Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập lớn lý luận giá trị lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.06 KB, 15 trang )

1

A- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển là một
trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong
lịch sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Quan điểm khoa học kinh tế của
những nhà kinh tế học chính trị cổ điển, giống như các nhà nghiên cứu trước
đó, là khoa học về sự giàu có và cách thức nhân rộng của cải lên. Có thể nói,
trường phái cổ điển biến kinh tế chính trị thành một mơn khoa học thực sự,
chính từ trường phái này đã sản sinh ra mơn khoa học kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Lý luận giá trị lao động là
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là lý luận giá trị lao động
của kinh tế chính trị học từ William Petty đến Krl Marx. Trường phái kinh tế
học cổ điển bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XVII và phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ
XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX. Người đại diện đầu tiên và được xem là ông
tổ của kinh tế cổ điển là William Petty (1623 – 1687), một nhà kinh tế học
người Anh. Là người được Krl. Marx đánh giá cao qua các phát minh khoa
học kinh tế.Những tên tuổi lớn của trường phái này gồm Adam Smith (17231790), David Ricardo (1772-1823), Thomas Malthus (1766-1834), John
Stuart Mill (1806-1873). Người kế thừa và phát huy, phát triển những thành
tựu của khoa học, tư tưởng tiến bộ của kinh tế chính trị cổ điển là Krl.Marx
(1818-1883). Lý luận giá trị lao động là sợi dây xuyên suốt lý luận của các
nhà kinh tế học trường phái kinh tế học cổ điển.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một cách sâu sắc lý luận giá trị lao động trường phái
kinh tế học cổ điển không thể không sử dụng các phương pháp nhận thức


2



khoa học, phương pháp duy vật biện chứng. Hệ thống lý luận giá trị lao động
là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong giai
đoạn lịch sử từ thế kỉ XVII đến nửa cuối thế kỉ XIX. Phương pháp nhận thức
khoa học chỉ ra rằng cần phải tìm kiếm nguồn gốc ra đời của lý luận giá trị
laođộng, những điều kiện phát triển, suy tàn của nó ngay trong cơ sở kinh tế
xã hội. Đồng thời sự phân tích khoa học khơng thể không phân chia thành các
giai đoạn của sự phát triển lý luận giá trị lao động. Điều đó có nghĩa là việc
nghiên cứu lý luận giá trị lao động đòi hỏi phải thực hiện dựa trên nguyên tắc
lịch sử.
Việc nghiên cứu lý luận giá trị lao động trường phái kinh tế học cổ điển
còn đòi hỏi phải sử dụng phương pháp phê phán, phương pháp tiếp cận hệ
thống, phương pháp phát triển tổng hợp để nhằm vạch rõ những thành tựu
khoa học, những hạn chế cũng như sự kế thừa lý luận giá trị lao động từ các
nhà kinh tế trường phái kinh tế học cổ điển khác nhau.


3

B- NỘI DUNG
1. Cái nhìn tổng quát về lý luận giá trị từ trường phái kinh tế học
cổ điển
1.1. Phương pháp luận
Trường phái cổ điển đối lập với chủ nghĩa trọng thương trên nhiều
phương diện, trong đó sự khác biệt biểu hiện ở phương pháp luận đối tượng
và nội dung các luận thuyết. Thực tiễn giai đoạn phát triển kinh tế cơng xưởng
lên cơng nghiệp hóa thể hiện sự trỗi dậy của lực lượng hoạt động trong sản
xuất công nghiệp, đẩy hoạt động buôn bán và cho vay vào hàng thứ yếu. Với
lý do đó đối tượng của nghiên cứu kinh tế học chuyển từ lĩnh vực giao thương
sang lĩnh vực sản xuất. Phương pháp nghiên cứu dựa trên việc đề xuất các

định đề thu nhận từ các quy luật sản xuất có thể quan sát, những vấn đề kinh
tế về cạnh tranh tự do. Lấy lí luận giá trị lao động làm trọng tâm, dựa trên
nguyên lí giá trị lao động để xem xét các phạm trù kinh tế tư sản.
1.2. Những đặc điểm riêng biệt.
Dựa trên phương pháp phân tích ngun nhân - hậu quả, tính tốn các
chỉ số kinh tế trung bình, các nhà kinh tế trường phái kinh tế học cổ điển tìm
cách làm sáng tỏ cơ cấu hình thành giá trị hàng hóa. Họ cho rằng dao động
của giá cả trên thị trường không liên quan đến “bản chất tự nhiên” của tiền và
số lượng của chúng, mà liên quan đến các chi phí sản xuất, hay nói cách khác,
đến số lượng lao động bỏ ra.
Phạm trù giá trị vào thời đó được đánh giá là mấu chốt của phân tích
kinh tế, là gốc rễ để nảy mầm các phạm trù khác. Vấn đề giá trị hàm chứa các
câu hỏi như sau: giá trị biểu hiện giống như một hiện tượng và các dạng thức
của nó thế nào? Giá trị có đại lượng hay khơng và cách xác định đại lượng đó
như thế nào? Cái gì có thể dùng để đo giá trị? Giá trị thực hiện chức năng nào
trong lý thuyết kinh tế?


4

1.3. Các giai đoạn phát triển
Vấn đề xác định giai đoạn phát triển trường phái cổ điển được xem xét
từ lâu. Thời điểm mở đầu của trường phái này được chấp nhận theo quan
điểm của K. Marx và dường như không gây tranh cãi trong giới nghiên cứu
lịch sử kinh tế. Dựa vào những đặc điểm chung, đúc kết từ các luận thuyết của
các nhà nghiên cứu tiêu biểu, có thể xem cách phân chia giai đoạn phát triển
của trường phái này như sau:
Giai đoạn 1: từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, bắt đầu bằng những
tác phẩm lý luận của W. Petty (1623-1687) – nhà kinh tế học người Anh với
những ý tưởng đối lập chủ nghĩa trọng thương. W. Petty là người đầu tiên tìm

cách giải thích nguồn gốc giá trị của hàng hóa và dịch vụ (bằng cách xác định
lượng thời gian lao động và công lao động đã bỏ ra trong sản xuất).


Giai đoạn 2: khoảng cuối thế kỷ XVIII, là giai đoạn gắn liền với tên

tuổi của nhà kinh tế học vĩ đại Adam Smith (1723-1790) với tác phẩm “Sự
giàu có của các dân tộc” (1776), đã đưa kinh tế chính trị đến mức hồn chỉnh
của một mơn khoa học.


Giai đoạn 3: trong nửa đầu thế kỷ XIX, là giai đoạn chuyển bước từ

sản xuất dạng công xưởng lên dạng nhà máy với việc cơ khí hóa các cơng
đoạn sản xuất, diễn ra đặc biệt ở các nước phát triển như Anh và Pháp. Tiếp
tục tư tưởng của A.Smith là các nghiên cứu của D. Ricardo, T. Malthus, N.
Cenior, J.B. Say, F. Bastia.


Giai đoạn 4: trong nửa cuối thế kỷ XIX – giai đoạn kết thúc của

trường phái cổ điển với những tác phẩm của J. C. Mill và K. Marx. Tuy giai
đoạn này bắt đầu hình thành khuynh hướng tư tưởng mới mà sau này được
gọi là trường phái Tân cổ điển, nhưng các lý luận phổ biến của các nhà kinh tế
trường phái cổ điển vẫn còn ảnh hưởng rất lớn trong những nghiên cứu kinh
tế các nhà kinh tế trường phái này.


5


2. Lý luận giá trị lao động của các nhà Kinh tế chính trị cổ điển tiêu
biểu
2.1. William Petty (1623-1687) người đặt nền móng cho trường phái
kinh tế chính trị cổ điển
K. Marx đánh giá ông là “cha đẻ của Kinh tế chính trị, nhà kinh tế học
kiệt xuất”
Cơng lao to lớn của W.Petty là ở chỗ, ông là người đầu tiên xây dựng
học thuyết giá trị lao động. W. Petty đã có nhận xét đúng đắn khi vạch rõ vai
trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, tức nguồn gốc thật sự của của cải.
Chỉ riêng điều này có thể nói ơng là người khai sinh ra lý luận giá trị lao
động.
Ơng là người đặt nền móng cho ngun lí giá trị lao động thơng qua các
phạm trù giá cả để bàn về giá trị. Chia giá cả làm 2 loại: giá cả tự nhiên và giá
cả chính trị.
+ Giá cả chính trị: phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên, khơng ổn
định, khó hiểu được.
+ Giá cả tự nhiên: là hao phí thời gian lao động quyết định & năng suất
lao động có ảnh hưởng tới mức hao phí đó. Ơng đã đặt cơ cở cho giá cả tự
nhiên là lao động. Giá cả tự nhiên này chính là giá trị.
Như vậy, W.Petty đã hiểu đúng giá trị lao động với thuật ngữ ”giá cả tự
nhiên” và có giá cả chính trị chính là giá cả thị trường, nó thường thay đổi
theo những điều kiện chính trị, do đó khó hiểu rõ được nó.W.Petty cũng đã
thấy được mối quan hệ giữa năng suất lao động với “giá cả tự nhiên”, nó tỷ lệ
nghịch với năng suất lao động. Với cùng 1 lượng lao động, có 2 khả năng:
+ Dùng để khai thác ra một once bạc.
+ Sản xuất ra một thùng lúa mì.


6


Giá cả tự nhiên của một once bạc bằng giá cả tự nhiên của một thùng
lúa mì. Giả sử, vì một lí do nào đó, năng suất của ngành khai thác bạc tăng lên
thì giá cả tự nhiên của một once bạc giảm đi. (Đó chính là tương quan tỉ lệ
nghịch giữa giá cả hàng hóa và năng suất lao động)
Tuy nhiên, ơng cịn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho
rằng chỉ có lao động khai thác bạc (tiền tệ) mới tạo ra giá trị, lao động trong
các ngành khác chỉ tạo nên của cải khi so sánh với lao động tạo ra tiền. Theo
ông giá trị của hàng hóa là sự phản ánh giá trị của tiền, giống như ánh sáng
Mặt trăng là sự phản chiếu ánh sáng Mặt trời vậy. W.Petty đã nói ngược, sai
lầm do nguyên nhân ông không hiểu được lịch sử ra đời của tiền tệ. Do đó
khơng hiểu đúng về bản chất của tiền tệ.
Ơng cịn cho rằng lao động thương nghiệp có năng suất cao hơn nơng
nghiệp và ngành thương nghiệp là ngành kinh tế có lợi nhất. W.Petty có ý
định qui đổi các lao động phức tạp, lao động giản đơn cá biệt về lao động giản
đơn trung bình của XH. Muốn coi lao động khai thác 1 once bạc là giá trị lao
động giản đơn trung bình của XH. Tiếc rằng, ông đã không phát triển được ý
tưởng. Khi muốn phát triển, lại phạm phải sai lầm của CN trọng thương.
-Chưa phân biệt được 2 thứ lao động: Lao động với tư cách là nguồn gốc của
giá trị sử dụng & Lao động với tư cách là nguồn gốc của giá trị. Chưa biết đến
tính 2 mặt của lao động SX ra HH (lao động cụ thể & lao động trừu tượng).
Ơng đưa ra 1 luận điểm khơng rõ ràng, đó là
Đồng thời W. Petty đã người đã đưa ra nguyên lý nổi tiếng “Lao động
là cha và đất là mẹ của của cải”. Quan trọng hơn là nguyên cứu của W.Petty
nhắm vào việc phát hiện “sự ngang hàng tự nhiên” giữa đất đai và lao động
với nhau bằng việc xác định cần phải có bao nhiêu đất để sản xuất “lương
thực cho một người trong một ngày”, xem giá trị của sản lượng như thế ngang
bằng với giá trị lao động trong một ngày.


7


2.2. Adam Smith (1723-1790) nhà lí luận giá trị lao động
Được K.Marx đánh giá là nhà kinh tế của thời kì cơng trường thủ cơng
A.Smith đã mở ra giai đoạn phát triển mới của giá trị lao động. Ông đi sâu
phân tích bản chất để tìm ra các quy luật sự vận động của các hiện tượng và
các quá trình kinh tế. So với W.Petty lý thuyết giá trị lao động của A.Smith có
bước tiến đáng kể. Cũng chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo
ra giá trị, lao động là thước đo cuối cùng của giá trị.
- A.Smith phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng
định giá trị sử dụng không quy định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm ích
lợi quyết định giá trị trao đổi.
- Khi phân tích giá trị hàng hố: Giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi
của hàng hoá trong mối quan hệ với số lượng hàng hoá khác, cịn trong nền
sản xuất hàng hố phát triển nó được biểu hiện ở tiền.
- Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hố do lao động hao phí lao động trung
bình cần thiết quy định. Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng
khác nhau đến lượng giá trị hàng hoá. Trong cùng một thời gian, lao động
chuyên môn, phức tạp sẽ tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động
khơng có chun mơn hay lao động giản đơn.
- A.Smith phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: giá cả tự nhiên
là biểu hiện bằng tiền của giá trị. Ông khẳng định hàng hoá được bán theo giá
cả tự nhiên, nếu giá cả đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, địa
tô, và lợi nhuận.Theo ông giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá,
giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi được đưa ra thị trường với số lượng
đủ “thoả mãn lượng cầu thực tế’. Giá cả tự nhiên có tính chất khách quan còn
giá cả thị trường phụ thuộc vào những yếu tố như quan hệ cung cầu và các
loại quan hệ khác .


8


-Về cấu thành lượng giá trị hàng hoá : theo ông trong sản xuất tư bản
chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi
thu nhập và đó cũng là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị trao đổi. Vế thứ
nhất là đúng, nhưng vế thứ hai lại sai. Vì đó ba yếu tố đó là kết quả của sự
phân phối giá trị. Nguồn gốc của giá trị là lao động chứ khơng phải ba yếu tố
đó. Quan niệm của A.Smith về cơ cấu giá trị vừa sai về chất, lại vừa khơng
đầy đủ về lượng. Ơng quan niệm nguồn gốc của giá trị là thu nhập (sai về
chất). Theo quan niệm của A.Smith, giá trị = tiền công (V) + lợi nhuận (P) +
địa tô (r) = V + m. Thiếu giá trị tư liệu sản xuất (c). Sở dĩ ơng phạm phải sai
lầm nói trên vì ơng đã lẫn lộn 2 quá trình: hình thành & phân phối giá trị.
Hình thành giá trị (trong sản xuất), phân phối giá trị (diễn ra sau sản xuất).
A.Smith cịn có một linh cảm nhạy bén & thiên tài. Ông cảm thấy giá trị của
hàng hố trong Chủ nghĩa tư bản có gì khác so với giá trị của hàng hóa trong
sản xuất giản đơn, nhưng chưa chỉ ra được sự khác nhau đó. Cơng lao chủ yếu
của A.Smith về lý luận giá trị là đã phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị
trao đổi, hơn nữa, ông đã cho rằng lao động chính là “thước đo thực tế của giá
trị”.
2.3. David Ricardo (1772-1823) người đưa kinh tế tư sản cổ điển lên
đến đỉnh cao
Được K.Marx đánh giá là tiền bối trực tiếp của K.Marx, D.Ricardo bắt
đầu lí luận giá trị của mình bằng sự phê phán A.Smith. Ơng gạt bỏ những mâu
thn trong cách giải thích nước đơi của A.Smith. Trong định nghĩa của
A.Smith về giá trị ( trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và
địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập và đó cũng là ba nguồn gốc
đầu tiên của mọi giá trị trao đổi ), D.Ricardo chính là người đã gạt bỏ định
nghĩa thứ hai, khẳng định tính đúng đắn của định nghĩa thứ nhất.
Nói lao động quyết định giá trị là đúng không chỉ trong sản xuất hàng hóa



9

giản đơn mà còn đúng cả trong sản xuất hàng hóa Tư bản chủ nghĩa. Cho nên
tiền lương của cơng nhân cao hay thấp không ảnh hưởng tới giá trị mà chỉ ảnh
hưởng đến thu nhập của nhà Tư bản. Vì khơng phải thu nhập quyết định giá
trị, mà trái lại giá trị phân giải ra thành các nguồn thu nhập. Ơng phân bịêt
rạch rịi 2 q trình:
+Hình thành giá trị: trong sản xuất do lao động quyết định.
+ Phân phối giá trị: sau sản xuất do giá trị phân phối thành thu nhập.
Để xác định cơ cấu giá trị, D.Ricardo đã tính đến khơng chỉ những chi phí về
lao động hiện tại mà cả những chi phí về lao động quá khứ được kết tinh
trong máy móc, trong thiết bị nhà xưởng. Nhưng lại chưa tính đến phần lao
động quá khứ kết tinh trong nguyên vật liệu.
Tuy vậy, ông lại chưa giải thích được giá trị của máy móc, trang thiết
bị, nhà xưởng được chuyển hóa vào hàng hóa như thế nào vì ơng chưa biết
đến tính hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa.
D.Ricardo cũng bác bỏ quan điểm sai lầm của A.Smith khi cho rằng lao
động trong nơng nghiệp có năng suất cao hơn. Tuy nhiên, ơng cũng có những
kế thừa và phát triển.
Ơng cũng phân biệt được giá trị sử dụng với giá trị trao đổi, cũng khẳng
định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi. Nhưng cũng chưa phân
biệt được giá trị, giá trị trao đổi. Ông định nghĩa về giá trị như sau: Giá cả
hàng hóa là do lao động tương đối cần thiết (lao động xã hội cần thiết) để sản
xuất ra hàng hóa quyết định chứ khơng phải là do khoản tiền thưởng lớn (tiền
công) hay nhỏ để trả cho lao động đó quyết định.
D.Ricardo cịn phân biệt được lao động cá biệt & lao động xã hội. Ông
khẳng định rằng lao động quyết định giá trị là lao động xã hội chứ không phải
lao động cá biệt. Để xác định lượng giá trị hàng hóa, Ricardo đã đưa ra danh
từ "thời gian lao động xã hội cần thiết". Đáng tiếc ông lại cho rằng thời gian



10

lao động xã hội cần thiết được qui định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất. Và
trong việc xác định lượng giá trị hàng hóa D.Ricardo, cũng cịn ít nhiều ảnh
hưởng bởi lí thuyết về sự khan hiếm. Ơng nói: bình thường giá trị hàng hóa
do thời gian lao động quyết định. Song trừ một vài hàng hóa q & hiếm thì
tính hữu ích cũng quyết định giá trị.
D.Ricardo cịn phân biệt giá trị với của cải. Theo ông, giá trị của hàng
hóa nhiều hay ít khơng phụ thuộc vào khối lượng của cải nhiều hay ít mà phụ
thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi. Ơng còn chỉ ra được mối
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá trị hàng hóa & năng suất lao động. Bàn về mối
quan hệ giữa giá cả tự nhiên & giá cả thị trường. Thực chất là mối quan hệ
giữa giá trị & giá cả. Theo ông, giá cả tự nhiên quyết định giá cả thị trường.
Giá cả thị trường bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố cho nên giá cả thị trường
không thể ổn định trong 1 thời gian dài. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng giá cả
thị trường có cả quan hệ cung cầu, nhưng quan hệ cung cầu không thể quyết
định đến giá cả thị trường. Việc quyết định nằm trong tay các nhà sản xuất
(mà xét cho cùng đó là do chi phí sản xuất điều tiết).
Có thể nói rằng D.Ricardo là nhà lí luận giá trị lao động. D.Ricardo đã
kết cấu lại toàn bộ khoa khoa học chính trị, đặt nó dựa trên một ngun lí
thống nhất là lao động quyết định giá trị. Tuy nhiên ơng vẫn khơng thể phát
triển lí luận đó tới cùng. Cụ thể trong lí luận giá trị lao động, ơng vẫn còn vấp
phải một loạt những hạn chế:
+ Khi phân tích về giá trị, mới chỉ nặng về lượng mà coi nhẹ mặt chất.
+ Chưa phân bịêt được giá trị với giá trị trao đổi. Dẫn đến phạm sai lầm
nghiêm trọng trong lí luận về tiền tệ.
+ Chưa thấy được giá trị là một quan hệ sản xuất hàng hóa.
+ Vẫn cịn bị ảnh hưởng bởi lí thuyết khan hiếm khi xác định lượng giá
trị.



11

+ Đã có đề cập đến lao động giản đơn & phức tạp, nhưng còn sơ lược.
+ Chưa phân biệt được giữa giá trị với giá cả sản xuất.
Tất cả những hạn chế này của ông suy cho cùng đều bắt nguồn từ một ngun
nhân. Đó là ơng chưa biết đến tính hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hóa.
Đây là hạn chế lớn nhất của D.Ricardo và các nhà kinh tế trường phái kinh tế
chính trị học tư sản cổ điển Anh.
2.4. Krl. Marx 1818-1883) nhà lý luận, nhà kinh tế học chính trị
,người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
Lý luận giá trị lao động có một vai trị và vị trí hết sức quan trọng trong
học thuyết kinh tế của K.Marx. Ông đã thực hiện một cuộc cách mạng trong
học thuyết về hàng hóa và giá trị.
K.Marx chính là người đầu tiên nêu lên tính chất hai mặt của lao động
thể hiện trong hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đây là phát
kiến vĩ đại giúp K.Marx hình thành hàng loạt phạm trù kinh tế chính trị học.
Trong quyển I bộ Tư bản K.Marx đã viết: "Tôi là người đầu tiên nêu rõ tính
chất hai mặt ấy của lao động biểu hiện trong hàng hóa, vì kinh tế học cổ điển
xoay xung quanh điểm này, nên ở đây chúng ta bàn thật chi tiết hơn nữa".
Nhờ đó, K.Marx đã hồn thiện lý luận giá trị lao động mà các nhà kinh tế học
trước Marx không ai giải quyết được triệt để. Dựa vào tính chất 2 mặt của lao
động, Marx chỉ rõ rằng giá trị tư liệu sản xuất (tức giá trị cũ hay giá trị của
sản phẩm trung gian) được bảo toàn và chuyển dịch vào trong sản phẩm mới
nhờ lao động cụ thể, giá trị mới (tức giá trị gia tăng) được tạo ra nhờ lao động
trừu tượng, từ đó hình thành nên giá trị của hàng hóa. Trong bất cứ nền sản
xuất hàng hóa nào, giá trị hàng hóa bao giờ cũng gồm có: giá trị cũ và giá trị
mới (lao động vật hóa và lao động sống), đó là chi phí sản xuất thực tế mà xã
hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa.



12

Theo K.Marx, giá trị của hàng hóa là kết tinh của lao động thuộc nhiều
thành phần kinh tế khác nhau. Hàng hóa bán ra trên thị trường phải theo giá
trị thị trường thống nhất không được phân biệt theo từng thành phần kinh tế
(việc thực hiện cơ chế 2 giá ơ nước ta trong thời gian trước đây là trái với bản
chất trị của Marx). Giá trị thị trường một mặt là giá trị bình qn của những
hàng hóa sản xuất trong một khu vực nhất định, mặt khác là giá trị cá biệt của
những hàng hóa sản xuất ra trong điều kiện trung bình của khu vực đó và
chiếm một khối lượng lớn trong số sản phẩm của khu vực. Giá trị thị trường
là cái trung tâm để giá cả thị trường xoay quanh. Do đó, giá cả thị trường sẽ
được phân giải thành 3 bộ phận: một bộ phận dùng để bù đắp lại chi phí về tư
liệu sản xuất, một bộ phận dùng để bù đắp chi phí về tiền cơng và một bộ
phận là lợi nhuận (chứ không phải do 3 bộ phận hợp thành như ta đã làm
trước đây).
K.Marx đã giải quyết được triệt để vấn đề thực thể của giá trị là lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Khi
nghiên cứu mặt lượng của giá trị, Marx chỉ ra rằng lượng của giá trị được đo
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, rằng lượng giá trị của một hàng hóa
tỷ lệ thuận với số lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó.
K.Marx nghiên cứu sự phát triển của các hình thái giá trị, một công
việc mà những người thuộc trường phái kinh tế học cổ điển trước đó chưa hề
làm bao giờ, từ đó tìm hiểu nguồn gốc và bản chất của tiền tệ, khám phá được
bí mật của tiền tệ. Marx khẳng định: tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài
của sản xuất hàng hóa, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang
giá chung, nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội, biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.



13

Sau đó Marx chuyển sang nghiên cứu sự sùng bái hàng hóa, mà đỉnh
cao của nó là sự sùng bái tiền tệ. Lý luận về sùng bái hàng hóa là sự khái quát
sâu sắc nhất lý luận về giá trị.
Nội dung của qui luật giá trị mà K.Marx nêu ra là thời gian lao động xã
hội cần thiết. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Trong quyển I bộ
Tư bản K.Marx đã chỉ rõ rằng "trong những quan hệ trao đổi ngẫu nhiên và
thường xuyên biến động giữa các sản phẩm của những lao động ấy, thì thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra các sản phẩm ấy chỉ dùng bạo lực
để tự mở đường cho mình với tư cách là một quy luật tự nhiên có tác dụng
điều tiết, cũng giống như quy luật trọng lực làm cho người ta biết đến nó khi
chiếc nhà sụp đổ xuống đầu mình". Quy luật này đòi hỏi tổng giá cả của tất cả
các thứ hàng hóa phải bằng tổng giá trị của chúng, cịn giá cả của từng thứ
hàng hóa lại tách rời giá trị nếu bằng nhau chỉ là ngẫu nhiên. Đó là một yêu
cầu khách quan mà nhà nước phải bảo đảm cho được, bơi vì chỉ có như vậy
đại lượng thời gian lao động xã hội cần thiết mới thực hiện, tức tổng số lao
động xã hội đã hao phí để sản xuất ra các loại sản phẩm mới được bù đắp lại,
do đó q trình tái sản xuất xã hội mới không bị gián đoạn ( trong thời kỳ
thực hiện chính sách hai giá, u cầu này khơng được bảo đảm, xã hội luôn bị
thiếu hụt bởi hai khoản: chi phí tư liệu sản xuất tính quá thấp, tiền lương tính
khơng đủ ).
Trong học thuyết giá trị - lao động K.Marx đã nghiên cứu tỉ mỉ và hoàn
chỉnh qui luật giá trị, nêu và phân tích yêu cầu cùng cơ chế hoạt động của nó
trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sản xuất hàng hóa.


14


C- Ý NGH ĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN GIÁ TRỊ
LAO ĐỘNG TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN
Lý luận giá trị lao động có một vai trị và vị trí hết sức quan trọng
trong hệ thống học thuyết kinh tế thế giới. Nó khơng chỉ là "cửa ải" đầu tiên
phải vượt qua để đi tới những lý luận khác mà nó cịn là cơ sơ phương pháp
luận cho việc phân tích, giải quyết những phạm trù kinh tế khác về mặt lý
luận cũng như về mặt hiện thực kinh tế xã hội. Song, ý nghĩa thực tiễn của lý
luận giá trị lao động không phải chỉ là như thế. Ngày nay, từ quan niệm đổi
mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này cịn có ý nghĩa quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc
nghiên cứu khai thác lý luận giá trị lao động trường phái kinh tế học cổ điển
trở thành một việc làm cần thiết, đó là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào công
tác quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường.
Những luận điểm cơ bản trong học thuyết giá trị lao động từ các nhà kinh tế
trường phái kinh tế học cổ điển vẫn giữ nguyên giá trị trong nền kinh tế thị
trường hiện đại. Hơn nữa, nó cịn cung cấp cơ sở lý luận để phân tích và giải
quyết những vấn đề cơ bản nhất trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị
trường ở nước ta. Việc nghiên cứu lý luận giá trị lao động giúp cho người
nghiên cứu nâng cao những hiểu biết về một loạt các vấn đề khác nhau trong
kinh tế chính trị như lao động tạo ra giá trị, chất, lượng giá trị hàng hóa,
nguồn gốc của giá trị và giá trị sử dụng, trong đó: laođộng cụ thể tạo ra giá trị
sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa. Đặc biệt nó trang bị cho
các nhà khoa học kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh tế kiến thức cần thiết
trong việc nghiên cứu và xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất
nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. . TS. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên), ThS. Nguyễn Thị Bích Liên
(2010), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB thống kê, Hà Nội.

2. TS. An Như Hải (2006), Tìm hiểu mơn học lịch sử học thuyết kinh
tế, NXB lý luận.
3. TS. An Như Hải (Chủ biên), PGS. TS. Tô Đức Hạnh, PGS. TS. Trần
Quang Lâm, TS. Nguyễn Thị Thơm (2007), Phương cách làm bài Lịch sử các
học thuyết kinh tế lý thuyết - trắc nghiệm, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. PGS. TS Trần Bình Trọng (2003), Giáo trình lịch sử các học thuyết
kinh tế, NXB thống kê



×