Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổng quan y văn về HIVAIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.28 KB, 19 trang )

TỔNG QUAN Y VĂN
1.1.

Một số khái niệm, định nghĩa, phân loại về HIV/AIDS, lao và điều
trị HIV/AIDS

1.1.1 Một số khái niệm, định nghĩa về HIV
HIV là tên viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là “Virút gây suy giảm miễn
dịch ở người” .Vi rút này khi vào máu sẽ phá hủy dần các tế bào miễn dịch,
lam giảm khả năng đề kháng và chống lại bệnh tật của cơ thể con người.
AIDS là tên viết tắt tiếng Anh có nghĩa là” Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải “ do HIV gây ra. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm
HIV, ở giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã suy yếu trầm trọng.
Người nhiễm HIV là nười mang vi rút HIV trong máu, ở giai đoạn đầu
khơng có biểu hiện gì bên ngồi, chẩn đốn chủ yếu dựa vào xét nghiệm và
người nhiễm HIV có thể lây truyền HIV cho người khác ở bất cứ giai đoạn
nào của quá trình nhiễm HIV.
Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên
quan đến HIV như các bệnh nhiễm trùng cơ hội, các bệnh lý ác tính,
tình trạng sụt cân, mức độ hoạt dđộng về thể lực.
-Giai đoạn 1 (giai đoạn cửa sổ): khơng có biểu hiện gì hoặc chỉ có một
ít triệu chứng giống như các bệnh nhiễm các vi rút khác , thường là
sốt, mệt mõi, nhức đầu, sưng hạch ở một vài nơi hoặc phát ban dạng
sởi hoặc sẩn ngứa trên da.Các biểu hiện trên sẽ khỏi sau 7-10 ngày,
xét nghiệm HIV vẫn có thể âm tính.
-Giai đoạn 2( giai đoạn nhiễm HIV khơng có triệu chứng): Rất hay
gặp ở người nhiễm HIV, bệnh nhân khơng có biểu hiện dấu hiệu bệnh
ra bên ngoài nhưng xét nghiệm HIV thường dương tính.Giai đoaạn


này có thể kéo dài 8-10 năm hoặc lâu hơn tuỳ thuộc hành vi của người


nhiễm HIV.
-Giai đoạn 3 (Giai đoạn cận AIDS): Khơng có biểu hiện đặc trưng,
người nhiễm có thể có một số biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội như :
hạch to, sụt cân, sốt kéo dài trên 38 độ C, tiêu chảy, ho dai dẳng.
-Giai đoạn 4 (giai đoạn AIDS) Có ít nhất 2 trong số các triệu chứng
chính và 1 trong số các triệu chứng phụ như:
Triệu chứng chính; sụt trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy
kéo dài hơn một tháng, sốt kéo dài trên một thang.
Triệu chứng phụ: Ho dai dẳng trên 1 tháng, nhiễm nấm Candida ở hầu
họng, nổi ban, mẫn ngứa toàn thân, nội mụn rộp (Herpes, zona), nổi hạch
nhiều nơi trên cơ thể.
Tư vấn HIV/AIDS: Là quá trình trao đổi, cung cấp kiến thức, thơng
tin cần thiết về phịng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người được tư
vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn đề liên
quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.
Kỳ thị: Là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác.Kỳ thị
người có liên quan đến HIV là thái độ khinh thường, thiếu tơn trọng người
khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm
HIV hoặc người đó bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử: Là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ
báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác.Đối với vấn đề
HIV//AIDS, phân biệt đối xử người nhiễm HIV là biểu hiện của một hoặc
nhiều hành vi nêu trên đối với một người vì biết hoặc nghi ngờ người đó
nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc
nghi ngờ nhiễm HIV.


Phân giai đoạn miễn dịch: Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm
HIV được đánh giá thông qua chỉ số tế bào CD4 (18)
1.1.2. Vi rút HIV và đường lây truyền

Năm 1981, bệnh AIDS được phát hiện lần đầu tiên tại Hoa Kỳ.Tác nhân gây
AIDS là một loại siêu vi thuộc họ Retrovirus, trong nhóm Lentivirus, được
gọi tên là HIV.Có hai loại virus HIV: HIV-1 thường gặp hơn trên toàn cầu,
HIV-2 chủ yếu gây nhiễm ở Châu Phi (23)
Về mặt vi thể, HIV có dạng hình cầu, bên ngồi là hai lớp vỏ lipid,
bên trong là phần lõi chứa RNA.Trên bề mặt lớp vỏ có nhiều gai nhọn, mang
hai kháng nguyên đặc hiệu là gp 120 và gp 41( 23).Bên trong phần lõi có
một số kháng nguyên quan trọng nhu7p 18, p 24.Bộ gen của HIV gồm hai
chuỗi RNA giống hệt nhau, trên đó có gắn men sao chép ngược.Có ba gien
đặc hiệu cho họ Retrovirus là gag, pol, env. Gien gag mã hóa cho các protein
mang tính kháng ngun.Gien pol mã hóa cho các men sao chép ngược.Gien
env mã hóa cho các protein lớp võ.HIV có khả năng gây nhiễm cho những tế
bào có kháng nguyên CD4, kháng nguyên này đóng vai trị như một thụ thể
cho HIV.Sau khi xâm nhập vào tế bào, HIV nhờ có men sao chép ngược nên
chuyển bộ gien RNA thành DNA và DNA này kết hợp vào bộ gien của tế
bào ký chủ, từ đó sao mã thành mRNA của vi rút, rồi dịch mã thành các
protein của vi rút.Các protein này được men protease cắt các polypeptides,
sau đó các protein này kết hợp với bộ gien RNA của vi rút tạo thành HIV
mới, HIV mới thoát ra khỏi tế bào ký chủ và tiếp tục xâm nhập các tế bào
CD4 khác.
HIV lây truyền qua quan hệ tình dục (đồng giới, khác giới) (12),qua
đường máu và lây truyền từ mẹ sang con.Lây qua đường tỉnh dục do HIV có
trong tinh dịch cũng như dịch âm đạo.Quan hệ tình dục qua đường hậu mơn
có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, có thể do niêm mạc trực tràng mỏng, dễ bị


tổn thương và tinh dịch có HIV xâm nhập vào máu qua các sang
thương.Quan hệ tình dục bằng đường miệng ít lây nhiễm HIV nhất trừ khi có
tổn thương niêm mạc miệng.
HIV có thể lây qua máu, dịch tiết và các chế phẩm của máu, qua kim

tiêm và ống tiêm không vô khuẩn.Nguy cơ lây truyền bằng đường máu
khoảng 90-100%.Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua 1 lần dùng chung bơm kim tiêm
không vô khuẩn là 0, 4% .Nhân viên y tế bị nhiễm HIV hầu hết do các vật
bén nhọn có dính máu và dịch tiết của bệnh nhân đâm, cịn do các dịch này
tiếp xúc với da niêm khơng lành lặn thì ít hơn.Tỷ lệ lây nhiễm cho nhân viên
y tế khoảng 0, 3%.
Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xảy ra từ khoảng 3 tháng đầu của thai
kỳ.Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là ở giai đoạn chu sinh, đặc biệt lúc
đứa bé sinh ra có thể nuốt hoặc hít phải máu, dịch tiết bị nhiễm trùng của
mẹ.Sau sinh trẻ có thể bị nhiễm HIV do bú sữa mẹ.Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ
sang con cao nhất ở Nairobi khoảng 45%, thấp nhất ở châu Âu khoảng
12,9%, trung bình khoảng 30% (38)
1.2.Tình hình dịch HIV /AIDS
1.2.1.Tình hình dịch HIV/ AIDS trên thế giới
Ngày 20/11/2012, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
đã công bố “Báo cáo tồn cầu về HIV/AIDS năm 2012”, trong đó nêu rõ
tình hình dịch và đáp ứng với HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu đến hết năm
2011.
Theo Báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống
HIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV
(dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu –
1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm


HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ
31,4

triệu




35,9

triệu).

Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang cịn sống có khoảng

½

(17 triệu

người) khơng biết về tình trạng nhiễm vi rút này của mình. Điều này hạn chế
khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ dự phịng và chăm sóc, do đó
làm

tăng

khả

năng

lây

truyền

HIV

từ

họ


ra

cộng

đồng.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIIDS trên thế giới đến cuối năm 2011 vào khoảng
0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara của châu Phi vẫn là
nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, gần như cứ trong 20 người lớn (độ
tuổi từ 15-49) trong khu vực này lại có 01 người nhiễm HIV/AIDS đang còn
sống (4,9%). Hiện khu vực này chiếm 69% tổng số người nhiễm HIV/AIDS
còn

sống

của

thế

giới.

Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp
25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV đang sống
ở châu Á (bao gồm Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á) lên tới con số 5 triệu.
Sau Cận Sahara của châu Phi (nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất) là vùng
Caribê, Đông Âu và Trung Á - những khu vực đang có khoảng 1,0% số
người lớn đang mang trong mình..
Cho đến nay, thế giới đã ghi nhận 25 triệu ca tử vong vì các căn bệnh có liên
quan đến bệnh này và trung bình hàng năm số người có H lại tăng thêm 2,7

triệu người.
Theo bản báo cáo của LHQ, nếu khơng có biện pháp ngăn ngừa ngay bây
giờ, chỉ trong 20 năm nữa con số trên sẽ tăng lên gần 90 triệu người khoảng 10% tổng số dân của châu Phi. Và nếu việc ngăn ngừa được thực
hiện tốt sẽ cứu sống được 16 triệu người và giúp 43 triệu người khác không
bị nhiễm HIV.


Sự lan tràn nhanh chóng của HIV tại nhiều vùng gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao và làm cho chương trình chống
lao khơng có hiệu quả.Do ảnh hưởng của nhiễm HIV/ AIDS bệnh lao không
những không giảm mà đang gia tăng ở những nước bệnh lao cịn phổ biến có
từ 30% đến 60% người trưởng thành nhiễm lao.Theo WHO ước tính đến nay
đã có trên 2 tỷ người nhiễm lao.Sự đồng hành của hai căn bệnh quái ác này
đang đặt loài người trước những thách thức lớn lao.Chính vì thế mà WHO
hướng dẫn: khi bệnh lao xuất hiện ở người nhiễm HIV thì những người này
được coi đã chuyển sang AIDS, ở một số vùng gần sa mạc Sahara 30 đến
70% bệnh nhân lao có đồng nhiễm HIV, cịn các nước Đơng Nam Á và Mỹ
La Tinh là 20%.Bệnh lao đứng hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng cơ hội
và cũng là nguyên nhân đầu tiên ( từ 30-50%) dẫn đến tử vong cho người
nhiễm HIV/AIDS.
1.2.2.Tình hình dịch HIV/ AIDS ở Việt Nam
Tính từ ca nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến nay tất cả 63 tỉnh/ thành phố trong
toàn quốc đều có người nhiễm HIV/AIDS.Theo báo cáo của cục phịng
chống HIV//AIDS ( Bộ Y tế) tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2013 Việt Nam
có 213.413 người nhiễm HIV cịn sống, trong đó có 63.373 người đang ở
giai đoạn AIDS số tử vong do HIV/AIDS là 65.133 người.Đến nay thành
phố Hố Chí Minh vẫn là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất
nước, chiếm


các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên toàn quốc.

Tỷ lệ nhiễm HIV trên toàn quốc là 243 trên 100.000 dân, Điện Biên
vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất.
Trung bình 5 tháng đầu năm 2013, mỗi ngày cả nước phát hiện 29 người
nhiễm HIV, trong 5 tháng này, số trường hợp nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS


và tử vong do AIDS được phát hiện tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2012,
HIV giảm 32% ( 200500 trường hợp), số bệnh nhân AIDS giảm 50% ( 1.994
trường hợp), số người tử vong do AIDS giảm 49% ( 708 trường hợp).
Cùng lúc đó dịch HIV đang tiếp tục lan rộng về địa bàn.Năm 2013 đã tăng
thêm 14 xã/phường mới phát hiện có người nhiễm HIV.tỷ lệ người nhiễm là
nữ giới và lây truyền qua đường tình dục đang có xu hướng gia tăng qua các
năm và tập trung trong các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ bán dâm, nam
đồng tính bán dâm…đặc biệt là nhóm nghiện chích ma túy.Tỷ lệ sử dụng
bao cao su thấp cũng làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhóm nguy cơ
cao sang nhóm ít có nguy cơ hoặc nguy cơ thấp.
Hình thái lây truyền HIV qua đường tình dục tăng và có xu hướng ngày càng
cao hơn so với việc lây truyền qua đường máu. Người nhiễm tập trung chủ
yếu trong nhóm tuổi từ 30-39, tỷ lệ nữ nhiễm HIV/AIDS tiếp tục gia tăng
trong những năm gần đây. Dịch HIV/AIDS cũng gia tăng ở các huyện khu
vực miền núi, vùng sâu, vùng xa ở một số tỉnh Tây Bắc, tây Thanh Hóa,
Nghệ An...
Báo cáo của Cục Phịng, chống HIV/AIDS cũng chỉ rõ 10 tỉnh, thành có số
bệnh nhân mắc HIV tăng nhiều nhất là Lai Châu, Nghệ An, Ninh Bình, Gia
Lai, Phú Thọ... Địa phương có số mắc HIV giảm là TP Hồ Chí Minh, Điện
Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Sơn La...
Trước đó, thơng tin từ Trung tâm phịng chống HIV/AIDS, Sở Y tế Hà Nội
cũng cho biết, đến giữa năm 2013, trên toàn địa bàn Hà Nội hiện có khoảng

24.342 người đang bị nhiễm HIV. Trong đó 3.800 người đã tử vong do
AIDS. Gần nhất là trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có thêm 306 người bị
nhiễm HIV.


Quận Đống Đa có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất, với 2.852 người. Đây cũng là
quận có tỷ lệ người nhiễm HIV mới bị phát hiện nhiều nhất với 35 trường
hợp trong nửa đầu năm 2013.
Huyện Thạch Thất đang là khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhất, chỉ với 82
trường hợp, trong đó có chỉ 3 trường hợp mới bị phát hiện năm 2013.
Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên địa
bàn thủ đô là 284/100.000 dân. Toàn bộ 29 quận, huyện trên địa bàn thành
phố đều có người nhiễm HIV.
Đáng lưu ý trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa
bàn Hà Nội, nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao với 81,5%. Các trường hợp phát
hiện nhiễm tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 25 – 49 tuổi (19.004 người).
Như vậy, tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS đã được phát hiện trên địa
bàn Hà Nội tính đến ngày 30-6-2013 là 24.324 người (trong đó số người đã
tử vong do AIDS là 3.800 người). Tất cả 29 quận, huyện trên địa bàn TP đã
báo cáo phát hiện có người nhiễm; 536 trong tổng số 577 xã, phường, thị
trấn(92,8%)có

số

liệu

báo

cáo


người

nhiễm

HIV.

Trong số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trên địa bàn TP, nam
giới vẫn chiếm tỷ lệ cao: 81,5%. Các trường hợp phát hiện nhiễm HIV tập
trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 25-49 tuổi.
Theo báo cáo sơ kết hoạt động phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu
năm 2013 của TP.HCM, số ca nhiễm HIV mới được phát hiện, số ca
chuyển sang giai đoạn AIDS và số ca tử vong do HIV/AIDS trên địa bàn
TP đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Từ đầu năm đến nay, TP.HCM có 750 ca nhiễm HIV mới được phát hiện
(giảm 388 ca so với cùng kỳ năm 2012), 720 ca chuyển sang AIDS (giảm


395 so với cùng kỳ) và 170 ca tử vong do HIV/AIDS (giảm 60 so với cùng
kỳ).
Tính từ khi phát hiện ca HIV đầu tiên đến nay, thành phố có 48.351 người
nhiễm HIV, 22.903 bệnh nhân AIDS và 9.717 bệnh nhân HIV/AIDS đã tử
vong.
Đến 30/6/2013, tồn quốc có 299 phịng điều trị HIV/AIDS, 10 trại giam và
35 Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội triển khai chăm sóc và
điều trị cho bệnh nhân AIDS. Số người nhiễm HIV được điều trị thuốc
kháng vi rút (ARV) tính đến 31/3/2013 là 74.401 người.
Kinh phí để phịng chống AIDS của TP (gồm kinh phí của trung ương, TP và
các tổ chức quốc tế tài trợ) trong năm nay là 121.679.000.000 đồng.
Năm 2013 là năm thứ ba TP.HCM triển khai thực hiện Kế hoạch hành động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn năm 2011 - 2015 của UBND thành phố.

Đây cũng là năm thành phố phải đối diện với những khó khăn, thách thức
trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khi viện trợ quốc tế dành cho công
tác này đang giảm dần hoặc chấm dứt (nhất là nguồn viện trợ lớn của các tổ
chức như PEPFAR, Ngân hàng Thế giới…).
Chưa kể, kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia của trung ương cấp
cho thành phố cũng giảm 11% so với 2012, do đó cho dù kinh phí từ địa
phương tăng 30% so với năm ngối, cũng khơng đủ bù đắp các khoản thiếu
hụt nói trên.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 33 phịng khám ngoại trú, chăm sóc
và điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) cho 22.254 bệnh nhân.
Trong 6 tháng đầu năm, có 291 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được đăng ký
theo dõi và chăm sóc tại các cơ sở điều trị. Chương trình hiện đang quản lý,


chăm sóc, điều trị cho 1.368 trẻ nhiễm HIV, trong đó có 1.250 trẻ đang điều
trị ARV.
Như đã nói, việc tổ chức PEPFAR cắt giảm kinh phí mua thuốc Methadone
trong năm 2013 đã gây khó khăn lớn cho Chương trình điều trị thay thế bằng
thuốc Methadone. Tính đến tháng 6, thành phố có 2.586 bệnh nhân đăng ký
tham gia chương trình này. Trong đó có 2.291 người được xét duyệt vào
chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, đã có 936 trường hợp bỏ
điều trị, do tử vong hoặc bị bắt. Hiện chỉ còn 1.355 bệnh nhân đang tham gia
điều trị.
Ngồi ra, chương trình Tham vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tiếp tục được
triển khai tại các quận, huyện và các bệnh viện lớn của thành phố. Trong 6
tháng đầu năm, thành phố có 107 điểm tham vấn xét nghiệm HIV đã thực
hiện 81.462 ca tham vấn trong đó có 80.599 ca đồng ý làm xét nghiệm
(chiếm 98,9%) và 78.210 ca quay lại nhận kết quả xét nghiệm (chiếm
97,1%), phát hiện 1.791 ca dương tính với HIV. Chương trình Can thiệp
giảm tác hại đã phát 266.604 bơm kim tiêm, 563.812 bao cao su; tiếp cận

4.102 người nghiện chích ma túy, 6.266 phụ nữ mại dâm, 4.043 trường hợp
quan hệ đồng giới MSM.
Năm 2014, dự kiến các chương trình của tổ chức PEPFAR sẽ tiếp tục cắt
giảm khoảng từ 30 đến 40% kinh phí viện trợ cho thành phố (từ 1,3 đến 1,8
triệu USD), trong đó có những nội dung quan trọng như: chi phí xét nghiệm
HIV, thuốc Methadone, kinh phí mua thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ
hội, đặc biệt là thuốc INH dự phòng lao/HIV… sẽ tiếp tục là những thách
thức về ngân sách để phân bổ cho hoạt động phịng, chống HIV/AIDS.
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/ AIDS cho thấy các trường hợp mới
được phát hiện vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh trọng điểm.Tuy nhiên, về


hình thái dịch đã có sự thay đổi phân bố giới tính và nhóm tuổi.Cảnh báo
nguy cơ về lây truyền qua đường tình dục gia tăng.
1.3.Tình hình chăm sóc, hổ trợ và điều trị HIV/ AIDS trên thế giới và Việt
Nam
1.3.1.Tình hình chăm sóc, hổ trợ và điều trị HIV/AIDS trên thế giới
Trước xu thế ngày càng tăng của đại dịch, vấn đề chăm sóc, hổ trợ cho
người nhiễm HIV/AIDS được đặt ra là một trọng tâm của chương trình
phịng chống AIDS.Chăm sóc, hổ trợ làm giảm sự đau đớn về thể chất và
tinh thần, nhằm kéo dài, tăng cường chất lượng cuộc sống cho người nhiễm
HIV/AIDS và khuyến khích họ sống tích cực, phịng ngừa sự lây lan.
Với những tiến bộ về hướng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, trợ
giúp và điều trị cho những người nhiễm HIV/AIDS đã đạt được một số
thành tựu đáng kể.Việc kết hợp và triển khai rộng khắp các chương trình tài
trợ trên thế giới cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, nhiều người đã
được tiếp cận dịch vụ điều trị ARV ở tất cả các vùng trên thế giới, số người
nhiễm HIV/ AIDS được tiếp cận với các dịch vụ điều trị ARV cao hơn so với
trước đây.Tính đến


, ước tính có khoảng

triệu người nhiễm HIV/

AIDS ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình đã được điều trị
ARV , tăng

so với số được điều trị năm

.Năm

số người nhiễm

HIV/AIDS đủ tiêu chuẩn đã được điều trị ARV tăng cao ở Đông Âu( % ),
vùng Cận Sahara(

%), châu Á (%) và vùng Caribean (%).Vùng Trung và

Nam Mỹ tỷ lệ những người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với điều trị
ARV trong năm tăng thấp (%) do nơi đây là nơi mà cơng tác điều trị ARV đã
có độ bao phủ cao (%) (38)
Tùy thuộc vào tình hình dịch, nguồn lực sẳn có và một số yếu tố khác
tại mỗi nước và sự quan tâm của các nhà tài trợ mà mơ hình chăm sóc, hổ trợ


và điều trị có những mơ hình khác nhau tại mỗi nước, thậm chí mơ hình triển
khai trong cùng một quốc gia cũng có thể khác nhau.Có những mơ hình dựa
vào cộng đồng, vận động người dân sống chung với HIV/AIDS, hổ trợ các
sáng kiến trong việc chẩn đoán sớm và điều trị, tăng tỷ lệ sống sót của
những người nhiễm HIV.Thành lập các tổ chức dựa vào cộng đồng do những

người sống chung với HIV/AIDS tham gia vào các dịch vụ điều trị và hổ trợ
việc tuân thủ điều trị, chăm sóc tại nhà và giáo dục phịng chống HIV đã
đem lại hiệu quả cao trong điều trị như ở Lào, Trung Quốc.
1.3.2.Tình hình điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang giai đoạn tập trung với tỷ lệ
hiện nhiễm cao nhất trong nhóm tiêm chích ma túy, phụ nữ mại dâm và nam
tình dục đồng giới, tuy nhiên tình hình dịch HIV cũng đã có xu hướng chững
lại, biểu hiện qua việc khơng gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở nhóm người
tiêm chích ma túy và phụ nữ mại dâm nhưng số trường hợp nhiễm HIV vẫn
cịn cao, điều này địi hỏi cơng tác chăm sóc, hổ trợ và điều trị cho người
nhiễm HIV phải luôn tăng cường để đáp ứng nhu cầu.(19)
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam năm 1990, tính đến
đã có

người nhiễm HIV đang cịn sống(1,2).Nhận thức được tầm

quan trọng củ chương trình chăm sóc, hổ trợ và điều trị trong cơng tác phịng
chống HIV/AIDS, trong Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở
Việt Nam – tầm nhìn 2020 đã xác định: Các chương trình hành động trong
giai đoạn 2010- 2020 chủ yếu tập trung cho hai chương trình chủ đạo;
Chương trình chăm sóc điều trị và Chương trình dự phịng và giảm nhẹ các
tác động đến kinh tế- xã hội do HIV/AIDS gây ra.Với sự quan tâm của
Chính phủ và sự hổ trợ kinh phí và kỷ thuật từ các tổ chức quốc tế, các
chương trình tư vấn, chăm sóc, hổ trợ người nhiễm HIV/AIDS gần đây đã có


những tiến bộ rõ rệt, đạt được nhiều kết quả khả quan.Hệ thống y tế Nhà
nước cũng đang được củng cố để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hổ trợ và điều
trị người nhiễm HIV/AIDS(22)
Công tác điều trị bệnh nhân AIDS tiếp tục được mở rộng, tính đến

tháng

, tồn quốc có

khám ngoại trú người lớn và

cơ sở điều trị ARV, trong đó có

phịng

cơ sở điều trị ARV cho trẻ em.Ngồi ra còn

cơ sở điều trị chung cho cả người lớn và trẻ em, 63/63 tỉnh, thành phố đều có
cơ sở điều trị bằng thuốc ARV.Tính đến
bệnh nhân AIDS, trong đó có

cả nước đã điều trị cho

bệnh nhân người lớn và

bệnh nhân trẻ

em, tuy nhiên đến nay ước tính mới chỉ hơn 50% bệnh nhân HIV/AIDS đủ
điều kiện được tiếp cận với dịch vụ điều trị.
Tại Việt Nam, đầu mối chăm sóc y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS được
đặt tại các phòng khám ngoại trú, tùy theo từng địa phương và sự phân bố
người nhiễm cũng như nguồn nhân lực mà phòng khám ngoại trú được đặt ở
tuyến huyện, tỉnh và tuyến trung ương.Các mơ hình chăm sóc tồn diện liên
tục hiện nay đang được triển khai đều lấy phòng khám ngoại trú làm cơ sở,
từ đó kết nối với các dịch vụ chăm sóc y tế khác.Tại mỗi tuyến lại có nhiều

mơ hình khác nhau tùy thuộc vào vị trí đặt phòng khám ngoại trú như: phòng
khám ngoại trú đặt tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện, phòng khám
ngoại trú đặt tại Trung tâm y tế huyện, phòng khám ngoại trú đặt tại trung
tâm 05- 06, phòng khám ngoại trú độc lập.Tại phòng khám ngoại trú, bệnh
nhân được cung cấp các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe nói chung, phát
hiện và điều trị nhiễm trùng cơ hội, tư vấn và điều trị arv (2)
1.4.Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus HIV(ARV)
1.4.1.Nguyên tắc điều trị


Việc điều trị cho bệnh nhân AIDS bằng thuốc ARV chủ yếu là điều trị
ngoại trú tại các cơ sở Y tế.Điều trị thuốc ARV cho bệnh nhân AIDS chỉ
được thực hiện đối với bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm theo
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS” ban hành kèm theo
Quyết định số 06/2005/QĐ –BYT ngày 07/03/ 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế ,
nay là Quyết định số 3003/ QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 về việc
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS” (3)
Thông tư số 12/ 2009/ TT/ BYT bãi bỏ Quyết định số 06/ 2005/QĐ
ngày 7 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS”
-Việc kê đơn thuốc ARV cho bệnh nhân AIDS phải được thực hiện bởi
các bác sĩ đã được tham gia khóa tập huấn về điều trị ARV do các Bệnh viện,
Viện chuyên ngành tồ chức.
-Bệnh nhân phải được tư vấn đầy đủ về điều trị ARV và chuẩn bị sẳn
sàng điều trị theo đúng các bước trong quy trình quản lý bệnh nhân
HIV/AIDS và điều trị bằng thuốc ARV.
Khi nhu cầu điều trị vượt quá khả năng cung cấp thuốc ARV miễn phí,
việc điều trị cho bệnh nhân được thực hiện theo thứ tự ưu tiên :
+Trẻ em, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ < 2 tuổi.
+Những người tham gia tích cực vào các hoạt động phịng, chống

HIV/AIDS, xem xét điều trị cho các thành viên khác trong gia đình, nếu đủ
tiêu chuẩn điều trị.
1.4.2.Chẩn đoán nhiễm HIV
Nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm tìm
kháng thể HIV.Một người được xác định là nhiễm HIV khi mẫu huyết thanh
dương tính với cả ba lần xét nghiệm tìm kháng thể HIV bằng ba loại sinh


phẩm khác nhau với nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn kháng
nguyên khác nhau.
1.4.3.Phân loại giai đoạn nhiễm HIV
Phân loại giai đoạn lâm sàng HIV//AIDS ở người lớn
*Giai đoạn lâm sàng 1
-Khơng triệu chứng.
-Hạch to tồn thân dai dẳng.
*Giai đoạn lâm sàng 2
-Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân(< 10% trọng lượng cơ
thể)
-Nhiễm trùng hô hấp tái diễn( Viêm xoang, viêm Amidal, viêm tai
giữa…)
-Zona (Herpes zoster)
-Viêm khóe miệng.
-Loét miệng tái diễn.
-Phát ban dát sẩn, ngứa.
-Viêm da bã nhờn
-Nhiễm nấm móng.
*Giai đoạn lâm sàng 3
-Tiêu chảy khơng rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.
-Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
-Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.

-Bạch sản dạng lông ở miệng
-Lao phổi
-Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (Viêm phổi, viêm mủ màng phổi,
viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn
huyết)


-Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
-Thiếu máu (Hb < 80g/L), giảm bạch cầu trung tính, và/ hoặc giảm
tiểu cầu mạn tính. Khơng rõ ngun nhân.
*Giai đoạn lâm sàng 4
-Hội chứng suy mòn do HIV ( sụt cân > 10% trọng lượng cơ thể, kèm
theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ
nguyên nhân)
-Viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci (PCP)
-Nhiễm Herpes simplex mạn tính (Ở mơi miệng, cơ quan sinh dục,
quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
-Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm Candida ở khí qn phế quản
hoặc phổi.
-Lao ngồi phổi.
-Sarcoma Kaposi.
-Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan
khác.
-Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
-Bệnh lý não do HIV
-Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa.
-Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển(Progressive multifocal
leukoencephalophathy- PML)
-Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
-Tiêu chảy mạn tính do Isospora.

-Bệnh do nấm lan tỏa (nấm Penicillium, nấm Histopllasma ngồi
phổi)
-Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm Samonella khơng phải thương
hàn)


-U lympho ở não hoặc u lympho non- Hodgkin tế bào B.
-Ung thư cổ tử cung xâm nhập ( ung thư biểu mơ)
-Bệnh do Leishmania lan tỏa khơng điển hình
-Bệnh lý thận do HIV
-Viêm cơ tim do HIV.
Phân loại giai đoạn miễn dịch
Tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được đánh giá
thông qua chỉ số tế bào CD4.
Bảng 1.1.Phân loại miễn dịch HIV ở người lớn
Mức độ
Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể

Số tế bào CD4/ mm3
> 500

Suy giảm nhẹ

350- 499

Suy giảm tiến triển

200-349

Suy giảm nặng


< 200

Tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm HIV tiến triển (bao gồm AIDS)
-Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 ( Chẩn đoán lâm sàng hoặc
xác định), Và/ hoặc
-Số lượng CD4 < 350 tế bào mm3.
AIDS được xác định khi người nhiễm có bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai đoạn
lâm sàng 4 ( Chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định) hoặc CD4 < 200 tế bào
mm3 .
1.5.Điều trị bằng thuốc kháng HIV ( Điều trị ARV)
1.5.1.Mục đích điều trị ARV


-Ức chế sự nhân lên của virut và kìm hảm lượng virus trong máu ở mức độ
thấp nhất.
-Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ
hội.
-Cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho bệnh nhân.
1.5.2.Nguyên tắc điều trị ARV
-Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các dịch vụ chăm sóc và hổ trợ về
y tế, tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIVAIDS.
-Điều trị ARV chủ yếu là điều trị ngoại trú và được chỉ định khi người bệnh
có đủ tiêu chuẩn lâm sàng và/ hoặc xét nghiệm, và chứng tỏ đã sẳn sàng điều
trị.
-Bất cứ phác đồ điều trị nào cũng phải có ít nhất 3 loại thuốc.Điều trị ARV là
điều trị suốt đời, người bệnh phải tuân thủ điều trị tuyệt đối để đảm bảo hiệu
quả va tránh kháng thuốc.
-Người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn phải áp dụng các biện pháp dự
phòng lây nhiễm virut cho người khác.

-Người nhiễm HIV được điều trị ARV khi tình trạng miễn dịch chưa phục
hồi cần tiếp tục điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
1.5.3.Các nhóm thuốcARV được sử dụng tại Việt Nam
Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRI)
Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI)
Nhóm ức chế men protease (PI)
1.5.4.Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV
Dựa vào giai đoạn lâm sàng và số lượng tế bào CD4
*Nếu có xét nghiệm CD4, chỉ định điều trị khi :
-Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 4, không phụ thuộc số lượng tế
bào CD4.


-Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3 với CD4 < 350 TB/mm3.
-Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sáng 1,2 với CD4 < 250TBmm3.
*Nếu không làm được CD4 , chỉ định điều trị ARV khi:
-Người nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 3, 4.
(!) Chuẩn bị sẳn sàng điều trị ARV
Qúa trình chuẩn bị điều trị ARV cần phải được tiến hành ngay từ khi
người bệnh được quản lý tại cơ sở điều trị, các nội dung chuẩn bị sẳn sàng
điều trị có thể lồng ghép trong các lần khám để đảm bảo người bệnh được
điều trị kịp thời ngay khi đủ tiêu chuẩn điều trị



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×