Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

thực trạng của nền giáo dục việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.19 KB, 34 trang )

Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.
Mc lc

Mc lc
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích Nhiệm vụ của đề tài
III. Phương pháp
IV. Đối tượng, phạm vi
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Một số khái niệm
II. Nhiệm vụ xu hướng và thành tựu của giáo dục
1. Nhiệm vụ của giáo dục
2. Xu hướng của thời đại
3 .Xu thế đổi mới
4. Thành tựu giáo dục của nước ta
III. Thực trạng - Những hạn chế yếu kém của giáo dục nước ta
3.1. Giáo dục nhà trường
IV. NGUYÊN NHÂN
V. NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
C. PHẦN KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
1
2
2
3


3
3
5
6
7
9
9
25
26
30
31


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

PHN M U.
I.

Lí DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Một nhà chính trị gia từng nói: “ Muốn chấn hưng dân tộc thì trước hết

phải chấn hưng dân trí”. Đúng vậy, một dân tộc phát triễn là một dân tộc có nền
dân trí cao, có nhiều người tài giỏi. Muốn có nền dân trí cao, có nhiều người tài
giỏi thì địi hỏi dân tộc đó phải có một hệ thống giáo dục hồn chỉnh và đạt tiêu
chuẩn. Vì vậy, giáo dục được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đưa lên hàng đầu

và xem là nhân tố chìa khố để mở cánh vào cửa tương lai cho đất nước.
Thế nhưng nền giáo dục của nước ta hiện nay ra sao? Chất lượng đào tạo
của nước ta như thế nào? Và đào tạo đã đạt chuẩn hay chưa? Đây thực sự là
những câu hỏi lớn đang là vấn đề nhức nhối và đáng quan tâm của các cấp, các
ngành (đặc biệt là ngành giáo dục) và là sự quan tâm chú ý của toàn xã hội.
Điều đáng chú ý là, hiện nay nền giáo dục nước ta đang còn tồn tại nhiều
yếu kém và tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là một sinh viên (đặc biệt là sinh viên ngành sư phạm) thì tơi khơng thể
thờ ơ trước thực trạng của nền giáo dục Việt Nam. Với khát khao nghiên cứu
khoa học, tìm hiểu thêm về nền giáo dục nước ta, cùng với sự giảng dạy trực
tiếp và hướng dẫn của Giảng viên - Thạc sĩ: Lê Thị Ngọc Lan. Tôi đã quyết
định lựa chọn đề tài này.

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Thơng qua đề tài này giúp tơi có một cái nhìn tổng qt, tồn diện hơn về
nền giáo dục của nước nhà. Đồng thời qua đó thấy được những thành tựu cũng
như những hạn chế để từ đó ta đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện nền giáo
dục Việt Nam.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

III. PHNG PHP NGHIÊN CỨU.
Khơng có một phương pháp nào là vạn năng. Vậy, để thực hiện đề tài
này một cách tốt nhất trong một thời gian nhất định. Ở đây tôi sử dụng
nhiều phương pháp đó là:
- Phương pháp sử dụng tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp- so sánh.
Trong đó để thực hiện đề tài này phương pháp sử dụng tài liệu là cơ bản,

là quan trọng nhất.

V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. ĐỐI TƯỢNG.
Thực trạng cuả nền giáo dục nước ta.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nền giáo dục nước ta hiện nay.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

B. NI DUNG.
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
1. Thực trạng là gì?
Thực trạng là những vấn đề đang diễn ra, xảy ra trong xã hội.
2. Giáo dục là gì?
Giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành và phát triển nhân
cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định.
Giáo dục là con đường ngắn nhất giúp cho thế hệ trẻ phát triễn đúng
hướng, bỏ qua sự mị mẩm khơng cần thiết, trong cuộc đời của một con người.
Có các loại hình giáo dục như: giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và
giáo dục xã hội, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trị quan trọng nhất.
3. Vậy, thực trạng giáo dục là gì?
Thực trạng giáo dục là những vấn dề đang xảy ra, diễn ra trong ngành giáo dục.

II. NHIỆM VỤ, XU HƯỚNG VÀ THÀNH TỰU CỦA GIÁO DỤC.
1. Nhiệm vụ của giáo dục.
Nền giáo dục XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có các nhiệm vụ

sau đây:
a. Nâng cao dân trí.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

Núi n dõn trí là nói đến trình độ học vấn của người dân, nói đến mặt
bằng kiến thức của người dân. Trình độ dân trí được xem là một chỉ số để đánh
giá mức độ phát triển của một đất nước. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới
cho thấy muốn công nghiệp hố - hiện đại hố đất nước thì mặt bằng dân trí tối
thiểu phải ở trình độ tiểu học. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo
dục tiểu học. Chúng ta đang phấn đấu để thực hiện phổ cập trung học cơ sở vào
năm 2010 và phổ cập trung học phổ thông vào năm 2020. Biên giới học tập đã
và đang ngày càng được mở rộng để khơng ngừng nâng cao trình độ dân trí của
người dân.
Đặc biệt khi nhân loại bước vào nền kinh tế tri thức thì việc nâng cao dân
trí lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Để nâng cao trình độ dân trí đỏi hỏi giáo dục cần phải đổi mới và phát
triển liên tục theo hướng nhân văn hoá- xã hội hoá- đa dạng hoá.
b. Đào tạo nhân lực.
Trong thời đại ngày nay, chất lượng và hiệu quả lao động ln ln phụ
thuộc vào trình độ được đào tạo của nguồn nhân lực.
Việc đào tạo nhân lực được thực hiện thông qua hệ thống giáo dục quốc dân
nhưng trực tiếp là ngành giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học và sau đại
học.
Để cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất nước chúng ta cần phải tập trung đào
tạo hai nguồn nhân lực chủ yếu, đó là: Đội ngũ tri thức và đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề.
- Về đào tạo đội ngũ tri thức.

Sự đối mặt với những thách thức của thời đại đã làm cho các chính phủ tại
nhiều quốc gia nhận ra rằng, trí tuệ là nguồn tài nguyên đặc biệt và cao quý nhất
trong mọi nguồn. Đặc trưng của nguồn tài nguyên này là ở chỗ biết sử dụng và


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

quý trng nú thì nó càng trở nên nảy nở và phát triển. Một dân tộc mạnh chỉ khi
nó có nguồn tài nguyên trí tuệ đủ sức giải các bài tốn của thời đại.
Vì thế đào tạo và xây dựng đội ngũ tri thức là một vòng đua tranh của thời
đại thế kỷ XXI.
- Về đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, đào tạo một đội ngũ
công nhân kỹ thuật lành nghề có khả năng tiếp cận cơng nghệ và phương tiện
kỹ thuật tiên tiến đang là một vấn đề quan trọng và cấp bách.
Tuy nhiên, đội ngũ công nhân kỹ thuật của nước ta hiện nay đang cịn
thiếu nhất là cơng nhân kỹ thuật lành nghề. Do đó, trước mắt Nhà nước cần có
chính sách đầu tư xây dựng hệ thống các trường dạy nghề trọng điểm đủ sức đào
tạo đội ngũ cơng nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu
của các nghành kinh tế xã hội của cả nước cũng như từng địa phương. Đồng thời
có các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, đầu tư xây dựng mới hoặc trang bị lại
cho các trường dạy nghề hiện có để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành
nghề cho họ.
c. Bồi dưỡng nhân tài.
Người xưa có câu: “Nhân tài là nguyên khí quốc gia”. Nhân tài và nhất là
thiên tài có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và được xã hội
coi trọng. Để bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, thế kỷ mà
“cạnh tranh chất xám” sẽ diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trong khu

vực và trên thế giới lại càng quan tâm đến tiềm lực phát triển nhân tài.
Qua kinh nghiệm của các nước phát triển cao và những nước công nghiệp
mới phát triển, người ta thấy rõ rằng một trong những yếu tố quan trọng có tính
quyết định đến tiến trình và tốc độ phát triển kinh tế xã hội là việc định hướng
đúng và thi hành các chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

ng ngi ti. Những người tài nhất là những thiên tài không chỉ mang vinh dự,
tiếng thơm cho quốc gia mà còn mang lại các giá trị tinh thần vật chất to lớn
không chỉ cho từng nước mà còn cho cả nhân loại.
Các nhiệm vụ giáo dục trên có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.
2. Xu hướng của thời đại.
Thời đại của chúng ta hiện nay có những đặc điễm nổi bật sau:
- Khoa học kỷ thuật đang phát triễn như vũ bảo dẫn đến hiện tượng bùng nổ
thông tin. Công nghệ thông tin phải đưa lên hàng đầu. Ở Việt Nam Thủ tướng
Chính phủ ra chỉ thị lấy năm học 2008-2009 là “năm học ứng dụng Công nghệ
thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triễn khai phong trào xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xu hướng tồn cầu hố . Các nước trên thế giới đang xích lại gần nhau
trong mối quan hệ song phương, đa phương, mối quan hệ khu vực, Châu lục và
mối quan hệ toàn cầu. Hiện nay nước ta đang gia nhập các tổ chức trên thế giới
như tổ chức thương mại thế giới WTO…, trên cơ sở bình đẳng, các bên cùng có
lợi và tơn trọng quyền tự quyết của nhau.
- Nhân loại đang “chung lưng đấu cật” để giải quyết những vấn đề mang tính
tồn cầu như: chiến tranh và hồ bình, đói nghèo và dịch bệnh dân số, nạn mù
chử, biến đổi khí hậu, ơ nhiểm mơi trưịng, HIV/ AIDS. Và đặc biệt mối quan
tâm hiện nay là cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế hiện nay đang làm rung

chuyển cả hệ thống thế giới về mọi mặt. Do đó phải tăng cường giáo dục quốc
tế, giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng nhân loại.
- Nhân loại đang có sự nhận thức lại về sự phát triển: khẳng định con người
là trung tâm của sự phát triển. con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự
phát triển. Đồng thời con người là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do đó
giáo dục đang được đặt đúng vị trí của nó.
3. Xu thế đổi mới.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

a. Trờn th giới.
- Xem giáo dục là một lực lượng sản xuất xã hội.
- Thay đổi quan niệm về mục tiêu giáo dục.
- Xác định một số phương hướng phát triển giáo dục.
- Tăng cường giáo dục gia đình và giáo dục cộng đồng.
b. Ở nước ta.
Về tư tưởng chiến lược: gd cần phát triển các quan điểm.
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.
- Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
-Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển xã hội và những tiến bộ
của khoa học công nghệ.
- Nền giáo dục trong giai đoạn nay là đa dạng, lành mạnh và phát triển bền
vững.
Về mục tiêu.
Xây dựng hệ thống giáo dục hồn chỉnh, đảm bảo quy mơ, chất lượng,
hiệu quả thực hiện cơng bằng trong giáo dục. Vì chất lượng cuộc sống của mỗi
con người trong xã hội hiện đại, đảm bảo sự phát triển tự do, toàn diện của mổi
con người.

Về giải pháp.
-

Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục.

-

Xây dựng đội ngủ giáo viên.

-

Tạo động lực, điều kiện cho giáo viên, học sinh.

-

Đổi mới mục tiêu, phương pháp và tổ chức giáo dục.

4. Thành tựu của giáo dục.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

Nn giỏo dc nước ta đa dạng và ngày càng hồn chỉnh, góp phần tích cực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong đó, những thành tựu nổi bật nhất là: Việt Nam đã có được hệ thống
giáo dục thống nhất, tương đối hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non, đến giáo dục
đại học, sau đại học, từ chính quy đến dân lập và có cả bán cơng tư thục. Mạng
lưới trường lớp đã phủ kín các địa bàn dân cư ngay cả những nơi xa xôi hẻo lánh
nhất. Bên cạnh đó, quy mơ giáo dục đào tạo cũng tǎng nhanh. Hiện Việt Nam có

20 triệu người cắp sách tới trường, có thể nói đó là nền giáo dục có quy mơ lớn
và chiếm tới 1/4 dân số đang đi học. Từ chỗ có tới hơn 95% dân số mù chữ nǎm
1945, tới nay Việt Nam đã có 94% dân số biết chữ. Tôi nghĩ đây là chặng đường
phát triển rất gian khổ nhưng cũng gặt hái được thành tựu to lớn.
Các hình thức giáo dục nước ta ngày càng đa dạng, trước đây (dưới thời
bao cấp), hình thức các trường học chủ yếu của nước ta chủ yếu là trường quốc
lập ( do nhà nước quản lý). Gần đây có thêm các trường Dân lập (do dân tự đầu
tư, xây dựng cơ sở vật chất và tự trả lương cho giáo viên), trường bán công (do
Nhà nước và nhân dân phối hợp xây dựng), trường tư thục, ở bậc đại học có
thêm các trường đại học mở (viện đại học mở). Gắn liền các hình thức trường
lớp là các phương pháp dạy học cũng ngày càng được cải tiến, ngồi hình thức
giảng dạy trực tiếp, cịn có các hình thức giảng dạy từ xa qua thơng tin đại
chúng. Đồng thời với sự đa dạng về hình thức trường lớp, hệ thống giáo dục khá
hoàn chỉnh.
Thành tựu quan trọng nữa là: tỉ lệ tốt nghiệp trong những năm gần đây. Theo
thống kê năm 2006, tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của cả nước là 93,78%.
Năm 2007 tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông là 66,7%, giảm 25,3% so với
bình quân năm 2006. Năm 2008 tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 75,96%,
tỉ lệ này cao hơn năm 2007 là 9%.
Số học sinh đạt các giải cao trong các kỳ thi quốc tế tăng. Nước ta 3 năm liền
là ngôi vị quán quân trong cuộc thi sáng tạo Rô Bô Con sinh viên. Đã khẳng


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

nh c v thế nước ta trên trường quốc tế, khẳng định với thế giới rằng sinh
viên Việt Nam đã sẵn sàng cho hội nhập và công nghệ.
Năm 2000, Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập
tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 1524 đã đạt gần 95%, số năm đi học trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm.

Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người
dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.
Hiện nay Việt Nam đang tiến mạnh trên con đường phổ cập giáo dục
trung học cơ sở. Tháng 11/1999, thủ đô Hà Nội đã trở thành Thành phố lớn đầu
tiên hoàn thành chuẩn phổ cập trung học cơ sở và nếu chuẩn đó được Chính phủ
ban hành thành chủ trương chung thì chắc chắn trong nǎm 2000 này, Việt Nam
sẽ có một loạt tỉnh thành sẽ được cơng nhận hồn thành phổ cập trung học cơ sở.
Hiện nay hệ thống giáo dục của nước ta đã đảm bảo cho việc học tập suốt
đời và đã đảm bảo cho sự liên thông tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp
tục học lên hoặc học nghề.
III.

THỰC TRẠNG - NHỮNG YẾU KÉM CỦA GIÁO DỤC NƯỚC TA.

3.1. GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG.
3.1.1 Về công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập và yếu kém
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chun mơn cao,
là cơng cụ giữ vai trị quan trọng để giữ gìn kỷ cương trong việc tổ chức, triển
khai các hoạt động giáo dục, nhất là trong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần
thiết cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Quản lý giáo dục thiếu
chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho những tiêu cực phát triển.
Cán bộ quản lý giáo dục thường được lựa chọn từ các nhà giáo có trình độ
chun mơn phù hợp với các bậc học, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục
nên am hiểu khá sâu về giáo dục. Về cơ bản, cán bộ quản lý giáo dục nắm được
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, tận tuỵ, có ý


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.


thc gi gỡn phẩm chất đạo đức, tích cực và có năng lực triển khai các nhiệm vụ
trong cơng tác quản lý, vì vậy đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát
triển giáo dục trong những năm đổi mới. Tuy nhiên, đa số cán bộ quản lý giáo
dục không được cập nhật về nghiệp vụ quản lý giáo dục hiện đại, chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính,
hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học nên cơng tác quản lý giáo dục
hiện đại cịn hạn chế.
Trong xã hội hiện đại, việc học ở nhà trường trở thành một nhu cầu của
mọi người vì nhờ học tập mà giá trị con người cũng như giá trị sức lao động
được tăng lên và con người có khả năng tồn tại, phát triển tốt hơn. Bản chất của
việc học ở nhà trường, dù ở cấp, bậc học nào, thì vẫn là sự tự học của trò dưới
sự tổ chức việc học và hướng dẫn cách học của thầy, cô giáo. Nhà giáo phải có
năng lực tổ chức, hướng dẫn và kiểm soát được việc học. Người học phải là chủ
thể trong việc học, nghĩa là phải chủ động, tự giác lao động để tích luỹ tri thức,
vì việc học giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, điều rất đáng lưu ý là, ở một bộ phận người học đã xuất hiện xu
hướng không quan tâm đúng mức đến việc lao động để tích luỹ tri thức mà thiên
về việc để có một tấm bằng nên đã có những việc làm sai trái, biểu hiện sự suy
thoái đạo đức trong việc học. Những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục phát
triển rất đa dạng, đó là sự gian dối trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh, bảo vệ
luận văn, luận án, cấp phát văn bằng, chứng chỉ… Những hiện tượng này tuy chỉ
xảy ra ở một bộ phận người học, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo nhưng đã
kéo dài nhiều năm, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết cơ bản đã gây ra sự
bức xúc trong dư luận xã hội. Tiêu cực trong giáo dục có thể phát sinh từ người
học, từ cán bộ quản lý giáo dục họăc nhà giáo, nhưng chấm dứt được những gian
dối đó thì vai trị quyết định thuộc về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và ý thức
trách nhiệm của nhà giáo. Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ trách nhiệm của
người học, của cha mẹ học sinh. Những năm qua, một bộ phận đội ngũ cán bộ



Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

qun lý giỏo dục có biểu hiện hữu khuynh, bng lỏng quản lý, không kiên
quyết hoặc không xử lý nghiêm minh những vi phạm trong giáo dục, do phẩm
chất đạo đức suy thoái còn tham gia vào những vụ việc tiêu cực trong giáo dục.
Những tiêu cực trong giáo dục đã làm phương hại đến truyền thống văn hoá, đến
lối sống lành mạnh và chuẩn mực đạo đức xã hội trong việc dạy và học, trong
giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta trải qua hàng nghìn
năm lịch sử.
Cơng tác quản lý giáo dục, trong đó có quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục cịn nhiều yếu kém. Cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời
và xử lý không nghiêm minh. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giữ gìn
phẩm chất đạo đức trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bị coi
nhẹ, thiếu kỷ cương và buông lỏng quản lý, để tiêu cực nảy sinh và kéo dài. Hệ
thống chế độ, chính sách cho đội ngũ nhà giáo chậm được sửa đổi, bổ sung,
chưa tạo động lực để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề
nghiệp.
Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được xem trọng. Đội ngũ thanh tra
chuyên ngành về giáo dục chưa đủ mạnh để thanh tra quá trình dạy và học, thi
cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ… nên cũng còn rất hạn chế trong việc đề xuất
những giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục phải mẫu mực về đạo đức, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ đang là sự quan tâm lớn của Nhà nước, ngành Giáo dục và xã hội. Vì
vậy, việc tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức và xây dựng chính sách
giải quyết thu nhập cho nhà giáo một cách cơ bản để nhà giáo yên tâm tập trung
hoàn thành nhiệm vụ cần được giải quyết đồng bộ trong việc xây dựng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục .
3.1.2 Sự xuống cấp của một số bộ phận giáo viên.



Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

Giỏo viờn l người hoạt động trên “mặt trận không tiếng súng” là người
được xã hội tôn vinh. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định:
“nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất
trong các nghề sáng tạo vì đã sáng tạo nên những con người sáng tạo”.
Người giáo viên luôn luôn phải giữ chuẩn mực, mơ phạm, phải ln nhìn
mình trong vai trị “gìn vàng, giữ ngọc”, khơng bị xơ đẩy vào “thương mại hố
giáo dục” tiếp tay cho thị trường “bn bằng, bán chữ”. Trọng trách mà xã hội
đặt lên vai nhà giáo là hết sức nặng nề. Đảng và Nhà nước cũng ln đánh giá
cao vai trị của nhà giáo và ngành giáo dục. Vì đây chính là đội ngũ tiên phong,
là chìa khố đi trước một bước trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những năm
đầu thế kỷ XXI, ngành giáo dục đang đứng trước vận hội mới và những thách
thức mới.
Hiện nay ngành giáo dục đã bước vào năm thứ 2 thực hiện cuộc vần động:
“mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đặc biệt cuộc
vận động “Hai không” với bốn nội dung, chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ
vê xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã
góp phần tạo kỷ cương trong nhà trường. Chúng ta thấy ngày càng rõ hơn, sâu
sắc hơn những tấm gương thầy cô giáo tận tuỵ với nghề, miệt mài sáng tạo để
việc dạy, học có hiệu quả hơn, để các học sinh nhanh chóng trưởng thành, trở
thành những cơng dân tốt của nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế
giới. Hiện nay, giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề,
nhìn chung có trình độ đại học và một số là công nhân lành nghề dạy thực hành.
Đội ngũ giảng viên đại học đang thiếu trầm trọng, thể hiện ở tỷ lệ sinh
viên/giảng viên trung bình là 28 sinh viên/giảng viên, ở một số lĩnh vực như

kinh tế, dịch vụ thì tỷ lệ là gần 40 sinh viên/giảng viên. Trong khi đó ở nhiều
nước, tỷ lệ này trung bình là 15-20 sinh viên/giảng viên. Đặc biệt là sự hụt hẫng
đội ngũ giảng viên đầu ngành. Những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

mt cỏch h thống ở nước ngồi, có kinh nghiệm sư phạm, đang là những người
chủ trì các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước thì nay hầu
hết đã ở độ tuổi 70 và đã nghỉ hưu, trong khi đó đội ngũ kế cận thì chưa được
chuẩn bị ngang tầm để thay thế. Những năm gần đây, tốc độ phát triển quy mô
giáo dục đại học tăng nhanh, từ năm học 2001-2002 đến năm học 2005-2006, số
sinh viên được đào tạo đại học chính quy trung bình mỗi năm tăng 7,36% và đại
học thường xuyên tăng 7,49%; số sinh viên được đào tạo cao đẳng chính quy
tăng 9,47% và cao đẳng thường xuyên tăng 25,12%. Các trường đại học, cùng
với việc mở rộng quy mơ đào tạo hệ chính quy, còn mở các lớp đại học, cao
đẳng tại chức; đồng thời lại tổ chức liên kết với các trung tâm giáo dục thường
xuyên của nhiều tỉnh, với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức để mở các lớp tại
chức ngồi nhà trường. Do đó, dẫn đến tình trạng số giờ giảng dạy của một
giảng viên đại học ở nước ta khá cao, có trường hợp lên tới 800-1.000 giờ/năm
(ở nước ngoài khoảng 300-400 giờ/năm). Như vậy, nhiều giảng viên khơng cịn
thời gian tham gia nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chun mơn của
mình.
Giáo dục ln gắn liền với kinh tế- chính trị- xã hội. Đứng trước tình hình
nền kinh tế nước ta đang khủng hoảng thì nên giáo dục nước ta cũng gặp khơng
ít khó khăn.
Từ nguồn chi ngân sách cho giáo dục chỉ mới 20% GDP thì tơi nghĩ
khơng thể nào giải quyết các vấn đề của giáo dục được.
Hiện nay. trước tình hình nền kinh tế lạm phát khơng ít giáo viên đã vật

lộn với cuộc sống mưu sinh để ni gia đình. Vậy, thời gian đâu để mà họ quan
tâm đến công việc là “nghề cao quý” của mình. Ngân sách chi cho việc trả
lương của giáo viên còn quá thấp. Nhiều giáo viên ra trường với tấm bằng tốt
nghiệp đại học loại ưu nhưng lương khởi điểm chưa quá 1 triệu đồng. Với từng
đó số tiền chúng ta thử nghĩ xem sẽ làm được việc gì với số tiền đó. Những giáo
viên thực sự rất khó khăn, nhiều người vì rất nhiều lý do đã phải chuyển nghề để


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

m bo cuc sống của mình. Cũng có rất nhiều giáo viên cũng thấy đồng lương
của mình khơng xứng đáng với những cơng sức mồ hơi mà mình bỏ ra cho “sự
nghiệp trồng người”. Vì vậy hiện nay khơng ít một số bộ phận giáo viên đã vì
đồng tiền mà làm mất phẩm chất nhà giáo như: chạy điểm cho học sinh, và
khống chế học sinh bằng nhiều phương pháp khác.
Vậy, nếu muốn giải quyết vấn đề trên theo tôi phải đầu tư hơn nữa ngân
sách cho ngành giáo dục. Có các chính sách quan tâm, giúp đỡ với những người
hoạt động trong ngành giáo dục.
Ở giáo viên còn tồn tại một số hiện tượng nữa như: phẩm chất nhà giáo bị
mai một, khơng cịn coi trọng nghề nghiệp của mình. Những năm gần đây báo
chí và các phương tiện truyền thơng liên tục đưa tin về những giáo viên có
những hành động về “bạo lực học đường”. Đó có thể là những vụng xử sư phạm,
thiếu tế nhị trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh hay thiếu những kinh
nghiệm thực thụ. Có nhiều giáo viên đã cơng khai đọc thư tình của học sinh nam
gửi cho học sinh nữ ngay trong lớp làm cho học sinh đó xấu hổ rồi có những ý
nghĩ tiêu cực, hay có những giáo viên bắt học sinh liếm ghế nơi ngồi cho các
bạn hoặc cho các bạn trong lớp tát vào má mỗi người một cái vào học sinh vi
phạm, hay bắt học sinh tự nhét giẻ lau bảng vào miệng. Hay vụ học sinh lớp 5 ở
Châu Thành (Đồng Tháp) do bị nghi lấy cắp 47.800 đồng nên bị nhiều tầng

nhiều lớp "hỏi cung" đã hoảng loạn, trở nên ngây ngô, và phải đưa vào bệnh
viện tâm thần điều trị.Và còn rất nhiều, rất nhiểu các vụ việc về bạo lực học sinh
mà chúng ta chưa biết.
Vậy, xã hội nghĩ gì về những giáo viên này? Và ắt sẽ có những biện pháp
xử lý nghiêm khắc để trừng trị những nhà giáo mất phẩm chất. Để làm cho môi
trường giáo dục nhà trường trở nên thân thiện.
Lại bàn về chuyện mua bán bằng cấp, học để lấy bằng cấp để lên làm
“lãnh đạo”.Vì rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, địa vị xã hội mà các nhà giáo ,
nhà quản lý giáo dục đã bỏ ra một số tiền để mua hoặc học lấy bằng. Việc học


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

tp nõng cao chun mơn học vụ thì theo tơi là động cơ tốt nhưng vì lý do
nào đo mà dùng bằng cấp để làm mục đích học của mình thì theo tơi là khơng
nên.
Hay nói về chất lượng của các giáo viên. một số giáo viên do vì sở thích
hay vì khả năng đầu ra để xin việc mà không quan tâm ngành đó có phù hợp với
trình độ năng lực của mình hay khơng. Như có nhiều giáo viên dạy văn mà
không biết làm thơ hay giáo viên dạy mỹ thuật mà không biết vẽ. Nên lời
khuyên của tôi là các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, có thể tham khảo ý kiến của thầy
cô, bố mẹ, bạn bè để tìm hướng đi phù hợp cho riêng mình.
Hiện nay, khoa học công nghệ đang phát triển rực rỡ. Vậy mà đa số giáo
viên nước ta hiện nay đang yếu về ngoại ngữ và vi tính để có thể tiếp cận với
nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và kho tài liệu khổng lồ trên internet. Sự áp
dụng của các thành tự về công nghệ và giáo dục ở các nhà trường là chưa nhiều.
Nhiều nơi chỉ áp dụng mang tính hình thức. Năm học 2008- 2009 tổng cơng ty
qn đội Viettel đã cho nối mạng miễn phí ở tất cả các trường phổ thông. Ở một
số trường đại học đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Một số trường

hàng đầu như các trường đại học ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hay một số
trường khác ở thành phố lớn hoặc các trường có sự đầu tư của nước ngoài. Ở đại
học Vinh ban giám hiệu nhà trường cũng áp dụng công nghệ thông tin vào quản
lý và giảng dạy. Quản lý giáo viên và sinh viên bằng các mã số cá nhân. Mọi
thông tin đều đăng tải trên mạng. Đặc biệt từ cuối năm 2008 nhà trường đã phủ
sóng Wifi cho phép giáo viên, sinh viên, học sinh kết nối mạng miễn phí, mọi
lúc, trong khu vực nhà trường. Hay đã thiết kế các nhà học trực tuyến hoặc đã sử
dụng máy chiếu cho một số môn như: tin học. chủ nghĩa Mac Lê Nin, sinh học
và tương lai sẽ nhiều môn nữa và sẽ ứng dựng nhiều hơn nữa.
Phải thừa nhận hình thức giảng dạy truyền thống có những tính ưu việt,
nhưng trước xu hướng như hiện nay thì yêu cầu phải cải tiến phương pháp giảng
dạy là cần thiết. Mà số giáo viên biết sử dụng CNTT là chưa nhiều nên phải tổ


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

chc cỏc bui tập huấn, các khoá học về áp dụng CNTT vào giảng dạy cho giáo
viên. Nên chúng ta phải biết kết hợp những phương pháp dạy học truyền thống
và hiện đại.
Tình trạng giáo viên phải giảng dạy thời gian quá nhiều, phương tiện dạy
học rất lạc hậu, hiện nay tình trạng dạy học theo kiểu “đọc chép” vẫn còn phổ
biến. Một cách giáo dục khn sáo, chưa có tính sáng tạo thì chất lượng làm sao
mà cải thiện được.
Xưa đã khẳng định: “tiên học lễ - hậu học văn”. Vậy mà giáo dục nước ta
hầu như đều coi nhẹ giáo dục đạo đức, nặng về điểm số, học lực của học sinh.
Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, cần phải coi trọng giáo
dục đạo đức và giáo dục văn hóa ho học sinh.
Việc dạy thêm, luyện thi. Do áp lực thi cử và đồng lương quá thấp của

giáo viên nên việc dạy thêm, học thêm tràn lan và luyện thi vô tội vạ đã thành
một nét đặc trưng của nền giáo dục Việt Nam từ nhiều năm nay. Khơng những
nó làm hao tốn tiền của cho cả thầy, trị và cha mẹ học trị mà nó cịn có hại
nhiều hơn có lợi cho việc rèn luyện con người. Và việc dạy thêm, học thêm tràn
lan tuy đã bị phê phán, nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, mà chỉ
mới được chấn chỉnh cho có trật tự hơn (cấp giấy phép và theo dõi quản lý, cũng
giống như trường chuyên nay biến tướng thành trường chất lượng cao). Chúng
ta không thể cấm dạy thêm hay luyện thi bằng một chỉ thị hành chính, nên phải
cải cách thi cử để luyện thi khơng cịn là nhu cầu phổ biến, và phải trả lương
đàng hoàng cho thầy cô giáo để họ không phải kiếm sống bằng dạy thêm.
Trước yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng
đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

cu ang l vấn đề bức bách, cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và
của ngành Giáo dục.
3.1.3.

sự xuống cấp của một bộ phận học sinh, sinh viên.

Về học sinh.
Xưa có câu “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi
đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người. Là lứa tuổi mà chúng ta thể hiện được
những gì là tự do, thoải mái và ít khi nghĩ về những hành động của mình. Học
sinh là lứa tuổi hiếu động nhưng cũng đầy sáng tạo. Đặc biệt là lứa tuổi THCS,
THPT là khi cơ thể có những biến đổi to lớn về mặt tâm sinh lý. Chúng muốn

khám phá cái mới lạ, khơng có gì mà chúng khơng thể làm. Học sinh là chủ thể
giữ vai trị tích cực, chủ động trong q trình dạy học.
Hiện nay tình trạng xuống cấp về đạo đức của học sinh là vấn đề cần quan
tâm. Một số bộ phận lớn học sinh khơng cịn xem việc học của mình là trung
tâm. Đến lớp, đến trường chỉ là hoàn thành trách nhiệm đối với bố mẹ. Và họ
đến lớp thì làm gì? Họ đến lớp là những học sinh cá biệt, chuyên phá rối trật tự
trong lớp, nói chuyện làm ảnh hưởng đến việc học tập của cả lớp. Khi họ khơng
học thì họ phá rối là chuyện đứng nhiên. Rồi có những học sinh mắc những vi
phạm lớn như khi bị giáo viên đuổi ra ngồi vì lý do làm mất trật tự trong lớp thì
có nhiều người không ra, ra với một thái độ rất hỗn láo, hoặc hăm doạ chửi bới
giáo viên. Cũng khơng ít học sinh chặn đánh sử dụng các vũ khí để bạo lực đối
với giáo viên. Từ khi nội dung cuộc vận động “không vi phạm đạo đức nhà
giáo” đi vào thực tế thì đã có nhiều hiện tượng được cãi thiện nhưng cũng gây
cho giáo viên khơng ít những tình huống khó xử do học sinh quá lạm dụng vào
quyền lợi của mình.
Rồi hiện tượng học tập của học sinh. Hiện tượng coppy bài nhau, quay
cóp trong kiểm tra rồi gian lận trong thi cử cũng diễn ra rất phổ biến. Hiện tượng
học chỉ để lấy điểm cao chứ không quan tâm đến các vấn đề khác. Năm học


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

2007-2008 nhm khắc phục hiện tượng trên toàn nghành đã thực hiện cuộc
vận động “Hai không” với 4 nội dung của bộ Giáo dục khởi xướng. Trong đó có
“ Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục”. Đã thu
được những thành công to lớn, đã có sự chuyển biến về nhận thức trong giáo
viên cũng như học sinh.
Tình trạng học sinh bỏ học. Số lượng học sinh bỏ học hiện nay cũng đang
là vấn đề nóng bỏng và đáng báo động. Theo thống kê được tính đến hết tháng

3/2008, số học sinh phổ thơng bỏ học là 147.005 trong tổng số 15.710.060 học
sinh, chiếm 0,94%. Cụ thể, bậc tiểu học có 19.217 học sinh bỏ học trong tổng
số 6.863.205 học sinh, chiếm 0,28%. Bậc trung học cơ sở có 66.205 học sinh bỏ
học/5.794.235 học sinh, chiếm 1,14%. Bậc trung học phổ thơng có 61.583 học
sinh bỏ học/3.052.620 học sinh, chiếm 2,02%. Nhưng nếu so với các năm trước
thì tỷ lệ học sinh bỏ học thay đổi không đáng kể. Cụ thể, bậc tiểu học tăng
6.304 học sinh bỏ học, bậc THCS tăng trên 7.000 học sinh, bậc THPT tăng
14.437 học sinh. So với thời điểm thống kê trước, một phần học sinh bỏ học
phát sinh, nhưng một phần do các địa phương báo cáo số liệu chưa chính xác.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến việc học sinh bỏ học như: Điều kiện
gia đình, vì rất khó khăn về mặt kinh tế mà nhiều gia đình đã cho con nghĩ học
dù rất thương con nhưng cũng khơng có cách nào nên đành phải cho con nghĩ
học. Nhiều gia đình chưa ý thức được việc học hành của con cái là quan trọng.
Như ở quê tôi khi hỏi về lý do mà cho con nghĩ học thì tơi rất bất ngờ vì những
lý do mà họ đưa ra: “học để mà làm gì? - Học rồi cũng làm ruộng, rồi cũng vào
Nam làm công nhân thôi!”. Hay “Con trai chứ con gái học nhiều mà làm gì? học rồi nó lấy chồng thế là mình mất!”. Đấy, trong xã hội ngày nay mà còn tồn
tại những ý nghĩ như vậy thì làm sao mà nền giáo dục nước ta có thể phát triễn
được. Hay bỏ học vì phải đi học xa, thiếu phương tiện, rồi đường sá đi lại khó
khăn. Như ở vùng sâu, vùng xa học sinh phải đi học xa hàng chục km, đường
dốc khúc khửu, lại có nơi thì phải đi đị mấy chặng rồi mới đến trường. Hay do


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

cha ý thc được quyền lợi học tập của mình mà nhiều học sinh tự ý bỏ học. Rồi
lo mãi chơi dẫn đến học hành sa sút và trở thành những học sinh yếu kém, họ
cảm thấy tự ti với bạn bè rồi bỏ học.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đả thực hiện chính sách cho vay đối với
học sinh sinh viên nghèo để nhằm khuyến khích học tập và giải quyết tình trạng

bỏ học. Theo thống kê của ngân hang chính sách xã hội năm 2008, nguồn vốn
cho học sinh sinh viên vay ưu đải dự kiến là 8.000 tỷ đồng. Từ 1/10-31/12/2007
doanh số cho vay đạt 2.304.649 triệu đồng, với 596.345 học sinh sinh viên được
vay. Số sinh viên đại học, cao đẳng được vay là 425.000 người; hơn 157.000
sinh viên trung học chuyên nghiệp với 680 tỷ đồng.
Sinh viên
Rồi ở sinh viên, là những tầng lớp tri thức là thế hệ được xã hội kỳ vọng .
Nhưng trên thực tế đang còn nhiều hiện tượng bất cập. Là sinh viên, những
người có khả năng tự lập về mọi mặt trong đó có học tập. Một số bộ phận lớn
sinh viên được vào đại học, cao đẳng là xem như mình đã thành cơng và ngồi ở
giảng đường chờ đủ số năm để ra trường mà thơi. Khơng có ý thức tự lập trong
học tập. Khơng chịu khó nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chun mơn nghiệp
vụ của mình.
Rồi có những sinh viên có lối sống bng thả, mắc phải các tệ nạn xã hội
như cờ bạc, đề rồi nghiện trò chơi điện tử, suốt ngày chỉ làm bạn với các nhân
vật trên mạng. Rồi các hiện tượng “sống thử, sống chung” cũng đang là những
vấn đề làm cho xã hội lên án mạnh mẽ. Theo số liệu mới thống kê hiện nay sinh
viên còn mắc các vấn đề sau: Có khoảng 60% sinh viên sống khép mình ít tham
gia vào các hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi hưởng thụ; và
chỉ có khoảng 30% sinh viên say mê học tập. Rồi bệnh lười đọc sách, bệnh ngủ
nhiều rồi ít ngủ nhiều, rồi hiện tượng rất đáng lên án là sinh viên “vùi mình” vào
game và sex, và trở thành hội chứng tập thể của sinh viên.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

Hin tng s dụng điện thoại di động. Mấy năm gần đây với sự lớn
mạnh và phát triển của các tập đoàn viễn thơng. Với nhiều hình thức khuyến mãi
khác nhau đã phát triển được rất lớn lượng thuê bao di động trong đó khơng ít

th bao là học sinh sinh viên. Phải thừa nhận rằng điện thoại di động là một
phương tiện hiện đại và hữu ích đối với cuộc sống của chúng ta là phương tiện
liên lạc nhanh chóng và hữu hiệu. Nhưng hiện nay một số học sinh - sinh viên
đã làm lệch lạc đi vai trò của chúng. Nhiều học nghe điện thoại trong lớp nhiều
người thoải mái nhắn tin không cần quan tâm đến giáo viên hay các bạn ở trong
lớp. Hoặc đã có nhiều người nghe nhạc trong lớp học. Cả lớp đang chú ý học
tập, nghe giảng bài, vậy mà chỉ vì một tiếng chng điện thoại di động đã làm
tan đi sự tập trung của cả lớp.
3.1.4. Nội dung lạc hậu, chậm đổi mới, không đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chương trình đào tạo đang cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay
chương trình đào tạo đang là chương trình cứng, áp đặt, chưa có tính linh hoạt
và phát huy tính sáng tạo của học sinh.Nội dung dạy còn nặng về lý thuyết ,xem
nhẹ thực hành phương pháp dạy cịn mang tính cứng nhắc, thụ động, khơng có
khả năng thực hành cao.Dẫn đến một hiện tượng phổ biến là đa số sinh viên sau
khi tốt nghiep ra trướng khơng có việc làm.Khơng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hiện tại một số trường đạ i học trên cã nước đã áp dụng theo chương trình đào
tạo tiên tiến trên thế giới, là đào tạo theo học chế tín chỉ. Học chế tín chỉ là có
chương trình học có cả phần cứng và phần mềm phần, linh hoạt cho học sinh,
phát huy vai trò làm việc độc lập, sáng tạo. Chương trình theo hướng giảm lý
thuyết tăng cường thực hành, thảo luận và xêmina. Nhưng vì nước ta là nước
đang phát triển và mơ hình này đang trên đà được áp dụng và thử nghiệm. Nên
trong q trình vận hành đang cịn tồn tại nhiều khuyết điểm như: Có nhiều
chuyên ngành chưa đủ giáo viên; hệ thống sách giáo khoa còn thiếu nhiều; đang
còn nặng về lý thuyết sinh viên và giáo viên chưa bắt nhịp kịp nên tạo thói ỷ lại
trong sinh viên và dẫn đến nhiều tiêu cực khác.


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.


Sỏch giỏo khoa cũng có rất nhiều ý kiến như nội dung quá tải, nội dung
đưa vào các cấp chưa phù hợp. Như vừa rồi có việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành về giáo dục mầm non xin ý kiến phụ huynh, học sinh. Và bị phản đối vì
nhiều nội dung chưa sát thực với lứa tuổi. như bắt học sinh chạy 300m với thời
gian quá cao, hay các yêu cầu về tư duy chưa phù hợp đối với cấp học này.
Những yếu kém về chương trình, nội dung đả làm cho học sinh, sinh viên
ra khơng có khả năng thực hành, khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội.
3.1.5. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
Hiện nay nước ta đã có một cơ sở vật chất trường lớp các cấp học từ mẫu
giáo đến các trường Đại học, Cao đẳng tương đối hoàn chỉnh. Từ các trường
mẫu giáo rồi đến trường trung học cơ sở, trung học phổ thong đã rất nhiều
trường trong cả nước đã công nhận là trường chuẩn quốc gia. Cịn ở các trường
đại học thì tương lai khơng xa sẽ có những trường đạt chuẩn quốc tế. Những yêu
cầu đạt chuẩn không phải là nhỏ: về chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh,
về hệ thống quản lý và một tiêu chí khơng kém phần quan trọng là cơ sở vật
chất, hạ tầng.
Hiện nay tuy hệ thống cơ sở vật chất và kỷ thuật của ta đã có nhiều cải
biến. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của học sinh và sinh
viên. Hệ thống trang thiết bị còn thiếu nhiều. Hiện nay một số cơ sở chưa được
trang bị các hệ thống máy chiếu để phục vụ cho những bài giảng điện tử.
Nhìn chung các cơ sở đóng ở các thành phố, vùng trung tâm thì đa số về
cơ sở hạ tầng được đảm bảo nhưng khơng phải ít trường ở trung tâm các thành
phố mà cơ sở hạ tầng đang còn yếu. Như ở trường THPT Long Thành, Đồng Nai
nằm ở thành phố Biên Hồ Đồng Nai là nơi có khu công nghiệp phát triển, và là
nơi được đánh giá là vùng có kinh tế phát triển mà trường đã xuống cấp quá
nghiêm trọng. Hay ở khu ký túc xá (KTX) trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Khu
KTX dành cho sinh viên của trường bao gồm 4 ngôi nhà cấp 2 đã xây dựng từ


Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và

phơng hớng khắc phục.

nm 1966. Cỏc hạng mục như: nhà vệ sinh công cộng. tường, trần và nền… đều
đã cũ, xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt khu cấp thoát nước của KTX đã xuống
cấp nghiêm trọng khơng đảm bảo an tồn. Đây là một thực trạng đáng lo ngại rất
cần sự quan tâm của trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các cơ quan có liên
quan.
Là thành phố, nhiều nơi cịn như vậy thì chắc chắn ở các vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số thì tình trạng trên như thế nào? Nhiều
vùng trường lớp cịn mang tính chất tạm bợ chỉ là những ngôi nhà lán. Nắng
không che nổi năng, mưa cũng chưa hẳn che nổi mưa. Trường lớp chưa đảm bảo
thì nói gì đến các cơ sở vật chất khác. Hiện nay ở các vùng này cơ sở vật chất
đang được cải thiện dần với sự quan tâm của Đảng-Nhà nước, ngành Giáo
dục,chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng các trường dân tộc
nội trú cho con em dân tộc.
Vậy khi điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì chất lượng phải chăng
là vấn đề ta nên bàn?
Bên cạnh sự yếu kém của giáo dục nhà trường thì sự giáo dục của gia đình
và giáo dục xã hội cũng đang còn nhiều bất cập.
Giáo dục gia đình.
“Gia đình là tế bào của xã hội ”. Ở đây chúng ta có thể hình dung gia
đình được xem như là một tế bào, trong cơ thể xã hội. Thế nên tế bào đó phát
triễn như thế nào cũng sẽ có những tác động đến xã hội. Muốn cho xã hội phát
triễn được thì vai trị của giáo dục phải được đề cao và đúng với vai trò của nó.
Gia đình là cái nơi đầu tiên của mổi con người. Gia đình có vai trị quan trọng
trong việc hình thành và phát triễn nhân cách cho con cái.
Ngay từ lúc sinh ra mổi người đều được thụ hưởng trực tiếp giáo dục gia
đình. Những người tác động đầu tiên đối với trẻ là cha mẹ, ông, bà, anh, em. Trẻ
con có tính bắt chước các hành động của người lớn vậy nên mổi hành vi của



Thực trạng nền giáo dục nớc ta hiện nay có những yếu kém gì và
phơng hớng khắc phục.

nhng ngi xung quanh có ảnh hưỡng rất lớn đối với trẻ. Do đó gia đình phải
là mơi trường lành mạnh, u thương, giúp đở con cái. Đối với giáo dục gia đình
theo tôi phương pháp giáo dục đầu tiên là sự quan tâm chia sẽ những khó khăn
vướng mắc của con cái để tìm ra cách giải quyết thật phù hợp. Thứ hai, phương
pháp nêu gương. Muốn dạy con cái trở thành những người con ngoan, trị giỏi,
là người cơng dân có ích. Thì trước hết cha mẹ phải là một tấm gương về nhân
cách và đạo đức đã. Nhiều lúc “Trăm nghe không bằng một thấy” trẻ sẽ lấy các
hành động mà mình nhìn thấy của người lớn và làm theo chứ đôi khi chúng chưa
ý thức được về hành động mà chúng làm.
Về giáo dục gia đình trước tiên ta xét đến vai trị của người mẹ. Người
xưa có câu: “Con hư tại mẹ” .Ngày xưa khi xã hội đang cịn có những sự bất
bình đẳng, người phụ nữ ít có vị thế trong gia đình và xã hội, ít được tham gia
đến việc chính sự. Mọi cơng việc chủ yếu đều do người chồng làm, người phụ
nữ chỉ biết ở nhà nội trợ và chăm sóc giáo dục con cái. Còn ngày nay xã hội của
chúng ta đã trở nên bình đẳng. Vợ chồng nhau bàn bạc, trao đổi về mọi cơng
việc, và đều có trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau về chăm sóc và giáo dục con
cái. Nhưng dù sao đi nữa thì vai trị của người mẹ quan trọng hơn vì: “Khơng ai
hiểu con bằng mẹ”, hay “ đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ” hoặc “con dù
lớn vẫn là con của mẹ - đi khắp bốn phương trời lịng mẹ vẩn theo con”.
Nói đến giáo dục gia đình cũng cần nói đến vai trị của yếu tố tình cảm gia
đình, tình cảm ruột thịt, chân thành đầy trách nhiệm đã tiếp thêm nghị lực cho
con người. Giúp con người vượt qua khó khăn.
Nhưng thực trạng hiện nay. Do nhiều nguyên nhân khách nhau như về
mục đích kinh tế, chính trị hay địa vị xã hội mà một số bộ phận cha mẹ quên đi
“thiên chức” của mình với con cái. Ngày nay nhiều gia đình bố mẹ đi làm cơ
quan cả ngày, khơng có thời gian quan tâm đến con cái. Quan tâm con bằng cách

đem tiền cho con mà không cần hỏi mục đích sử dụng của nó. Để đến khi “Tiền
”là cách chúng giải quyết các vấn đề của mình. Nhiều gia đình xem việc học tập


×