Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tài liệu CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DANH MỤC CHO VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.15 KB, 18 trang )

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DANH MỤC CHO VAY VÀ XỬ LÝ RỦI RO
• Mục tiêu: Chương này sẽ nghiên cứu phương pháp và quy trình đánh giá chất lượng danh mục
cho vay. Qua đó, lựa chọn các giảI pháp để khắc phục các khoản cho vay có chất lượng thấp, đặc biệt là
chú trọng việc xử lý các khoản cho vay có vấn đề với thiệt hại thấp nhất.
• Nội dung:

• 8.1. RỦI RO CHO VAY
8.1.1. Định nghĩa về rủi ro cho vay
Rủi ro cho vay là sự tổn thất tàI chính trực tiếp hay gián tiếp xuất phát từ người đI vay không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn theo cam kết đã thoả thuận.
Biểu hiện của rủi ro cho vay là các khoản tiền vay không được thanh toán đúng hạn đã cam kết, có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến các khoản tiền vay không được thanh toán đúng hạn đã cam kết. Vì vậy, để hạn
chế tối đa các tổn thất của ngân hàng, cần có một chương trình quản trị đồng bộ, từ các chính sách quản trị
từng khoản cho vay riêng lẻ và danh mục các khoản cho vay cho đến các biện pháp giám sát và xử lý các
khoản cho vay đó.
8.1.2. Nguyên nhân rủi ro cho vay
Như ta đã biết, ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi đã tiến hành phân tích tín dụng đầy đủ đối với
khách hàng, xác định được ý chí và khả năng trả nợ của họ. Tuy nhiên:
- ý chí và khả năng trả nợ có thể bị thay đổi do nhiều lý do khi khoản vay đã được tiến hành.
- Sự phân tích tín dụng không thể đạt đến mức có thể dự đoán hoàn toàn chính xác về một khoản vay có
được hoàn trả như đã thoả thuận hay không.
- Do sự yếu kém trong công tác phân tích tín dụng dẫn đến có những khoản cho vay bị sai lầm ngày từ
đầu.
Do vậy, rủi ro cho vay là rủi ro thường xuất hiện trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. điều này gây
ra những tổn thất lớn cho ngân hàng. vì vậy, cần phảI nghiên cứu về rủi ro cho vay để có biện pháp ngăn
ngừa, hạn chế rủi ro này, tạo cho hoạt động kinh doanh ngân hàng lành mạnh và phát triển.
8.1.3. Hậu quả của rủi ro cho vay
8.1.4. Các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho vay
• 8.2. XẾP HẠNG VÀ GIÁM SÁT RỦI RO DANH MỤC CHO VAY
Trong suốt quá trình cho vay, ngân hàng cần phảI giám sát danh mục các khoản cho vay nhằm có
những hành động kịp thời khi có một vấn đề phát sinh đối với các khoản cho vay.


8.2.1. Phân hạng rủi ro danh mục cho vay
8.2.1.1. Mục đích của phân hạng rủi ro danh mục cho vay
- Cho phép ngân hàng có nhận định chung về danh mục cho vay trong bảng cân đối của ngân hàng.
- Phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng bị tổn thất hoặc đI chệch khỏi chính sách cho vay của
một ngân hàng.
- Có chính sách định giá chính xác, hợp lý hơn.
- Làm cơ sở để gia tăng sự giám sát hoặc điều chỉnh khoản cho vay.
- Làm cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro cho vay.
8.2.1.2. Phân hạng rủi ro danh mục cho vay
- Phân hạng rủi ro danh mục cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay dựa trên việc ước tính mức
độ rủi ro tiềm tàng của từng khoản cho vay (thiện chí và khả năng trả nợ của từng khách hàng) trong danh
mục cho vay của ngân hàng. thông thường các ngân hàng thường phân hạng các khoản cho vay trong danh
mục của mình theo 6 mức sau:
Mức 1: Khoản vay ít rủi ro : Khả năng trả nợ của khách hàng theo thoả thuận là khá chắc chắn
nhưng có thể có yếu tố nhỏ về rủi ro.
Mức 2: Khoản vay có mức rủi ro trung bình: Khả năng trả nợ của khách hàng theo thoả thuận là
vững chắc, mức rủi ro có thể chấp nhận được nhưng có khía cạnh yếu kém trên thực tế, có thể xảy ra rủi ro,
cần có sự giám sát và kiểm soát.
Mức 3: Khoản vay có mức rủi ro trên trung bình: Khả năng trả nợ của khách hàng theo thoả thuận ở
mức mạo hiểm cao do những yếu kém lớn trên một số khía cạnh nhưng những yếu kém trên các khía cạnh
này có dấu hiệu có khả năng sữa chữa được, cần tăng cường việc giám sát để đảm bảo tình huống không
xấu đi.
Mức 4: Khoản vay có mức rủi ro cao: Khách hàng đang trong tình trạng xấu kéo dàI như thua lỗ
trong kinh doanh, khó khăn trầm trọng về khả năng thanh toán. ngân hàng cần cố gắn cảI thiện hoặc từ bỏ
mối quan hệ để tránh thua lỗ tiềm tàng.
Mức 5: Khoản vay khó đòi lãi: Khách hàng có rủi ro cao, ngân hàng có thể bị thất thoát lãI nhưng hy
vọng có thể thu đủ nợ gốc. heo thoả thuận là chắc chắn nhưng có thể có yếu tố nhỏ về rủi ro.
Mức 6: Khoản vay khó đòi cả gốc và lãi: Khách hàng có rủi ro cao, ngân hàng có thể bị thất thoát
gốc và lãI, kể cả các chi phí sau khi đã nỗ lực hết sức áp dụng các biện pháp có thể có.
- Việc phân hạng rủi ro danh mục cho vay này được dựa trên cơ sở những dữ liệu mà ngân hàng thu

thập được và tầm quan trọng của từng dữ liệu. Ngân hàng nên xếp hạng rủi ro cho tất cả khách hàng nhưng
không được thông báo cho khách hàng biết về cấp độ rủi ro trong mọi trường hợp. Ngân hàng cũng cần phảI
đánh giá lại ngay cấp độ rủi ro của khách hàng khi có sự thay đổi theo chiều hướng đI xuống về khả năng
trả nợ của khách hàng.
- Việc phân hạng rủi ro danh mục cho vay này được dựa trên các dữ liệu và thông số như bảng cân
đối kế toán và các thông số tàI chính, kinh nghiệm, tính cách và độ tin cậy của người điều hành doanh
nghiệp, lịch sử vay nợ của doanh nghiệp, sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các nhà cung ứng chủ yếu và
khách hàng mua, mức độ rủi ro về ngành kinh doanh mà khách hàng đang thực hiện, những biến động trong
hoạt động kinh doanh của khách hàng, trình độ của những người lãnh đạo chủ chốt, chất lượng của các
chiến lược kinh doanh trung dàI hạn của doanh nghiệp.
8.2.1.3. Phân hạng chất lượng tài sản bảo đảm
Sau khi xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, ngân hàng tiến hành đánh giá chất lượng của
tàI sản đảm bảo khoản vay (nguồn thu nợ thứ 2) để có nhận định hoàn chỉnh về khoản vay và hướng xử lý.
TàI sản bảo đảm cũng được xếp thành 6 mức như sau:
- TàI sản đảm bảo loại A: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 140% của giá trị
khoản vay
- TàI sản đảm bảo loại B: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 110% của giá trị
khoản vay
- TàI sản đảm bảo loại C: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 80% của giá trị
khoản vay
- TàI sản đảm bảo loại D: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 50% của giá trị
khoản vay
- TàI sản đảm bảo loại E: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 20% của giá trị
khoản vay
- TàI sản đảm bảo loại F: là loại tàI sản đảm bảo có giá trị có thể phát mại bằng 0% của giá trị khoản
vay
(tham khảo quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 về việc phân hạng các khoản cho vay và trích lập dự
phòng rủi ro)
8.2.2. Giám sát danh mục cho vay
Việc giám sát các khoản cho vay được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo từng

ngân hàng hoặc áp đồng thời các phương pháp, đó là:
- Phương pháp dùng bảng so sánh: ngân hàng xây dựng một bảng theo dõi với các nội dung đã được
thống nhất với khách hàng. bảng theo dõi được tiến hành qua từng tháng trong suốt thời gian vay. Qua bảng
này , ngân hàng có thể thấy được sự biến động về chất lượng của khoản cho vay
- Phương pháp dùng đồ thị: khi nhận được số liệu, ngân hàng đưa các số liệu lên đồ thị (trục là tháng,
trục là mức độ chỉ tiêu), mỗi chỉ tiêu theo dõi trên một đồ thị riêng. khi nhận được số liệu thực tế, ngân hàng
cũng đưa nó lên đồ thị, các đường biểu diễn sẽ phản ánh đầy đủ chất lượng của khoản cho vay.
- Phương pháp kiểm tra tại chỗ: Phương pháp này đem lại sự yên tâm hơn cho ngân hàng hơn là việc
phân tích các báo cáo tàI chính. Nội dung kiểm tra cũng như trên nhưng được thực hiện bằng phương pháp
kiểm tra tại chỗ. Qua kiểm tra sẽ thấy rõ các dấu hiệu cảnh báo để có nhận định trong việc giám sát và xếp
hạng.
• 8.3. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC KHOẢN CHO VAY CÓ VẤN ĐỀ VÀ BIỆN
PHÁP NGĂN NGỪA RỦI RO CHO VAY
• 8.3.1. Các dấu hiệu nhận biết các khoản cho vay có vấn đề
• Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua 1 đêm mà sự thất bại đó thường có 1 vàI dấu hiệu báo
động, có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt nhưng cũng có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng. nhiệm vụ của ngân hàng là
cần phảI phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu của các khoản vay có vấn đề nếu muốn ngăn ngừa và giảm
thiểu rủi ro. Dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề bao gồm:
• Nhóm 1: Các biểu hiện liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
• * Về tàI khoản tiền gởi: có những biểu hiện như: Xuất hiện việc phát hành séc quá số dư, Khó
khăn trong thanh toán lương, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khả năng thanh toán các món
nợ đến hạn, Sự sụt giảm về số dư trên tàI khoản tiền gởi, Thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động
từ nhiều nguồn khác nhau, Không có khả năng thực hiện các hoạt động cắt giảm chi phí,…
• * Về tàI khoản tiền vay: có những biểu hiện như: Mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán
chậm các khoản nợ gốc và lãI, Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo nợ, Yêu cầu các khoản vay vượt
quá nhu cầu dự kiến,…
• * Về phương thức tàI chính: có những biểu hiện như: sử dụng nhieuè khoản tàI trợ ngắn hạn cho
nhu cầu dàI hạn, chấp nhận các nguồn tàI trợ đắt, giảm các khoản phảI trả và tăng khoản phảI thu, các hệ số
thanh toán biến động theo chiều hướng xấu, vốn điều lệ có chiều hướng sụt giảm.
• Nhóm 2: Các biểu hiện liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng như:

• - Thường xuyên thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành.
• - Hệ thống quản trị luôn có những bất đồng về mục đích, về phương pháp quản trị, điều hành.
• - Việc hoạch định các chiến lược, kế hoạch được thực hiện bởi nhà quản trị ít hay không có kinh
nghiệm, nhà quản trị tham gia quá sâu vào công việc thường nhật, việc thuyên chuyển nhân viên xảy ra
thường xuyên. ít quan tâm đến lợi ích của các cổ động và chủ nợ. Việc hoạch định các chiến lược, kế hoạch
kém, thường xuyên xuất hiện các hành động nhất thời, không có khả năng ứng phó với những thay đổi.
• - Đội ngũ kế cận yếu kém, việc quản lý có tính gia đình, cục bộ địa phương, những vị trí quan
trọng được giao cho những người chưa được đào tạo, huấn luyện đầy đủ mà dựa vào mối quan hệ với nhà
quản trị.
• - Có tranh chấp giữa hội đồng quản trị, giám đốc điều hành với các cổ đông, chính quyền địa
phương, nhân viên, người cho vay, khách hàng.
• - Các chi phí quản lý bất hợp lý như trang trí văn phòng, phương tiện đI lại đắt tiền,…
• Nhóm 3: Các biểu hiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh
• Nhóm 4: Các biểu hiện liên quan đến vấn đề kỹ thuật và thương mại như khó khăn trong việc
phát triển sản phẩm, sự thay đổi về lãI suất, tỷ giá, thị hiếu, kỹ thuật mới hay mất nhà cung ứng, khách hàng
lớn hoặc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh. NgoàI ra, sự thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước, nhất là
sự tác động của chính sách thuế, môI trường, đieuè kiện thành lập và hoạt động hay sản phẩm của khách
hàng có tính thời vụ.
• Nhóm 5: Các biểu hiện liên quan đến các thông tin tàI chính, kế toán như chậm trể, trì hoãn việc
nộp các báo cáo tàI chính, các số liệu tàI chính không đầy đủ hoặc qua phân tích các chỉ tiêu tàI chính cho
thấy có sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, tiền mặt sụt giảm đột ngột, doanh số gia tăng
nhưng tiền lãI ít hay không có lãI, những thay đổi về tỷ lệ lãI gộp, lãI ròng trên doanh số bán, lượng hàng
tồn kho tăng nhanh, phảI thu tăng nhanh, thời gian nợ kéo dàI, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, nguồn vốn
không đủ trả nợ theo kế hoạch, làm đẹp bảng cân đối bằng cách tạo ra tàI sản vô hình,…
• 8.3.2. Biện pháp ngăn ngừa
Trong quá trình giám sát và xếp hạng rủi ro danh mục các khoản cho vay, nếu có khoản cho vay có vấn
đề (chứa đựng tiềm ẩn rủi ro cao) thì cần phảI có biện pháp ngăn ngừa sớm. Việc ngăn ngừa được thực hiện
qua 5 bước sau:
8.3.2.1. Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng
- Việc thực hiện gặp gỡ khách hàng để tìm biện pháp khắc phục các khoản cho vay có vấn đề được giao

cho bộ phận chuyên môn hoá, tuỳ theo quy mô ngân hàng lớn hay nhỏ mà được bố trí khác nhau (có thể
giao cho một chuyên gia chuyên trách hay 1 tổ riêng của phòng tín dụng hoặc thành lập 1 phòng quản lý rủi
ro cao).
- Việc chuyên môn hoá sẽ có nhiều lợi ích như tận dụng được kỹ năng chuyên môn hoá, người được
phân công không bị phân tán bởi công việc khác, dễ dàng áp dụng các biện pháp mạnh nếu cần, hoặc đánh
giá vấn đề không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trong quá khứ. Nhân viên được giao phụ trách công việc này
đòi hỏi phảI có khả năng phân tích tín dụng, khả năng đàm phán, chín chắn, thông minh, nắm bắt và hiểu
nhanh vấn đề.
- Cán bộ tín dụng bàn giao hồ sơ tín dụng cho cán bộ phụ trách, cán bộ phụ trách cần phảI nắm bắt
các vấn đề như lịch sử khoản tín dụng, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn chính, các dấu hiệu, diễn biến gần nhất, các
nội dung liên quan đến hồ sơ tín dụng.
- Chuẩn bị gặp gỡ khách hàng: để đảm bảo kết quả tốt trong cuộc gặp gỡ và tìm ra biện pháp ngăn
ngừa, cán bộ phụ trách cần phảI chuẩn bị và chắc chắn: Hồ sơ của ngân hàng đầy đủ và cập nhập mới như
giấy đề nghị vay vốn, phương án kinh doanh, báo cáo tàI chính, hồ sơ tàI sản đảm bảo,… Các hồ sơ phảI
đảm bảo trung thực, hợp pháp nhất là các hồ sơ ghi lại những thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, hồ
sơ về quyết định tín dụng của ngân hàng. Tất cả các giấy tờ về tàI sản đảm bảo phảI được kiểm tra và tin
rằng chúng đầy đủ, có hiệu lực. Tiến hành định giá lại tàI sản đảm bảo để nắm được giá trị hiện tại của
chúng. Chuẩn bị các dữ kiện chắc chắn để khách hàng công nhận tất cả các vấn đề liên quan đến khoản vay.
Xem xét các cơ hội nào có thể gia tăng tàI sản đảm bảo không. Nắm vững khách hàng có khoản vay nào
khác ngoàI ngân hàng không.
- Từ các tàI liệu trên, cán bộ phụ trách phảI nhận định được nguyên nhân căn bản dẫn đến rủi ro cao
tiềm ẩn của khoản vay là gì?. Phương án kinh doanh đang ở giai đoạn nào và hiểu rõ ngành nghề kinh doanh
đó. Đánh giá vị trí của khách hàng trên thị trường. Nắm rõ tình hình tàI chính của khách hàng. Quản lý nội
của khách hàng ở tình trạng nào, nhất là chi phí, hàng tồn kho, khoản phảI thu. Các tiềm năng của khách
hàng còn có thể giảm nợ là gì?. Các tiềm năng có thể cắt giảm chi phí hoạt động của khách hàng. TàI sản
đảm bảo có được thế chấp cho khoản vay khác không?. Khả năng trì hoãn tối đa các khoản nợ ngoàI ngân
hàng của khách hàng là bao lâu?.
8.3.2.2. Gặp gỡ khách hàng
Sau khi chuẩn bị tốt, cán bộ phụ trách tiến hành gặp gỡ khách hàng. thông thường, nhân viên tín dụng là
người giới thiệu với khách hàng về nhân viên phụ trách. đây là cuộc gặp gỡ rất có ý nghĩa. Khi đó cần phảI

xác định rõ vị trí vững chắc của ngân hàng, song không có nghĩa đe doạ, kích động mà nên mở đầu câu
chuyện thỏa máI, không đề cập đến công việc ngay nhưng cũng không nên tốn thời gian vào những chuyện
xa công việc, hỏi những câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, lắng nghe khi trả lời, không nên ngắt lời khách hàng.
Ngân hàng cần hỏi tất cả các vấn đề mình chưa rõ, chỉ ra một vàI bất hợp lý một cách nhẹ nhàng để khách
hàng giảI thích. Đích cuối cùng của cuộc gặp này là cho khách hàng biết rõ quan điểm của ngân hàng về
khoản vay này và mong muốn của ngân hàng. Những vấn đề cần thông báo cho khách hàng bao gồm:
- Những khó khăn và tính chất của những khó khăn mà ngân hàng cho rằng nó sẽ làm mất an toàn
khoản cho vay.
- Với lý do đó, ngân hàng phảI tiến hành kiểm soát để đưa các biện pháp phòng ngừa, giảm bớt thiệt
hại.
- Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để xây dựng 1 phương án khắc phục thích hợp như báo cáo
tàI chính hiện tại, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, kế hoạch doanh thu tiền mặt, dự đoán khả năng thiếu
tiền trong năm tàI chính, dự kiến của khách hàng khi tự mình giảI quyết các khoản nợ như thế nào?
Kết quả, nếu khách hàng đồng ý hợp tác cùng giảI quyết các điểm yếu của khoản tín dụng thì đó là
dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, nếu khách hàng không đồng ý với nhận định của ngân hàng và không tỏ ý hợp tác
thì ngân hàng vẫn phảI tìm tiếng nói chung. Mặt khác, phảI chuẩn bị các dữ kiện liên quan đến khách hàng
để đối phó với tình huống này một cách chủ động.
8.3.2.3. Lập phương án khắc phục, hoặc ngăn ngừa
- Phương án khắc phục, hoặc ngăn ngừa dựa trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp, kế hoạch tự
khách phụ của khách hàng và sự phân tích của các chuyên gia tư vấn bên ngoàI ngân hàng (nếu cần).
- Nội dung của phương án khắc phục bao gồm:
+ Những đánh giá chính thức của ngân hàng về khó khăn đối với khoản vay.
+ Các biện pháp cần thiết để giảI quyết vấn đề.
+ Cách thức tiến hành các biện pháp đó như thế nào?
+ Kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt được.
- Trong các nội dung của phương án thì nội dung thứ 2 “Các biện pháp cần thiết để giảI quyết vấn đề”
là quan trọng hơn cả. tuỳ theo nhận định của ngân hàng về khó khăn của khoản vốn vay mà có thể áp dụng
các biện pháp sau để điều chỉnh lại tình huống:
+ Biện pháp cố vấn: Ngân hàng đưa ra các biện pháp có tính chất tư vấn về nhiều chủ đề như bán hàng,
sản xuất, thu ngân,…

+ Biện pháp tăng thêm vốn: Đề nghị khách hàng phát hành thêm cổ phiếu.
+ Biện pháp sát nhập: Khuyến khích bên vay hợp nhất với các tổ chức khác.
+ Biện Pháp giảm bớt kế hoạch sản xuất kinh doanh: ngân hàng yêu cầu khách hàng huỷ bỏ các kế
hoạch mở rộng kinh doanh cho đến khi tình hình tàI chính được cảI thiện.

×