Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 74 trang )

Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong những đối tượng thuỷ sản
chủ lực đã và đang được đặc biệt quan tâm trong nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm trên 95% tổng sản lượng lồi cá này trong ni
trồng ở Việt Nam.
Ngày 19 tháng 09 năm 2006, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Thuỷ sản đã tổ chức
hội thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Theo trình bày của Phân viện
Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản phía Nam: Mục tiêu đến 2010, ĐBSCL có 10.200 ha
ni cá tra, basa và sẽ tăng lên 16.000 ha vào năm 2020. Về sản lượng, phương án
cho phù hợp nhất dựa trên tốc độ phát triển của nghề nuôi cá tra, basa và dự báo các
điều kiện tương đối ổn định trong thời gian tới là 863.000 tấn vào năm 2010 và
khoảng 1.915.900 tấn vào năm 2020. Giá trị sản lượng đạt ở năm 2010 là 12.112 tỷ
đồng, giá trị xuất khẩu năm 2010 là 600 triệu USD. Đến năm 2020, giá trị sản lượng
lên đến 34.572 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD…, Tổng số vốn đầu tư cho dự án
là 6.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 2,3%, cịn lại là vốn tự có và vốn
vay,…(Báo Sài Gịn giải phóng, 20/09/2009).
Theo quyết định số 02/2008/QĐ-BNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt đối với quy hoạch nuôi và giải pháp tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL tới
2010, 2015 và định hướng tới 2020. Tổng diện tích ni cá tra thương phẩm tương
ứng theo các mốc thời gian là 8.600 ha; 11.000 ha và 13.000 ha. Những con số diện
tích là cơ sở cho việc sản xuất ra 1,25; 1,65 và 1,85 triệu tấn cá tra thương phẩm
theo các mốc thời gian kể trên. Quy hoạch này đòi hỏi phải có 209; 400 và 510 trại
sản xuất cá tra giống nơi sẽ cung cấp khoảng 17,0; 32,0 và 51,0 tỷ cá bột theo 3 mốc
thời gian kể trên.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh



Trang 1

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nghề nuôi cá tra đã và dang phát triển mạnh do chủ động được nguồn giống
sản xuất nhân tạo và chuyển mô hình ni lồng bè sang ni ao đã làm cho chí phí
đầu tư ban đầu giảm, cơng tác vệ sinh, cải tạo ao ni, phịng bệnh thuận tiện hơn,
mơi trường nuôi được quản lý tốt hơn, nên thâm canh và áp dụng các biện pháp kỹ
thuật dễ dàng đã làm cho năng suất cá tra nuôi tăng đáng kể,…Cùng với việc nuôi
thử nghiệm thành công ở vùng giao thoa ngọt lợ của các tỉnh ven biển cũng đã góp
phần làm cho diện tích ni cá tra tăng lên, với chi phí đầu tư giảm (do giá đất ở các
tỉnh ven biển thấp hơn khu vực nước ngọt nuôi cá tra truyền thống) từ đó làm cho
sản lượng cá tra nguyên liệu tăng rất nhanh.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (2008) thì giá cá tra,
basa biến động rất mạnh trong giai đoạn 1997-1998, cá tra xuất khẩu có giá là 4,93
USD/kg và giảm xuống cịn 2,28 USD/kg vào năm 2003. Sang năm 2004, tăng nhẹ
lên 3,01 USD/kg và giảm xuống còn 2,56 USD/kg vào năm 2005. Năm 2007, giá
xuất khẩu đạt mức bình quân 3,25 USD/kg nhưng 06 tháng đầu năm 2008 chỉ còn
2,28 USD/kg.
Trong thời gian qua, giá thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, giá thuê mướn nhân
công, giá đất và công đào ao,.. đều tăng do phong trào nuôi cá tra phát triển q
nóng và tràn lan làm cho giá thành ni cá tra tăng cao. Mặc dù các hộ nuôi, các nhà
khoa học và các nhà quản lý luôn cố gắng áp dụng các biện pháp tăng năng suất
nhằm giảm chi phí, nhưng do sản lượng cung cấp cá nguyên liệu là quá lớn đã làm
cho giá cá liên tục bị giảm nên hiệu quả đem lại cho nghề nuôi cá tra là rất thấp.
Từ những diễn biến của ngành nuôi cá tra như trên, việc tìm giải pháp cho sự

phát triển bền vững, ổn định và hiệu quả của nghề ni cá tra trong thời gian tới cần
có định hướng rõ ràng từ hộ nuôi, doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu và các
nhà quản lý,… Để góp phần vào nhận thức của hộ nuôi về hiệu quả cá tra nuôi ao
trong tương lai. Tôi chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long” để
làm luận văn tốt nghiệp cao học.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 2

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ hiện trạng và phân tích hiệu quả tài chính
của mơ hình ni cá tra trong ao ở ĐBSCL thời gian qua. Từ đó, cung cấp thơng tin
và đề xuất các giải pháp cho việc cải thiện và nâng cao hiệu quả tài chính trong việc
phát triển mơ hình cá tra nuôi ao trong thời gian tới ở ĐBSCL.
Các mục tiêu cụ thể của đề tài gồm có:
(1). Phân tích được tình hình sản xuất sản phẩm cá tra ni ao ở ĐBSCL.
(2). Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, chi phí và các chỉ
tiêu tài chính của cá tra nuôi ao.
(3). Nhận thức của người nuôi cá tra ao ở ĐBSCL.
(4). Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện hiệu quả tài chính (hay
giảm chi phí) của mơ hình cá tra ni ao ở khu vực ĐBSCL.
1.3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cơ bản của đề tài

(1). Khơng có sự tác động nào của các nhân tố như diện tích, số ao ni, số vụ
ni, mật độ nuôi, thức ăn, thời vụ nuôi, lao động,… đến năng suất cá tra ni ao.
(2). Khơng có sự tác động nào của các nhân tố như diện tích, số ao nuôi, số vụ
nuôi, mật độ nuôi, thức ăn,… đến lợi nhuận cá tra ni ao.
(3). Khơng có sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến năng suất cá tra nuôi ao.
(4). Không có sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến chi phí cá tra nuôi ao.
Kết luận rút ra từ các kết quả kiểm định thống kê giúp cho việc quyết định chấp
nhận hay bác bỏ những giả thuyết trên đây.
1.3.2. Các câu hỏi nghiên cứu chủ yếu
(1). Những thông tin kinh tế - kỹ thuật cơ bản nào giúp mô tả được các cơ sở
nuôi cá tra ao?
(2). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất cá tra nuôi ao?
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 3

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

(3). Quy trình kỹ thuật nào quan trọng trong việc ni cá tra?
(4). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí cá tra nuôi ao?
(5). Nhận thức của hộ nuôi như thế nào về các vấn đề liên quan đến nuôi cá tra
nuôi ao hiện tại và thời gian tới?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong 11 tháng, từ tháng 06 năm 2008 đến

tháng 05 năm 2009.
Công việc thu thập số liệu được thực hiện ở 06 tỉnh, thành phố có ni cá tra
phổ biến ở ĐBSCL và chia ra 3 khu vực: (i) Thượng lưu sông Cửu Long của Việt
Nam (An Giang, Đồng Tháp), (ii) Trung lưu (Cần Thơ, Vĩnh Long) và (iii) Hạ lưu
(Bến Tre, Trà Vinh). Công tác mã hoá, nhập và xử lý số liệu cũng như viết báo cáo
đề tài được tiến hành tại thành phố Cần Thơ từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 05
năm 2009.
1.4.2. Kết quả mong đợi và giới hạn đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp làm rõ tình hình cá tra ni ao ở ĐBSCL,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, chi phí cá tra ni cũng như các
chỉ tiêu tài chính của mơ hình cá tra ni ao ở ĐBSCL. Đề tài cũng góp phần đề
xuất một số giải pháp cơ bản cho việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ cá tra nguyên liệu
trong gian tới theo hướng cải thiện các chỉ tiêu tài chính cho nghề ni cá tra ao ở
đồng bằng này.
Trong thời gian ngắn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân tích hiệu quả tài
chính, khơng phân tích tác động về môi trường và những vấn đề khác. Đồng thời với
những hạn chế về nhân lực, kinh phí và việc thu thập số liệu từ nhiều nguồn, khó
đảm bảo tính chính xác, phỏng vấn viên thiếu kinh nghiệm trong khảo sát, bản thân
tác giả có giới hạn về kinh nghiệm trong nghiên cứu nên ít nhiều có những thiếu sót
nhất định, nên rất mong sự góp ý của quý thầy cô, các bạn và những người am hiểu
về ngành hàng này.
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 4

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long


1.5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài được kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và ngành nuôi trồng thủy sản
vùng đồng bằng sông Cửu Long
Chương 4: Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá tra vùng ĐBSCL
Chương 7: Kết luận và kiến nghị

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 5

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THỦY SẢN
2.1.1. Các khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản
2.1.1.1.

Khái niệm nuôi trồng thuỷ sản

Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản được Tổ chức Nơng lương Thế giới (FAO,
tóm lược bởi Lê Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố:

-

Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thuỷ sản.

-

Quá trình phát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của con
người.

-

Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động.

Theo Phạm Minh Thành (2002), thì ni trồng thuỷ sản là hoạt động sản xuất
lấy đối tượng là những sinh vật sống trong nước để tạo ra những sản phẩm phục vụ
cho con người. Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm: (1) Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, (2)
Nuôi trồng hải sản, (3) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
2.1.1.2.

Khái niệm thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản

Thâm canh trong nuôi trồng thuỷ sản là hình thức ni được đầu tư lớn về cơ
sở vật chất kỹ thuật, đòi hỏi người ni phải có nhiều kinh nghiệm, trình độ chun
mơn về kỹ thuật và quản lý trong nuôi trồng thuỷ sản. Đây là hình thức ni với
nguồn giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, đầu cơ sở hạ tầng tốt, đảm bảo điều kiện
để hạn chế tác động của môi trường tự nhiên trong việc quản lý, chăm sóc và phịng
chống dịch bệnh và thu hoạch,…đạt được năng suất cao.
2.1.2. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế
2.1.2.1.


Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là số tiền mà một cơ sở hay doanh nghiệp phải chi ra để mua
các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hố nhằm mục
đích thu đuợc lợi nhuận.
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 6

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2.2.

Tỷ số thu nhập trên chi phí

Thể hiện lượng thu nhập nhận được từ việc đầu tư một đơn vị tiền tệ trong một
thời gian nào đó.
TR/TC = Tổng thu nhập / Tổng chi phí
2.1.2.3.

Tỷ số lợi nhuận trên chi phí

Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ việc đầu tư một đơn vị tiền tệ trong một
khoảng thời gian nào đó.
LN/TC = Tổng lợi nhuận / Tổng chi phí
2.1.2.4.


Tỷ số lợi nhuận trên thu nhập

Thể hiện lượng lợi nhuận đạt được từ một đơn vị thu nhập nhận được
LN/TR = Tổng lợi nhuận / Tổng thu nhập
2.1.3. Đặc điểm ngành thủy sản
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh
tế đất nước. Quy mô của ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trị của Ngành
Thuỷ sản cũng tăng lên khơng ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực
hoạt động mang những tính chất cơng nghiệp, nơng nghiệp, thương mại và dịch vụ,
cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Trong khi các ngành khai thác, đóng sửa tàu thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các
thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, ngành chế
biến thuỷ sản thuộc nhóm cơng nghiệp B, ngành thương mại và nhiều hoạt động
dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ
thì ni trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của ngành nơng nghiệp.
Vì vai trò ngày càng quan trọng của ngành Thuỷ sản trong sản xuất hàng hoá
phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước và thu ngoại tệ, từ những năm cuối
của thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ đã có những chú ý trong qui hoạch hệ
thống thuỷ lợi để không những phục vụ tốt cho phát triển nơng nghiệp mà cịn tạo

GVHD: TS. Lê Xn Sinh

Trang 7

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long


điều kiện thuận lợi cho phát triển mạnh về nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt đối với vùng
ĐBSCL.
2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.2.1. Lý thuyết năng suất theo quy mô
Theo lý thuyết năng suất theo quy mơ (Pindyck và Rubinfeld, 1999, trích từ Võ
Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia
tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình
sản xuất trong dài hạn. Năng suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai
lần trong khi các yếu tố đầu vào tăng gấp đôi (Lê Bảo Lâm và cộng sự, 1999). Đối
với các xí nghiệp có chi phí trung bình dài hạn là cố định cho dù sản lượng tăng, khi
đó năng suất khơng đổi theo quy mơ (Begg và cộng sự, 1995). Hay khi tăng gấp đôi
số lượng yếu tố sản xuất được sử dụng thì sản lượng cũng tăng gấp đôi tương ứng,
năng suất không đổi theo quy mô (Lê Bảo Lâm và cộng sự, 1999). Đối với các xí
nghiệp có chi phí trung bình dài hạn tăng theo đà sản lượng tăng (Begg và cộng sự,
1995), hay tỉ lệ tăng của sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố sản xuất, khi đó
năng suất giảm theo quy mô.
2.2.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế phản ánh mối quan hệ tỷ số giữa đầu ra có ích với đầu vào
được sử dụng. Đầu vào có thể tính theo số lao động, vốn hay thời gian lao động hao
phí, chi phí thường xuyên. Đầu ra thường dùng giá trị tăng thêm (Lê Dân, 2007).
Hoàng Hùng (2007) cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết
quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được tính tốn khi kết thúc một quá trình sản
xuất kinh doanh.
2.2.3. Kiến thức thủy sản
Kiến thức thủy sản có thể xem như một tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh
tế và cộng đồng mà hộ ni có được để ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.
Theo Đinh Phi Hổ (2007), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Kiến
thức phụ thuộc vào mức độ và khả năng tiếp cận của mỗi người. Với tất cả nguồn
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh


Trang 8

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

lực đầu vào giống nhau, hai hộ ni có trình độ kỹ thuật về thủy sản khác nhau sẽ có
kết quả ni trồng khác nhau. Kiến thức cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất.
Để nuôi cá, hộ nuôi phải có đất, có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống thức ăn,
thuốc, hóa chất,… và có lao động để tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, các hộ nuôi phải
có đủ kiến thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó đạt hiệu quả.
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động của Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực,
đặc biệt là ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Năng suất lao động nông
nghiệp của Việt Nam khoảng 244 USD, tương đương 75% so với Trung Quốc, 33%
so với Indonesia, 25% so với Thái Lan, 18% so với Philippines và 4% so với
Malaysia (World Bank, 2000). Nếu khơng có sự đột phá về năng suất lao động thì
Việt Nam khơng thể canh tranh được với các nước trong khu vực.
Nâng suất lao động phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: năng suất đất (giá trị sản
phẩm tính trên 1 ha) và năng suất đất – lao động (diện tích đất nơng nghiệp tính trên
1 lao động).
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Cá tra và basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam, là hai lồi cá ni có giá trị kinh tế cao. Cá tra được nuôi
phổ biến ở hầu hết các nước Đơng Nam Á, là một trong những lồi cá nuôi quan
trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong hạ lưu sơng Mê Kơng đã có nghề ni
cá tra truyền thống là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam do có nguồn cá tra tự
nhiên phong phú. Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 lồi thuộc
họ cá tra, chỉ có 2% là basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra chiếm một nữa tổng sản

lượng các lồi cá ni. Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh ni cá nhiều nhất, có 50% số
trại nuôi cá tra, đứng thứ hai sau cá rô phi. Một số nước trong khu vực như
Malaysia, Indonesia cũng đã ni cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của
thế kỷ 20.
Đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam đã có truyền thống ni cá tra, cá basa. Cá
tra được phổ biến trong cả ao và bè, cá basa chủ yếu nuôi bè. Hiện nay nuôi cá tra và
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 9

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

basa đã phát triển ở nhiều địa phương, không chỉ ở Nam Bộ mà một số nơi ở mền
Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi các đối tượng này. Những năm gần
đây ni các lồi cá này phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và
nguyên liệu cho xuất khẩu. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao.
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng Nam
Bộ. Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng ni chính là cá tra.
Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam Bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính
yếu và có mặt trên thị trường quanh năm. Vào mùa lũ, nguồn cá tự nhiên do sông
Mê Kông tải về một lượng khổng lồ cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của cư dân.
Vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước sông cạn, cá rút đi khỏi các khu đồng
trũng thì cá cung cấp cho thị trường trở nên khan hiếm, lúc này cá nuôi hoặc lưu giữ
trong ao, nhất là cá tra trở thành nguồn thực phẩm quan trọng. Tài liệu thống kê của
tỉnh An Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn của
tỉnh lúc bấy giờ là ni cá tra. Có lẽ do An Giang là 1 trong 2 tỉnh (cùng Đồng Tháp)
có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra giống phát triển nhất

trong cả nước. Tài liệu của Uỷ hội sông Mê Kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá
tra ở miền Nam Việt Nam trong những thập niên 50-70. Ni cá tra truyền thống và
ghép với một lồi cá khác, người nuôi thường tiến hành thu hoạch vào cuối năm hay
những tháng mùa khô. Từ những năm 1970 về trước, khi nghề ni cá cịn hạn chế
về mặt kỹ thuật nuôi, về con giống và tập quán nuôi cá, thì nghề ni cá cịn mang
tính đơn điệu với đối tượng ni chủ yếu là cá tra, cịn các đối tượng khác thì rất ít.
Do đặc tính chịu đựng được môi trường khắc nghiệt nên nghề nuôi cá tra khơng cần
phải đào ao lớn mà ni vẫn có hiệu quả.
Từ khi mở rộng thị trường xuất khẩu cá tra và basa và tìm được thị trường mới,
nghề ni cá tra, basa như bước sang một trang mới. Cùng với thành công sản xuất
đủ nhu cầu giống nhân tạo, nghề nuôi cá tra, basa trong bè cũng như trong ao phát
triển mạnh mẽ, sản lượng cá tăng lên liên tục trong những năm gần đây. Cá tra, basa
đã trở thành đối tượng xuất khẩu với nhiều mặt hàng chế biến đa dạng, phong phú
và được xuất sang hàng chục nước và vùng lãnh thổ. Nhưng nhu cầu thực phẩm
trong nước vẫn là thị trường vô cùng rộng lớn mà chúng ta còn bỏ ngỏ, chưa được
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 10

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

quan tâm đúng mức. Cá tra, basa hiện đang có sản lượng xuất khẩu nhiều nhất trong
các lồi cá ni nước ngọt.
Võ Thanh Thu và ctv (2002) thực hiện nghiên cứu “Những giải pháp về thị
trường cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam”. Đánh giá thực trạng xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam qua các thị trường.
Trần Anh Tú (2003) thực hiện luận văn thạc sĩ về “Giải pháp phát triển ngành

cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long đến 2010”. Tìm giải pháp khả thi cho việc
phát triển thuỷ sản của Bộ Thuỷ sản nói riêng và Đảng, Nhà nước nói chung.
Lê Xn Sinh (2007) đã phân tích “Các yếu tố liên quan tới sự phát triển bền
vững ngành cá tra ở ĐBSCL”.
Nguyễn Phú Son (2007), thực hiện “Nghiên cứu thị trường cá tra và basa ở
ĐBSCL, Việt Nam”. Nhằm mô tả xu hướng phát triển thị trường từ người nuôi đến
người tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu, hướng tới chất lượng sản phẩm, quy hoạch
cho sự phát triển ngành hàng này ở ĐBSCL.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 11

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
ĐBSCL nằm ở phần cuối của lưu vực sông Mekong với tổng diện tích tự nhiên
khoảng 4 triệu ha, bằng 5% diện tích tồn khu vực, 28.000 km sơng rạch, ba mặt
giáp biển. Tồn vùng gồm có 13 tỉnh và thành phố, với số dân khoảng 18 triệu
người, là vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, chiếm 50% sản lượng lúa, 70% sản
lượng trái cây, 52% thuỷ sản, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản của cả nước (Nguyễn Hữu Thái, 2008).
Nhiệt độ trung bình là 28 độ C, có chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình năm
khoảng 2.226 – 2.709 giờ. Có 2 mùa rõ rệt, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4, mùa

mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình qn là 2.400 mm. Lượng nước từ
sơng Mekong chảy qua ĐBSCL hàng năm thông qua sông Tiền và sông Hậu khoảng
500 tỷ m3, về mùa khô đây là lượng nước mặt duy nhất cung cấp cho khu vực
ĐBSCL. Đất đai, có khoảng 2,60 triệu ha sử dụng để phát triển sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 65% diện tích tự nhiên (Viện Nghiên cứu
chiến lược, 2007).
Việc vùng ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3-4 tháng tạo nên
một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt làm hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt
và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên
những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, ni trồng thuỷ sản và bổ sung độ phì
nhiêu cho đất trồng trọt. ĐBSCL có bờ biển dài trên 700km, khoảng 360.000km2
khu vực đặc quyền kinh tế, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Nam giáp Thái Bình
Dương và phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan, tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 12

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Cây lúa - cây trồng chủ lực, là sản phẩm chuyên môn hoá cao nhất vùng. Hàng
năm lúa gạo của vùng ĐBSCL đóng góp phần lớn vào việc cung ứng nhu cầu trong
nước và chiếm tới 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Sau lúa là nuôi trồng và
khai thác thuỷ sản. Với 8/13 tỉnh giáp biển, lại có 2 sơng lớn là sông Tiền và sông
Hậu song song nối các tỉnh với biển Đơng, vùng ĐBSCL có điều kiện rất thuận lợi

để nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ cũng như nước ngọt. Nhịp độ tăng trưởng
sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 8-9%/năm (nhanh hơn cả nước khoảng
8%/năm), tương ứng với khoảng 100-120 nghìn tấn/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản
của vùng chiếm khoảng 60% cả nước. Trong thuỷ sản nuôi trồng, đáng chú ý nhất là
con tôm. Sản lượng tôm ở vùng ĐBSCL chiếm gần 80% của cả nước. (Khánh Vi,
2008).
Dân số toàn vùng (2006) là 17,5 triệu người, bằng 21% dân số cả nước. Theo
tài liệu điều tra dân số năm 1989 là 14,4 triệu, năm 1999 là 16,13 triệu người. Tỉ lệ
tăng giữa 2 cuộc điều tra 1979 và 1989 là 3,02%, giữa 1989 và 1999 là 2,01%, tỉ lệ
tăng bình quân (2001-2005) là 1,1%. Số người trong độ tuổi lao động (2004) là 9,28
triệu, chiếm 51% dân số, trung bình mỗi năm (2001-2005) tăng thêm 300 nghìn.
Năm 1996 chỉ có 7,4% số người trong độ tuổi được đào tạo chuyên môn từ sơ cấp
trở lên, năm 2000 là 9,8% và 2004 là 14,6%. Tăng trưởng kinh tế từ 1992-1995 vào
khoảng 15%, từ 1996-2000 là 7,9% và 2001-2005 là 10,4%. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa (2005) 92,6 nghìn tỉ đồng, bằng 19,3% của cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu (2006) 4,2 tỉ USD, bằng 5% so cả nước (xuất khẩu 3,1 tỉ USD, nhập khẩu 1,1 tỉ
USD). FDI từ 1988-2006 (chỉ tính phần vốn còn hiệu lực) là 1,8 tỉ USD bằng 3%
tổng FDI cả nước. (Đại học Thuỷ lợi, 2008).
Là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, ĐBSCL chiếm đến 35% trong giá trị sản
xuất nông nghiệp, 66% giá trị sản xuất thủy sản cả nước. Trong đó lúa: 52% diện
tích, 50% sản lượng và hầu hết lượng gạo xuất khẩu; thủy sản: 52% sản lượng và
hơn ½ kim ngạch xuất khẩu; cây trái (cây ăn quả và cây có múi): hơn 50% diện tích
và 70% sản lượng. Là vùng đất giàu tiềm năng nhưng sự phát triển về kinh tế và xã
hội của ĐBSCL cho đến nay đầy trăn trở. Gần đây, đã có nhiều cuộc thảo luận và

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 13

HVTH: Trần Xuân Điếu



Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

nhiều câu hỏi được đặt ra nhằm đánh giá sự phát triển trong thời gian qua, vai trị và
vị trí của ĐBSCL trong giai đoạn mới của đất nước.
3.2. SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
Với điều kiện về lượng nước, lượng mưa, chế độ nắng, nhiệt độ như trên đã
đem lại cho ĐBSCL nhiều thuận lợi trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là cá tra.
Cá da trơn ở Việt Nam chủ yếu được nuôi ở ĐBSCL, phổ biến nhất là cá tra,
basa. Việc phát triển ngành nuôi cá tra trong thời gian qua tăng nhanh về mặt sản
lượng và diện tích. Việc tăng trưởng nhanh ngành hàng này có nhiều nguyên nhân,
trong đó việc chủ động được nguồn giống do áp dụng thành công phương pháp sinh
sản nhân tạo, kỹ thuật nuôi, phương pháp nuôi đã được cải tiến và thị trường tiêu thụ
được mở rộng, đặc biệt là thị trường xuất khẩu,…Cụ thể, về diện tích ni năm 2005
là 4.912,5 ha, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2000 và 3,81 lần so với năm 1997. Tốc độ
tăng diện tích bình qn giai đoạn từ 1997 - 2005 là 19,3%/năm. Năm 2006, do giá
cá tra giảm nên diện tích ni cá tra giảm cịn 4.243 ha, đến tháng 06/2007 tăng lên
4.919,7 ha, và tiếp tục tăng đến tháng 06/2008 đạt khoảng 5.890,5 ha. (Bộ NN &
PTNT, 2008).
Sản lượng tăng từ 22.550 tấn năm 1997 lên 371.482 tấn năm 2005 tăng gấp
16,47 lần. Tốc độ tăng sản lượng trung bình giai đoạn 1997 – 2005 là 46,3%/năm,
cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng bình qn diện tích ni (19,3%/năm). Năm
2006, sản lượng cá tra nuôi đạt 567.082 tấn (Báo cáo của các sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh, 2007), đạt 1 triệu tấn năm 2007 và có thể đạt 1,2 triệu
tấn năm 2008 (Ngơ Sơn, 2008).
Năm 2006, ĐBSCL có 136 nhà máy chế biến thuỷ sản, trong đó có 70 nhà máy
chế biến cá tra xuất khẩu, công suất 1,5 triệu tấn năm (Công Phiên, 2008).
Cá tra, basa hầu như được xuất khẩu dưới dạng phi-lê, sản lượng xuất khẩu

không ngừng tăng lên và tăng cao qua các năm, từ 4.000 tấn năm 1997, tăng lên
116.000 tấn năm 2005 (Bộ Thuỷ sản, 2005). Tới năm 2007 đạt 383.200 tấn, đạt kim
ngạch xuất khẩu 974,12 triệu USD và có khoảng 80 mặt hàng được chế biến từ cá
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 14

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

tra. Các mặt hàng cá tra, basa có mặt tại 98 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới, được
phân bố cho các thị trường như EU chiếm 42,20%, Nga chiếm 11,17%, các nước
ASEAN chiếm 8,69%, Ucraina chiếm 6,10%, Hoa Kỳ chiếm 3,55%, Hồng Kông
chiếm 3,26%, UAE chiếm 2,39% và Canada chiếm 1,93%,…(Bộ Thương mại,
2007).

Biểu đồ 3.1: Thị trường tiêu thụ sản phẩn cá tra

Lợi nhuận thu được từ nuôi cá tra năm 2003 là 1.033 đồng/kg cá nuyên liệu,
còn năm 2002 là 2.886 đồng/kg (Nguyễn Phú Son, 2003). Đầu năm 2008, người
nuôi cá tra có thể thu lãi hơn 5.000 đồng/kg (Hồng Hậu, 2008), nhưng đến giữa
năm 2008, lổ khoảng 2.000 đồng/kg (Thơng tấn xã Việt Nam, 2008) do chi phí thức
ăn tăng cao dẫn đến giá thành tăng ở mức 14.000 -15.500 đồng/kg (Nguyễn Thắng,
2008).

Biến động giá cá tra thịt trắng và thịt vàng từ tháng 07/2007 đến 06/2008 được
thể hiện qua biểu đồ 3.2
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh


Trang 15

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Biểu đồ 3.2: Biến động giá cá tra thịt trắng và thịt vàng từ tháng 07/2007 đến 06/2008

3.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA ĐẾN 2009
Theo số liệu của Hải quan, tính đến ngày 14/11/2008, tổng kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản của cả nước đã chạm mức 4 tỷ USD. 10 tháng đầu năm, xuất khẩu
thuỷ sản của cả nước đạt 1.054.600 tấn, trị giá 3,828 tỷ USD, tăng 39,4% về lượng
và 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu trong tháng 10 đạt 124.328
tấn, trị giá 478,23 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và giá trị so với tháng
10/2007.
Tôm đông lạnh, cá tra, basa và mực, bạch tuộc đơng lạnh- 3 mặt hàng chínhvẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất 35,4%
với 158.527 tấn, trị giá 1,354 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, tăng 22,5% và 10,4%
so với cùng kỳ.
Cá tra, basa chiếm 32,4%, với 550.070 tấn, trị giá 1,240 tỷ USD, đạt mức tăng
trưởng cao nhất, tăng 74,5% về lượng và 53,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 74.233 tấn, trị giá 271,79 triệu USD, tăng 9,5%
về lượng và 17,3% về giá trị so với cùng kỳ.
EU vẫn đứng đầu trong các thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, chiếm
25,3% tổng xuất khẩu thuỷ sản của cả nước với gần 970 triệu USD, tăng 29,3% so

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 16


HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

với 10 tháng năm 2007. EU là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra của Việt Nam
với kim ngạch 487,51 triệu USD, tăng 23,4%.
Xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật chiếm 18,1%, đứng vị trí thứ 2, với khoảng 693
triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Đây là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn
nhất của Việt Nam với 412 triệu USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sang Mỹ, thị trường lớn thứ 3, tăng 5% so với cùng kỳ, đạt 624 triệu
USD. Xuất khẩu sang nước này trong tháng 10 đạt 89,4 triệu USD, tăng 32,3%.
Xuất khẩu sang Nga trong tháng 10 có vẻ chững lại, nhưng vẫn đạt mức tăng
trưởng 3 con số trong 10 tháng, với 109,9% đạt 194,7 triệu USD. Nga, Ucraina và
Ai Cập vẫn tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Nga là thị
trường đơn lẻ có mức kim ngạch nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam cao nhất với
169,78 triệu USD trong 10 tháng, tiếp đến là Ucraine với 129 triệu USD và Tây Ban
Nha 104,78 triệu USD. Xuất khẩu cá tra, basa sang Ai cập tăng 250% đạt 43,1 triệu
USD. (Theo VASEP,2008).
Năm 2008, diện tích ni cá tra ở khu vực ĐBSCL khoảng 6.000 ha, đạt sản
lượng hơn 1,1 triệu tấn. Sản lượng cá tra thành phẩm xuất khẩu là 633 ngàn tấn. (Bộ
NN & PTNT, 2009). Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm cá tra đã đạt trên 1,453 tỷ
USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản (4,509 tỷ USD), tăng 48,4% so
với năm 2007. (Nguyễn Huyền, 2009).
Năm 2009 xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Suy
thối kinh tế thế giới có thể sẽ tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Việt Nam năm 2009. Theo dự báo của VASEP, kim ngạch tăng trưởng năm 2009 sẽ
giảm khoảng 15-20 % so với năm 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút
này được đưa ra là do khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới nên những

khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đối, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến
thương mại thủy sản năm 2009. Đặc biệt, các thị trường truyền thống của thủy sản
Việt Nam là EU, Mỹ, Nhật Bản có khả năng giảm nhiều nhất, khoảng 15 - 20%.
Nhiều nhà nhập khẩu bị ngân hàng siết tín dụng nên khơng có khả năng thanh toán

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 17

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

để nhập những đơn hàng mới. Trong đó, hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản
Việt Nam là tôm và cá tra sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 18

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
4.1.1. Phương pháp tiếp cận

Tham khảo các số liệu thứ cấp.
Phỏng vấn trực tiếp người nuôi cá tra.
Mơ tả, phân tích, so sánh, đối chiếu và suy rộng.
4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu khảo sát được tập trung theo các nhân tố có liên quan và ảnh hưởng đến
vấn đề nghiên cứu.
Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của ngành
thuỷ sản, trung tâm khuyến ngư các tỉnh, niên giám thống kê của Việt Nam và các
tỉnh thành ĐBSCL, cơ quan quản lý chuyên ngành, các chuyên gia, các bài nghiên
cứu của các nhà chuyên môn và các bài viết trên báo, tạp chí ngành, websites,…
Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp từ người nuôi bằng bảng câu hỏi được
soạn trước và có tham khảo ý kiến các chun gia về quy trình ni, các nhân tố chi
phí phát sinh trong q trình ni cá tra. Bảng câu hỏi phỏng vấn được phỏng vấn
thử và hiệu chỉnh trước khi thực hiện phỏng vấn đại trà.
Nội dung phỏng vấn hộ nuôi cá tra ao bao gồm những vấn đề sau:
-

Thông tin chung của hộ nuôi.

-

Thông tin kinh tế - kỹ thuật hộ nuôi tiếp nhận được.

-

Thông tin chung về thiết kế của cơ sở nuôi và quy trình ni cá được áp
dụng.

-


Số lượng và chất lượng cá giống, mua bán trong năm.

-

Các loại thức ăn được sử dụng, số lượng và cách sử dụng.

-

Những bệnh chủ yếu trên cá tra và việc phòng bệnh cho cá tra ni trong
ao.

-

Chi phí phục vụ cho q trình ni cá tra.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 19

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

-

Thu hoạch, sản lượng, cách tiêu thụ và giá bán cá tra.

-


Những nhận thức về các vấn đề liên quan đến ngành hàng cá tra.

4.1.3. Cơ cấu mẫu
- Số mẫu được thu theo địa bàn trọng điểm, đảm bảo yêu cầu so sánh thống
kê giữa các tỉnh thành được chọn ở khu vực ĐBSCL. Số mẫu được thu thập mỗi tỉnh
thành là 30-35 mẫu, cụ thể được tiến hành như sau: (i) Khu vực thượng lưu sông
Cửu Long của Việt Nam (An Giang, Đồng Tháp); (ii) Khu vực trung lưu (Cần Thơ,
Vĩnh Long) và (iii) khu vực hạ lưu (Bến Tre, Trà Vinh). Các khu vực có thể có khác
biệt về nguồn nước, kinh nghiệm nuôi,…
- Xác định cỡ mẫu theo phương pháp định ngạch theo địa bàn.
Bảng 4.1: Số mẫu phỏng vấn theo tỉnh, thành
Tỉnh, thành
phố
An Giang
Đồng Tháp
Cần Thơ
Vĩnh Long
Bến Tre
Trà Vinh
Cộng

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

Cộng

30

32
62

35
32
32
32
30
32
193

35
32
32
32

67

64

4.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Trong q trình thực hiện báo cáo, số liệu được mã hoá và các mềm máy tính
như Excel và SPSS để nhập và xử lý số liệu.
Các phương pháp phân tích số liệu sau được sử dụng trong nghiên cứu:
(1) Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng mẫu nghiên cứu. Qua
phương pháp này, các số liệu thơ được quản lý và phân tích dựa vào tần suất xuất
hiện, phân tổ thống kê để tìm sự tin cậy qua khác biệt trung bình mẫu, số lớn nhất,
nhỏ nhất để đưa ra kết luận trong nghiên cứu.
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh


Trang 20

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thơng tin đã thu thập
làm cơ sở phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu được. Thí
dụ như: Số diện tích ni, số ao ni, trình độ học vấn theo cấp học, năm kinh
nghiệm,…
(2) Phương pháp so sánh bảng chéo:
Để so sánh tần suất hoặc sự khác biệt về tỷ lệ nếu có giữa các nhóm đối tượng
nghiên cứu về một số nhân tố.
(3) Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê:
Phương pháp này dùng để kiểm định giá trị trung bình của các biến nghiên cứu
nhằm so sánh giữa các nhân tố chi phí cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng
suất của cá tra ni.
(4) Phương pháp phân tích hồi quy tương quan:
Phân tích hồi quy là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến
số (biến giải thích hay biến độc lập: independent variables) đến một biến số (biến
kết quả hay biến phụ thuộc: dependent variable) nhằm dự báo biến kết quả dựa vào
các giá trị được biết trước của các biến giải thích.
Phương pháp hồi quy tương quan đa biến dùng để phân tích cùng lúc các biến
độc lập với giả định có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là năng suất hay chi phí nuôi
cá tra.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng tới năng suất vì nó thể hiện được đặc điểm của sản xuất nơng nghiệp nói
chung và sản xuất thuỷ sản nói riêng, đó là năng suất biên giảm dần theo từng yếu tố

đầu vào. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng tổng quát như sau:
bn

Y1 = a1X 1b1 X b2 2 … X n
Trong đó:

Y1 (biến phụ thuộc) là năng suất cá tra ni (tấn/ha/vụ)
a1 là hệ số hồi quy của mơ hình
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 21

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

b 1 , b 2 …, b n là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các
hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi quy.
X 1 , …Xn là những biến độc lập (biến giải thích) của mơ hình.
Hàm chi phí được ước lượng theo dạng tuyến tính:
Y2 = a2 + b1X1 + b2X2 +…+ bmXm
Trong đó:
Y2 (biến phụ thuộc) là chi phí nuôi (tấn/ha/vụ)
a2 là hằng số
b 1 , b 2 …, bm là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ
số này được ước lượng bằng phương pháp hồi quy.
X 1 , …Xm là những biến độc lập (biến giải thích) của mơ hình.
Các bước thành lập mơ hình tương quan được thực hiện như sau:
1_Liệt kê các biến Xi trên cơ sở tính logic của hệ thống cũng như quan điểm

phát triển bền vững. Ưu tiên sử dụng các biến mang tính “lượng hóa” hay các biến
sử dụng đơn vị tính về số lượng, kế đó là các biến sử dụng đơn vị tính là giá trị (nếu
khơng có số lượng). Hạn chế việc sử dụng các biến phân nhóm hoặc phân hạng vì
nếu các biến này phải tuân thủ chặt chẽ theo thang điểm mới sử dụng được (ví dụ:
phân nhóm nguồn giống không đủ cơ sở khẳng định trật tự số có liên quan tới chất
lượng), nếu khơng thì phải sử dụng biến ảo -Dummy (lấy 1 trong hai giá trị: 1 hoặc
0).
2_Trình bày bảng kết qủa tương quan đơn giữa từng biến X i với Y đang xét (r,
t, sig t).
3_Bảng tương quan đa biến giữa Y và tất cả các Xi (lần 1).
4_Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập X i theo mơ hình tương quan
đa biến lần 1.

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 22

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

5_Loại bỏ X nào để chạy lại mơ hình đa biến cần căn cứ vào cả 3 phần trên.
Chú ý tính logic, tránh những liên hệ mang tính nhân qủa giữa các biến X i hoặc Y &
Xi. Loại bỏ một biến khi xét theo cặp trong ma trận tương quan giữa các biến độc
lập khi cặp đó có r >0.5 trong Bảng (4) mà tính logic giữa 2 biến độc lập này là hợp
lý => loại bỏ biến nào có r nhỏ hơn trong Bảng (2). Có những trường hợp khi cặp
biến độc lập có r tương quan trong Bảng (4) mà khơng loại biến nào vì giữa chúng
khơng có liên hệ mang tính logic.
6_Chạy lại mơ hình và điều chỉnh theo các bước trên (bao nhiêu lần tùy theo

nghiên cứu, lần thứ 2 thường là để loại bớt các biến độc lập có tương quan khá chặt
với nhau; từ lần thứ 3 trở đi được dùng để loại dần các biến có giá trị t <= 1,00,
nhưng cũng có thể làm đồng thời). Nhưng lần cuối cùng là cho mô hình cuối cùng
trình bày trong luận văn tốt nghiệp. Bảng tương quan đa biến giữa Y và tất cả các X i
(lần cuối cùng) và các hệ số tương quan, ANOVA, F, Sig.F, Phương trình tương quan
đa biến, các hệ số B và các SE tương ứng cho từng hệ số B.
7_Mơ hình tương quan cuối cùng cũng cần có Bảng ma trận tương quan giữa
các biến độc lập Xi theo mơ hình tương quan đa biến lần cuối cùng.
8_Để kiểm tra, cần có các bảng 2, 3, 4, 6, 7 (Để ở phụ lục: 2, 3, 4, 7).
9_Giải thích mối quan hệ giữa từng Xi thực sự có ý nghĩa trong mơ hình
tương quan đa biến cuối cùng trong mối liên hệ đơn đối với Y đang xét, vẽ đồ thị và
phân tích => nhận xét và đề xuất phù hợp.
10_Nên kết hợp xét cả Y1 là Năng suất và Y2 là Lợi nhuận đối với cùng 1 biến
Xi nào đó và vẽ trên cùng 1 đồ thị sẽ tạo ấn tượng tốt, dễ nhận xét, kết luận và đề
xuất. (Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình Kinh tế Thủy sản, Đại học Cần Thơ)

GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 23

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 4.2: Các biến giải thích năng suất
Nhân tố kỹ thuật

Nhân tố đầu vào
Các nhân tố khác


Biến giải thích
Kinh nghiệm
Chun mơn về thủy sản
Lượng thức ăn/ha/vụ
Mật độ thả
Tỷ lệ thể tích thay nước
Chi phí sên, vét/ha/vụ
Chi phí thuốc, hóa chất
Vùng ni
Số vụ ni

Kỳ vọng dấu
+, +, +
+
+
+
+
+, +

Đơn vị tính
Năm ni cá
1=tập huấn; 0=khác
Tấn
Con/m2
%/lần thay
Triệu đồng
Triệu đồng
1=thượng lưu; 0=khác
Vụ


Bảng 4.3: Các biến giải thích chi phí
Nhân tố kỹ thuật

Nhân tố đầu vào
Các nhân tố khác

Biến giải thích
Kích cỡ cá giống thả ni
Quy trình ni cá tra sạch
Lượng thức ăn/ha/vụ
Mật độ thả
Tỷ lệ thể tích thay nước
Chi phí sên, vét/ha/vụ
Chi phí thuốc, hóa chất
Vùng ni
Diện tích bình qn/ao

GVHD: TS. Lê Xn Sinh

Kỳ vọng dấu
+, +, +, -

Trang 24

Đơn vị tính
cm
1=có áp dụng;0=khơng
Tấn
Con/m2
%/lần thay

Triệu đồng
Triệu đồng
1=thượng lưu; 0=khác
m2

HVTH: Trần Xuân Điếu


Phân tích hiệu quả tài chính mơ hình ni cá tra trong ao ở Đồng bằng sông Cửu Long

CHƯƠNG 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để phân tích, đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất của các hộ
nuôi cá tra ao, sử dụng mơ hình của dạng hàm Cobb-Douglas tổng qt như sau:
-

Mơ hình lý thuyết với biến phụ thuộc là năng suất cá tra nuôi:
b3

b5

b6

b7

Y 1 = a 1 X 1b1 X b2 2 X 3 X b4 4 X 5 X 6 X 7 X8b8X9b9
Trong đó:
a1 là hệ số hồi quy của mơ hình
b1, b2…, b7 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập.

X1 là tuổi của chủ hộ nuôi (năm). Kỳ vọng mang dấu (+), vì tuổi càng cao thì
kinh nghiệm ni càng nhiều nên năng suất tăng.
X2 là số vụ nuôi/năm (vụ). Kỳ vọng mang dấu (-), vì số vụ ni càng nhiều thì
năng suất có thể giảm.
X3 là mật độ thả (con/m2). Kỳ vọng mang dấu (+) vì mật độ thả càng cao thì
năng suất càng tăng.
X4 là lượng thức ăn/ha/vụ (tấn). Kỳ vọng mang dấu (+) vì chi phí thức ăn sẽ
đồng biến với năng suất.
X5 là chi phí thuốc, hóa chất/ha/vụ (triệu đồng). Kỳ vọng mang dấu (+) vì chi
phí thuốc, hóa chất sẽ đồng biến với năng suất.
X6 là chi phí sên, vét/ha/vụ (triệu đồng). Kỳ vọng mang dấu (+) vì chi phí sên,
vét sẽ đồng biến với năng suất.
X7 là biến giả, đại diện cho vùng nuôi, nhận giá trị là 1 nếu Thượng lưu và
nhận giá trị 0 nếu là vùng khác.
X8 là chuyên môn về thuỷ sản, nhận giá trị là 1 nếu được tập huấn và nhận giá
trị 0 nếu trường hợp khác.
GVHD: TS. Lê Xuân Sinh

Trang 25

HVTH: Trần Xuân Điếu


×