Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích tài nguyên du lịch của Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.49 KB, 12 trang )

Đặt vấn đề :
Thừa Thiên Huế (TTH) là nơi hiện diện nhiều
nền văn hóa rực rỡ, là trung tâm chính trị trong hơn
3 thế kỷ đã để lại trên lãnh thổ TTH ngày nay nhiều
di sản văn hóa vừa đa dạng vừa đặc sắc. Tài
nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) đặc sắc, có giá
trị cao. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa,
là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của
nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Thừa Thiên - Huế ngày
nay vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hố biểu
trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam,
trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ
phận quan trọng đã được cơng nhận là di sản văn
hóa (DSVH) thế giới.Chính vì vậy Huế đã trở thành
một địa điểm du lịch mang nhiều nét đặc trưng về
lịch sử và bản sắc dân tộc độc đáo và riêng biệt,
mang trong mình nét đẹp cổ xưa với giá trị lịch sử
vơ giá.
Với những địa điểm du lịch nổi tiếng của Huế
như: Kinh Thành Huế (Đại Nội), hệ thống lăng tẩm
của những vị vua triều Nguyễn, chùa Thiên Mụ,…
đều là những địa điểm mang đậm tính lịch sử và
mang giá trị về bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa
của địa phương. Đây cũng là đặc điểm của tài
nguyên du lịch của địa phương, đó chính là tài
ngun du lịch nhân văn.Và tận dụng những tài
ngun đó thì Huế khơng ngừng đẩy mạnh loại
hình du lịch tâm linh.


A. Tài nguyên du lịch nhân văn :


*Khái niệm: TNDLNV gồm truyền thống văn
hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian, di tích
lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản
văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
*Phân loại: TNDLNV thường được chia thành
các nhóm: Các di tích lịch sử - văn hóa, Các lễ hội,
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, Các làng
nghề truyền thống, Các đối tượng văn hóa, thể
thao và hoạt động nhận thức khác. Đồng thời,
TNDLNV cịn được cơng nhận danh hiệu tương xứng
với cấp giá trị (thế giới, quốc gia đặc biệt,... ).
Ở Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử, nhiều
cơng trình kiến trúc mang yếu tố văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc



Nhiều lễ hội được tổ chức vào hằng năm thu hút nhiều
khách du lịch đến xem và trải nghiệm

B. Loại hình du lịch đặc trưng của địa
phương :
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều di sản nổi tiếng
hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đây là
một trong số ít những địa phương có nhiều lợi thế
về phát triển du lịch tâm linh.
Các điểm tâm linh nơi đây đều được hình thành
một cách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của q

trình phát triển lịch sử, tín ngưỡng và tơn giáo, tạo
nên nét độc đáo riêng có.
Các tuyến du lịch tâm linh thu hút ngày càng đông
du khách là lễ hội điện Hịn Chén, lễ vía Phật Bà, lễ


hội đền Huyền Trân, lễ Phật Đản hằng năm... Tại
Huế, ngồi hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn, hiện
có hơn 300 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ.
Nhiều ngôi tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ lâu như: Thiên
Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân, Trúc
Lâm…

Huế vốn được mệnh danh là thành phố phật giáo
của Việt Nam. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Ơng Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du
lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, du lịch tâm linh
đang bắt đầu phát triển mạnh ở các quốc gia có
thế mạnh về du lịch tâm linh, nhất là một số quốc
gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Myanmar
và Malaysia. Theo ông Phúc, ở nước ta, không
nhiều địa phương có thế mạnh về du lịch tâm linh.
Huế là một trong số ít địa phương có điều kiện
thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này. Một


loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế và
có tác động tích cực đến mơi trường, làm phong
phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân
dân, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Mỗi một ngơi chùa cổ khơng chỉ là cơng trình
kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với
cảnh quan thiên nhiên, mà cịn là địa chỉ lịch sử,
văn hóa, tâm linh đặc sắc. Gần 1/3 lượng khách
đến Huế đều ghé qua các địa điểm du lịch tâm linh
này.
Kết luận : Tận dụng những điều kiện sẵn có
về tài nguyên du lịch nhân văn nêu trên, TTH
đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch tâm linh
và xem đây là loại hình mũi nhọn trong chiến
lược du lịch của địa phương. Bởi lẽ đây chính
là điểm khác biệt với những thành phố, địa
phương khác, Huế có quá nhiều ưu thế để có
thể làm cho loại hình này ngày càng được
nhiều người biết đến và mang lại hiệu quả,
lợi nhuận về kinh tế cho tỉnh nhà. Đồng thời
đem những giá trị bản sắc đi giới thiệu đến
tất cả những du khách đến từ nhiều nơi trên
thế giới, quảng bá bản sắc và những chiến
công lịch sử trong quá khứ, để những giá trị
này luôn được biết đến và gìn giữ một cách
lâu dài về sau.


C. Các điều kiện để phát triển du lịch tại địa
phương:
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: Với đầy đủ các dạng địa hình núi, gị
đồi, đồng bằng, đầm phá, biển,… tạo ra tiền đề cho
việc đa dạng hóa loại hình du lịch.Tuy nhiên, điều

kiện địa hình TTH cũng gây khơng ít khó khăn trong
việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ
thuật cho ngành du lịch.
Khí hậu: TTH có mùa đơng khá lạnh; mùa hè
nóng, chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn. Lượng
mưa trung bình hàng năm lớn, thường có lũ, số
ngày mưa nhiều. Nhìn chung, khí hậu TTH ít thuận
lợi cho hoạt động du lịch ngồi trời, nghỉ dưỡng,
đặc biệt vào mùa mưa.
Thủy văn: Mạng lưới thủy văn ở TTH hội đủ các
yếu tố: sơng ngịi; trằm bàu, hồ; đầm phá;… không
chỉ cung cấp nguồn nước ngọt cho hoạt động du
lịch, tạo cảnh quan đẹp mà cịn có chức năng trị
bệnh.
Sinh vật: Hệ sinh thái TTH rất đa dạng. Sinh
giới ở TTH vừa là nguồn TNDL đặc sắc vừa là nguồn
cung thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng sản
vật tươi ngon, đặc sản của du khách.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP


Quy mô GDP tỉnh TTH tăng trưởng nhanh, chuyển
dịch theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và
mang tính dịch vụ rõ nét. Tình hình phát triển kinh
tế giúp thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển: kích
thích nhu cầu, mở rộng thị trường du lịch và tăng
khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.
Cơ sở hạ tầng: Hệ thống CSHT tỉnh TTH trong
thời gian qua không ngừng được hồn thiện góp

phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho du lịch phát
triển.
Dân cư và nguồn lao động: Năm 2013, dân số
của tỉnh hơn 1,12 triệu người với 6 dân tộc chính.
Các dân tộc có văn hố truyền thống độc đáo tạo
nên nét hấp dẫn có thể khai thác DL. Nguồn lao
động dồi dào, cần mẫn và có chuyên môn kỹ thuật
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DL.
Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của TTH phân
bố khá hợp lý và có bước phát triển nhanh tạo điều
kiện thuận lợi tiếp cận và kết nối các ĐTN. Mạng
lưới đô thị cung cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật (CSVCKT), dịch vụ cho hoạt động du lịch.
Chính sách, thể chế và vốn đầu tư: Chính sách
và thể chế phù hợp, thơng thống tạo điều kiện thu
hút vốn đầu tư và thúc đẩy hoạt động du lịch phát
triển. Tuy nhiên, nền hành chính cịn hạn chế đã
gây khó khăn cho doanh nghiệp và hiệu quả sử
dụng vốn chưa cao.


Kết luận : Thừa Thiên Huế có đầy đủ các điều
kiện để có thể phát triển du lịch một cách
mạnh mẽ.Với lợi thế về địa hình đa dạng giúp
phát triển nhiều loại hình du lịch đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của khách du lịch, song địa
phương vẫn còn phải củng cố nhiều về khía
cạnh phục vụ du lịch và phải đầu tư thêm để
đáp ứng đầy đủ nhu cầu du lịch đang thay đổi

theo thời gian, tránh trường hợp bị tụt hậu và
nhàm chán, khơng có sự đổi mới. Đây cũng là
thách thức đối với những người làm trong
ngành du lịch, phải liên tục đổi mới để có thể
theo kịp với xu hướng nhưng vẫn phải giữ
được bản chất đặc trưng của địa phương.

Theo Sở Du lịch, trong 4 tháng năm 2019 có
khoảng 1.730 nghìn lượt khách du lịch đến Huế,
tăng 9,2% so với cùng kỳ. Số liệu trên chứng tỏ
đang có nhiều khách du lịch chọn Huế làm điểm
đến dừng chân khi đi du lịch. Điều này đặt ra cho
nền du lịch Huế cơ hội và thách thức để phát triển
và đáp ứng được nhu cầu được đề ra.
Khi đời sống người dân ngày càng phát triển, họ
quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ nâng cao chất
lượng đời sống và ăn ngon, mặc đẹp, ngủ sang, du
lịch đẳng cấp như là yêu cầu tất yếu. Vì thế, ngành
du lịch Huế đang dần thay đổi để đáp ứng những
nhu cầu đó.


Tuy nhiên thực trạng du lịch tại Huế đang
có nhiều điểm cần được quan tâm chú trọng
để thay đổi phát triển hơn.
Cụ thể, sản phẩm du lịch về đêm và các dịch
vụ vui chơi giải trí trên địa bàn vẫn còn thiếu và
yếu, chưa thu hút, hấp dẫn được du khách, chất
lượng dịch vụ không cao với hai sản phẩm chủ lực
là ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ Nguyễn

Đình Chiểu.
Thiếu các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ
thuật, thể thao tầm quốc gia và quốc tế diễn ra tại
địa phương diễn ra đều trong quý, tháng. Một số
sản phẩm mới đã hình thành như các sản phẩm du
lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch đầm phá.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này còn nhỏ lẻ,
dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao,
chưa có sự kết nối thành tour tuyến; cơng tác
quảng bá cho các sản phẩm này còn hạn chế, chưa
thu hút.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
sự tăng trưởng khách du lịch đến Huế chưa mạnh
cũng là do sự hạn chế của các doanh nghiệp lữ
hành trên địa bàn tỉnh trong việc khai thác, kết nối
khách du lịch từ các thị trường quốc tế.
Nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho công
tác phát triển sản phẩm du lịch còn khá hạn chế.
Các doanh nghiệp du lịch Huế, đặc biệt là các
doanh nghiệp lữ hành thiếu tiềm lực để đầu tư, chỉ


tập trung theo hướng khai thác và kết nối xây dựng
tour có sẵn là chính. Thừa Thiên Huế chưa có nhiều
nhà đầu tư, doanh nghiệp đủ mạnh để tạo ra
những sản phẩm du lịch thúc đẩy sự tăng trưởng
đột biến du khách đến Huế.
Chính vì vậy ta phải có những giải pháp
để giải quyết những thực trạng trên:
Ngồi loại hình du lịch đặc trưng là du lịch tâm

linh thì ta cần đẩy mạnh các loại hình du lịch tiềm
năng, như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Đây
là mô hình du lịch đang phát huy được hiệu quả và
hứa hẹn sẽ đem đến nhiều điểm sáng cho du lịch
tại Huế trong tương lai.
Cần chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực có
chun mơn, năng lực cao để đáp ứng được nhu
cầu về phục vụ du lịch. Huế có nguồn nhân lực dồi
dào đông đảo nhưng chất lượng vẫn chưa thực sự
cao, nếu có sự đầu tư trong đào tạo và huấn luyện
thì sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển phục vụ du
lịch.
Ngoài việc tiếp tục khai thác thị trường truyền
thống, đẩy mạnh hơn nữa thu hút nguồn khách du
lịch từ các thị trường có thị phần lớn nhất hiện nay
đến Huế là khách Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra,
cần nghiên cứu mở rộng thị trường tại Đài Loan
cũng như một số địa phương của Trung Quốc để
tăng lượng khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế.


Công tác truyền thông quảng bá du lịch cũng
cần được quan tâm và đẩy mạnh để lôi kéo khách
du lịch đến dừng chân tại đây…

Tóm lại, Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển du
lịch, đưa những giá trị lịch sử văn hóa bao đời nay đến với
nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế. Việc chúng ta cần làm
bây giờ là phải giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch đặc
biệt là tài nguyên du lịch nhân văn và du lịch tâm linh. Với

trách nhiệm của sinh viên trường Cao Đẳng Du Lịch Huế,
chúng ta phải góp phần làm cho nền du lịch của tỉnh Thừa
Thiên Huế ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của du lịch
nhưng vẫn giữ được những bản sắc dân tộc, giá trị lịch sử
quý giá.



×