Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần mía đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.19 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG LOAN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ
CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CƠNG TY TNHH
MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU

Kon Tum, tháng 05 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ
CÁC KHOẢN THANH TỐN TẠI CƠNG TY TNHH
MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: PHẠM THỊ MAI QUYÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐÀO THỊ PHƯƠNG LOAN


LỚP

: K10KT

MSSV

: 16152340301026

Kon Tum, tháng 05 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Kế toán vốn bằng tiền
và các khoản thanh tốn tại Cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu”, bên cạnh sự
nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được, tìm tịi học hỏi cũng như
thu thập thơng tin số liệu liên quan đến đề tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cơ, đồng nghiệp, bạn bè.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường cùng các thầy cô
tại Khoa Kinh Tế - Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tận tình truyền đạt cho
em những kiến thức sâu rộng để em có nền tảng nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Phạm Thị Mai Quyên – người hướng dẫn khoa học, đã
trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong quá trình thực hiện nghiên
cứu và hoàn thành đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban Lãnh Đạo, các phịng ban của cơng ty
TNHH MTV Mía đường Thành Thành Cơng Attapeu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
được làm việc, tìm hiểu thực tế cơng tác kế tốn trong suốt 3 tháng thực tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Anh Võ Đăng Hải - Kế toán trưởng, cùng tập
thể các Anh chị em đồng nghiệp tại Phòng Kế tốn đã nhiệt tình giúp đỡ, tận tình hướng
dẫn, giao công việc cho em thực hiện trong thời gian thực tập tại công ty; cung cấp những
thông tin số liệu thực tế để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập. Đồng thời qua quá trình

thực tập, các anh chị cũng truyền đạt những kinh nghiệm kĩ năng của mình trong cơng
việc, đó là những điều q báu để em có thể học hỏi vận dụng cho cơng việc tương lai
của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do khả năng và
kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên báo cáo khơng tránh khỏi những tồn tại, hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy em rất mong được nhận được sự góp ý chân thành của cô hướng dẫn
cũng như quý anh chị trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kon Tum, tháng 05 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Phương Loan


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA ....................................................v
DANH SÁCH BIỂU MẪU ...............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài .............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC
ATTAPEU ..........................................................................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU ......3
1.1.1. Giới thiệu chung về cơng ty ..................................................................................3
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển .........................................................................3

1.1.3. Giá trị doanh nghiệp ..............................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ..........................................................4
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ .......................................................7
1.3. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CƠNG TY ............................................11
1.3.1. Chế độ và các phương pháp kế tốn tại cơng ty ..................................................11
1.3.2. Phần mềm kế toán sử dụng ..................................................................................11
1.3.3. Tổ chức bộ máy kế tốn ......................................................................................12
1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY .......................................................14
1.4.1. Tình hình nguồn nhân lực....................................................................................14
1.4.2. Tình hình tài sản nguồn vốn ................................................................................16
1.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
THANH TỐN TẠI CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU...........19
2.1. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHẦN HÀNH KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TỐN TRONG CƠNG TY .....................19
2.1.1. Kế tốn vốn bằng tiền ..........................................................................................19
2.1.2. Kế toán các nghiệp vụ thanh toán........................................................................19
2.2. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN .................................................................................20
2.2.1. Quy định chung ...................................................................................................20
2.2.2. Kế toán tiền mặt...................................................................................................20
2.2.3. Kế toán tiền gửi Ngân hàng .................................................................................30
2.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN ............................................................36
2.3.1. Quy định chung ...................................................................................................36
2.3.2. Kế tốn cơng nợ phải thu khách hàng .................................................................37


2.3.3. Kế toán các khoản phải trả người bán .................................................................43
2.3.4. Kế toán tạm ứng ..................................................................................................53
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GĨP PHẦN HỒN THIỆN CƠNG
TÁC KẾ TỐN TẠI CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯƠNG TTC ATTAPEU ......61

3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN VỐN BẰNG TIỀN VÀ
CÁC KHOẢN THANH TOÁN ......................................................................................61
3.1.1. Đánh giá chung ....................................................................................................61
3.1.2. Những ưu điểm ....................................................................................................61
3.1.3. Những khía cạnh hạn chế ....................................................................................62
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI ĐƠN VỊ ..63
3.2.1. Giải pháp đầu tư vật chất trang bị cho phịng kế tốn .........................................63
3.2.2. Hồn thiện, thống nhất hệ thống phần mềm ........................................................63
KẾT LUẬN .......................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHIẾU CHẤM QUÁ TRÌNH THỰC TẬP NĂM 4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN


Tên viết tắt
BGĐ
CBCNV
CTCT
CTQ
CU-XNK
DN
ĐVPT KT
GĐĐH
HAGL
KSX
KTT
KTTT
KTV

NCC
PTKH
TCKT
TGNH
TNHH MTV
TQ
TSCĐ HH
TSDH
TSNH
TTCA
TTS
UNC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa
Ban Giám Đốc
Cán bộ công nhân viên
Chủ tịch công ty
Cấp thẩm quyền
Cung ứng – xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp
Đơn vị phụ trách kế tốn
Giám đốc điều hành
Hồng Anh Gia Lai
Khối sản xuất
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Kế toán viên
Nhà cung cấp
Phải thu khách hàng

Tài chính kế tốn
Tiền gửi ngân hàng
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Thủ quỹ
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Thành Thành Cơng Attapeu
Tổng tài sản
Uỷ nhiệm chi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý cơng ty....................................................................7
Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy ..................................12
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức phịng kế tốn tại TTCA .....................................................13
Sơ đồ 2.1. Quy trình quản lý chi tiền mặt ...................................................................22
Sơ đồ 2.2. Quy trình kế tốn thu tiền gửi ngân hàng ..................................................30
Sơ đồ 2.3. Quy trình kế toán chi tiền gửi ngân hàng ...................................................31
Sơ đồ 2.4. Quy trình quản lý cơng nợ phải thu tại TTCA ...........................................38
Sơ đồ 2.5. Quy trình quản lý cơng nợ phải trả tại TTCA ............................................44
Sơ đồ 2.6. Quy trình nhập liệu khoản PTNB ..............................................................46
Sơ đồ 2.7. Quy trình tạm ứng ......................................................................................55
Sơ đồ 2.8. Quy trình quyết tốn tạm ứng ....................................................................57
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực TTCA theo độ tuối............................................15


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH MINH HỌA
Bảng 1.1. Số lượng nhân sự tại TTCA tháng 2/2020 ..................................................14
Bảng 1.2. Kết cấu và biến động tài sản của TTCA năm 2018 – 2019 ........................16

Bảng 1.3. Kết cấu và biến động nguồn vốn của TTCA năm 2018 – 2019 .................17
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2018 – 2019....................17
Bảng 1.5. Doanh thu theo sản phẩm của công ty giai đoạn 2018 – 2019 ...................18
Hình 1.1. Cơ cấu nơng trường của cơng ty TNHH MTV Mía đường TTCA ...............6
Hình 2.1. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 1 trên phần mềm .........................................25
Hình 2.2. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 2 trên phần mềm .........................................26
Hình 2.3. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 3 trên phần mềm .........................................26
Hình 2.4. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 4 trên phần mềm .........................................27
Hình 2.5. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 5 trên phần mềm .........................................27
Hình 2.6. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 6 trên phần mềm .........................................28
Hình 2.7. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 7 trên phần mềm .........................................29
Hình 2.8. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 8 trên phần mềm .........................................29
Hình 2.9. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 9 vào phần mềm .........................................33
Hình 2.10. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 10 trên phần mềm .....................................34
Hình 2.11. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 11 trên phần mềm .....................................35
Hình 2.12. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 12 trên phần mềm .....................................36
Hình 2.13. Phiếu kế tốn tổng hợp số TH107/03 trên Southsoft ................................ 40
Hình 2.14. Phiếu kế tốn tổng hợp PBH001/01 trên Southsoft ..................................41
Hình 2.15. Minh họa nghiệp vụ 16 trên phần mềm ....................................................41
Hình 2.16. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 17 trên phần mềm .....................................42
Hình 2.17. Giao diện hạch toán Southsoft đối với TK 33111(2) và TK 33121(2) .....46
Hình 2.18. Giao diện hạch tốn Southsoft đối với khoản phải trả người bán .............47
Hình 2.19. Phiếu nhập kho số 005/01KXD trên Southsoft .........................................49
Hình 2.20. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 19 trên phần mềm .....................................49
Hình 2.21. Phiếu kế tốn TT011/12NT19 ...................................................................50
Hình 2.22. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 21 trên phần mềm .....................................50
Hình 2.23. Phiếu kế tốn KTNT052/02 ......................................................................51
Hình 2.24. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 23 trên phần mềm .....................................51
Hình 2.25. Phiếu kế tốn tổng hợp TH195/02 ............................................................52
Hình 2.26. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 25 trên phần mềm .....................................53

Hình 2.27. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 26 trên phần mềm .....................................59
Hình 2.28. Min họa nhập liệu nghiệp vụ 27/1 trên phần mềm....................................59
Hình 2.29. Minh họa nhập liệu nghiệp vụ 27/2 trên phần mềm..................................60


DANH SÁCH BIỂU MẪU
Biểu mẫu 2.1. Phiếu giao dịch bán tiền USD tại BcelBank ........................................33
Biểu mẫu 2.2. Giấy báo số BC009/02 của ngân hàng BIDV VN ...............................34
Biểu mẫu 2.3. Giấy báo Nợ BN109/01 .......................................................................35
Biểu mẫu 2.4. Giấy báo Có số BC007/03 ...................................................................42


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế là một hoạt động chủ yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Chính sách mở cửa đã tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Cơ chế thị
trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động. Bên cạnh thu hút đầu tư nước ngoài thì
hoạt động đầu tư tại các quốc gia bạn cũng tạo ra một nguồn thu lớn cho DN trong nước.
Điển hình phải kể đến Cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu.
Để doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có thể cạnh tranh được và đứng vững trên
thị trường, một biện pháp vô cùng cần thiết là các doanh nghiệp phải quản lý và thực hiện
tốt vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh tốn của mình nhằm đảm bảo tốt các mối quan
hệ tác động qua lại giao dịch giữa các thành phần kinh tế, nó sẽ kích thích nền kinh tế
phát triển nhanh hơn.
Mặt khác vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để đánh giá thực lực
của cơng ty trong q trình sản xuất và kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng thanh
tốn của doanh nghiệp từ đó nhằm tạo niềm tin cho các đối tác có quan hệ trực tiếp hay
gián tiếp đối với doanh nghiệp, ngồi ra nó cịn thể hiện vịng lưu chuyển tiền tệ của
doanh nghiệp có nhanh chóng hiệu quả hay khơng, để từ đó có thể đánh giá kết quả hoạt
dộng của DN.

Nhận thức được vai trị của cơng tác kế tốn vốn bằng tiền và các khoản thanh
toán, em quyết định chọn đề tài: “Kế tốn vốn bằng tiền và các khoản thanh tốn tại
Cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu”
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng cơng tác kế tốn vốn bằng tiền
và các nghiệp vụ thanh tốn của cơng ty, từ đó đưa ra một số kiến nghị hồn thiện cơng
tác kế tốn vốn bằng tiền và các khoản thanh toán.
b. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu cơng tác tổ chức kế tốn thực tế tại đơn vị: chính sách, phương pháp kế
toán áp dụng, tổ chức bộ máy kế toán, phần mềm kế tốn,…
- Đánh giá thực trạng cơng tác hạch toán về kế toán vốn bằng tiền và các khoản
thanh tốn tại cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu. Nắm được các quy trình
thu/chi, quy trình nhập liệu lên phần mềm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
kế toán vồn bằng tiền và các khoản thanh toán.
- Đưa ra một số ý kiến nhận xét đánh giá, đề xuất một số biện pháp nhằm hồn thiện
cơng tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh tốn tại cơng ty TNHH
MTV Mía đường TTC Attapeu hoàn thiện và hiệu quả hơn .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
1


Đối tượng nghiên cứu chính là cơng tác hạch tốn kế toán vốn bằng tiền và các
khoản thanh toán tại cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu, Lào. Trong đó các
khoản thanh tốn chỉ giới hạn tìm hiểu về phải thu khách hàng, phải trả người bán và tạm
ứng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Phịng Kế tốn – Tài chính của

Cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu. Địa chỉ : Bản Na Sược, huyện Phu Vông,
tỉnh Attape, CHDCND Lào.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 03/02/2020 đến ngày 26/04/2020. Số liệu thực tế trên
báo cáo tài chính lấy từ năm 2019, Số liệu sổ sách kế toán là tháng 04/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ sách báo, tạp chí, Internet,
các báo cáo tổng hợp được thu thập tại phịng tài chính – kế tốn của cơng ty. Qua đó sưu
tầm, tìm kiếm các thơng tin, tài liệu liên quan đến cơng tác kế tốn nói chung và kế tốn
vốn bằng tiền và các khoản thanh tốn nói riêng, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá
thực trạng và rút ra các kết luận.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thu thập từ các nguồn tài liệu sau: Thu
thập thông tin từ phỏng vấn,theo dõi ghi chép số liệu, phản ánh các thơng tin từ bộ phận
phịng kế tốn của cơng ty. Đối tượng được phỏng vấn là kế toán trưởng và các kế tốn
viên liên quan tại cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu. Sau khi thu thập được
những thơng tin, dữ liệu cần thiết, tiến hành ghi chép lại thông tin và tiến hành xử lý các
dữ liệu.
b. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để so sánh dữ liệu giữa các năm
với nhau nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu, thấy rõ thực trạng, những thành công và
hạn chế trong hoạt động môi giới của công ty.
- Phương pháp phân tích: Với các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tiến hành
đi sâu vào phân tích các dữ liệu này để làm nổi bật ý nghĩa của các con số, đưa ra những
nhận xét chính xác hơn về tình hình hoạt động của cơng ty dựa trên việc so sánh các dữ
liệu. Từ đó thấy rõ được thực trạng các vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Trong bài này, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đi kèm,
Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái qt về Cơng ty TNHH MTV Mía đườngTTC Attapeu
Chương 2: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh tốn tại Cơng

ty TNHH MTV Mía đườngTTC Attapeu
Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác hạch tốn kế tốn
vốn bằng tiền và các khoản thanh tốn tại Cơng ty TNHH MTV Mía đườngTTC Attapeu.

2


CHƯƠNG 1
KHÁI QT VỀ CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu là đơn vị chuyên sản xuất Mía
đường trực thuộc Tập đồn TTC được tổ chức sản xuất tại tỉnh Attapeu (Nam Lào). Là
thành viên của công ty đầu ngành với nhiều ưu thế về công nghệ, năng lực sản xuất và
nguồn nhân lực chất lượng. Công ty ngày càng khẳng định vị thế của mình trong thị phần
Ngành đường Việt Nam và khu vực Đơng Dương.
Thơng tin chi tiết:
- Cơng ty cũ: CƠNG TY TNHH MÍA ĐƯỜNG HỒNG ANH ATTAPEU
- Tên cơng ty mới: CƠNG TY TNHH MTV MÍA ĐƯỜNG TTC ATTAPEU
- Tên tiếng Anh: TTC ATTAPEU SUGAR CANE SOLE CO.LTD
- Tên viết tắt: TTC ATTAPEU (TTCA)
- Địa chỉ: Bản Na Sược, Huyện Phouvong, Tỉnh Attapeu, Lào
- Điện thoại: 020 91 381 111
- Ngày thành lập: 01/11/2011
- Vốn điều lệ: 280,000,000,000 kip (Theo GPKD) tương đương 815 tỷ VNĐ.
- Tỷ lệ sở hữu của Tập đồn TTC: 100%
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển

Thương vụ M&A


Theo GĐKKD số 3979/PĐK do Cục Thương mại thuộc Bộ Công thương của Lào
cấp ngày 01/11/2011. Tháng 2/2013 - HAGL đầu tư và vận hành nhà máy mang tên
Hoang Anh Attapeu sugar cane Company Limited.
Theo nghị quyết về việc đầu tư chiến lược vào Cơng ty TNHH Mía đường Hoàng
Anh Gia Lai (HAGL Sugar) hồi tháng 5/2017, Hội đồng quản trị của Đường Biên Hịa
(BHS) và Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTC Tây Ninh – SBT) thống nhất
chi ra 1.330,1 tỷ đồng để mua lại 815 tỷ vốn góp – tức 100% vốn điều lệ của HAGL
Sugar. Trong đó mua lại 99,99% vốn góp hiện do HAGL Agrico (HNG) sở hữu với giá
1.330 tỷ đồng và mua lại 0,013% vốn góp từ một cổ đơng thiểu số với giá 110 triệu đồng.
Cơng ty mía đường sau khi đổi chủ có tên gọi Cơng ty TNHH Mía đường TTC Attapeu,
3


trụ sở chính tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Cơng ty TNHH MTV Mía đường TTC Attapeu là Cơng ty thành viên thuộc tập
đồn Thành Thành Cơng (TTC Group). Sau khi tiếp nhận dự án nơng trường mía tại
Attapeu bằng thương vụ M&A từ tháng 9/2016, Công ty TNHH MTV Mía đường TTC
Attapeu đã tập trung đầu tư và mở rộng diện tích vùng nguyên liệu tại Lào. Với mục tiêu
ngày càng gia tăng giá trị cho đối tác, khách hàng và người tiêu dùng, TTC Attapeu đã
chú trọng đầu tư trồng mía hữu cơ và sản xuất đường Organic, mở rộng thị phần quốc tế.
Đây được xem là bước chiến lược của TTC Sugar nói chung và TTC Attapeu nói riêng để
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Công ty đang từng bước chinh phục những nấc thang thành công, tạo ra các sản
phẩm mới vượt trội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng, khẳng định vị thế
trên thị trường Thế giới.
1.1.3. Giá trị doanh nghiệp
Tầm nhìn: Trở thành khu phức hợp mía đường và các sản phẩm sau đường hàng
đầu Đơng Dương.
Sứ mệnh:
- Tối ưu hóa công nghệ để sản xuất các loại đường tinh luyện tinh khiết nhất, các

sản phẩm sau đường như điện thương phẩm, mật rỉ và phân vi sinh, đặc biệt là sản phẩm
đường Organic.
- Đáp ứng nhu cầu thị trường đường nội địa và xuất khẩu sang thị trường tiêu chuẩn
tại nước ngồi.
- Đầu tư kết hợp với nơng dân địa phương trong việc phát triển kỹ thuật nông
nghiệp, cơ giới hóa nhằm mở rộng vùng nguyên liệu, tăng năng suất mía và thu nhập cho
người dân.
Giá trị cốt lõi: Ngành nông nghiệp TTC là tiên phong của nền nông nghiệp Việt
Nam hiện đại, hài hịa quyền lợi của nơng dân, nhà máy, khách hàng và địa phương. TTC
khẳng định giá trị của mình như sau:
- Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là mối quan tâm hàng đầu, chất lượng là trên
hết.
- Nhân viên là tài sản
- Nông dân là bạn đồng hành
- Đề cao trách nhiệm xã hội, môi trường và cộng đồng.
1.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của cơng ty
a. Tình hình sản phẩm sản xuất, kinh doanh:
Đường vàng thiên nhiên, đường Organic, mật rỉ:
TTCA chuyên trồng mía nguyên liệu và sản xuất đường (Organic, đường vàng thiên
nhiên, mật rỉ ...) với vùng nguyên liệu rộng lớn, nhà máy sản xuất hiện đại. Sản lượng
đường sản xuất 30.000 tấn/năm,trong đó sản lượng đường Organic là 13.000 tấn, dự kiến
qua vụ 20-21 công ty sẽ cho sản xuất 100% đường Organic.
Sản phẩm đường Organic của công ty đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
4


Nguồn gốc: Giống mía khơng biến đổi gene
Canh tác: Khơng phân bón vơ cơ, khơng thuốc BCTV
Sản xuất: khơng chất tẩy, tn thủ ISO 9001:2008, FSSC, Halal,..
Đóng gói: Bao bì tiêu chuẩn, thân thiện môi trường

Tự hào là đơn vị chủ lực trong sản xuất đường Organic cùng với việc đạt được
nhiều giấy chứng nhận Quốc tế về chất lượng sản phẩm: Giấy chứng nhận Organic, FSSC
2000, Halal, Kosher, ISO. TTCA đã được các nhà nhập khẩu đường Organic châu Âu lựa
chọn thể hiện bằng việc ký kết hợp tác chiến lược với Công ty ED&F Man Sugar (Anh),
xuất khẩu đường Organic sang thị trường Châu Âu trong 05 năm tới với sản lượng xuất
khẩu 10.000 tấn. Theo đó, đầu năm 2019, những chuyến đường Organic đầu tiên đã được
xuất khẩu thành công sang các nước Ý và Bỉ.
Rỉ mật: là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, là sản phẩm cuối cùng của quá
trình sản xuất đường mà từ đó đường khơng cịn có thể kết tinh một cách kinh tế nữa bởi
các công nghệ thông thường. Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucroza
với một ít glucoza và fructoza.
Sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất. Hay nói cách khác là:
cứ khoảng 100 tấn mía cây ép ra thì sẽ cho ra 3-4 tấn mật rỉ.
Điện thương phẩm:
Là một sản phẩm có ý nghĩa lớn đối với cơng ty và xã hội. Được sản xuất bởi Trung
tâm nhiệt điện TTCA với nhiên liệu là bã mía dư sau quá trình sản xuất mía đường - đây
là nguồn năng lượng tái tạo từ nhiên liệu sinh khối, sản xuất nguồn năng lượng xanh và
giúp bảo vệ môi trường.
Sản lượng điện thương phẩm 50,000 MWH/năm.
Nguồn điện được sản xuất ra một phần cung cấp cho nhà máy sản xuất và các hoạt
động của cơng ty, phần cịn lại được hịa vào lưới điện quốc gia Lào cung cấp điện cho
người dân trong mùa khơ nắng, giúp giảm thiểu tình trạng thiếu điện cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
Phân vi sinh:
Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phế phẩm sản xuất đường (tro lò, bã
bùn luyện, bã bùn thô) ứng dụng công nghệ vi sinh để chuyển hóa các thành phần hữu cơ
có trong bùn mía thành mùn do vi sinh vật trong chế phẩm Trichoderma thực hiện , sản
phẩm được bổ sung vi lượng (Bo, Mg, Zn...) nhằm tăng chất lượng phục vụ cây trồng.
Sản lượng phân vi sinh đạt 30.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cây mía và
hơn thế nữa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi sinh.

Định hướng nước tinh khiết Miaqua:
Nước uống Miaqua là sản phẩm được sản xuất đặc biệt, được chiết xuất trong quá
trình ngưng tụ và chưng cất đường mía giữ được trọn vẹn hương mía dịu ngọt. Sản phẩm
nước tinh khiết từ cây mía Miaqua đã có tại cơng ty đường Biên Hịa tại Tây Ninh. TTC
Attapeu sẽ sản xuất sản phẩm này trong thời gian sắp tới.

5


b. Đặc điểm vùng nguyên liệu
Tổng diện tích vùng nguyên liệu của Cơng ty là 7500 ha. Trong đó diện tích trồng
mía là 6.237 ha, diện tích đê điều, tiêu thoát là 1.263 ha được tổ chức quản lý bởi 16 nông
trường, tập trung ở 3 khu vực chủ yếu:
- Huyện Phuvong: 2.251 ha
- Huyện Samakhixay: 3.443 ha
- Huyện Sayxetha: 1.806 ha
Sayxatha 2

Samakhixay

Sayxatha 1

Phuvong

Hình 1.1. Cơ cấu nơng trường của cơng ty TNHH MTV Mía đường TTCA
Diện tích trên được Chính phủ Lào cho phép th trong vịng 50 năm (bắt đầu từ
ngày 6/10/2011 đến ngày 6/10/2061). Tiền thuê là 88,294 USD/năm. Tốc độ tăng giá là
7% sau 5 năm. Diện tích phân bố ở các huyện như hiện tại khá thuận lợi cho Cơng ty do
bán kính bình qn từ nhà máy đến các vùng nguyên liệu khoảng 20-25 km nên sẽ tiết
kiệm được chi phí vận chuyển.

c. Hoạt động sản xuất
Nhà máy được xây dựng vào năm 2012 và đưa vào hoạt động từ vụ 2012/2013. Đến
nay đã hoạt động được 08 vụ.
Diện tích khn viên: trên diện tích đất 51 ha thuộc huyện Phouvong, tỉnh Attapeu.
Cơng suất thiết kế: hiện này nhà máy đường đang hoạt động với công suất 7,000
TMN và Trung tâm nhiệt điện 30MW. Dự kiến sẽ tiếp tục nâng công suất nhà máy đường
lên 10,000 TMN, quy hoạch nhà máy sản xuất ethanol công suất 12,000 tấn/năm, nhà
máy sản xuất phân vi sinh công suất 50,000 tấn/năm nhằm phát huy hiệu quả sự gia tăng
vùng nguyên liệu, đa dạng hóa các sản phẩm có giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị mía
6


đường.
Sức chứa kho đường thành phẩm: Tổng diện tích xây dựng của 2 kho thành phẩm là
12,240 m2, sức chứa tối đa đạt 20,000 tấn.
Công nghệ sản xuất: Nhà máy sản xuất theo cơng nghệ Sulfit hố (1 lần và cả 2 lần
nếu cần thiết), lắng nổi cho cả syrup lẫn lắng nổi nước dịch lọc bùn chân không. Chất
lượng sản phẩm từ vụ 15-16 khá tốt (màu theo nhà máy đo < 80 Icumsa).
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ
CHỦ SỞ HỮU
KIỂM SỐT VIÊN
CHỦ TỊCH CƠNG TY
Bộ phận
Kiểm tốn nội bộ

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

KHỐI
NƠNG NGHIỆP


Phịng Cơ giới
nơng nghiệp

KHỐI SẢN XUẤT

Vùng Phouvong

Vùng Samakhixay 1
Phịng Kỹ thuật
nơng nghiệp

Phịng Kỹ thuật
sản xuất
Phân xưởng
Đường

Phòng QHSE

Phòng
Kho vận

Vùng Samakhixay 2
Phòng Phát triển
vùng nguyên liệu

Vùng Xaysetha 1

Vùng Xaysetha 2


Phịng Tài chính –
Kế tốn

Phịng Hành chính
quản trị

Phân xưởng
Bảo trì
Trung tâm
nhiệt điện

Phịng Nhân sự

Phịng Cung ứng- Xuất
nhập khẩu

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu bộ máy quản lý cơng ty
(Nguồn: Phịng Hành chính – Quản trị)
Chức năng nhiệm vụ từng phịng ban
Chủ sở hữu: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty, hoạt động theo
quy định pháp luật hiện hành.
Chủ tịch Công ty: là cơ quan quản lý Công ty, nhân danh Chủ sở hữu để quyết
định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Chủ sở hữu theo ủy quyền trách nhiệm và quyền
7


hạn từ Chủ sở hữu cho Chủ tịch Công ty; tuân thủ quy định háp luật hiện hành; Điều lệ.
Kiểm soát viên: tuân thủ quy định pháp luật hiện hành; Điều lệ; quy định chức
năng nhiệmvụ của Kiểm soát viên.
Bộ phận Kiểm toán nội bộ:

- Kiểm toán nội bộ tại Đơn vị;
- Tham mưu cho CTCT hoàn thiện Hệ thống kiểm sốt nội bộ, quản trị rủi ro Cơng ty;
- Tham mưu cho CTCT đánh giá năng lực và tính độc lập của đơn vị Kiểm toán độc lập;
- Tham mưu các vấn đề khác theo yêu cầu của CTCT.
Giám đốc điều hành: GĐĐH là người điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty
do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm. GĐĐH có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành mọi mặt tổ chức và hoạt động của
Công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh tài chính của Cơng ty;
- Là người phát ngôn duy nhất của Công ty về các hoạt động kinh doanh, chính
sách, chiến lược phát triển của Công ty sau khi đã được Chủ tịch phê duyệt;
- Xây dựng định hướng hoạt động và hoạch định chiến lược phát triển chung của
Công ty;
- Hoạch định chiến lược nhân sự, chỉ đạo công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự và tổ
chức, bố trí nhân sự quản lý cấp cao.
- Thực hiện các công việc khác theo phân công, phân nhiệm, ủy quyền cụ thể của
cấp thẩm quyền, theo các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan.
Khối Nông nghiệp: Là trung tâm quản lý, tổ chức phục vụ cho q trình sản xuất
của cơng ty. Bao gồm các bộ phận: phịng kỹ thuật nơng nghiệp, phịng cơ giới nơng
nghiệp, Phịng phát triển nguồn nhiên liệu.
Phịng cơ giới nơng nghiệp:
- Quản lý máy móc, thiết bị cơ giới nơng nghiệp khơng thuộc danh mục máy móc,
thiết bị cơ giới nông nghiệp được giao cho Vùng.
- Quản lý đội tài xế cơ giới nông nghiệp (không bao gồm tài xế cơ giới nông thuộc
trách nhiệm quản lý của Vùng).
- Tổ chức bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ giới nông nghiệp; xe cơ giới.
- Thực hiện gia công, chế tạo thiết bị cơ giới nông nghiệp
Phịng kĩ thuật nơng nghiệp:
- Triển khai kỹ thuật canh tác: Hướng dẫn canh tác theo các tài liệu kỹ thuật canh
tác hiện hành (tưới, tiêu, canh tác, cơ giới, phịng trừ sâu bệnh,...); Kiểm sốt chất lượng

mía giống cung cấp cho khách hàng; Kiểm soát sâu bệnh.
- Xây dựng và giám sát thực hiện dự án nông nghiệp: Khảo sát diện tích, vùng
nguyên liệu tiềm năng để lập dự án/ phương án; Lập phương án, dự án, kế hoạch, chính
sách triển khai; Đề xuất quy trình kỹ thuật canh tác, định mức cho dự án/ phương án;
Giám sát thực hiện phương án, dự án.

8


- Quản lý kỹ thuật nông nghiệp: Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi, giám sát: quy trình
kỹ thuật canh tác, hướng dẫn canh tác, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức nguyên vật
liệu, công lao động, cơ giới, … sản xuất mía; Chủ trì nghiên cứu các sáng kiến khoa học
kỹ thuật, quy trình canh tác, cơ giới hóa, các phương pháp thâm canh tăng vụ, rải vụ, hệ
thống tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh phù hợp với đặc điểm vùng đất trồng mía (đất đai, khí
hậu, ...), phương án cơ giới hóa thu hoạch để nâng cao năng xuất, chất lượng mía và hiệu
quả sản xuất.
Phịng Phát triển vùng nguyên liệu:
- Tổ chức đầu tư vốn cho khách hàng.
- Tổ chức thu mua, thu hoạch và vận chuyển mía nguyên liệu.
- Tổ chức thu hồi nợ đầu tư nguyên liệu.
- Thực hiện công tác khuyến nông cho hoạt động đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu.
- Tìm kiếm nguồn đất để thuê hoặc đầu tư dự án phát triển vùng nguyên liệu
Khối Sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất, cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Phòng kĩ thuật sản xuất:
- Quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
- Điều phối kế hoạch sản xuất; giám sát tiến độ và chi phí sản xuất.
- Quản lý kế hoạch sửa chữa thiết bị, bảo trì, đầu tư mới và cải tiến máy móc – thiết bị.
Phân xưởng đường:
- Tổ chức sản xuất đường và các sản phẩm phụ.

- Vận hành hệ thống xử lý nước thải và công tác quản lý các nguồn phát thải
Trung tâm nhiệt điện:
- Tổ chức sản xuất điện, hơi và khí nén.
- Vận hành trạm điện và quản lý, vận hành hệ thống điện của toàn Cơng ty
Phân xưởng bảo trì:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện cơng tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa
thiết bị Nhà máy.
- Thực hiện công tác gia cơng, nâng cấp, cải tạo, chế tạo các máy móc thiết bị phục
vụ sản xuất.
Phòng QHSE:
- Quản lý chất lượng: Quản lý hệ thống tích hợp; Giám sát chất lượng sản phẩm –
vệ sinh an toàn thực phẩm; Triển khai áp dụng các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng;
Quản lý công tác kiểm nghiệm; Quản lý và vận hành bàn cân hàng hóa ra vào tại Cơng ty.
- Quản lý môi trường: Xây dựng kế hoạch đánh giá, giám sát công tác quản lý môi trường.
- Triển khai và tổ chức giám sát về các chỉ tiêu chất lượng mơi trường (mơi trường
khơng khí, mơi trường nước, mơi trường đất, …) theo quy định của pháp luật.
- Quản lý an toàn – sức khỏe nghề nghiệp: Quản lý an tồn – sức khỏe nghề nghiệp;
Quản lý cơng tác an tồn và vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ.
Phòng kho vận:
9


- Quản lý xuất nhập và bảo quản hàng hóa trong kho.
- Quản lý kho bãi, bồn chứa.
- Quản lý đội xe vận chuyển.
- Tổ chức, điều phối vận chuyển đường thành phẩm và các sản phẩm khác.
Phịng tài chính - kế tốn:
- Quản lý tài chính: Xây dựng và thực hiện phương án huy động vốn khả thi với chi
phí vốn phù hợp theo từng thời kỳ; Cân đối và điều tiết nguồn vốn giữa các Đơn vị của
Công ty và các Doanh nghiệp mà Cơng ty có vốn góp để đạt hiệu quả sử dụng vốn tối ưu;

Kiểm tra, đánh giá và lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính theo định kỳ
tháng, quý, năm, tình hình sử sụng vốn - tài sản của Cơng ty theo quy định của pháp luật
và Công ty.
- Quản lý những cơng việc thuộc nghiệp vụ kế tốn theo đúng quy định pháp luật.
- Tham mưu về công tác kế tốn quản trị của Cơng ty.
- Quản lý ngân quỹ, chứng từ có giá.
Phịng hành chính quản trị:
- Quản lý văn thư.
- Công tác lễ tân.
- Quản lý tài sản: tài sản thuộc nhóm Văn phịng, tịa nhà văn phòng, tòa nhà tập thể
CBNV, bất động sản.
- Quản lý chi phí hành chính.
- Cơng tác hành chính phục vụ.
- Quản lý y tế.
- Công tác dịch thuật.
- Quản lý Kho xăng dầu Cơng ty
Phịng nhân sự:
- Hoạch định nguồn nhân lực.
- Tuyển dụng lao động.
- Quản lý lao động.
- Quan hệ lao động.
- Đánh giá thành tích.
- Xây dựng và phát triển hệ thống các chương trình đào tạo nhằm phát triển kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý cho CBNV Công ty trong từng thời kỳ.
- Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực, các chương trình đánh giá và
nhận diện tài năng, các cơ chế kiểm sốt lộ trình phát triển nghề nghiệp phù hợp với mục
tiêu phát triển/ chiến lược nhân sự của Cơng ty.
Phịng cung ứng xuất - nhập khẩu:
- Quản lý hoạt động mua sắm của Công ty.
- Tổ chức quản lý, đánh giá Nhà cung cấp.


10


- Đầu mối thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, máy móc, thiết bị
phù tùng, vật tư, nguyên vật liệu và sản phẩm của Công ty đến khách hàng/ nhà cung cấp
quốc tế.
- Lập chứng từ cho các hợp đồng xuất nhập khẩu đường và các mặt hàng hóa do
Cơng ty sản xuất hoặc phục vụ nhu cầu hoạt động của Cơng ty.
1.3. TỔ CHỨC CƠNG TÁC KẾ TỐN TẠI CƠNG TY
1.3.1. Chế độ và các phương pháp kế tốn tại cơng ty
Chế độ kế tốn áp dụng: Cơng ty áp dụng chế độ kế tốn ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
Niên độ kế tốn: Cơng ty áp dụng từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế tốn: đồng LAK (kíp Lào).
Ngun tắc và phương pháp chuyển đổi sang đồng Việt Nam và các đồng tiền
khác: theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phuơng pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất
trước (FIFO), nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế theo quý.
1.3.2. Phần mềm kế toán sử dụng
Sau khi tiếp nhận công ty từ HAGL Group, cuối năm 2016 TTC cho tồn bộ cơng
ty chạy thử và sử dụng phần mềm kế toán Southsoft. Bước đầu thì phần mềm này giúp
ích rất nhiều cho cơng ty trong cơng tác kế tốn cũng như điều hành cơng ty. Tuy nhiên
đâu đó cũng cịn nhiều bất cập đặc biệt là thời đại cơng nghệ mới.
Hiện nay, điện tốn đám mây đã hiện hữu khắp nơi, từ những giải pháp lớn nhắm
vào DN cho đến những ứng dụng, tiện ích dành cho người dùng cá nhân. Nói một cách dễ
hiểu, người dùng đang dần chuyển các ứng dụng, dữ liệu của mình lên mạng internet.
Microsoft Dynamics AX là giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

cho người dùng biết trước và nắm bắt thay đổi để đẩy mạnh việc kinh doanh. Thấy được
tiền năng cũng như hiệu quả khi sử dụng phần mềm này, vào đầu năm 2018 Giám đốc
Công ty đã quyết định mua và áp dụng phần mềm này trên tồn bộ cơng ty. Cho tới thời
điểm hiện tại, Microsoft Dynamic AX vẫn được sử dụng song song với Southsoft như
một công cụ đắc lực cho sự phát triển của cơng ty.
Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy tại cơng ty như sau:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán được làm căn cứ ghi sổ, xác
định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để hạch toán vào phần mềm Southsoft theo các
bảng, biểu được thiết kế sẵn. Sau đó, KTV tiến hành nhập liệu hạch toán đã phát sinh và
phần mềm Microsoft Dynamics AX để tiến hành xuất chứng từ cần thiết.
(2) Theo quy trình của phần mềm kế tốn, các thơng tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái, Nhật ký chung) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
(3) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp
11


với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và ln đảm bảo chính xác, trung thực theo
thơng tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế tốn có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
(4) Cuối kì kế tốn thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định, sổ
kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

Chứng từ kế toán

Microsoft
Dynamics AX

Southsoft


Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.2. Trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức kế tốn máy
1.3.3. Tổ chức bộ máy kế tốn
Bộ máy kế tốn của Cơng ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng.
Nhân viên kế toán được điều hành và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Tất
cả các nhân viên kế tốn của cơng ty đều được đào tạo chính quy chun ngành kế tốn,
đại đa số đều có thời gian làm kế tốn tương đối lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong
cơng tác hạch tốn kế tốn.
Chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên
Kế toán trưởng – Trưởng phịng kế tốn: Là người tổ chức chỉ đạo tồn diện cơng
tác kế tốn và tồn bộ các mặt cơng tác của phịng. Trực tiếp hướng dẫn chun mơn và
kiểm tra, ký duyêt toàn bộ các nghiệp vụ trong phịng kế tốn. Ngồi ra, KTT cũng là
người giúp giám đốc về mặt tài chính, có quyền dự tất cả các cuộc họp của Công ty, bàn
và quyết định các vấn đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở rộng
kinh doanh, các hoạt động tài chính nâng cao đời sống vật chất CBCNV,...
Kế tốn tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp kế tốn trưởng trong cơng tác kế tốn, tập hợp
các số liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế tốn có liên quan, chịu trách
12


nhiệm báo cáo quyết tốn tài chính, quyết tốn thuế, lưu trữ, bảo quản chứng từ; Kiểm tra
định khoản các nghiệp vụ kế tốn phát sinh và tính chính xác giữa số liệu kế toán chi tiết
và tổng hợp. Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào
hồ sơ nghiệp vụ.
KẾ TỐN TRƯỞNG


KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN
THU- CHI
(KT QUỸ)

KẾ TOÁN
THANH
TOÁN

KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
TSCĐ

KẾ TỐN
QUẢN TRỊ

KẾ TỐN
NƠNG
TRƯỜNG

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức phịng kế tốn tại TTCA
Kế tốn thu chi (đóng vai trị của thủ quỹ kiêm các vấn đề liên quan đến giao
dịch TGNH):
- Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo chứng từ thu, chi do phòng phát hành theo quy định.
- Quản lý tiền mặt tại quỹ, đảm bảo an toàn quỹ.
- Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ.
- Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận.
- Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu.
- Chấp hành lệnh điều động, chỉ đạo của Kế toán trưởng(trong quyền hạn quy định).

Kế tốn quản trị: Cung cấp thơng tin cho nhà quản lý (BGĐ, KTT) để lập kế hoạch
và ra các quyết định phù hợp, lập dự toán chung và dự toán chi tiết cho từng thời kì sản
xuất; tính giá thành đường theo từng cơng đoạn, tính giá thành các sản phẩm (đường,
điện, hom, phân vi sinh); cuối kì xác định doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh.
Kế toán thanh tốn và cơng nợ:
- Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh tốn với các tổ chức, cá nhân, nhà cung cấp.
Theo dõi bằng giá trị số dư và các biến động trong kỳ của tài khoản tiền, đồng thời theo
dõi các khoản tạm ứng của CBCNV.
- Lập chứng từ thanh tốn trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc
và các chứng từ khác theo quy định (bao gồm các loại thanh toán – tiền mặt, khơng dùng
tiền mặt và tín dụng).
- Nhập liệu vào hệ thống, xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh, biến
động, hữu hiệu của vốn bằng tiền trong phạm vi được giao theo chế độ báo cáo hiện hành
hoặc theo yêu cầu của Giám đốc.
- Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng theo từng đối tượng.
13


- Theo dõi tình hình phát sinh cơng nợ trong phạm vi quản lý quy định, chi tiết theo
từng đối tượng. Phát hiện những bất hợp lý, mất cân đối, các hiện tượng nợ đọng, khơng
có khả năng thu hồi báo cáo với Kế toán trưởng và Ban Giám đốc để có biện pháp xử lý.
- Lưu trữ, bảo quản tài kiệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
Kế tốn vật tư, TSCĐ:
- Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư. Mở sổ chi tiết, các bảng kê
định kỳ, lập bảng cân đối nhập, xuất, tồn kho vật tư. Thường xuyên đối chiếu với thủ kho
và tiến hành kiểm kê định kỳ để phát hiện sai sót.
- Kiểm tra tính hợp lý của giá cả hàng hóa, vật tư đề nghị mua, kiểm tra bộ chứng từ
mua hàng (Chứng từ kèm theo PNK) và xuất kho vật tư (Chứng từ kèm theo PXK), hạch
toán nhật ký mua hàng vào chương trình kế tốn, nhập liệu nhập vật tư và kiểm tra
- Hỗ trợ công tác kiểm kê vào cuối quý, năm. Lập báo cáo sau kiểm kê.

- Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ.
Kế tốn nơng trường:
- Theo dõi, kiểm tra tính hợp lý của các bảng kê thanh tốn tiền th ngồi, kiểm tra
bộ chứng từ, lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ liên quan đến nơng trường.
- Hạch tốn bảng kê thanh tốn vào chương trình kế tốn, định kỳ đối chiếu với các
bộ phận liên quan.
- Lưu trữ chứng từ, tài liệu, hồ sơ.
1.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY
1.4.1. Tình hình nguồn nhân lực
Lao động là một trong những yếu tố chính của q trình sản xuất kinh doanh có ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự tác động của yếu tố lao động
thể hiện trên hai mặt đó là số lượng và chất lượng lao động. Để đạt hiệu quả lao động tốt
nhất cần phải bố trí cơ cấu lao động một cách hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn.
a. Tổng số lao động phân bổ theo bộ phận
Bảng 1.1. Số lượng nhân sự tại TTCA tháng 2/2020 (Nguồn: Phòng nhân sự)
TT
Bộ phận/Khối/Phịng ban
Số lượng
Tỷ lệ
I
Bộ phận trực tiếp
481
100%
1
Khối nơng nghiệp
279
58.00%
83.65%
2
Khối sản xuất

170
35.34%
3
Phòng kho vận
32
6.65%
II
Bộ phận gián tiếp
94
100%
1
Ban Giám đốc
6
6.38%
2
Phòng Cung ứng - XNK
7
7.45%
3
Phịng Hành chính quản trị
56 16.35%
60%
4
Phịng QHSE
11
11.70%
5
Phịng Nhân sư
5
5.32%

6
Phịng Kế tốn – tài chính
9
9.57%
575
100%
Tổng số
14


Hoạt đông chủ yếu của công ty là sản xuất nên nguồn nhân lực cần cho bộ phận trực
tiếp sản xuất chiếm tỉ lệ rất lớn 83.65%, gấp hơn 5 lần so với bộ phận gián tiếp, tập trung
nhiều nhất là ở khối nông nghiệp, tiếp đến là khối sản xuất với tỷ lệ lần lượt là 58 % và
35.34% trong cơ cấu nhân công của bộ phận sản xuất.
b. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn nhân lực TTCA theo độ tuối
(Nguồn: số liệu thống kê từ phòng nhân sự đến tháng 2/2020)
Tỷ lệ lao động tập trung chủ yếu ở khoảng từ 25-35 tuổi. Đây là độ tuổi “vàng” để
thực hiện công việc một cách có hiệu quả và hợp lý nhất. Nguồn nhân lực của TTCA tập
trung ở độ tuổi này chiếm đến 53%. Đây là độ tuổi có nhu cầu mong muốn cuộc sống ổn
định nhất, nắm được yếu tố này công ty đã cho xây dựng khu tập thể CBCNV với quy mơ
khoảng 100 phịng dành cho cá nhân, nhóm và hộ gia đình cùng với vườn rau Organic.
Những điều kiện thuận lợi này cũng là yếu tố thu hút nguồn lực lao động và gắn bó lâu
dài với cơng ty.
c. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn cũng là một thước đo trong cơ cấu nguồn nhân sự của một cơng
ty. Theo báo cáo nhân sự tháng 02/2020 thì :
- Trình độ trên đại học: 01 người (chiếm 0.17%)
- Trình độ đại học: 108 người (chiếm 18.78%)

- Trình độ cao đẳng: 59 người (10.26%)
- Trình độ trung cấp: 95 người (17.04%)
- Trình độ sơ cấp là: 20 người (3.48 %)
- Lao động phổ thông: 292 người (50.78 %)
Ghi chú: Số lượng nhân sự của công ty cũng thay đổi theo tính chất mùa vụ. Theo báo
cáo nhân sự 2019 thì số lượng nhân sự trong vụ lên đến 700 người. Việc tăng giảm này là
có chiến lược, đáp ứng phục vụ hoạt động sản xuất của công ty hiệu quả nhất trong mùa
vụ và giảm được chi phí khơng cần thiết khi ngoài vụ.
 Mục tiêu và định hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2021
- 500 lao động chính thức, 330 lao động thời vụ.
- Nâng tỷ lệ lao động tại địa phương lên mức 70-80% vào năm 2020.
15


- Ký hợp đồng đào tạo với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Dạy nghề tại 4
tỉnh Nam Lào
- Tuyển dụng nhân sự địa phương, các kỹ thuật viên tại các đơn vị đã ký hợp đồng
đào tạo tại 4 tỉnh Nam Lào.
1.4.2. Tình hình tài sản nguồn vốn
Tài sản và nguồn vốn là toàn bộ của cải của cơng ty tại thời điểm xác định. Qua đó
cho biết quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn
cho biết một số mặt về khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Tình hình biến động tài sản
Bảng 1.2. Kết cấu và biến động tài sản của TTCA năm 2018 – 2019
ĐVT: đồng

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1. Tiền
2. Các khoản phải thu
ngắn hạn

3. HTK
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
1. Tài sản cố định hữu hình
2. Chi phí trả trước dài hạn
TỔNG CỘNG

Năm 2018
Gía trị
216,642,844,158
1,059,858,009

%
22.98
0.11

Năm 2019
Giá trị
244,862,658,984
1,842,246,300

25,063,508,694

2.66

166,689,261,183
726,304,474,453
632,839,654,808
87,559,133,319
942,947,318,611


17.68
77.02
67.11
9.29
100

%
26.46
0.20

Chênh lệch
Giá trị
28,219,814,826
782,388,291

%
3.48
0.49

37,270,136,256

4.03

12,206,627,562

1.37

181,526,918,830
680,686,272,911
602,610,370,113

72,857,250,420
925,548,931,895

19.61
73.54
65.11
7.87
100

14,837,657,647
(45,618,201,542)
(30,229,284,695)
(14,701,882,899)
(17,398,386,716)

1.93
(3.48)
(2.00)
(1.42)
(1.99)

(Nguồn: Phịng tài chính – kế tốn)
Nhận xét:
Do đặc thù của Cơng ty là doanh nghiệp sản xuất. Qua bảng kết cấu và biến động tài
sản của TTCA năm 2018-2019, nhìn chung TSDH chiếm tỉ trọng khá lớn so với TTS,
gấp khoảng 3 lần so với TSNH. Trong đó khoản mục TSCĐ HH chiếm tỉ trọng cao nhất
trong TTS (>65%).
Qua bảng trên, ta thấy, tổng tài sản của năm 2019 giảm so với năm 2018 là
17,398,386,716 (Tương đương với tỷ lệ giảm là 1.99%). Trong đó:
- TSNH: tăng 28,219,814,826 với tỷ lệ 3.48%, tăng nhiều nhất phải kể đến khoản

mục HTK và các khoản phải thu ngắn hạn với tỷ lệ tăng lần lượt là 1.93% và 1.37%;
theo sau đó là khoản mục tiền với tỷ lệ tăng là 0.49%.
- TSDH: giảm 45,618,201,542, trong đó TSCĐ HH của cơng ty giảm
30,229,284,695, giảm 2% so với kỳ trước. Chi phí trả trước dài hạn giảm 14,701,882,899,
giảm 1.42%.
b. Tình hình biến động nguồn vốn
Nhìn vào bảng tổng hợp nguồn vốn của TTCA năm 2018-2019 có thể thấy rằng:
Nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn và
có xu hướng tăng. Qua 2 năm 2018 sang 2019, NPT của công ty tăng từ 775,057,330,657
lên 822,796,483,453, tăng 47,739,152,796 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.70% trong cơ cấu
tổng nguồn vốn. Cụ thể, nợ ngắn hạn tăng đến 76,407,970,776 ( tăng 9.45%). Đáng kể
16


×