Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẰNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH ĐỂ VAY VỐN CỦA NGƯỜI
DÂN TẠI CHI NHÁNH TPHCM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Mã số: 8 34 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

i


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Q Thầy/Cơ, Tơi tên là: NGUYỄN THỊ HẰNG, học viên cao
học lớp CH5QTKD, trường Đại học Ngân hàng. Tôi là tác giả của luận văn này,
tôi xin cam đoan: Luận văn Thạc Sỹ với đề tài: “Các yếu tố tác động đến quyết
định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh
TP.HCM” là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa
học của Thầy: PGS. TS Nguyễn Minh Tuấn.
Các thông tin, số liệu, kết quả trong nghiên cứu là hồn tồn trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam kết lời cam đoan này là hoàn toàn sự thật.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2020


Tác giả

Nguyễn Thị Hằng

ii


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.
TS Nguyễn Minh Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
hồn thành ḷn văn.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức tại các ngân
hàng chính sách đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong tiếp cận các dữ liệu thứ cấp và
hỗ trợ tôi trong việc khảo sát các khách hàng. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng.
Cuối cùng tơi xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, quý Thầy Cô,
Lãnh đạo, cán bộ, cơng chức Ngân hàng chính sách ln mạnh khoẻ, vui vẻ,
hạnh phúc và thành công hơn nữa trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn !
TP. HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng

iii


MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu ........................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1

1.2. Tính cấp thiết đề tài ...................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu....................................................................................... 6
1.8. Bố cục nghiên cứu ........................................................................................ 6
Chương 2: Cơ sở lý ḷn và mơ hình nghiên cứu ............................................... 8
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 8
2.1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng chính sách ..................................................... 8
2.1.2. Nội dung cơ bản về hành vi vay vốn......................................................... 8
2.1.3. Các mơ hình về quyết định........................................................................ 13
2.1.4.. Nội dung cơ bản về thương hiệu .............................................................. 13
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan............................................................ 15
2.3. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 23
2.3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xt...................................................................... 23
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 25
2.3.3. Các khái niệm nghiên cứu ......................................................................... 28
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 30
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu................................................................... 31
3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................... 31
3.2. Phương pháp lấy mẫu trong phân tích định lượng ....................................... 32
3.3. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 34
3.4. Nghiên cứu định lượng................................................................................. 38
3.4.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................... 38

iv


3.4.2. Nghiên cứu định lượng chính thức............................................................ 39

Kết luận chương 3 ............................................................................................... 42
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ........................................................................... 43
4.1. Đo lường sự tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng
chính sách để vay vốn ......................................................................................... 43
4.1.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................................... 43
4.1.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo .................................................................. 44
4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá ...................................................................... 45
4.1.4. Phân tích sự tương quan của các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu ......... 48
4.1.5. Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định vay vốn tại
NHCS của người dân .......................................................................................... 49
4.1.6. Kiểm định khuyết tật của mơ hình lựa chọn ............................................. 55
4.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định vay vốn tại NHCS của những khảo sát
có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau ................................................................ 56
Kết luận chương 4 ............................................................................................... 59
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị ................................................................ 60
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 60
5.2. Hàm ý quản trị .............................................................................................. 61
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 71
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 72
Phụ lục ................................................................................................................. i

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

AHNT


Ảnh hưởng người thân

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

HCM

Hồ Chí Minh

LSCP

Lãi suất, chi phí

UTTH

Uy tín thương hiệu

NHCS

Ngân hàng chính sách

NLPV

Năng lực phục vụ

QD

Quyết định vay vốn


SHH

Sự hữu hình

STT

Sự thuận tiện

TTVV

Thủ tục vay vốn

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tóm tắt các mơ hình nghiên cứu trước................................................. 20
Bảng 2.2. Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu .................................................. 24
Bảng 3.1. Kết quả ý kiến thành viên nhóm .......................................................... 34
Bảng 3.2. Thang đo được hiệu chỉnh sau khi thảo luận nhóm .............................. 35
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbachs Alpha ............... 39
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu quan sát ........................................................................ 43
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbachs Alpha ......................... 44
Bảng 4.3. Hệ số KMO và kiểm định Barlett ........................................................ 45
Bảng 4.4. Kết quả EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ….45
Bảng 4.5. Kết quả EFA thang đo quyết định vay vốn tại NHCS .......................... 47
Bảng 4.6. Ma trận hệ số tương quan .................................................................... 48
Bảng 4.7. Trọng số hồi quy của các nhân tố......................................................... 49
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ................................................ 50

Bảng 4.9 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 51
Bảng 4.10. Các chỉ số về sự phù hợp của mơ hình ............................................... 55
Bảng 4.11. Kiểm định về sự phù hợp của mơ hình đa tham số ............................. 56
Bảng 4.12. Kiểm định các giả định thống kê ........................................................ 56
Bảng 4.13. Tổng hợp phân tích sự khác biệt về quyết định vay vốn tại NHCS của
các khảo sát có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau ............................................. 57
Bảng 4.14. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm có phương sai độ tuổi …………..57
Bảng 5.1. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần uy tín thương hiệu.......... 61
Bảng 5.2. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần lãi suất và chi phí ........... 63
Bảng 5.3. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần năng lực phục vụ ........... 65
Bảng 5.4. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần sự thuận tiện .................. 66
Bảng 5.5. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần phương tiện hữu hình ..... 67
Bảng 5.6. Giá trị trung bình thang đo thuộc thành phần thủ tục vay vốn .............. 69
Bảng 5.7. Giá trị trung bình các thang đo thành phần ảnh hưởng của người thân....70

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý TRA ........................................................... 11
Hình 2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................................ 12
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất................................................................ 24
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 31
Hình 4.1. Mơ hình hồi quy đa tham số ................................................................ 50

viii


TÓM TẮT
1. Tiêu đề

Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay
vốn của người dân tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tóm tắt
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu xác định “các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định vay vốn của khách hàng tại NHCS trên địa bàn TP.HCM thông
qua 226 khảo sát bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Kết quả phân tích
hồi quy đa tham số cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại
NHCS gồm 07 thành phần theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: (1) TH > (2)
LSCP > (3) NLPV > (4) STT > (5) PTHH > (6) TTVV > (7) AHNT.
Từ kiểm định sự khác biệt về quyết định vay vốn tại NHCS của các
khách hàng có giới tính, độ tuổi, thu nhập và nghề nghiệp khác nhau. Tác giả
nhận thấy khơng có sự khác biệt về quyết định vay vốn tại NHCS của các khách
hàng có giới tính, độ tuổi, thu nhập khác nhau. Tuy nhiên có sự khác biệt về
quyết định vay vốn tại NHCS với các khảo sát có nghề nghiệp khác nhau.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các hàm ý quản trị thông qua việc
nâng cao các yếu tố tác động.
3.Từ khóa
Quyết định vay vốn, Ngân hành chính sách.

ix


ABSTRACT
1. Title
Factors affecting the decision to choose a Policy bank to borrow capital
from people at a branch in Ho Chi Minh City.
2. Abstract
The research was carried to create " Factors affecting the decision to
choose a Policy bank to borrow capital from people at a branch in Ho Chi
Minh City through 226 surveys by non-probability sampling method. The

results of multi-parameter regression analysis show that the factors affecting
the decision to borrow capital at policy banks include 07 components
according to the degree of diminishing influence: (1) trademark > (2) cost
interest rates >(3) service capabilities > (4) convenience >(5) Tangible
Media > (6) loan procedures > (7) affect relatives
From testing the differences in loan decisions at the policy bank of
customers with different genders, ages, incomes and occupations. The
author found that there is no difference in loan decisions at the Policy
Bạnk of customers with different sex, age, and income. However, there is
a difference in loan decisions at Policy Bank with different career
surveys.
The research results are the basis for proposing governance
implications through the enhancement of impact factors.
3. Keywords
Decision loan, bank policy.

x


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề.
Hoạt động tín dụng được xem là hoạt động quan trọng nhất trong hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn 2012 [3]). Đây là hoạt động
luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Hoạt động tín
dụng giúp phân bổ nguồn vốn ở những nơi dư thừa đến những nơi thiếu hụt vốn
trong nền kinh tế để qua đó giúp cân bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy
nhiên để đủ điều kiện tiếp cận được các sản phẩm tín dụng của ngân hàng là
không đồng nhất cho các đối tượng, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp,
các hộ nghèo. Hầu hết các ngân hàng đều hạn chế hỗ trợ vay vốn đối với các đối
tượng này. Đây là những đối tượng mà ngân hàng chính sách nhắm đến, mơ hình

hoạt động của Ngân hàng Chính sách được chứng minh là phù hợp với điều kiện,
cấu trúc hệ thống chính trị của nước ta, không những về hiệu quả kinh tế, khả
năng tiếp cận tín dụng, sử dụng vốn mà cịn có ý nghĩa chính trị xã hội rất lớn.
Vì vậy nghiên cứu “các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng
chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TP.HCM” là thật sự cần thiết.
1.2. Tính cấp thiết đề tài.
Thời gian qua, Việt Nam được các tổ chức của Liên Hợp Quốc đánh giá cao
về việc thực hiện an sinh xã hội, trong đó Ngân hàng Chính sách Xã hội là kênh
quan trọng thực hiện nhiệm vụ này (Nguyễn Xuân Phúc 2019). Các đối tượng
chính mà ngân hàng chính sách nhắm đến là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc,
hộ khó khăn,… Đây chính là những người cần được các chính sách tín dụng xã
hội hướng đến để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sinh hoạt,
nâng cao khả năng tính toán hiệu quả việc sử dụng vốn vay để từ đó góp phần
giảm nghèo. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về quyết định lựa chọn
thương hiệu ngân hàng để vay vốn đã được quan tâm nghiên cứu nhiều. Cụ thể:
Hafeez Ur Rehman and Ahmed (2008) [20] với nghiên cứu “Các yếu tố quyết
-1-


định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan: Quan điểm của khách hàng”, kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của
các khách hàng cá nhân tại Lahore, Pakitstan là dịch vụ khách hàng, sự thuận
tiện, trang thiết bị của ngân hàng và môi trường chung của ngân hàng. Christos
C. Frangos và cộng sự (2012) [17] nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trường hợp khách hàng Hy
Lạp”, kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố chất lượng dịch vụ, chính sách cho
vay, sự hài lòng từ dịch vụ của ngân hàng có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn
của khách hàng cá nhân. Lương Trung Ngãi và Phạm Văn Tài (2019) [5] thực
hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng
cá nhân tại BIDV Trà Vinh, với kỹ thuật hồi quy Binary Logictist. Kết quả chỉ ra

rằng các yếu tố: Thương hiệu ngân hàng, thủ tục vay vốn, lãi suất, chi phí, nhân
viên ngân hàng tác động cùng chiều đến quyết định vay vốn của khách hàng. Lê
Hoàng Anh và Lê Ngọc Lưu Quang (2019) [1] đã sử dụng kỹ thuật Binary
logistics xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng
của cá nhân trên địa bàn TP. Huế gồm: Độ tuổi, yếu tố vay ngoài, chất lượng
ngân hàng, cơ hội kinh doanh và lãi suất. Phần lớn các nghiên cứu đều thực hiện
tại các NHTM cổ phần với đối tượng chủ yếu là các khách hàng không thuộc
diện nghèo. Chưa có nhiều nghiên cứu cho ngân hàng chính sách với đối tượng
khảo sát là nơng hộ. Vì vậy, luận văn kế thừa các cơ sở lý luận và mơ hình hồi
quy để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn thương
hiệu ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM.
1.3. Mục tiêu của đề tài.
1.3.1. Mục tiêu tổng quát: Đo lường sự tác động của các yếu tố đến quyết định
lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM.
Qua đó đề xuất các hàm ý quản trị giúp thu hút người dân chọn lựa ngân hàng
chính sách để vay vốn thông qua các yếu tố tác động.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể:

-2-


- Xác định các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để
vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng
chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM.
- Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay
vốn của những khảo sát có đặc điểm nhâu khẩu học khác nhau.
- Đề xuất các hàm ý quản trị giúp thu hút người dân chọn ngân hàng chính sách
để vay vốn thông qua các yếu tố tác động.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để
vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính
sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TPHCM như thế nào?
- Các khảo sát có đặc điểm nhâu khẩu học khác nhau có sự khác biệt như thế nào
về quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn?
- Những hàm ý quản trị nào giúp ngân hàng thu hút người dân chọn ngân hàng
chính sách để vay vốn?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân
hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TP.HCM.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khơng gian: Ngân hàng chính sách chi nhánh TP.HCM.
+ Phạm vi thời gian thực hiện nghiên cứu: Khảo sát từ tháng 02/2020 đến tháng
07/2020.
+ Phạm vi thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp thu thập từ 2017-2019
+ Phạm vi đối tượng khảo sát: Chỉ khảo sát đối tượng là khách hàng cá nhân và
hộ gia đình đến sử dụng sản phẩm tín dụng (vay vốn) tại ngân hàng chính sách

-3-


chi nhánh TP.HCM. Không tiến hành khảo sát cho đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp.
+ Phạm vi nội dung: Chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định
lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi nhánh TP.HCM.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện qua
2 giai đoạn là (1) nghiên cứu sơ bộ; và (2) nghiên cứu chính thức.

 Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận văn gồm:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn sẽ phân tích, tổng hợp, so
sánh các lý thuyết các nghiên cứu trước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi
nhánh TP.HCM.
+ Phương pháp chuyên gia được dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân tại chi
nhánh TP.HCM.
+ Thực hiện phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm mục đích khẳng
định lại các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để
vay vốn của người dân tại chi nhánh TP.HCM và các biến quan sát đo lường các
thành phần này. Tác giả tiến hành:
Phân tích các phàn nàn và gợi ý của khách hàng vay vốn
Phân tích các hành vi vay vốn của khách hàng.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận văn gồm
Phương pháp xác định cỡ mẫu nghiên cứu: Burn and Bush (1995) [16] chỉ ra
rằng, có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của cỡ mẫu cần chọn là độ
biến động dữ liệu, độ tin cậy, tỉ lệ sai số. Cỡ mẫu được xác định theo công thức
sau:

-4-


Z
n  p *(1  p)*  


2

Với n: Cỡ mẫu

V = p*(1-p): độ biến động của dữ liệu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu
chọn mẫu (0 < p <1).
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy
ε: Sai số cho phép của cỡ mẫu nhỏ
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì:
V=p*(1-p) → V max →V’=1–2p=0→ p=0,5(1)
ε = 7% (2)
Trong thực tế các nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 97% hay
1- α = 97% →

Z (1  0, 485  Z  2,17
2

(3)

Kết hợp (1) (2) và (3), ta có cỡ mẫu là n >= 0,5*0,5*(2,17/0,07)2 = 240 quan
sát. Như vậy yêu cầu đặt ra đối với cỡ mẫu thì số quan sát là hơn 240 khách
hàng là đủ lớn để tiến hành nghiên cứu.
Đảm bảo số lượng cỡ mẫu là 240, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 20% cỡ mẫu
tối thiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát
không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát tối thiểu là:
240*(100+20)% = 288 khảo sát.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 288 khách hàng
cá nhân đã, đang và tại ngân hàng chính sách chi nhánh Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp thống kê mô tả mẫu quan sát bằng giá trị trung bình (mean), độ
lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để phân tích sự biến động của dữ liệu
nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo thơng qua 2 kỹ tḥt phân tích:
Kiểm định độ tin cậy thang đo với chỉ số Cronbachs Alpha và phân tích nhân tố

khám phá (EFA) nhằm đánh giá thang đo có đủ tin cậy hay khơng.
-5-


+ Phân tích ma trận trương quan giữa các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu
(Yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc) nhằm xác định mối tương quan cũng như
mức độ tương quan giữa các yếu tố là tương quan mạnh hay yếu và xem xét mối
quan hệ đó là tương quan dương hay tương quan âm.
+ Phương pháp phân tích hồi quy với mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng
để tìm quan hệ phụ thuộc của biến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để
vay vốn và các biến độc lập, đồng thời tìm kiếm mức độ tác động tác động của
biến độc lập đến biến phụ thuộc. Sau khi phân tích mơ hình hồi quy, tác giả tiến
hành kiểm định các giả định thống kê: Phân tích tương quan, kiểm định đa cộng
tuyến, kiểm định liên hệ tuyến tính phần dư, kiểm định phân phối chuẩn phần dư,
kiểm định sự phù hợp của mơ hình.
+ Phân tích sự khác biệt về quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay
vốn giữa các khảo sát có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau: Giới tính, thu nhập,
trình độ học vấn.
Mơ hình nghiên cứu lý thuyết được xác định là hồi quy đa tham số được đề
xuất dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng
chính sách để vay vốn:
Y = F (β0 + β1Xi1 + … + βnXin + εi)
Trong đó:
Y: Quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách.
X1, … Xn: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính
sách để vay vốn
β1, … βn: Các hệ số hồi quy.
εi: sai số
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu
1.7.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của các
yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của

-6-


người dân.
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để các nhà quản trị NHCSXH xây
dựng các hàm ý quản trị nhằm nâng cao quyết định lựa chọn ngân hàng chính
sách để vay vốn.
1.8.

Bố cục nghiên cứu.

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

-7-


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Cơ sở lý luận về ngân hàng chính sách xã hội.
Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã
hội Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng có chức năng thực
hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách

khác; hoạt động của NHCSXH khơng vì mục tiêu lợi nḥn, được Nhà nước bảo
đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; là
một trong những cơng cụ địn bẩy kinh tế của Đảng và Nhà nước nhằm giúp hộ
nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng
ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện
sống, vươn lên thốt nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế và
gắn liền với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Ngân hàng chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân các cấp để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay.
2.1.2. Nội dung cơ sở lý luận về hành vi vay vốn.
2.1.2.1. Hành vi khách hàng ngân hàng
Những đặc thù của dịch vụ ngân hàng tác động đến hành vi mua của khách
hàng
- Tính vơ hình: Sự khác biệt chủ yếu giữa dịch vụ và hàng hóa là tính vơ
hình, người ta cho rằng khơng thể nhìn thấy, sờ mó, nếm thử đối với dịch vụ
trong khi có thể dùng cho các hàng hóa vật chất. Điều này có nghĩa là sẽ khó
khăn để đánh giá dịch vụ. Tính vơ hình tạo ra hai vấn đề đặc biệt cho ngân hàng
và các định chế tài chính: thứ nhất, khi làm cho nhận thức về sản phẩm trở nên
khó khăn, chúng đã phức hợp ngay từ đầu quá trình quyết định tiêu dùng rắc rối
khi mua dịch vụ ngân hàng; thứ hai, tính vơ hình cũng có nghĩa là tự thân các

-8-


sản phẩm thường không được trưng bày hoặc phô diễn cho khách hàng đã chứa
đựng những vấn đề cho hoạt động quảng cáo và dùng thử sản phẩm.
- Tính khơng tách rời: tính khơng tách rời hình thành từ việc dịch vụ đang
được xử lý hoặc trải nghiệm. Do đó, dịch vụ trở thành một hành động xảy ra

cùng lúc với sự hợp tác giữa người tiêu dùng và ngân hàng và các định chế tài
chính khác.
- Tính khơng đồng nhất: đặc trưng của tính khơng đồng nhất trong sản xuất
và tiêu dùng đã làm cho các dịch vụ trở nên khơng ổn định hơn về mặt chất
lượng. Ví dụ như: hai người có thể đầu tư cùng một số tiền vào cùng sản phẩm
đầu tư với cùng kỳ hạn nhưng vì họ bắt đầu việc đầu tư vào những thời điểm
khác nhau thì họ có thể bị ảnh hưởng bởi những điều kiện khác nhau của nền
kinh tế và lợi nhuận thu được cũng khác nhau. Người nhận được mức lợi nhuận
cao hài lòng với chất lượng của sản phẩm đầu tư, cịn người kia thì ngược lại.
- Tính mau hỏng: đặc trưng của tính mau hỏng thể hiện bản chất tức thời của
sản phẩm xảy ra như là kết quả của việc sản xuất và tiêu dùng đồng thời, do vậy
nhà cung cấp dịch vụ khơng thể hình thành và duy trì hàng tồn kho. Năng lực sản
xuất chưa được sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ đành phải bỏ khơng, lãng phí
trừ khi khách hàng đến và tiếp nhận dịch vụ. Cũng tương tự, khi năng lực cung
cấp của nhà cung cấp dịch vụ thấp hơn nhu cầu của thị trường thì khách hàng lại
bị “đuổi” đi với sự thất vọng vì khơng có hàng tồn kho trong tình huống này.
- Trách nhiệm ủy thác: về cơ bản khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
là khách hàng đang mua một tổ hợp các lời hứa: ngân hàng hứa sẽ chịu trách
nhiệm quản lý, trông coi các nguồn vốn và những vấn đề tài chính của khách
hàng. Do đó, sự tín nhiệm và tin tưởng đối với ngân hàng và các nhân viên của
họ đòi hỏi có tính bắt buộc.
- Dịng thơng tin hai chiều: Dịch vụ ngân hàng không đơn thuần là sự mua
sắm một lần rồi kết thúc mà liên quan đến một chuỗi các giao dịch hai chiều
thường xuyên trong một khoảng thời gian cụ thể.

-9-


2.1.2.2. Khái niệm về quyết định vay vốn.
Quyết định vay vốn là một quá trình được diễn ra kể từ khi người đi vay hình

thành ý thức về nhu cầu, đến khi tiến hành tìm hiểu thơng tin để đưa ra quyết
định vay, hoặc lặp lại quyết định vay vốn, trong đó quyết định vay được xem là
giai đoạn cuối cùng của quá trình thơng qua quyết định vay vốn (Quan Minh
Nhựt và Huỳnh Văn Tùng, 2013) [6]. Và đó là kết quả của quá trình chọn lọc,
đánh giá các chọn lựa trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu và khả năng, giữa giá trị
nhận được và tổn thất mất đi, giữa tổng lợi ích nhận được so với chi phí bỏ ra để
có được sản phẩm đó dưới sự tác động của những người xung quanh, bên cạnh
các tình huống bất ngờ xảy ra và những rủi ro khi khách hàng nhận thức được
trước khi đưa ra quyết định vay vốn ở một tổ chức tín dụng.
2.1.2.3. Quá trình ra quyết định.
Khách hàng cá nhân thường tìm kiếm trong bộ nhớ của mình trước khi họ tìm
kiếm các nguồn thông tin bên ngoài về nhu cầu vay vốn mà họ muốn. Các kinh
nghiệm vay vốn được coi là một nguồn thông tin nội bộ để họ tham khảo và đưa
ra quyết định. Nhiều quyết định vay của KHCN được dựa trên sự kết hợp của
kinh nghiệm vay trong quá khứ, các thơng tin chương trình tiếp thị...(Kotler. P,
2003 [21]). Quá trình ra quyết định vay vốn là một quá trình liên tục từ giai đoạn
trước khi vay vốn đến sau khi vay, bao gồm 5 giai đoạn: (1) Nhận thức vấn đề,
(2) tìm kiếm thơng tin, (3) đánh giá các lựa chọn, (4) quyết định vay, (5) hành vi
sau khi vay. Điều này có nghĩa là người đi vay đi qua tất cả năm giai đoạn khi
vay vốn. Tuy nhiên, trong thói quen, người ta thường bỏ qua hoặc đảo ngược
một số giai đoạn (Kotler. P, 2003 [21]).
Quá trình ra quyết định của Kotler. P, (2003) [21] được tác giả sử dụng để áp
dụng để phân tích quy trình ra quyết định vay của khách hàng.
Như vậy, nhìn chung các tác giả đánh giá quyết định vay của KHCN là một
tiến trình liên tục, thường xuyên bao gồm những giai đoạn: Nhận thức vấn đề,
tìm kiếm thơng tin, đánh giá lựa chọn, ra quyết định vay và hành vi sau khi vay.

- 10 -



2.1.2.4. Các mơ hình về quyết định.
* Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
Thuyết hành động hợp lý được Ajzen và Fishbein xây dựng năm 1975 [11],
cho rằng ý định hành vi (Behavior Intention) là yếu tố quan trọng nhất dự đoán
hành vi tiêu dùng. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thái độ đối với
hành vi (Attitude) và chuẩn mực chủ quan (Subjective Norm).
Niềm tin về hậu quả
của hành vi

Thái độ đối với
hành vi

Ý định thực
hiện hành vi
Niềm tin quy chuẩn về
hành vi

Hành vi

Chuẩn chủ quan
đến hành vi

Ảnh hưởng
Phản hồi

Hình 2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Ajzen và Fishbein, 1975 [11]
Trong đó, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay
tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan thể hiện ảnh
hưởng của quan hệ xã hội (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) lên cá nhân người

tiêu dùng.
Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định
hành vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và chuẩn chủ quan.
Nghĩa là, ý định hành vi (BI) là một hàm gồm thái độ đối với hành vi và
chuẩn chủ quan đối với hành vi đó.
BI = W1.AB + W2.SN
Trong đó, W1 và W2 là các trọng số của thái độ đối với hành vi (AB) và
chuẩn chủ quan (SN).

- 11 -


Thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior) là yếu tố cá nhân thể
hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực, đồng tình hay phản đối của một người tiêu
dùng đối với hành vi và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó.
Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) là nhận thức, suy nghĩ về những người
ảnh hưởng (có quan hệ gần gũi với người có ý định thực hiện hành vi như:
Người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) cho rằng nên thực hiện hay
không nên thực hiện hành vi (Ajzen, 1975 [12]).
* Thuyết hành vi dự định (Theory of Planed Behavior – TPB)
Trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975), Ajzen
(1991) [12] phát triển Thuyết hành vi dự định (Theory of Planed Behavior TPB) để dự báo và làm sáng tỏ hành vi con người trong một bối cảnh cụ thể.
Nó sẽ dự đoán cả những hành vi khơng hồn tồn điều khiển được với giả
định một hành vi có thể được dự báo hoặc được giải thích bởi ý định để thực
hiện hành vi đó
Niềm tin về
chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan


Niềm tin về
hành vi

Thái độ đối với
hành vi

Niềm tin về
kiểm soát

Nhận thức kiểm
soát hành vi

KỲ
VỌNG

Ý ĐỊNH

HÀNH VI

Kiểm soát hành vi
thực sự

Hình 2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB)
Nguồn: Ajzen, 1991 [12]
Theo đó, TPB cho rằng ý định là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi và được
định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nhân để thực hiện hành vi. Ý định là tiền đề

- 12 -



gần nhất của hành vi và được dự đoán lần lượt bởi thái độ đối với hành vi; chuẩn
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Trong đó
Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control - PBC) phản
ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi
đó có bị kiểm sốt, hạn chế hay khơng. Ajzen (1991) [12] đề nghị rằng nhân tố
kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi và nếu chính
xác trong nhận thức của mình, thì kiểm sốt hành vi còn dự báo cả hành vi.
TPB giả định thêm rằng những phần hợp thành ý định lần lượt được xác
định bởi kỳ vọng nổi bật nhất và ước lượng kỳ vọng cho mỗi thành phần đó.
Trong đó, kỳ vọng về thái độ đối với một hành vi có sẵn, hoặc kỳ vọng cụ thể về
kết quả của việc thực hiện hành vi; kỳ vọng về chuẩn chủ quan đó là nhận thức
của những người quan trọng khác là tán thành hay không tán thành thực hiện
hành vi; kỳ vọng về nhận thức kiểm soát hành vi liên quan tới những điều kiện
thuận tiện hay cản trở việc thực hiện hành vi. Ajzen (1991) [12] khẳng định
những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của hành vi và nguyên nhân dẫn
đến hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này. Vì thế, sự thay đổi một
trong những kỳ vọng trên có thể dẫn đến sự thay đổi về hành vi.
TPB đã được áp dụng thành công để dự đoán và giải thích các hành vi
khác nhau như: Quyết định bỏ phiếu, giảm cân, ngừng hút thuốc, vi phạm giao
thông, quyết định vay vốn...
2.1.3. Nội dung cơ sở lý luận về thương hiệu
Theo quan điểm truyền thống: Thương hiệu là một ý hoặc khái niệm duy nhất
trong đầu khách hàng của bạn khi nghe đến tên doanh nghiệp bạn (Lassar và
cộng sự, 1995 [20])
Dưới góc độ Marketing: Hiệp hội Marketing Mỹ [13] (American Marketing
Association - AMA) năm 1960 đã định nghĩa: “Thương hiệu (brand) là một cái
tên, biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có
thể nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó

- 13 -



với hàng hoá hay dịch vụ của những người bán khác” (Hoàng Lệ Chi, Trần Thị
Thập, 2013 [2]).
Theo quan điểm tổng hợp: Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay một
biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều (Davis 2002 [17]).
Thương hiệu là một tập các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các
giá trị mà họ đòi hỏi. Thương hiệu theo quan điểm này cho rằng, sản phẩm chỉ là
một thành phần của thương hiệu, chủ yếu cung cấp lợi ích chức năng cho khách
hàng. Như vậy các thành phần marketing tích hợp (sản phẩm, giá cả, phân phối
và chiêu thị) cũng chỉ là các thành phần của một thương hiệu (Ambler & Styles
1996 [14]). Thương hiệu bao giờ cũng là một sự kết hợp giữa các thuộc tính hữu
hình và vơ hình.
Theo Patricia F. Nicolino (2000) [23]: “Thương hiệu là một thực thể xác định
tạo ra những cam kết riêng về mặt giá trị”.
Theo Kotler, P. and Keller, K.L., (2012) [22]: “Thương hiệu là một ý hay một
khái niệm duy nhất trong đầu khách hàng của bạn khi họ nghe nói đến cơng ty
bạn”.
Thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc
của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên
gọi, logo, “hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo
dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.
Một thương hiệu sẽ trở thành thương hiệu ngay khi nó có liên hệ với người
tiêu dùng”. Nghĩa là, để thành thương hiệu, thì nó phải thiết lập được một hình
ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.
Như vậy, Thương hiệu là hình tượng về một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc
hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí khách
hàng; là một tập hợp các dấu hiệu (signals) để phân biệt hàng hóa dịch vụ của
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là chữ cái (P&G),
con số (333), hình vẽ, hình tượng, màu sắc, âm thanh…


- 14 -


Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm thương hiệu theo quan điểm
tổng hợp để đề xuất mô hình nghiên cứu.
2.2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.2.1. Hafeez Ur Rehman và Ahmed (2008) [19].
Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn ngân hàng. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử
dụng thơng qua phương pháp phân tích, so sánh, thống kê các cơ sở lý ḷn và
mơ hình về quyết định lựa chọn ngân hàng cùng với việc kết hợp phương pháp
thảo ḷn nhóm để xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp nghiên
cứu định lượng được sử dụng là phương pháp thu thập số liệu thơng qua hình
thức phỏng vấn trực tiếp từ 358 khách hàng cá nhân của các ngân hàng tại TP.
Lahore (Pakitstan). Các kỹ thuật phân tích định lượng được sử dụng trong
nghiên cứu này gồm: Phân tích hồi quy đa biến bằng mơ hình Binary Logictics,
phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của các khách hàng cá nhân tại Lahore,
Pakitstan là dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, trang thiết bị của ngân hàng và
môi trường chung của ngân hàng. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tiến hành
nghiên cứu cho các NHTM cùng với đối tượng khảo sát là các khách hàng cá
nhân nên tính đại diện cho toàn ngành ngân hàng là chưa cao. Do đó việc nghiên
cứu cho đối tượng có thu nhập thấp và cho hệ thống ngân hàng chính sách sẽ lấp
đầy khoảng trống này.
2.2.2. Bùi Văn Thịnh, (2010) [10]
Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vay vốn
của người Chăm và từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng
vay vốn của họ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thảo

ḷn chun gia nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của
người Chăm) và phương pháp định lượng (phân tích hồi quy Logistic để đo

- 15 -


×