Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực tế hoạt động tổ chức lao động và xây dựng định mức lao động tại công ty Liên doanh TNHH Hải Hà KOTOBUKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.3 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thị trường mở ra nhiều cơ hội phát triển cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức.
Doanh nghiệp, tổ chức, cơng ty nào cũng muốn tìm cách để phát triển, tăng hiệu quả lao
động, tăng năng suất, chất lượng lao động, sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực trong
doanh nghiệp. Tất cả các vấn đề này đang được đặt ra và mang tính bức thiết cao đối với tất
cả các tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp ở nước ta trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế
hiện nay. Trong bối cảnh này. Những doanh nghiệp hoạt động tích cực trong xu thế cạnh
tranh bình đẳng, hợp tác cùng có lợi để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đều phải tìm
hướng đi có hiệu quả nhất cho mình.
Một trong những phương pháp quản lý và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu
quả tối ưu đó là tổ chức lao động. Đồng thời, định mức lao động cũng có vai trị quan trọng
trong việc tác động đến công tác quản lý và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhằm
đạt hiệu quả tối ưu. Có thể nói rằng, tổ chức lao động và định mức lao động có mối quan hệ
mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động của doanh nghiệp. Để giúp mọi người có
cái nhìn cụ thể hơn, hiểu rõ hơn khái niệm, vai trò và mối quan hệ giữa tổ chức lao động và
định mức lao động trong thực tế, nhóm 2 xin được chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa tổ chức
lao động và định mức lao động trong doanh nghiệp. Liên hệ với thực tế hoạt động tổ
chức lao động và xây dựng định mức lao động tại công ty Liên doanh TNHH Hải Hà KOTOBUKI.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
-Nhằm có cái nhìn cụ thể hơn, hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò của tổ chức và định mức lao
động, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tổ chức lao động và định mức lao động trong
doanh nghiệp. Biết được thực tế hoạt động tổ chức và định mức lao động tại công ty Liên
doanh TNHH Hải Hà - KOTOBUKI.
-Tạo điều kiện để sinh viên vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn về công tác tổ chức
và định mức.
- Giúp sinh viên có một kiến thức thực tế về cơng tác tổ chức và định mức tại doanh nghiệp,
làm tiền đề vững vàng, củng cố thêm kiến thức cho sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:


-Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức và định mức lao động tại Công ty cổ
phần Liên doanh TNHH Hải Hà KOTOBUKI.
-Phương pháp,công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để tổ chức và định mức lao động.
*Phạm vi nghiên cứu:

4


Phạm vi của đề tài tập trung vào phân tích thực trạng công tác tổ chức và định mức tại
doanh nghiệp, mối quan hệ giữa tổ chức và định mức lao động trong doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Phân tích tổng hợp.
-Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
-Phương pháp điều tra.
5. Kết cấu của đề tài
-Mở đầu
-Cơ sở lý thuyết
- Liên hệ tại công ty Liên doanh TNHH Hải Hà KOTOBUKI
-Kết luận đề tài
-Tài liệu tham khảo

MỤC LỤC
Lời mở đầu

1

Mục lục

2


Nội dung

4

Phần 1: Cơ sở lý thuyết

4

1. Nội dung về tổ chức lao động

4

1.1 Khái niệm, vai trò, mục đích nhiệm vụ của tổ chức lao động

4

1.2 Hình thức tổ chức lao động cơ bản của doanh nghiệp

5

1.3 Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động

6

2. Nội dung về định mức lao động

8

2.1 Khái niệm, vai trò các nguyên tắc xây dựng định mức lao động


8

2.2 Các phương pháp định mức trong doanh nghiệp

10

2.3 Mối quan hệ giữa tổ chức lao động và định mức lao độg trong doanh nghiệp

13

Phần 2: Liên hệ tại công ty Liên doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI

15

1. Giới thiệu về công ty Liên doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI

15

4


1.1 Qúa trình hình thành và phát triển cơng ty, đặc điểm lao động, cơ cấu tổ chức
lao động.

15

1.2 Kết quả hoạt động trong vài năm gần đây của công ty, đánh giá định mức lao động
Thông qua năng suất và kết quả kinh doanh.

18


1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và định mức lao động tại công
ty Liên doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI

18

2.Thực trạng, ưu nhược điểm công tác tổ chức và định mức tại côngty Liên doanh

20

TNHH Hải Hà -- KOTOBUKI
2.1 Thực trạng công tác tổ chức và định mức tại công ty

20

2.2 Ưu nhược điểm công tác tổ chức và định mức tại cơng ty

26

3. Đề xuất giải pháp đề hồn thiện công tác tổ chức và định mức tại công
ty Liên doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI.

18

3.1 Đề xuất phương hướng phát triển cơng ty

27

3.2 Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện công tác tổ chức và định lao động tại
công ty.


28

Kết luận

30

Tài

liệu

tham

31

4

khảo


NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Nội dung về tổ chức lao động:
1.1 . Khái niệm, vai trò, mục đích, nhiệm vụ của tổ chức lao động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và vai trò của tổ chức lao động trong doanh nghiệp:
Khái niệm: Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối
tượng lao động trong sự kết hợp 3 yếu tố của quá trình lao động và mối quan hệ giữa những
người lao động/tập thể người lao động với nhau trong quá trình lao động nhằm đạt được
mục tiêu.
Vai trò: Tổ chức lao động là một trong những hoạt động bắt buộc khơng thể thiếu trong bất

kì tổ chức nào. Đối với các tổ chức hoạt động kinh tế nó càng có ý nghĩa hơn. Tổ chức lao
động giúp cho hoạt động của tổ chức đó được thống nhất gắn chặt chẽ với nhau, hoạt động
đồng bộ, làm việc có khoa học. Chính vì điều đó tổ chức lao động tạo nên sức mạnh cho
mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào tổ chức tốt, sắp xếp chính xác, biết tạo ra động lực
cho người lao động trong các khâu từ tổ chức đầu vào tới khâu hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách có hiệu quả thì việc đạt được mục đích kinh doanh là tất yếu. Tổ chức lao
động hợp lí, khoa học khơng những giúp cho nhà quản lý đạt được mục đich quản lý, mà
còn tạo điều kiện cho người lao động giảm nhẹ điều kiện lao động, tăng thu nhập cho mỗi
người lao động, tạo ra tâm lí hăng say trong lao động cho mỗi người lao động. Đồng thời
tạo ra một môi trường lao động lành mạnh, tạo mối quan hệ tốt giữa cá nhân với tập thể
người lao động, người lao động với người quản lí.
1.1.2. Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động trong doanh nghiệp:
 Mục đích tổ chức lao động:
Mục đích tổ chức lao động là nhằm đạt kết quả lao động cao, đồng thời đảm bảo tính khoa
học, sự an toàn, phát triển toàn diện người lao động góp phần củng cố mối quan hệ của
người trong lao động.
Mục đích xuất phát và dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ mục đích của nền sản xuất và
vai trị của con người trong q trình sản xuất vì xét đến cùng mục đích của nền sản xuất là
phục vụ con người, thỏa mãn nhu cầu phát triển của con người, sau nữa con người là yếu tố
quyết định của lực lượng sản xuất do đó mọi biện pháp cải thiện, hoàn thiện tổ chức lao
động quá trình lại sản xuất đều phải hướng đến tạo điều kiện cho người lao động hiệu quả
hơn là bảo an toàn và phát triển của bản thân người lao động.
 Nhiệm vụ vủa tổ chức lao động:
+Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động phải đảm bảo kết hợp yếu tố kỹ thuật cơng nghệ với con
người trong q trình sản xuất để khai thác, phát huy các tiềm năng của lao động và các yếu

4


tố nguồn lực khác nhằm không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả của sản

xuất, tạo tiền đề để người lao động sản xuất mở rộng sức lao động, phát triển toàn diện.
+Về mặt tâm sinh lý: nhiệm vụ của tổ chức lao động là phải tạo cho người lao động được
làm việc trong môi trường và điều kiện tốt bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên, mơi
trường văn hóa xã hội, nhân khẩu học tạo sự hấp dẫn trong công việc tạo động lực phấn đấu
trong lao động với những điều kiện về sức khỏe, sự an toàn và vệ sinh lao động và những
điều kiện vật chất thuận lợi cho lao động, sự bình đẳng dân chủ được tơn trọng và quan tâm.
+Về mặt xã hội: nhiệm vụ của tổ chức lao động là tạo điều kiện được phát triển toàn diện cả
về thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động không chỉ là phương tiện để con người sống và
phát triển mà cịn trở thành nhu cầu sống thơng qua giáo dục, động viên con người trong lao
động, tạo nhận thức đúng đắn của con người và sự hấp dẫn của công việc.
 Các nguyên tắc của tổ chức lao động:
+Nguyên tắc khoa học.
+Nguyên tắc tác động tương hỗ.
+Nguyên tắc đồng bộ.
+Nguyên tắc kế hoạch.
+Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao động trong xây dựng và
thực hiện các biện pháp tổ chức lao động.
+Nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật đối với người lao
động.
1.2 . Hình thức tổ chức lao động cơ bản của doanh nghiệp
1.2.1. Tổ chức lao động theo nguyên tắc Taylor
Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc quản trị khoa học:
- Chun mơn hóa
- Phân đoạn q trình sản xuất thành các nhiệm vụ, công việc, thao tác
- Cá nhân hóa: Làm việc tương đối độc lập, ít quan hệ với người/ bộ phận khác
- Định mức thời gian bắt buộc
- Tách bạch thực hiện với kiểm tra
- Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện
Nguyên tắc tổ chức lao động theo Taylor giúp người lao động tinh thông nghề nghiệp, cắt
giảm được những động tác thừa, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành. Điều hạn chế

của nguyên tắc tổ chức lao động theo Taylor là con người lao động như cái đinh vít của một
cỗ máy, hoạt động như một robot trong khi người lao động là con người có đời sống tinh
thần, văn hóa, có tâm tư nguyện vọng, tâm lý cần phải được quan tâm, động viên và khích
lệ, tạo động cơ trong lao động.
1.2.2. Tổ chức lao động theo nguyên tắc của những người kế tục Taylor:
- Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc: Chia nhỏ nhiệm vụ thành các cơng việc nhỏ. Hợp
lý hóa lao động theo dây chuyền.
- Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi công việc: Chia hoạt động lao
động thành thao tác. Loại bỏ thao tác/động tác thừa. Chuẩn hóa chuỗi thao tác.
- Bedaux và bấm giờ: Bấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho hồnh thành cơng việc.
- Maynard và bảng thời gian: Maynard xây dựng bảng thời gian thực hiện mỗi động tác cơ
bản.
1.2.3. Một số hình thức mới
4


Theo D.larue, A. Caillat (1990) các hình thức mới của tổ chức lao động gồm:
- Đổi chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ
- Làm phong phú nhiệm vụ
- Nhóm bán tự quản.
Trong đó hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm gồm:
+ Tạo lập nhóm: Có nhóm chính thức và nhóm phi chính thức
+ Xác định mục tiêu của nhóm: nhóm chính thức và nhóm phi chính thức
+ Xác định nguyên tắc làm việc của nhóm: Quy định chung của tổ chức; quy định riêng
của nhóm
+ Phân cơng cơng việc: Đảm bảo cân đối công việc các thành viên phù hợp khả năng
của họ
+ Xây dựng tiêu chí đánh giá: mức độ hồn thành cơng việc; Kết quả, hiệu quả thực
hiện.
1.3 . Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động

1.3.1. Phân công và hợp tác lao động
Phân công và hợp tác lao động là nội dung quan trọng của tổ chức lao động, qua phân công
lao động các cơ cấu về lao động trong tổ chức/doanh nghiệp được hình thành, tạo ra bộ máy
mới với các bộ phận cùng với các chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận đảm bảo thực hiện
mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp. Hợp tác lao động là sự liên kết, phối hợp, tương tác lẫn
nhau giữa các cá nhân, bộ phận của tổ chức/doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhằm
hướng đến thực hiện mục tiêu chung của tổ chức/doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi cá
nhân, bộ phận được ấn định bởi các chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giao phó.
Để đảm bảo phân cơng và hợp tác lao động khoa học, hợp lý cần phải xác định định mức lao
động khoa học, hợp lý. Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học; định mức
lao động là quy định về mức tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có
nghề nghiệp và trình độ chun mơn thích hợp để hồn thành một cơng việc hay một đơn vị
sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng trong điều kiện và môi trường nhất định. Định mức
lao động khoa học, hợp lý là yếu tố đảm bảo tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
và hiệu quả hoạt động, phù hợp với khả năng lao động của người lao động .
1.3.2. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Khái niệm: Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu cần thiết
để quá trình lao động diễn ra tại nơi làm việc được bình thường, liên tục và hiệu quả.
 Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc:
+ Tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt động của người lao động
với năng suất cao, đảm bảo cho hoạt động được liên tục và nhịp nhàng.
+ Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mơi trường, vệ sinh an tồn lao động, tạo hứng thú
cho người lao động làm việc.
+ Cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
 Tổ chức nơi làm việc:
+ Khái niệm: Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm
việc, trang bị cho nơi làm việc những thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúng
theo một trật tự nhất định trong sản xuất.

4



Trình độ tổ chức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
công việc. Việc sắp xếp bố trí những thiết bị dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất càng
khoa học, thuận tiện thì việc sử dụng chúng càng đơn giản và góp phần giảm thiểu thời gian
lãng phí, nâng cao năng suất lao động.
+ Thiết kế nơi làm việc là việc xây dựng và các thiết kế mẫu cho các nơi làm việc tương
ứng với các loại hình cơng việc, nhiệm vụ, nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả đối với
hoạt động của người lao động.
+ Trang bị nơi làm việc là trang bị lắp đặt đầy đủ các loại thiết bị, máy móc, phương tiện
cần thiết theo yêu cầu của hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ/công việc của người lao
động tương ứng với chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Thiết bị phục vụ cho nơi làm
việc bao gồm thiết bị chính và thiết bị phụ.
+ Bố trí nơi làm việc là sắp xếp một cách hợp lý có trật tự các phương tiện thiết bị máy móc
cho khơng gian nơi làm việc
1.3.3. Tạo điều kiện lao động thuận lợi
Q trình lao động ln diễn ra trong một môi trường nhất định với các yếu tố ảnh hưởng
khác nhau tác động đến quá trình lao động, chúng hợp thành các điều kiện lao động. Các
điều kiện môi trường tác động đến khả năng làm việc của người lao động.
Các điều kiện lao động thường chia thành 5 nhóm đó là:
- Điều kiện về tâm, sinh lý: Theo tổ chức lao động phải đảm bảo sự căng thẳng về thể
lực, thần kinh, sự nhàm chán, tính đơn điệu trong lao động.
- Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi: Môi trường làm việc phải đảm bảo u cầu
về khơng gian rộng thống, đảm bảo vệ sinh và tiếng ồn, độ ô nhiễm, bức xạ thấp.
- Điều kiện về thẩm quyền: Đảm bảo quyền quyết định của người tổ chức lao động
trong bố trí, sắp xếp nơi làm việc, tạo độ hấp dẫn, giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý
tích cực trong lao động.
- Điều kiện tâm lý xã hội tại nơi làm việc: Tạo bầu khơng khí văn hóa trong nhóm, bộ
phận, tổ chức/doanh nghiệp; các tổ chức khuyến khích, thưởng phạt hợp lý, khoa học,
tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người

lao động.
- Các điều kiện, chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Tạo điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật,
trang thiết bị, đầy đủ dụng cụ, không gian hoạt động, chế độ làm việc đảm bảo công
việc phù hợp với khả năng chuyên mơn, trình độ, tính cách, tâm lý, bố trí ca, kíp, thời
gian làm việc, nghỉ ngơi giữa các ca, kíp độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi và các
hình thức nghỉ ngơi tích cực.
Ngồi ra tổ chức lao động cần chú ý hồn thiện các hình thức kích thích lợi ích vật chất và
tinh thần đối với người lao động và tăng cường kỷ luật lao động mới đảm bảo thực hiện tiếp
tục phân công hợp tác và thực hiện tốt các quy định về tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Tạo ra và sử dụng hợp lý các kích thích về lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao
động. Đây là động lực quan trọng, chủ yếu để kích thích sự say mê lao động, sáng tạo trong
lao động. Từ đó, người lao động tạo ra một tỷ suất lao động hiệu quả, sản xuất lao động cao
hơn và hệ quả là họ sẽ có thu nhập từ lao động cao hơn để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng
tăng của chính bản thân người lao động. Đồng thời cũng đóng góp nhiều hơn cho tổ chức,

4


doanh nghiệp và xã hội. Các biện pháp kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người
lao động phải được xây dựng trên cơ sở quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với người lao động trên các lý thuyết khoa học về lao động theo quy luật của kinh
tế thị trường và phù hợp với các điều kiện thực tế của tổ chức/doanh nghiệp.
1.3.4. Tăng cường kỉ luật lao động
Tổ chức lao động dựa trên các nguyên lý khoa học về sự phân công, hợp tác lao động và
dựa trên cơ sở của định mức lao động khoa học, hợp lý; để đảm bảo quá trình lao động diễn
ra bình thường, liên tục theo kế hoạch và sự đặt ra cần phải thực hiện nghiêm túc sự phân
công, phối hợp, hợp tác các định mức lao động được ban hành.
Để đảm bảo kỷ luật lao động lãnh đạo tổ chức/doanh nghiệp cần phải ban hành các chuẩn
mực, hành vi, nội quy, quy tắc và các quy định khác có liên quan đến việc thực thi các quy
định đối với người lao động, từ chế độ giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi, chấp hành các quy định

về vận hành thiết bị, công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật, chất lượng sản phẩm vệ sinh
an toàn lao động ý thức tiết kiệm và trách nhiệm xã hội.
Việc ban hành đầy đủ các quy định trên, giáo dục ý thức tự nguyện, tự giác thực hiện cùng
với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và thưởng phạt nghiêm minh sẽ tăng
cường được kỷ luật lao động.
2. Nội dung về định mức lao động
2.1 Khái niệm, vai trò, các nguyên tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm Định mức lao động trong doanh nghiệp.
Định mức lao động trong doanh nghiệp là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm
làm ra của một hay một số người lao động trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc quy
định lượng thời gian cần thiết để hồn thành một đơn vị cơng việc hay sản phẩm.
2.1.2 Vai trò của định mức lao động trong doanh nghiệp.
2.1.2.1 Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động
Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/ doanh nghiệp về số
lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu, mỗi bộ phận và toàn bộ tổ chức/ doanh
nghiệp.
Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong q trình lao động cả về người
lao động, thời gian lãng phí trong q trình lao động do loại bỏ được những động tác thừa,
do sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, công việc nghiệp vụ trong q trình hoạt
động.
Định mức lao động mang tính tiên tiến đòi hỏi người lao động phải phấn đấu, nỗ lực nâng
cao hoạt động chuyên môn, thể chất phẩm chất nghề nghiệp để đạt được mức này, tạo sự
cạnh tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp.

4


Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho phân cơng và hợp tác lao động, giúp bố trí, phân
công sử dụng lao động, tăng cường kỉ luật lao động và đánh giá kết quả hoạt động của người
lao động.

2.1.2.2 Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Định mức lao động được xây dựng, tính tốn trên cơ sở trung bình tiên tiến, đảm bảo kích
thích người lao động, khai thác tối đa tiềm năng lao động khi tính đến các yếu tố thể lực,
trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp và các yếu tố tâm lý xã hội của người lao động
gắn với môi trường, hoản cảnh cụ thể.
Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hồn thành một khối lượng sản phẩm nhất
định gắn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, do giảm thiểu lãng phí thời gian lao động qua đó
góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế kĩ thuật, công nghệ và con người trong
lao động nên góp phần huy động và khai thác tối đa các nguồn lực cho hoạt động của tổ
chức doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp.
2.1.2.3 Định mức lao động lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiến
lược, kế hoạch của tổ chức/ doanh nghiệp.
Định mức lao động góp phần đảm bảo các chiến lược, kế hoạch, khai thác tối đa các nguồn
lực, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì các định mức lao động đã cân nhắc, tính tốn
nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố con người trong hoạt động gắn với việc huy động và
sử dụng các nguồn lực khác.
Đồng thời, định mức lao động cũng cho phép tổ chức doanh nghiệp xác định đầy đủ, chính
xác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chun mơn, bậc trình độ
trong điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể là công cụ quan trọng để xác định các chiến lược, kế
hoạch của tổ chức/ doanh nghiệp.
2.1.2.4 Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ
Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động và là cơ sở để đánh
giá kết quả lao động của người lao động, qua đó thấy được năng lực, trình độ, năng suát,
chất lượng, hiệu quả công việc mà họ tạo ra.
Định mức lao động tính đến hao phí sức lực, cơ bắp, trí lực, thần kinh tâm lý, do đó khi xác
định mức tiền cơng phải dựa trên cơ sở tính tốn những hao phí này của người lao động.
2.1.3 Ngun tắc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp
Khi xây dựng và điều chỉnh định mức lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau:


4


- Định mức lao động trong doanh nghiệp được thực hiện cho từng bước cơng việc, từng
cơng đoạn và tồn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa
học, tổ chức sản xuất hợp lý.
- Mức lao động trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc
chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình cơng nghệ,
tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc, thiết bị và đảm bảo các tiêu chuẩn lao động.
- Mức lao động trong doanh nghiệp phải là mức lao động trung bình tiên tiến bảo đảm số
đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Mức lao động trong doanh nghiệp phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
Doanh nghiệp phải thơng báo cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày khi áp dụng thử.
Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải
đánh giá việc thực hiện mức.
- Mức lao động trong doanh nghiệp phải được định kì rà sốt, đánh giá, để sửa đổi, bổ sung,
điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sủa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động,
doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh
nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng
thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh
nghiệp.
2.2 Các phương pháp định mức lao động tại doanh nghiệp
2.2.1 Các phương pháp định mức lao động chi tiết


Phương pháp thống kê phân tích

Khái niệm: Phương pháp thống kê phân tích là phương pháp định mức cho một bước công

việc nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê về năng suất lao động của nhân viên thực hiện
bước công việc ấy, kết hợp với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của nhân
viên tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế.


Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Khái niệm: Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp thống kê định mức cho một
bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất lao động của nhân
viên thời kỳ đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, trưởng bộ
phận hoặc nhân viên.


Phương pháp phân tích tính tốn

Khái niệm: Phương pháp phân tích tính tốn là phương pháp định mức kỹ thuật lao động
dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước cơng việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời

4


gian, các chứng chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho
bước cơng việc


Phương pháp so sánh điển hình

Khái niệm :Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động cho các
bước công việc trên cơ sở so sánh hao phí thời gian thực hiện bước cơng việc điển hình và
những nhân tố ảnh hưởng quy đổi để xác định mức.



Phương pháp phân tích khảo sát

- Khái niệm: Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động có căn cứ
kỹ thuật dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước cơng việc, các yếu tố ảnh hưởng đên hao phí
thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát sử dụng thời gian của người lao động ở
ngay nơi làm việc để tính mức lao động cho bước cơng việc.
- Trình tự xác định mức lao động gồm 3 bước:
Bước 1: Cán bộ định mức phân chia bước công việc ra những bộ phận hợp thành về mặt
công nghệ cũng như về mặt lao động, loại bỏ những thao tác và động tác thừa, thay thế
những bộ phận tiên tiến để xây dựng kết cấu bước công việc một cách hợp lý nhất.
Bước 2: Cán bộ định mức phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hồn thành
từng bộ phận bước cơng việc, phân tích các điều kiện tổ chức- kỹ thuật cụ thể nơi làm việc.
Trên cơ sở đó xác định trinh độ lành nghề mà người lao động cần có, máy móc thiết bị cần
dùng, chế độ làm việc tối ưu và xây dựng những điều kiện tổ chức- kỹ thuât, tổ chức lao
động hợp lý nhất.
Bước 3: Đảm bảo các điều kiện tổ chức- kỹ thuật đúng như quy định ở nơi làm việc và chọn
người lao động có năng suất trung bình tiên tiến, nắm vững kỹ thuật sản xuất- kinh doanh,
có thái độ lao động hợp tác, có tinh thần tuân thủ kỷ luật lao động và sức khỏe trung bình để
tiến hành khảo sát cho làm thử. Việc khảo sát hao phí thời gian trong ca làm việc của người
lao động đó tại nơi làm việc bằng chịp ảnh và bấm giờ hoặc kết hợp cả hai chụp ảnh và bấm
giờ, từ đó cán bộ định mức sẽ tính được thời gian tác nghiệp toàn ca.
- Ưu, nhược điểm và điều kiện thực hiện phương pháp phân tích khảo sát
+ Ưu điểm: Do được nghiên cứu trực tiếp hoạt động của người lao động tại nơi làm việc nên
không những định mức lao động được xây dựng chính xác mà cịn tổng hợp được những
kinh nghiệm tiên tiến của người lao động để phổ biến rộng rãi, cung cấp được số liệu một
cách đầy đủ để cải thiện tổ chức lao động, sản xuất- kinh doanh, xây dựng các tiêu chuẩn
định mức lao động có căn cứ kỹ thuật lao động hợp lý.
+ Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức để thực hiện khảo sát. Cán

bị công tác định mức phải thành thạo nghiệm vụ định mức lao động, am hiểu kỹ tht và
quy trình cơng nghệ san xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
4


+ Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được phương pháp này, doanh nghiệp sản xuât- kinh
doanh phải tương đối ổn định, áp dụng công việc thuộc loại sản xuất hàng loạt lớn và hàng
khối. Trong sản xuât loại nhỏ và đơn chiếc, phương pháp phân tích khảo sát dùng để xây
dựng định mức cho các bước công việc điển hình hoặc nghiên cứu thờ gian và thao tac làm
viêc tiên tiến trong doanh nghiệp.
2.2.2 Các phương pháp định mức lao động tổng hợp


Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm

Khái niệm: Mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm là lượng lao động cần và đủ để
hoàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ
chức ký thuật nhất định.
Mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh
nghiệp.
Đơn vị tính của mức lao động tổng hợp cho một đơn vị sản phẩm là: giờ- người, là số giờ
quy đổi cho một người thực hiện cơng việc quy định.


Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên ( định mức biên chế)

Khái niệm: Định mức lao động theo định biên là quy định số lượng người lao động có nghề
nghiệp và tay nghề, chuyên môn kỹ thuật xác định, được quy định để thực hiện các công
việc cụ thể, không ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công hoặc để phục vụ các
đối tượng nhất định.

Định mức lao động tổng hợp theo định biên áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh không thể xây dựng định mức lao động cho từng đơn vị sản phẩm. Áp dụng phương
pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động định biên hợp lý cho từng bộ phận lao động trực
tiếp tham gia sản xuất- kinh doanh, lao động phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý của toàn
doanh nghiệp.
3. Mối quan hệ giữa tổ chức lao động và định mức lao động trong doanh nghiệp
Quy luật kinh tế quan trọng hàng đầu là quy luật tiết kiệm thời gian. Quy luật này có liên
quan trực tiếp đến đến tổ chức lao động khoa học mặt khác một trong những nhiệm vụ quan
trọng của tổ chức lao động khoa học là tiết kiệm thời gian làm việc. Những hao phí cần thiết
để chế tạo sản phẩm phù hợp với điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định được thể hiện trong
các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm cho định mức lao động liên quan chặt chẽ với tổ chức
lao động khoa học. Định mức lao động càng hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu và
phấn đấu tiết kiệm thời gian lao động thì nó càng ảnh hưởng tới q trình hồn thiện tổ chức
lao động khoa học .Thật vậy, việc tính thời gian hao phí để hồn thành cơng việc với những
phương án tổ chức khác nhau sẽ tạo khả năng đánh giá khách quan và chọn được những
phương án tối ưu nhất, cả về mặt sử dụng lao động và sử dụng máy móc thiết bị. Nhờ việc
4


xác định các mức lao động bằng các phương pháp khoa học mà việc tính hao phí thời gian
theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức độ hợp lí của lao động hiện tại, phát hiện các thiếu
sót làm lãng phí thời gian cần có biện pháp khắc phục
Mặt khác việc áp dụng các mức lao động được xây dựng trong điều kiện tổ chức lao động
tiến bộ lại cho phép áp dụng rộng rãi những kinh nghiệm tiên tiến trong tổ chức sản xuất và
tổ chức lao động đối với tất cả cơng nhân và tồn xí nghiệp. Sự ảnh hưởng của mức lao
động tới q trình hồn thiện tổ chức lao động khoa học còn thể hiện ở chỗ khơi dậy và
khuyến khích sự cố gắng của công nhân, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật phấn đấu hồn thành vượt
mức. động viên họ tìm tịi biện pháp tiếp tục hồn thiện tổ chức lao động
Vai trị của định mức lao động đối với tổ chức lao động cịn được thể hiện rõ ở nội dung
phân cơng và hiệp tác lao động .Để thực hiện phân công và hiệp tác lao động hợp lí cần phải

biết tính tốn hao phí lao động để hồn thành bước cơng việc. Việc xác định chính xác hao
phí lao động để hồn thành chức năng phục vụ sản xuất cho phép tổ chức phân cơng lao
động theo chức năng hợp lí hơn
Đầu tiên phân cơng lao động là sự chia nhỏ tồn bộ các cơng việc của q trình sản xuất
trong cơng ty đề giao cho từng cá nhân hoặc từng nhóm người thực hiện.Hiệp tác lao động
là sự phối hợp các dạng hoạt động lao động đã được chia nhỏ do phân công lao động để sản
xuất ra sản phẩm hay thực hiện các công việc. Muốn phân công lao động phải dựa trên quy
trình cơng nghệ và trang bị kĩ thuật, xác định được khối lượng công việc cần thiết phải hoàn
thành, đồng thời xác định được mức độ phức tạp của cơng việc, u cầu cơng việc đó
Mức kĩ thuật lao động cho từng công việc ,bước công việc cụ thể không những thể hiện
được khối lượng công việc mà cịn có những u cầu cụ thể về chất lượng địi hỏi người lao
động phải có trình độ tay nghề ở bậc nào mới có thể hồn thành được.Nói cách khác, nhờ
định mức lao động mà sẽ xác định đúng đắn hơn trách nhiệm giữa cơng nhân chính và công
nhân phụ trong công ty. Làm tốt định mức lao động là cở sở để phân công hiệp tác lao động
Nó cho phép hình thành các đội và cơ cấu của đội sản xuất một cách hợp lí. Là căn cứ để
tính nhu cầu lao động của từng nghề, tạo điều kiện phân phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ
phận sao cho hợp lí và tiết kiệm, thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa những người tham gia bảo
đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong sản xuất.

PHẦN 2: LIÊN HỆ TẠI CTY LIÊN DOANH TNHH HẢI HÀ KOTOBUKI
2.1 Giới thiệu về công ty Liên doanh TNHH Hải Hà KOTOBUKI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty, đặc điểm lao động, cơ cấu tổ chức lao
động
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty

4


Tên công ty: Công ty liên doanh TNHH Hải Hà – Kotobuki
Tên giao dịch: Hải Hà – Kotobuki

Tên giao dịch quốc tế: JOINT VENTURE OE Hải Hà Kotobuki company
Trụ sở chính: Số 25, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Quá trình hình thành: cơng ty là một dự án liên doanh giữa công ty bánh kẹo Hải Hà (thuộc
Bộ công nghiệp nhẹ, nay là Bộ Cơng Nghiệp) và tập đồn Kotobuki (Nhật Bản). Tiền thân
của công ty là nhà máy miến Hoàng Mai được thành lập năm 1960 với quy mô ban đầu rất
nhỏ bé, phương tiện lao động thủ cơng và chỉ có khoảng 10 cơng nhân. Trải qua chặng
đường 40 năm phát triển, ngày nay sản phẩm của cơng ty đã có mặt ở khắp nơi trong và
ngồi nước. Công ty đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhất, ba huân
chương lao động hạng ba, một huân chương lao động hạng hai, và liên tục được nhận cờ thi
đua của Bộ Công Nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm của công ty nhiều năm được bình chọn là
hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay, cơng ty Hải Hả đã có 5 xí nghiệp thành viên và 2
cơng ty liên doanh với nước ngồi (bao gồm: Hải Hà – Kotobuki và Miwon Việt Nam). Phía
nước ngoài trong dự án liên doanh với Hải Hà – Tập đồn Kotobuki (Nhật Bản) cũng là một
cơng ty có uy tín lớn trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo các loại – có trụ sở tại: 191
Kitanagasa – Dokichuo – Kukobéhi – 650 Hyogopref Japan. Công ty liên doanh Hải Hà –
Kotobuki đã được thành lập ngày 24/12/1992 theo giấy phép số 489 – GP của Ủy ban Nhà
Nước về hợp tác đầu tư, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các loại bánh kẹo.
+ Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo
+ Nhập khẩu thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công ty
Đối tượng tiêu dung sản phẩm đa dạng, tùy từng loại sản phẩm lại có đối tượng tiêu dung cụ
thể, khơng phân biệt giới tính. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơng ty cần phải chú ý
tới những đặc điểm riêng của ngành sản xuất, kinh doanh bánh kẹo.
Quá trình phát triển của cơng ty: Ngày 1/5/1993 cơng ty chính thức đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh bánh kẹo các loại, với mặt hàng chủ yếu là kẹo cứng, dưới sự lãnh đạo của
tổng giám đốc Vương Thị Bích Thủy. Đây cũng là thời kỳ công ty tăng cường đầu tư máy
móc thiết bị bằng cách nhập các dây chuyền cơng nghệ mới của Nhật Bản, CHLB Đức, Ba
Lan…để mở rộng quy mô sản xuất. Từ năm 1966 đến nay dưới quyền lãnh đạo của tổng
giám đốc người Nhật Tesuya Suzuki, công ty đã tiếp tục nhận một số dây chuyền công nghệ
sản xuất kẹo que, kẹo không đường, dây chuyền sản xuất đường isomalt. Danh mục sản

phẩm của công ty ngày càng mở rộng đáp ứng nhu cầu kịp thời của thị trường. Đây cũng là
thời kì cơng ty tập trung nâng cao năng suất lao động, khai thác hiệu quả hoạt động của các

4


dây chuyền cơng nghệ hiện đại, từ đó mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Năm 2003, công ty
tiến hành cổ phần hóa. Phần góp vốn phía Việt Nam được giao về tổng công ty thuốc lá Việt
Nam (Vinataba) quản lý. Hải Hà – Kotobuki là một thương hiệu bánh kẹo đã có chỗ đứng
trên thị trường và có tiềm năng phát triển, với chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành,
Vinataba đã tiến hành đàm phán và phía Nhật Bản đã đồng ý chuyển nhượng 41% vốn trong
liên doanh cho phía Việt Nam. Năm 2005, UBND thành phố Hà Nội đã chuẩn y việc chuyển
nhượng trên với tỷ lệ góp vốn mới là: Vinataba (Việt Nam) giữ 70% và Kotobuki (Nhật
Bản) giữ 30%. Đây là một bước hồi sinh của Hải Hà – Kotobuki. Năm 2010, doanh thu của
công ty đã tăng gần 3 lần so với năm 2005, trong đó nhóm hành chính đạt mức tăng trưởng
như sau: kẹo các loại (264,39%), snack (144,51%), bánh tươi (257,10%), bánh trung thu
(336,73%). Thương hiệu Hải Hà – Kotobuki được nhiều người biết đến đặc biệt là sản phẩm
bánh tươi, bánh trung thu. Với các thành tích trên cơng ty đã nhận được nhiều bằng khen
của Bộ Công Thương (2007, 2008, 2009, 2010) về thành tích hồn thành vượt mức kế hoạch
sản xuất kinh doanh năm, giải thưởng “GOLDEN FDI” của Bộ kế hoạch đầu tư dành cho
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có thành tích vượt qua khủng hoảng tài chính thế
giới 2008…
2.1.1.2 Đặc điểm lao động
Lao động của công ty liên doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI là chuyển từ bên công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà, tuyển chọn mới và những người đại diện của tập đồn KOTOBUKI
– Nhật Bản do đó tất cả những người lao động này có một thời gian nhất định làm việc
trong lĩnh vực bánh kẹo. Với số lao động của công ty luôn tăng hàng năm. Điều này chứng
tỏ môi trường làm việc của công ty đã thu hút được lao động từ bên ngồi vào làm việc cho
cơng ty. Do lao động của công ty đều làm các cơng việc bán tự động và giản đơn, do đó số
lao động có trình độ THPT cao, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học cịn thấp. Vì mức

lương của công ty chưa thu hút được nhiều lao động giỏi về làm việc tại cơng ty. Tính chất
của cơng việc khơng cao do đó đa số lao động trong cơng ty có thể làm việc ở hầu hết tại
các phân xưởng, dây chuyển sản xuất, vì vậy có thể dễ dàng thuyên chuyển lao động từ
phân xưởng này sang phân xưởng khác.
Tính đến ngày 17/2/2018 tồn cơng ty có khoảng 780 người, trong đó nam có 320 người –
chiếm 41%, nữ là 460 người – chiếm 59%. Số người có trình độ đại học là 134 người chiếm
17,24%, số người có trình độ cao đẳng là 176 người chiếm 22,58%, số người có trình độ
THPT là 390 người chiếm 50%, cịn lại 10,18% là trình độ THCS. Cơng nhân lao động có
780 người, trong đó lao động trực tiếp là 613 người chiếm 78,59%, lao động gián tiếp là 167
người – chiếm 21,41%. Hầu hết số lao động trong cơng ty đều cịn rất trẻ, tuổi trung bình là
30.
2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức lao động
Sơ đồ tổ chức công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
4


TỔNG GIÁM ĐỐC

PHĨ TỔNG GIÁM
ĐỐC

Văn
phịng
cơng ty

Phịng
kỹ thuật

Phịng

vật tư

D.C

D.C

D.C

Bánh

D.C

Snack
nổ

Snack
chiên

Bánh tơi

Phịng Cookies
thị
trường

Phịng
tài vụ

D.C
kẹo
cứng


Văn
phịng
cửa
hàng

D.C
kẹo cao
su

Phân
xưởng

D.C
Iso
malt

Cơng ty được tổ chức theo chức năng, tách bạch giữa sản xuất và kinh doanh, gắn liền trách
nhiệm với quyền lợi, giảm bớt quyền lợi những vẫn đảm bảo tập trung. Các phịng ban
chun mơn chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, phân xưởng sản xuất quản lý hệ
D.C thống dây chuyền sản xuất dưới sự điều hành trực tiếp của Phó tổng giám đốc. Các phịng
ban có mối liên quan mật thiết với nhau. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các D.C
dối tượng
Kẹo
kẹo
trong sơ đồ tổ chức công ty như sau:
que
socola
Hội đồng quản trị: là bộ phận quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty. Thành viên hội đồng

quản trị là đại diện của hai bên công ty liên doanh gồm: Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc,
trưởng phịng nhân sự, hai thành viên giám sát. Hội đồng quản trị là nơi đưa ra những định
hướng hành động kinh doanh của công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành kinh doanh
của công ty bao gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc.

4


Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là Phó giám đốc và các trưởng phịng
(phịng nhân sự, phòng tài vụ, phòng thị trường, phòng vật tư, phịng kỹ thuật, văn phịng
cửa hàng).
Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý điều hành.
Phó tổng giám đốc trực tiếp quản lý văn phòng phân xưởng và hệ thống dây chuyền sản
xuất và chịu trách nhiệm trước công ty về hoạt động của bộ phận này
Tiếp đến là 7 phòng ban, mỗi phịng gồm 1 trưởng phịng và các nhân viên có kế
tốn, thủ quỹ riêng. Các phịng ban hoạt động độc lập trong khuôn khổ quyền hạn và trách
nhiệm được giao.
Văn phịng: gồm 9 người làm cơng tác văn phịng (thủ tục, giấy tờ có liên quan đến
tổ chức, duy trì hoạt động của công ty) và quản lý nhân sự (tuyển chọn nhân viên, tổ chức
các chương trình đào tạo, quản lý lương, thưởng,…)
Phịng thị trường: gồm 20 người, có nhiệm vụ điều độ sản xuất kinh doanh, nghiên
cứu thị trường, thiết lập và quản lý hệ thống kênh phân phối, xây dựng chính sách sản phẩm,
chính sách giá cả, các hoạt động xúc tiến. Quản lý các hoạt động liên quan đến việc tham
gia các giải thưởng của ngành, hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp.
Phịng tài vụ: gồm 5 người có chức năng hạch tốn, kế tốn các nghiệp vụ kinh tế tại
cơng ty va các chi nhánh, kiểm tra việc sử dụng vật tư, tài sản, vốn, phân tích tình hình tài
chính, phối hợp với phòng thị trường và phòng vật tư tính tốn giá thành kế hoạch và sản
lượng thực hiện từng thời kỳ, lập dự toán ngân sách và cơ cấu tài chính từng thời kỳ, tìm

nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của cơng ty.
Phịng vật tư: gồm 5 người, chịu trách nhệm cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý
các kho vật tư, đảm bảo cung cấp liên tục, giảm chi phí và phù hợp với tình hình kho bãi
hiện có, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng năm, tính giá thành sản phẩm, tham
gia vào cơng việc quyết định sản phẩm mới.
Phịng kỹ thuật: 6 người, chịu trach nhiệm về kỹ thuật đối với các dây chuyền sản
xuất trong công ty, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trên từng dây chuyền nghien cứu
cải tiến chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất thử các sản phẩm mới, phối hợp với các
bộ phận khác giải quyết trở ngại về công nghệ; thử nghiệm mẫu vật tư, nguyên vật liệu,
hương liệu, các tài liệu về công nghệ, phụ gia thực phẩm,…đăng ký chất lượng sản phẩm và
quản lý các hồ sơ chất lượng sản phẩm
Văn phòng phân xưởng: gồm 9 người quản lý, điều hành hoạt động của hệ thống dây
chuyền sản xuất (gồm 186 người). Văn phòng phân xưởng kết hợp với đội ngũ công nhân

4


làm việc trong các dây chuyền, chịu trách nhiệm trước cơng ty về tồn bộ hoạt động sản
xuất bao gồm cả việc sản xuất, đóng gói sản phẩm và sửa chữa thiết bị máy móc.
Ngồi ra, trong cơng ty cịn có tổ chức cơng đồn, tổ chức đồn thể. Thành viên của
hai tổ chức này là các cán bộ công nhân viên của công ty. Các tổ chức hoạt động để đảm bảo
quyền lợi của các thành viên, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, phát triển trong cơng ty.
Cơ cấu của công ty được tổ chức theo chức năng. Tách biệt giữa sản xuất và kinh doanh,
gắn liền trách nhiệm với quyền lợi, giảm bớt quyền lợi nhưng vẫn tập trung quyền lực. Các
phịng ban chun mơn chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, các phân xưởng sản xuất
quản lý hệ thống dây chuyền sản xuất dưới sự điều hành của phó giám đốc, các phân xưởng
sản xuất quản lý hệ thống dây truyền sản xuất dưới sự điều hành của phó giám đốc. Các
phịng ban ln có mối liên quan mật thiết với nhau. Chức năng và nhiệm vụ của các đối
tượng trong sơ đồ tổ chức của công ty như sau:
Hội đồng quản trị: là bộ phận quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh công ty để quyết

định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi cơng ty. Thành viên của hội đồng quản
trị là đại diện của hai bên liên doanh. Hội đồng quản trị là nơi đưa ra những định hướng hoạt
động kinh doanh của công ty, quyết định về bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
của công ty bao gồm: tổng giám đốc và phó giám đốc. Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo các
cửa hàng bán sản phẩm của công ty tại Hà Nội, tại Hải Phịng 2 cửa hàng, ngồi ra cịn có
chi nhánh phía nam. Phó tổng giám đốc là người trợ giúp cho các công việc của tổng giám
đốc về việc điều hành saen xuất kinh doanh của công ty. Tiếp đến là các phòng ban, đứng
đầu mỗi phòng ban là các trưởng phòng và các nhân viên, các phòng ban hoạt động độc lập
trong khuôn khổ quyền hạn và trách nhiệm được giao. Văn phòng bao gồm 10 người làm
cơng tác văn phịng: văn thư, tiền lương, tổ chức các chương trình đào tạo…Phịng thị
trường gồm 20 người, có nhiệm vụ nghiên cứu, điều độ sản xuất và thiết lập, quản lý hệ
thống kênh phân phối, xây dựng chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, bao bì các hoạt
động xúc tiến…Phịng tài vụ gồm 5 người có chức năng hoạch toán kế toán các nhiệm vụ
kinh tế tại công ty và chi nhánh tại các tỉnh thành, kiểm tra việc sử dụng vật tư, tài sản, vốn,
phân tích tình hình tài chính, phối hợp với phịng thị trường và phịng vật tư tính tốn giá
thành kế hoạch và thực hiện trong kỳ, lập dự đoán ngân sách và cơ cấu tài chính từng thời
kỳ, tìm nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn cơng ty. Phịng kỹ thuật gồm 6 người chịu trách
nhiệm về mặt kỹ thuật đối với dây chuyền sản xuất trong công ty, kiểm tra, giám sát chất
lượng sản phẩm trên từng dây chuyền, nghiên cứu cải tiến dây chuyền nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm…Văn phòng phân xưởng gồm 9 người, quản lý và điều hành
hoạt động của hệ thống dây truyền sản xuất (gồm 195 người), phối hợp với đội ngũ công
nhân làm việc tại các dây chuyền, chịu trách nhiệm trước cơng ty về tồn bộ hoạt động sản
xuất mà do mình phụ trách. Văn phịng cửa hàng gồm 6 người quản lý hệ điều hành, hệ
thành của hàng bán lẻ của cơng ty trên tồn quốc. Ngồi ra trong cơng ty cịn có các tổ chức
cơng đồn, các đoàn thể như hội phụ nữ…Các thành viên của tổ chức này đều là cán bộ
công nhân viên của công ty.

4



2.1.2 Kết quả hoạt động những năm gần đây của công ty
Chi tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ

837.692.038.439

970.130.849.648

1.048.622.573.815

Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh

42.262.144.741

53.381.313.550

51.671.110.848

Lợi nhuận khác


72.167.486

182.042.139

229.762.590

Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp

33.634.333.387

42.422.617.030

40.850.943.454

Tình hình kinh doanh của cơng ty từ năm 2017 đến năm 2019 ln có sự biến động: Năm
2018 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là 53.381.313.550 tăng
12,63% so với năm 2017, năm 2019 chỉ tiêu này là 51.671.110.848 giảm 3,2% so với năm
2018. Cụ thể là vào quý 2/2018 cơng ty cơng bố kết quả kinh doanh với tình hình kém sắc.
Doanh thu giảm từ 162 tỷ về 159 tỷ đồng. Mặt khác chi phí lãi vay nặng nề, ghi nhận 3,6 tỷ
đồng khiến Hải Hà báo lỗ hơn 7,3 tỷ trong quý 2, trong khi cùng kì năm 2017 lãi hơn 2,4 tỷ
đồng. Vào quý 2/2019 do có sự biến động lớn về nhân sự, theo kết quả ghi nhận công ty bị
lỗ kỷ lục từ trước đến nay trong 1 quý, cụ thể dòng tiền kinh doanh chỉ còn ghi âm chưa đến
1 tỷ đồng, trong khi đầu kì là âm gần 156 tỷ đồng; bên cạnh đó, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp cũng đồng loạt tăng so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng chi phí cho nhân
viên và các chi phí dịch vụ mua ngoài khác.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và định mức lao động trong công ty
Đặc điểm sản xuất của công ty: Công ty có một phân xưởng sản xuất được tổ chức trong

diện tích mặt bằng khoảng 9000m2. Sản xuất trong cơng ty được tổ chức theo hình thức đối
tượng, chia làm tổ sản xuất gồm: tổ kẹo cứng, tổ kẹo que, tổ lsomalt, tổ cookies, tổ bimbim,
tổ socola…mỗi tổ sản xuất 1 sản phẩm. Tuy nhiên, đặc điểm của thị trường bánh kẹo mang
tính thời vụ, đặc điểm sản xuất khơng liên tục khiến người lao động luân chuyển từ trạng
thái lao động này sang trạng thái lao động khác, điều này trực tiếp làm ảnh hưởng đến việc
hồn thành cơng việc của người lao động.
Đặc điểm máy móc, thiết bị công nghệ: Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thực phẩm nên cơng nghệ thường có chu kỳ sống ngắn, nhan lỗi thời. Hiện nay, máy
móc thiết bị sản xuất của công ty bao gồm nhiều chủng loại, thế hệ. Có những máy móc từ
ngày mới thành lập như: kẹo cứng, bánh tơi, bimbim… nhưng cũng có những dây truyền
4


sản xuất hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dung như: kẹo que,
lsomalt,…Máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, thời gian hồn thành kế
hoạch sản phẩm và có tác động trực tiếp đến năng suất lao động của công ty hay nói cách
khác nó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của người lao động trong công ty.
Nhìn chung máy móc thiết bị của cơng ty đều là những máy móc thiết bị hiện đại. Hàng
năm doanh nghiệp vẫn thường xuyên sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị bằng cách thay
thế một số bộ phận bằng các bộ phận tương tự hiện đại hơn nhằm tăng năng suất, tăng sản
lượng sản xuất tiêu thụ.
Đặc điểm tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là một phân diện tích mà khơng gian
làm việc được trang bị những thiết bị và các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất nhất định. Mỗi nơi làm việc có nhu cầu phục vụ rất khác nhau. Một
số xưởng trong cơng ty cịn có một số hạn chế về tổ chức phục vụ nơi làm việc như: phục vụ
chuẩn bị sản xuất, phục vụ vận chuyển bốc đồ, phục vụ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm cịn ít
nhiều chưa hợp lí; một số nguyên vật liệu được phục vụ tại nơi làm việc nhưng vẫn còn một
số người lao động phải tự đi lấy nguyên liệu như ở khâu nấu nhân…làm giảm thời gian tác
nghiệp của cơng nhân.
Trình độ văn hóa, kỹ thuật của cơng nhân viên: trình độ thợ của cơng ty tương đối cao trong

ngành sản xuất bánh kẹo nhưng do trình độ tay nghề của cơng nhân khơng đều nên vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu về trình độ cơng nhân trong từng công đoạn và từng bộ phận của quá
trình sản xuất. Đồng thời, ý thức trách nhiệm của người công nhân trước chất lượng sản
phẩm họ làm ra còn chưa cao do chạy theo sản phẩm nên gây ra thời gian lãng phí. Tình
trạng sai hỏng sản phẩm và hao hụt vật tư còn cao, chủ yếu do lỗi của công nhân sản xuất,
sản phẩm sai hỏng phải quay lại tái chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện cơng
việc và gây lãng phí về thời gian.
Những yếu tố về quản lý lao động, kỹ thuật, vật tư: Yếu tố về quản lý lao động: công ty vẫn
chưa chấm dứt được tình trạng đi muộn về sớm ở một số bộ phận, hiện tượng nghỉ không
phép hoặc nghỉ phép khơng hợp lý vẫn cịn nhiều gây lãng phí lớn về tiền lương và giảm giá
trị sản xuất; bên cạnh đó, tác phong làm việc trong cơng ty chưa khoa học, cịn nhiều hiện
tượng hao phí lao động.
2.2 Thực trạng, ưu nhược điểm công tác tổ chức và định mức lao động tại công ty Liên
doanh TNHH Hải Hà – KOTOBUKI
2.2.1 Thực trạng công tác tổ chức và định mức lao động tại công ty
2.2.1.1 Quan điểm của lãnh đạo Công ty về công tác định mức lao động
-Việc xây dựng mức lao động và hoàn thiện công tác định mức là vô cùng quan trọng đối
với bất kỳ một Doanh nghiệp sản xuất nào. Đối với Cơng ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì
việc xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học là cơ sở chính xác trong việc tính đơn giá
tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.

4


- Lãnh đạo Cơng ty có quan điểm rõ ràng về cơng tác định mức vì đây là khâu quan trọng, là
nền tảng cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nhận thức tầm quan trọng này, lãnh đạo Công ty đã rất chú trọng tới việc hồn thiện mức
lao động. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu về lao động, đảm bảo trả lương theo hao phí lao
động.
2.2.1.2Năng lực của bộ máy đảm nhiệm cơng tác định mức lao động

 Bộ máy đảm nhiệm công tác định mức lao động trong Công ty bao gồm:
- Hội đồng định mức có nhiệm vụ:
+ Giúp Giám đốc lập và chỉ đạo thực hiện kế hoạch định mức lao động.
+ Tham gia xét duyệt mức lao động và đề ra các biện pháp, phương hướng nhằm đẩy mạnh
và thực hiện công tác định mức lao động trong Doanh nghiệp.
+ Phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành
mức lao động, nâng cao năng suất lao động.
+ Phân tích tình hình thực hiện mức ở các bộ phận, xét khen thưởng đối với người lao động
có nhiều thành tích.
-Phịng tổ chức cán bộ (lao động tiền lương) có nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu quá trình sản xuất và tổ chức lao động ở các bộ phận, phân xưởng trong
Doanh nghiệp.
+ Phát hiện những hao phí về thời gian làm việc trong từng bộ phận.
+ Tổng kết các phương pháp lao động, kinh nghiệm lao động sản xuất tiên tiến để phổ biến
và áp dụng rộng rãi…
+ Nghiên cứu vận dụng các phương pháp định mức lao động trong điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp hợp lý và hiệu quả.
+ Phân tích tình hình thực hiện mức, tổ chức kịp thời sửa đổi các mức sai.
+ Xác định nhiệm vụ giảm lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm cho các bộ phận,
các phân xưởng.
-Cán bộ định mức lao động có nhiệm vụ:
+ Khảo sát nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động nhằm thu
thập tài liệu để tổ chức lao động tốt.

4


+ Xây dựng mức lao động, thống kê phân tích tình hình thực hiện mức nhằm điều chỉnh và
sửa đổi.
+ Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra và xem xét chất lượng mức đang thực hiện, lên kế

hoạch cải tiến.
+ Tổng hợp tình hình định mức lao động ở các bộ phận để báo cáo lên phòng tổ chức cán
bộ.
-Phòng lao động tiền lương (Phòng tổ chức) kết hợp với phòng kỹ thuật nhằm định biên lao
động cho các bộ phận để đưa ra các mức chính xác nhất.
 Hồn thiện bộ máy làm cơng tác định mức.
- Với lực lượng cán bộ làm công tác định mức lao động ở Công ty đều là cử nhân kinh tế,
được đào tạo theo đúng chuyên ngành kinh tế lao động. Đây là điều kiện thuận lợi cho công
tác giám sát quản lý sản xuất, định mức lao động và phân phối tiền lương. Tuy nhiên, họ lại
phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác như đào tạo, tuyển dụng, bố trí nguồn nhân lực,…
Do đó chất lượng cơng tác định mức là không cao.
- Công tác định mức lao động tại Cơng ty nhìn chung được xây dựng theo trình tự nhất định.
- Với phương pháp định mức lao động bằng phân tích khảo sát thì các bước chuẩn bị được
tiến hành kỹ lưỡng.
- Đối tượng khảo sát cụ thể, có khả năng làm việc và trình độ tay nghề ổn định.
- Thời điểm chọn khảo sát tương đối hợp lý
- Mức lao động có tính tốn đầy đủ từng hao phí cụ thể như:
+ Thời gian tác nghiệp
+ Thời gian phục vụ
+ Thời gian nghỉ ngơi theo nhu cầu
+ Thời gian chuẩn kết
+ Thời gian lãng phí
-Đối với bộ phận định mức đã thực hiện đúng chức năng của mình như:
+ Xây dựng hệ thống mức có chất lượng
+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện để có điều chỉnh kịp thời sát với thực tế
- Cán bộ làm cơng tác định mức ở phịng lao động tiền lương được kiểm nghiệm nghề theo
chủ trương của Nhà nước và xu thế phát triển của Công ty.
4



- Cán bộ định mức đều là những người có trình độ, được đào tạo qua Đại học, có nghiệp vụ
chuyên môn về định mức lao động.
- Cách thức tổ chức cơng tác định mức lao động có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
với nhau.
2.2.1.3 Các phương pháp tổ chức và định mức lao động tại công ty
- Hiện nay, công ty đang áp dụng một số phương pháp định mức lao động trong đó phương
pháp phân tích khảo sát được sử dụng phổ biến nhất đối với các bước cụ thể của từng phân
xưởng.
- Công ty sử dụng phương pháp này dựa trên cơ sở:
+ Phân tích quy trình sản xuất
+ Phân tích các bước cơng việc cần được định mức lao động
+ Phân tích quy trình lao động
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí
- Cùng với phương pháp phân tích khảo sát thì mức lao động được xây dựng sẽ đảm bảo
được là mức trung bình tiên tiến.
- Phương pháp này chỉ áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn, cịn những cơng việc thuộc loại
hình sản xuất theo phương pháp đơn chiếc sẽ khơng cịn phù hợp.
- Mức lao động được xây dựng theo phương pháp có thể bị sai sót, ảnh hưởng tới q trình
sản xuất và tâm lý người lao động nhưng loại trừ được các loại thời gian lãng phí như lãng
phí do nhân viên, do tổ chức,…
2.2.1.4 Quy trình tổ chức và định mức lao động tại cơng ty
 Các hình thức phân cơng và hiệp tác lao động trong công ty
Công ty là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì việc sử dụng sao cho hợp lý nhất tất cả các
nguồn lực sẵn có của cơng ty là một bài tốn khó và nan giải. Con người là nguồn lực rất
quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp cho nên việc bố trí người lao động
vào đúng cơng việc phù hợp với trình độ chun mơn và năng lực của họ là rất quan trọng.
Công ty hiện nay sử dụng đầy đủ các hình thức phân cơng và hiệp tác lao động một cách có
hiệu quả nguồn lực con người.
-


Phân công theo chức năng:

4


+ Lao động sản xuất công nghiệp bao gồm những người sản xuất tại các phân xưởng bánh
kẹo hằng ngày trực tiếp tạo ra sản phẩm của công ty và những người làm trong bộ máy quản
lý: tổng giám đốc, phó giám đốc, phịng tài vụ, văn phịng cơng ty…
+ Lao động không sản xuất công nghiệp bao gồm: tổ lái xe thuộc sự quản lý trực tiếp của
văn phòng cơng ty, tổ cơ khí, phịng kinh tế,…
Nhận xét: Việc phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm có rõ ràng nhưng cịn rất giản đơn vì đội
ngũ nhân lực cịn hạn chế. Mối liên hệ giữa các chức năng được thực hiện theo đường
truyền nhất định nhưng đạt hiệu quả lại chưa cao. Chất lượng của lao động được bố trí vào
các bộ phận chức năng phù hợp.
-

Phân công lao động theo công nghệ:

Trong công ty, phân công lao động theo cơng nghệ là hình thức chủ yếu phân cơng theo đối
tượng lao động như một cơng nhân có thể đảm bảo nhiều công việc ở các phân xưởng khác
nhau khi các phân xưởng có những người vắng mặt. Theo hình thức này một cơng nhân
hoặc một nhóm cơng nhân thực hiện một tổ hợp công việc tương đối chọn vẹn chuyên sản
xuất ra một loại sản phẩm như dây chuyền kẹo cứng, dây chuyền bánh tươi, dây chuyền kẹo
cao su,… Thì trong các dây chuyền này người cơng nhân hịa đường có thể tham gia nấu
kẹo làm nguội.
Nhận xét: Sự phân công theo từng đối tượng tương đối rõ ràng. Mỗi nhóm hoặc một cơng
nhân thực hiện một khâu cơng việc riêng, khơng trùng lặp và có thể đảm nhiệm thay công
việc của công nhân khác nếu vắng mặt. Như vậy, có thể tận dụng được tối đa máy móc, thiết
bị, nâng cao tay nghề cũng như năng suất lao động. Tuy nhiên, mức độ lặp lại của động tác
của công việc không quá cao và đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép lên không gây nhàm

chán.
-

Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc:

Công ty đã tách riêng các công việc khác nhau tùy vào tính chất của nó.Trong dây chuyền
cơng nghệ hiện đại, có những cơng đoạn địi hỏi cơng đoạn có sự chính xác cao như pha chế
nguyên liệu, hương liệu nướng bánh… cần phải có sự hiểu biết nhất định mới có thể tạo ra
sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn. Công ty đã phân công lao động dựa vào khả năng,
kỹ năng, kinh nghiệm thực tế để phân chia. Cán bộ cấp quản lý sẽ theo dõi quá trình làm
việc của người lao động, nếu tốt sẽ tiếp tục làm ở vị trí đó, cịn khơng sẽ được điều chỉnh
sang công việc khác.
Nhận xét: Công ty phân công công việc theo mức độ phức tạp của công việc đơn giản, mức
độ cơng việc chưa chính xác với người lao động.
-

Hiệp tác lao động

+ Hợp tác lao động theo không gian: Hợp tác giữa các phịng ban trong cơng ty

4


• Phòng vật tư: cung cấp đầy đủ ứng vật tư để đảm bảo sản xuất, lập các kế hoạch sản xuất,
tiêu thụ sản phẩm cho phịng thị trường.
• Phịng thị trường: trong thời kỳ công nghệ 4.0 việc nghiên cứu mở rộng thị trường trở
thành yếu tố tất yếu trong doanh nghiệp. Từ những chiến lược phân tích của phòng kế hoạch
vật tư, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất nâng
cao chất lượng sản phẩm để từ đó đưa công ty phát triển, cạnh tranh với các doanh nghiệp
khác trong thị trường.

• Phịng tài vụ: kiểm tra việc sử dụng vật tư, tài sản, tài chính, phối hợp với phịng thị trường
và phịng vật tư tínhh tốn giá thành kế hoạch.
• Phịng kỹ thuật: kiểm tra, giám sát chất lượng trên từng dây chuyền, kết hợp phòng thị
trường và các bộ phận khác giải quyết trở ngại về công nghệ, các hồ sơ quản lý chất lượng
sản phẩm.
+ Hợp tác lao động theo thời gian: công ty áp dụng hình thức làm việc theo 1ca/ngày (8
tiếng) cho người lao động. Người lao động được nghỉ ngày chủ nhật. Ngoài ra cơng ty cịn
bố trí làm thêm vào giờ chủ nhật.
 Tổ chức và phục vụ nơi làm việc
• Thiết kế nơi làm việc
- Công ty liên doanh sản xuất bánh kẹo Hải Hà sử dụng quy trình cơng nghệ đạt chuẩn, vận
dụng các dây truyền máy móc hiện đại trong sản xuất để giảm thiểu sức lao động thủ công,
tránh tai nạn lao động.
- Công ty đã thực hiện tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, về kỹ thuật máy móc, an tồn và
bảo vệ lao động.
• Trang bị nơi làm việc
- Công ty đã trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho nhân viên làm
việc theo yêu cầu của công việc và người lao động.
- Công ty đa phần nhập khẩu dây truyền máy móc thiết bị của nước ngồi có tính tự động
hóa cao nên hoạt động lao động của người lao động có hiệu quả hơn.
• Bố trí nơi làm việc
- Bố trí chung: Cơng ty đã sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của
bộ phận sản xuất hay một phân xưởng đảm bảo phù hợp với sự chun mơn hóa nơi làm
việc, tính chất cơng việc và quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm.

4


×