Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI THU HOẠCH môn GIÁO dục QUỐC PHÒNG AN NINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ của CÔNG tác đối NGOẠI gắn với QUỐC PHÒNG – AN NINH ở bộ GIÁO dục và đào tạo TRONG TÌNH HÌNH mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.88 KB, 20 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI GẮN VỚI
QUỐC PHÒNG – AN NINH Ở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG
TÌNH HÌNH MỚI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
II. Nội dung thực hiện
2.1. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong xác định mục tiêu
của mỗi lĩnh vực.
2.2. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong xác định nhiệm vụ

3
5
5
5
8
11
12
13

của mỗi lĩnh vực.
2.3. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong tập hợp lực lượng

13

thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
2.4. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong thực hiện tổ chức



14

thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực
III. Một số giải pháp thực hiện
3.1. Tăng cường đào tạo nhân lực về mọi cấp độ, mọi ngành nghề cho

14
14

hai nước láng giềng là Lào và Cămphuchia
3.2. Hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo dục

16

và đào tạo
3.3. Đẩy mạnh đối thoại tri thức quốc tế
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

18
21
22

1


MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa, quán triệt
quan điểm của Đảng về nhiệm vụ và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, về chiến lược

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trong những năm qua cơng tác quốc phịng,
an ninh đã góp phần đạt được những thành tựu hết sức quan trọng là bảo vệ vững
chắc chủ quyền độc lập, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Thông qua cơng tác giáo dục, bồi dưỡng Quốc phịng- An ninh, nhận thức và
trách nhiệm của của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới có sự chuyển biến mạnh mẽ.
Thời gian tới nước ta tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tình hình thế
giới có nhiều biến động chuyển biến sâu sắc, phức tạp, mau lẹ và khó lường,
2


trong khi nước ta hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng. Bên cạch những thuận
lợi thực tế đang đặt ra cho chúng ta những thách thức mới đối với cả kinh tế-xã
hội và quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, những tính chất và những mâu thuẫn cơ
bản của thời đại vẫn khơng thay đổi. Vì thế, mối quan hệ giữa đối ngoại, quốc
phịng, an ninh cần phải được tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quán triệt, vận
dụng sáng tạo trong mọi nhận thức và hoạt động để tạo nên sức mạnh tổng hợp
to lớn phát triển đất nước và tham gia ngày càng hiệu quả vào quá trình hội nhập
quốc tế trên tất cả các lĩnh vực.
Gắn kết đối ngoại, quốc phòng, an ninh là nhằm làm cho quá trình đấu
tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch và các nhân tố gây mất ổn định, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội gắn chặt với
hoạt động đối ngoại, tích cực chủ động hội nhập quốc tế tạo mơi trường hịa
bình, hữu nghị, hợp tác, tranh thủ những nguồn lực to lớn của quốc tế về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng góp phần phát triển, nhân lên sức
mạnh quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp lại sức mạnh tỏng hợp to lớn đưa
cách mạng phát triển khơng ngừng hồn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo là một cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ giáo dục

tồn dân và phát triển khoa học công nghệ, trong các lĩnh vực hoạt động của
mình có rất nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển khoa
học công nghệ cũng như hợp tác quốc tế phát triển giáo dục đào tạo con người.
Chính vì thế, Bộ GD&ĐT một cách tự nhiên có nhiều thuận lợi trong việc triển
khai cơng tác đối ngoại gắn liền với quốc phịng, an ninh. Trong hoạt động hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo phải chủ động tích cực hội nhập
tạo mơi trường hịa bình hữu nghị giữa các dân tộc, tranh thủ những nguồn lực to
lớn của quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần phát triển, nhân lên sức
mạnh của quốc phòng, an ninh, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn đưa cách mạng
3


phát triển khơng ngừng hồn thành thắng lợi cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc gắn liền công tác đối ngoại trong giáo
dục, đào tạo gắn với quốc phòng, an ninh.
1.1. Cơ sở lý luận.
Trước hết xuất phát từ khái niệm đối ngoại gắn liền với quốc phòng, an
ninh: “Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh là sự gắn kết tồn diện, chặt chẽ
giữa vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, biện pháp của lĩnh vực đối
ngoại và quốc phòng, an ninh tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội
chủ nghĩa” (Giáo trình Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối tượng 2
khối Bộ, ngành trung ương. Tập 1, Nxb QĐND, H.2012)
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định giữa kinh tế - chính trị - văn hóa –
quốc phịng – an ninh – đối ngoại ... tồn tại khách quan, có quan hệ chặt chẽ, hợp
thành một hệ thống, tác động và thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội.
Khái niệm về sự gắn kết giữa công tác đối ngoại và quốc phòng, an ninh là

sự gắn kết tồn diện, chặt chẽ giữa vị trí, vai trị, mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng,
4


biện pháp của lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm tạo nên sức mạnh
tổng hợp góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đây là những lĩnh vực vốn có quan hệ
mật thiết, là nhân tố quan trọng trong sức mạnh tổng hợp của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Sự gắn kết giữa chúng là sự tác động biện chứng đồng thời là nhân tố tác
động mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Công tác đối ngoại có
vai trị chủ thể trong việc gắn kết khi chúng ta xác định chủ trương chính sách
đối ngoại, tuy vậy chúng ta cũng không đề cao, nhấn mạnh, tuyệt đối hóa vai trị
chủ thể của đối ngoại mà phải nhìn nhận nó từ góc độ sức mạnh tổng hợp. Sự
gắn kết là nhân tố cơ bản, quan trọng để cho đối ngoại hoàn thành mục tiêu
nhiệm vụ của mình, với vai trị quan trọng của quốc phịng, an ninh nó sẽ tác
động đến lĩnh vực đối ngoại và mọi lĩnh vực khác. Sự gắn kết phải là sự thống
nhất biện chứng của các hoạt động đó đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN,
quản lý của Nhà nước Việt nam XHCN, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,
gắn chặt với điều kiện lịch sử cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc ở nước
ta hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là
cái tiếng”, quan điểm này thể hiện tính sáng tạo, tầm nhìn chiến lược trong vận
dụng thế giới quan, phương pháp luận cách mạng, khoa học vào nhận thức và
giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa đối ngoại ngoại giao với phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh
kinh tế - đấu tranh quân sự - đấu tranh văn hóa – đấu tranh ngoại giao ... vào điều
kiện cụ thể cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Tính sáng tạo và tầm nhìn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là kết quả sự kế thừa, phát triển sáng tạo truyền thống dân tộc, tinh

hoa nhân loại trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.
5


Đối ngoại gắn với chiến lược quốc phòng, an ninh không gây cản trở cho
sự phát triển đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trái lại đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của các lĩnh vực ấy, đồng thời thúc đẩy sự phát triển mọi
mặt của đất nước. Vì thế, trong quá trình đối ngoại gắn liền với quốc phòng, an
ninh cần lưu ý thỏa đáng đến những yêu cầu đặc thù của mỗi lĩnh vực để tìm ra
những cơ chế và biện pháp thích hợp nhằm phát huy được cao độ thế mạnh và
tiềm năng riêng của từng ngành, từng lĩnh vực, hướng tới phục vụ yêu cầu chung
của quốc gia, dân tộc. Mặt khác, các ngành, các lĩnh vực khác đều có nhiệm vụ
tham gia vào quá trình gắn kết đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh mang tính chủ động, sáng tạo cao
để nhân lên, hợp lại sức mạnh của những mặt đồng thuận, tìm được lời giải cho
những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình gắn kết để tạo ra động lực thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển. Sự tích cực, chủ động trong q
trình đối ngoại với quốc phòng, an ninh sẽ đặt ra cho mỗi lĩnh vực phải ln tự
tìm tịi để đổi mới nội dung, phương thức kết hợp mới nhằm nâng cao hiệu hoàn
thành mục tiêu trong mọi điều kiện hoàn cảnh của đất nước, khu vực và thế giới.
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ban ngành được quy định trong Điều 4,
chương II, nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về cơng
tác quốc phịng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa
phương như sau:
“Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành
1. Chỉ đạo tổ chức trun truyền giáo dục quốc phịng tồn dân và thực
hiện cơng tác giáo dục quốc phịng tồn dân cho cán bộ, công chức và người lao
động trong các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành quản lý; phối hợp với Bộ Quốc
phòng thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phịng cho các đối tượng cán bộ,
cơng chức theo quy định pháp luật.

6


2. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng – an ninh; lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ động viên các nguồn lực
của bộ, ngành để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong mọi tình huống.
3. Phối hợp với Bộ Quốc phịng và các bơ, ngành, địa phương có liên
quan xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân; xây
dựng cơ quan, đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng tỉnh thành
phố thành khu vực phòng thủ vững chắc.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc bô, ngành phối hợp chặt chẽ với cơ
quan quân sự địa phương thực hiện công tác tổ chức, huấn luyện, hoạt động của
lực lượng tự vệ; quản lý, huy động lực lượng DBĐV, tuyển quân và tham gia xây
dựng lực lượng vũ trang địa phương. Thực hiện công tác phịng thủ dân sự,
động viên cơng nghiệp, huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của Nhà nước
cho cơng tác quốc phịng.
5. Thực hiện các quy định của Nhà nước về đảm bảo ngân sách đối với sự
nghiệp quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; thực hiện chính sách
hậu phương quân đội và các chính sách khác có liên quan đến cơng tác quốc
phịng.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phịng, hằng năm và
từng thời kỳ tiến hành cơng tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm
vụ quốc phòng.”
Trong tổng thể các hoạt động thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của mình
trong cơng tác quốc phịng, công tác đối ngoại không chỉ là hoạt động của Bộ
Ngoại giao mà là hoạt động đối ngoại toàn dân, là nhiệm vụ của tất cả các bộ,
ngành.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
7



Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ngoại giao luôn được
gắn kết chặ chẽ với hoạt động quân sự, quốc phòng tạo nên sức mạnh tổng hợp
đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giũ vững nền độc lập dân tộc. Quá trình dựng
nước và giữ nước, cha ơng ta đã rút ra và kiên trì thực hiện bài học quốc phú,
binh cường, nội yên, ngoại tĩnh nên giữ yên bờ cõi, giũ vững nền thái bình, thịnh
trị.
Những bài học kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc kết về đối ngoại
gắn với quốc phòng, an ninh đã được Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng,
phát triển sáng tạo, nâng lên tầm cao mới trong các cuộc chiến tranh giải phóng,
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa trong thời đại Hồ Chí
Minh. Thực tiễn cách mạng đã minh chứng “kết hợp đánh và đàm là nét nổi bật
của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, đã được sử dụng rất thành công
trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta” (Đặng Xuân Kỳ, Phương
pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, H.1997)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mùa xuân 1975,
Việt nam bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, cả
nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Song, công cuộc xây dựng, tái thiết đất nước chưa
được bao lâu thì Việt nam lại phải đứng trước thử thách mới tróng quan hệ quốc
tế về kinh tế, chính tri, quân sự và biên giới lãnh thổ.
Việt nam và các nước láng giềng có chung biên giới xuất hiện nhiều mâu
thuẫn, xung đột và phát triển theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Các thế lực
thù địch trong và ngoài khu vực phối hợp chống phá cách mạng Việt nam cả ở
phía Bắc và phía Tây Nam. Từ năm 1991 cục diện thế giới có nhiều biến động
sâu sắc. Hệ thống các nước XHCN tan vỡ, chủ nghĩa xã hội thoái trào, tương
quan lực lượng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Thế lực hiếu chiến ngang
nhiên can thiệp vào công việc nội bộ của các nước; kích động chủ nghĩa ly khai,
xung đột tơn giáo, dân tộc, sắc tộc và tiến hành chiến tranh ở nhiều nơi.
8



Trong bối cảnh trên, nhờ kiên trì đường đối ngoại mềm dẻo linh hoạt, sáng
tạo gắn với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh nên nước ta đã đẩy mạnh
sự hợp tác quốc tế, hóa giả được nhiều mâu thuẫn nên đã cải thiện được quan hệ
với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, giữ vững biên giới Tây Nam, khơi tình
đồn kết giữa Viêt nam – Lào – Cămphuchia, kiên trì khơi phục quan hệ hữu
nghị với Trung quốc; đấu tranh chống cấm vận của Mỹ, tăng cướng quan hệ hợp
tác với các nước phát triển; mở rộng ngoại giao đa phương và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế với mục tiêu và lộ tronhf
phù hợp.
Đảng ta khẳng định “hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân
dân phát triển mạnh, góp phần giữ vững mơi trường hịa bình, phát triển kinh tếxã hội, nâng cao uy tín của Việt nam trong khu vực và trên thế giới. Đã giải
quyết được một số vấn đề về biên giới, lãnh thổ, vùng chồng lấn trên biển với
một số quốc gia; chủ động và tích cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức
thành công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt nam” (Đảng Cộng sản Việt
nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006)
Bên cạnh những kết quả to lớn, chiến lược đối ngoại gắn với quốc phong,
an ninh cịn tồn tại một số hạn chế, khó khăn:
+ Sự gắn kết về dự báo quan hệ đối tác-đối tượng của đối ngoại có lúc
chưa gắn với dự báo đối tác-đối tượng của quốc phòng, an ninh dẫn đến các giải
pháp, phương thức quốc phòng, an ninh ở một số lĩnh vực bị động trước các biến
động phức tạp
+ Đối ngoại gắn với qc phịng, an ninh chưa được triển khai rộng khắp ở
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy chưa khai thác và phát huy tối đa
nội lực của đất nước.

9



+ Phương thức đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh chưa đa dạng và
phong phú sát với điều kiện thực tế của thực tiễn cách mạng, ở một số nơi cịn
mang tính hình thức, chưa hiệu quả.
Các bài học rút ra:
+ Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh phải luôn xuất phát từ yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng, tình hình quốc tế, khu vực và xu hướng phát triển của thời
đại
+ Luôn luôn giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản
lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện đối
ngoại gắn với quốc phòng, an ninh.
+ Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh phải thường xuyên đổi mới
phương thức, có lộ trình phù hợp.
+ Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh phải gắn chặt với các lĩnh vực
khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận và dự báo gắn kết chiến
lược đối ngoại với chiến lược quốc phòng, an ninh phù hợp với thực tiễn.
Trong tình hình mới, thế giới đang có những biến đổi rất nhanh, phức tạp,
khó lường. Hịa bình hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc,
tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các
yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng.
Nhũng biến đổi an ninh phi truyền thống như an ninh tài chính, an ninh năng
lượng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ... sẽ diễn biến phức tạp. Cạnh tranh
kinh tế thương mại giữa các nước ngày càng gay gắt.
Từ những nhận định trên ta thấy tình hình kinh tế, chính trị, an ninh quốc
tế hiện nay đang, sẽ tác động rất mạnh đến sự lựa chọn quan điểm, phương
châm, nội dung, biện pháp, những đối sách cụ thể, đối tác và hướng ưu tiên, đối
tượng cần tập trung đấu tranh trong quá trình gắn kết giữa đối ngoại với quốc
10



phịng, an ninh để hồn thành mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực và tạo nên
sức mạnh tổng hợp hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu chung của đất nước trong thời
kì mới.
II. Nội dung thực hiện.
2.1. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong xác định mục tiêu của mỗi
lĩnh vực.
Trên cơ sở mục tiêu chung của mỗi lĩnh vực hình thành mục tiêu chung
cho sự gắn kết đối ngoại với quốc phịng, an ninh trong cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Mục tiêu giữ vững mơi trường hịa bình và tạo điều kiện thuận
lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hịa bình độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của đối ngoại phải gắn với mục tiêu bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn ven lãnh thổ,
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nền văn hóa, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi
ích quốc gia, dân tộc.
Mục tiêu đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh đồng thời phải giải quyết
hài hòa sự phát triển của mỗi lĩnh vực và tham gia vào sự phát triển chung góp
phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, thể hiện ở hai vấn đề cơ bản nhất là an
ninh và phát triển. Trong mỗi thời điểm cụ thể tiêu chí anh ninh và phát triển
được cụ thể hóa và ưu tiên phù hợp với thực tiễn. Mức độ tập trung cho mục tiêu
này hay mục tiêu kia chỉ mang tính chất tương đối, trước mắt. Mục tiêu của đối
ngoại gắn với quốc phịng, an ninh trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước phải ln ln bảo đảm sự cân đối hài hòa giữa an ninh và phát
triển.
Lĩnh vực giáo dục, trước hết phải nâng cao nhận thức sâu sắc tầm quan
trọng, vai trị vị trí của sự kết hợp đối ngoại với quốc phòng, an ninh trong thời
11



kì mới để từ đó mọi ngành mọi cấp qn triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng về
các lĩnh vực đối ngoại, quốc phịng, an ninh. Cũng từ đó tạo ra sự chuyển biến
tích cực về tư tưởng nhận thức, năng động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
2.2. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong xác định nhiệm vụ của mỗi
lĩnh vực.
Thực hiện nhất quán nhiệm vụ giữ vững mơi trường hịa bình hữu nghị, ổn
định cho sự phát triển, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hịa binh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội phải gắn với nhiệm
vụ bảo vệ của quốc phòng, an ninh.
Tiếp tục phát triển quan hệ quốc tế của đất nước đi vào chiều sâu phải găn
liền và góp phần vào việc mở rộng phát triển hợp tác về lĩnh vực quốc phòng, an
ninh của khu vực và của cộng đồng quốc tế. Đối ngoại của Đảng, Nhà nước và
đối ngoại nhân dân phải gắn kết chặt chẽ với đối ngoại về quốc phòng, an ninh.
2.3. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong tập hợp lực lượng thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Tập hợp rộng rãi và đơng đảo lực lượng của tồn xã hội trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là một trong những vấn
đề cơ bản, quan trọng.
Phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng trong thực hiện
nhiệm vụ đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Xác định đúng đắn vị trí, vai trị của lực lượng trong quy tụ và tập hợp lực
lượng thực hiện nhiệm vụ đối ngoại, quốc phòng, an ninh, đặc biệt vị trí, vai trị
nịng cốt của lực lượng quốc phịng, an ninh.
2.4. Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong thực hiện tổ chức thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi lĩnh vực
12


Đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong tổ chức thực hiện mục tiêu
nhiệm vụ trước hết được thể hiện trong đánh giá, xử lý về đối tượng và đối tác

của đối ngoại, của quốc phòng, an ninh. Đối tượng, đối tác của đối ngoại và của
quốc phòng, an ninh khơng có sự phân định tuyệt đối. Có thể đối tác của quan hệ
này lại là đối tượng của quan hệ kia và ngược lại. Việc dự báo của đối ngoại có
thể sử dụng để củng cố quốc phịng, an ninh và dự báo của quốc phòng, an inh có
thể là cơ sở quan trọng để đạt thắng lợi của đối ngoại.
Cac phương án thực hiện, cơ chế quản lý của mỗi lĩnh vực đều có thể tác
động qua lại tạo nên hiệu quả cao cho mỗi mục tiêu nhiệm vụ của từng lĩnh vực.
Kết hợp chặt chẽ giữa tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận của đối ngoại
găn với tổng kết thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận quốc phòng, an ninh.
III. Một số giải pháp thực hiện việc nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
gắn với quốc phòng, anh ninh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
3.1. Tăng cường đào tạo nhân lực về mọi cấp độ, mọi ngành nghề cho hai
nước láng giềng là Lào và Cămphuchia
Mục tiêu đặt ra là củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc của 3 nước Viêt
nam – Lào – Cămphuchia, trọng tâm là tình hữu nghị giữa các dân tộc Việt nam
– Lào và Việt nam – Cămpuchia; xây dựng môi trường hịa bình ổn định ở ngay
khu vực cận kề với Việt nam; xây dựng thế trận lịng dân ở ngồi biên giới Việt
nam.
Ngay từ năm 1958, trong khói lửa ác liệt của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, Việt Nam đã đón nhận những thế hệ con em của các bộ tộc Lào đầu tiên
sang học tập tại Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 30.000 lưu
học sinh Lào sang học tập, và nhiều người sau khi tốt nghiệp đã trở thành những
cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến địa phương, trong nhiều lĩnh vực, và là các
nhà kinh doanh có tiếng của Lào ngày nay. Các thế hệ lưu học sinh Lào đã và
13


đang góp phần tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào tươi
đẹp.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lưu học sinh Lào đang học tập tại các

cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam là 5.234 người, trong đó gần 2.000 người
thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ. Tổng số lưu học sinh Campuchia
khoảng 550 người, người trong đó 100 người theo diện học bổng, ngoài ra Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp nhận 10 lưu học sinh Campuchia là con em của
cán bộ, nhân viên đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam…
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc hỗ trợ, hợp tác đào tạo các lưu học
sinh của hai nước Lào, Campuchia là một trong những mục tiêu và nhiệm vụ
quan trọng bởi đây là những nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị hợp tác
đặc biệt với Việt Nam.
Từ ngày 1/9/2012, việc chi đào tạo cho lưu học sinh Lào và Campuchia
(diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thơng tư
120/2012/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành Thơng tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/9/2012 và được áp dụng kể từ năm học 2012-2013). Đối tượng
áp dụng suất chi đào tạo là các lưu học sinh Lào, Campuchia được Chính phủ
Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia cử sang học tập tại các trường trung
học, đại học của Việt Nam diện Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với
Chính phủ Lào và giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Vương quốc
Campuchia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hố, khoa học kỹ
thuật (lưu học sinh Lào, Campuchia).
Kinh phí đào tạo được cấp theo mức: 2.240.000 đồng/lưu học sinh/tháng
(đối với các hệ trung cấp, hệ đại học, sau đại học), và 4.770.000 đồng/lưu học
sinh/tháng (đối với các khoá ngắn hạn). Khoản kinh phí này sẽ được cấp trực tiếp
cho cơ sở đào tạo.
14


Ngồi ra, phần chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh bao gồm tiền ăn, tiêu
vặt, trang phục cá nhân, chi phí đi lại hàng ngày và chi tài liệu phục vụ học tập
được cấp theo các mức: Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ trung học: 2.140.000
đồng/lưu học sinh/tháng; Lưu học sinh đào tạo dài hạn hệ đại học: 2.530.000

đồng/lưu học sinh/tháng; Lưu học sinh đào tạo hệ sau đại học: 2.860.000
đồng/lưu học sinh/tháng; Lưu học sinh đào tạo, tập huấn ngắn hạn (dưới 12
tháng): 3.350.000 đồng/lưu học sinh/tháng...
Trong thời gian tới việc này cần được tiếp tục và mở rộng diện đào tạo, từ
ngắn hạn đến dài hạn, mở rộng ra nhiều ngành nghề, đặc biệt có những lĩnh vực
quan trọng, tác động sâu sắc đến chính sách, chiến lược quốc gia như quản lý
hành chính, giáo dục đào tạo, triết học, xây dựng Đảng, ...
3.2. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo
dục và đào tạo
Mục tiêu là giúp nước ta tiến nhanh tiến mạnh trên con đườngcơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa khoa học cơng nghệ, kinh tế - xã hội phát triển vững chắc góp
phần tăng cường năng lực quốc phòng, an ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án hội nhập quốc tế
về giáo dục, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7/2012. Đó là ý
kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc
gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ tại Thông báo số
171/TB-VPCP .
Để chuẩn bị triển khai mạnh mẽ chương trình hội nhập quốc tế về giáo dục
và khoa học, công nghệ, trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ
Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị danh mục các Đề án, Dự án hội nhập quốc tế về
giáo dục và đào tạo của quốc gia, có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, địa
15


phương, gửi các thành viên Ban Chỉ đạo cuối tháng 6/2012, trước khi báo cáo tại
phiên họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học
và Công nghệ xây dựng kế hoạch khảo sát tại một số nước đối tác chiến lược về
giáo dục và khoa học, công nghệ vào cuối năm 2012 và năm 2013.

Đồng thời, trong tháng 6/2012, Bộ Ngoại giao báo cáo hiện trạng mạng
lưới cơ quan đại diện giáo dục và khoa học, cơng nghệ của Việt Nam ở nước
ngồi và thuộc các Ủy ban hợp tác song phương với các nước, các kiến nghị cần
thiết để phát huy hiệu quả các mạng lưới và Ủy ban hợp tác song phương trên
lĩnh vực giáo dục và khoa học, cơng nghệ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ rà sốt, hướng dẫn cụ thể cơ chế tài chính
cho hoạt động hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, cơng nghệ của các Bộ,
ngành, địa phương.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 208/QĐ-TTg thành
lập Ban Chỉ đạo quốc gia Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ.
Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ khi quyết định thành lập Ban Chỉ
đạo Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, công nghệ là hội nhập quốc tế về
giáo dục và khoa học, cơng nghệ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
và phát huy vai trò của khoa học và cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước và ổn định xã hội.
Đến năm 2020, nhân lực Việt Nam có năng lực cạnh tranh tương đương
các nước tiên tiến trong khu vực; có một số mặt về giáo dục và đào tạo tiếp cận
trình độ các nước phát triển trên thế giới; Việt Nam trở thành nước mạnh trong

16


một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa
học và cơng nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.
3.3. Đẩy mạnh đối thoại tri thức quốc tế
Đây cũng là một giải pháp chủ động đấu tranh đối ngoại, tích cực phòng
ngừa các diễn biến xấu của các thế lực thù địch ngay tại các quốc gia đó và trên
tồn thế giới; đối thoại tri thức giúp nhân dân các nước hiểu được chính sách hịa
bình, hữu nghị, hợp tác cùng nhau phát triển của Đảng Cộng sản Việt nam và

Chính phủ nước Việt nam xã hội chủ nghĩa, từ đó tác động mạnh đến chính sách
cụ thể của chính phủ các nước trên thế giới và hạn chế được âm mưu phá hoại
của các thế lực thù địch.
Một diễn biến xấu điển hình tác động mạnh đến trạng thái quốc phòng, an
ninh là quan hệ giữa Việt nam và Trung quốc. Quan hệ giữa Việt Nam (VN) và
Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây có nhiều diễn tiến xấu. Một trong
những nguyên nhân lớn là tình hình khẩn trương ở Biển Đông. Phản ứng của
người dân VN, đặc biệt là giới trí thức như ta đã biết nhưng người dân TQ hình
như nhiều người cũng cho rằng họ đúng. Qua tìm hiểu thực tiễn, đặc biệt người
Viêt nam đi du lịch ở TQ, qua tiếp xúc với người dân bình thường ở TQ cho thấy
có một số người TQ tìm cách nhắc đến Biển Đơng và cho rằng VN q khích,
xâm phạm chủ quyền của TQ.
Ngồi ra, mỗi năm đến tháng 2, cuộc chiến tranh biên giới 1979 lại khơi
dậy tình cảm phức tạp khơng phải chỉ của người VN đối với TQ mà cả phía TQ
đối với VN nữa. Rõ ràng đó là cuộc chiến do TQ phát động, nhưng nhiều người
TQ vẫn tin đó là cuộc "phản kích tự vệ"(!). Thêm vào đó, quan hệ kinh tế Việt
-Trung phát triển một chiều cũng gây lo ngại và tạo tình cảm bất tín của VN đối
với hàng nhập ào ạt từ TQ, đối với hành vi của thương nhân, doanh nghiệp TQ
tại VN. Nhưng người TQ không hiểu sự tình cho rằng tình cảm bất tín đó là do
17


người VN vốn không ưa TQ và quên ơn TQ đã giúp VN trong q trình giành
độc lập.
Ai cũng có thể nhận thấy tình hình này rất bất lợi cho cả hai nước, nhưng
đặc biệt là đối với VN, một nước nhỏ và yếu hơn. Đáng lo hơn nữa là nhiều vấn
đề do lịch sử để lại, không dễ giải quyết một sớm một chiều, ảnh hưởng lâu dài
đến con đường phát triển của VN. VN vừa phải củng cố nội lực, tranh thủ sức
mạnh của thời đại, vừa phải cố gắng xây dựng quan hệ hữu nghị lâu dài với nước
láng giềng lớn mạnh này trên cơ sở tương kính, tin tưởng lẫn nhau. Đặc biệt sự

tương kính, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau phải bén rễ trong lịng của các tầng
lớp dân chúng.
Từ nhận định đó chúng ta thấy sự cần thiết phải có đối thoại giữa trí thức
VN và TQ với hy vọng là qua các cuộc đối thoại, trí thức hai nước sẽ hiểu biết,
tin tưởng nhau hơn và họ sẽ tác động tích cực đến các tầng lớp dân chúng khác.
Một đặc tính của trí thức là họ có trình độ hiểu biết, khách quan, khoa học, trung
thực và có tinh thần xây dựng, có trách nhiệm với xã hội. Do đó đối thoại giữa
các trí thức hy vọng góp phần mang lại mơi trường hịa bình hữu nghị giữa các
dân tộc, góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi chiến tranh.
Việc đối thoại tri thức không chỉ được sử dụng trong quan hệ Việt nam –
Trung quốc mà chúng ta có thể mở rộng ra đối với tất cả các nước, nhất là đối
với các quốc gia mang tư tưởng thù địch và có âm mưu phá hoại sự lãnh đạo của
Đảng, dung túng cho các hoạt động diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ. Chúng ta
đối thoại để nhân dân các nước đó thấy được mục tiêu tốt đẹp của chủ nghĩa xã
hội, sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo của ĐCSVN, tạo ra tình hữu nghị giữa
các dân tộc ngay tại những quốc gia đó. Như vậy chúng ta đã thực hiện việc đấu
tranh ngăn ngừa ngay từ sào huyệt của các tổ chức phản động.
IV. Đề xuất và kiến nghị
18


Bản thân công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã từng trực tiếp đào
tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý giáo dục nhiều năm tôi thấy nhận thức về
quốc phòng, an ninh của các em học sinh, sinh viên cũng như cán bộ giáo viên
còn rất nhiều hạn chế, còn rất mơ hồ trong đánh giá các hoạt động của Đảng và
Chính phủ liên quan đến quốc phịng, an ninh, thậm chí cịn hiểu rất sai lệch. Để
cho điều đó xảy ra là do chúng ta chưa làm tốt công tác giáo dục kiến thức về
quốc phòng, an ninh, đặc biệt là nâng cao nhận thức quốc phòng, an ninh cho các
cán bộ giáo viên trong ngành. Trong thời gian tới Bộ GD&ĐT phải đẩy mạnh
công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trước hết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên

thơng qua những khóa bồi dưỡng ngắn hạn với việc chuẩn bị tài liệu hết sức
nghiêm túc, có liên hệ với những sự kiện thực tế đang xảy ra (trên thế giới, ở
Việt nam và ở ngay địa phương). Đối với những đối tượng này hạn chế lý luận
chung chung và phải đi sâu phân tích, ví dụ ngay trên thực tiễn, phù hợp với
trình độ nhận thức chính trị của giáo viên hoặc học sinh, sinh viên.
Một vấn đề nữa là trong giáo trình bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng, an
ninh dành cho đối tượng 2, phần trình bày lý luận rất đầy đủ, đặc biệt các vấn đề
về sự gắn kết giữa phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh rất tốt, nhưng
những liên hệ về sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với quốc phịng an ninh cịn
chưa sâu sắc (đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cịn chưa có).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bài giảng trên lớp của các giảng viên Học viện Chính trị, Bộ Quốc phịng,
khóa 33 Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đối tượng 2.
H.8/2012.
[2] Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng, an ninh dành cho đối tượng 2
(Tập 1,2,3), Nxb QĐND, H.2012.
19


[3] Các văn kiện của Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN về quốc phòng,
an ninh.

20



×