Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu khoa học trong dạy học ngữ văn ở trườngTHPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.54 KB, 10 trang )

1. Trình bày sự phân loại và tiến trình thực hiện nghiên cứu
khoa học trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT.
2. Nêu đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao năng lực viết
văn cho học sinh THPT và xây dựng đề cương.
BÀI LÀM
1: Sự phân loại và tiến trình thực hiện nghiên cứu khoa
học trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông:
* Sự phân loại trong nghiên cứu khoa học Ngữ văn:
- Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát
hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái của giáo dục, tương tác
trong nội bộ giáo dục và mối liên hệ giữa giáo dục với các lĩnh
vực khác.
- Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật được
phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích về giáo dục; tạo ra
những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng vào môi
trường mới, vào sản xuất và đời sống.
* Tiến trình nghiên cứu khoa học Ngữ văn ở trường
phổ thông:
- Giai đoạn chuẩn bị:
+ Xác định đề tài
+ Xây dựng đề cương
1


+ Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu
- Giai đoạn triển khai nghiên cứu:
+ Lập thư mục tài liệu liên quan đến đề tài. Nghiên cứu
các tài liệu để viết tổng quan (lịch sử nghiên cứu của vấn đề).
+ Xây dựng cơ sở lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
+ Phân tích thực trạng của đối tượng bằng các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn.


+ Đề xuất các biện pháp trên cơ sở của các nội dung
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn.
- Giai đoạn viết cơng trình:
+ Viết bản thảo
+ Sửa chữa bản thảo theo đề cương, ý kiến chuyên gia
- Giai đoạn nghiệm thu, bảo vệ công trình
+ Hồn chỉnh cơng trình theo thể thức về nội dung và
hình thức
+ Đưa tới các phản biện đọc, cho nhận xét
+ Đưa ra bảo vệ trước Hội đồng chính thức.
2: Đề tài nghiên cứu khoa học để nâng cao năng lực viết
văn cho học sinh phổ thông và xây dựng đề cương nghiên
cứu cho đề tài đó.
Đề cương nghiên cứu khoa học
2


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VĂN TỰ SỰ CHO HỌC
SINH LỚP 6 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG-HÀ NỘI
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mơn Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng nói chung có
một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
chung của toàn cấp học, ngành học là đào tạo con người mới
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơng cuộc cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới. Phân môn
Văn là một phân môn rất quan trong ba phân môn của môn
học. Với nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh tiếp cận với các tác
phẩm văn học ở các thời đại khác nhau của Việt Nam và thế

giới nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về văn học,
về cuộc sống; rèn luyện và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm
mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách cho học sinh, làm
cho các em qua mỗi giờ học thấy “thêm yêu đời, yêu cuộc sống
và lớn khôn thêm một chút.’’ (Tố Hữu).
Xuất phát từ đặc trưng của văn chương và muc tiêu của
việc dạy và học Văn, chương trình, sách giáo khoa cấp Trung
học cơ sở đã dành lượng thời gian rất lớn trong khoảng thời
3


lượng dành cho bộ môn và cũng là nhiều nhất trong tất cả các
môn học ở cấp THCS để học sinh được tiếp cận với các tác
phẩm. Ở lớp 6, đối tượng học sinh mới rời mái trường Tiểu
học, các em được tiếp cận với các tác phẩm tự sự dân gian là
chủ yếu. Điều đáng quan tâm là làm thế nào để giờ Ngữ Văn
thực sự có hiệu quả, để học sinh khơng cịn ngại học Văn, chán
học Văn và trở nên ham thích học Văn ?
Với Tập làm văn, khơng phải chỉ biết phân tích mà cịn
phải biết học theo mẫu. Đừng nghĩ học theo mẫu là không phát
huy được tính tích cực. Phải động não lắm mới thấy được cái
hay của mẫu, mới nắm được các quy cách, thể thức cần rút ra
từ các mẫu, rồi từ đó mới có thể học theo mẫu một cách sáng
tạo. Từ đó để thấy rằng viết được một đoạn văn, bài văn hay,
học theo mẫu một cách sáng tạo, không phải dễ đối với học
sinh hiện nay, bởi vì các em học sinh cần phải có kĩ năng quan
sát, vận dụng tổng hợp các kiến thức trong môn học, các kiến
thức trong đời sống xã hội và đặc biệt phải có vốn từ phong
phú để đưa vào làm một đề văn cụ thể. Trong phần Tập làm
văn lớp 6 học kì I, phần hướng dẫn học sinh viết một bài văn tự

sự chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng
dạy, tôi thấy các em chưa biết lập dàn bài, dựng đoạn trước khi
4


bước vào khâu viết văn bản, sự việc sắp xếp thiếu tính hợp lí,
chưa làm nổi bật được nhân vật chính. Thường thì học sinh
nhớ đâu viết đó, viết lan man dẫn đến quên ý, ý nọ xọ ý kia, kể
lể dài dịng, các ý trùng lặp, bài văn khơng nhất quán, không
làm nổi bật được nội dung, chủ đề của tác phẩm. Để giúp các
em dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một bài văn tự sự mạch
lạc, sinh động, cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, nhân
vật ấn tượng, đặc biệt là cách phân đoạn, dựng đoạn rõ ràng,
lơ gic, hợp lí, tơi qút định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực viết
văn tự sự cho học sinh ở trường TH&THCS Quang Trung”.
2. Lịch sử vấn đề.
Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh là một vấn đề
quan trọng, đã có khơng ít những cơng trình khảo sát nghiên
cứu về vấn đề trên tuy nhiên nâng cao năng lực viết văn tự sự
cho học lớp 6 chưa được quan tâm thích đáng nên tơi muốn
góp thêm cơng sức vào q trình nghiên cứu việc nâng cao
năng lực viết văn tụ sự cho học lớp 6 tại trường TH&THCS
Quang Trung đơn vị tôi đang giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Thể loại văn tự sự trong chương trình Ngữ Văn 6.
- Học sinh lớp 6 trường THCS Quang Trung.
5


4. Mục đích nghiên cứu.

- Tạo hứng thú trong giờ học tập làm văn
- Giúp HS dễ dàng hơn trong việc tạo dựng một bài văn
tự sự mạch lạc, sinh động, cách xây dựng tình huống truyện
hấp dẫn, nhân vật ấn tượng, đặc biệt là cách phân đoạn, dựng
đoạn rõ ràng, lơ gic, hợp lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nội dung chương trình tập làm văn tự sự lớp 6
- Khảo sát thực trạng của lớp 6
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về các biện pháp bồi dưỡng
học sinh lớp 6 viết văn tự sự.
- Tìm hiểu một số giải pháp nâng cao năng lực viết văn tự
sự cho học sinh lớp 6
6. Phạm vi nghiên cứu
- Các dạng bài văn tự sự lớp 6
- Thực trạng dạy học văn tự sự lớp 6 trường TH&THCS
Quang Trung.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6


- Phương pháp khảo sát thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm
8. Dự kiến những đóng góp
- Về phương diện lí luận: Củng cố thêm nhận thức hiểu
biết, nâng cao năng lực viết văn tự sự cho học sinh lớp 6.
- Về thực tiễn: Có thể sử dụng tài liệu như một tài liệu

tham khảo cho người dạy và người học trong phân môn Tập
làm văn tự sự lớp 6.
NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Mục tiêu, nội dung chương trình tập làm văn tự sự
lớp 6
1.1.2. Khái niệm văn tự sự, các dạng văn tự sự.
1.1.3. Khái niệm phát triển năng lực.
1.1.4. Các phương pháp dạy học đặc thù trong phân môn
TLV.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Về giáo viên
1.2.2. Về học sinh
Chương 2. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài
2.1 Đặc điểm của trường TH&THCS Quang Trung.
- Đặc điểm của trường TH&THCS Quang Trung.

7


- Vài nét về tình hình học sinh lớp 6 trường TH&THCS
Quang Trung.
2.2 Thực trạng về biện pháp rèn học sinh lớp 6 viết văn tự
sự trong những năm qua.
2.3 Nguyên nhân của thực trạng
2.4 Thuận lợi và khó khăn.
Chương 3. Những biện pháp nâng cao năng lực viết
văn tự sự cho học sinh lớp 6.
3.1 Những biện pháp

3.1.1. Biện pháp giúp học sinh đọc các tài liệu tham khảo
để trau dồi vốn từ.
3.1.2. Dạy cho học sinh các đặc điểm cơ bản của bài văn
tự sự: sự việc, nhân vật, lời kể, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự
sự.
3.1.3. Làm giàu vốn từ cho học sinh.
3.1.4. Sử dụng từ và các biện pháp nghệ thuật trong văn
tự sự.
3.1.5. Cách lập dàn ý và phát triển ý theo dàn ý.
3.1.6. Cách liên kết câu, đoạn, bài.

8


3.1.7. Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học
tích cực phù hợp trong giờ học tập làm văn nhằm nâng cao
năng lực cho học sinh.
3.1.8. Sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm
nâng cao năng lực cho học sinh.
3.2. Kết quả đạt được.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 ( NXB Giáo dục )
2. Sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, tập 2 (NXB Giáo dục )
3. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn
về sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất và năng lực cho học sinh THCS của BGD&ĐT
4. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn

về kiểm tra đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực của BGD&ĐT

9


10



×