Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm xuất hiện trẻ khó dạy và biểu hiện của chúng qua việc khảo sát ở trường THPT đồng gia – TP hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.66 KB, 18 trang )

Đề tài:
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm xuất hiện trẻ khó dạy và biểu hiện của
chúng qua việc khảo sát ở trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu đề tài
Từ thực tế chúng ta đều nhận ra rằng trong số các trẻ em được giáo dục ở
trường ln ln có sự phân hoá phức tạp về mức độ phát triển, về phẩm chất đạo
đức do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong sự phân hố đó có một bộ phận tiến bộ
vượt bậc so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng cũng có một tỷ lệ rơi vào tình trạng
trì trệ, chậm phát triển, thậm chí tụt hậu khá xa mà nếu như không được quuan tâm
giúp đỡ kịp thời rất dễ rơi vào tình trạng suy thối nhân cách. Đối với giáo dục,
thực trạng trên gây ra những băng hoại về đạo đức và lối sống, phá hoại mọi tác
dụng và hiệu quả của giáo dục. Bởi vậy nó trở thành một đề tài lớn của toàn ngành
giáo dục và dành được sự quan tâm chú ý của rất nhiều người.
II. Lý do chọn đề tài
Mặc dù tình trạng học sinh khó dạy đã trở thành vấn đề nổi cộm, nhức nhối
từ rất lâu của trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương cũng như của một số trường
khác trên toàn quốc và đã được rất nhiều nhà giáo quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên
khơng mấy ai phân tích cặn kẽ, rạch rịi để tìm ra ngun nhân đích thực của vấn
đề. Bởi thế, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu với những lý do sau:
- Đây là một đề tài lớn, đã và đang gây xôn xao trong dư luận nhưng lại chưa
được nghiên cứu một cách thoả đáng.
- Qua bài viết này tơi muốn đóng góp ý kiến của mình để cải thiện tình tạng
trẻ khó dạy ở trường THPT Đồng Gia và hơn nữa là để nền giáo dục Việt Nam trở
nên hồn thiện hơn.
III. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1


- Nêu lên những biểu hiện của trẻ khó dạy tại trường THPT Đồng Gia – TP
Hải Dương, từ đó khái quát nên những biểu hiệnchung ở trẻ khó dạy.


- Chỉ ra một số nguyên nhân thuộc tình trạng trên để có hướng khắc phục
hợp lý.
IV. Phương páhp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài này tơi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đó
là:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp đàm thoại.
+ Phương pháp tổng hợp.
V. Bố cục của đề tài gồm ba chương
+ Chương I: Vài nét về trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương và cơ sở lý
luận của hiện tượng trẻ khó dạy.
+ Chương II: Biểu hiện của trẻ khó dạy qua việc khảo sát tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương.
+ Chương III: Ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó dạy tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương.

2


MỤC LỤC
Trang
A.Phần mở đầu…………….……………………………………………….1
I.Giới thiệu đề tài ………….……….……………...……………………….1
II.Lý do chọn đề tài……….………….……………...……………………...1
III.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.………………...……………………..2
VI.Phương pháp nghiên cứu……….…….……………...…………………..2
V.Bố cục của đề tài……………………..………………..…………………2
B.Phần nội dung………………………..…………………..……………….4
Chương I: Vài nét về trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương và cơ sở lý
luận của hiện tượng trẻ khó dạy………………………………………………….…4

1.Vài nét về trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương…………………........4
2.Quan niệm học sinh khó dạy………………………………………………4
3.Nhận thức lý luận về trẻ khó dạy…………………………………………..4
4.Thực trạng hiện tượng trẻ khó dạy…………………………………………5
Chương II: Biểu hiện của trẻ khó dạy qua việc khảo sát tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương………………………………………………………….6
Chương III: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó dạy tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương………………………………………………………….9
1.Nguyên nhân gia đình……………………………………………………...9
2.Nguyên nhân xã hội………………………………………………………11
3.Nguyên nhân tâm lý………………………………………………………12
4.Nguyên nhân giáo dục…………………………………………………….13
C.Phần kết luận……………………………………………………………..16
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………..18

3


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
Vài nét về trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương và có sở lý
luận của hiện tượng trẻ khó dạy
1. Vài nét về trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương
Từ lâu, trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương đã trở thành điểm nóng về
tình trạng học sinh khó dạy. Theo thống kê của ban giám hiệu nhà trường, hàng
năm đều xảy ra rất nhiều các vụ trộm cắo, cướp giật, hành hung giáo viên do học
sinh của trường gây ra. Tình trạng trên kéo dài, không chỉ gây bức xúc cho nhà
trường mà cịn gây xơn xao trong tồn tỉnh. Tuy trường đã tổ chức rất nhiều các
cuộc họp bàn để tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết xong tình hình
vẫn chưa được cải thiện. Từ thực tế đau lòng trên nhất thiết phải tìm ra cốt lõi của

vấn đề để giải quyết một cách triệt để tạo lòng tin cho nhân dân và những người
luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
2. Quan niệm học sinh khó dạy
Chúng ta quan niệm: Những trẻ sau một hoặc những chu trình giáo dục như
trẻ khác mà đã không hoặc chưa đạt được những yêu cầu mong muốn là trẻ khó
day. (ở đây, không hiểu bao gồm cả những trẻ khuyết tật (hay đặc biệt) khác với trẻ
bình thường). ở mức độ phổ biến ta thường quan sát thấy khá lớn trẻ khó dạy thật
ra là những trẻ có hành vi bị xã hội phê phán, khơng thích nghi với chuẩn mực hành
vi đạo đức xã hội.
3. Nhận thức lý luận về trẻ khó dạy
Khách quan mà xét, trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn rất nhiều tồn tại, chẳng
hạn về mặt nhận thức lỹ luận. Trước hết là việc sử dụng một số danh từ để chỉ đối
tượng “đặc biệt” này. trong phạm vi giáo dục nhà trường, các trẻ em có “trục trặc”
4


trong sự phát triển thường được gọi với những cái tên khác nhau, tuỳ theo thái độ,
quan điểm nhận thức của từng nhà giáo. Có nơi gọi đối tượng này là trẻ em chậm
tiến hay chưa ngoan, có nơi gọi là trẻ em khó dạy. Tuy cách gọi khác nhau nhưng
nội dung và tính chất của các biểu hiện ở trẻ đó thơng thường là giống nhau. Cái
khó ở đây là phạm vi, mức độ của cái gọi là “khó dạy’ hoặc “chưa ngoan” là rất co
giãn, đôi khi sự quy định này cịn phụ thuộc vào thái độ, tính cách của nàh giáo dục
chứ chưa hẳn đã nêu được bản chất của đối tượng. Có nơi, có lúc người ta nêu
thẳng vấn đề gọi đối tượng này là “trẻ hư”,”trẻ cá biệt” và xếp chúng vào loại giáo
dục lại. Trong bài viết của mình tơi xin thống nhất cách chỉ đối tượng “đặc biệt”
này là trẻ khó day.
4. Thực trạng hiện tượng trẻ khó dạy
Ngay ở những nước phát triển như ở Pháp, Mỹ thì hiện nay nạn bạo lực đã
trở thành mối lo ngại thường xuyên của các nhà quản lý giáo dục. Đặc biệt với
Pháp vốn được coi là nước có nền văn hố giáo dục được xem là rất phát triển,

được cả thế giới ngưỡng mộ thì nạn giáo viên bị học sinh hoặc phụ huynh hành
hung đang dần trở nên phổ biến, ở Mỹ, tình trạng trên còn phổ biến hơn nhiều.
Hiện tượng trẻ em phạm tội trong trường học gia tăng không ngừng, nguy hiểm
hơn các em còn mang theo súng và các vũ khí khác đến lớp. Đã có nhiều trường
hợp các em dùng súng để uy hiếp giáo viên, bạn bè, thậm chí là giết người vơ cớ.
Tại Việt Nam, theo những thông tin mới nhất từ các cơ quan kiểm sát, mặc
dù nhà nước và các cơ quan tư pháp đã tăng cường cơng tác phịng ngừa giáo dục
trẻ em phạm tội, xong các tệ nạn xã hội và các vụ phạm pháp vẫn chưa giảm, thậm
chí cịn tăng nhanh. Nhất là vào thời gian nghỉ hè, trẻ em có nhiều thời gian để nghỉ
ngơi, giải trí nên nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội lại càng nhiều hơn.
Từ những ví dụ nêu trên, có thể nói tình trạng trẻ khó dạy vẫn đang là một
vấn đề vơ cùng bức xúc của tồn thế giới hiện nay. Thậm chí nó cịn có xu hướng
ngày càng lan rộng, ngay cả đối với những quốc gia vốn có nền giáo dục cực kỳ
vững chắc. Nhưng những hiện tượng trên gây nhiều hoang mang cho xã hội, đặc
5


biệt nếu khơng được giải quyết tốt nó sẽ trở thành một áp lực rất lớn đối với công
tác giáo dục.
CHƯƠNG II:
Biểu hiện của trẻ khó dạy qua việc khảo sát tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương
Theo sự quan sát của tôi và sự tổng hợp ý kién của các thầy cơ giáo trong
trường THPT Đồng Gia thì trẻ khó dạy có rất nhiều biểu hiện lệch lạc trong sự phát
triển về nhân cách và về đời sống tâm lý. Thoạt tiên ta xem xét về hành vi của trẻ,
tồn bộ hành vi của trẻ khó giáo dục đều do các nhu cầu gây ấn tượng, nhu cầu tự
khẳng định (một cách bất bình thường) quyết định. Những biểu hiện của tính khó
giáo dục thường gắn với cách thức thảo mãn rất khơng bình thường các nhu cầu về
vật chất và tinh thần có tính chất điển hình của loại trẻ này, mà sự thoả mãn nhu cầu
này lại phản ánh sự phát triển lệch lạc về các nhu cầu đó. Ví dụ: vì muốn tự khẳng

định nên chúng thường gây gổ, hung hăng trước mọi người, nhưng càng hung hăng
chúng lại càng bị xa lánh, ghét bỏ, dẫn sâu vào các hành vi sai trái. Thật ra trong
thâm tâm chúng vẫn ao ước, khao khát được vỗ về, an ủi, thậm chí muốn được che
chở… nhưng đó chỉ là cái ẩn sâu bên trong còn hành vi bộc lộ ra ngoài roc ràng là
sự phản ứng bất bình thường mà từ các nhà chun mơn ra, khó có thể làm cho
người ta thương mến chúng được. Nhiều trẻ tuy vẫn muỗn giao tiếp cởi mở với mọi
người nhưng do thói quen lại thích gây gổ, xung đột với mọi người một cách bất
bình thường, vơ ý thức. Chúng hành động như một thói quen khơng thể thay đổi và
là tính cách đặc trưng của chúng. Vậy là ở trẻ khó dạy nhu cầu giao tiếp bình
thường bị biến dạng, khúc xạ thành nhu cầu gây sự, cãi lộn, va chạm với mọi
người. Chúng không chỉ gây gổ với người ngồi mà cịn cả với đồng bọn để tranh
dành ngôi thủ lĩnh, anh cả để tranh ăn, tỏ quyền lực, chia địa bàn “làm ăn”. Đôi khi
chúng dùng hung khí làm “phương tiện” để trao đổi, “nói chuyện” với nhau.
6


Ở trẻ này nhu cầu tự khẳng định là rất lớn. Chúng luôn khao khát trở thành
“đại bàng”, đại ca, anh hùng tứ chiêng và thể hiện bằng cách học địi làm người
lớn, hút thuốc, nói tiếng lóng, sài ma tuý nguy hiểm hơn là tham gia vào các trò
phiêu lưu, mạo hiểm như kiểu phim trinh thám, giật gân. Dần dà theo thời gian, các
thích thú lệnh lạc, các sai lầm tích tụ lại hình thành ở chúng. Tâm lý phản xạ xã hội,
tâm lý chống đối mọi điều bình thường của xã hội. Và các suy nghĩ hành vi này chi
phối mọi hành vi của chúng. Chúng luôn tỏ ra ương bướng, làm mọi việc theo kiểu
phản ứng, Trêu ngươi, trái với những điều giáo dục, trái với điều mong đợi của mọi
người. Tuy làm những điều sai trái nhưng chúng lại có đựơc sự thoả mãn nhanh
chóng và đầy đủ các nhu cầu lệch lạc của chúng. Và chính sự thoả mãn ấy đã dẫn
chúng ngày càng sa vào những thiếu sót và khuyết điểm, mặc dù trong thâm tâm
chúng vẫn lờ mờ cảm nhận thấy sự khơng bình thường trong phẩm chất đạo đức,
trong tính cách của mình và vẫn tìm cách che đậy những sai trái, khuyết điểm. Điều
đáng ngạc nhiên là, dù sai trái đến mức nào nhưng ngay ở trẻ vô đạo đức phi nhân

cách nhất, chúng vẫn có nhu cầu thanh minh, tự biện hộ cho mình.
Đối với việc học tập, trẻ khó dạy thường hay bỏ học, đi chơi lêu lổng, phá
phách, hoặc nếu có đến lớp thì cũng trong tình trạng, “nhân tại, tâm bất tại”, đầu óc
chúng khơng “để” vào việc học, và vì thế học kém chứ khơng phải vì năng lực trí
tuệ kém cỏi. Trong tâm thế, chúng lúc nào cũng thường trực để khẳng định và bảo
vệ cái tôi, nhằm thoả mãn mọi nhu cầu, hững thù khơng lành mạnh, chúng ln
ln, “vượt rào”, thốt khỏi mọi sự giáo dục và cứ thế mà trượt dài. Ngồi ra ở trẻ
khó dạy cịn bộc lộ qua suy nghĩ và các hành vi của chúng thiếu tính xu hướng xã
hội lành mạnh, sự khơng ổn định của tính cách - đây cũng là một trong những đặc
trưng khá nổi bật trong tính cách của chúng.
Một trong những tính cách đặc trưng của trẻ khó dạy cịn là thái độ bất chấp
mọi ảnh hưởng của giáo dục, coi thường hoặc phủ nhận các thầy cô giáo, các nhà
giáo dục. Nếu như nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ trở nên khó dạy là do gia đình
7


thì trước hết chúng ta sẽ biểu hiện coi thường cha mẹ, coi thường người lớn. Khi
đến trường nếu chúng cảm thấy bất mãn với sự bất công, lạnh nhạt của thầy cơ thì
biểu hiện và các “đặc điểm” ấy liên tục bị khoét sâu, “vết thương lòng” của trẻ càng
khó chữa trị và trẻ càng khó dạy thêm.
Bên cạnh những đặc điểm nêu trên thì tình trạng hay xung đột giữa trẻ khó
giáo dục với tập thể trẻ em và với nhà giáo dục cũng là nét nổi trội trong tính cách
của trẻ khó giáo dục. Với bè bạn, có thể chúng đối xử theo luật rừng, văng bậy,
chửi tục, thường xuyên gây gổ đánh nhau, tìm cách chia rẽ thành các “băng, đảng”,
lôi kéo các trẻ khác tham gua vào những hành vi sai trái. Nếu như không thành
công trong việc rủ rê, lôi kéo chúng sẵn sàng đưa anh em “cùng hội cùng thuyền”
đến để đánh đập, uy hiếp, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Đối với nhà giáo
dục, chúng thường xuyên chống đối, bàn tán, thố mạ, thậm chí là thách thức. Nếu
nhà giáo dục khơng bình tĩnh giải quyết sẽ càng đẩy trẻ lấn sâu vào con đường tội
lỗi.

Kết luận: Trên đây là một số biểu hiện của trẻ khó dạy mà tơi đã tìm hiểu và
quan sát được ở những học sinh cá biệt của trường THPT Đồng Gia – TP Hải
Dương và đó cũng chính là những biểu hiện chung của đại đa số trẻ khó dạy trong
nước Việt Nam và trên toàn thế giới.

8


CHƯƠNG III:
Ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó dạy tại trường THPT
Đồng Gia – TP Hải Dương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất hiện trẻ khó dạy nói chung và trẻ khó
dạy tại trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương nói riêng. Nhưng nhìn về góc độ
chung và theo các cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này từ trước đến nay cho phép
chúng ta phân tích khái quát và rút ra những nguyên nhân chính sau đây:
+ Nguyên nhân gia đình.
+ Nguyên nhân xã hội.
+ Nguyên nhân giáo dục.
+ Nguyên nhân tâm lý.
1. Nguyên nhân gia đình
Gia đình bao giờ cũng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi con
người, nhất là với trẻ em thì vai trị của gia đình càng khơng thể thay thế. Ngay từ
khi sinh ra trẻ đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường giáo dục trong gia đình.
Nếu như trẻ được sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ biết cách giáo dục con hợp
lý thì thường khi lớn lên chúng sẽ trở thành những đứa con ngoan ngỗn. Ngược lại
trong gia đình nếu trẻ không được cha mẹ quan tâm, chr bảo thường xuyên, đúng
cách thì chúng rất dễ trở thành những trẻ khó dạy.
Theo điều tra của một số giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Đồng
Gia – TP Hải Dương thì một số gia đình xuất hiện tình trạng trẻ đang ngoan ngỗn,
đột nhiên thay đổi tính nết và liên tục phản ững với mọi người một cách thô bạo,

9


hung hăng, đi sâu vào từng trường hợp có thể thấy trẻ bị áp chế, đè nén quá đáng.
Trẻ càng ngoan ngỗn phục tùng thì người lớn càng dễ nêu thêm yêu cầu, áp đặt uy
quyền đối với chúng. Do vậy dẫn đến việc trẻ chán nản, thất vọng và phản ứng lại
một cách quyết liệt. Vậy ở đây nguyên nhân chủ yếu là do người lớn lạm dụng,
cưỡng bức, áp đặt đối với chúng, khiến chúng trở nên khó bảo. Ngồi ra tính hung
hăng lại là do trẻ bắt chước khn mẫu của người lớn (vì chúng thấy nhiều khi “ba
gai” lại đựơc chiều chuộng, săn sóc, thậm chí được bao dung khen thưởng) nhiều
gia đình giáo dục trẻ theo kiểu “già đòn non nhẹ” thiếu nhất quán giữa lời dăn dạy
và có hành vi sai trái, thậm chí là cha mẹ có sự sa đoạ về nhân cách (uống rượu say
sưa tối ngày, lối sống lang chạ buông thả, lối thoá mạ, sỉ vả nhau trước mặt con
cháu, đĩ bợm, nghiện hút, cờ bạc, và có những hành vi mất nhân cách, phẩm giá…).
Tình trạng này nếu càng kéo dài thì càng để lại hậu quả nghiêm trọng, sâu sắc trong
tâm hồn và tình cảm của trẻ.
Đối với những trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, phó mặc, sống bơ vơ, thiếu tình thương
mến thì những thái độ hành vi xấu khơng phải vì sĩ diện hay tự ái mà chính là nhu
cầu tự vệ. Chúng khơng có nơi nương tựa, khơng ai săn sóc, sống theo “luật rừng”
thì mọi rủi ro, bất hạnh đến với chúng bất kỳ lúc nào. Do đó chúng có thể tơn trọng
u mến hay tin tưởng vào ai đó ở xung quanh. Nếu quan sát kỹ càng, ta sẽ thấy trẻ
thuộc loại này thường hay nơm nớp sợ hãi, nói năng ít “hung hăng” hơn trẻ khác
cùng loại.
Cũng có trẻ do sự nng chiều thái quá của các gia đình, các bậc cha mẹ làm
cho tính đỏng đảnh, thất thường, lệch lạc của trẻ phát triển. ở trẻ này, chúng chẳng
thấy rối loạn cảm xúc hay bất an gì cả nhưng chúng càng vịi vĩnh, càng u cầu thì
lại càng được thoả mãn, bởi vậy mà không ai dám động đến chúng. Chúng trở nên
hư dần vì ln coi mình là trên hết, địi gì được nấy. Nếu người lớn bị động, chạy
theo thái độ phản ứng của trẻ thì chúng sẽ càng trở nên quá quắt hơn. Bên cạnh đó
có trẻ lại bị cha mẹ rầy la, nhục mạng hết mức, ban đầu chúng sợ sệt, nếu việc đó

10


tái diễn nhiều lần, chúng trở nên lì lợm chịu đựng và khi qúa mức thì xuất hiện thái
độ hung hăng. Trẻ ý thức được thể nào là sự bất cơng mà nó phải chịu đựng để
chống lại sự đối xử của mọi người với thái độ “đối đầu”, “rối loạn”, để khẳng định
rằng tư cách, vị thế của nó không thấp kém như mọi người vẫn tưởng, vẫn áp đặt
cho chúng giúp trẻ loại này sửa chữa, phục thiện khơng dễ dàng vì chúng rất giàu
lịng tự ái, rất khó chấp nhận các điểm yếu của mình.
Bên cạnh đó cịn có những trẻ hung hăng, khó dạy chỉ vì chúng phải sống
trong một mơi tường gia đình ln lộn xộn, đổ vỡ và mọi người đối xử với nhau dữ
dằn, thơ bạo. Chúng khơng được giáo dục vì thế mà chẳng biết đối sử thế nào cho
hợp lý. Theo con mắt quan sát và trong nhận thức của chúng thì chúng hành động
chẳng có gì là sai trái, là hung hăng (vì ai cũng làm như vậy). Khi cần đưa vào
khn phép thì chúng phản ứng quyết liệt vì chúng cho rằng chính các tắc, nề nếp
của cuộc sống có văn hố mới là điều gây trở ngại cho “cuộc sống lành mạnh” mà
chúng đã quen thuộc như vậy.Thậm chí chúng cố tình gây gổ, phá phách, tiến tới dễ
bị đuổi học, trở thành trẻ đường phố, sống ngoài vịng kiểm sốt của gia đình và
nhà trường.
Như vậy, khơng thể phủ nhận được vai trò giáo dục của gia đình đối với con
cái. Gia đình khơng chỉ là cái nơi ni dưỡng thể chất mà cịn là cội nguồn tạo nên
tâm hồn, tính cách cho trẻ. Muốn khắc phục tình trạng trẻ khó dạy, nhất thiết phải
có sự giáo dục các em ngay từ trong gia đình bởi gia đình chính là ngun nhân sâu
sa làm xuất hiện tình trạng trên.
2. Nguyên nhân xã hội
Thật ra, dù từ nguyên nhân nào đi nữa thì suy cho cùng đều mang tính xã
hội, vậy ngun nhân xã hội có tính bao trùm tất cả các nguyên nhân khác. Nếu trẻ
sống trong một khu vực dân cư có nhiều tệ nạn xã hội, chúng phải thường xuyên
tiếp xúc với những đối tượng có tiền án, tiền sự thì chúng sẽ rất dễ bị tiêm nhiễm.
Ví dụ như trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương là một trường nằm trên địa bàn

11


của huyện Kim Thành – TP Hải Dương, đây là một địa bàn rất phức tạp, là điểm
nóng của tồn tỉnh, nơi đây tập trung rất nhiều đối tượng nghiện hút, trộm cắp,
buôn bán ma tuý, chúng thường xuyên dụ dỗ lôi kéo các trẻ em trong độ tuổi đến
trường làm những việc phi đạo đức nhằm tiếp tay che dấu cho chúng. Tình trạng
trên đã một phần lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rất nhiều học sinh trong
trường THPT Đồng Gia trở thành những trẻ khó dạy, có thể nói mơi trường xã hội
gần gũi nhất ln luôn để lại ấn tượng, ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với trẻ. Vậy
trách nhiệm trực tiếp không phải là đứa trẻ mà thuộc về các cơ quan xã hội, các tổ
chức đoàn thể, các cộng đồng dân cư đã không đấu trang ngăn chặn các tệ nạn, để
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, lối sống của trẻ, để buộc chúng phải sống
trong một môi trường phức tạp, phi đạo đức. Những vụ việc tham nhũng, những vụ
lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những tấm gương xấu làm đổ vỡ niềm tin của trẻ (dù
đó chỉ là một bộ phận nhỏ trẻ thái hoá). Chúng ta đẩy mạnh việc kết hợp giáo dục,
việc chỉnh đốn các phương tiện giáo dục xã hội, (báo chí, câu lạc bộ, các phương
tiện truyền thông,…), việc phát động phong trào chống tệ nạn xã hội…đều nhằm
lành mạnh hố mơi trường giáo dục, tạo điều kiện để trẻ tiếp thu các chuẩn mực xã
hội mà không bị rối nhiễu. Vậy là việc phòng ngừa các vi phạm luật pháp, chống
tội phạm, xây dựng gia đình văn hố, khơng ngừng xây dựng phong tục, tập quán
mới, xây dựng nề nếp, chất lượng giáo dục gia đình, nâng cao dân trí…đều trực
tiếp gắn liền với việc giáo dục theo phương hướng xã hội hố, đa dạng hố giáo
dục.
3. Ngun nhân tâm lý
Nếu khơng kịp thời giải quyết sự khơng phù hợp giữa trình độ phát triển của
trẻ với chuẩn mực được thiết kế trong mục tiêu giáo dục và khn phép của gia
đình cũng tạo ra các tiền đề làm xuất hiện hiên tượng trẻ khó giáo dục. Các khảo sát
trong và ngồi nước cho thấy 80% trẻ loại này là các trẻ em chạm tiến, thua kém
các bạn cùng lớp, cùng trang lứa về trí tuệ, về kĩ năng học tập, về tu dưỡng đạo

12


đức. Thế nhưng kinh nghiệm của chúng về cuộc sống đời thường lại sớm phát triển,
phong phú hơn trẻ bình thường. Đặc biệt là chúng thường có sức khoẻ hơn và ở đâu
chúng cũng muốn biểu lộ “sức mạnh”, “sự trưởng thành” của chúng. Do đó chúng
có những nhu cầu khơng bình thường, những hứng thú khơng lành mạnh, nhất là
chúng thường lựa chon lối sống khác người mà gia đình và nhà trường khơng sao
chịu được. Nếu như nhà trường trừng phạt trẻ bằng cách đuổi chúng ra khỏi lớp học
thì đó chỉ là một cách làm đơn giản, hiệu quả thấp. Nếu vấn đề không được giải
quyết triệt để sẽ vẫn ảnh hưởng đến việc giáo dục của trường. Gần đây, ở lớp 12B –
THPT Đồng Gia có hiện tượng một học sinh quậy phá, bị đuổi học nhưng vài ngày
sau đó học sinh này đã quay lại trả thù – Trường và gây rối, hành hung, sỉ nhục giáo
viên. tình trạng trên một phần là do tâm lí học sinh nhưng chủ yếu là do việc giáo
dục không đúng gây ra, nhất là khi các thầy cô, các nhà sư phạm đơn giản hóa vấn
đề hoặc vụng về khi áp dụng phương pháp giáo dục. Thái độ ban ơn, tịch thượng,
áp đặt hoặc kêu gọi tình thương không đúng chỗ (của cha mẹ, thầy cô) thường cho
kết quả trái ngược với ý đồ tốt đẹp của nhà giáo dục.
Nghiêm trọng hơn là sự trách phạt quá nghiêm khắc (thậm trí kỷ luật trẻ) do
định kiến, thành kiến của người giáo dục (nhắc lại mọi lỗi lầm của trẻ khi chúng
phạm sai lầm, kể lại tiểu sử đen tối của chúng: có khi ngẫu nhiên chúng vi phạm gì
đó lại bị quy chụp là cố ý, nếu khơng thừa nhân, khơng “thành khẩn” theo u cầu
thì sẽ bị xem là ngoan cố, lì lợm, xảo quyệt). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm
lý của trẻ, chúng thường hay tức giận, buông xuôi rồi lấn sâu vào con đường lầm
lỡ. Thật ra nếu được giải thích, thuyết phục với thái độ nghiêm túc nhưng khoan
dung, thông cảm, trẻ sẽ biết rõ mức sai lầm đã phạm. Ngược lại, nếu người lớn quá
khắt khe, xét nét sẽ chỉ làm chúng khó chịu mà tìm mọi cách chống đối.
Mặc dù không phải là nguyên nhân quyết định làm xuất hiện trẻ khó dạy
nhưng nguyên nhân tâm lý cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến tình
trạng này. Đê giảm bớt sự ảnh hưởng của nguyên nhân tâm lý, cha mẹ, nhà trường

13


phải có cách xử xự với những sai lầm của trẻ một cách khéo léo, thuyết phục, tránh
tình trạng trẻ cảm thấy ngột ngạt, bế tắc và lấn sâu thêm vào những việc không tốt.
4. Nguyên nhân giáo dục
Như ta đã biết khơng phải mọi trẻ em đều có khả năng học tập và những trẻ
em khác nhau. Trong cùng một mơi trường giáo dục, đơi khi cũng có trẻ tiếp thu rất
nhanh, có những trẻ tiếp thu chậm hơn hoặc có những trẻ hiểu vấn đề này rất nhanh
nhưng lĩnh vực khác lại rất chậm. Do vậy, yêu cầu đối với q trình giáo dục là
phải có phương pháp giảng dạy hợp lý, đặc biệt là phải có sự cá biệt hoá trong giáo
dục học sinh. Việc thiếu cá biệt hoá trong giáo dục sẽ dẫn đến kết quả là chỉ đa số
học sinh phát triển đúng với yêu cầu, cịn một số khác thì dễ có những biểu hiện
khơng giống số đơng. Dần dà nếu tình trạng này kéo dài, có thể sẽ sinh ra những
lệch lạc, những sai lầm ở một số trẻ.
Hiện nay, ở các trường đại học có một tình trạng hết sức phổ biến là các sinh
viên sư phạm chỉ chủ yếu được đào tạo về mặt tri thức mà thiếu sự trang bị đầy đủ
về tâm lý và giáo dục học, khi bước vào thực tế giảng dạy, sẽ có rất nhiều tinìh
huống không lường trước được xảy ra. Nếu giáo viên thiếu kinh nghiệm thì họ
thường hay giải quyết vấn đề bằng thói quen, bằng trực giác, bằng chủ quan duy ý
chí, bằng các phương pháp sai lầm, trái với quy luật giáo dục, tráu với quy luật phát
triển nhân cách. Ví dụ như khi trẻ mắc lỗi, giáo viên thiên về hình phạt nặng, có
thái độ thừo ở, lạnh nhạt trái với lịng tin và mong muốn của trẻ, có giáo viên lại
một mực bắt trẻ phải điều chỉnh ngay hành vi mà khơng cần giải thích lý do tại sao
làm trẻ hiểu sự việc một cách lờ mờ hoặc không nhận ra những lỗi lầm mà chúng
đã gây ra. Trong những trường hợp này, giáo viên đã lẫn lộn giữa tâm lý học tội
phạm với tâm lý học trẻ khó giáo dục. Mà ở đây nhất thiết phải có sự phân biệt rạch
rịi để tìm ra phương pháp giảng dạy đúng đắn. Sự non kém về sư phạm còn biểu
hiện ở chỗ: các thầy cơ ln tìm cách chứng minh việc mình làm là quan trọng
nhất, bất chấp sức lực và quỹ thưòi gian của trẻ, đua nhau nêu lên u cầu q

nặng, (thậm chí là vơ lý, phản sư phạm) bắt trẻ phải thực hiện khiến trẻ không sao
14


thực hiện nổi. Và trẻ thường xuyên bị chê trách, bị kỷ luật dù đã cố gắng hết sức để
thực hiện mà cũng không thể thành công. Thầy cô ra lệnh, cấm đốn càng nhiều thì
càng kích thích trí tị mò ở trẻ, và trẻ lại tiếp tục vi phạm. Thế là cái vịng luẩn quẩn
xuất hiện: Thầy cơ liên tục giao việc, nêu yêu cầu để tránh cho trẻ rơi vào tình trạng
“nhàn cư” nhưng trẻ liên tục vi phạm các yêu cầu, bị khiển trách liên miên vì mắc
hết khuyết điểm này lại đến sai phạm khác. hệ quả là chúng chán nản, mệt mỏi,
phản ứng lại giáo viên theo nhiều cách. Chúng càng phản ứng thì các nhà sư phạm
non tay lại càng ra sức khẳng định uy quyền (mà đáng lẽ ra phải thông cảm, đối
thoại với trẻ), dùng kỷ luật và bạo lực để ép chúng vào khuôn phép, vậy là mọi sự
giáo dục đều trở nên vô tác dụng.
Một bộ phận giáo viên, nhà giáo dục khác lại có những hành vi, những thái
độ, thiếu gương mẫu bộc lộ trước học sinh. Có giáo viên lên lớp trong tình trạng
say xỉn, ăn mặc thiếu gọn gàng, sinh hoạt bừa bãi, luộm thuộm, …thậm chí có
người cịn văng tục cãi lộn, đánh nhau với người khác trước mặt học sinh. Điều này
gây sụp đổ hình ảnh mẫu mực của nhà giáo trong mắt con trẻ. Nguy hiểm hơn là có
thể chúng bắt chước, làm theo những hành vi thiếu chuẩn mực đó và dần dẫn tới hư
hỏng, khó dạy.
Ngồi ra, do khơng hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh, nhiều nhà giáo có thái
độ thơ bạo, ác cảm với trẻ khó dạy. Thái độ quá tự tin về tài năng giáo dục của giáo
viên cũng tạo nên tình trạng thiếu thống nhất trong phương pháp dạy học và rèn
luyện đạo đức, làm lung lay niềm tin của học sinh đối với nàh giáo dục. Hiện tượng
đó cũng giống hệt như cảnh gia đình lộn xộn (trống đánh xuôi, kèn thổi ngược), đổ
vỡ, trẻ bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm săn sóc, thiếu tình thương và dần thoát ly khỏi
ảnh hưởng giáo ục cần thiết. Một khi đã thoát ly khỏi ảnh hưởng của giáo dục thì
nếp sống đường phố sẽ nhanh chóng thâm nhập vào đầu óc trẻ và tăng dần ảnh
hưởng xấu đối với sự phát triển của chúng.

Kết luận:
Tóm lại, việc nghiên cứu phát hiện đúng nguyên nhân khó dạy ở trẻ là vô
cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn đối với gai
15


đình, xã hội. Có tìm được ra ngun nhân làm xuất hiện tình trạng trên thì mới có
thể đưa ra được các phương pháp giảng dạy các em cho phù hợp và hiệu quả. Trên
đây là 4 nguyên nhân cơ bản, cốt lõi nhất (dẫn đến tình trạng học sinh khó dạy ở
trường THPT Đồng Gia – TP Hải Dương) mà tôi đã rút ra được từ quan sát thực tế
và từ các ý kiến của ban giám hiệu cùng tập thể các thầy cô giáo trong trường. Mặc
dù các nguyên nhân trên chỉ được rút ra từ việc quan sát trẻ khó dạy ở một trường
điển hình trên tồn quốc nhưng khái qt lại đó cũng chính là ngun nhân gây ra
hiện tượng trẻ khó dạy nói chung. Dù có sống và học tập ở đâu thì các em cũng đều
bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính tác động lên là gia đình, nhà trường, xã hội.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Từ kết quả tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ khó dạy, tơi
có một số kết luận như sau:
Hiện tượng học sinh cá biệt chưa hẳn là do di truyền mà chủ yếu là do giáo
dục của gia đình, nhà trường và xã hội gây nên.
Khơng có trẻ hư khơng thể giáo dục được mà trong thực tế chỉ có sự giáo dục
tồi, tổ chức khơng đúng đắn, phương pháp giáo dục sai lầm, thái độ lạnh nhạt, thờ
ơ, ngại khó của nhà giáo dục và nhất là thái độ vô trách nhiệm của một số bậc cha
mẹ.
Vấn đề giáo dục trẻ khó dạy đã và đang là một vấn đề cấp thiết và nhạy cảm
đối với nhà trường cũng như xã hội, nhất là đối với nhà trường phổ thơng.
Hiện tượng trẻ khó dạy ở nhiều mức độ khác nhau, thường là chưa đến mức
nghiêm trọng nhưng cũng cần quan tâm bởi vì học lực cũng như đạo đức, nhân
cách của các em đều yếu.
Nên xem sự tiến bộ của học sinh cá biệt là tiêu chuẩn đánh giá trình độ của

giáo vien, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Sự đánh giá giáo dục chỉ có thể đóng vai trị
chủ đạo khi biết kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng của giáo dục.

16


Để có sự tiến bộ ở các em rất cần có sự quan tâm và giáo dục của nhà trường,
giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy ở lớp. Bên
cạnh đó, cịn có sự quan tâm, có sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè tránh xa lánh, cô
lập các em. Đặc biệt khi về nhà, gia đình cần có biện pháp “sư phạm”, tìm cách gần
gũi, thấu hiểu tâm tư, tình cảm và mong muốn của các em, thường xuyên quan tâm
đến việc học tập, khích lệ động viên khi thấy các em có biểu hiện tiến bộ hơn.
Đối với xã hội, cần lập ra các cơ sở tư vấn, định hướng tình cảm và hành
động cho các em phân tích phải trái để các em nhận thức được những hành vi, hành
động xấu của mình. Khơng nên đưa các em ra sức tập thể để phê bình, cảnh cáo nếu
sai phạm của các em chưa đến mức độ nghiêm trọng.
Cuối cùng tôi mong rằng, qua những ý kiến của mình trong bài viết này tơi
sẽ tìm được sự đồng tình ủng hộ của bạn đọc để chúng ta có thể cùng nhau tìm ra
những biện pháp giáo dục trẻ khó dạy một cách hiệu quả, hợp lý nhất có giải quyết
được tình trạng trên, nước nhà mới có cơ hội “sánh vai cùng các cường quốc năm
châu” như Hồ Chủ Tịch luôn mong đợi.

17


MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Phạm Minh Hùng và Hoàng Văn Chiêng, giáo dục học I
+ Thái Văn Thành và Chu Thị Lục, giáo dục học II
+ Chu Trọng Tuấn và Hoàng Trung Chiến, giáo dục học III
+ www.hocmai.vn


18



×