Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Hòa giải tranh chấp đất đai thực tiễn tại ủy ban nhân dân phường sông bờ, thị xã ayun pa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.59 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
--------***-------

HOÀNG KIM NGÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN NHÂN PHƯỜNG
SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

Kon Tum, tháng 05 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
--------***-------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
- THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN NHÂN PHƯỜNG
SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT

SINH VIÊN THỰC HIỆN


: HOÀNG KIM NGÂN

LỚP

: K11LK1

MSSV

: 17152380107049

Kon Tum, tháng 05 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo trong khoa Sư
phạm và Dự bị Đại học, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Châu Thị Ngọc Tuyết, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo từ những bước đi ban đầu để giúp đỡ em hoàn thành chuyên
đề báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Phòng, Ban của Ủy ban nhân dân
phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm quen với
thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, em xin cảm ơn các anh chị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đặc biệt
là anh Tăng Cơng Trường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em
hoàn thành tốt chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích,
cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức ngành Luật Kinh tế mà các
thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và
bổ ích liên quan đến ngành học để làm nền tảng cho công việc sau này của bản thân.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình thực tập, để hồn thiện chun

đề này em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ cơ Ngọc Tuyết cũng như q cơ quan.
Lời cuối cùng em xin chúc quý thầy cô cũng như mọi người trong cơ quan luôn
khỏe mạnh và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, tháng 05 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Hoàng Kim Ngân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH ..................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ
XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI ...................................................................................... 3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG SÔNG BỜ......................................................................................................... 3
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ 4
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ ............ 6
1.3.1. Cơ cấu tổ chức Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ............................... 6
1.3.2. Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ .......................................... 8
1.3.3. Sơ đồ tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ............................................. 8

1.4. NỘI QUY TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ ................................ 9
1.5. NHỮNG CƠNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG Q TRÌNH THỰC TẬP
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG SỜ .......................................................... 9
KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - THỰC TIỄN TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI 11
2.1. TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ................................... 11
2.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai ................................................................. 11
2.1.2. Các hình thức hịa giải tranh chấp đất đai ........................................................... 12
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai ......................................... 12
2.1.4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai ............... 13
2.1.5. Lược sử hình thành quy định về hòa giải tranh chấp đất đai giai đoạn Luật Đất
đai năm 2003 đến nay ........................................................................................................ 14
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ............................................................................................. 15
2.2.1. Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai................................................. 15
2.2.2. Thẩm quyền và phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai ........................................... 19
2.2.3. Trình tự thủ tục hịa giải tranh chấp đất đai......................................................... 19
2.2.4. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai ................................................................... 21
2.2.5. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ................................................................... 22
i


2.3. THỰC TIỄN HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI ...................................... 24
2.3.1. Q trình hịa giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường
Sơng Bờ.............................................................................................................................. 24
2.3.2. Một số vụ việc về hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Sơng
Bờ ....................................................................................................................................... 27

2.3.3. Kết quả hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ từ năm
2018 đến nay ...................................................................................................................... 34
2.3.4. Nhận xét, đánh giá cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân
phường Sông Bờ từ năm 2018 đến nay ............................................................................. 37
2.4. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI ...................................... 41
2.4.1. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tranh chấp đất đai theo quy định pháp
luật...................................................................................................................................... 41
2.4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại Ủy
ban nhân dân phường Sông Bờ .......................................................................................... 43
KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 44
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Ký hiệu chữ viết tắt
UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

UBMT TQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TAND

Tòa án nhân dân

ANTT

An ninh trật tự

ANCT - TTATXH

An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội

GCN ĐKT

Giấy chứng nhận đăng ký thuế

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

CCHH

Cải cách hành chính


THCS

Trung học cơ sở

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
STT

Tên danh mục bảng, sơ đồ và hình ảnh

Trang

Danh mục hình ảnh
Hình 1.1

Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

4

Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường sông bờ

6

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ

8


Sơ đồ 1.4 Sơ đồ tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

8

Danh mục bảng
Bảng 2.1

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai năm 2018

34

Bảng 2.2

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai năm 2019

35

Bảng 2.3

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai năm 2020

35

Bảng 2.4

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai quý I năm 2021

36

iv



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và
hầu hết phải đưa ra giải quyết bằng còn đường pháp luật. Theo quy định của Luật Đất đai
năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp
không hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để
hịa giải.
Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã là một trong những
nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương, nó đóng vai trị
củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng tình làng, nghĩa xóm,
tăng cường tình đồn kết trong nhân dân. Làm tốt cơng tác Hịa giải tranh chấp đất đai là
thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng và Nhà nước. Mặt khác, thông qua công tác Hòa giải tranh chấp đất đai
giúp cho Đảng và Nhà nước có cái nhìn sâu sắc hơn trên thực tế về những vấn đề nảy
sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lịng dân.
Đồng thời góp phần nâng cao và hồn thiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản
lý.
Phường Sông Bờ nằm ở phía Đơng Nam của thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, địa bàn
chạy dọc theo quốc lộ 25, phường Sơng Bờ hiện đang là một phường có tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao của thị xã Ayun Pa. Cùng với đó đời sống nhân dân khơng ngừng
được cải thiện, kéo theo hiện trạng tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng, trong số đó có
khá nhiều vụ việc cần tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ. Chính vì
vậy, hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ là cơng việc vơ
cùng quan trọng, địi hỏi phải tuân theo quy định pháp luật, hoạt động hòa giải có sự phối
hợp đồng bộ giữa các cơ quan, cấp, ban, ngành.
Để hiểu được tầm quan trọng của công tác này mà cụ thể là tình hình thực tế hịa
giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ thuộc thị xã Ayun Pa, tỉnh

Gia Lai, em quyết định chọn nội dung “Hòa giải tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại Ủy ban
nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai” làm đề tài báo cáo thực tập.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia
Lai. Qua đó, nắm được chức năng, nhiệm vụ, quy định và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
nhân dân phường Sông Bờ.
Thực hành các cơng việc và nắm vững tình hình hoạt động tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả, lĩnh vực Tư pháp - Hộ Tịch.
Quan sát sự phối hợp và giải quyết cơng việc giữa các phịng, ban chuyên môn với
bộ phận.
Vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn để rèn luyện kỹ năng chuyên môn
và so sánh, đánh giá tình hình.
1


Đánh gía trung thực, khách quan, xác định những ưu điểm - hạn chế về cơng tác hịa
giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân phường
Sông Bờ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là quy định pháp luật về hoà giải tranh
chấp đất đai và thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia
Lai.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Đề tài được giới hạn trong các nội dung liên quan đến hòa giải
tranh chấp đất đai, hoạt động của cơng tác hịa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân
dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia lai.
Về mặt không gian: Các vụ việc thuộc địa bàn phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai.
Về mặt thời gian: Nghiên cứu các vụ việc từ năm 2018 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng để viết báo cáo như: Phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê các tài liệu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hịa giải tranh chấp đất đai;
Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành; Nghiên cứu, khảo sát, mô tả các vụ
việc thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất đai; So sánh, đối chiếu những quy định của pháp
luật hiện hành với các quy định của Luật Đất đai trước đây.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và Mục lục, đề
tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh
Gia Lai: Tập trung nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu
tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ.
Chương 2: Tổng quan về hịa giải tranh chấp đất đai và quy định pháp luật về hòa
giải tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa,
tỉnh Gia Lai: Tập trung phân tích nội dung cơ bản về hịa giải tranh chấp đất đai; làm rõ
quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai; thực tiễn hòa giải tranh chấp đất đai và
những bất cập, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân dân phường Sông Bờ.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ XÃ
AYUN PA, TỈNH GIA LAI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN
PHƯỜNG SÔNG BỜ
Thông tin Phường Sông Bờ, Thị xã Ayun Pa, Tỉnh Gia Lai:
Q trình thành lập:
Phường Sơng Bờ được chia tách và thành lập vào ngày 26/4/2007 từ thị trấn Ayun

Pa thuộc huyện Ayun Pa (cũ) theo Nghị định số 50/2007/NĐ-CP ngày 30/3/2007 của
Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ayun Pa; thành lập thị xã Ayun
Pa gồm 04 xã, 04 phường và huyện Phú Thiện.
Vị trí địa lý:
Phường Sơng Bờ nằm ở phía Đơng Nam của thị xã Ayun Pa, địa bàn chạy dọc theo
quốc lộ 25, với tổng diện tích tự nhiên: 424,08ha. Phía Đơng giáp xã Ia Broai (huyện Ia
Pa); Phía Tây giáp xã Ia Rbol; Phía Nam giáp xã Ia Sao; Phía Bắc giáp phường Đồn
Kết. Phường có 09 tổ dân phố, trong đó có 01 làng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dân số:
Phường Sơng Bờ có 1.397 hộ với 6328 nhân khẩu, trong đó dân tộc thiểu số là 265
hộ với 1263 nhân khẩu. Mật độ dân số: 1.098 người/ km2.
Địa hình, địa mạo:
Giống như các phường khác, phường Sơng Bờ có địa hình tương đối bằng phẳng,
mức độ chia cắt ít, độ cao tương đối ổn định, độ dốc từ 0 - 5O, đất đai màu mỡ thuận lợi
cho việc phát triển nơng nghiệp, nhất là lúa nước và hoa màu.
Khí hậu:
Phường Sơng Bờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, thời tiết chia làm hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ năm thay đổi từ 210C đến 300C, nhiệt độ trung bình năm: 26,50C.
Thơng tin Uỷ ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
Tên cơ quan: Uỷ ban nhân dân phường Sông Bờ.
Năm thành lập: Thành lập ngày 22-05-2007.
Địa chỉ: 14 Trần Hưng Đạo, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
Điện thoại: 0269.368.729
Loại hình cơ quan: là cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng
hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tình trạng hoạt động - nơi đăng ký thuế:
Tình trạng hoạt động: Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT).
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế thị xã Ayun Pa.
Ngày cấp giấy phép: 22-05-2007.


3


Hình 1.1. Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ
Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ có các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới như sau:
Hoạt động của UBND và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết HĐND thị xã và HĐND phường giao về kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường với các mục tiêu chủ
yếu: Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; chủ động khắc phục
khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững,
xây dựng Phường Sông Bờ trở thành trung tâm có tiềm năng của thị xã.
Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, trình độ dân trí được nâng
lên, cơng nghệ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp và dịch vụ.
Quan tâm phát triển sự nghiệp văn hóa-xã hội, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; tăng cường xây dựng thực lực
chính trị ở cơ sở, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để giữ vững ANCT-TTATXH
trong mọi tình huống.
Cải cách hành chính
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính, rà
sốt, bổ sung, hồn thiện chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn thuộc UBND
phường. Xây dựng và cử đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ trình độ
năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, chính quyền, sự giám sát của
HĐND, các tổ chức, đoàn thể trong việc thực hiện CCHC. Tăng cường công tác tuyên
4



truyền, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng
của CCHC đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường công tác kiểm tra
CCHC gắn với khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với tập thể và cá nhân trong việc
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu
cơ quan trong triển khai CCHC; đánh giá sơ, tổng kết kết quả chỉ đạo thực hiện CCHC ở
đơn vị.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Trong thời gian tới cần tập trung phát huy hết tiềm năng, phấn đấu hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch đã đề ra.
Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong những năm qua, UBND phường xây dựng kế
hoạch và thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng: Công nghiệp - xây dựng, Thương mại - dịch
vụ, Nông nghiệp.
Thu ngân sách Nhà nước hàng năm tăng 10%.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường hàng năm đạt 100%.
Xây dựng trường THCS Trần Hưng Đạo và trường mầm non Hoa Sen đạt chuẩn
quốc gia Mức độ 2.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 4%.
Số hộ dân sử dụng điện và dùng nước hợp vệ sinh: 100%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiện: 0,9%.
Tỷ lệ hộ nghèo: 1,16%.
Tỷ lệ tổ dân phố văn hóa 100%, gia đình văn hóa đạt 85% trở lên.
Tỷ lệ tổ dân phố đảm bảo ANTT 100%.
Công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% kế hoạch giao.

5



1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ
1.3.1. Cơ cấu tổ chức Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ

Chỉ đạo

ĐẢNG ỦY

Phối hợp và giám sát

Giám sát

Giám sát

HĐND

UBND
Chỉ đạo

Chỉ đạo

Chỉ đạo

UBMT TQVN

Các hội, ban, ngành
Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ
DANH SÁCH CÁN BỘ - CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC THUỘC ĐẢNG ỦY, UỶ
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SƠNG BỜ
STT


Họ và tên

Chức vụ

01

Lê Thị Thu Thủy

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường

02

Lê Văn Trọng

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường

03

Trần Ngọc Anh

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND phường

04

Trần Quang Khải

Phó Chủ tịch UBND phường

05


Trần Nguyễn Bảo Châu

Phó Chủ tịch HĐND phường

06

Phạm Văn Tiến

Bí thư Đồn thanh niên phường

07

Đỗ Thị Thanh Nga

Phó bí thư Đồn thanh niên phường

08

Trịnh Thị Hồng Lan

Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường

09

Huỳnh Diệu Hương

Phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường

10


Huỳnh Thị Mộng Vân

Chủ tịch Hội nông dân phường
6


11

Văn Cơng Hồng

Phó chủ tịch Hội nơng dân phường

12

Trần Đức Rạp

Chủ tịch Hội cựu chiến binh

13

Nguyễn Diễn Bình

Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh

14

Lê Đức Minh

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường


15

Hồng Thị Thu Mai

Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
phường

16

Rcom Vi Na

Chỉ huy trưởng quân sự phường

17

Lê Đình An

Phó chỉ huy qn sự phường

18

K pă H’ Preo

Cơng chức Văn phịng thống kê

19

Ksor H’ Mơ Sa

Cơng chức Văn phịng thống kê


20

Nguyễn Thị Thu Hương

Cán bơ Dân tộc - Tơn giáo

21

Ngơ Đại Thành

Cơng chức Địa chính - Xây Dựng

22

Nguyễn Thị Thủy Ngân

Cơng chức Địa chính - Xây dựng

23

Tăng Công Trường

Công chức Tư pháp - Hộ tịch

24

Nguyễn Thị Tuyết Trinh

Cơng chức Chính sách - Xã hội


25

Tống Vũ Bảo

Cơng chức Văn hóa - Thơng tin

26

Nguyễn Huy Xun

Cơng chức Tài chính - Kế tốn

27

Lê Văn Bình

Trưởng ban bảo vệ dân phố

7


1.3.2. Sơ đồ tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ
CHỦ TỊCH UBND

QN SỰ

CƠNG AN
PHĨ CHỦ TỊCH UBND


Địa chính –
Xây dựng

Tư pháp – Hộ
tịch

Văn hóa – Xã
hội

Chính sách –
Xã hội

Kế tốn –
Ngân sách

Lao động
thương binh
và xã hội

Văn phịng –
Thống kê

Sơ đồ 1.2. Tổ chức của Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ
1.3.3. Sơ đồ tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Phòng tiếp dân

Bộ phận
Tiếp nhận
và Trả kết
quả


Chính sách – Xã hội (01 cán bộ)
Cán bộ
tiếp dân

Tư pháp – Hộ tịch (01 cán bộ)

Địa chính - Xây dựng (02 cán bộ)
Sơ đồ 1.3. Tổ chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

8


1.4. NỘI QUY TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ
Quy tắc ứng xử của cán bộ - công chức - viên chức trong cơ quan, ban hành kèm
theo Quyết định số: 10/2008/QĐ-UBND ngày 08/07/2008 của Chủ tịch UBND thị xã
Ayun Pa.
Những việc cán bộ - công chức - viên chức phải làm:
Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền,
phải phối hợp với cán bộ - công chức - viên chức trong cùng cơ quan và ngồi cơ quan có
liên quan để thực hiện có hiệu quả.
Trong giao tiếp phải có thái độ lịch sự, hòa nhã, văn minh. Khi giao dịch phải đảm
bảo thông tin trao đổi đúng nội dung công việc.
Trong quan hệ đồng nghiệp phải chân thành, nhiệt tình, bảo đảm sự đồn kết; phối
hợp và góp ý trong q trình thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đạt hiệu quả.
Có trách nhiệm hướng dẫn người dân khi tham gia vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
được giao đúng quy định pháp luật.
Khi phát hiện có hành vi, vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm thơng báo với cơ
quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý.
Hướng dẫn cộng đồng dân cư phát triển kinh tế gia đình, thực hiện phong trào tồn

dân xây dựng đời sống văn hóa theo quy định chung và của cộng đồng.
Hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình, phịng
chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Những việc cán bộ - công chức - viên chức không được làm:
Không được kéo dài thời gian hoặc tự chối sự phối hợp của những người trong cơ
quan, ngoài cơ quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Khơng được che dấu, bưng bít làm sai lệch nội dung các phản ánh về những việc
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện khơng đúng quy định
của pháp luật.
Khơng được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật cơng tác và bí mật nội dung đơn thư
khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật.
Không được vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc và các chuẩn mực về thuần
phong mỹ tục ở nơi cơng cộng.
1.5. NHỮNG CƠNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SƠNG SỜ
Trong q trình thực tập tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, em được phân công
thực tập tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch và đã thực hiện
các công việc sau:
Quan sát tổng quan các công việc tại Bộ phận tiếp nhân và trả kết quả, làm việc theo
sự chỉ dẫn của cán bộ hướng dẫn, đồng thời hỗ trợ các cán bộ thuộc các lĩnh vực khác
làm việc.
Xác nhận các loại giấy tờ của người dân, giấy tờ nội bộ của cơ quan, giấy tờ của cơ
quan Nhà nước khác.
9


Chứng thực bản sao nhiều loại giấy tờ khác nhau.
Nhập sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hơn nhân, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử,
đăng ký kết hôn.
Làm giấy xác nhận tình trạng hơn nhân, giấy khai sinh, trích lục khai tử, chứng

nhận kết hơn.
Khảo sát, đo đất thực tế.
Xác minh hồ sơ tranh chấp.
Tham gia các buổi hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường.
Tham gia nhiều hoạt động của phường như: Chơi trò chơi ngày hội Thanh niên, dọn
vệ sinh tại Ủy ban để chuẩn bị cho công tác làm Căn cước công dân ở phường Sông Bờ,
quét sơn trụ điện thuộc địa bàn phường nhân ngày 8/3,…
Trực tại Ủy ban nhân dân phường.
Nhận xét:
Các công việc đều được hoàn thành rất tốt.
Được sự giúp đỡ tận tình của người hướng dẫn và các cán bộ thuộc Ủy ban nhân
dân phường Sông Bờ.
Môi trường làm việc thoải mái, năng động nhưng vẫn đảm bảo kỷ cương, nề nếp
theo quy định của cơ quan.
KẾT CHƯƠNG 1
Ủy ban nhân dân là cơ quan Nhà nước đóng vai trị rất quan trọng, thực hiện các
công việc nhằm phát huy bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tăng cường sự gắn
bó của người dân với Đảng và Nhà nước.
Thơng qua q trình tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, văn bản và hoạt động thực tiễn
tại Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, nội dung chương 1
đã nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban, nhiệm vụ chung của Ủy ban, các
nội quy trong cơ quan, cơ cấu tổ chức và các công việc đã thực tập tại Ủy ban nhân dân
phường Sông Bờ. Từ những nội dung trên cho thấy, Ủy ban nhân dân phường Sông Bờ là
cơ quan được tổ chức và thực hiện các chức năng theo chủ trương của Nhà nước, phù hợp
với quy định pháp luật.
Phường Sơng Bờ nói chung và Ủy ban nhân dân phường Sơng Bờ nói riêng ln
triển khai, chấp hành các nhiệm vụ và nội quy đề ra, đồng thời, thành phần cán bộ - công
chức - viên chức và cơ cấu tổ chức cơ quan được quan tâm đổi mới qua các năm và
nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, có đa dạng các cơng việc tại cơ quan, tạo cơ hội cho sinh viên
thực tập làm quen với môi trường làm việc thực tế tại Ủy ban nhân dân.


10


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - THỰC TIỄN TẠI
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG SÔNG BỜ, THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA
LAI
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỊA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm hịa giải tranh chấp đất đai
a. Khái niệm hòa giải
Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích
một cách ổn thỏa. Hịa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều
bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên
thứ ba (khơng phải là bên tranh chấp). Hịa giải cịn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một
q trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải
quyết vấn đề của họ. Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của q trình thương lượng,
trong đó các bên cố gắng làm điều hồ những ý kiến bất đồng.
Hịa giải có ý nghĩa lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích
mích được giập tắt họăc khơng vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên
tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên
hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định… Chính vì vai trò to lớn này nên trong quy
định pháp luật, các nước thường đặt ra vấn đề hòa giải trong giải quyết các tranh chấp.
b. Khái niệm tranh chấp đất đai
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013, Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền,
nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay. Do đó, để
giải quyết tranh chấp đất đai, cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ
biến. Việc xác định chính xác dạng tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng nhằm xác

định chính xác việc đương sự có quyền khởi kiện tranh chấp tại Tòa án theo thủ tục tố
tụng dân sự hay thủ tục tố tụng hành chính, tranh chấp thuộc thẩm quyền của tịa án nhân
dân hay Ủy ban nhân dân, xác định thời hiệu khởi kiện, đồng thời là cơ sở để xác định
trình tự, thủ tục và đường lối giải quyết tranh chấp.
Trên thực tế, các tranh chấp đất đai nảy sinh thuộc các dạng chủ yếu sau đây:
Nhóm tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất: Tranh chấp về ranh giới sử
dụng đất; Tranh chấp về ngõ đi.
Nhóm tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất: Tranh chấp về thừa kế
quyền SDĐ; Tranh chấp về tặng cho quyền SDĐ; Tranh chấp về chuyển nhượng quyền
SDĐ; Tranh chấp về cho thuê quyền SDĐ; Tranh chấp về thế chấp quyền SDĐ.
Nhóm tranh chấp liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Tranh
chấp về việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế; Tranh chấp về việc thực
hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhóm tranh chấp liên quan đến GCN QSDĐ: Tranh chấp về điều kiện cấp giấy
11


chứng nhận quyền SDĐ; Tranh chấp về đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền
SDĐ; Tranh chấp về nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; Tranh chấp
về diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền SDĐ so với diện tích đất thực tế người
dân đang sử dụng.
Nhóm tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: Tranh chấp về chia tài sản chung là
nhà, đất của vợ, chồng khi ly hôn; Tranh chấp về chia thừa kế nhà ở gắn liền với đất.
c. Khái niệm hịa giải tranh chấp đất đai
“Hồ giải tranh chấp đất đai” là một thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản Pháp
luật Đất đai. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại khơng được giải thích cụ thể trong Luật Đất đai
năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ vào quan niệm chung của hoà giải và khái niệm tranh chấp đất đai chúng ta
có thể đưa ra khái niệm về hoà giải tranh chấp đất đai như sau: “Hoà giải tranh chấp đất
đai là tự chấm dứt việc xích mích, tranh chấp trong sử dụng đất giữa các bên bằng sự

thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác”.
2.1.2. Các hình thức hịa giải tranh chấp đất đai
Có thể thấy hịa giải chỉ đặt ra đối với những bất đồng, tranh chấp phát sinh từ
những quan hệ pháp luật được hình thành trên sự bình đẳng, tự do, tự nguyện, cam kết,
thỏa thuận của các bên. Do đó, chỉ có những quan hệ dân sự mới là đối tượng được áp
dụng phương thức hịa giải. Trên thực tế, tồn tại hai hình thức hòa giải là hòa giải trong tố
tụng tư pháp và hịa giải ngồi tố tụng tư pháp. Cụ thể:
Hồ giải trong tố tụng tư pháp là hòa giải tiến hành tại TAND khi cơ quan này giải
quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên. Theo đó, TAND trong quá trình tiến hành tố
tụng phải thực hiện ngun tắc hồ giải. Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy
định nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự: “Tịa án có trách nhiệm tiến hành hịa giải
và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc
dân sự”.
Hoà giải ngồi tố tụng là hịa giải trung gian được các bên tiến hành trước khi đưa
vụ tranh chấp ra cơ quan tư pháp. Trong lĩnh vực đất đai, loại hòa giải này bao gồm:
- Hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn: Đây là việc hòa giải tại UBND xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp (sau đây gọi là UBND cấp xã) đối với các tranh
chấp về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
- Hồ giải ở cơ sở: Là hịa giải được tổ chức ở xóm, thơn, ấp, tổ dân phố. Đây là
loại hình hịa giải tự nguyện theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở để
giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn giản trong nội bộ nhân dân về
lĩnh vực dân sự, hơn nhân và gia đình, đất đai.
2.1.3. Các đặc trưng cơ bản của hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, việc hoà giải tranh chấp đất đai khơng chỉ dựa trên quan điểm, đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn áp dụng phong tục, tập quán truyền
thống, hương ước, quy ước, luật tục của địa phương … để vận động, thuyết phục các bên
12



tranh chấp hoá giải bất đồng, mâu thuẫn về đất đai.
Thứ hai, việc hoà giải tranh chấp đất đai phải tiến hành vận động, tuyên truyền,
thuyết phục các bên một cách kiên trì, bền bỉ, liên tục và tốn nhiều thời gian, cơng sức
của người hồ giải mới mong đạt được sự thành cơng. Hơn nữa, việc hồ giải tranh chấp
đất đai muốn đạt hiệu quả thì khơng chỉ trơng chờ vào các cơ quan cơng quyền mà phải
khuyến khích, huy động sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng, các tổ
chức quần chúng ở cơ sở và các thiết chế tự quản của người dân ở cơ sở.
Thứ ba, thực tế giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy do tính chất phức tạp, gay gắt
của loại tranh chấp này, nên nếu tranh chấp đất đai khơng được giải quyết mau lẹ, nhanh
chóng, dứt điểm ngay từ khi phát sinh bất đồng, mâu thuẫn thì việc giải quyết ngày càng
khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc hoà giải tranh chấp đất đai cần được thực hiện kịp thời
và nhanh chóng. Điều này địi hỏi tổ chức, cá nhân thực hiện vai trị hồ giải tranh chấp
đất đai phải luôn luôn chủ động sẵn sàng vào cuộc ngay từ khi nảy sinh các bất đồng,
mâu thuẫn về đất đai trong nội bộ nhân dân.
Thứ tư, do đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người nên tranh chấp đất
đai tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực về chính trị, kinh tế và xã hội. Vì vậy, việc hồ giải
tranh chấp đất đai khơng chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cịn
là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội và của mỗi người sử dụng đất.
Thứ năm, người tiến hành hịa giải phải khách quan, cơng minh, đảm bảo giải quyết
tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên đương sự trong việc
hoà giải tranh chấp đất đai. Các bên tự nguyện đưa ra các cơ sở, dẫn chứng thực tiễn để
chứng minh cho quyền và nghĩa vụ của mình, tự do thảo luận, đề xuất giải pháp, thỏa
thuận, và chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết của hòa giải viên.
Thứ sáu, thành viên tổ hồ giải nên giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh
chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; khơng xâm phạm lợi ích của
Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Mọi hoạt động hoà giải đều nhằm xây dựng niềm tin, tôn
trọng, hiểu biết lẫn nhau giúp cho các bên biết kiềm chế, nhường nhịn nhau nhằm đạt
được thỏa thuận, đi đến hịa giải thành cơng.
2.1.4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai
Mục đích của việc hịa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải

quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp
pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai
trò quản lý của nhà nước về đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai không những là một biện pháp rất linh hoạt mềm dẻo mà
còn hiệu quả, giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất để tháo gỡ ra
những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.
Hòa giải tranh chấp đất đai có một tầm rất quan trọng đặc biệt, nếu như hịa giải
thành cơng thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tạo được sự thống nhất giữa các
bên, và hạn chế được sự tốn kém phiền hà, cũng như giảm bớt được cơng việc với Tịa
án, duy trì được các mối quan hệ, đồn kết trong nội bộ, phù hợp với đạo lý của dân tộc
13


tương thân, tương ái. Hòa giải giúp cho các đương sự hiểu biết hơn và thông cảm cho
nhau, giảm bớt các mâu thuẫn, nhằm ngăn chặn tội phạm từ bất đồng tranh chấp đất đai
phát sinh.
Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như hòa giải tranh chấp khơng
thành thì cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình, giảm bớt
được những mâu thuẫn. Vì vậy, hịa giải tranh chấp đất đai cịn giữ được trật tự an ninh,
cơng bằng xã hội. Làm cho quan hệ xã hội không bằng mệnh lệnh mà được thuyết phục
và cảm thông. Mặt khác, hịa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong
nhân dân.
2.1.5. Lược sử hình thành quy định về hòa giải tranh chấp đất đai giai đoạn Luật
Đất đai năm 2003 đến nay
a. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003
Điều 135 Luật Đất đai 2003 quy định như sau: “Nhà nước khuyến khích các bên
tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua hồ giải ở cơ
sở; Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hồ giải được thì gửi đơn đến Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp”.
Theo đó, khi tranh chấp đất đai xảy ra nhà nước khuyến khích các bên tự hịa giải

hoặc hịa giải ở cơ sở. Trình tự, thủ tục hòa giải ở cơ sở được thực hiện theo quy định
trong pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 09/1988 ngày 25/12/1988 về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Kể từ ngày 01/01/2014 thì được thực hiện theo Luật Hịa
giải ở cơ sở năm 2013. Nếu các bên khơng hịa giải được thì phải gửi đơn đến Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để được hịa giải. Theo Luật Đất đai
năm 2003, việc hoà giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là
bắt buộc như là một bước đệm trước khi được Tịa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước
giải quyết theo thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, các bên đương sự nếu chưa hoà giải tại
Ủy ban nhân dân cấp xã, chưa thực hiện đúng các quy định tại Điều 135 Luật đất đai
2003 thì các cơ quan nhà nước sẽ không giải quyết. Họ phải được hồ giải cơng khai tại
trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, có biên bản hồ giải ghi nhận ý kiến của các bên trước khi
đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Qua các quy định trên cho thấy Luật Đất đai năm 2003 đã ghi nhận hòa giải tranh
chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã là là một hình thức hịa giải tranh chấp bắt buộc.
Các tranh chấp phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu khơng thành thì mới
được cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết tiếp theo. Bên cạnh đó, nhà nước vẫn
khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở dưới hình thức tự
nguyện.
b. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 đến nay
Luật Đất đai 2013 ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2014, đã
mở rộng hơn nữa quyền của công dân trong việc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, khi các bên sử dụng đất mâu
thuẫn, không thống nhất với nhau trong quá trình sử dụng đất.
14


Khoản 1 và khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định hòa giải tranh chấp
như sau:“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết
tranh chấp đất đai thơng qua hịa giải ở cơ sở; Tranh chấp đất đai mà các bên tranh
chấp khơng hịa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp

để hòa giải”.
Như vậy, về cơ bản Luật Đất đai 2013 vẫn giữ nguyên quy định về hòa giải tranh
chấp đất đai giống Luật Đất đai 2003. Bên cạnh đó để khắc phục những bất cập trong
cơng tác hịa giải trong những năm qua, Luật Đất đai 2013 và văn bản hướng dẫn thi hành
còn thay đổi, bổ sung một số quy định.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI ỦY
BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
2.2.1. Thành phần tham dự hòa giải tranh chấp đất đai
Điểm c khoản 1 Điều 88 nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai 2013 quy định: “Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp,
thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan”.
Theo quy định tại điều này thành phần tham dự cuộc họp hịa giải tranh chấp đất đai
gồm có:
- Thành viên của Hội đồng hòa giải.
- Các bên tranh chấp đất đai.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
a. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
Trên thực tế, Hội đồng hịa giải có vai trị quan trọng, là bên đứng ra tổ chức, chủ trì
cuộc họp hịa giải tranh chấp đất đai, đưa ra những ý kiến tư vấn cho các bên tranh chấp
để các bên xem xét đi đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trong quá trình hịa
giải Hội đồng hịa giải khơng có quyền đưa ra phán quyết. Hội đồng hòa giải tranh chấp
đất đai làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và hồn tồn
khơng có lợi ích liên quan đến tranh chấp.
Trước đây, tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2003 quy định: “Tranh chấp đất đai
mà các bên tranh chấp khơng hồ giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách
nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai”. Theo quy định taị khoản này chỉ
đề cập đến trách nhiệm hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức khác chứ

không quy định cụ thể về thành phần của Hội đồng hòa giải gồm những ai. Đồng thời, cả
trong nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 (Nghị định
181/2004/NĐ-CP) tại Điều 159 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai cũng khơng có
hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể tìm thấy ở một quy định khác về thành
phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 2 Điều 161 của nghị định
này về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không
15


có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau: “Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh
chấp đất đai của xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập
gồm có: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch
Hội đồng; Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn; Tổ trưởng tổ dân
phố đối với khu vực đô thị; trưởng thơn, ấp, bản, bn, phum, sóc đối với khu vực nông
thôn; Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp
xã, phường, thị trấn”.
Tuy khác nhau về tên gọi nhưng thực tế Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất
đai cũng chính là Hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai. Do đó, quy định tại khoản 2 điều
161 nghị định 181/2004/NĐ-CP về thành phần của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp
đất đai cũng chính là quy định về thành phần của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
Hiện nay, thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai được quy định riêng
thành một quy đinh cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 88 nghị định 43/2014/NĐ-CP:
“Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội
đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô
thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu
đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất
đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể,
có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh”.
Theo đó, về cơ bản thành phần hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai trong Luật Đất
đai hiện hành vẫn gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội
đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối
với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ
dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng
đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó,
trong quy định này Luật Đất đai năm 2013 có thêm vào trường hợp tùy từng trường hợp
cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy định bổ sung về sự có mặt của đại diện các tổ chức trên
trong một số trường hợp cụ thể được xem là một quy định tiến bộ của Luật Đất đai năm
2013 bởi vì trên thực tế rất nhiều vụ tranh chấp đất đai các bên tranh chấp là thành viên
của những tổ chức trên. Việc quy định sự có mặt của đại diện các tổ chức trên trong một
số trường hợp cụ thể có một ý nghĩa tích cực. Các thành viên của Hội nơng dân, Hội Phụ
nữ, Hội cựu chiến binh hay Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là những người
thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với nhau. Qua đó, họ có thể nắm bắt được tình hình vụ
tranh chấp, biết được những mâu thuẫn xung đột một cách nhanh chóng và chính xác.
Đồng thời họ cũng hiểu được các tâm tư nguyện vọng của các thành viên khác do đó khi
có tranh chấp đất đai xảy ra, họ có thể dễ dàng đưa ra những ý kiến phù hợp với tâm tư
16


nguyện vọng, phù hợp lợi ích của các bên tranh chấp để các bên có thể xem xét tiến đến
hịa giải được nhanh chóng thuận lợi. Bên cạnh đó, các tổ chức này so với các thành viên
của tổ chức mình là bên có uy tín và có được niềm tin của các bên tranh chấp nên dễ dàng
có tác động tích cực đến ý chí nhận thức của các bên để các bên có thể thống nhất thỏa
thuận đi đến hịa giải thành cơng.
b. Các bên tranh chấp đất đai và người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Bên cạnh hội đồng hịa giải tranh chấp đất đai, thì trong cuộc họp hịa giải cần phải
có sự tham gia của các bên tranh chấp và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Luật Đất

đai trước đây cũng như Luật Đất đai năm 2013 khơng có quy định giải thích về thuật ngữ
“các bên tranh chấp đất đai” hay thuật ngữ “người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong
tranh chấp đất đai”.
Theo Điều 68, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc/vụ
án dân sự như sau: “Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự
là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người
được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa
án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm
phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để u cầu Tịa
án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là
nguyên đơn; Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải
quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó
xâm phạm; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy
không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị
và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người yêu cầu giải
quyết việc dân sự là người u cầu Tịa án cơng nhận hoặc khơng cơng nhận một sự kiện
pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh
doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; u cầu
Tịa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy
không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự

đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền
17


lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà khơng có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tịa án phải đưa họ vào tham
gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự”.
Dựa trên tinh thần chung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì có thể hiểu các
thuật ngữ các bên tranh chấp đất đai và bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trong tranh
chấp đất đai như sau:
Các bên tranh chấp đất đai được hiểu là các bên có tranh chấp với nhau về quyền
và nghĩa vụ sử dụng đất. Một bên hoặc tất cả các bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi
ích hợp pháp của mình bị bên kia xâm phạm dẫn đến phát sinh những tranh chấp với
nhau. Các bên tranh chấp đất đai yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh
chấp đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các bên tranh chấp đất đai ở đây
được hiểu là hai hay nhiều bên.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bên khơng có tranh chấp nhưng trong q
trình giải quyết tranh chấp đất đai thì có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai thực chất là hòa giải những mâu thuẫn bất đồng của
các bên tranh chấp đất đai vì vậy sự có mặt của các bên tranh chấp là một điều kiện để
tiến hành hòa giải. Tại điểm c khoản 1 điều 88 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: “Khi
nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm thực hiện các cơng việc sau: Tổ chức cuộc họp hịa giải có sự tham gia của các
bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan. Việc hịa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt.
Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc
hịa giải không thành”.
Như vậy, theo quy định tai điểm c khoản 1 điều 88 nghị định 43/2014 NĐ-CP thì sự
tham gia của các bên tranh chấp là bắt buộc, Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai chỉ tiến

hành hòa giải khi có mặt các bên tranh chấp và đối với trường hợp các bên tranh chấp
vắng mặt đến lần thứ hai thì xem như hịa giải khơng thành. Quy định đối với trường hợp
các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì xem như hịa giải khơng thành là một quy
định mới của Luật Đất đai 2013, quy định này đã khắc phục được bất cập trong thời gian
qua:
Một là, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức cuộc họp hòa giải nhiều lần do các bên
tranh chấp vắng mặt, làm tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí mà đa số các trường
hợp đều khơng đạt được kết quả như ý.
Hai là, do trước đây khơng có quy định về số lần vắng mặt của các bên tranh chấp
là bao nhiêu thì sẽ xem như là hịa giải khơng thành nên ở mỗi địa phương lại áp dụng
không thống nhất.
Quy định tại điều này không đề cập đến sự có mặt của bên có quyền và nghĩa vụ
liên quan trong cuộc họp hòa giải tranh chấp đất đai là bắt buộc hay không. Đây là một
điểm hạn chế của quy định pháp luật bởi vì do khơng có quy định rõ ràng nên dẫn đến
việc các địa phương áp dụng không thống nhất quy định về sự có mặt của bên có quyền
18


×