Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM và bài tập ôn THI tư PHÁP QUỐC tế 2 có lời GIẢI CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.51 KB, 15 trang )

TƯ PHÁP QUỐC TẾ 2
* Nội dung lưu ý:
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 là khác
nhau
- Luật Dân sự 2015, khơng cịn khơng cịn sử dụng tiêu chí nơi
thực hiện hợp đồng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng khi các
bên khơng có thỏa thuận luật áp dụng như Luật Dân sự 2005, mà
thay vào đó là tiêu chí “mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng”
vì vậy ở câu 7 nhận định ở 3 trường hợp là giống nhau mặc dù nơi ký
hợp đồng và nơi thực hiện hợp đồng ở từng trường hợp có khác nhau.
1. Phân tích vai trị của hệ thuộc Luật nơi có vật dùng để
giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp
quốc tế.
* Khái niệm: Luật nơi có tài sản là một kiểu hệ thuộc luật cơ
bản, là nguyên tắc áp dụng pháp luật liên quan đến tài sản trong tư
pháp quốc tế. Tài sản nằm ở đâu thì áp dụng luật ở nơi đó để giải
quyết
Có thể hiểu đơn giản là: vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước
nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó.
Hệ thuộc luật này được áp dụng phổ biến trong việc giải quyết
các tranh chấp về quyền sở hữu (QSH) và quyền khác đối với tài sản
ở mỗi quốc gia, cụ thể: để giải quyết xung đột pháp luật về QSH và
quyền khác đối với tài sản, tư pháp quốc tế của hầu hết các nước
đều áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản: như Điều 99 Đạo luật về Tư
pháp quốc tế năm 1982 của Thụy Sĩ; Điều 13 Luật chung về luật áp
dụng năm 2006 của Nhật Bản; Điều 36, Điều 37 Luật về luật áp dụng
với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài năm 2010 của Trung Quốc;
Điều 19 Đạo luật về Tư pháp quốc tế năm 2011 của Hàn Quốc; Điều
41 Đạo luật về Tư pháp quốc tế năm 2011 của Séc; Điều 69 Đạo luật
về Tư pháp quốc tế năm 2012 của Séc. Pháp luật Việt Nam cũng
khơng nằm ngồi ngoại lệ đó. Các Bộ luật dân sự của VN từ trước


đến nay đều thống nhất xác định QSH (và từ Bộ luật Dân sự năm
2015 là cả các quyền khác đối với tài sản) sẽ chịu sự điều chỉnh của
pháp luật của nước nơi có tài sản đó. Điều này là phù hợp với cả lý
luận và thông lệ quốc tế khi giải quyết xung đột pháp luật về QSH và
quyền khác đối với tài sản. Căn cứ của hệ thuộc luật nơi có tài sản có
thể được kể đến như:
- Nơi tồn tại của tài sản là nơi bất kỳ ai cũng có thể xác định
được một cách dễ dàng, do đó sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo đảm
hiệu lực đối kháng với người thứ ba và sự ổn định của giao dịch;
- Quan hệ QSH và quyền khác đối với tài sản là quan hệ pháp lý
liên quan trực tiếp đến việc chi phối, sử dụng tài sản nên việc xác
định nội dung của các quyền này đương nhiên được cho là cần phù
hợp với pháp luật nước nơi có tài sản đó;
- Nếu áp dụng hệ thuộc luật của nước nào đó khơng phải nơi có
tài sản thì sẽ dẫn đến luật của nước này áp dụng cho tài sản nằm ở


nước khác, mà nếu tài sản cần phải đăng ký thì sẽ gây ra rất nhiều
khó khăn, vướng mắc;
- Tài sản, nhất là bất động sản nằm ở nước nào thì sẽ liên quan
đến các lợi ích, kể cả lợi ích cơng cộng ở nước đó nên việc áp dụng
luật nơi có tài sản vừa dễ xác định vừa đảm bảo sự hợp lý trong mối
quan hệ lợi ích của các đương sự và lợi ích nhà nước có liên quan.
* Vai trị của hệ thuộc luật nơi có tài sản trong việc giải
quyết xung đột pháp luật liên quan đến quyền sở hữu có yếu
tố nước ngồi trong tư pháp quốc tế hiện nay:
Như đã phân tích ở trên, pháp luật các nơi đều quy định luật nơi
có tài sản được áp dụng nhằm điều chỉnh điều kiện phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu. Trường hợp tài sản được xác lập hợp
pháp trên cơ sở pháp luật của 01 nước sau đó được dịch chuyển sang

lãnh thổ của một nước khác thì quyền sở hữu đối với chủ sở hữu đối
với tài sản đó được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung
của quyền sở hữu phải do pháp luật của nước sở tại quy định.
Ví dụ: Ơng B người Campuchia, trong q trình sinh sống và làm
ăn ở Campuchia ông mua được 01 chiếc xe hơi Camry trị giá 2 tỷ,
sau đó ơng đăng ký và được cấp phép để thành lập 01 công ty ở Việt
Nam nên đã làm các thủ tục để mang chiếc xe này vào Việt Nam. Khi
đó pháp luật VN thừa nhận quyền sở hữu của ông với chiếc xe hơi
này và nội dung của quyền sở hữu này phải do pháp luật của VN quy
định (mà cụ thể hiện nay là Luật Dân sự 2015).
Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết
xung đột pháp luật về định danh tài sản. Trong một số hệ thống pháp
luật, luật áp dụng đối với động sản khác với bất động sản. Do vậy
cần phải xác định được hệ thống pháp luật được sử dụng để định
danh. Hiện nay, hầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có
thể di dời của tài sản để định danh là động sản hay bất động sản.
Tuy nhiên vẫn có những khác biệt nhất định. Cụ thể: Pháp luật của
nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản (BĐS)
gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ
thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể
hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là
“khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm bất động sản và động sản”.
Hầu hết các nước đều coi BĐS là đất đai và những tài sản có liên
quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí
địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hoà Pháp, Điều 86
Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang
Nga, Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hoà Liên bang Đức…). Tuy nhiên,
Nga quy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ khơng phải là
đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý bởi đất đai nói chung
là bộ phận của lãnh thổ, khơng thể là đối tượng của giao dịch dân

sự…
* Ý nghĩa: (phần này nếu khơng kịp thời gian thì khơng
cần ghi các ý phân tích)


- Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng với quốc gia nơi có tài
sản đang thực tế tồn tại: bảo vệ quyền tài phán của quốc gia đối với
mọi cá nhân sinh sống, hoạt động trên lãnh thổ quốc gia, cũng như
tài sản trên quốc gia đó. Trong trường hợp tài sản là bất động sản thì
việc áp dụng hệ thống pháp luật quốc gia nơi có bất động sản đó là
việc làm cần thiết. Vì theo Cơng ước Liên Hợp quốc năm 1945 thì :
lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của
một quốc gia xác định gồm có : vùng đất, vùng nước, vùng trời và
vùng lòng đất. Với cách định nghĩa này thì quốc gia có quyền định
đoạt đối với tài ngun thiên nhiên trên lãnh thổ của mình. Chính vì
vậy tài ngun đất đai giữ vai trị hết sức quan trọng để xác định
lãnh thổ quốc gia, việc định đoạt, chiếm hữu, sử dụng đất đai có vai
trị sống cịn với một quốc gia vì vậy khơng thể đem pháp luật ở một
quốc gia khác áp dụng với một phần lãnh thổ của quốc gia mình,
điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy
ngun tắc này thể hiện sự tơn trọng và góp phần bảo vệ quyền tài
phán, quyền chủ quyền của quốc gia nơi có vật.
- Nguyên tắc này góp phần giúp đỡ các cơ quan trên quốc gia sở
tại có điều kiện giải quyết các tranh chấp có liên quan đến tài sản
trên quốc gia mình một cách dễ dàng hơn khi có tranh chấp dân sự
có yếu tố nước ngồi xảy ra : ví dụ : Cơng dân Campuchia và cơng
dân Lào tranh chấp tài sản thừa kế tại Việt Nam. Trong trường hợp
này họ có thể thỏa thuận dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật của 01
nước khác như Singapo để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên sẽ thuận
lợi hơn rất nhiều cho các cơ quan chức năng khi hệ thống pháp luật

của Việt Nam được áp dụng để giải quyết.
- Nguyên tắc này còn thuận lợi cho chủ sở hữu thực hiện các
giao dịch, các quyền của mình đối với tài sản, đồng thời bảo vệ
quyền, lợi ích của họ đối với tài sản : do pháp luật dân sự ở mỗi quốc
gia có sự khác nhau, nên việc áp dụng hệ thống pháp luật nào thuận
tiện, dễ dàng nhất cho chủ sở hữu tài sản cũng là vế đề cần được
quan tâm.
2. Anh A (19 tuổi), có bố là người Mỹ, mẹ là người Nga,
sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Năm 18 tuổi A sang định cư và làm
việc tại Nga. Cùng năm, anh A sang thăm Việt Nam và gặp
chị B (19 tuổi), quốc tịch Việt Nam. A và B muốn kết hôn với
nhau tại Việt Nam.
- A và B có thể kết hơn với nhau hay không (với độ tuổi
trên)?
Trong trường hợp trên anh A và chị B chưa đủ điều kiện để kết
hôn ở Việt Nam. Mặc dù A đã 19 tuổi đủ tuổi kết hôn theo quy định
của luật pháp Mỹ (tuổi kết hôn ở Mỹ tối thiểu là 18 tuổi) và chị B 19
tuổi đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam (theo
quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 nữ từ đủ 18 tuổi,
nam từ đủ 20 tuổi). Tuy nhiên, trong trường hợp này, A và B muốn
kết hơn ở Việt Nam thì bên cạnh việc mỗi bên phải tuân thủ theo
pháp luật của nước mình cịn phải tn thủ theo quy định của pháp
luật VN về điều kiện kết hôn: Tại điều 126 luật hơn nhân gia đình


2014 quy định về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi: " trong
việc kết hơn giữa cơng dân việt nam với người nước ngoài, mỗi bên
phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiệ kết hôn, nếu
việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
thì người nước ngồi cịn phải tuân theo quy định của luật này về

điều kiện kết hôn". Ở đây A mới 19 tuổi mà theo luật hơn nhân và
gia đình Việt Nam 2014 thì A chưa đủ tuổi để kết hôn. Như vậy trong
trường hợp này A và B không thể kết hôn với nhau.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và Luật áp dụng cho
trường hợp trên là luật nào? Tại sao?
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi chị B đăng ký cư trú. Luật áp dụng cho trường hợp này là
Luật Hộ tịch năm 2014, có hiệu lực từ 01/01/2016 (thay vì quy định
trước đây là UBND cấp tỉnh tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn
thi hành Luật Hơn nhân gia đình). Vì tại Khoản 1, Điều 37, Luật Hộ
tịch 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công
dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam cư trú ở trong nước với
công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi; giữa cơng dân Việt Nam
định cư ở nước ngồi với nhau; giữa cơng dân Việt Nam đồng thời có
quốc tịch nước ngồi với cơng dân Việt Nam hoặc với người nước
ngồi”.
3. Hãy trình bày cơ sở để xác định thẩm quyền của Toà án
Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
* Như thế nào là “Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi”:
- Có thể hiểu đơn giản: Vụ việc dân sự = Vụ án dân sự +
Việc
dân
sự
Trong đó: + Vụ án dân sự là: về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động,…
+ Việc dân sự là: các yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về
yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động,… (ví dụ như: tuyên bố một người chết, mất tích,…)
+ “Yếu tố nước ngoài” (YTNN) trong vụ việc dân sự được quy

định tại khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS
2015). Theo đó, Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân
sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngồi;
+ Các bên tham gia đều là cơng dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ
đó xảy ra tại nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
* Cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong
giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Thẩm quyền chung:


Một vụ việc dân sự có YTNN được xác định thuộc thẩm quyền
chung của Tòa án của một quốc gia khi vụ việc đó có bất kỳ một
“yếu tố liên quan” hay “mối liên hệ mật thiết” đến quốc gia đó.
Đặc điểm của loại thẩm quyền chung là: một vụ việc dân sự có
YTNN thuộc thẩm quyền chung của Tịa án Việt Nam thì cũng có thể
thuộc thẩm quyền của Tịa án nước ngồi liên quan.
Thẩm quyền chung của Tịa án Việt Nam trong giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 469 BLTTDS
2015. Theo đó, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
+ Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt
Nam;
+ Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn
là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam đối
với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng

đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
+ Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt
Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài tại Việt Nam;
+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài
sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh
thổ Việt Nam;
+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc
có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
- Thẩm quyền riêng biệt:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa thẩm quyền riêng biệt và thẩm
quyền chung thể hiện qua việc:
+ Đối với thẩm quyền chung: Tòa án Việt Nam có thể có thẩm
quyền, tịa án quốc gia nước ngồi cũng thể có thẩm quyền.
+ Đối với thẩm quyền riêng biệt: Đây là sự tuyên bố của
pháp luật Việt Nam về các vụ việc dân sự có YTNN mà chỉ có Tịa án
Việt nam mới có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 470 thì những vụ việc dân sự có YTNN
sau đây sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
- Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi:
+ Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất
động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với cơng dân nước
ngồi hoặc người khơng quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam;



+ Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt
Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên
đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
- Những việc dân sự có yếu tố nước ngồi:
+ Các u cầu khơng có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp
luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này (tức những vụ án dân sự
có YTNN thuộc thẩm quyền riêng biệt mình vừa nêu trên).
+ Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ
Việt Nam;
+ Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngồi cư trú tại
Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến
việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ
trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác;
+ Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên
bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh
thổ Việt Nam;
+ Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vơ chủ, công
nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ
trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Những thẩm quyền sau đây Tồ án Việt Nam có thẩm
quyền hay khơng? Trình bày cơ sở pháp lý:
a. Cơng ty A quốc tịch Pháp kiện công ty B quốc tịch Pháp
có văn phịng đại diện tại Việt Nam.
Trước hết, do đây là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 (BLTTDS 2015): ”Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá

nhân, cơ quan, tổ chức nước ngồi”. Trường hợp này cơng ty A là
cơng ty người nước ngồi kiện cơng ty B là cơng ty nước ngồi có
văn phịng đại diện tại VN.
Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 469 BLTTDS
2015. Theo đó, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp: “Bị đơn là cơ
quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ
việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của
cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam”.
Như vậy đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi và bị đơn là
cơng ty B (của Pháp) có văn phịng đại diện tại VN. Vì vậy, nếu vụ
kiện này có liên quan đến hoạt động của văn phịng đại diện của
cơng ty B tại Việt Nam thì căn cứ các quy định pháp lý trên Tịa án
VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
b. A quốc tịch Pháp cư trú và làm ăn sinh sống tại Việt
Nam kiện công ty B quốc tịch Pháp.


Trường hợp này Tịa án VN có thẩm quyền. Trước hết, do đây là
một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại điểm a,
khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015): ”Có ít
nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngoài”. (Ở đây là công ty B-Pháp)
Căn cứ quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 469 BLTTDS
2015. Theo đó, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp: “Vụ việc về quan
hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi

cư trú tại Việt Nam”.Trong trường hợp này A mặc dù có quốc tịch
Pháp nhưng hiện đang cư trú và làm ăn, sinh sống tại VN nên thuộc
vào quy định trên.
Như vậy đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi và vụ việc
này liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân A quốc tịch Pháp
đang cư trú, làm ăn sinh sống ở VN vì vậy, căn cứ các quy định pháp
lý trên Tịa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
c. A có quốc tịch Pháp có tài sản tại Việt Nam kiện cơng
ty B quốc tịch Pháp có chi nhánh tại Việt Nam.
Trước hết do đây là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
được quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 (BLTTDS 2015): ”Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá
nhân, cơ quan, tổ chức nước ngồi”. Trường hợp này A là người nước
ngồi và cơng ty B là cơng ty nước ngồi có chi nhánh tại VN.
Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 469 BLTTDS
2015. Theo đó, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp: “Bị đơn là cơ
quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ
việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của
cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam”.
Như vậy đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi và bị đơn là
cơng ty B (của Pháp) có chi nhánh tại VN và nguyên đơn là cá nhân A
quốc tịch Pháp có tài sản tại VN. Vì vậy, nếu vụ kiện này có liên quan
đến hoạt động của chi nhánh của cơng ty B tại Việt Nam thì căn cứ
các quy định pháp lý trên Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ
việc này.
5. A là cơng dân Hoa Kỳ thường trú tại Việt Nam. A có tài
sản bao gồm nhà ở tại Việt Nam, tiền mặt tại Pháp, ơ tơ tại
Anh, ngồi ra A cịn có một số cổ phiếu đầu tư tại Việt Nam.

Trong một chuyến đi công tác tại Hoa Kỳ, A mất trong một tai
nạn giao thông mà không kịp để lại di chúc.
a. Hãy xác định Tồ án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết vụ, việc trên hay không?
Trước tiên khẳng định Tịa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ
việc này bởi vì: Căn cứ khoản 2, điều 464 Bộ Luật Tố tụng Dân sự


năm 2015 thì đây là một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi (do A
là cơng dân Hoa Kỳ thường trú tại VN). Căn cứ điểm đ, điểm e, khoản
1, điều 469 thì Tịa án VN có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp:
“đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài
sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam; (cụ thể trong trường hợp này là nhà ở của
A tại VN)
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan
đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt
Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.” (cụ thể trong
trường hợp này là quyền lợi và nghĩa vụ của A với tư cách là cá nhân
có nơi cư trú tại Việt nam)
Như vậy căn cứ các quy định trên Tịa án VN có thẩm quyền giải
quyết vụ việc này.
b. Giả sử Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, hãy
giải quyết vấn đề thừa kế trên đối với di sản, biết rằng A chỉ
có vợ và con hiện đang là cơng dân Hoa Kỳ là những người
thân duy nhất, nhưng tất cả đều từ chối nhận di sản thừa kế.
Trong trường hợp này, A không lập di chúc trước khi mất và A

chỉ có vợ và con hiện đang là cơng dân Hoa Kỳ là những người thân
duy nhất nhưng tất cả đều từ chối nhận di sản thừa kế. Tức là khơng
có người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật trong trường hợp
này. Bên cạnh đó, giữa Việt Nam và Mỹ cũng khơng có Hiệp định
tương trợ tư pháp. Căn cứ Điều 680, Luật Dân sự 2015 thì:
“1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người
để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, trong trường hợp này: đối với tài sản là động sản gồm:
tiền mặt tại Pháp, ô tô tại Anh, cổ phiếu tại Việt Nam được xác định
theo Pháp luật Hoa Kỳ do A có quốc tịch Hoa Kỳ trước khi mất.
Tài sản là bất động sản: nhà ở tại Việt Nam thì được xác định
theo pháp luật Việt Nam. Và trong trường hợp này A khơng có người
thừa kế theo di chúc và theo pháp luật nên căn cứ vào Điều 622,
Luật Dân sự 2015 về tài sản khơng có người nhận thừa kế thì
“Trường hợp khơng có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật
hoặc có nhưng khơng được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản
thì tài sản cịn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà khơng
có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như vậy tài sản bất động
sản (Nhà ở của A tại Việt Nam) sẽ thuộc thừa kế của Nhà nước Việt
Nam.
6. Hãy trình bày cơ sở để giải quyết xung đột pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng theo tư
pháp quốc tế Việt Nam.


Về mặt lý luận và thực tiễn, bất kỳ xung đột pháp luật nào cũng
phải được giải quyết một cách triệt để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của các bên tham gia, thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế,

thương mại phát triển. Hiện nay xung đột pháp luật được giải quyết
bằng 02 phương pháp là phương pháp thực chất và phương pháp
xung đột.
Phương pháp thực chất: sử dụng hệ thống các quy phạm thực
chất chủ yếu trong các điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
Phương pháp xung đột: sử dụng hệ thống các quy phạm xung
đột chứa đựng chủ yếu trong pháp luật quốc gia và các điều ước
quốc tế.
Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động bổ sung cho
nhau để giải quyết các quan hệ tư pháp quốc tế. Bên cạnh 02
phương pháp này, ở Việt Nam còn ghi nhận một phương pháp thứ 3
là: áp dụng tập quán quốc tế hoặc pháp luật điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội tương tự.
Để giải quyết xung đột pháp luật cần dựa vào một số hệ thuộc
cơ bản. Việc giải quyết xung đột pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng theo tư pháp quốc tế Việt Nam dựa trên các
hệ thuộc sau:
- Luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn: được hiểu pháp luật
áp dụng cho quan hệ hợp đồng là pháp luật do các bên chủ thể hợp
đồng thỏa thuận lựa chọn. Theo hệ thuộc này, các bên tham gia hợp
đồng được tự do thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật mà họ cho
là hợp lý để giải quyết quan hệ hợp đồng. Hệ thuộc này hoàn toàn
dựa trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp
đồng. Luật được lựa chọn có thể là pháp luật quốc gia của các bên
tham gia hợp đồng, của nước thứ ba hoặc điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế có liên quan.
- Luật nơi thực hiện hành vi: được hiểu là hành vi do các bên
thực hiện ở đâu thì áp dụng luật nước đó để điều chỉnh quan hệ pháp
luật phát sinh. Tuy nhiên cần biết rằng khái niệm nơi thực hiện hành
vi rất rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Về cơ bản có những

cách hiểu sau đây:
+ Luật nơi ký kết hợp đồng: được hiểu pháp luật điều chỉnh quan
hệ hợp đồng là luật của nước nơi ký kết hợp đồng. Đây cũng là một
hệ thuộc được áp dụng phổ biến để xác định luật áp dụng điều chỉnh
quan hệ hợp đồng bên cạnh hệ thuộc Luật do các bên ký kết hợp
đồng lựa chọn (ở VN luật nơi ký kết hợp đồng chủ yếu được sử dụng
để giải quyết vấn đề về hình thức của hợp đồng; một số nước vẫn có
mở rộng phạm vi áp dụng đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng).
+ Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: được hiểu pháp luật được áp dụng
là pháp luật nơi nghĩa vụ được thực hiện. Hệ thuộc luật này có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp về việc
thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng.


+ Luật nơi thực hiện hành động: là một biến dạng rất cụ thể của
luật nơi thực hiện hành vi.
- Luật nước người bán: được hiểu pháp luật áp dụng là pháp luật
của nước người bán nếu bên mua và bên bán khơng có thỏa thuận
nào khác. Đây là hệ thuộc có tính truyền thống trong thương mại
quốc tế và nó được hình thành như là một tập qn.
- Luật tiền tệ: hệ thuộc này được hiểu là khi ký kết hợp đồng các
bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định. Do đó
các vấn đề liên quan đến tiền tệ đó được giải quyết theo luật pháp
của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó (hệ thuộc này rất ít
được sử dụng, chủ yếu ở Đức và Áo).
Như vậy để giải quyết các xung đột pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng theo tư pháp quốc tế Việt Nam dựa
trên cơ sở các hệ thuộc để giải quyết xung đột pháp luật được tư
pháp quốc tế và các quốc gia thừa nhận rộng rãi.

7. Những trường hợp nào sau đây pháp luật Việt Nam có
thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ
của các bên trong hợp đồng? Vì sao?
a. Cơng ty A quốc tịch Việt Nam ký hợp đồng bán tài sản
với công ty B quốc tịch Pháp có văn phịng đại diện tại Việt
Nam, hợp đồng được ký tại Pháp và thực hiện tại Việt Nam
Trước tiên cần xác định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi.
* Về Pháp luật áp dụng trong trường hợp này:
Căn cứ khoản 1, điều 683, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “các
bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và
6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp
dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng
đó được áp dụng”.
Trước tiên, để xác định pháp luật VN có được áp dụng để giải
quyết vụ việc này hay không cần dựa vào thoả thuận của các bên
trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng lựa chọn pháp luật ở một
quốc gia khác để giải quyết tranh chấp thì pháp luật VN không được
áp dụng để giải quyết.
Trong trường hợp này hợp đồng khơng có thoả thuận về pháp
luật áp dụng: Bộ luật dân sự 2015 khơng cịn sử dụng tiêu chí nơi
thực hiện hợp đồng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng khi các
bên khơng có thỏa thuận luật áp dụng, mà thay vào đó là tiêu chí
“mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng”. Căn cứ vào khoản 1, điều
683, Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn
bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng: Đây là hợp đồng mua bán tài
sản vì vậy căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 683, Bộ Luật tố tụng dân
sự 2015 thì pháp luật của nước nơi người bán cư trú đối với cá nhân
hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân được áp dụng. Trong trường

hợp tài sản này là bất động sản thì căn cứ khoản 4, điều 683, Bộ Luật
tố tụng dân sự 2015 thì pháp luật của nước nơi có bất động sản được


áp dụng. Ở đây công ty A của VN là công ty bán tài sản như vậy
pháp luật VN được áp dụng trong trường hợp này.
b. Công ty A quốc tịch Việt Nam ký hợp đồng bán tài sản
với công ty B quốc tịch Pháp có văn phịng đại diện tại Việt
Nam và ký hợp đồng tại Việt Nam và thực hiện tại Pháp.
Trước tiên cần xác định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi.
* Về Pháp luật áp dụng trong trường hợp này:
Căn cứ khoản 1, điều 683, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “các
bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và
6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp
dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng
đó được áp dụng”.
Trước tiên, để xác định pháp luật VN có được áp dụng để giải
quyết vụ việc này hay không cần dựa vào thoả thuận của các bên
trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng lựa chọn pháp luật ở một
quốc gia khác để giải quyết tranh chấp thì pháp luật VN không được
áp dụng để giải quyết.
Trong trường hợp này hợp đồng khơng có thoả thuận về pháp
luật áp dụng: Bộ luật dân sự 2015 khơng cịn sử dụng tiêu chí nơi
thực hiện hợp đồng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng khi các
bên khơng có thỏa thuận luật áp dụng, mà thay vào đó là tiêu chí
“mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng”. Căn cứ vào khoản 1, điều
683, Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn
bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng: Đây là hợp đồng mua bán tài

sản vì vậy căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 683, Bộ Luật tố tụng dân
sự 2015 thì pháp luật của nước nơi người bán cư trú đối với cá nhân
hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân được áp dụng. Trong trường
hợp tài sản này là bất động sản thì căn cứ khoản 4, điều 683, Bộ Luật
tố tụng dân sự 2015 thì pháp luật của nước nơi có bất động sản được
áp dụng. Ở đây công ty A của VN là công ty bán tài sản như vậy
pháp luật VN được áp dụng trong trường hợp này.
c. Công ty A quốc tịch Việt Nam ký hợp đồng bán tài sản
với công ty B quốc tịch Pháp có văn phịng đại diện tại Việt
Nam, hợp đồng được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Pháp.
Trước tiên cần xác định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi.
* Về Pháp luật áp dụng trong trường hợp này:
Căn cứ khoản 1, điều 683, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “các
bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và
6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về pháp luật áp
dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng
đó được áp dụng”.


Trước tiên, để xác định pháp luật VN có được áp dụng để giải
quyết vụ việc này hay không cần dựa vào thoả thuận của các bên
trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng lựa chọn pháp luật ở một
quốc gia khác để giải quyết tranh chấp thì pháp luật VN không được
áp dụng để giải quyết.
Trong trường hợp này hợp đồng khơng có thoả thuận về pháp
luật áp dụng: Bộ luật dân sự 2015 khơng cịn sử dụng tiêu chí nơi
thực hiện hợp đồng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng khi các
bên khơng có thỏa thuận luật áp dụng, mà thay vào đó là tiêu chí

“mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng”. Căn cứ vào khoản 1, điều
683, Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp luật của nước có mối quan hệ gắn
bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng: Đây là hợp đồng mua bán tài
sản vì vậy căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 683, Bộ Luật tố tụng dân
sự 2015 thì pháp luật của nước nơi người bán cư trú đối với cá nhân
hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân được áp dụng. Trong trường
hợp tài sản này là bất động sản thì căn cứ khoản 4, điều 683, Bộ Luật
tố tụng dân sự 2015 thì pháp luật của nước nơi có bất động sản được
áp dụng. Ở đây công ty A của VN là công ty bán tài sản như vậy
pháp luật VN được áp dụng trong trường hợp này.
8. Ơng Minh và bà Nữ kết hơn năm 1976. Năm 1986 hai
người vượt biên sang Campuchia. Khi qua biên giới giữa
Campuchia và Thái Lan thì pơnpot phát hiện và bà Nữ bị bắn
chết, nay ông Minh sống ở Mỹ yêu cầu tuyên bố bà Nữ chết.
Qua điều tra các chứng cứ có liên quan và sau khi thực hiện
việc thông báo nhắn tin cùng xác minh lời khai của bà Cẩm,
Toà án tỉnh Trà Vinh (nơi cư trú cuối cùng của bà Nữ) tuyên
bố bà Nữ đã chết từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
1. Việc thụ lý của Toà án ND tỉnh Trà Vinh có đúng thẩm
quyền hay khơng? Cơ sở pháp lý là gì?
Trước tiên phải khẳng định đây là một vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi vì sự kiện pháp lý xảy ra ở biên giới Thái Lan-Campuchia,
người yêu cầu xác nhận sinh sống ở Mỹ (căn cứ điểm b, khoản 2,
điều 464, Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Việc thụ lý của Tòa án nhân
dân tỉnh Trà Vinh là đúng thẩm quyền vì căn cứ vào điểm c, khoản 2,
điều 470, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
2. Hãy đưa ra quan điểm của cá nhân về thẩm quyền này
của Tồ án tỉnh Trà Vinh?
Theo cá nhân tơi, Trong vụ việc này có 4 hệ thống pháp luật có
thể được áp dụng để giải quyết việc tuyên bố chết của bà Nữ: pháp

luật Mỹ, Pháp luật Thái Lan và PL Campuchia và pháp luật của VN.
Như vậy pháp luật nước nào được áp dụng để tuyên bố bà Nữ đã
chết? việc trả lời câu hỏi này thuộc phạm trù của giải quyết xung đột
pháp luật.
Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh đã căn cứ vào điểm b, khoản 2,
điều 464 và điểm c, khoản 2, điều 470, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
để thụ lý, giải quyết vụ việc này. Đây là vụ việc dân sự có liên quan
đến yếu tố nước ngoài mà cụ thể là liên quan đến việc tuyên bố công


dân Việt Nam đã chết. Căn cứ vào điểm c, khoản 2, điều 470, Bộ
Luật tố tụng dân sự 2015 thì đây thuộc về thẩm quyền riêng biệt của
Tịa án Việt Nam. Nên việc Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh thụ lý, giải
quyết là có cơ sở. Về việc tuyên bố bà Nữ đã chết căn cứ vào điều
71, Bộ luật Dân sự 2015.
9. Toà án tỉnh Đồng Nai nhận được đơn xin ly hôn của ông
Văn (cư trú tại Đồng Nai, bà Vân Liên Bang Nga).
1. Xác định Tồ án Đồng Nai có thẩm quyền hay khơng?
Cơ sở pháp lý?
Trước tiên cần xác định như thế nào là ly hơn có yếu tố nước
ngồi: Khoản 25 điều 3 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 định
nghĩa về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi như
sau: “Quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là quan hệ
hơn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hơn nhân và
gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngồi.”
Như vậy trong trường hợp này bà Vân là người VN đang cư trú ở

Liên Bang Nga nên đây là ly hơn có yếu tố nước ngồi.
Thẩm quyền giải quyết ly hơn có yếu tố nước ngồi được quy
định tại Luật Hơn nhân và gia đình và Bộ luật Tố tụng dân sự. Theo
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 (khoản 3 Điều 123) và Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2015 (khoản 1 Điều 28 và điểm a khoản 1 Điều
35) thì thẩm quyền giải quyết ly hơn có yếu tố nước ngồi thuộc về
Tịa án nhân dân cấp huyện (Trước đây thuộc về Tòa án nhân dân cấp
tỉnh).
Tuy nhiên căn cứ khoản 3, điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự 2015
thì bà Vân đang cư trú ở Liên Bang Nga nên vụ việc này khơng thuộc
thẩm quyền của tịa án nhân dân cấp huyện.Như vậy Tòa án nhân
dân tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền giải quyết vụ ly hơn này.
2. Giả sử Tồ án trên có thẩm quyền hãy xác định nguồn
luật áp dụng đối với các bên trong trường hợp bà Vân đã thôi
quốc tịch Việt Nam đang chờ nhập quốc tịch Nga. Về năng lực
của cá nhân, pháp luật áp dụng trong trường hợp ly hôn.
Bà Vân đã thôi quốc tịch VN đang chờ nhập quốc tịch Nga như
vậy lúc này bà Vân là người không quốc tịch. Theo quy định tại điểm
a, khoản 1, điều 466, Bộ luật TTDS 2015 thì với trường hợp người
khơng quốc tịch thì Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực
hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước nơi người đó cư trú. Trong trường hợp này bà Vân
đang cư trú tại Nga, áp dụng theo pháp luật của nước Nga (nguồn
quốc tế: điều ước quốc tế). Về năng lực cá nhân của ông Văn được
xác định theo pháp luật của quốc gia mà ơng Văn có quốc tịchtrường hợp này là Việt Nam (nguồn quốc nội: luật pháp quốc gia VN).
Căn cứ điều 26, Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Nga thì áp dụng


pháp luật của bên ký kết có cơ quan đang giải quyết ly hơn (ở đây
Tịa án tỉnh Đồng Nai đang thụ lý giải quyết nên pháp luật VN được

áp dụng). Cụ thể là Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 của nước
CHXHCN Việt Nam (điều 27).
10. Công ty A (Thái Lan) tổ chức du lịch cho một số công
nhân Trung Quốc (B, C, D) tại Việt Nam.
Trong một lần đi du thuyền trên sông Mêkông, thuyền bị
đắm, công nhân bị chết. Ông E quốc tịch Trung Quốc là con
của ông B hiện đang làm việc tại Việt Nam muốn kiện cơng ty
A ra Tồ tại Việt Nam để bồi thường thiệt hại.
1/ Tồ án Việt Nam có thẩm quyền thụ lý hay không?
Trước tiên cần khẳng định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi. Các bên tham gia là người nước ngoài và cơ quan tổ chức
nước ngoài và vụ việc đắm thuyền xảy ra tại VN. Bên cạnh đó, bản
thân Ơng E quốc tịch Trung Quốc đang làm việc tại VN. Căn cứ điều
465, BLTTDS 2015 thì ơng E có đủ thẩm quyền để khời kiện cơng ty A
tại tịa án VN và Tịa án VN có thẩm quyền thụ lý vụ việc này (thẩm
quyền chung) (điểm đ, khoản 1, điều 469, BLTTDS 2015 “Vụ việc về
quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy
ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt
Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam”).
2/ Giả sử Toà án Việt Nam có thẩm quyền hãy xác định
nguồn luật được áp dụng để xác định năng lực của các bên.
Nguồn luật áp dụng để xác định năng lực của các bên là:
- Ông E quốc tịch Trung Quốc, làm việc tại VN: nên năng lực
pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của ông
E được xác định theo pháp luật của nước mà ông E có quốc tịch
(Trung Quốc-nguồn luật pháp của mỗi quốc gia) (điểm a, khoản 1,
điều 466, BLTTDS 2015).
- Công ty A của Thái Lan khơng có văn phịng đại diện hay chi
nhánh tại VN; Căn cứ khoản 1, điều 467, BLTTDS 2015: Năng lực
pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ

quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi
cơ quan, tổ chức đó được thành lập. Trong trường hợp này là Thái
Lan- nguồn luật pháp của mỗi quốc gia.
11. Công ty A và công ty B (Việt Nam) cùng cạnh tranh
trên thị trường Hoa Kỳ. Công ty A đã sử dụng một số biện
pháp canh tranh mà công ty B cho là cạnh tranh không lành
mạnh. Cơng ty B khởi kiện cơng ty A trước Tồ án Việt Nam. Ở
đây sự việc xảy ra ở nước ngoài, các bên đều là tổ chức ở Việt
Nam và có trụ sở tại Việt Nam
1. Hãy xác định tồ án Việt Nam có thẩm quyền giải
quyết vụ việc trên hay không? Cơ sở pháp lý?
Trước tiên cần khẳng định đây là vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngồi. Các bên tham gia là tổ chức của VN nhưng sự việc xảy ra ở
nước ngoài (Mỹ). căn cứ điểm e, khoản 1, điều 469, BLTTDS 2015 vụ


việc này thuộc thẩm quyền chung của Tòa Án VN “Vụ việc về quan
hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại
Việt Nam”).
2. Giả sử công ty B mang quốc tịch Hoa Kỳ, Hãy xác định
Tồ án Việt Nam có thẩm quyền hay không? Cơ sở pháp lý?
Trường hợp này vẫn là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi: có ít
nhất 01 trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước
ngồi (cơng ty B của Mỹ; căn cứ điểm a, khoản 2, điều 464, BLTTDS
2015) và Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc này căn
cứ điểm b, khoản 1, điều 469, BLTTDS 2015 bị đơn là cơ quan, tổ
chức có trụ sở tại VN (cơng ty A).
3. Giả sử Tồ án Việt Nam có thẩm quyền để thụ lý. Hãy

xác định nguồn luật áp dụng đối với vấn đề năng lực của các
bên.
Nguồn luật áp dụng để xác định năng lực của các bên là:
- Công ty B (Hoa kỳ): nên Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và
năng lực hành vi tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài
được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được
thành lập. Trong trường hợp này là Hoa Kỳ- nguồn luật pháp của mỗi
quốc gia.
- Công ty A của Việt Nam; Căn cứ khoản 1, điều 467, BLTTDS
2015: Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng
dân sự của cơ quan, tổ chức Việt Nam được xác định theo pháp luật
Việt Nam (khoản 7, điều 69, BLTTDS 2015)- nguồn luật pháp của mỗi
quốc gia.



×