Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TL giai quyet tranh chap dat dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.17 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Phần

Trang

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

02

B.

PHẦN NỘI DUNG

03

I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

03

II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

06

III. PHÂN TÍCH NGUN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

08

IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


10

V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN

15

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

C.

A. LỜI NÓI ĐẦU


Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật quan trọng, đặc biệt là những văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai
nhằm thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về đất đai trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật đất đai năm 2013 ra đời nhằm giải quyết
căn bản những vấn đề từ trước đến nay chúng ta thực hiện chưa đầy đủ như:
Quan niệm mới về sở hữu đất đai, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
chức năng quản lý nhà nước, vấn đề minh bạch hóa các thủ tục hành chính về đất
đai, quyền của người sử dụng đất, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong và nước
ngoài. Bên cạnh đó việc phân định thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tư
pháp trong giải quyết tranh chấp về đất đai, chính sách tài chính về đất đai, việc
bồi thường giải tỏa khi thực hiện việc thu hồi đất luôn là vấn đề hệ trọng liên
quan đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân rất cần có sự điều chỉnh phù hợp
trong điều kiện mới.
Từ Hiến pháp năm 1980 cho đến nay, chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam có sự
thay đổi căn bản, từ chỗ cịn tồn tại nhiều hình thức khác nhau, chúng ta đã tiến

hành quốc hữu hóa đất đai và xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Ở Việt
Nam, tuy đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là nười đại diện chủ sở
hữu, vì vậy Nhà nước có quyền xác lập hình thức pháp lý cụ thể đối với người sử
dụng đất. Điều đặc trưng ở đây là, tuy là cơ chế thị trường, đất đai là tài nguyên
quốc gia có giá trị lớn song Nhà nước vẫn có thể xác lập hình thức giao đất
khơng thu tiền quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê
đất đối với người sử dụng. Đồng thời, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai dựa
trên những nguyên tắc cụ thể như: Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch và pháp luật; ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp; sử dụng
đất đai hợp lý và tiết kiệm; thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu
và rộng, do vậy thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước là đến năm
2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực hiện chủ trương chung
2


đó, tất cả các tỉnh, thành trên cả nước đều tích cực tiến hành chuyển đổi mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội sang tập trung phát triển các khu, cụm cơng nghiệp
bằng nhiều chính sách thu hút đầu tư khác nhau. Trước tình hình hiện nay, vấn đề
quan tâm gây mâu thuẫn hàng đầu trong các quan hệ xã hội hiện nay là tranh
chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp, diễn ra hàng ngày ở từng địa phương
cơ sở, địi hỏi cơng tác giải quyết của các cấp, các ngành cần phải linh hoạt và
đạt hiệu quả cao. Trong thực tế, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
còn nhiều bất cập còn nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên
nhân cơ bản là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, chồng
chéo và ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân chưa cao, dẫn đến nhiều mâu
thuẫn phức tạp xảy ở từng cơ sở khiến cho cơ quan chức năng khó giải quyết.
Qua chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang năm 2015, với những kiến thức bổ ích đã thu

nhận được và căn cứ vào cơng việc thực tế của mình, tơi viết tiểu luận tình
huống cuối khóa liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai từ vụ việc thừa kế và
đưa ra phương án giải quyết căn cứ vào những quy định của pháp luật đất đai. Vì
thời gian và trình độ cịn hạn chế, tiểu luận khơng tránh khỏi những hạn chế nhất
định, rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để cho tiểu luận của
tôi hồn thiện hơn.

B. NỘI DUNG
I. Mơ tả tình huống
3


Vợ chồng ông bà Phạm Văn Tuyến và Nguyễn Thị Khanh thường trú tại
thôn MS, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hịa kết hơn năm 1966, năm 2008 ơng
Tuyến chết đi để lại cho vợ ông là bà Nguyễn Thị Khanh một căn nhà trên diện
tích đất rộng 320m2, bà Khanh còn được sử dụng 1ha đất trồng lúa và 3ha đất đồi
trồng vải thiều. Tồn bộ số diện tích đất trên được Uỷ ban nhân dân xã Đức
Thắng giao cho hộ gia đình gia đình bà sử dụng kể từ khi có Nghị quyết Trung
ương 10 của Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về hoàn thiện cơ
chế khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nơng nghiệp”.
Ơng Tuyến, bà Khanh có 4 người con là Phạm Văn Tuyền, Phạm Văn Tuyên,
Phạm Thị Tuyển và Phạm Văn Mạnh chung sống cùng gia đình tại thơng MS, xã
Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Trong 4 người con của ơng Tuyến,
bà Khanh thì có anh Phạm Văn Tuyên đi học đại học, sau khi ra trường anh
Tuyên vào sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương.
Tháng 12 năm 2012, bà Khanh bị mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời và có để
lại bản di chúc, nội dung bản di chúc có ghi: “Trong số diện tích đất của gia đình,
cho anh Nguyễn Trọng Ánh 2,5 sào đất trồng lúa và 0,5ha đất đồi” (anh Nguyễn
Trọng Ánh là con trai ông Nguyễn Trọng Hải và ông Hải là bạn thân của bà
Khanh người sinh sống cùng thôn và đã được Nhà nước cấp đủ diện tích đất

nơng nghiệp theo định xuất chung của địa phương). Ngồi ra trong bản di chúc
khơng đề cập việc phân chia tài sản, nhà vườn, đất đai cho các con của bà
Khanh.
Nội dung câu chuyện bắt đầu phát sinh từ nội dung di chức do bà Khanh để
lại. Vì theo di chúc, người được hưởng di sản thừa kế không phải là một trong
những người con của bà nên mâu thuẫn xuất hiện với tần xuất ngày càng tăng
trong nội bộ giai đình các con của bà Khanh.
Sau khi Bà Khanh qua đời, mặc dù các con của bà Khanh biết rõ nội dung
bản di chúc do mẹ mình để lại, nhưng anh Phạm Văn Tuyền là con cả của ông bà
4


Tuyến, Khanh đã không làm theo bản di chúc của mẹ để lại, mà tự ý đứng ra
phân chia tài sản. Cụ thể, số tài sản bà Khanh để lại, anh Tuyền tự phân chia như
sau:
- Căn nhà trên diện tích đất ở rộng 320m 2 được quy ra giá trị và 03ha đất đồi
chia đều cho 3 anh em đang làm ruộng và sinh sống tại quê là anh Phạm Văn
Tuyền, Phạm Thị Tuyển và Phạm Văn Mạnh. Anh Phạm Văn Tuyên và anh
Nguyễn Trọng Ánh không được chia với lý do anh Tun là em ruột nhưng
khơng có hộ khẩu và khơng sống tại q, cịn anh Ánh khơng phải là con cái
trong gia đình.
- Đối với 1ha trồng lúa, anh Tuyền phân chia cho 4 anh em mà không phân
chia cho anh Nguyễn Trọng Ánh theo như bản di chúc của mẹ anh để lại.
Khi việc phân chia hoàn tất, anh Phạm Văn Tuyên là người con trai của ơng
bà Tuyến, Khanh nghỉ phép từ Bình Dương về thăm quê. Biết được sự việc anh
Tuyền phân chia di sản của bố mẹ để lại như trên, anh Tun khơng nhất trí, vì
anh Tun cho rằng phân chia như vậy là không công bằng và chưa đúng quy với
quy định của pháp luật. Anh Tuyên đã triệu tập cuộc họp anh em trong gia đình
và u cầu địi chia lại di sản, vì anh cho rằng anh cũng là 1 thành viên trong gia
đình phải được hưởng quyền lợi ngang nhau. Nhưng đề nghị của anh Tuyên

không được các anh chị em trong gia đình chấp nhận, nên anh làm đơn khiếu nại
lên Uỷ ban nhân dân xã Đức Thắng địi u cầu được hưởng ¼ đất đai, tài sản
của bố mẹ để lại và ngang bằng như các anh chị em trong gia đình. Về phía anh
Nguyễn Trọng Ánh cũng tại thời điểm đó cũng có đơn gửi lên UBND xã Đức
Thắng đòi được hưởng 2,5 sào đất trồng lúa và 0,5 ha diện tích đất đồi theo bản
di chúc mà bà Khanh để lại.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của anh Phạm Văn Tuyên và anh Nguyễn
Trọng Ánh, Uỷ ban nhân dân xã Đức Thắng đã đứng ra tổ chức hoà giải và phân
chia tài sản thừa kế như sau:
5


- Thực hiện theo đúng bản di chúc của bà Nguyễn Thị Khanh để lại, giao cho
anh Nguyễn Trọng Ánh được hưởng phần di sản là được sử dụng diện tích 2,5
sào đất trồng lúa và 0,5ha đất đồi.
- Khơng chấp nhận quyền được phân chia theo yêu cầu trong đơn của anh
Phạm Văn Tuyên với lý do anh Tuyên đang cơng tác tại tỉnh Bình Dương, khơng
có hộ khẩu tại địa phương, nên không được quyền sử dụng phần đất mà địa
phương đã giao cho gia đình anh sử dụng (kể cả phần diện tích đất trồng lúa mà
anh Tuyền đã phân chia cho anh Tuyên lúc ban đầu). Phần đất ruộng và đất đồi
sau khi chia cho anh Nguyễn Trọng Ánh theo bản di chúc của bà Khanh, Uỷ ban
nhân dân xã Đức Thắng đem chia đều cho 3 người con của ông bà Tuyến, Khanh
là: Phạm Văn Tuyền, Phạm Thị Tuyển và Phạm Văn Mạnh.
Kể từ khi Uỷ ban nhân dân xã Đức Thắng giải quyết việc khiếu kiện, mối
quan hệ giữa anh em trong gia đình ngày càng trở lên căng thẳng, quan hệ tình
làng, nghĩa xóm giữa các con bà Khanh với gia đình anh Nguyễn Trọng Ánh
cũng trở lên gay gắt hơn.
Sau khi vụ viêc được giải quyết theo sự phân chia của Ủy ban nhân dẫn xã,
quần chúng nhân dân trong xã người có quan điểm đồng tình với quyết định
phân chia của xã, người khơng đồng tình với việc phân chia đó và cho rằng Uỷ

ban nhân dân xã thực hiện không đúng thẩm quyền và giải quyết vụ việc phân
chia tài sản thừa kế không công bằng, không đúng định của pháp luật.
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Trong nội dung tình huống trên chứa đựng nhiều mối quan hệ xã hội khác
nhau, trong đó có những mối quan hệ liên quan trực tiếp lợi ích và đời sống
thường ngày của người dân, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải giải quyết một
cách khách quan, công bằng, đúng quy định của pháp luật mới có thể duy trì và
đảm bảo trật tự xã hội.
6


Tình huống trên được đưa ra giải quyết nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể
sau:
- Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước
trong việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là vấn
đề đất đai – lĩnh vực mà hiện nay được quan tâm nhất trong dân. Do vậy, khi cơ
quan có thẩm quyền giải quyết đỏi hỏi phải căn cứ vào quy định của pháp luật để
đưa ra những phán quyết vừa hợp tình, vừa hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của nhân dân không bị ảnh hưởng, đồng thời các quyết định quản lý của cơ
quan nhà nước ban hành được kịp thời và khả thi trong đời sống hàng ngày.
- Đảm bảo việc phân chia tài sản thừa kế phải đúng theo quy định của pháp
luật, đặc biệt chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất có những mối quan hệ xã
hội rất phức tạp, do vậy khi tiến hành việc phân chia tài sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật đều phải dựa trên nguyên tắc quy định của pháp luật. Đồng thời,
hướng cho mọi công dân tạo ý thức và thói quen tuân thủ và thực hiện theo quy
định của pháp luật trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ dân sự.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền phải trên cơ
sở tơn trọng và nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật mới có thể giải quyết đúng đắn,
đáp ứng hài hồ các lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, góp phần duy trì ổn
định trật tự xã hội, đảm bảo sự ổn định trong nhân dân, nâng cao khối đại đoàn

kết trong quan hệ của nhân dân, quan hệ làng, xã là quan hệ cơ sở nền tảng của
xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ dân sự, đặc biệt là quan hệ liên quan đến đất
đai ở nông thôn cũng đồng nghĩa với việc xây dựng và củng cố tình làng, nghĩa
xóm trong cộng đồng xã hội, tạo nét mới trong văn hóa nơng thơn.
- Thơng qua tình huống này, góp phần vào công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật trong nhân dân, đặc biệt là pháp luật thừa kế về đất đai để
nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các quan hệ xã hội

7


tương tự như tình huống trên ở nơng thơn, tránh việc khiếu kiện kéo dài, ảnh
hưởng đến lợi ích của các bên tham gia.
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
1. Ngun nhân
Ngun nhân của tình huống trên có thể do nhiều nguyên nhân, song tập
chung lại do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, công tác tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở địa bàn
nông thôn chưa được thực hiện thường xuyên và kém hiệu quả. Vì vậy, nhận
thức về pháp luật dân sự về thừa kế và pháp luật đất đai của nhân dân ở cơ sở xã
Đức Thắng cịn hạn chế. Do đó, đây là yếu tố quan trọng dẫn đến khiếu kiện về
vụ việc trên.
Hai là, việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chưa đúng
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, nhiều khi hoạt động dẫn đến vượt quá thẩm
quyền cho phép. Trong tình huống trên phải xác định được cơ quan có thẩm
quyền giải quyết các mối quan hệ chứa đựng trong tình huống trên. Uỷ ban nhân
dân xã Đức Thắng khơng phải là cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp
dân sự (tranh chấp về chia di sản thừa kế). Giả sử nếu như UBND xã có thẩm
quyền giải quyết vụ việc trên đi chăng nữa thì việc giải quyết trên cũng khơng
phù hợp với quy định của pháp luật (căn cứ pháp lý sẽ đưa ra ở phần sau). Do đó

có thể thấy một số cơ quan quản lý hành chính nhà nước khi giả quyết các tình
huống xảy ra trong đời sống xã hội vẫn cịn tình trạng vi phạm thẩm quyền pháp
lý.
Ba là, hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ và đồng bộ nên khi áp dụng, thực
hiện cịn gặp những khó khăn nhất định, hoặc có quan điểm về giải quyết vụ
việc cịn chưa đồng nhất. Cán bộ, cơng chức là người thực thi chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuy nhiên trên thực tế sự nhận thức và
năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc hiểu và vận dụng
8


đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước cịn chưa đúng đắn,
có lúc, có nơi cịn chưa đáp ứng được yêu cầu, có trường hợp trong khi thi hành
nhiệm vụ còn gây phiền hà, sách nhiễu, gây mất lòng tin của dân, chất lượng
hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
Bốn là, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao và sự hiểu biết về
pháp luật của người dân còn hạn chế. Đòi hỏi trong đời sống xã hội nguyên tắc
pháp chế phải không ngừng được tăng cường. Một mặt các cơ quan Nhà nước
phải hoạt động trong phạm vi quyền hạn của mình, mặt khác mỗi công dân cũng
phải nâng cao ý thức pháp luật và tôn trọng pháp luật, nhất là pháp luật về dân
sự, đất đai….
Trong tình huống trên, bà Khanh có để lại di chúc và anh Ánh đòi quyền
được hưởng di sản thừa kế là khơng hợp pháp vì thừa kế quyền sử dụng đất cây
trồng hàng năm chỉ có thể để lại cho người trong họ hàng, trong diện thừa kế.
Hơn nữa anh Tuyên đòi được hưởng thừa kế sử dụng phần đất canh tác trồng lúa
là không đúng quy định của pháp luật về dân sự, đất đai. Việc anh Tuyền với
danh nghĩa là con cả trong gia đình tự đứng ra phân chia tài di sản thừa kế của
cha mẹ đẻ lại không trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, hồ giải nội bộ gia đình và
dẫn đến việc khiếu kiện ngay trong nội bộ gia đình là trái với quy định của pháp
luật dân sự.

2. Hậu quả
Qua tìm hiểu những nguyên nhân trên cơ sở diến biến của hình huống, có thể
thấy hậu quả về kinh tế- xã hội, cụ thể như sau:
Các cơ quan quản lý nhà nước là những cơ quan công quyền, chịu trách
nhiệm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên qua diến biến của tình
huống, uy tín của cơ quan quản lý hành chính nhà nước bị giảm sút, làm giảm
hiệu quả, hiệu lực quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, sự nghiêm minh của
pháp luật cũng bị hạn chế, vì bản thân Nhà nước là “người” có đủ uy tín để
9


khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, mà khi thực hiện quyền
và chức năng quản lý nhà nước trong giải quyết các công việc cụ thể lại khơng
dựa trên cơ sở pháp luật, lịng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công
chức cung bị giảm sút.
Việc giải quyết phân chia di sản thừa kế của Ủy ban nhân dân xã Đức Thắng
là không đúng thẩm quyền, nên Ủy ban nhân dân xã nói chung và xã Đức Thắng
nói riêng là cơ quan hành chính nhà nước gần dân nhất, thay mặt Nhà nước giải
quyết các tranh chấp trong nhân dân theo quy định của pháp luật, tạo sự tin
tưởng trong nhân dân đối với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thì việc làm của Ủy ban nhân dân xã Đức Thắng trong tình huống này lại làm
giảm sút uy tín, trách nhiệm của chính mình và làm giảm sút uy tín của Nhà
nước đối với nhân dân.
Do hạn chế về ý thức pháp luật và tuân thủ pháp luật đã dẫn đến hậu quả về
mặt xã hội. Đó là sự giảm sút sự đồn kết của tình làng, nghĩa xóm vốn có sự
gắn kết lâu dài để tạo nên bản sắc văn hố và sự đồn kết tồn dân, đặc biệt là
trong nội bộ cộng đồng dân cư ở nơng thơn. Diễn biến trong tình huống trên cịn
dẫn đến hậu quả về mặt tình cảm gia đình, anh em ruột thịt, mối quan hệ vốn
bền chặt là những tế bào của xã hội tạo nên một xã hội Việt Nam trong lịch sử
cũng như hiện tại.

IV. Phương án giải quyết tình huống
1. Cơ sở pháp lý
* Bộ luật Dân sự năm 2005, tại Điều 740 quy định về điều kiện được thừa kế
quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, ni trồng thuỷ sản như
sau:
Người có đủ các điều kiện sau đây thì được thừa kế quyền sử dụng đất theo
di chúc hoặc theo pháp luật đối với đất nông nghiệp để trông cây hàng năm,
nuôi trồng thuỷ sản:
10


1. Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích;
2. Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo quy định của pháp
luật đất đai;
- Điều 741 Bộ luật Dân sự quy định thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc
đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản:
Những ngừơi được quy định tại khoản 1 điều 679 và điều 680 của Bộ luật
này và có đủ các điều kiện quy định tại điều 740 của Bộ luật này được thừa kế
quyền sử dụng đất theo di chúc đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,
nuôi trồng thuỷ sản.
+ Khoản 1, điều 679 Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế theo pháp luật:
1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai: Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì duột.
+ Khoản 1 Điều 742 Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế quyền sử dụng đất

theo pháp luật đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ
sản.
“1. Những người được quy định tại điều 679 và điều 680 tại Bộ luật này và
có đủ các điều kiện được quy định tại điều 740 của Bộ luật này được thừa kế
theo pháp luật đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm,
nuôi trồng thuỷ sản”.
11


* Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, tại khoản 1, khoản 2 điều 135
Luật đất đai năm 2013 quy định:
- Khoản 1 điều 35 ghi rõ: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai
tự hồ giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải tại cơ sở.
- Khoản 2 điều 135 quy định: Tranh chấp đất đai mà các bên khơng hồ giải
được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác để hoà giải các tranh chấp đất đai.
- Khoản 5 điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Cá nhân có quyền để
thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hộ gia đình được nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì
quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
2. Phương án giải quyết tình huống
Luật Đất đai đã khẳng định, đất đai là tài sản đặc biệt. Tính đặc biệt của nó
thể hiện ở chỗ: Chỉ có nhà nước với tư cách là người đại diện cho tồn dân mới
có đầy đủ quyền sở hữu đất đai. Người được nhà nước giao đất có hai quyền
năng: Quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Luật Đất đai khái quát hoá 2 quyền
nay thành “Quyền sử dụng đất”. Xét về bản chất thì quyền sử dụng đất cũng là
quyền năng dân sự. Bên cạnh đó, luật đất đai cịn đặt cơ sở pháp lý cho việc hình

thành q trình lưu thơng về đất đai, đó là “đất có giá”. Chính vì vậy đất đai trở
thành tài sản để con người có thể kế thừa quyền sử dụng đất. Do đó, hành vi bà
Khanh lập di chúc trao quyền thừa kế đất lại là đúng pháp luật (chưa đề cập việc
để lại tài sản cho ai).

12


Tuy nhiên do tính chất, vai trị, vị trí và nghĩa ý của các loại đất khơng hồn
tồn giống nhau, nên pháp luật đã phân chia hai loại đất và phân chia 2 loại thừa
kế đất cũng khác nhau: Đất nông nghiệp để trồng cấy hàng năm, nuôi trồng thuỷ
sản và đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng và
đất ở.
Vấn đề thừa kế theo pháp luật: thì có thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Thừa kế theo di chúc là việc người chết chuyển dịch tài sản của mình
cho người con sống theo ý chí của người chết khi con sống; thừa kế theo pháp
luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế không phải
theo di chúc mà theo quy định của pháp luật.
Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản, người
được hưởng thừa kế chỉ có thể là những người thuộc các hàng thừa kế đã được
quy định tại khoản 1 điều 679 Bộ luật Dân sự:
1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai: Ơng nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột.
Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm. Đất lâm nghiệp để trồng rừng

và đất ở người được hưởng quyền thừa kế là bất kỳ ai.
Từ những quy định trên, việc bà Khanh chết đi để lại di chúc quyền thừa kế
cho anh Nguyễn Trọng Ánh con trai của người bạn thân của bà không nằm trong
diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật được sử dụng 2,5 sào đất canh
13


tác thuộc đất trồng cây hàng năm là trái với quy định của pháp luật; còn đối với
0,5ha đất đồi bà Khanh để lại cho anh Nguyễn Trọng Ánh theo di chúc là đúng
quy định của pháp luật.
Căn cứ vào quy định của pháp luật và truyền thống, đạo lý của người Việt
Nam, thì có thể xử lý tình huống trên như sau:
- Di sản của bà Khanh để lại sau khi chết nên phân làm hai loại:
Một là, ngôi nhà trên đất thổ cư 320m2 và 3ha đồi.
Hai là, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (1 ha).
- Người thừa kế được chia làm 3 đối tượng như sau: Con đẻ sống trong nước
(làm nông nghiệp); con đẻ sống ngồi nước (khơng có điều kiện sản xuất nơng
nghiệp); người ngoài diện và hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, khi chia tài sản thừa kế phải tính từng loại tài sản, từng loại đối tượng
để áp dụng theo đúng quy định của pháp luật. Hướng xử lý cụ thể tối ưu có thể
lựa chọn như sau:
- Ngôi nhà cùng 320m2 đất vườn được chia đều cho bốn người con của bà
Khanh (khoản 3 điều 76 Luật đất đai, điều 743 Bộ luật Dân sự). Đồng thời, trước
khi phân chia nên thông báo bằng văn bản cho anh Tuyên, chỉ khi nào anh Tuyên
từ chối thì đem chia cho ba con còn lại của bà Khanh.
- 3 ha đất đồi đem chia 0,5 ha cho anh Nguyễn Trọng Ánh (theo di chúc của
bà Khanh), 2,5 ha còn lại chia đều cho bốn người con của bà Khanh.
- Đối với đất trồng cây hàng năm, người được hưởng quyền thừa kế phải có
các điều kiện:
+ Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện sử dụng đất đúng mục đích;

Như vậy, việc địi quyền thừa kế của anh Ánh và quyền đòi được chia đất của
anh Tuyên trong trường hợp này là khơng đúng vì họ khơng đảm bảo đủ điều
14


kiện để được phân chia và hưởng thừa kế đối với loại đất trồng cây hàng năm và
nuôi trồng thuỷ sản này. Cách giải quyết đúng pháp luật là chia 1ha đất trồng lúa
cho ba người con của bà Khanh là anh Tuyền, chị Tuyển và anh Mạnh hiện đang
sống và làm nông nghiệp tại quê nhà .
V. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án giải quyết
Với cách xử lý tình huống trên đảm bảo tranh chấp được giải quyết theo quy
định của pháp luật, đảm bảo được quyền và lợi của các bên không bị ảnh hưởng,
đảm bảo sự hài hịa lợi ích.
Tình huống trên phát sinh thẩm quyền trước tiên thuộc UBND xã Đức Thắng,
huyện Hiệp Hòa là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở, theo quy định của pháp
luật, Uỷ ban nhân dân xã Đức Thắng nên đứng ra tổ chức hội nghị hoà giải (có
đại diện của các tổ chức tham gia). Luật đất đai năm 2013 quy định: “Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc và
các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội đoàn thể khác để
hồ giải các tranh chấp đất đai”. Trong q trình UBND xã tổ chức hồ giải,
thơng qua việc giải thích các quy định của pháp luật sẽ giúp anh Tuyền, anh
Tuyên và anh Ánh hiểu được vấn đề tranh chấp, gắn bó đồn kết cùng nhau bàn
bạc, thoả thuận để đảm bảo quyền lợi của các bên. Khoản 1 điều 135 Luật đất đai
năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hồ
giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hào giải tại cơ sở”.
Trường hợp hịa giải khơng thành thì sẽ gửi đơn lên Tịa án có thẩm quyền
giải quyết theo quy định của pháp luật. Tòa án sẽ căn cứ vào pháp luật dân sự và
pháp luật đất đai tiến hành phân chia di sản thừa kế như trên. Khi bản án, quyết
định của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì bắt buộc các bên phải thực hiện, nếu
các các bên cố tình khơng thực hiện thì sẽ bị Nhà nước cưỡng chế thực hiện.

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
15


Quan hệ đất đai, đặc biệt là thừa kế đất đai là quan hệ đa dạng và phức tạp
mà không phải mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tiếp cận, vận dụng có hiệu quả
các quy định của pháp luật khi giải quyết các tình huống phát sinh trong đời
sống hàng ngày. Trên thực tế các tình huống diễn ra trong quản lý nhà nước
tương tự tình huống này diễn ra khá phổ biến, phong phú và phức tạp nhất là tình
trạng tranh chấp về đất đai. Nhằm khắc phục và không ngừng nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nước, trước hết cần phải quán triệt nguyên
tắc pháp chế trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Mỗi cán bộ, công chức phải
nâng cao trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật, các quy định của cơ quan
hành chính nhà nước trong thi hành cơng vụ, tránh tình trạng cơ quan hành chính
nhà nước giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật, làm cho vụ việc
phức tạp, gây ra sự mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm mất niền tin trong
nhân dân. Do đó yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
phải tiêu chuẩn hố chức danh cán bộ, cơng chức, u cầu đội ngũ cán bộ cơng
chức có đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân
dân.
Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân đạt
hiệu quả, nhằm nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người dân về pháp luật, tránh
những vi phạm pháp luật cũng như sự tranh chấp khơng đáng có làm ảnh hưởng
đến quan hệ tốt đẹp trong đời sống hàng ngày của người dân, mục tiêu sống và
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Kiến nghị
Trên cơ sở tình huống và giải quyết tình huống trên, cá nhân tôi đưa ra một số
kiến nghị cụ thể như sau:
- Đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và ban hành đồng

bộ các văn bản hướng dẫn thi hành luậ, đặc biệt pháp luật liên quan đến đất đai

16


và thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, đồng thời có chế hữu hiệu đưa hệ
thống pháp luật vào cuộc sống.
- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình
độ hiểu biết pháp luật cho cán bộ, đảng viên đang công tác trong hệ thống chính
trị của Đảng nói chung và các cơ quan quản lý nhà nước nói riêng. Đặc biệt bồi
dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nhằm nâng cao
khả năng nhận thức và xử lý tình huống ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Đề nghị các cơ quan hành chính nhà nước các cấp thường xuyên phối hợp
với Mật trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức tuyên truyền và vận động
nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước bằng nhiều hình thức như: Tổ chức tư vấn pháp luật cho nhân dân,
tuyên truyền trên hệ thống thơng tin truyền thơng và các hình thức khác.
- Các cấp chính quyền cần làm tốt cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân, làm tốt cơng tác hồ giải cơ sở, thực hiện nghiêm quy chế dân
chủ ở cơ sở.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nói chung và Ủy ban nhân dân xã Đức Thắng nói
riêng phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
ở địa phương mình, nhất là pháp luật liên quan đến những lĩnh vực đất đai, thừa
kế và khiếu nại, tố cáo để họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia
bất kỳ quan hệ pháp luật nào, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có
thẩm quyền trong giải quyết các vụ việc xảy ra liên quan đến quyền và lợi ích
của cơng dân.
- Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước phải thực hiện cải cách hành
chính và cải cách thủ tục hành chính tránh gây phiền hà, hạch sách, nhũng nhiễu
cho nhân dân.

Trong q trình thực hiện đề tài khơng tránh khỏi thiếu sót trong xử lý tình
huống, rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo để
17


đề tài được hồn chỉnh hơn và có những phương án ưu hơn, đạt hiệu quả cao hơn
trong công tác quản lý hành chính nhà nước./.

18



×