BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
______________________
NGUYỄN ĐĂNG KHOA
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TIẾNG VIỆT QUA
DẠY HỌC LÀM VĂN Ở CÁC TRƯỜNG THPT
HUYỆN TÂN KỲ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHÖ AN – 2012
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, sự gắn kết giữa ba phân mơn
theo tinh thần tích hợp là vấn đề có tính nguyên tắc. Ba phân môn Đọc - hiểu,
Tiếng Việt và Làm văn không những được gộp lại trong một bộ sách, mà hơn
thế, sự liên thông giữa tri thức của các phân môn là điều được thể hiện rõ trong
khâu biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Điều này tất yếu dẫn đến những
thay đổi căn bản về mục đích, định hướng và phương pháp dạy học của từng
phân môn. Việc dạy học các phân môn trong sự biệt lập tương đối như trước đây
đã khơng cịn phù hợp nữa. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT hiện
hành địi hỏi phải có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ các nội dung dạy học, các kĩ
năng cần hình thành cho học sinh.
Một trong những mục đích của dạy học Ngữ văn hiện nay là nâng cao kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Nếu như trước đây, môn Tiếng Việt đảm
trách việc rèn luyện những kĩ năng này, thì nay, cả ba phân mơn đều có vai trò
nhất định trong vấn đề ấy. Phần Đọc - hiểu hướng học sinh tới việc khám phá,
hiểu biết các văn bản tồn tại ở dạng viết. Phần Tiếng Việt cung cấp những tri
thức cơ bản về ngôn ngữ và tiếng Việt, để học sinh có thể vận dụng trong nói và
viết một cách có hiệu quả. Phần Làm văn không chỉ nhằm kiểm tra tri thức về
văn học và đời sống, mà còn là thước đo khả năng sử dụng tiếng Việt của học
sinh thể hiện qua văn bản được tạo lập. Xét từ góc độ này, có thể thấy phần
Tiếng Việt và phần Làm văn trong chương trình có quan hệ mật thiết với nhau.
Những tri thức tiếng Việt sẽ góp phần giúp học sinh thực hiện tốt các bài làm
văn, ngược lại, qua các bài làm văn, giáo viên sẽ nắm bắt năng lực, trình độ sử
dụng tiếng Việt của học sinh, từ đó, có hướng sửa chữa, rèn luyện và nâng cao
các kĩ năng cần thiết cho các em.
Tân Kỳ là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Ở đây, có học sinh
thuộc dân tộc Kinh và học sinh một số dân tộc thiểu số. Do đó, việc dạy học
2
tiếng Việt trong các trường THPT trên địa bàn Tân Kỳ khó khăn và phức tạp hơn
ở những địa phương chỉ có học sinh dân tộc Kinh thuần túy. Thực tế này cũng
địi hỏi giáo viên phải tăng cường tích hợp ba phân môn trong dạy học Ngữ văn,
nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho các đối tượng học sinh.
Với những lí do trên đây, chúng tơi mạnh dạn đi vào nghiên cứu vấn đề
Rèn luyện kĩ năng tiếng Việt qua dạy học Làm văn ở các trường trung học phổ
thông huyện Tân Kỳ. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giải quyết một số vấn đề
về phương pháp dạy học bộ môn đang được đặt ra khi thực hiện chương trình và
sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành ở một địa phương cụ thể.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về quan điểm tích hợp trong biên soạn chương trình, sách giáo khoa và
trong dạy học Ngữ văn hiện nay
Tổ chức UNESCO đã xác định mục đích của việc học: Học để biết
(Learning to know); Học để làm (Learning to do); Học để chung sống (Learning
to live together); Học để tự hoàn thiện (Learning to be) [50]. Để đạt được mục
đích ấy, cái mà nhà trường cần dạy cho người học không phải là tri thức mà là
cách suy nghĩ, cách tìm ra tri thức. Ở nước ta, bằng cách này hay cách khác,
những nhà giáo có tâm huyết cũng đã cố gắng làm cho HS chủ động hơn, tích
cực hơn trong giờ dạy của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng một lý thuyết về dạy
học tích cực thì mới được chú trọng cách đây khơng lâu. Từ năm 1973, trong bài
viết “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”, cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã rất quan tâm đến vấn đề đổi mới PPDH: “Ngày nay, sự hiểu biết của
con người luôn luôn mới.
Cho nên dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là
rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn
luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tịi phương pháp
vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình…” [34, tr.132]. Luật
Giáo dục 2005 cũng nêu rõ: “PP giáo dục phải nhằm phát huy tính tích cực, tự
3
giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng
lực tự học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập và ý chí vươn lên” [20, tr.9].
Đi theo hướng đó, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về PPDH hiện nay theo
quan điểm “tích hợp” và “tích cực hố” hoạt động học tập của HS.
Cơng trình nghiên cứu “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học” [14] của tác giả Nguyễn Hữu Châu đã phân tích khá kỹ về phương
pháp dạy học tích cực. Tác giả đã nêu lên 5 nguyên tắc nhằm phát huy tính tích
cực nhận thức của HS. Đó là: (1) việc dạy học phải được tiến hành ở mức độ khó
khăn cao, (2) việc nắm vững kiến thức lý thuyết phải chiếm ưu thế, (3) việc
nghiên cứu tài liệu đòi hỏi nhịp độ khẩn trương, (4) phải chăm lo tích cực đến sự
phát triển trong học tập của tất cả HS, kể cả loại giỏi lẫn loại yếu, (5) làm cho HS
ý thức được bản thân quá trình học tập và nắm vững các phương pháp làm việc
để hiểu, ghi nhớ tài liệu học tập, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thực hiện việc tự
kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức. [14, tr.194-197].
Một vài nhận xét
Các tác giả đều khẳng định tác dụng của dạy học theo hướng tích cực và
sự cần thiết phải đổi mới PPDH trong quá trình dạy học hiện nay. Sự đổi mới
này sẽ diễn ra theo xu thế chuyển mơ hình dạy học từ GV, vì GV sang dạy học vì
HS, hướng tới HS. Có nhiều yếu tố chi phối việc dạy học theo hướng tích hợp,
nhưng vấn đề cơ bản mà các tài liệu nhận thấy vẫn là phải bắt đầu từ người thầy.
Chương trình SGK mới đã được triển khai nhưng thực tế, nhiều GV vẫn
nhiều GV vẫn chưa nắm vững thế nào là dạy học theo hướng tích hợp và làm sao
để sử dụng một cách hiệu quả các PPDH phát huy tính tích cực của HS. Các
cơng trình nghiên cứu trên đã cung cấp một nền tảng lí luận cần thiết cho GV về
quan điểm “tích hợp” trong dạy học. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu trên,
chúng tơi thấy tìm hiểu về rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Việt trong giờ Làm
văn cho học sinh ở trường THPT theo quan điểm “tích hợp”.
2.2. Về mối quan hệ giữa Tiếng Việt và Làm văn
4
PPDH Tiếng Việt chủ yếu dựa vào chương trình Tiếng Việt ở phổ thơng
nên khi chương trình có sự thay đổi thì PPDH cũng được điều chỉnh cho phù
hợp. Năm 2006, SGK Ngữ văn THPT được triển khai đại trà. Trước đó, có một
số cơng trình nghiên cứu về PPDH Tiếng Việt nhưng là để áp dụng cho việc dạy
Tiếng Việt theo SGK cũ. Khi SGK Văn học, Tiếng Việt, Làm văn được tích hợp
trong một quyển sách Ngữ văn thì PP dạy học mơn Tiếng Việt cũng cần được
đổi mới. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp
10 THPT – mơn Ngữ văn [6] nêu lên hai điểm cần chú ý về PP trong việc dạy
học Tiếng Việt.
Một là dạy học theo nguyên tắc tích hợp, chẳng hạn dựa trên cơ sở những
ngữ liệu từ văn bản văn học, qua sự phân tích rút ra những nhận xét, kết luận về
các hiện tượng ngơn ngữ. Từ đó, vận dụng những kết luận đó vào phân tích văn
bản văn học và ứng dụng vào mơn Làm văn.
Hai là phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Đối với
phần Tiếng Việt, điều này có cơ sở thuận lợi vì HS đã có vốn tiếng Việt nhờ kinh
nghiệm [6, tr. 77]. Trong sách giáo viên Ngữ văn 10 (Tập 1) – Phần “Những vấn
đề chung” [11], các tác giả đã nêu rõ 3 mục tiêu cơ bản của việc dạy Tiếng Việt
cho HS THPT là hình thành một số kiến thức về ngơn ngữ nói chung và tiếng
Việt nói.
Một vài nhận xét:
Các tài liệu trên đã chú ý phân tích về sự thể hiện của quan điểm “tích
hợp” trong chương trình Tiếng Việt và sự cần thiết của việc thay đổi PPDH
Tiếng Việt ở trường THPT hiện nay. Nhìn chung, các tài liệu chỉ mới dừng lại ở
việc hướng dẫn khái quát về đổi mới PPDH Tiếng Việt theo hướng “tích hợp” và
“tích cực” chứ chưa nghiên cứu về các PPDH cụ thể của từng bộ phận trong môn
Tiếng Việt ở bậc THPT (ngữ pháp, văn bản, phong cách), và tích hợp dạy Tiếng
Việt trong giờ Làm văn. Do nhiều nguyên nhân, việc vận dụng các hướng dẫn về
PPDH Tiếng Việt trên vào trong thực tế dạy học ở trường THPT chưa đạt được
5
hiệu quả cao. HS học ngữ pháp với một thời lượng khá nhiều nhưng vẫn nói, viết
câu sai, lúng túng khi thực hiện các kỹ năng viết câu (tách, gộp, mở rộng và rút
gọn, chuyển đổi trật tự bộ phận câu…), và không ứng dụng được các kiến thức
đã học vào trong hoạt động giao tiếp hàng ngày.
2.3. Vấn đề rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt qua dạy Làm văn
Mơn Ngữ văn có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện việc tích hợp vì
Văn học, Tiếng Việt, Làm văn đều có một yếu tố chung là tiếng Việt và dù dạy
Văn học, Tiếng Việt hay Làm văn thì tất cả đều do một GV đảm nhiệm. Như
vậy, Tiếng Việt cũng là một môn học với những đặc trưng và mối liên hệ thể
hiện rõ tính tích hợp. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường có mục tiêu vừa
cung cấp kiến thức, vừa hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Kiến thức là cơ sở để thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc thực
hành giúp HS đối chiếu kiến thức đã học với thực tế giao tiếp, tự trau dồi khả
năng giao tiếp của mình. Với mục tiêu có tính phức hợp như vậy, việc dạy học
Tiếng Việt cần chú ý đến dạng tích hợp “ngang” và “dọc. Cuốn: ”Phương pháp
dạy học Văn”, tập 2 (Phan Trọng Luận) và “Phương pháp dạy học tiếng Việt”
(Lê A) có một phần dành riêng cho việc hướng dẫn PPDH LV và xem quan điểm
giao tiếp là cơ sở lí thuyết quan trọng đối với hoạt động DH phân mơn này. So
với giáo trình Phương pháp dạy học Văn, giáo trình Phương pháp dạy học tiếng
Việt giới thuyết kĩ hơn về lí thuyết giao tiếp, việc vận dụng quan điểm giao tiếp
vào DH thực hành LV.
Riêng đối với PP dạy thực hành LV, tác giả giáo trình cho rằng cần tạo
được nhu cầu giao tiếp cho HS và tạo được môi trường giao tiếp tốt bởi HS luôn
muốn được nói, được trình bày, được tranh luận những điều mà mình biết, mình
nghĩ. GV phải biết khơi gợi nhu cầu đó và tạo một mơi trường giao tiếp tự nhiên
để các em có điều kiện bộc lộ mình. Những gợi ý trong hai cuốn giáo trình chính
là những hướng dẫn quan trọng về mặt PPDH thực hành đối với cả sinh viên và
những GV trực tiếp đứng lớp.
6
Tuy nhiên, cả hai cuốn giáo trình mới dừng lại ở những gợi ý về mặt
PPDH chứ chưa có sự triển khai cụ thể PP rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Việt
vào DHLV ở nhà trường phổ thông. Việc vận dụng tích hợp giữa dạy học tiếng
Việt vào dạy học Làm văn vẫn cịn là một thử thách khơng nhỏ đối với năng lực
sư phạm của người giảng dạy. Trong tài liệu “Tìm hiểu chương trình và sách
giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông” [34], tác giả Đỗ Ngọc Thống đã giúp
GV THPT thấy được những yêu cầu của việc đổi mới chương trình Tiếng Việt
trong SGK Ngữ văn và sự cần thiết của việc đổi mới PPDH Tiếng Việt theo quan
điểm “tích hợp” và “tích cực”.
Theo tác giả, mục đích chính của việc dạy tiếng Việt ở THPT là “hành
dụng”, “tức là hình thành và rèn luyện cho HS khả năng vận dụng các đơn vị
ngôn ngữ trong tiếng Việt một cách tổng hợp và thành thạo trong nói cũng như
viết theo một kiểu văn bản nào đó”. [34, tr.139]. Tác giả nhấn mạnh ngun tắc
tích hợp trong giờ dạy học Tiếng Việt thể hiện ở chỗ “khi cung cấp tri thức về
một đơn vị ngôn ngữ nào đó, người GV ln hướng HS liên hệ với các tác phẩm
văn học đã và đang học, đặt đơn vị đó, yếu tố tiếng Việt đó trong văn cảnh cụ thể
của tác phẩm, vận dụng một cách thành thạo để nghe hiểu, đọc hiểu, nói đúng và
viết đúng”. [34, tr. 141].
Trong sách giáo viên Ngữ văn 10 (Tập 1) – Phần “Những vấn đề chung”,
các tác giả đã nêu rõ 3 mục tiêu cơ bản của việc dạy Tiếng Việt cho HS THPT là
hình thành một số kiến thức về ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, rèn
luyện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, giúp HS có ý thức thận trong
khi sử dụng tiếng Việt, chịu khó tự sửa chữa sai sót để lời nói, câu văn được
trong sáng. [11, tr.12]. Về PPDH Tiếng Việt, các tác giả nhấn mạnh phương
châm dạy tiếng Việt “bằng thực hành, thông qua thực hành và hướng tới thực
hành” [11, tr. 14. Phương châm này cần áp dụng trong cả giờ dạy lý thuyết cũng
như thực hành nhưng chưa đề cập đến vấn đề áp dụng thực hành vào các giờ học
phân môn khác của Ngữ văn như Làm văn.
7
Chính vì vậy, dựa trên những cơng trình về lí thuyết và thực hành Làm
văn và tiếng Việt cùng vơi định hướng đổi mới DH môn Ngữ văn hiện nay,
chúng tôi tiếp tục đi sâu vào phương pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Viêt
trong giờ dạy Làm văn, xem xét việc vận dụng quan điểm này và cố gắng thiết
kế thành quy trình dạy học thực hành các kĩ năng tiếng Việt và LV, bổ sung,
hoàn thiện PPDH Tiếng Việt và PPDH LV, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
sử dụng tiếng Việt của học sinh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc nghiên cứu hệ thống các bài học trong phần Làm văn
ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT (cả cơ bản và nâng cao), hệ thống kĩ năng về
tiếng Việt cho học sinh, từ đó xác định vai trị của phần Làm văn đối với việc rèn
luyện các kĩ năng đó.
Tìm hiểu việc dạy học Làm văn và Tiếng Việt theo tinh thần tích hợp,
đánh giá hiệu quả việc rèn luyện tiếng Việt cho các đối tượng học sinh THPT
qua dạy học Làm văn ở các trường THPT huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới việc khai thác mối quan hệ giữa phần Làm văn và phần
Tiếng Việt, cụ thể là qua dạy học Làm văn góp phần nâng cao khả năng sử dụng
tiếng Việt cho học sinh trên một địa bàn cụ thể (huyện Tân Kỳ).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận thức về những nhiệm vụ của phần Làm văn trong chương trình Ngữ
văn THPT; nghiên cứu các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cần rèn luyện cho học
sinh và khả năng của phần Làm văn trong việc rèn luyện các kĩ năng đó.
Khảo sát thực tế dạy học theo tinh thần tích hợp đối với phần Làm văn và
Tiếng Việt ở các trường THPT huyện Tân Kỳ, thực trạng trình độ tiếng Việt của
học sinh và hiệu quả của các phương pháp rèn luyện kĩ năng tiếng Việt cho học
sinh qua dạy học Làm văn.
8
Thực nghiệm và đề xuất một số giải pháp theo hướng nghiên cứu của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương
pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể là:
phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mơ hình hố, phương
pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống mối
quan hệ giữa phần Là