình 3.7. Ý kiến về mức độ ôm chân của giầy .................................................... 103
Hình 3.8. Ý kiến về vị trí giầy gây tổn thương trên bàn chân .............................. 103
Hình 3.9. Ý kiến về độ mềm của mũ giầy và độ cứng bẻ uốn của giầy ................ 103
Hình 3.10. Ý kiến về độ cứng của hệ vật liệu đế giầy .......................................... 103
Hình 3.11. Ý kiến về vật liệu lót mũ giầy ............................................................ 103
Hình 3.12. Giao diện phần mềm đo áp lực .......................................................... 106
Hình 3.13. Biểu đồ kết quả 10 lần đo của cảm biến với các khối lượng tải trọng từ
10 g đến 1500 g .................................................................................................. 107
Hình 3.14. Biểu đồ đường chuẩn của thiết bị đo.................................................. 108
Hình 3.15. Bộ thiết bị đo áp lực của giầy lên bàn chân ........................................ 108
Hình 3.16. Kệ giữ cố định dáng khi đo nhìn từ phái trước (a), từ phía sau (b) ..... 109
Hình 3.17. Biểu đồ mối quan hệ giữa lực kéo giãn và độ giãn đến 30% của 5 mẫu
vật liệu ................................................................................................................ 110

Hình 3.18. Biểu đồ tương quan giữa độ giãn vật liệu và áp lực thực nghiệm đo được
bằng thiết bị đo trên 3 đối tượng đo .................................................................... 111
Hình 3.19. Biểu đồ tương quan giữa áp lực thực nghiệm và áp lực tính của 3 mẫu
vải lên mu bàn chân ............................................................................................ 111
Hình 3.20. Biểu đồ tương quan giữa áp lực thực nghiệm và lực kéo giãn: a. Mẫu vật
liệu 1; b. Mẫu vật liệu 2; c. Gộp 2 mẫu vật liệu ................................................... 112
Hình 3.21. Tần số với 5 mức độ cảm nhận chủ quan của 5 mẫu vật liệu .............. 113
Hình 3.22. Tần số với 5 mức độ cảm nhận chủ quan của 5 mẫu vật liệu theo 4 tư thế
đo ....................................................................................................................... 114
Hình 3.23. Áp lực của vật liệu lên mu bàn chân tương ứng với mức độ cảm nhận 1,
2, 3, 4 và 5. ......................................................................................................... 114
Hình 3.24. Áp lực tại mức cảm nhận 2 (dễ chịu) của 4 tư thế đo ......................... 115
Hình 3.25. Áp lực giới hạn mức cảm nhận 2 (dễ chịu) tại mu bàn chân............... 116
Hình 3.26. Mối tương quan giữa độ giãn và áp lực của mẫu vật liệu M1 lên mu bàn
chân đo ở 4 tư thế ............................................................................................... 117
Hình 3.27. Mối tương quan giữa độ giãn và áp lực của 5 mẫu vật liệu lên mu bàn
chân .................................................................................................................... 119
Hình 3.28. Mối tương quan giữa lực kéo giãn và áp lực thực nghiệm (dưới 100
mmHg) của 5 mẫu vật liệu ở tư thế 1 .................................................................. 120
Hình 3.29. Bề mặt 3D của phom giầy cho nữ BNTĐ thiết kế được trên phần mềm
Shoe Last Design ................................................................................................ 125
Hình 3.30. Hình ảnh phom mẫu được in 3D ........................................................ 125
Hình 3.31. Nhân cỡ số phom giầy cho nữ BNTĐ ................................................ 126
Hình 3.32. Mẫu giầy cho nữ BNTĐ .................................................................... 126
Hình 3.33. Thiết kế các chi tiết mũ giầy (a), đế trong mềm và lót giầy (b) trên phần

8


mềm Shoes Design ............................................................................................. 127

Hình 3.34. Lót giầy dùng cho giầy thử nghiệm ................................................... 127
Hình 3.35. Giầy mẫu thử nghiệm được chế tạo từ 3 mẫu vải dệt kim: a. Mẫu vải
M1; b. Mẫu vải M2; c. Mẫu vải M3 .................................................................... 128
Hình 3.36. So sánh áp lực của các mẫu vật liệu lên mu bàn chân đo ở tư thế 1 (TT1)
và tư thế 4 (TT4) khi đi mũ giầy mô phỏng và khi đi giầy mẫu thử nghiệm: a. Nhóm
đối tượng 1 (N1); b. Nhóm đối tượng 2 (N2); c. Nhóm đối tượng 3 (N3) ............ 129
Hình 3.37. So sánh áp lực của các mẫu vật liệu tại lòng bàn chân chân đo ở tư thế 1
(TT1) và tư thế 4 (TT4) khi đi giầy mẫu thử nghiệm làm từ: a. Mẫu vật liệu M1; b.
Mẫu vật liệu M2; c. Mẫu vật liệu M3 .................................................................. 132

9


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mức độ bị ảnh hưởng của các vị trí trên bàn chân nữ BNTĐ ................ 21
Bảng 1.2. Khuyến cáo giầy dép cho BNTĐ theo phân loại nguy cơ bàn chân ...... 28
Bảng 1.3. Đặc điểm của giầy dép cho BNTĐ ...................................................... 29
Bảng 1.4. Giá trị các thông số cơ bản của bàn chân nữ BNTĐ tại Tp. Hồ Chí Minh,
mm ...................................................................................................................... 36
Bảng 1.5. Mối quan hệ giữa các đặc trưng thiết kế giầy dép, mục tiêu cơ sinh học và
các thông số phom phải được chỉnh sửa ............................................................... 43
Bảng 2.1. Hình ảnh các hệ mẫu vải dệt kim nghiên cứu ........................................ 57
Bảng 2.2. Các đặc trưng cơ bản của các loại hệ vật liệu mũ giầy nghiên cứu ........ 58
Bảng 2.3. Các số đo bàn chân nữ BN tiểu đường cần đo ....................................... 68
Bảng 2.4. Bước nhảy của các kích thước bàn chân các cỡ liền kề (theo chiều dài)
được làm tròn đến mm .......................................................................................... 84
Bảng 2.5. Bước nhảy của các kích thước bàn chân các cỡ liền kề (theo độ đầy hay
chu vi vòng khớp ngón) được làm trịn đến mm .................................................... 84
Bảng 3.1. Thông tin chung của nữ BNTĐ ............................................................. 89
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của nữ BNTĐ.................................................... 89

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng giầy dép của BN ...................................................... 90
Bảng 3.4. Tình trạng tổn thương bàn chân nữ BNTĐ khảo sát .............................. 90
Bảng 3.5. Giới hạn chênh lệch về giá trị giữa các số đo của các bàn chân phải và
bàn chân trái nữ BNTĐ, mm ................................................................................. 92
Bảng 3.6. Giá trị các thông số cơ bản của bàn chân nữ BNTĐ, mm ...................... 92
Bảng 3.7. Kích thước bàn chân nữ BNTĐ theo nhóm đối tượng đo ...................... 94
Bảng 3.9. Kết quả tính các giá trị đánh giá phân phối chuẩn của chiều dài và vịng
khớp ngón bàn chân nữ BNTĐ ............................................................................. 98
Bảng 3.10. Các phương trình hồi quy của bàn chân nữ BNTĐ .............................. 99
Bảng 3.11. Kết quả tính cơ cấu cỡ số theo chiều dài bàn chân theo hệ cỡ Pháp ... 100
Bảng 3.12. Kết quả xác định độ đầy (giá trị Vkng) trung bình của các cỡ bàn chân
và số cỡ độ đầy theo hệ Pháp .............................................................................. 100
Bảng 3.13. Kết quả tính tốn cỡ bàn chân theo độ đầy ........................................ 100
Bảng 3.14. Các kích thước bàn chân cỡ 230 với 3 độ đầy ................................... 101
Bảng 3.15. Sự thay đổi kích thước bàn chân nữ BNTĐ sau 1 năm ...................... 102
Bảng 3.16. Yêu cầu đối với giầy cho nữ BNTĐ .................................................. 105
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá sai số của cảm biến 1 ............................................. 106
Bảng 3.18. Giá trị áp lực lên mu bàn chân trái (T, mmHg) và phải (P, mmHg) của 2
mẫu vải ở 5 mức kéo giãn ................................................................................... 109
Bảng 3.19. Phương trình hồi quy giữa lực kéo giãn và độ giãn của 5 mẫu vật liệu
........................................................................................................................... 110
Bảng 3.20. Giá trị áp lực đo được và tính theo Laplace của 2 mẫu vật liệu lên mu
bàn chân 3 đối tượng đo ...................................................................................... 110
Bảng 3.21. So sánh giá trị áp lực giữa mức độ cảm nhận 2 và mức độ cảm nhận 4
........................................................................................................................... 115

10


Bảng 3.22. Giá trị áp lực của vật liệu lên mu bàn chân tương ứng với mức độ cảm

nhận 2 (dễ chịu) tại 4 tư thế đo............................................................................ 115
Bảng 3.23. Độ giãn (f) của mẫu vật liệu M1 theo các pha của bước chân (tư thế đo)
........................................................................................................................... 117
Bảng 3.24. Áp lực, mmHg, của các mẫu vật liệu lên mu bàn chân đo ở tư thế 1
(TT1) và tư thế 4 (TT4) ...................................................................................... 118
Bảng 3.25. Độ giãn (f), áp lực trung bình (P), độ lệch chuẩn (SD) và mức ý nghĩa thống kê
(p) của 5 mẫu vật liệu lên mu bàn chân của 10 đối tượng đo ở tư thế 1 .......................... 118

Bảng 3.26. Tổng hợp các công thức và kết quả tính kích thước thơng số phom giầy
từ số đo bàn chân ................................................................................................ 121
Bảng 3.27. Các thông số hệ cỡ phom .................................................................. 124
Bảng 3.28. Áp lực, mmHg, của các mẫu vật liệu lên mu bàn chân đo ở tư thế 1
(TT1) và tư thế 4 (TT4) của nhóm đối tượng 1 (N1), nhóm đối tượng 2 (N2), nhóm
đối tượng 3 (N3) khi đi mũ giầy mô phỏng và giầy mẫu thử nghiệm................... 129
Bảng 3.29. Áp lực, kPa, lên lòng bàn chân các nhóm đối tượng thử nghiệm giầy
mẫu ..................................................................................................................... 130

11


MỞ ĐẦU
Bệnh tiểu đường (BTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hc mơn
insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường
trong máu luôn cao. Số lượng bệnh nhân (BN), đặc biệt là BN nữ có xu hướng tăng
nhanh ở nước ta và trên thế giới. Ở nước ta số người mắc BTĐ ngày càng tăng
nhanh, hiện nay chiếm khoảng 5,5% dân số, tương đương khoảng 5 triệu người. BN
tiểu đường không chỉ tăng mạnh ở khu vực thành phố mà cịn tăng mạnh cả ở các
vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa [1].
Bệnh nhân tiểu đường (BNTĐ) thường bị các biến chứng như bệnh mạch vành,
tim mạch, đột quỵ, bệnh lý thần kinh, suy thận, mù mắt, cắt đoạn chi…. Bàn chân

BNTĐ thường bị tổn thương như đau bàn chân, biến đổi ngoài da, chai chân, biến
dạng bàn chân, loét chân, cắt cụt chân. Bàn chân dễ bị tổn thương, do người bệnh bị
giảm hoặc mất cảm giác bàn chân [2, 3, 4]. Khi bàn chân bị tổn thương, người bệnh
không biết do vậy vết thương dễ nặng thêm. Các vết lt bàn chân rất khó lành do
thiếu ơxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm v.v., hậu quả dẫn đến là khả
năng phải cắt chi.
Nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy đôi giầy chuyên dụng (giầy trị
liệu) có tác dụng giảm tỷ lệ tổn thương, loét chân BN, giúp kéo dài tuổi thọ BN [5,
6, 7, 8, 9]. Tuy nhiên việc sử dụng giầy không phù hợp cũng là nguyên nhân gây
loét bàn chân BN [10]. Do vậy, các loại giầy (giầy được chế tạo theo bàn chân BN
và giầy “sâu rộng” được sản xuất hàng loạt) đã được nghiên cứu thiết kế và sản xuất
ở nhiều nước để dành riêng cho BNTĐ [11, 12].
Ở nước ta, việc sử dụng giầy để bảo vệ, giảm thiểu tổn thương, loét bàn chân còn
khá mới đối với BNTĐ và các bác sĩ điều trị. Các BN thường không sử dụng giầy
hoặc sử dụng giầy thông thường. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sử
dụng vật liệu dệt trong thiết kế và chế tạo giầy cho nữ BN tiểu đường tại Việt
Nam”. Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng được hệ thống kích thước bàn
chân nữ BNTĐ, xây dựng hệ thống cỡ số, thiết kế và chế tạo phom giầy cho nữ
BNTĐ, sử dụng vật liệu dệt phù hợp trong thiết kế giầy đáp ứng yêu cầu sử dụng
của BN. Giầy cho BNTĐ khơng có chức năng chữa bệnh mà là loại giầy có tính tiện
nghi cao nhằm bảo vệ bàn chân BN, phòng tránh các nguyên nhân gây tổn thương
bàn chân và loét chân, hỗ trợ BN điều trị bệnh, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh
hoạt và lao động.

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Bàn chân BNTĐ thường bị tổn thương như đau bàn chân, biến đổi ngoài da, chai
chân, biến dạng bàn chân, loét chân, cắt cụt chân. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
minh chứng hiệu quả của việc sử dụng giầy y tế trong việc phòng ngừa tổn thương,
loét bàn chân BNTĐ [5, 6, 7, 8, 9]. Do vậy ở nhiều quốc gia, ví dụ như ở Mỹ,
BNTĐ được nhận giầy chuyên dụng hay còn gọi là giầy trị liệu (Therapeutic Shoes

for Persons with Diabetes) tùy thuộc vào tình trạng bàn chân theo đơn bác sỹ kê và
được bảo hiểm y tế chi trả [12]. BNTĐ có bàn chân bị biến chứng nhẹ sử dụng giầy
sâu và rộng, có 3 độ đầy để đảm bảo độ vừa chân, lựa chọn loại lót giầy phù hợp.
Bàn chân có biến chứng nặng hơn sử dụng giầy có lót được thiết kế, chế tạo theo
hình dạng và kích thước lịng bàn chân BN. Bàn chân bị loét, bị biến dạng hay tổn

12


thương nặng được làm giầy tùy chỉnh theo bàn chân, tuy nhiên, giầy này đắt vì phải
thiết kế, chế tạo phom giầy và giầy riêng cho bàn chân từng BN [12, 13, 14].
Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề liên quan
đến giảm thiểu áp lực đỉnh lên lòng bàn chân (nguyên nhân gây loét lòng bàn chân)
bằng các giải pháp lựa chọn vật liệu và thiết kế lót giầy theo hình dạng và kích
thước lịng bàn chân [15, 16, 17, 18, 19]. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ khá lớn bàn chân BN bị tổn thương, bị loét ở mu bàn chân [20, 21, 22, 23]. Do
vậy cần thiết nghiên cứu giảm thiểu áp lực mũ giầy lên phần mu bàn chân.
Với ưu điểm là có độ đàn hồi tốt, thơng hơi, thống khí, nhẹ và mềm mại, tạo
cảm giác êm chân, nên vải dệt kim ngày càng được sử dụng nhiều trong sản xuất
các loại giầy có tính tiện nghi cao [24, 25]. Mũ giầy được làm bằng vải dệt kim có
độ giãn đàn hồi tốt nên giầy định hình và có khả năng tùy chỉnh tốt theo bàn chân
người sử dụng, nên làm giảm áp lực cục bộ lên mu bàn chân. Điều này rất cần thiết
đối với bàn chân BNTĐ. Những năm gần đây, vải dệt kim 3D ngày càng được sử
dụng nhiều do loại vải này đã tích hợp được các lớp chi tiết bên ngồi, lớp đệm xốp
và lớp vải lót để làm mũ giầy. Do vậy, việc sử dụng vải dệt kim để kết hợp với các
loại vật liệu khác nhằm tăng tính tiện nghi (giảm áp lực lên mu bàn chân, giảm độ
cứng, tạo cảm giác êm chân …) và tính vệ sinh (thơng hơi, thơng khí …) của giầy
cho BNTĐ là việc làm cần thiết.
Bên cạnh việc sử dụng vật liệu phù hợp, để thiết kế và chế tạo giầy phù hợp với
yêu cầu sử dụng của BNTĐ cần phải có cách tiếp cận mang tính hệ thống từ việc

nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân BN, đặt ra các yêu cầu đối với giầy, thiết
lập hệ thống cỡ số, thiết kế và chế tạo phom giầy, thiết kế giầy cho BN. Hiện nay,
trên thế giới, các nghiên cứu mới đưa ra các đề xuất, khuyến cáo các yêu cầu đối
với phom giầy và giầy cho BNTĐ mà chưa có các tiêu chuẩn đối với loại giầy này
[13, 26, 27, 28]. Ở nước ta, cho đến nay, chưa có cơng bố nào mang tính hệ thống
về các vấn đề này.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu sử dụng các loại vải dệt kim phù hợp để làm mũ giầy nhằm tăng tính
tiện nghi của giầy cho BNTĐ theo tiêu chí áp lực cho phép của giầy lên mu bàn
chân, giảm nguy cơ chấn thương, loét bàn chân BN.
Đánh giá được các đặc trưng nhân trắc của bàn chân nữ BNTĐ tại Việt Nam, xây
dựng được hệ thống kích thước bàn chân, hệ thống cỡ số phom giầy, thiết kế và chế
tạo được phom giầy, chế thử giầy cho BN sử dụng dụng vật liệu dệt.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Bàn chân nữ BNTĐ tuýp 2, tuổi trên 35 có nguy cơ biến chứng bàn chân thấp,
vừa.
Hệ vật liệu từ vải dệt kim trong sản xuất giầy.
Hệ thống đo áp lực của giầy lên bàn chân người sử dụng gồm thiết bị đo áp lực
sử dụng cảm biến áp lực và kệ đứng cho người thí nghiệm.
Phom giầy cho nữ BNTĐ.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học bàn chân nữ BNTĐ và đề xuất yêu cầu đối

13


với giầy cho BN.

Nghiên cứu sử dụng hệ vật liệu từ vải dệt kim làm mũ giầy cho nữ BNTĐ.
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo phom giầy và giầy cho nữ BNTĐ, đánh giá kết quả
lựa chọn vật liệu.

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Phương pháp khảo cứu tài liệu;
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Thu thập thông tin về nữ BNTĐ và thông tin
từ các bác sỹ điều trị BTĐ.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê nhân trắc bằng phần mềm Excel,
SPSS.
Phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm: đo kích thước bàn chân, thí nghiệm xác
định lực kéo vật liệu trên máy kéo đứt Mesdan Lab; xác định áp lực của vật liệu mũ
giầy lên mu bàn chân, áp lực lên lòng bàn chân bằng cảm biến Flexiforce A301 Tekscan.
Phương pháp thử nghiệm: Thiết kế phom trên phần mềm chuyên dụng và chế tạo
phom giầy thử nghiệm trên máy in 3D, đi thử nghiệm giầy để đánh giá chất lượng
giầy.

VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Xác lập cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu các đặc trưng nhân trắc bàn
chân của những người bị các bệnh có biến chứng bàn chân (bệnh TĐ, bệnh gout…)
xét trên quan điểm sử dụng dữ liệu bàn chân trong thiết kế giầy.
Góp phần hồn thiện lý thuyết chung về thiết kế phom giầy cho BN trên cơ sở
phân tích mối quan hệ giữa hình dạng, kích thước bàn chân và hình dạng, kích
thước phom giầy và các yêu cầu đối với giầy.
Là cơ sở khoa học để nghiên cứu chế tạo thiết bị thương mại đo áp lực lên bàn
chân phục vụ nghiên cứu bệnh lý bàn chân, lựa chọn giầy phù hợp bàn chân cũng
như trong thiết kế và lựa chọn vật liệu để làm giầy y tế.
Xác lập cơ sở khoa học lựa chọn vật liệu để làm mũ giầy theo tiêu chí áp lực cho
phép của giầy lên mu bàn chân cho các đối tượng sử dụng khác nhau.


VII. GIÁ TRỊ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Xây dựng được hệ thống kích thước bàn chân nữ BNTĐ, ngồi việc phục vụ thiết
kế phom, cịn được sử dụng để xác định cơ cấu cỡ số trong sản xuất giầy, phục vụ
thiết kế bít tất cho BN.
Xây dựng được hệ thống cỡ số phom giầy cho nữ BNTĐ để thiết kế phom và lựa
chọn giầy phù hợp bàn chân BN. Việc thiết kế và chế tạo được phom giầy là tiền đề
rất quan trọng để thiết kế và sản xuất giầy đáp ứng yêu cầu của BNTĐ.
Thiết kế và chế tạo được phom giầy phù hợp bàn chân và yêu cầu đối với giầy
cho BNTĐ phục vụ thiết kế và sản xuất giầy cho BN.
Đã thiết lập hệ thống đo áp lực lên bàn chân bao gồm thiết bị đo áp lực và kệ
đứng. Hệ thống sử dụng cảm biến lực, có giá thành hợp lý, thuận tiện sử dụng, phù
hợp để đo áp lực của giầy lên bàn chân.

14


Xây dựng được phương trình tương quan giữa lực kéo giãn vải dệt kim đàn hồi
làm mũ giầy và áp lực của chúng lên mu bàn chân với hệ số tương quan rất chặt
chẽ. Phương trình này là cơ sở để lựa chọn được hệ vật liệu phù hợp để làm mũ giầy
có tính tiện nghi cao.
Sử dụng vải dệt kim chế thử giầy đảm bảo tính tiện nghi áp lực, đáp ứng yêu cầu
sử dụng cho nữ BNTĐ.

VIII. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Cơ bản làm rõ được đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ BNTĐ tại Việt Nam và xây
dựng được hệ thống kích thước bàn chân nữ BNTĐ đây là cơ sở quan trọng để thiết
kế phom giầy, thiết kế giầy cũng như bít tất cho BN.
Xây dựng được hệ thống cỡ số phom giầy, thiết kế và chế tạo được phom giầy
cho nữ BNTĐ trên cơ sở hình dạng và kích thước bàn chân BN và các yêu cầu cụ
thể xác lập được đối với giầy cho BNTĐ.

Xác định được áp lực cho phép của giầy lên phần khớp ngón của mu bàn chân
phụ nữ, đánh giá được sự thay đổi áp lực mũ giầy lên bàn chân theo các pha của
bước đi; xây dựng được phương trình tương quan giữa lực kéo giãn của các hệ vật
liệu từ vải dệt kim đàn hồi làm mũ giầy và áp lực của chúng lên mu bàn chân làm
cơ sở để lựa chọn vải dệt kim phù hợp làm mũ giầy cho BNTĐ.

IX. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm ba chương: Chương 1: Nghiên cứu tổng quan, Chương 2: Đối
tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu, Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn
luận. Phụ lục.

15


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Khái quát bàn chân bệnh nhân tiểu đường
1.1.1. Bệnh tiểu đường và biến chứng bàn chân người bệnh tiểu
đường
1.1.1.1. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (BTĐ) (còn gọi là bệnh đái tháo đường, bệnh dư đường) là một
nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hc mơn insulin
của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong
máu luôn cao [2, 3, 29].
Bệnh tiểu đường gồm 3 loại chính [2]:
Bệnh TĐ tuýp 1 là BTĐ vị thành niên hoặc BTĐ phụ thuộc insulin, trong đó tuyến
tụy sản xuất ít hoặc khơng có insulin. Khoảng 5 - 10% tổng số BNTĐ thuộc tuýp 1,
phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi).
Bệnh TĐ tuýp 2 là BTĐ không phụ thuộc insulin (noninsulin), cơ thể không sản
xuất đủ insulin làm ảnh hưởng đến chuyển hóa đường (glucose), nguồn năng lượng
chính của cơ thể. BTĐ tuýp 2 chiếm khoảng 90 - 95% trong tổng số BNTĐ, thường

gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm
chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bệnh TĐ thai kỳ là loại BTĐ xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và bệnh chấm dứt
sau khi sinh. Phụ nữ bị BTĐ thai kỳ có thể phát triển thành BTĐ tuýp 2.
1.1.1.2. Tình hình bệnh tiểu đường trên thế giới và Việt Nam
a. Trên thế giới
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh nội
tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt BTĐ sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh
nhất". Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ bệnh TĐ cho 216 quốc gia dựa theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và Hội tiểu đường Mỹ của Shaw JE và cộng sự
[30] cho thấy, tỷ lệ BTĐ ở độ tuổi từ 20 đến 79 năm 2010 trên toàn thế giới là 6,4%
(285 triệu người) và sẽ tăng lên 7,7% (439 triệu người) vào năm 2030.
Theo ước tính của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) năm 2013 [31] trên thế
giới có hơn 250 triệu người mắc BTĐ. Theo thống kê của IDF năm 2017 [32], trên
toàn thế giới có khoảng 424,9 triệu người có độ tuổi 20 đến 79 mắc BTĐ (khoảng
8,8%) và dự kiến sẽ tăng lên 628,6 triệu người vào năm 2045 (tương ứng 9,9%).
b. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, BTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ
phát triển kinh tế cũng như đơ thị hóa. Năm 2008, kết quả của điều tra quốc gia, tỷ
lệ BTĐ tuýp 2 trong lứa tuổi từ 30 đến 69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ tính ở khu
vực thành phố, khu cơng nghiệp thì tỷ lệ bệnh từ 7,0% đến 10% [33]. Kết quả
nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự năm 2008 [34] trên đối tượng 30 đến
69 tuổi cho thấy, tỷ lệ BTĐ tuýp 2 là 7,04%, và tỷ lệ BTĐ tăng dần theo nhóm tuổi.
Nghiên cứu [35] của Nguyễn Thy Khuê năm 2012 cho thấy, tỷ lệ người Việt Nam
mắc BTĐ chiếm 5,4%. Năm 2013, “Dự án phòng chống BTĐ Quốc gia” [1] do
Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện nghiên cứu trên 11.000 người tuổi 30 đến

16



69 tại 6 vùng gồm: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã xác định tỷ lệ mắc BTĐ là
5,7% (cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Tỷ lệ rối
loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ 7,7% năm 2002 lên gần 12,8%
năm 2012. Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc
BTĐ tuýp 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vịng eo lớn nguy
cơ mắc bệnh cao hơn 2,6 lần. Theo thống kê của IDF năm 2017 [32], Việt Nam có
3,5 triệu người mắc BTĐ trong nhóm tuổi từ 20 đến 79 tuổi tương ứng với 6% và
con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 6,128 triệu người mắc vào năm 2045.
1.1.1.3. Đặc điểm bàn chân người bệnh tiểu đường
Theo WHO, bàn chân tiểu đường được định nghĩa là bàn chân của người BTĐ
với loét, nhiễm trùng hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các
mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới [36].
Chức năng của bàn chân có 4 nhiệm vụ chính: nâng đỡ trọng lượng cơ thể, điều
chỉnh bàn chân khi tiếp xúc với những bề mặt khơng bằng phẳng, chống sốc khi vận
động, địn bẩy để đưa cơ thể tiến về phía trước. Bàn chân được tạo nên bởi một hệ
thống phức tạp bao gồm 26 xương, 36 khớp, hơn 100 các cơ, gân, dây chằng và
được nuôi dưỡng bởi hệ thống các động mạch bàn chân, được bảo vệ bởi hệ thống
các dây thần kinh cảm giác, vận động, tự động cũng như các lớp da, tổ chức dưới da
và móng chân [37].

Đốt ngón 5

Hình 1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống xương bàn chân [37]

Cơ chế bệnh sinh hình thành tổn thương loét bàn chân do BTĐ được chia thành 5
yếu tố chính [4]: Biến chứng thần kinh ngoại vi; Bệnh động mạch ngoại vi; Nhiễm
trùng bàn chân; Hạn chế vận động khớp; Yếu tố ngoại sinh: giầy dép, vệ sinh và

chăm sóc bàn chân.
Sự phối hợp của các yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành loét bàn chân
BTĐ được thể hiện trong hình 1.2.

17


Bệnh tiểu đường

Mạch máu

Thần kinh
Vận động
Hạn chế
vận động
khớp

Teo cơ

Cảm giác

Tự động

Biến dạng, tăng
áp lực bàn chân

Giảm tiết
mồ hôi

Giầy dép không

phù hợp, chăm
sóc bàn chân
khơng đúng…

Tăng động
tĩnh mạch

Tắc mạch

Khơ da

Chấn thương

Chai chân

Động
mạch chi
dưới

Tổn thương
vi mạch

Giảm cảm
giác đau, nhiệt

Chấn thương

Hoại tử

Loét bàn chân


Nhiễm trùng
Cắt cụt chi

Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh loét bàn chân do bệnh tiểu đường [4]

1.1.1.4. Biến chứng bàn chân người bệnh tiểu đường
Tổn thương thần kinh ở chân và giảm lưu thông máu ở chân làm tăng nguy cơ
của nhiều biến chứng trên bàn chân BNTĐ. Một số dạng biến chứng bàn chân
BNTĐ:
Đau bàn chân và chân: liên quan tới bệnh lý thần kinh hoặc tổn hại mạch
máu. Dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh ở BNTĐ là sự giảm cảm giác, chủ yếu
ở bàn chân có thể lan lên cẳng chân. Tê bì, cảm giác như kiến bị ở bàn và ngón
chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân [2, 3].
Biến đổi ngồi da: da khơ, bong da hoặc nứt nẻ do dây thần kinh điều khiển các
hoạt động làm ẩm da bị tổn thương [2, 3].

Hình 1.3. Biến đổi ngồi da bàn
chân BNTĐ [3]

Hình 1.4. Các vết chai chân của bàn chân
BNTĐ [3]

Chai chân: hình thành nhiều và nhanh ở BNTĐ do tăng áp lực ở lòng bàn chân.

18


Các chai chân cũng thường gặp ở người bình thường nên các BN thường chủ quan
và ít để ý triệu chứng này. Vì vậy, các vết chai này có điều kiện phát triển nhiều

hơn, trở nên nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng [2, 3].
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh dẫn đến bàn chân bị mất cảm giác.
Khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu
áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Do vậy,
bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét [2, 3].

a
Hình 1.5. Bàn chân BNTĐ bị biến
dạng [3]

b

Hình 1.6. a. Mạch máu của bàn chân thông
thường và bàn chân BNTĐ
b. Các vết loét trên bàn chân BNTĐ [22]

Loét chân: Các vi mạch máu và các sợi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương
gây mất cảm giác. Ngoài ra, do áp lực lặp đi lặp lại của trọng lượng cơ thể lên bàn
chân khi đi nên dễ bị tổn thương. Thông thường những biến chứng bàn chân BNTĐ
bắt đầu là hiện tượng loét da [38].
Các nghiên cứu [39, 40] cho thấy phần lớn các vết lt thường ở ngón chân cái,
vì ngón chân cái là vị trí chịu áp lực cao hơn so với áp lực ở các ngón chân khác.

Hình 1.7. Biến chứng loét bàn chân BN tiểu đường [2, 22]

Chân biến dạng thường dẫn đến loét tại các vị trí xương nhơ ra đó là do áp lực cơ
học cao lên da, nhưng do khơng có cảm giác đau nên giảm sự bảo vệ tự nhiên, đặc
biệt khi đi đôi giầy khơng phù hợp [39].

Hình 1.8. Các vị trí bị biến dạng trên bàn chân BNTĐ [39]


Cắt cụt chân: vết lt của BNTĐ thường rất khó liền vì vùng tổn thương vừa
không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy, vừa khơng có nhiều các tế
bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào chết kịp thời. Do đó các

19


vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt. Đặc biệt là các đoạn
động mạch bị tắc hẹp ở cẳng chân hoặc cao hơn như là đùi nên một số trường hợp
tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại phải cắt cụt đến trên gối [38].
Nghiên cứu [21] chỉ ra tỷ lệ BNTĐ tuýp 2 có tổn thương chân, đặc biệt có nguy
cơ loét bàn chân là rất cao. Ngón chân cái hoặc các ngón chân bị biến đổi cấu trúc
làm hạn chế tính linh hoạt khi vận động, và đây được coi là những yếu tố có liên
quan nhất đến việc tăng áp lực lên trên một diện tích nhỏ của lịng bàn chân khi đi.
Việc tăng áp lực lên vùng tiếp xúc của lịng bàn chân có thể gây viêm lt dưới đầu
xương bàn chân và ngón chân cái. Trong thời gian đi bộ, áp lực đỉnh lên phần mũi
bàn chân ở BNTĐ cao hơn phía gót. Do đó, áp lực lên ngón chân cái bị lặp lại hoặc
quá mức, kết hợp với sự thay đổi cấu trúc, làm tăng nguy cơ loét ở ngón chân cái.
Năm 2014, Jerry Irmiya Tagang [22] đã nghiên cứu trên 156 BNTĐ (75 BN nam
và 81 BN nữ) tại Nigeria. Tác giả đã thực hiện khảo sát mức độ tổn thương (như
đau, có vết thương, vết loét, hoại tử v.v.) tại 3 vùng của bàn chân BNTĐ: lịng bàn
chân (hình 1.9 b), cạnh ngồi mu bàn chân (hình 1.10 b) và cạnh trong mu bàn chân
(hình 11.b). Kết quả (hình 1.9 a) cho thấy: Các tổn thương ở lịng bàn chân xảy ra
nhiều nhất ở vị trí vùng ngón chân thứ 2 đến thứ 5 (vùng 'b') với tỷ lệ lên đến 36%
đối với nữ và 27% đối với nam giới; thứ hai là vị trí 'a', lên đến 18% đối với cả nam
và nữ. Như vậy, phần ngoại biên của bàn chân hoặc các đốt ngón dưới lịng bàn
chân sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất.

a


b

Hình 1.9. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng trên lịng bàn chân BNTĐ; b. Các vị trí
trên lịng bàn chân BNTĐ [22]

a

b

Hình 1.10. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng ở cạnh ngồi mu bàn chân BNTĐ; b.
các vị trí ở cạnh ngồi mu bàn chân BNTĐ [22]

Hình 1.10. a cho thấy hai vị trí bị ảnh hưởng lớn nhất ở cạnh ngoài mu bàn chân
BNTĐ là 'a' và 'g'. Tỉ lệ tổn thương tại toàn bộ khớp ngón ‘a’ lên đến 35% đối với
nữ và 27% đối với nam. Thứ hai là vị trí gót chân ‘g’ chiếm 32% đối với nữ, trong
khi đó nam chỉ chiếm 16%.

20


a

b

Hình 1.11. a. Kết quả thống kê vị trí ảnh hưởng ở cạnh trong mu bàn chân BNTĐ; b.
Các vị trí ở cạnh trong mu bàn chân BNTĐ [22]

Hình 1.11.a cho thấy: ở cạnh trong mu bàn chân BNTĐ, vùng (vị trí) bị ảnh
hưởng cao nhất là ở các khớp ngón ‘a’: đối với nữ chiếm gần một nửa (47%), tuy

nhiên đối với nam chỉ 21%.
Năm 2002, nhóm tác giả [23] đã thực hiện nghiên cứu trên 298 BNTĐ (gồm 185
nam, 113 nữ) tại Phòng khám bàn chân BNTĐ Manchester. Kết quả cho thấy: Tỉ lệ
BN bị loét bàn chân là 86,7%, trong đó loét phần mũi bàn chân chiếm 76,7%. Bàn
chân Charcot chiếm 2,1%; BN bị ảnh hưởng từ giầy dép, phẫu thuật cắt bỏ, chăm
sóc bàn chân đặc biệt chiếm 11,2%. Hầu hết các BN đều có một vết loét trên bàn
chân, 16% BN có nhiều vết loét; trong đó chân phải chiếm 50,4%, chân trái chiếm
45,8% và cả hai chân chiếm 3,8%.
Bảng 1.1. Mức độ bị ảnh hưởng của các vị trí trên bàn chân nữ BNTĐ [23]

STT
1
2

Vị trí
Phần mũi bàn chân
Phần giữa bàn chân

Tần số
123
8

Tỷ lệ phần trăm
66,9
4,3

3
4
5
6


Phần gót bàn chân
Nhiều vết loét
Loét do bị chèn dây thần kinh
Viêm tủy xương

34
21
102
11

18,5
12,7
55,1
5,9

7
8

Bàn chân Charcot
Chấn thương nghiêm trọng

8
28

4,3
15,1

Cynthia Formosa và cộng sự [23] đã nghiên cứu đánh giá cơ sinh học lâm sàng
của dị dạng bàn chân và biến dạng khớp trên 243 BNTĐ tuýp 2 và đã xác định được

tỷ lệ tổn thương tại các vị trí trên bàn chân: khớp ngón chân cái chiếm 49,4%, ngón
chân cái chiếm 39%, đầu xương bàn chân chiếm 24%, các vị trí khác chiếm 44%,
38% bàn chân bị chai, và việc vận động khớp cũng bị hạn chế; 56% đối tượng
nghiên cứu đi giầy dép không phù hợp.
Năm 2007, nghiên cứu của Abbas & Archibald [39] cho thấy, 40% số BNTĐ bị
biến chứng bàn chân như đau, viêm loét, mụn nước, trầy xước. Theo dữ liệu của
Viện Y tế Quốc gia Mỹ năm 2011 [41], gần 30% số người mắc BTĐ từ 40 tuổi trở
lên đã bị suy giảm cảm giác ở bàn chân.
Năm 2009, nhóm tác giả [42] tại Trung tâm nghiên cứu - Viện Khoa học Y tế
Amrita - Ấn Độ đã nghiên cứu tỷ lệ chấn thương bàn chân của 361 BNTĐ tuýp 2.
Kết quả cho thấy, tỷ lệ bàn chân bị chấn thương: ngón chân cái: 11,9%, giữa bàn

21


chân: 7,5%, mũi bàn chân và các ngón cịn lại: 15,5%, dị tật ngón chân: 4,2%, cơ:
37,4%, xương: 6,4%.
Một số nghiên cứu [43, 44, 45] đã kết luận: Các vị trí thường bị viêm lt dưới
lịng bàn chân đó là các ngón chân và đầu xương bàn chân. Theo nghiên cứu của
Waaijam và các cộng sự [46], khớp xương bàn chân cái là vị trí bị loét phổ biến
nhất chiếm 27% Các ngón chân ở giữa (thứ 2 và thứ 3) chiếm 18%. Các khu vực
này nhơ ra trên lịng bàn chân, diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ nhỏ nên chịu lực ép lớn
hơn [44].

Hình 1.12. Các vị trí thường bị loét trên lòng bàn chân [46]

Năm 2002, nghiên cứu [20] tại Việt Nam của Bùi Minh Đức đã thống kê được tỉ
lệ loét bàn chân BNTĐ: ở đầu các ngón chân chiếm 31,5%, mu bàn chân, gót chân,
kẽ ngón chân có tỉ lệ bằng nhau chiếm 9,3%. Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ
tổn thương xương bàn, ngón chân trên phim XQ ở nhóm có hoại tử là 2,4%, trong

đó ở nhóm khơng hoại tử là 18,2%.
Năm 2011, Đặng Thị Mai Trang [47] đã xác định được tỉ lệ của vị trí loét
bàn chân BNTĐ thường gặp: ở ngón chân: 28,9%, ở gan bàn chân: 17,7% và gót
chân:15,6%.
Năm 2016, nghiên cứu [48] thực hiện trên 90 BNTĐ (6 nữ BN và 84 nam BN)
cho thấy khơng có BN nào tổn thương bàn chân phải cắt cụt, có 01 BN bị loét bàn
chân chiếm tỷ lệ 1%, có 03 BN bị ở mức chai chân chiếm 3,3%, và 06 BN bàn chân
có biến đổi ngồi da chiếm 6,7%, cịn lại 80 BN khơng có biến chứng tổn thương
bàn chân chiếm tỷ lệ 89%.
Năm 2018, Lê Bá Ngọc [49] đã thực hiện nghiên cứu trên 58 nam BNTĐ và 36
nữ BNTĐ tại Việt Nam về nguyên nhân ngoại sinh gây loét bàn chân. Kết quả cho
thấy: 56,38% BN không phát hiện được nguyên nhân gây ra tổn thương loét. Những
nguyên nhân thường gặp gây loét là chai chân chiếm 17,02%, do bỏng chiếm 7,45%
và do dẵm phải dị vật chiếm 9,57%. Những nguyên nhân ít gặp là loét do ngã chiếm
4,26%, do yếu tố giầy dép chật chiếm 3,19%, do cắt móng chân chiếm 2,13%.
Nhận xét: Từ các nghiên cứu trên cho thấy:
Bàn chân BNTĐ bị teo cơ tạo bề mặt cơ lồi lõm, biến dạng làm tăng áp lực khi
vận động, đây là một nguyên nhân dẫn đến loét bàn chân BN [4].
Biến chứng thường thấy ở bàn chân BNTĐ đó là đau bàn chân, chai chân, biến
dạng chân, loét chân, cắt cụt chân [2, 3]. Tỷ lệ biến dạng khớp ngón chân cái chiếm
49,4%, ngón chân cái chiếm 39%, đầu xương bàn chân chiếm 24%, và việc vận
động khớp cũng bị hạn chế [21].
Loét bàn chân thường xảy ra ở phần mũi bàn chân, vùng khớp ngón ở phía mu
cũng như phía lịng bàn chân [21, 22, 23]: Tỷ lệ bàn chân bị loét ở phần mũi lên

22


đến 76,7% [23], ở các vùng cạnh mu bàn chân ở khớp ngón trong và ngồi đến
15% và 12% [21], ở ngón chân cái ở phía lịng bàn chân từ 18% [22] đến 39 %

[21]. Bàn chân BNTĐ nước ta cịn bị lt nhiều ở vùng kẽ các ngón chân (chiếm
khoảng 9,3%[20]).
Các nguyên nhân chính gây loét phần mũi bàn chân BN:
Ngược lại với bàn chân người khỏe mạnh, trong thời gian đi bộ (chân trần), áp
lực lên đỉnh phần mũi lịng bàn chân ở BNTĐ cao hơn lên phía gót [21].
Phần mũi bàn chân cũng là vị trí chịu tác động nhiều nhất (dễ bị tổn thương
nhất) bởi các yếu từ mơi trường bên ngồi.
Phần mũi bàn chân được giầy che kín và là vị trí chịu tác động qua lại mạnh
nhất với giầy (do bẻ uốn bàn chân ở vùng khớp ngón khi đi lại, thay đổi kích thước
bàn chân khi bẻ uốn). Phần mũi của đế giầy có khả năng giảm chấn kém hơn phần
gót giầy (do vật liệu mỏng hơn) nên làm tăng tải trọng lên phần mũi lịng bàn chân.
Chính vì vậy, có đến 56% đối tượng nghiên cứu đi giầy dép không phù hợp bị lt
bàn chân[23].
Phần mũi bàn chân, vùng mang ngồi phía gót mu bàn chân nữ BNTĐ bị biến
dạng, loét nhiều hơn hơn so với bàn chân BN nam [22].
Như vậy, phần mũi dưới lòng và mu bàn chân BNTĐ cần được quan tâm đặc
biệt. Các nghiên cứu hiện nay mới tập trung hạn chế lt phía lịng bàn chân bằng
các giải pháp giảm áp lực đỉnh lên phần mũi tại lòng bàn chân khi sử dụng giầy,
mà chưa quan tâm đến hạn chế loét trên mu bàn chân hay áp lực giầy lên mu bàn
chân.
1.1.2. Giầy cho bệnh nhân tiểu đường
1.1.2.1. Đặc điểm các loại giầy cho bệnh nhân tiểu đường
Giầy “sâu và rộng” là giầy có khoảng khơng bên trong lớn hơn, rộng hơn giầy
bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để giầy khơng bó chặt bàn
chân, khơng ép nén phần mũi và ngón chân, có thể chứa lót giầy có độ dày lớn (trên
5 mm). Lót giầy được làm bằng chất liệu mềm, xốp, đàn hồi được đúc sẵn phù hợp
cho các kiểu giầy khác nhau hoặc được chế tạo theo bàn chân người bệnh [50].
Loại giầy này được sản xuất và sử dụng phổ biến cho BNTĐ có bàn chân chưa bị
biến dạng hoặc bị biến dạng nhẹ (từ nguy biến chứng cơ thấp đến tiếp cận nguy cơ
cao) còn gọi là giầy trị liệu thông dụng. Loại giầy này được sản xuất đại trà trên cơ

sở nghiên cứu nhân trắc bàn chân BNTĐ và đặc thù phân bố áp lực lên lòng bàn
chân BN.
Cấu trúc của giầy gồm các chi tiết cơ bản (hình 1.13) như đế ngồi (1), lót mặt
(lót giầy) (2), mũ giầy (3), ngồi ra có thể cấu trúc thêm các túi đệm khí giúp êm
chân trong quá trình sử dụng (4).

23


Hình 1.13. Hình ảnh minh họa cấu trúc sản phẩm giầy [50]

Bàn chân BNTĐ, tùy thuộc vào mức độ bệnh, hay nguy cơ biến chứng bàn chân,
được chia thành 4 nhóm và được sử dụng sản phẩm giầy phù hợp với biến chứng
bàn chân [51, 52]:
 Nhóm nguy cơ biến chứng bàn chân thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình
thường.
Giầy cho nhóm BN này thường là giầy sâu và rộng, có đặc điểm tương tự giầy
thơng thường với như: đế và mũi giầy mềm, có các kích cỡ bề ngang rộng.
 Nhóm nguy cơ biến chứng bàn chân vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân,
không biến dạng bàn chân, khơng có tiền sử lt bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Giầy cho nhóm BN này là giầy sâu và rộng, mềm, dễ bẻ uốn, với kích cỡ cân
đối, với áp lực thích hợp, vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng BN.
 Nhóm nguy cơ biến chứng bàn chân cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có
biến dạng bàn chân, khơng có tiền sử lt bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Bệnh nhân nhóm này cần được tư vấn để lựa chọn giầy phù hợp: chất liệu mềm,
dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào của bề mặt bàn chân giúp
phòng ngừa các tổn thương do cọ xát và tránh tăng áp lực quá mức lên phần mũi
bàn chân.
 Nhóm nguy cơ biến chứng bàn chân rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân,
có biến dạng bàn chân, có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.

Giầy cho nhóm nguy cơ này nên lựa chọn loại giầy với các đặc điểm: đế giầy
linh động và cứng, giầy nửa sau giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự
lành vết lt.
Ngồi ra BN có nguy cơ loét bàn chân cao thường đi giầy được thiết kế, sản xuất
bởi các chuyên viên dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng [13, 14]. Giầy được
làm từ các loại vật liệu rất mềm, thiết kế phù hợp theo các đặc điểm riêng biệt trên
từng bàn chân. Loại giầy này còn sử dụng các chi tiết hỗ trợ vịm bàn chân, gót chân
hoặc các chi tiết đệm. Chi phí sản xuất loại giầy này cao, địi hỏi người sản xuất
chuyên sâu trong lĩnh vực giầy chỉnh hình.

Hình 1.14. Giầy thiết kế riêng cho từng BN [13]

Tại Việt Nam, nghiên cứu [53] đã thiết kế, chế tạo giầy cho BNTĐ. Tuy

24


nhiên, cơng trình chưa nghiên cứu, chứng minh được hiệu quả của vật liệu, của sản
phẩm giầy có tác dụng với bàn chân BNTĐ.

Hình 1.15. Mẫu giầy cho nữ BNTĐ của Viện NC Da giầy [53]

Nghiên cứu [54] đã khảo sát 6 mẫu giầy cho nữ BNTĐ tại thị trường Việt Nam
theo đặc điểm cấu trúc và vật liệu. Tác giả đã phân tích các đặc trưng cấu trúc giầy:
loại, kiểu và hình dáng giầy, hình dạng và kích thước các chi tiết, các phương pháp
ráp nối các chi tiết giầy; loại nguyên vật liệu làm các chi tiết giầy. Thử nghiệm đánh
giá chất lượng giầy thông qua thử nghiệm các tính chất quan trọng của vật liệu làm
các nhóm chi tiết: mũ giầy, lót mũ giầy, lót giầy, đế trong và đế giầy; độ bền mối ráp
đế giầy với mũ giầy. Kết quả cho thấy, giầy cho nữ BNTĐ thường là loại giầy thuyền
hoặc giầy thấp cổ có quai cài kết hợp với băng nhám, có gót thấp (khoảng 10 mm) độ

cao nâng mũi phom trên 10 mm, mũi giầy rộng, cao và lượn trịn. Giầy có cấu trúc
như giầy thông thường, sử dụng đế trong cứng. Giầy sử dụng chủ yếu là da thuộc làm
phần mũ giầy, đế bằng (phẳng), đúc liền gót từ cao su hoặc cao su nhiệt dẻo, lót giầy
đàn hồi có độ dày khá lớn được làm từ lớp xốp EVA và lớp da thuộc. Các vật liệu
làm mẫu giầy khảo sát có các đặc trưng cơ học tốt nhưng các chỉ tiêu vệ sinh (độ
thông hơi, độ hấp thụ hơi nước, độ hút nước) chưa đáp ứng yêu cầu.
Nhận xét: Có nhiều loại giầy cho BNTĐ như giầy đế bằng, mũi rộng; giầy đế
lửng; giầy hở mũi; giầy có quai; giầy có cửa bằng chun; dép sandal. Tùy theo mức
độ tổn thương bàn chân và mục đích sử dụng (hoạt động thể thao, đi làm, đi chơi, đi
trong nhà) mà người bệnh sử dụng các loại giầy dép phù hợp.
Bàn chân BNTĐ có nguy cơ thấp, vừa, mức gần nguy cơ cao thường sử dụng
giầy sản xuất hàng loạt, được thiết kế riêng, đảm bảo độ vừa vặn trên cơ sở nghiên
cứu nhân trắc và cơ sinh học bàn chân BN [51, 52]. Bàn chân BN có nguy cơ cao
và rất cao cần được đo, thiết kế và sản xuất giầy riêng lẻ theo từng bàn chân. Loại
giầy chuyên dụng này, tuy có mức độ bảo vệ bàn chân tốt, giảm mạnh nguy cơ lt
bàn chân, nhưng có chi phí sản xuất cao do phải đo bàn chân, thiết kế phom giầy
riêng, lựa chọn vật liệu phù hợp và thiết kế, chế tạo giầy đơn chiếc [13, 14]. Hiện
nay ở nước ta, Viện Nghiên cứu Da giầy [53] có sản xuất giầy cho BNTĐ tuy nhiên
chất lượng giầy còn hạn chế. Các mẫu giầy có trên thị trường có cấu trúc như giầy
thơng thường, có lót giầy xốp, đàn hồi và giầy chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh.
1.1.2.2. Tầm quan trọng của giầy đối với bệnh nhân tiểu đường
Các tác giả nghiên cứu [55, 56, 57] cho rằng: Đôi giầy không thể thiếu đối với
BNTĐ. Đôi giầy giúp kéo dài tuổi thọ BN do giảm tổn thương bàn chân, đặc biệt là
loét bàn chân.
Các tác giả của nghiên cứu [5] cho rằng: Hầu hết các vết loét xảy ra dưới các đầu
xương bàn chân do biến dạng bàn chân kết hợp với áp lực tác động lòng bàn chân.
Do vậy các tác giả đã thử nghiệm đánh giá vai trò của giầy đối với BNTĐ bằng

25



×