Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

(Bài thảo luận kế toán quản trị) Tình huống tại công ty Imperia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.87 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI THẢO LUẬN
MƠN: KẾ TỐN QUẢN TRỊ
Đề tài: Tình huống tại cơng ty Imperia
Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Quỳnh Trang

Nhóm thực hiện

: Nhóm 1

Lớp học phần

: 2055FACC0311

Hà Nội, 2020


DANH SÁCH NHÓM 1:

STT
1

Họ và tên
Đỗ Ngọc Anh

Mã sv
18D150061



2

Lê Thị Việt Anh

18D150123

3

Mai Ngọc Anh

18D150182

4

Nguyễn Thị Phương Anh

18D150124

5

Phạm Thị Vân Anh

18D150184

6

Tô Phương Anh

18D150063


7

Nguyễn Thị Phương Ánh

18D150005

8

Phạm Ngọc Ánh

18D150125

9

Nguyễn Thu Thùy

17D150111

Đánh giá điểm


Phần I: Bài tập tình huống
TÌNH HUỐNG TẠI CƠNG TY IMPERIA
Tổng giám đốc Ben Yoder của Imperia Inc đã nói: “Những báo cáo này không thể dùng
được. Doanh thu bán hàng của chúng ta trong quý 2 tăng 25% so với quý 1, nhưng báo cáo
lãi lỗ lại phản ánh lợi nhuận thuần kinh doanh giả sút đột ngột trong quý 2. Các nhân viên kế
toán đã làm mọi thứ rối tung lên rồi”. Ông Yoder đã đề cập tới các báo cáo tài chính được
lập theo phương pháp tồn bộ như sau:
IMPERIA, INC

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

Doanh thu bán hàng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng và chi phí QLDN
Lợi nhuận thuần kinh doanh

Qúy 1 và 2 ($)
Quý 1
480,000
240,000
240,000
200,000
40,000

Quý 2
600,000
372,000
228,000
215,000
13,000

Sau khi xem xét nhanh các báo cáo, ơng Yoder gọi kế tốn trưởng để xem xét liệu có
sai sót gì trong số liệu kế tốn q 2 trước khi cơng bố ra bên ngồi. Kế tốn trưởng đã trả
lời:
“Tơi rất xin lỗi phải nói rằng những số liệu này là chính xác, Sếp. Tơi đồng ý rằng doanh thu
tăng cao trong quý 2 nhưng vấn đề phát sinh ở giai đoạn sản xuất. Ông thấy đấy, chúng ta dự
đoán sản xuất 15,000 sản phẩm mỗi quý, nhưng cuộc đình cơng ở bờ Tây lại có liên quan
đến những nhà cung cấp của chúng ta, buộc họ phải cắt giảm sản xuất trong quý 2, do vậy số

sản phẩm thực tế sản xuất là 9,000 sản phẩm. Đó chính là lí do làm cho sụt giảm lợi nhuận
thuần kinh doanh trong q 2”.
Ơng Yoder vẫn khơng hiểu những giải thích của kế tốn trưởng. Ơng ấy trả lời: “Tôi
thực sự không hiểu, tôi yêu cầu ông giải thích tại sao lợi nhuận kinh doanh giảm sút khi
doanh thu tăng và anh lại nói về q trình sản xuất. Cắt giảm sản xuất xuống thì sao? Chúng
1


ta vẫn có thể tăng doanh số bán 25%. Nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận hoạt động kinh
doanh cũng nên tăng. Nếu báo cáo của ông không phản ánh được điều đơn giản như vậy thì
có lẽ đã đến lúc có sự thay đổi trong bộ phận của anh”.
Dự toán sản xuất và bán hàng theo 4 quý và sản lượng sản xuất và bán thực thực tế cho
hai quý đầu tiên dưới đây:
Chỉ tiêu
Doanh thu dự toán (sản phẩm)
Doanh thu thực tế (sản phẩm)
Sản lượng sản xuất dự toán (sản phẩm)
Sản lượng sản xuất thực tế (sản phẩm)

Quý
1
12,000
12,000
15,000
15,000

2
15,000
15000
15,000

9,000

3
15,000

4
18,000

15,000

15,000

Máy móc của cơng ty là tự động hóa cao, và tổng chi phí sản xuất chung cố định là
180,000USD/quý. Biến phí sản xuất chung là 8USD/SP. Định phí sản xuất chung được phân
bổ cho từng sản phẩm với tỷ lệ là 12USD/SP (dựa trên sản lượng sản xuất dự toán ở trên).
Mọi khoản chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung dự toán và số thực tế phân bổ được ghi
nhận hết vào giá vốn hàng bán trong quý. Công ty có 4,000SP trong kho vào đầu quý 1 và sử
dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng xuất kho. Biến phí bán hàng và QLDN là
5USD/SP.
Yêu cầu:
1. Đặc trưng nào của phương pháp chi phí tồn bộ gây ra sự giảm sút của lợi nhuận kinh
doanh của công ty trong quý 2 và của kế toán trưởng nên giải thích thế nào với CEO.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho từng quý theo phương pháp trực tiếp.
3. Cân đối số liệu lợi nhuận hoạt động kinh doanh cho từng q liên quan tới phương
pháp chi phí tồn bộ và phương pháp chi phí biến đổi.
4. Nhận biết và thảo luận những điểm mạnh, yếu của việc sử dụng phương pháp chi phí
biến đổi cho việc lập báo cáo nội bộ.
5. Giả định rằng công ty áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean Production) vào đầu
quý 2, dẫn đến khơng cịn hàng tồn kho (Bán hàng và sản xuất trong quý 1 vẫn giữ nguyên)
a. Bao nhiêu sản phẩm cần sản xuất trong quý 2 theo hệ thống sản xuất tinh gọn.

2


b. Bắt đầu q 3, bạn có kì vọng sẽ phát hiện bất kì sự khác biệt nào giữa lợi nhuận hoạt
động kinh doanh báo cáo theo phương pháp chi phí tổng hợp và chi phí biến đổi? Giải thích
tại sao có hay khơng có sự khác biệt.

Phần II: Câu hỏi
Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của anh chị về nhận định sau: Khi vận dụng phương
pháp giá trị hiện tại thuần khi đưa ra quyết định đầu tư dài hạn trong trường hợp có nhiều dự
án xung khắc được đưa ra, chúng ta luôn ưu tiên dự án có NPV max. Cho ý kiến , minh họa
bằng 1 ví dụ cụ thể.

3


BÀI LÀM

Phần 1: Bài tập tình huống
Yêu cầu 1:
Đặc trưng của phương pháp tính giá tồn bộ tính tốn tất cả các loại chi phí là chi phí
trực tiếp để sản xuất hàng hóa dựa trên cơ sở chi phí của nó. Phương pháp này cũng xem chi
phí cố định chung là một phần của chi phí sản xuất sản phẩm.
Ví dụ như chi phí tiền lương cho cơng nhân sản xuất sản phẩm, chi phí các ngun liệu
thơ được sử dụng trong sản xuất và tất cả các chi phí chung như chi phí các tiện ích được sử
dụng trong sản xuất.
Ta có: LN= DT- GVHB- CPBH-CPQLDN
Theo BCKQKD, lợi nhuận Quý 2 giảm so với quý 1: 13000 – 40000= -27000 USD
tương ứng với là do :
+ Doanh thu quý II so với quý I tăng: 600000 – 480000= 120000 USD tương ứng với

tăng 120000/480000= 25% làm cho lợi nhuận tăng 300%
+ Giá vốn hàng bán quý 2 so với quý 1 tăng: 372000 – 240000= 132000 USD tương
ứng 55% làm Lợi nhuận giảm 330%
+ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 254000 – 20000= 15000 USD tương
ứng với 7,5% làm lợi nhuận giảm 37,5%.
Tổng lợi nhuận giảm 67,5% .
Vậy mặc dù doanh thu tăng so với quý trước 25% nhưng chi phí tăng 62,5% khiến lợi nhuận
vẫn giảm 67,5%.
Doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí.
- Phần giá vốn hàng bán tăng là do:
+ Chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung dự toán và số thực tế phân bổ được ghi nhận
hết vào giá vốn hàng bán trong quý.
+ Phần 627 quý 2 dự toán là 15000 sản phẩm nhưng khi sản xuất chỉ có 9000 sản
phẩm.
Phần phân bổ thừa bằng= 6000x12= 72000 USD
+ Do sản lượng tiêu thụ tăng so với quý 1 là 3000 sản phẩm
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do:
4


+ Sản lượng tiêu thụ tăng 3000 sản phẩm=> Chi phí tăng: 3000x5= 15000 USD
- Doanh thu tăng 25% là do sản lượng tiêu thu tăng 3000 sản phẩm.
Bởi: Với phương pháp chi phí tồn bộ thì các yếu tố chi phí ngun vật liệu trực tiếp,
nhân cơng trực tiếp, và chi phí sản xuất chung đều thuộc giá thành sản phẩm. Mà theo như
bảng dự toán sản xuất và bán hàng của 4 quý ta thấy sản lượng dự toán và sản lượng thực tế
đang bị chênh nhau rất nhiều (cụ thể là 6000 sản phẩm), điều này làm cho chi phí đơn vị sẽ
tăng lên và tồn bộ chi phí sản xuất chung cố định cũng tính vào chi phí sản phẩm. Điều này
gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh.
Yêu cầu 2: Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho từng quý theo phương pháp trực tiếp.
ĐVT: USD

Chỉ tiêu
1.Doanh thu
2.Biến phí
3.Số dư đảm phí
4.Định phí
5.Lợi nhuận thuần

Quý 1
480.000
(156.000)
324.000
(360.000)
(36.000)

Quý 2
600.000
(195.000)
405.000
(360.000)
45.000

Yêu cầu 3:
Chi phí sản xuất chung cố định là 180.000 USD/quý
Biến phí sản xuất chung là 8USD/ SP
Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 5 USD/SP
Định phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm

5



Ta có bảng sau:
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Sản lượng tồn đầu kỳ (SP)
Định phí sản xuất chung trong hàng tồn kho

Quý 1
7.000
84.000

Quý 2
1.000
12.000

cuối kỳ (12 USD/SP)
Sản lượng dự toán sản xuất
Định phí sản xuất chung theo dự tốn sản xuất
Sản lượng thực tế sản xuất
Định phí sản xuất chung theo thực tế sản xuất
Định phí sản xuất chung chưa phân bổ hết

15.000
180.000
15.000
180.000
0

15.000
180.000
9.000

108.000
72.000

Ta có bảng cân đối lợi nhuận như sau:
Đơn vị: USD
Chỉ tiêu
Định phí SXC trong HTK đầu kỳ
Định phí SXC trong HTK cuối kỳ
LN theo phương pháp chi phí tồn bộ
LN theo phương pháp trực tiếp

Quý 1
48.000
84.000
40.000
4.000

Quý 2
84.000
12.000
13.000
85.000

Yêu cầu 4:
Phương pháp chi phí biến đổi là phương pháp sử dụng các biến phí có liên quan đến q
trình sản xuất tức là chỉ những chi phí sản xuất thay đổi theo đầu ra – khối lượng sản phẩm,
dịch vụ sản xuất mới được coi là chi phí sản phẩm (thường gồm 3 yếu tố chi phí là chi phí
NVLTT, chi phí nhân cơng TT và chi phí SXC biến đổi). Chi phí SXC cố định khơng được
coi là chi phí sản phẩm mà là chi phí thời kỳ dựa trên cơ sở quan điểm định phí SXC liên
quan đến khả năng sản xuất sản phẩm hơn là sản phẩm sản xuất. Số chi phí này được báo

cáo là 1 khoản chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động trong từng giai đoạn hoạt động của
doanh nghiệp.
Việc sử dụng phương pháp chi phí biến đổi cho việc lập báo cáo nội bộ có những điểm
mạnh và yếu sau:
- Điểm mạnh: Thuận lợi cho việc lập Báo cáo KQKD dạng số dư đảm phí, thuận lợi
cho cơng tác quản trị DN do phương pháp xác định biến phí cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản
phẩm, nhấn mạnh tác động của biến phí đến lợi nhuận, lợi nhuận trong kì không bị ảnh
6


hưởng bởi lượng HTK, số liệu trên Báo cáo KQ hoạt động là cơ sở để phân tích mối quan hệ
chi phí - khối lượng - lợi nhuận.
- Điểm yếu: Báo cáo thu nhập không thể dùng để công bố ra bên ngồi do khơng phù
hợp với các ngun tắc của kế tốn tài chính.
u cầu 5:

Phần 2: Câu hỏi
Chứng minh:
- Phương pháp NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt
nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án. Nếu NPV dương thì dự án
được đánh giá khả thi. Khả thi bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu
đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá
dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của
cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá.
NPV dương sẽ thể hiện kết quả đầu tư có lời bởi giá trị của dịng tiền mặt sau khi khấu hao
đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.
-Thực tế kinh doanh luôn rất phức tạp, các dự án đầu tư hiếm khi gói gọn ngay tại thời
điểm bắt đầu và các dịng tiền thường khơng tn theo một quy tắc nào: số này dương, số
khác âm – theo thời gian. Thêm vào đó, rất khó hoặc thậm chí khơng thể ước tính được
chính xác dịng tiền trong tương lai sẽ như thế nào và khi nào dòng tiền đó sẽ chấm dứt. Vì

vậy, phương pháp NPV địi hỏi tính tốn chính xác chi phí (ngun vật liệu, nhân cơng, tiếp
thị, và tất cả các chi phí khác) liên quan mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án
có đời sống dài.
Giá trị của NPV sẽ được nâng lên nếu NPV của một khoản đầu tư được tính đến trong
những trường hợp tệ hại nhất, trường hợp có khả năng xảy ra nhất và trường hợp tốt đẹp
nhất. Phương pháp này sẽ nắm bắt được phạm vi quan điểm rộng lớn hơn trong một tổ chức
về doanh số đơn vị sản phẩm trong tương lai, các chi phí sản xuất khác nhau và các giả định
khác nhau.
= > Do vậy, khi vận dụng phương pháp giá trị thuần để ra quyết định đầu tư dài hạn
trong trường hợp có nhiều dự án xung khắc được đưa ra, chúng ta luôn ưu tiên lựa chọn dự
án NPV lớn nhất là đúng. Bởi dự án xung khắc là những dự án không thể được chấp nhận
7


đồng thời, nghĩa là chỉ được1 trong số các dự án đó mà thơi. Nói cách khác, khi dự án này
được thực hiện thì những dự án khác cịn lại sẽ bị loại bỏ.
Ví dụ minh họa:
Cơng ty A đang đứng trước sự lựa chọn đầu tư một phương tiện vận tải mới, có 3 đơn
chào hàng như sau:
Đơn chào hàng 1: Xe tải Huyndai giá bán 800.000.000đ, thời hạn sử dụng là 10 năm,
giá trị thanh lý dự tính của xe mới sau khi hết thời gian sử dụng ước tính là 60.000.000đ, chi
phí đại tu dự kiến năm thứ 6 là 120.000.000đ, thu nhập thuần hàng năm là 200.000.000đ.
Đơn chào hàng 2: Xe tải X giá bán 850.000.000đ, thời hạn sử dụng là 10 năm, giá trị
thanh lý dự tính của xe mới sau khi hết thời gian sử dụng ước tính là 80.000.000đ, chi phí
đại tu dự kiến năm thứ 5 là 130.000.000đ, dòng thu tiền thuần hàng năm là 210.000.000đ.
Đơn chào hàng 3: Xe tải Honda giá bán 750.000.000đ, thời hạn sử dụng là 10 năm, giá
trị thanh lý dự tính của xe mới sau khi hết thời gian sử dụng ước tính là 55.000.000đ, chi phí
đại tu dự kiến năm thứ 6 là 130.000.000đ, dịng thu tiền thuần hàng năm là 140.000.000đ.
Ban giám đốc công ty yêu cầu tỷ lệ sinh lợi hàng năm là 18%. Hãy lựa chọn đơn chào
hàng thích hợp cho cơng ty.


8


BÀI LÀM
Đơn chào hàng 1:
Bảng nhận diện và thời gian phát sinh dịng tiền
Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản thu

Dịng thu
Lượng

Năm phát

tiền

Giá trị thanh lý dự

sinh
60

tính
Thu nhập thuần

Khoản chi

tiền


10 Mua xe tải

200

hàng năm

Dịng chi
Lượng

1-10

Chi phí đại tu dự
kiến

Năm phát
sinh

800

0

120

6

Bảng tính giá trị hiện tại thuần của dự án
Đơn vị tính: triệu đồng
Dòng tiền

Năm phát

sinh

Lượng tiền

Hệ số chiết

Giá trị hiện tại

khấu

Dòng thu
Giá trị thanh lý dự tính
Thu nhập thuần hàng năm

10

60

0,1911

11,466

1-10

200

4,4941

898,82


Tổng GTHT dịng thu
Dịng chi
Mua xe tải

0

800

1

800

Chi phí đại tu dự kiến

6

120

0,3704

44,448

Tổng GTHT dòng chi
Giá trị hiện tại thuần (NPV)

910,286

844,448
65,838


Đơn chào hàng 2:

9


Bảng nhận diện và thời gian phát sinh dòng tiền
Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản thu

Dịng thu
Lượng

Năm phát

tiền

Giá trị thanh lý dự

sinh
80

tính
Thu nhập thuần

Khoản chi

1-10

Năm phát sinh


tiền

10 Mua xe tải

210

hàng năm

Dịng chi
Lượng

Chi phí đại tu dự
kiến

850

0

130

5

Bảng tính giá trị hiện tại thuần của dự án
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm phát

Dịng tiền

sinh


Dịng thu
Giá trị thanh lý dự tính
Thu nhập thuần hàng năm
Tổng GTHT dòng thu

Lượng tiền

Hệ số chiết

Giá trị hiện tại

khấu

10
1-10

80
210

0,1911
4,4941

15,288
943,761
959,049

Mua xe tải

0


850

1

850

Chi phí đại tu dự kiến
Tổng GTHT dịng chi
Giá trị hiện tại thuần (NPV)

5

130

0,4371

56,823
906,823
52,226

Dòng chi

Đơn chào hàng 3:
Bảng nhận diện và thời gian phát sinh dịng tiền
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản thu

Dòng thu
Lượng tiền


Năm phát Khoản chi

Dòng chi
Lượng tiền

Năm phát sinh
10


sinh
Giá trị thanh lý dự

55

tính
Thu nhập thuần

10 Mua xe tải

140

hàng năm

1-10

Chi phí đại tu
dự kiến

750


0

130

6

Bảng tính giá trị hiện tại thuần của dự án
Đơn vị tính: triệu đồng
Dịng tiền

Năm phát
sinh

Lượng tiền

Hệ số chiết
khấu

Giá trị hiện tại

Dòng thu
Giá trị thanh lý dự tính
Thu nhập thuần hàng năm
Tổng GTHT dịng thu
Dịng chi
Mua xe tải
Chi phí đại tu dự kiến
Tổng GTHT dịng chi


10

55

0,1911

10,5105

1-10

140

4,4941

629,174
639,6845

0
6

750
130

1
0,370

750
48,1
798,1


Giá trị hiện tại thuần (NPV)

-158,4155

Giá trị hiện tại thuần (NPV) của một quyết định dài hạn là sự chênh lệch giữa tổng giá
trị hiện tại của các dòng thu tiền với tổng giá trị hiện tại của các dòng chi tiền. Theo phương
pháp giá trị hiện tại thuần, một quyết định dài hạn được chấp nhận hay khơng cịn tùy thuộc
vào giá trị hiện tại thuần của nó so với giá trị 0. Tương tự như vậy, đối với các đơn hàng:
 Đơn hàng 1: NPV = 65,838 > 0
Điều này có nghĩa rằng nếu dự án được thực hiện có thể mạng lại tỷ suất sinh lời cao
hơn mức sinh lời kỳ vọng 18% của ban giám đốc công ty. Mặt khác trong tình huống này,
quyết định bán xe tải Huyndai là một quyết định sàng lọc, việc huy động vốn để thực hiện
quyết định này không ảnh hưởng đến quỹ vốn thực hiện các quyết định dài hạn khác và
quyết định được chấp nhận.

11


 Đơn hàng 2: NPV = 52,226 > 0
Điều này có nghĩa rằng nếu dự án được thực hiện có thể mạng lại tỷ suất sinh lời cao
hơn mức sinh lời kỳ vọng 18% của ban giám đốc công ty. Mặt khác trong tình huống này,
quyết định bán xe tải X là một quyết định sàng lọc, việc huy động vốn để thực hiện quyết
định này không ảnh hưởng đến quỹ vốn thực hiện các quyết định dài hạn khác và quyết định
được chấp nhận.
 Đơn hàng 3: NPV = -158,4155 < 0
Điều này có nghĩa rằng nếu dự án được thực hiện, mức tỷ suất sinh lời của dự án mang
lại không đạt 18% so với yêu cầu của ban giám đốc cơng ty. Vậy nên trong tình huống này,
việc huy động vốn dể thực hiện quyết định bán xe Honda với giá 750.000.000đ này sẽ ảnh
hưởng đến quỹ vốn thực hiện các quyết định khác. Nên hiển nhiên dự án này không được
chấp nhận và bị loại bỏ.

Theo phương pháp NPV, dự án có giá trị hiện tại thuần lớn hơn sẽ được lựa chọn, vậy
nên đơn hàng 1 có NPV lớn hơn đơn hàng 2 nên đơn hàng 1 sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên cả
hai dự án đều có mức tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của ban giám đốc công ty là 18%, nên để chọn
ra dự án tốt nhất thì ta sẽ xem xét tới chỉ số sinh lời PI (Profitability Index). Kế toán có thể
được xác định chỉ số sinh lời theo cơng thức:
Chỉ số sinh lời của dự án =

Vậy nên:

>1
>1

Kết quả cho thấy cả 2 dự án đều có PI > 1 nên đều được chấp nhận, tuy nhiên dự án 1 có PI
lớn hơn với số vốn đầu tư cũng nhỏ hơn đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh tế của dự án 1
lớn hơn dự án 2
 Kế toán quản trị cần có tư vấn để nhà quản trị lựa chọn thực hiện dự án 1.

12


Điều này cho thấy, nhận định “Khi vận dụng phương pháp giá trị hiện tại thuần thì khi đưa
ra quyết định đầu tư dài hạn trong trường hợp có nhiều dự án xung khắc được đưa ra,
chúng ta luôn ưu tiên dự án có NPV max” là chính xác.

13



×