Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nguồn gốc và bản chất của chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.04 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo Đại tá
Trương Xuân Dũng trong tổ bộ môn Đường lối quân sự và cũng là giáo viên
trực tiếp giảng dạy em môn Đường lối quốc phòng - an ninh trong học kỳ vừa
qua. Trong thời gian qua dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy trưởng khoa
GDQP và góp ý chu đáo của các thầy trong khoa đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Trong q trình làm đề tài chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong q thầy cơ cùng bạn đọc đóng góp ý kiến bổ sung để cho đề tài
ngày càng được hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Rất mong nhận được sự quan
tâm, góp ý của thầy, cô và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, ngày 21 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hương

0


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“ Chiến tranh là cha đẻ của vạn vật, là vua của vạn vật. Nó làm cho
một số người thành thần thánh, một số thành người, một số người thành nô
lệ, một số thành người tự do.
-HêraclitChiến tranh có thể nói là xuất hiện từ rất sớm trong nền văn minh nhân
loại. Từ cổ đại đã xuất hiện chiến tranh và kéo dài đến tận ngày nay. Ngoài
những cuộc chiến tranh cục bộ, nhân loại đã phải chứng kiến hai cuộc chiến
tranh Thế giới tan khốc nhất trong lịch sử để lại hậu quả khơn cùng cho lồi
người.
Ngày nay nhân loại đang sống trong một hoàn cảnh lich sử rất mới. Bên
cạnh những thuận lợi, thời cơ lớn cho cộng đồng thế giới và từng quốc gia tiến
vào thế kỷ XXI vẫn tồn tại những nguy cơ và thách thức lớn đe dọa vận mệnh


của nhân loại, cản trở tiến bộ lịch sử. Trong đó nguy cơ chiến tranh xâm lược do
các thế lực phản động quốc tế gây ra, Sự tấn công của Mỹ và NATO vào Irắc và
Nam Tư đã chứng minh sâu sắc rằng: cịn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ
chiến tranh. Chủ nghĩa đế quốc là người bạn đường của chiến tranh xâm lược.
Chiến tranh là một hiện tượng chưa bao giờ “nguội” trên toàn thế giới. Nó
ln là mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Chính vì nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề chiến tranh đối với xã hội loài người, nên em chọn đề tài
nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc và bản
chất của chiến tranh nhằm góp phần làm rõ nguồn gốc và bản chất của chiến
tranh qua từng thời kỳ. Khẳng định tính đúng đắn vượt thời gian của học thuyết
kinh điển Mác – Lênin về chiến tranh.
2. Mục đích nhiệm vụ
Thơng qua quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc và bản
chất của chiến tranh, xác định được nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến

1


tranh của nhân loại từ thời cổ đại đến nay. Khẳng định tính đúng đắn của chủ
nghĩa Mác – Lênin khi nghiên cứu về hiện tượng chiến tranh
3. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ nguồn gốc, bản chất của chiến tranh qua các thời
kỳ, đăc biệt là các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chiến tranh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Phân tích tài liệu
- Phương pháp tiếp cận các góc độ khác nhau của các phạm trù lịch sử.

2



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN GÔC, BẢN CHẤT
CỦA CHIẾN TRANH TRƯỚC CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1. Tư tưởng chiến tranh, quân đội thời kỳ cổ, trung đại.
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, chưa có chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và trong xã hội chưa có sự phân chia thành những giai cấp đối kháng thì
cũng chưa có chiến tranh. Các cuộc xung đột vũ trang giữa các thị tộc, bộ lạc
chưa mang tính đối kháng giai cấp. Các cuộc xung đột này là một hình thức của
đấu tranh sinh tồn, đấu tranh để giành giật nơi chăn thả súc vật, chiếm giữ đất
trồng trọt tốt nhất, bảo vệ địa bàn kiếm sống, v.v…Một trong những nguyên
nhân của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên miên giữa các thị tộc, bộ lạc là
nợ máu.
Đến thời kỳ cuối của chế độ cộng sản nguyên thủy,khi xã hội thị tộc trong
quá trình tan rã chuyển sang xã hội chiếm hữu nơ lệ thì các cuộc “chiến tranh”
cổ xưa giữa các thị tộc, bộ lạc biến thành những cuộc cướp bóc liên miên trên bộ
và trên biển dể cướp đoạt súc vật, nô lệ và kho báu. Chiến tranh lúc này được
coi như là một hoạt động cơ bản và là một yếu tố không thể thiếu được trong sự
sinh tồn và phát triển của mỗi thị tộc, bộ lạc.Trong điều kiện kinh tế-xã hội cịn
thấp kém và phân cơng lao động xã hội chưa phát triển của xã hội cộng sản
nguyên thủy thì những tư tưởng về chiến tranh chưa xuất hiện.
Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nảy sinh,xã hội phân chia thành các giai
cấp đối kháng và các kiểu nhà nước của giai cấp thống trị ra đời, thì chiến tranh
trở thành người bạn đường của các kiểu nhà nước đó. Các nhà nước đã tạo nên
chiến tranh.
Chiến tranh do chế độ tư hữu đẻ ra, trở thành một thủ đoạn làm giàu cho
các giai cấp bóc lột để chúng tăng cường sự thộng trị về kinh tế, chính trị, nô
dịch các dân tộc.Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, quân đội được sử dụng trước hết
để “ngăn nô lệ”, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế dựa trên sức lao dộng

của nô lệ.
3


Trong những thời kỳ chuyển biến từ hình thái kinh tế-xã hội này lên
những hình thái kinh tế-xã hội khác, các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp bị áp
bức và các giai cấp thống trị thường phát triển thành các cuộc chiến tranh dưới
các hình thức khởi nghĩa vũ trang,nội chiến,v.v…
Đồng thời với sự xuất hiện của chiến tranh,thì các quan điểm, tư tưởng về
chiến tranh cũng xuất hiện và phát triển. Các quan điểm về chiên tranh có một
lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Lúc đầu, các tư tưởng còn tự phát, chưa
rõ nét. Mãi các thế kỷ sau, chủ yếu trong thời đại hình thành và phát triển chủ
nghĩa tư bản, những tư tưởng đó mới tương đối rõ ràng và hình thành những
khuynh hướng rõ nét.
Ngay từ thời hình thành xã hội chiếm hữu nô lệ, trong thần thoại cổ Hy
Lạp, trong Kinh Cựu Ước, trong “Kinh lễ” của Trung Hoa…đã vang lên tiếng
nói chống chiến tranh dưới hình thức những mơ ước về một thời đại đã qua
không bao giờ trở lại, khi bốn biển đều là anh em và không hề biết đến chiến
tranh.
Các nhà triết học Hy Lap cổ đại đã thừa nhận chiên tranh là một hiện
tượng hợp lý, có tính quy luật. Chính Platon (427-347 TCN) cho chiến tranh là
một hiện tượng tự nhiên của các dân tộc. Arixtốt (384-322 TCN) đã quan niệm
chiien tranh là một sự ham mê của những người hoạt động quân sự, còn nơ lệ
được xem như vủ khí của sản xuất.
Các nhà lịch sử, nhà văn, nhà quân sự thời ấy đã mô tả các cuộ chiến
tranh dựa trên quan điểm duy vật và biện chứng tự phát, khơng tồn vẹn và thiếu
tính sâu sắc. Hàng loạt các tác phẩm lịch sử quân sự đã có tác dụng rất lớn đối
với nhận thức và hoạt động quân sự. Họ đẫ khẳng định rằng, các quyết định và
hành động của các nhà quân sự phụ thuộc vào hồn cảnh, cịn tình trạng của bộ
đội và đặc điểm của tình hình chiến đấu lại phụ thuộc vào tính dũng cảm, địa

hình, thời gian, trạng thái tinh thần, tương quan lực lượng của các bên tham
chiến và các hoàn cảnh khác.Họ cũng đã xác định được rằng kiến thức quân sự
là điều không thể thiếu được cho thắng lợi trong hành động chiến đấu. Cong
4


đường đi đến thắng lợi là ở việc chuẩn bbij chu đáo đối với chiến tranh, ở sự tích
tụ sức mạnh vật chất và tài năng của các nhà quân sự, chứ khơng phải là do ý chí
của thượng đế.
Trong các thế kỷ II, thế kỷ III đã xuất hiện những lý thuyết thần học về
chiến tranh nhằm biện hộ cho các quan điểm của tôn giáo. Một trong những
nguồn lý luận ủng hộ chiến tranh là Kinh thánh giải thích chiến tranh là “cơng
cụ của Thượng đế” để đấu tranh chống lại cái xấu và “trừng trị kẻ phạm tội” .
Mục đích của họ bảo vệ cho sự tồn tại của nhà thờ và tín ngưỡng.
Tóm lại, trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng trước C.Mác đều
chứa đựng những tư tưởng đáng chú ý và những dự đốn quan trọng về thực
chất và vai trị lịch sử của hiện tượng chiến tranh.Nhưng hầu hết các nhà tư
tưởng đếu đứng trên lập trường duy tâm về lịch sử đẻ giải thích nguồn gốc chiến
tranh, vai trị của chiến tranh trong lịch sử, vai trò của các tướng lĩnh trong chiến
tranh…Chỉ có một số rất ít các nhà tư tưởng vận dụng các phép biện chứng (mặc
dù tự phát) đẻ phân tích và đánh giá các hiện tương trên. Phần lớn các quan
điểm, tư tưởng đều giải thích các hiện tượng chiến tranh một cách siêu hình,
phiến diện, khhong chú ý đến các điều kiện lịch sử-cụ thể. Do đó, họ đã rút ra
các kết luận mang tính thiển cận hoặc không tưởng.
2. Tư tưởng về chiến tranh thời kỳ cận đại và hiện đại
2.1. Tư tưởng thời cận- hiện đaị
Trong thời đại hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản, những tri thức về
chiến tranh bắt đầu được phân tích có hệ thống và hình thành những xu hướng
nhất định. Tư tưởng duy vật trong giai đoạn này giữ vai trò quan trọng cho việc
chuẩn bị tư tưởng cho các cuôc cách mạng tư sản ở châu Âu. Tư tưởng duy vật

đã hướng vào chống vào chống các quan điểm tôn giáo- phong kiến, xác lập thế
giới quan duy vật để xem xét và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, trong đó
có vấn đế chiến tranh.

5


Ở giai đoạn đầu của lịch sử phát triển chủ nghĩa tư bản, quy mô chiến
tranh ngày càng phát triển, hậu quả chiến tranh nặng nề, giai cấp tư sản buộc
phải cân nhắc cái được và cái mất của chiến tranh, so sánh vai trị của chiến
tranh và hồ bình trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị của chúng. Vào
thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát triển, giai cấp tư sản quan tâm đến việc đình
chỉ các cuộc chiến tranh chém giết lẫn nhau, gìn giữ hịa bình đẻ tạo điều kiện
phát triển kinh tế- xã hội.
Êraxmơ Rốttécđam, nhà văn người Hà Lan thời kỳ Phục Hưng, trong tác
phẩm “Lời thỉnh cầu hịa bình” (1517) đã lên án chiến tranh, thuyết phục mọi
người tin rằng hịa bình sẽ đem lại hạnh phúc cho con người và phồn vinh cho
xã hội. Theo ông, chiến tranh là điều ác và là nguyên nhân đầu tiên của sự hủy
hoại và tai họa. Nhưng chiến tranh vẫn có thể được chấm dứt. Muốn vậy, cần
phải: ra lời kêu gọi về lòng u hịa bình gửi nhũng người cầm quyền, u cầu
họ thực hiện; giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới và hoạch định vĩnh viễn
các đường biên giới; tạo xu thế hịa bình chung, đồn kết tất cả những ngườ
phản đối chiến tranh.

Ơng viết: “Hãy tỏ lịng kính trọng tất cả những ai ngăn

chặn chiến tranh, những ai dùng lời khun sáng suốt khơi phục tính hịa hợp và
những ai đem hết sức mình để làm cho những đội quân hùng hậu và những kho
vũ khí khổng lồ trở nên vô dụng”.
Xêbatxchian Phrancơ nhà triết học kiêm sử học người Đức, trong tác

phẩm “Nhật ký chiến đấu vì hịa bình” (1539) đã viết: “Chiến tranh lafd trái tự
nhiên và phản lý chí”, nó “khơng thể bị thủ tiêu và loại trừ chỉ đơn thuần bằng
mặt đối lập của nó là hịa bình. Cái nóng làm tan cái lạnh, cịn ánh sáng thì xua
tan bóng tối. Vì vậy tơi tự trang bị cho mình vũ khí hịa bình và sẽ đấu tranh cho
hịa bình”. Ơng khơng phủ nhận những cuộc chiến tranh nhằm mục đích tự vệ và
đánh trả bọn xâm lược; đồng thời phản đối những cuộc chiến tranh do nhà cầm
quyền gây ra vì mục đích xâm lược và cướp bóc.
Những ý kiến của các nhà văn tán thành hịa bình, phản đối chiến tranh đã
dóng vai trị nhất định trong việc phát triển lập trường tích cực của việc nghiên
6


cứu chiến tranh. Tuy nhiên, những ý kiến đó chưa phân tích được cơ sở sâu xa là
chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tách rời với thực tiễn lịch sử đấu tranh giai
cấp trong thời kỳ chuyển biến giữa hai hình thái kinh tế- xã hội có đối kháng
giai cấp. Do vậy, mặc dù lý lẽ của họ rất sắc sảo, những lời kêu gọi rất dễ thấm
vào lòng người, nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn với quy mơ lớn hơn, tính chất
ác liệt hơn. Những biện pháp nhằm thiết lập hịa bình của các nhà nhân văn nêu
ra đều không tưởng, thiếu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn.
Đối lập với tư tưởng của các nhà nhân văn là tư tưởng biện hộ cho chiến
tranh. Nicơlơ Makiavenli, một chính khách nổi tiếng thời Phục Hưng, trong tác
phẩm “Quận vương” (1613) và nhiều tác phẩm khác, đã thể hiện lập trường của
mình về vấn đề chiến tranh. Ông khẳng định rằng xu hướng xâm lược là hồn
tồn tự nhiên và hợp quy luật. Ơng nêu tư tưởng coi chiến tranh là một trong
những phương tiện kiên quyết nhất để củng cố nhà nước và đạt được những mục
tiêu chính trị chủ yếu một cách “hồn tồn hợp pháp”, vì vậy nó cần thiết và
khơng thể loại trừ. Nhưng chiến tranh là phương tiện nguy hiểm, là con dao hai
lưỡi, chiến tranh bắt đầu thì dễ, kết thúc thì khó, do vậy chỉ áp dụng chiến tranh
trong những trường hợp hãn hữu. Ông kết luận, nếu nghĩ rằng có thể kết thúc,
chấm dứt chiến tranh hồn tồn và vĩnh viễn thì thật ngây thơ ấu trĩ.

Guygô Grốtxi, nhà luận học kiêm triết học người Hà Lan, trong tác phẩm
chủ yếu của mình “Bàn về chiến tranh và hịa bình” (1625) đã xem xét chiến
tranh dựa trên quan điểm pháp lý. Ông đã nêu ra quan niệm về “quyền tự nhiên”
bắt nguồn từ bản chất của con người và quyết định quan hệ giữa người với
người. Theo quan niệm này, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, bất cứ
hành vi bạo lực nào của người này đối với người khác đều là tội ác. Đa số mọi
người sinh ra đều muốn sống hịa bình và hịa hợp.con người có lý chí và ngơn
ngữ cho phép họ có thể thỏa thuận với nhau về các nguyên tắc của cuộc sống và
chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc đó. Chiến tranh trái ngược với quyền tự
nhiên và vi phạm những nguyên tắc đề ra, do vậy cần phải loại trừ khỏi đời sống
xã hội. Grốtxi viết rằng hịa bình tốt đẹp hơn và an tồn hơn chiến thắng đang
7


mong đợi, vì vậy cần phải chấp hành những thỏa ước hịa bình. Trong trường
hợp xảy ra xung đột thì cần đan xếp bằng con đường thương lượng, bằng tòa án
trọng tài hay thậm chí bằng rút thăm.
Tơmát Hốpxơ (1588-1679) nhà triết học duy vật Anh dã nêu ra nhiều tư
tưởng độc đáo về chiến tranh. Trong cuốn “Lêviaphan” (1651), ông nêu ra
thuyết “Công ước xã hội”. Ông cho rằng chiến tranh phù hợp với bản chất con
người, và ngay trong trạng thái ban đầu-trạng thái “tự nhiên” của xã hội – đã
diễn ra cuộc “chiến tranh mọi người chống lẫn nhau”.

Nhưng trong điều kiện

đó, người ta khơng thể tiến hành cả sản xuất, buôn bán và làm nghệ thuật, cho
nên phải lấy “Công ước xã hội” quy định một phần quyền tự do và quyền của
mình cho nhà nước để thiết lập trật tự và hịa bình chung. Đó là bước đầu tiên
hạn chế chiến tranh. Song, chiến tranh vẫn tiệp tục nổ ra do hậu quả của sự vi
phạm công ước xã hội. Theo Hốpxơ, bước thứ hai để loại trừ chiến tranh nói

chung là phải cưỡng bức mỗi người, mỗi nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh
những yêu cầu của công ước xã hội. Những yêu cầu chủ yếu là: ký hòa ước và
thực hiện hòa ước; thực hiện mọi điều cam kết đã ký; thừa nhận mọi người về
bản chất đều bình đẳng; hạn chế hợp lý những ham muốn nguyện vọng của
mình; chú ý đến nguyện vọng của người khác; không gây thù hằn đối với người
khác; lấy thiện trả thiện.
Sáclơ Xanhpie, nhà khai sáng Pháp, cũng có những đóng góp quan trọng
vào những quan điểm về chiến tranh. Trong tác phẩm “Dự án duy trì hịa bình
vĩnh viễn ở châu Âu” (1713-1717), ơng cho rằng, mọi cuộc chiến tranh dù hạnh
phúc, sung sướng và thanh bình cho một dân tộc nào. Phương tiện duy nhất và
mục đích của cuộc sống hạnh phúc là hịa bình. Chiến tranh sớm hay muộn sẽ bị
loại trừ khỏi đời sống xã hội. Ông nêu lên những biên pháp để loại trừ chiến
tranh là: thứ nhất, bồi dưỡng và giáo dục các dân tộc lịng u hịa bình; thứ hai,
các chính phủ phải phản đối chiến tranh, xây dựng khối liên minh các nươc châu
Âu, kể cả nước Nga, nhằm đảm bảo giữ nguyên các đường biên giới ổn định

8


hiện tại và giải quyết các cuộc tranh chấp và xung đột đang xảy ra giữa các
nước.
G.Rútxô, nhà văn – nhà triết học Pháp, trong tác phẩm “Phán đoán về hịa
bình vĩnh viễn” (1789) đã tán thành thuyết Cơng ước xã hội, nhưng khác với
Hốpxơ, ông cho rằng “trong trạng thái tự nhiên” thì chưa có “Chiến tranh của
mọi người chống lẫn nhau”, mà chi có tình hữu nghị và sự tương trợ. Chiến
tranh xuất hiện muộn hơn, do con người đã bị bộ máy nhà nước bất hợp lý và
chế độ giáo dục sai lầm làm hư hỏng. Ông khẳng định rằng, chiến tranh là hậu
quả của chính sách đối nội và đối ngoại của chế độ nhà nước chuyên chế phong
kiến. Rútxô viết: “Một mặt là chiến tranh và sự xâm lược, mặt khác là sự tiến bộ
của chế độ chun chế, hai mặt đó ln tác đơng lẫn nhau”. Rútxơ phê phán

những con đường tiến tới hịa bình của Xanhpie và khẳng định là khơng thể nào
thuyết phục được những người cầm quyền từ bỏ chiến tranh, xây dựng khối liên
minh hịa bình giữa các nước, tn theo những yêu cầu của tòa án quốt tế. Muốn
vậy, cần phải làm thế nào để lợi ích cá nhân của những ngươi cầm quyền hài
hịa với lợi ích xã hội, mà điều đó thì khơng thể có được trong điều kiện chế độ
chuyên chế. Do đó, muốn đạt được hịa bình vĩnh viễn, cần phải xóa bỏ chế độ
chun chế và dân chủ hóa tồn bộ đời sống chính trị. Kết luận có tính cách
mạng đó là thành tựu cao nhất của tư tưởng khai sáng thế kỷ XVIII.
Học thuyết của các nhà duy vật Pháp đã có ảnh hưởng trực tiếp đến thế
giới quan và quan điểm của các nhà lý luận quân sự ở châu Âu. Trong số đó,
đáng chú ý là A.Binlốp (1757 – 1807), ơng đã xem xét q trình chiến tranh,
phân tích mối quan hệ giữa tình trạnh kinh tế, khả năng vật chất, vai trò của nhà
nước và sự ổn định bên trong với hoạt động quân sự và với chiến tranh. Những
tư tưởng tiến bộ của các nhà duy vật Pháp đã mang lại một ảnh hưởng rất lớn
đến các quan điểm lý luận quân sự và hoạt động quân sự của Napơlêơng. Trên
một phương diện nào đó có thể coi Napơlêơng là một nhà duy vật và biện chứng
tự phát trong giải quyết hàng loạt các vấn đề của sự nghiệp quân sự và có khả
năng nhận thức đúng đắn khuynh hướng phát triển của sự nghiệp quân sự.
9


Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX triết học cổ điển Đức đạt được một sự
phát triển đáng ghi nhận. Các đại biểu tiêu biểu của triết học giai đoạn này như:
I.Can Tơ (1724-1804) và Hêghen (1770-1831) đã có những đóng góp quan trọng
trong xem xét, đánh giá hiện tượng chiến tranh, quân đội.
Trong tác phẩm” Tiến tới một nền hịa bình vĩnh viễn” (1795), I.Can tơ
nhận định chiến tranh là bạn đường thường xuyên của bạn đường hiện nay.
Nhưng ngờ lý trí và làm theo nghĩa vụ bằng con đường thi hành nhiều cuộc cải
cách thường xuyên, loài người sẽ đi đến một nền hịa bình vĩnh cửu. Con đường
bao gồm : thiết lập chính quyền dân chủ ở mỗi nước, trong dó vấn đề chiến tranh

và hồ bình khơng phải chỉ do chính phủ mà do tất cả mọi công dân quyết định;
đề ra luật pháp quốc tế nhằm giữ gìn hịa bình; xây dựng khối liên minh tự
nguyện của tất cả các nước nhằm mục đích duy trì mối quan hệ hịa bình giữa
các nước; thủ tiêu sự bất bình đẳng giửa các dân tộc vá chủ nghĩa thực dân, thi
hành chế độ quốc tịch toàn thế giới đối với mọi người; mỗi công dân, mỗi nước
đều tuân thủ nguyên tắc đạo đức chung; hãy làm như anh muốn để người khác
cũng làm như anh. Quan niệm của I.Cantơ có tiến bộ nhưng cịn mang tính trừu
tượng, hình thức, phi lịch sử.
G.Hêgen đã phê phán tư tưởng của I.Cantơ về một nèn hịa bình vĩnh
viễn. Ơng tuyệt đối hóa vai trị của chiến tranh, cho rằng hịa bình vĩnh viễn
khơng những khơng có má cịn khơng đáng mong muốn, vì nó làm suy yếu các
dân tộc vá kìm hãm sự phát triển đi lên của các dân tộc. Ông tuyên bố: “ Ý nghĩa
cao cả của chiên tranh là ở chỗ nhờ nó mới giữ được sự lành mạnh về đạo đức
của các dân tộc…giống như có gió thổi qua mặt hồ mới khỏi xú uế, điều này
nhất định sẽ xảy ra và nếu gió lặng quá lâu, chiền tranh ngăn chặn không đẻ các
dân tộc suy tàn, đó là điều khơng tránh khỏi do hậu quả cuủa một trạng thái hịa
bình qua lâu, huồng hồ lại vĩnh viễn”.
Sự ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức đến tất cả đời sống tinh thàn của
xã hội, trong đó có lý luận qn sự. C.Claudơvít (1780-1831)- nhà lý luận quân
10


sự người Đức các biết tạn dụng các quan điểm biện chứng vào lý luận quân sự.
Ông nhấn mạnh rằng, trong sự nghiệp qn sự, khơng có cái gì là vĩnh viễn . Tất
yếu là phải thương xuyên tính đến những sự thay đổi được diễn ra trong phương
thức dẫn dắt hành động quân sự. Ông đã nghien cứu chiến tranh trong các mối
liên hệ của nó và rút ra kết luận đúng đằn rằng chiến tranh là sự tiếp tục chính trị
bằng thủ đoạn bạo lực, chính trị làm nảy sinh chiến tranh, cịn chiến tranh lá
chính trị, là sự thay đổi ngịi bút bằng thanh kiếm.Ơng chú ý nghiên cứu vai trò
của nhân tố tinh thần trong chiến tranh. Song, do sự ảnh hưởng của phép biện

chứng duy vật nên C.claudơvít đã xem xét chình trị tách rời với các lợi ích kinh
tế và đấu tranh giai cấp, coi chính trị chỉ là quan hệ đối ngoại của các nhà nước.
Theo ông, niềm tin trong chiến tranh là yếu tố tinh thần mang tính chát tuyệt đối,
ngồi lịch sử, khơng có mối liên hệ với chế độ xã hội. Ông phủ nhận sự tác động
của các quy luật khách quan của chiến tranh, thỗi phồng tính ngãu nhien trong
hoạt động quân sự. C.Claudơvít cho rằng tài năng quân sự được phát huy tác
dụng ngoài quy luật.
2.2. Một số quan điểm khác
Ayn Rand

Ayn Rand (1905–1982)

11


Nhiều người nói rằng vũ khí ngun tử làm cho chiến tranh trở thành
khủng khiếp đến mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng tất cả các dân tộc trên
thế giới đều cảm thấy hốt hoảng và bất lực trước viễn cảnh là chiến tranh có thể
xảy ra.
Tuyệt đối đa số người dân – những người sẽ chết trên chiến trường hay
chết đói hoặc chết trong những đống đổ nát – khơng muốn có chiến tranh.
Khơng bao giờ muốn. Nhưng từ thế kỉ này đến thế kỉ khác chiến tranh vẫn
thường xuyên nổ ra, giống như một vệt máu dài song hành với lịch sử loài người
vậy.
Người ta sợ chiến tranh có thể xảy ra vì họ biết, một cách hữu thức hay vơ
thức, rằng họ khơng bao giờ có thể từ bỏ được cái học thuyết vốn là nguyên
nhân của các cuộc chiến tranh trong quá khứ và có thể là nguyên nhân của
những cuộc chiến tranh trong hiện tại và tương lai – đấy là học thuyết nói rằng
sử dụng vũ lực (dùng vũ lực chống lại những người khác) để đạt mục đích là
chấp nhận được hay là biện pháp thực tiễn hoặc cần thiết nữa và có thể được

biện hộ nếu đấy là mục đích “tốt”. Học thuyết này cho rằng vũ lực là một thành
tố hợp pháp hoặc không thể tránh được của cuộc sống của con người và xã hội
loải người.
Hãy xem một trong những đặc điểm xấu xa nhất của thế giới hôm nay: sự
chuẩn bị chiến tranh điên cuồng nhất đi liền với sự tun truyền cho hồ bình
cũng điên cuồng khơng kém. Và cả hai hiện tượng này đều xuất phát từ cùng
một nguồn gốc – từ cùng một triết lí chính trị. Mặc dù đã bị phá sản, cái triết lí
chính trị gọi là chủ nghĩa quốc gia vẫn giữ thế thượng phong trong thời đại
chúng ta.
Xin xem xét bản chất của cái gọi phong trào gọi là hồ bình hiện nay. Tự
nhận là nhân bản và lo lắng cho sự tồn vong của nhân loại, phong trào này kêu
gào chấm dứt chạy đua vũ trang hạt nhân, từ bỏ vũ khí như là phương tiện giải
quyết bất đồng giữa các quốc gia và đưa chiến tranh ra ngồi vịng pháp luật.
Nhưng những phong trào hồ bình này lại khơng chống lại các chế độ độc tài,
12


cịn quan điểm chính trị của các thành viên của nó thì mn màu mn vẻ, từ
nhà nước phúc lợi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng
sản. Điều đó có nghĩa là họ chống lại việc dân tộc này sử dụng vũ lực chống lại
dân tộc khác chứ khơng chống lại việc chính phủ của một nước sử dụng vụ lực
nhằm chống lại các cơng dân của chính nó; điều đó cũng có nghĩa là họ chống
lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại kẻ thù có vũ trang, nhưng khơng chống
lại việc sử dụng vũ lực nhằm chống lại những người tay khơng tấc sắt.
Các chế độ độc tài đã cướp bóc, phá hoại, gây ra nạn đói, tình cảnh dã
man, trại lao động khổ sai, phòng tra tấn, giết người hàng loạt. Đấy chính là cái
mà những người tự nhận là u hồ bình hiện nay sẵn sàng biện hộ hoặc chịu
đựng – nhân danh tình yêu nhân loại.
Rõ ràng là cội nguồn tư tưởng của chủ nghĩa quốc gia (hay chủ nghĩa tập
thể) là quan niệm bầy đàncủa những người nguyên thuỷ, những kẻ không thể

nhận thức được các quyền của cá nhân con người, những kẻ tin rằng bộ lạc là tối
thượng, bộ lạc là kẻ nắm quyền toàn trí tồn năng, có quyền sinh quyền sát đối
với các thành viên của nó và có thể hi sinh các thành viên bất cứ khi nào và cho
bất cứ thứ gì mà nó cho là “tốt”. Khơng nhận thức được bất kì nguyên tắc xã hội
nào, ngoại trừ nguyên tắc vũ lực bạo tàn, những người như thế tin rằng bộ lạc có
thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là có đủ sức và các bộ lạc khác chỉ là những
con mồi, phải bị chinh phục, cướp bóc, bắt làm nơ lệ hoặc xố sổ hồn tồn.
Lịch sử của các dân tộc bán khai chính là một loạt những cuộc chiến tranh giữa
các bộ lạc và tàn sát lẫn nhau. Sự kiện là cái hệ tư tưởng nguyên thuỷ đó vẫn cịn
điều khiển các quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân phải làm cho bất cứ ai
quan tâm tới sự sống còn của nhân loại để tâm suy nghĩ.
Chủ nghĩa quốc gia là bạo lực đã được định chế hố và cuộc nội chiến
khơng bao giờ dứt. Nó khơng cho người ta bất cứ lựa chọn nào ngoài việc chiến
đấu để giành quyền lực – tức là cướp hay là bị cướp, giết hay là bị giết. Khi vũ
lực bạo tàn trở thành thước đo duy nhất đối với các hành vi của xã hội và không

13


kháng cự nghĩa là chết thì ngay một hèn kém nhất, ngay cả con vật, thậm chí con
chuột cũng sẽ chiến đấu. Một dân tộc bị nơ dịch thì khơng thể có hồ bình được.
Nội chiến, tức là chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa những người khơng
thể tìm được luật pháp và cơng lí bằng con đường hồ bình, chứ không phải
chiến tranh giữa các dân tộc mới là những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong
lịch sử. Lịch sử của các nhà nước chuyên chế thường bị gián đoạn bởi những
cuộc nổi dậy đẫm máu – những vụ bùng nổ của nỗi tuyệt vọng mù quáng, không
cần hệ tư tưởng. không cần cương lĩnh hay kế hoạch nào hết – những vụ bạo
loạn thường bị đàn áp bằng những vụ hành quyết dã man những kẻ phản loạn.
Trong chế độ chuyên chế tuyệt đối, cuộc “chiến tranh lạnh” do chủ nghĩa
quốc gia sinh ra thường diễn ra dưới hình thức những cuộc thanh trừng đẫm

máu, đấy là khi băng đảng này lật được băng đảng kia, như đã từng xảy ra ở
nước Đức quốc xã hay ở Liên Xô. Trong nền kinh tế hỗn hợp, cuộc chiến tranh
này diễn ra dưới hình thức cuộc chiến đấu giữa các nhóm lợi ích, mỗi nhóm đều
chiến đấu cho việc thơng qua những đạo luật có lợi cho họ và tước đoạt lợi ích
của các nhóm khác .
Đất nước càng chia thành các nhóm đối địch nhau và làm cho người nọ
chống báng người kia thì tinh thần quốc gia trong hệ thống chính trị của nước đó
càng cao. Khi quyền cá nhân khơng cịn thì cũng khơng thể nào xác định ai được
làm gì, khơng thể nào xác định được đòi hỏi, ước mong hay quyền lợi của một
người nào đó là đúng hay khơng. Lúc đó sẽ phải trở về với tiêu chuẩn của bộ
lạc: anh có thể ước muốn bất cứ thứ gì, miễn là băng nhóm của anh có đủ sức.
Muốn sống sót trong một hệ thống như thế người ta buộc phải sợ hãi, căm thù và
giết hại lẫn nhau; đấy là hệ thống của những mưu đồ, những âm mưu bí mật,
những vụ thơng đồng, bao che, phản bội và đảo chính đẫm máu. Hệ thống này
khơng đưa người ta đến tình huynh đệ, sự an tồn, thái độ hợp tác và hồ bình.
Chủ nghĩa quốc gia – cả trên nguyên tắc lẫn thực tế – chỉ là quyền lực của
băng đảng. Chế độ độc tài chính là băng đảng được quyền cướp đoạt thành quả
lao động của các cơng dân của chính đất nước mình. Sau khi đã làm khánh kiệt
14


nền kinh tế của đất nước, kẻ cầm quyền có tinh thần quốc gia sẽ tấn công các
nước láng giềng. Đấy là cách duy nhất giúp hắn trì hỗn vụ sụp đổ và kéo dài
quyền lực của chính hắn. Một đất nước giày xéo lên quyền của các công dân
nước mình thì cũng sẽ khơng tơn trọng quyền của các nước khác. Những kẻ
không tôn trọng quyền của cá nhân con người thì cũng sẽ khơng cơng nhận
quyền của các quốc gia khác: quốc gia là do nhiều cá nhân mà thành.
Chủ nghĩa quốc gia cần chiến tranh, còn đất nước tự do thì khơng. Chủ
nghĩa quốc gia sống nhờ cướp bóc, đất nước tự do sống nhờ sản xuất.
Tất cả những cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử đều là do các nước có nền

kinh tế bị kiểm sốt chặt chẽ hơn phát động nhằm chống lại những nước tự do
hơn. Thí dụ Chiến tranh Thế giới I do nước Đức quân chủ và nước Nga Sa
hoàng phát động, hai nước này đã lôi kéo các đồng minh tự do hơn của mình
vào cuộc chiến. Chiến tranh Thế giới II là do liên minh Xô-Đức và cuộc tấn
công phối hợp của họ vào nước Ba Lan gây ra.
Chúng ta thấy rằng trong Chiến tranh Thế giới II cả Đức và Liên Xô đều
chiếm và tháo dỡ các nhà máy tại các nước mà họ chiếm được và chở về nhà,
trong khi nước có nền kinh tế hỗn hợp tự do nhất là Mĩ, tức là nước nửa tư bản
chủ nghĩa, thì chuyển thiết bị trị giá hàng tỉ dollar, trong đó có cả những nhà
máy hồn chỉnh, cho các nước đồng minh. (Xin đọc: Keller W. East Minus West
= Zero. N.Y.: G.P. Putnam’s Sons, 1962 để biết toàn bộ câu chuyện về sự cướp
bóc của Liên Xơ.)
Nước Đức và nước Nga cần chiến tranh, cịn Mĩ thì khơng và cũng chẳng
được lợi lộc gì. (Thực ra Mĩ đã thua về mặt kinh tế mặc dù đã giành thắng lợi
trong cuộc chiến: chiến tranh đã để lại món nợ khổng lồ cho nhà nước, nợ lại
càng gia tăng vì chính sách giúp đỡ các nước đồng minh và kẻ thù cũ mà chẳng
mang lại lợi ích gì). Thế mà ngày hơm nay những người u chuộc hồ bình lại
chống báng chủ nghĩa tư bản và ủng hộ chủ nghĩa quốc gia.
Chủ nghĩa tư bản laissez-faire là hệ thống xã hội duy nhất đặt căn bản trên
nguyên tắc công nhận quyền cá nhân và vì vậy mà là hệ thống duy nhất loại bỏ
15


vũ lực ra khỏi các mối quan hệ xã hội. Đây là hệ thống duy nhất chống lại chiến
tranh, nếu xét về bản chất các nguyên tắc và quyền lợi căn bản của nó.
Tất cả những người được tự do sản xuất đều khơng có động cơ cướp bóc,
chiến tranh chỉ làm cho họ thua thiệt chứ chẳng mang lại lợi lộc gì. Về mặt ý
thức hệ, ngun tắc tơn trọng quyền con người không cho phép người ta dùng
vũ khí làm kế sinh nhai, cả ở trong cũng như ngoài nước. Vế mặt kinh tế, chiến
tranh rất tốn kém: trong nền kinh tế tự do, nơi mà tài sản là sở hữu tư nhân,

chiến phí sẽ phải lấy từ thu nhập của các công dân – không thể bơm ngân quĩ lên
mà che đậy được – các công dân cũng không hi vọng chiến thắng sẽ bù đắp
được thiệt hại về mặt tài chính (thuế khố, sản xuất gián đoạn và tài sản bị phá
huỷ). Như vậy là, quyền lợi kinh tế làm cho người công dân đứng về phía hồ
bình.
Trong nền kinh tế nhà nước, nơi tài sản là “của cơng”, người cơng dân
khơng có nhu cầu bảo vệ hồ bình về mặt kinh tế – anh ta chỉ là một giọt nước
trong biển cả mà thôi – trong khi chiến tranh cho anh ta hi vọng (giả tạo) là sẽ
được chủ cho thêm. Về mặt ý thức hệ, anh ta được dạy phải coi người là những
con vật dùng để hiến tế, anh ta cũng là một trong số những người như thế: anh ta
không hiểu được vì sao lại khơng được giết người nước ngồi trên chính cái bệ
thờ nhân danh lợi ích của chính nhà nước.
Trong suốt chiều dài của lịch sử, nhà buôn và chiến binh vẫn là kẻ thù
không đội trời chung với nhau. Thương mại không thể phát triển trên bãi chiến
trường, nhà máy không thể sản xuất dưới trận mưa bom, lợi nhuận không thể
sinh ra trên đống gạch vụn. Chủ nghĩa tư bản là xã hội của các thương nhân- vì
vậy mà những kẻ sẵn sàng cướp bóc bao giờ cũng coi thương mại là “ích kỉ”,
cịn chinh phục là “cao thượng”.
Tất cả những người quan tâm đến hồ bình cần phải thấy rằng chủ nghĩa
tư bản đã tạo ra cho nhân loại giai đoạn hồ bình dài nhất trong lịch sử – một
giai đoạn khơng có những cuộc chiến tranh bao trùm lên toàn bộ thế giới văn

16


minh – đấy là giai đoạn từ sau những cuộc chiến tranh của Napoleon vào năm
1815 cho đến khi nổ ra Chiến tranh Thế giới I vào năm 1914.
Nên nhớ rằng hệ thống chính trị thế kỉ XIX khơng phải là chủ nghĩa tư
bản thuần tuý mà là nền kinh tế hỗn hợp. Nhưng dù sao thành phần tự do cũng là
yếu tố chủ đạo, chưa bao giờ loài người tiến gần đến “thời đại tư bản chủ nghĩa”

đến như thế. Nhưng thành tố quốc gia chủ nghĩa vẫn tiếp tục phát triển trong
suốt thế kỉ XIX và đến năm 1914, tức là khi nó làm thế giới nổ tung, phần lớn
chính sách của các chính phủ đã mang màu sắc quốc gia là chính.
Nếu như trong lĩnh vực đối nội, tất cả những điều xấu xa do chủ nghĩa
quốc gia và sự kiểm sốt của chính phủ gây ra đều được gán cho chủ nghĩa tư
bản và thị trường tự do thì trong lĩnh vực đối ngoại, tất cả những điều xấu xa do
chính sách mang màu sắc quốc gia chủ nghĩa gây ra đều được gán cho chủ nghĩa
tư bản. Những huyền thoại như là “chủ nghĩa đế quốc tư bản”, “trục lợi bằng
chiến tranh” hay quan niệm cho rằng chủ nghĩa tư bản giành được thị trường
bằng những cuộc chinh phục vũ trang là những thí dụ về sự thiển cận hoặc thiếu
thận trọng của các nhà bình luận và các nhà sử học theo trường phái quốc gia
chủ nghĩa.
Bản chất của chính sách đối ngoại của chủ nghĩa tư bản là thương mại tự
do– nghĩa là bãi bỏ tất cả các rào cản thương mại, bãi bỏ thuế khố mang tính
bảo hộ, bãi bỏ đặc quyền đặc lợi – mở những con đường giao thương trên khắp
hành tinh cho việc trao đổi tự do trên bình diện quốc tế và cạnh tranh giữa các
công dân của tất cả các nước buôn bán trực tiếp với nhau. Trong thế kỉ XIX,
chính tự do thương mại đã giải phóng thế giới khỏi những tàn dư của chủ nghĩa
phong kiến và chế độ chuyên chế của các chế độ quân chủ.
“Thế giới chấp nhận đế quốc Anh, cũng như trước đây từng chấp nhận đế
chế Rome, vì nó hướng năng lượng của con người vào lĩnh vực tương mại. Mặc
dù việc cai trị hà khắc, với những kết quả khủng khiếp, vẫn còn được áp đặt đối
với Ireland, nhưng nói chung luật pháp và tự do thương mại là những món hàng
xuất khẩu “vơ hình” đã xâm nhập vào nước này. Trên thực tế, khi nước Anh còn
17


làm chủ các đại dương, bất kì người nào thuộc bất kì dân tộc nào đều có thể
mang hàng và tiền một cách an tồn đến bất kì đâu”. (Isabel Paterson, The God
of the Machine, Caldwell, Idaho: Caxton Printers, 1964, p. 121. Xuất bản lần thứ

nhất năm 1943.)
Cũng như Rome, khi thành tố áp bức của nước Anh với nền kinh tế hỗn
hợp phát triển đến mức trở thành chính sách giữ thế thượng phong và trở thành
chủ nghĩa quốc gia thì đế chế tan rã. Khơng phải lực lượng vũ trang đã làm cho
đế chế trở thành thực thể gắn bó với nhau.
Nhờ cạnh tranh mà chủ nghĩa tư bản giành và giữ được thị trường, cả
trong cũng như ngoài nước. Thị trường giành được bằng chiến tranh chỉ có giá
trị (tạm thời) đối với những người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp, tức là những
người tìm cách bế quan toả cảng, không cho cạnh tranh quốc tế, áp đặt các biện
pháp hạn chế và như vậy cũng chính là giành đặc quyền đặc lợi bằng vũ lực.
Chính những doanh nhân nhờ bàn tay của chính phủ đểm tìm những khoản ưu
tiên ưu đãi ở trong nước cũng lại là những kẻ dùng bàn tay của chính phủ để tìm
những thị trường đặc biệt ở nước ngồi. Ai phải trả giá? Đa số các doanh nhân,
những người đóng thuế cho những vụ phiêu lưu nhưng chẳng được gì, sẽ phải
trả giá. Kẻ nào biện hộ và quảng bá những chính sách như thế ra xã hội? Đấy là
những người trí thức có tinh thần quốc gia chủ nghĩa, họ chính là những người
sáng tác ra các học thuyết gọi là “quyền lợi của xã hội” hay “uy tín quốc gia”,
hoặc “sứ mệnh đặc biệt”.
Trong tất cả các nền kinh tế hỗn hợp, những kẻ nhờ chiến tranh mà được
lợi là: những người có thế lực chính trị, họ kiếm được tài sản nhờ sự ưu đãi của
chính phủ cả trong và sau chiến tranh - họ không thể nào kiếm được số tài sản
như thế trên thị trường tự do.
Xin nhớ rằng các công dân – nghèo hay giàu, chủ doanh nghiệp hay cơng
nhân thì cũng thế – khơng có quyền phát động chiến tranh. Đấy là đặc quyền của
chính phủ. Chính phủ loại nào có nhiều khả năng đẩy đất nước vào cuộc chiến
hơn: chính phủ với những quyền lực hạn chế được qui định trong khuôn khổ của
18


hiến pháp – hay chính phủ có quyền lực vơ hạn, dễ dàng bị những nhóm có tư

tưởng hiếu chiến hoặc những nhóm sẽ giàu lên nhờ chiến tranh gây áp lực, chính
phủ có thể buộc qn đội lên đường theo ý thích nhất thời của một người đứng
đầu duy nhất?
Nhưng những người u chuộng hồ bình hiện nay lại khơng ủng hộ
chính phủ hạn chế. (Khơng cần phải nói rằng chủ nghĩa hồ bình đơn phương
cũng chẳng khác gì mời gọi bọn xâm lược. Nếu như mỗi người đều có quyền tự
vệ thì đất nước tự do cũng có quyền đó nếu bị tấn cơng. Nhưng điều đó cũng
khơng cho phép chính phủ quyền buộc tồn dân phải thi hành luật nghĩa vụ quân
sự – đấy chính là sự vi phạm trắng trợn quyền của con người được tự ý định
đoạt đời sống của mình. Khơng có gì mâu thuẫn giữa đức hạnh và thực tiễn ở
đây hết: quân đội tình nguyện là đội quân hữu hiện nhất, nhiều chun gia qn
sự có uy tín đã nói như thế. Đất nước tự do khơng bao giờ thiếu người tình
nguyện một khi bị tấn cơng. Nhưng chẳng mấy người tình nguyên tham gia
những vụ phiêu lưu như chiến tranh ở Triều Tiên hay Việt Nam. Khơng có lực
lượng qn dịch, chính sách đối ngoại của những người theo phái quốc gia hay
những nền kinh tế hỗn hợp sẽ trở thành bất khả thi.)
Khi đất nước vẫn còn tự do, thậm chí nửa tự do, thì những người được
hưởng lợi từ nền kinh tế hỗn hợp sẽ không phải là nguồn gốc của chính sách
kích động chiến tranh và cũng khơng phải là nguyên nhân đầu tiên đẩy đất nước
vào vòng chiến. Họ chỉ là những con kền kền chính trị kiếm chác được trong xu
hướng chung của xã hội mà thơi. Những nhà trí thức ủng hộ cho nền kinh tế hỗn
hợp chính là những người tạo ra xu hướng đó.
Xin xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa quân phiệt
trong lịch sử tư tưởng thế kỉ XIX và XX. Cũng như việc phá huỷ chủ nghĩa tư
bản và sự ngóc đầu dậy của nhà nước tồn trị khơng phải là do các doanh nhân
hay giới lao động hoặc bất kì quyền lợi kinh tế nào khác mà là do hệ tư tưởng
quốc gia đang giữ thế thượng phong của những người trí thức gây ra – việc hồi
sinh học thuyết biện hộ cho việc chinh phục và những cuộc “thập tự chinh” bằng
19



vũ lực nhân danh các “lí tưởng” chính trị cũng là sản phẩm của những người trí
thức, những người tin rằng có thể đạt được điều “tốt” bằng vũ lực.
Sự ngóc đầu dậy của tinh thần đế quốc dân tộc chủ nghĩa ở Mĩ không xuất
phát từ cánh hữu mà xuất phát từ cánh tả, không xuất phát từ quyền lợi của
những doanh nghiệp lớn mà xuất phát từ những nhà cải cách theo xu hướng chủ
nghĩa tập thể, những người có ảnh hưởng đối với chính sách của các tổng
Theodore Roosevelt và Woodrow Wilson. (Những ai muốn tìm hiểu lịch sử của
những ảnh hưởng như thế xin đọc: Arthur A. Ekirch, Jr. The Decline of
American Liberalism, New York: Longmans, Green, 1955.)
Giáo sư Ekirch viết: “Khi những người cấp tiến càng tích cực ủng hộ chế
độ quân dịch bắt buộc và quan niệm “nghĩa vụ của người da trắng” thì đấy rõ
ràng là biểu hiện của chế độ gia trưởng, tương tự như những đạo luật về cải cách
kinh tế của họ. Chủ nghĩa đế quốc, theo một nghiên cứu gần đây về chính sách
đối ngoại của Mĩ, chính là cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tự do. Tinh thần của
chủ nghĩa đế quốc đưa nghĩa vụ lên trên quyền lợi, đưa lợi ích tập thể lên trên
lợi ích cá nhân, đặt những giá trị anh hùng lên trên vật chất, đặt hành động cao
hơn tư duy, đặt các xung động tự nhiên lên trên trí tuệ trần trụi” (Tác phẩm đã
dẫn, trang 189. Trích lại từ: R. E. Osgood, Ideals and Self-Interest in America’s
Foreign Relations, Chicago: University of Chicago Press, 1953, trang 47.)
Giáo sư Ekirch viết về Woodrow Wilson như sau: “Wilson chắc chắn
muốn nền ngoại thương của Mĩ phát triển như là kết quả của sự cạnh tranh tự do
trên bình diện quốc tế, nhưng do những tư tưởng về đạo lí và trách nhiệm, ơng
dễ dàng thực hiện những biện pháp can thiệp trực tiếp của Mĩ và coi đấy là
phương tiện bảo vệ quyền lợi quốc gia (sách đã dẫn, trang 199). Và: “Có vẻ như
ơng cảm thấy rằng nước Mĩ có sứ mệnh truyền bá những định chế của nó – mà
ơng cho là dân chủ và tự do – tới những khu vực cịn tăm tối hơn trên thế giới
(như trên). Khơng phải những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản đã giúp Wilson
đẩy một dân tộc u chuộng hồ bình vào cơn cuồng loạn “thập tự chinh” bằng
quân sự mà chính là tờ tạp chí theo đường lối “tự do” The New Republic đã làm

20


việc đó. Biên tập viên tờ tạp chí này, ơng Herbert Croly, nói như sau: “Dân tộc
Mĩ cần một vụ phiêu lưu mang tính đạo đức sâu sắc, đấy chính là liều thuốc bổ”.
Trong khi Wilson, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” đấy nước Mĩ
vào Chiến tranh Thế giới I nhằm “làm bảo vệ nền dân chủ trên thế giới” thì
Franklin D. Roosevelt, một nhà cải cách “theo đường lối tự do” khác nhân danh
“bốn quyền tự do” đã đẩy nước Mĩ vào Chiến tranh Thế giới II. Thế mà trong cả
hai trường hợp, tuyệt đại đa số những người “bảo thủ” và đại diện cho các doanh
nghiệp lớn đều chống lại chiến tranh, nhưng họ đã bị bịt miệng. Trong trường
hợp Chiến tranh Thế giới II họ đã bị bôi nhọ bằng những từ ngữ như: “những kẻ
theo chủ nghĩa biệt lập”, “bọn phản động”, “nước Mĩ trên hết”..v.v..
Chiến tranh Thế giới I không dẫn tới dân chủ mà lại tạo ra ba chế độ độc
tài, đấy là nước Nga Xơ-viết, nước Ý phát xít và nước Đức Quốc xã. Chiến tranh
Thế giới II không dẫn tới “bốn quyền tự do” mà lại đưa một phần ba nhân loại
vào vịng nơ lệ cộng sản.
Nếu hồ bình là mục đích của những người trí thức hiện nay thì tưởng
như những thất bại trên bình diện rộng lớn như thế và bằng chứng về những đau
khổ khơng nói được nên lời của biết bao nhiêu người như thế sẽ buộc họ phải
suy nghĩ và đánh giá lại những luận điểm mang tính quốc gia chủ nghĩa của
mình. Nhưng họ vẫn là những người đui mù trước tất cả, trong họ chỉ có mỗi
lịng hận thù chủ nghĩa tư bản mà thôi, bây giờ họ khẳng định rằng “nghèo đói
sinh ra chiến tranh” (và biện hộ cho chiến tranh theo cách đó). Nhưng vấn đề
là: cái gì sinh ra nghèo đói? Nếu bạn nhìn vào thế giới ngày hơm nay và nếu
bạn nhìn lại lịch sử thì bạn sẽ tìm được câu trả lời: mức độ tự do của một nước
chính là mức độ thịnh vượng của nước đó.
Nhiều người hiện nay cũng hay phàn nàn rằng thế giới bị chia thành nước
“giàu” và nước “nghèo”. Nhưng xin nhớ rằng nước giàu là nước tự do, còn nước
nghèo là nước khơng có tự do.

Người nào muốn chống chiến tranh thì phải chống chủ nghĩa quốc
gia trước đã. Khi người ta vẫn giữ trong đầu quan niệm có từ thời ăn lông ở lỗ
21


rằng cá nhân chỉ là “bia đỡ đạn” cho tập thể, rằng một số người có thể dùng vũ
lực để cai trị những người khác, và rằng một số điều (bất kì điều gì) có thể biện
hộ cho việc cai trị như thế thì khi đó trong nước vẫn khơng có hồ bình và giữa
các dân tộc cũng khơng thể có hồ bình.
Đúng là vũ khí ngun tử làm cho chiến tranh trở thành khủng khiếp đến
mức buộc người ta phải suy nghĩ. Nhưng đối với một người thì chết vì bom hạt
nhân, hay chết vì bom làm bằng thuốc nổ thơng thường hoặc chết vì cú đánh của
một cái dùi cui cũng đều là chết cả. Đối với người đó, bao nhiêu người chết và
mức độ tàn phá cũng thế mà thôi. Thật là kinh tởm khi thấy những người coi số
người chết là điều đáng sợ, trong khi họ sẵn sàng đưa một số thanh niên vào chỗ
chết vì bộ lạc của họ, nhưng lại la tống lên khi cả bộ lạc có thể bị diệt vong.
Hơn nữa: họ tỏ sẵn sàng tha thứ cho việc giết hại hàng loạt những người tay
không tấc sắt nhưng lại đứng lên phản đối chống chiến tranh giữa các quốc gia
được trang bị đến tận răng.
Khi người dân cịn bị nơ dịch bằng vũ lực thì họ cịn chống cự và sẽ sử
dụng tất cả các loại vũ khí mà họ có trong tay. Khi người ta bị bọn Quốc xã đưa
vào lò hơi ngạt hay bị những người cộng sản đem ra trường bắn mà không thấy
ai lên tiếng bảo vệ thì người ta có cịn u nhân loại hay còn quan tâm đến sự
tồn vong của nhân loại nữa hay khơng? Hay người ta sẽ cảm thấy có lí khi nghĩ
rằng cái nhận loại đang tự ăn thịt mình như thế, cái nhân loại chấp nhận nền độc
tài như thế, chẳng nên sống làm gì?
Nếu vũ khí ngun tử là mối đe doạ chết người và nhân loại không thể
chịu đựng được chiến tranh nữa thì nhân loại cũng không thể chịu được được
chủ nghĩa quốc gia nữa. Bất kì người có thiện chí nào cũng khơng được biện hộ
cho việc sử dụng vũ lực – cả trong cũng ngoài nước . Tất cả những ai thực sự

quan tâm tới hồ bình – những người u nhân loại và lo lắng cho sự sống cịn
của nó – cần phải thấy rằng đưa chiến tranh ra ngồi vịng pháp luật cũng có
nghĩa là đưa việc sử dụng vũ lực ra ngồi vịng pháp luật.

22


Tại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người
luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong
khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các
cuộc giao tranh thời hiện đại.
Chiến tranh, theo các nhà các nhà nhân chủng học là một dạng bạo lực
thường gây ra chết chóc giữa hai nhóm (người), bất kể quy mơ của nhóm người
đó ra sao và số lượng nạn nhân là thế nào. Nhưng trong chừng mực nào đó, một
định nghĩa rộng như chiến tranh, hay nói chính xác hơn là các trường hợp xung
đột xã hội cua con người nguyên thủy liệu có soi sáng được nguồn gốc và các
hậu quả của các cuộc chiến tranh hiện đại như đã từng xảy ra ở Kosovo, Irắc,
Rwanda, Việt Nam và Triều Tiên? Cách đây khoảng 30 năm, các nhà nhân
chủng học nghiên cứu về chiến tranh đã từng có lần tụ họp lại trong một căn
phòng nhỏ và tranh luận hăng say về chiến tranh. Giờ đã khác. Thời thế thay đổi
và nghiên cứu nhân chủng học về chiến tranh đã được tiến hành sâu hơn và chín
muồi hơn. Người ta thấy xuất hiện trên báo chí chuyên ngành chính trị cũng như
các phương tiện thông tin đại chúng những vấn đề trước kia tưởng chỉ có các
nhà chun mơn quan tâm.
Chiến tranh đến từ đâu?
Vậy thì nguồn gốc chiến tranh từ đâu mà ra? Liệu nó có phải là một trong
những điều kiện gắn liền với cuộc sống của con nguời? Thí dụ về Yanomami,
một bộ lạc thổ dân da đỏ Châu Mỹ (Anh-Điêng) sống ở khu vực Venezuela và
Braxin là một minh chứng điển hình.
Năm 1968, ngay sau khi được cơng bố thì cuốn sách của Napoleon

A.Chagnon dưới tựa đề Yanomamo: The Fierce People (Yanomamo: Dân tộc tự
cường) đã trở thành một tài liệu được trích dẫn nhiều nhất trong ngành nhân
chủng học. Đối với hầu hết các sinh viên trong lĩnh vực này thì đây được coi là
cuốn sách nhập môn duy nhất. Luôn bị cuốn vào các cuộc chiến tranh vì các lý
do như phụ nữ, uy tín và các cuộc cãi cọ giữa các dịng tộc, người Yanomami
được coi như phiên mẫu của người nguyên thuỷ. Mở rộng lĩnh vực nghiên cứu
23


ra hơn nữa, Chagnon khiến người đọc nghĩ rằng cái hung tợn của con người là
do gen gây ra: đây là một phát hiện gây chấn động, kể cả khi phát hiện này là
đúng.
Trong năm 1974, nhà nhân chủng học Marvin Harris đã đưa ra một cách
nhìn khác. Chiến tranh ở người Yanomami theo ông là câu trả lời phù hợp đối
với một dân tộc phải đối mặt với sự cạn kiệt về các nguồn lương thực, đặc biệt là
hết nguồn thú săn. Tuy nhiên, giả thiết đã không đứng vững trước một nghiên
cứu khắc sâu hơn về sinh thái của người Yanomami.
Năm 1995, R. Brian Ferguson, Giáo sư nhân chủng học của Đại học
Rutgers (Mỹ) miêu tả những người Yanomami đã phải đối đầu với các đợt săn
đuổi của người Châu Âu từ thế kỷ XVIII. Theo ông, các cuộc chiến tranh do bộ
tộc này gây ra thường gắn liền với những thay đổi do những người Châu Âu
mang tới. Các cuộc xung đột vũ trang gần đây nhất cũng xuất phát từ mối đe dọa
mất quyền tiếp cận với các dụng cụ sản xuất bằng sắt và các phương tiện sản
xuất khác do người Phương Tây mang tới.
Những mâu thuẫn sâu sắc xuất hiện trong giới khoa học. Những sự tranh
cãi dường như bớt ồn ào hơn và chỉ tập trong trong lĩnh vực học thuật khi cuốn
sách Darkness in Eldorado: How Scientists and Journalists Devastated the
Amazon (Màn đêm Edorado: các nhà khoa học và nhà báo đã tàn phá Amazon
thế nào?) được xuất bản vào năm 2000. Cuốn sách này do một nhà báo viết là
lời luận tội chống lại Chagnon, kết án cả cái nguồn gốc của chiến tranh mà ông

này đưa ra. Các cuộc bút chiến lại tiếp tục giữa các nhà nhân chủng học: những
người bảo vệ Chagnon và những người chồng ông này cơng kích nhau khơng
thương tiếc. Nhiều nhà khoa học nghĩ rằng chính những người truyền giáo là thủ
phạm lớn nhất. Kết cục của thời kỳ này là chẳng ai có thể tự nhận là mình hiểu
được các cuộc chiến tranh của người Yanomami mà khơng phải tính đến lịch sử
cực kỳ phức tạp của tộc người này.
Ngoài trường hợp đặc biệt của Yanomami, thì dường như tất cả mọi nơi
trên thế giới, cái mà người ta gọi là chiến tranh nguyên thủy hay chiến tranh bản
24


×