Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Pháp luật về công chứng hợp đồng quyền sử dụng đất – thực tiễn tại phòng công chứng số 1 thành phố kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.15 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT – THỰC TIỄN TẠI
PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ KON TUM

Kon Tum, tháng 05 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT – THỰC TIỄN TẠI
PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: PHẠM THỊ THÙY DƯƠNG

LỚP

: K10LK1


MSSV

: 16152380107016

Kon Tum, tháng 05 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum,
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô trong nhà trường đã truyền đạt cho
em những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường.
Và trong thời gian thực tập tại Phịng Cơng chứng số 1 thành phố Kon Tum em đã có
cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều
kinh nghiệm thực tế tại đơn vị thực tập. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hồn thành
khóa thực tập của mình.
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh
viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ
nhiệm khoa Sư phạm và Dự bị đại học, trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum,
em đã nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất – thực tiễn tại Phịng Cơng chứng số 1 thành phố Kon Tum.”
Để hồn thành khóa luận, trong quá trình thực tập và nghiên cứu, em đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều các nhân và tập thể. Trong trang đầu của bài khóa
luận này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Sư phạm và Dự bị đại học đã
tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt q trình học tập.
Các cán bộ Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cơ giáo hướng

dẫn Châu Thị Ngọc Tuyết – người đã giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 2
5. Kết cấu báo cáo .............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KON TUM ....................................................................3
1.1.1.Vị trí địa lý .............................................................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 3
1.1.3. Điều kiện kinh tế ................................................................................................... 4
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ KON
TUM – TỈNH KON TUM..................................................................................................5
1.2.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của đơn vị ..................................................... 5
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................... 6
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................................8
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG HỢP
ĐỒNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT .....................................................................................9
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................................................................................9
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm về công chứng (căn cứ theo Luật Công chứng 2014) ..... 9
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ........... 11

2.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬU DỤNG ĐẤT .............................................................................................................11
2.2.1. Phạm vi các công việc công chứng (căn cứ theo Luật Cơng chứng 2014) ......... 11
2.2.2. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (căn cứ Điều 64 Nghị
định 43/2014/ NĐ-CP và khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013) ...................................... 12
2.2.3. Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất..................... 13
2.2.4. Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực (căn cứ
vào Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013) ................. 14
2.2.5. Gía trị pháp lý của văn bản cơng chứng (căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5
Luật Công chứng 2014) ..................................................................................................... 15
2.2.6. Trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được
công chứng (căn cứ theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) .................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................18

i


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1
THÀNH PHỐ KON TUM – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..........................................19
3.1. THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH
PHỐ KON TUM ..............................................................................................................19
3.1.1. Tình hình áp dụng pháp luật công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất tại Phịng Cơng Chứng số 1 thành phố Kon Tum ............................................... 19
3.1.2. Đánh giá tình hình áp dụng pháp luật công chứng hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất tại Phịng Cơng Chứng số 1 thành phố Kon Tum ............................... 22
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ KON TUM ................................27

3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Công Chứng .................. 27
3.2.2. Kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật cơng chứng hợp đồng về quyền sử dụng
đất ....................................................................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................31
KẾT LUẬN .......................................................................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẪN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
01
02
03
04

Từ viết tắt
QSDĐ
BLDS
QPPL
UBND

Từ viết đầy đủ
Quyền sử dụng đất
Bộ luật dân sự
Quy phạm pháp luật
Uỷ ban nhân dân


iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật từng bước xã hội hóa
cơng chứng nhằm góp phần cải cách hành chính, cải cách tư pháp nói chung và hoạt động
cơng chứng nói riêng. Qua đó cho thấy hoạt động cơng chứng có vai trị ngày càng quan
trọng trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, đặc biệt là việc xác thực các yêu cầu giao
dịch trong nền kinh tế thị trường, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh
tế của các tổ chức, cá nhân. Nhất là các giao dịch liên quan đến QSDĐ thì quy định của
pháp luật hiện hành nhiều quy định đều yêu cầu phải công chứng để tạo cơ sở pháp lý bảo
hộ quyền và lượi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi tham gia các giao
dịch, nhằm ngăn chặn thấp nhất những rủi ro, tranh chấp và nạn lừa đảo.
Tuy nhiên, để vận dụng các quy định này vào thực tiễn của đời sống xã hội trong điều
kiện hiện nay còn nhiều khó khăn, bất cập, hạn chế. Một mặt do đội ngũ cán bộ, công chức
chưa được đào tạo những kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong tình hình
mới. Mặt khác do tiếp thu những tiến bộ của văn hóa, kĩ thuật tiên tiến nên kinh tế xã hội
ngày càng phát triển làm cho các giao dịch ngày càng phong phú, đa dạng hơn…Từ đó các
hợp đồng, giao dịch vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên tham gia giao kết ngày càng nhiều
và để lại những hậu quả không nhỏ khi thực hiện các giao dịch…Trong đó có các trường
hợp mà hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nhưng không phù hợp với pháp luật hiện hành.
Ngồi ra các văn bản trong lĩnh vực cơng chứng trong lĩnh vực đất đai chưa thống
nhất, còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo. BLDS 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Cơng chứng
2014, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí và chứng thực hợp đồng giao dịch chưa phân biệt
rạch rịi giữa cơng chứng với chứng thực và các văn bản QPPL khác cũng quy định về việc
công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã đối với các hợp đồng, giao dịch về QSDĐ
của hộ gia đình, cá nhân.

Vì những lí do trên, em đã chọn đề tài “Pháp luật về công chứng hợp đồng quyền sử
dụng đất – thực tiễn tại Phòng Công chứng số 1 thành phố Kon Tum” làm báo cáo thực tập
tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ. Từ đó, đánh giá mặt hạn chế, tồn tại để kiến nghị từng bước hồn chỉnh về pháp
luật về cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trước yêu cầu quản lí Nhà nước và
thực tiễn đặt ra.
Do đó cần làm rõ những vấn đề về lý luận trong thẩm quyền chứng nhận các hợp
đồng, giao dịch về QSDĐ; về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
chứng nhận các giao dịch trong thực hiện chứng nhận các giao dịch về QSDĐ.
Đồng thời, phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quy định về thẩm quyền công
chứng hợp đồng, giao dịch về QSDĐ. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về công
1


chứng để phù hợp với thực tiễn hiện nay, nhằm tăng cường sự an toàn cho các hợp đồng,
giao dịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về pháp luật đối với hoạt động
công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được quy định trong các văn bản pháp luật
như: BLDS 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Công chứng 2014, Nghị định 23/2015/NĐ-CP
và các văn bản QPPL khác…
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Báo cáo được thực hiện dựa trên cơ sở bám sát những quan điểm, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Bên cạnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, bài báo cáo còn sử dụng các
phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, cụ thể:
- Phương pháp phân tích luật học: là hoạt động của người nghiên cứu pháp luật

nhằm làm sáng tỏ nội dung và quy tắt đảm bảo tính chính xác của pháp luật quy định việc
áp dụng luật trong thực tiễn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia các vấn đề lớn, phức tạp thành những
vấn đề nhỏ chi tiết, cụ thể hơn.
- Phương pháp luật học so sánh: tiếp cận nghiên cứu phân biệt một số loại hình doanh
nghiệp khác nhau.
5. Kết cấu báo cáo
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì đề tài báo cáo thực tập có 3 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về hoạt động công chứng hợp đồng quyền sử dụng
đất
Chương 3: Thực trạng về pháp luật công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất tại phịng Cơng Chứng số 1 Thành phố Kon Tum – Kiến nghị hoàn thiện

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KON TUM
1.1.1.Vị trí địa lý
* Vị trí địa lý Tỉnh Kon Tum
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, biên giới, nằm ở phía bắc Tây
Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107020'15" đến 108032'30" kinh độ đơng và từ 13055'10"
đến 15027'15" vĩ độ bắc.
Phía Tây tỉnh Kon Tum giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc
Campuchia (với chiều dài biên giới khoảng 260 km), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều
dài ranh giới 142 km); phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km); phía
Nam giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km); có đường 14 nối với các tỉnh Tây
Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi Atôpư (Lào). Nằm ở ngã ba Đông Dương, Kon Tum

có điều kiện hình thành các cửa khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây.
Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích tồn quốc
Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phịng, bảo vệ mơi
trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung
và cả nước.
* Vị trí địa lý thành phố Kon Tum
Thành phố Kon Tum nằm ở địa hình lịng chảo phía nam tỉnh Kon Tum, trên độ cao
khoảng 525m, và được uốn quanh bởi thung lũng sơng Đăk Bla. Phía Tây thành phố giáp
huyện Sa Thầy, phía Bắc giáp huyện Đắk Hà, phía Đơng giáp huyện Kon Rẫy và phía Nam
giáp huyện Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai. Thành phố có diện tích tự nhiên 43.298,15 ha.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Về địa hình
- Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc
xuống nam và từ đơng sang tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao
nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó:
+ Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh, bao gồm những đồi núi liền
dải có độ dốc 150 trở lên. Các núi ở Kon Tum do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng
khối như khối Ngọc Linh (có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m) - nơi bắt nguồn của nhiều con
sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng như sông Thu Bồn và sông Vu Gia; chảy về Quảng
Ngãi như sơng Trà Khúc. Địa hình núi cao liền dải phân bố chủ yếu ở phía bắc - tây bắc
chạy sang phía đơng tỉnh Kon Tum. Ngồi ra, Kon Tum cịn có một số ngọn núi như: ngọn
Bon San (1.939 m); ngọn Ngọc Kring (2.066 m). Mặt địa hình bị phân cắt hiểm trở, tạo
thành các thung lũng hẹp, khe, suối. Địa hình đồi tập trung chủ yếu ở huyện Sa Thầy có
dạng nghiêng về phía tây và thấp dần về phía tây nam, xen giữa vùng đồi là dãy núi
Chưmomray.
+ Địa hình thung lũng: nằm dọc theo sơng Pơ Kơ đi về phía nam của tỉnh, có dạng
lịng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi lượn sóng như Đăk Uy,
3



Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng như vùng thành phố Kon Tum. Thung lũng Sa
Thầy được hình thành giữa các dãy núi kéo dài về phía đơng chạy dọc biên giới Việt
Nam - Campuchia.
+ Địa hình cao ngun: tỉnh Kon Tum có cao ngun Kon Plơng nằm giữa dãy An
Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100 - 1.300 m, đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam.
- Rừng Kon Tum phần lớn là rừng nguyên sinh có nhiều gỗ quý như cẩm lai, dáng
hương, pơ mu, thông… Tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 lồi thực vật, thuộc hơn 180
chi và 75 họ thực vật có hoa. Động vật nơi đây cũng rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều
lồi hiếm, bao gồm chim có 165 lồi, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các lồi chim. Thú có 88
lồi, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Ngun. Bên cạnh các lồi thú, Kon Tum cịn
có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ như công, trĩ sao, gà lơi lơng tía và gà lơi vằn.
* Về Khí hậu
- Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao ngun. Vì vậy nên nhiệt độ
trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 230C, biên độ nhiệt độ dao động trong
ngày 8 - 90C.
- Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm khơng khí
tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
- Kon Tum có nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa của phía Nam Việt Nam,
lại mang tính chất của khí hậu cao ngun có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa
trung bình khoảng 2.121 mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234
mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khơ, gió chủ yếu theo hướng đơng bắc;
mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng Tây Nam.
* Về thủy văn
- Thành phố Kon Tum có sơng Đăk Bla chảy qua theo hướng từ Đông sang Tây, là
một nhánh của hệ thống sông Sê San. Sông Đăk Bla có chiều dài 143 km, lưu lượng lớn
nhất 2.040 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất 14,1 m3/s, lưu lượng trung bình 106 m3/s.
- Do địa hình đầu nguồn sơng Đăk Bla dốc, đoạn sông qua thành phố lại uốn khúc,
ngoằn ngoèo làm hạn chế dòng chảy nên thường xảy ra ngập lũ vùng trũng hai bờ sông vào

mùa mưa. Một nguyên nhân nữa là tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi, độ che phủ
địa hình giảm dần, gây bất lợi cho vùng hạ du bao gồm thành phố.
* Về dân số
- Kết quả sơ bộ dân số của tỉnh Kon Tum tính đến 0 giờ ngày 01/4/2019 gần 540.440
người, trong đó gần 271.620 nam (chiếm 50,26%), gần 268.820 nữ (chiếm 49,74%); dân
số ở khu vực thành thị hơn 172.770 người, khu vực nông thôn hơn 367.660 người.
1.1.3. Điều kiện kinh tế
Vì Kon Tum có điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình đặc trưng và khác biệt so với
các tỉnh khác nên đây cũng đã là một thế mạnh đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh
tế ở Kon Tum, cụ thể như:
4


* Về tiềm năng du lịch
- Kon Tum nằm ở vị trí chiến lược ngã ba Đơng Dương, trong vùng lõi Khu vực tam
giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Kon Tum là điểm kết nối, trung chuyển trên
trục Đông - Tây, Núi - Biển. Trong những năm gần đây Kon Tum được biết đến như một
điểm đến hấp dẫn bởi nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng còn nguyên vẻ hoang sơ như
Vườn quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk
Uy… cùng với các địa danh, di tích nổi tiếng đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc được
xếp hạng quốc gia như ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei… Đặc biệt, việc Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung
đô thị huyện Kon Plông đến năm 2030 sẽ tạo "cú hích" quan trọng, trong tương lai không
xa, khu du lịch sinh thái Măng Đen sẽ là điểm nhấn của con đường xanh Tây Nguyên, giữa
các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên với vùng tam giác phát triển Việt Nam-LàoCampuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và khu kinh tế lớn Dung Quất
của Quảng Ngãi, khu kinh tế mở Chu Lai của Quảng Nam.
- Ngồi ra, Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng
Đen, khu bãi đá thiên nhiên Km 23, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tơ và các khu
rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên… có khả năng hình thành các khu du lịch cảnh
quan, an dưỡng. Các cảnh quan sinh thái này có thể kết hợp với các di tích lịch sử cách

mạng như: di tích cách mạng ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei, di tích chiến thắng Đắk Tô Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… các làng văn hoá truyền thống
bản địa tạo thành các cung, tuyến du lịch sinh thái - nhân văn.
* Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
- Tỉnh có tiềm năng phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao,
đặc biệt là rau hoa củ quả, thủy sản xứ lạnh và cây dược liệu tại vùng Măng Đen thuộc
huyện Kon Plông; vùng sản xuất cà phê sạch đạt chuẩn Quốc tế mang thương hiệu “Cà phê
Đăk Hà”, vùng chăn nuôi đại gia súc tập trung tại huyện mới Ia H'Dra,...
- Kon Tum có điều kiện tự nhiên rất thích hợp để phát triển các ngành kinh tế nông
nghiệp công nghệ cao, sản xuất năng lượng và phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn
hóa, các cơng trình như: khu du lịch sinh thái Măng Đen - huyện Kon Plông, vùng sản xuất
sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh và các loại được liệu dưới tán rừng thuộc huyện Đăk
Glei và huyện Tu Mơ Rơng, các cơng trình Thủy điện trên sơng Sê San đứng thứ 3 trong
hệ thống sông của Việt Nam (sau sông Đà và sông Đồng Nai),....
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH PHỐ KON
TUM – TỈNH KON TUM
1.2.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của đơn vị
- Tên đơn vị: Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: số 65 (số cũ 15) - Ngô Quyền - Phường Thống Nhất - TP. Kon Tum Điện
thoại: 02603.862.474 - Email:
Phịng Cơng chứng số 1 là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp; có trụ sở,
5


con dấu và tài khoản riêng. Có chức năng cung cấp dịch vụ cơng chứng; các cơng chứng
viên có nhiệm vụ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác
bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự
nguyện u cầu cơng chứng.
Phịng Cơng chứng số 1 được thành lập năm 1992 trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum, theo quyết định số 03/QĐ-UB ngày 04/01/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon
Tum. Trong quá tình từ khi thành lập đến nay Phịng Cơng chứng số 1 đã trải qua nhiều

giai đoạn đổi tên và đơn vị trực thuộc.
Năm 1996 chuyển đổi từ Phịng Cơng chứng Nhà nước số I trực thuộc Ủy ban nhân
dân tinh Kon Tum về trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum (theo Quyết định số 71/QĐUB ngày 21/8/1996 của UBND tỉnh Kon Tum).
Năm 2001 đổi tên thành Phịng Cơng chứng số I tỉnh Kon Tum (theo Quyết định số
13/QĐ-UB ngày 05/4/2001 của UBND tỉnh Kon Tum).
Năm 2008 Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp
cơng lập có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng (theo Quyết định số 19/2001/QĐ-UBND
ngày 20/5/2008 của UBND tỉnh Kon Tum).
Năm 2010 Phịng Cơng chứng số 1 được xếp hạng II (theo Quyết định số 444/QĐCT ngày 11/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum) và đến ngày 20/12/2010 UBND
tỉnh Kon Tum Quyết định số 1452/QĐ-UBND giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính (tự đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của
chính phủ) cho đến nay.
Phịng cơng chứng số 1 chuyên thực hiện các hoạt động chứng thực và công chứng
giao dịch, văn bản là: hợp đồng mua bán nhà ở; hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá;
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Hợp
đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; Hợp
đồng thế chấp QSDĐ và nhà ở; Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất; Hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất; Hợp đồng thế chấp tài sản; Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa
kế. Nhằm đáp kịp thời và đầy đủ nhu cầu của cá nhân.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy
* Chức năng
Chức năng của Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum là thơng qua hoạt động cơng
chứng góp phần bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các
quan hệ xã hội khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
* Nhiệm vụ
- Chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch bằng văn bản mà
theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật trên cơ sở người tham gia hợp đồng,
giao dịch là hồn tồn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợp
đồng, giao dịch khơng vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội và hoạt động theo Luật công

chứng và các văn bản liên quan.
6


- Thực hiện các cơng việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng do Ban
Giám đốc Sở giao.
- Hàng năm xây dựng chương trình và kế hoạch cơng tác, lập báo cáo dự tốn thu,
chi và báo cáo thanh quyết tốn tài chính theo quy định.
- Quản lý công tác tổ chức công chức, viên chức và người lao động, quản lý tài sản,
hồ sơ, tài liệu lưu trữ của đơn vị.
- Tổ chức tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
* Cơ cấu tổ chức biên chế
- Tổ chức: Hiện có 09 người, trong đó: Phó trưởng phịng phụ trách phịng, Phó trưởng
phịng là cơng chứng viên, kế tốn, văn thư, 2 chuyên viên và 03 nhân viên giúp việc.
- Biên chế: được giao 04 chỉ tiêu biên chế sự nghiệp, đã tuyển dụng vào biên chế,
trong đó: 01 chun viên chính, 01 Cơng chứng viên, 01 kế tốn và 01 văn thư lưu trữ.
Để đảm bảo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phòng phải hợp đồng thêm 06 người để giúp
việc cho công chứng viên.

7


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công chứng là một dịch vụ công đặc biệt, công chứng viên được Nhà nước bổ nhiệm
và ủy quyền thực hiện việc chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng, giao
dịch, tạo ra những bảo đảm pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp. Tổ chức và hoạt động
cơng chứng phải có tính ổn định và bền vững cao, cần sự quản lý, định hướng, điều tiết
chặt chẽ của Nhà nước trong một quy hoạch phát triển tổng thể của quốc gia và được triển
khai theo đúng quy hoạch của từng địa phương. Bảo đảm việc xã hội hóa hoạt động cơng

chứng có bước đi phù hợp, theo quy hoạch và lộ trình cụ thể
Hiện nay, hoạt động công chứng của nước ta phát triển nhanh chóng, cho thấy sự
phát triển của kinh tế xã hội, khi nhu cầu giao kết dân sự của người dân càng tăng cao
Thực tiễn thực hiện, áp dụng pháp luật cho thấy tranh chấp trong xã hội ngày càng tăng,
trong đó có ngun nhân là khơng có bằng chứng xác thực. Do vậy, tạo sự ổn định quan
hệ xã hội, giao dịch dân sự, kinh thế là điều đặc biệt quan trọng nhằm phát triển kinh tế, xã
hội. Trong tinh thần đó, Bác Hồ đã nói rất sâu sắc rằng: “Xét xử đúng là tốt, không phải
xét xử còn tốt hơn.” Cho nên đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật là cần thiết, song
tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ tổ chức thực hiện pháp luật cũng cần thiết
không kém. Công chứng là một hoạt động quan trọng, một thể chết không thể thiếu được
của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định hướng dẫn,
điều chỉnh pháp luật trở thành hiện thực sinh động của đời sống xã hội, thành hành vi xử
sự theo đúng pháp luật. Do đó xét trên bình diện cơng dân thì cơng chứng là một cơng cụ
hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp
luật, tạo ra sự ổn định của quan hệ giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương. Mặt
khác về phương diện Nhà nước thì cơng chứng tạo ra một chứng cứ xác thực, kịp thời
không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá
trình tố tụng cho là không đúng, bởi vậy cơ quan công chứng được xác định là cơ quan bổ
trợ tự pháp.
Như vậy, công chứng là hoạt động dịch vụ công đặc biệt phục vụ và tạo ra những bảo
đảm, an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự qua đó bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp dân sự góp phần bảo
đảm trật tự kinh tế - xã hội.

8


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm về công chứng (căn cứ theo Luật Công chứng 2014)
* Khái niệm
Theo quy định của Luật Công chứng 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của
một tổ chức hành nghề cơng chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao
dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp
pháp, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định
của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Qua khái niệm trên ta thể hiểu rằng: Công chứng là hành vi của cơng chứng viên thực
hiện chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý
cho các chủ thể là các nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia
các hợp đồng, giao dịch đó nhằm phịng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật.
* Đặc điểm
+ Thứ nhất, nội dung của hoạt động công chứng là lập hợp đồng, giấy tờ theo yêu cầu
của một hoặc các bên trong giao dịch và chứng nhận các hợp đồng giấy tờ theo quy định
của pháp luật. Nội dung công chứng là Công chứng viên chứng nhận về thời gian, địa điểm
công chứng, họ, tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; chứng nhận người
tham gia hợp đồng, giao dịch hồn tồn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự, mục đích,
nội dung của hoạt động, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, chữ
kí hoặc dấu điểm chỉ của người tham gia hợp đồng, giao dịch. Đây là đặc điểm cơ bản nhất
đê phân biệt hoạt động công chứng với những hoạt động mang tính chất hành chính của
các cơ quan chính quyền là nhà nước ở địa phương.
+ Thứ hai, chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là Công chứng viên của một tổ
chức hành nghề công chứng (Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014) và Viên chức lãnh
sự, viên chức ngoại giao của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi (Điều 78 Luật Cơng chứng 2014).
+ Thứ ba, đối tượng của hoạt động công chứng là hợp đồng, giao dịch dân sự khác;
Bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài

sang tiếng Việt.
+ Thứ tư, phạm vi của hoạt động công chứng: Công chứng viên khi thực hiện hoạt
động công chứng phải chịu trách nhiệm cả nội dung và hình thức của hợp đồng, giao dịch,
bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.
+ Thứ năm, giá trị pháp lý của công chứng: Căn cứ Điều 5 Luật Công chứng năm
2014 quy định Giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:
9


"1. Văn bản cơng chứng có hiệu lực kể từ ngày được cơng chứng viên ký và đóng dấu
của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
3. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong hợp đồng, giao dịch được công chứng khơng phải chứng minh, trừ trường hợp bị
Tịa án tun bố là vơ hiệu.
4. Bản dịch được cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.”
- Ngồi ra, hoạt động của cơng chứng vừa mang tính cơng quyền vừa mang tính chất
dịch vụ cơng. Tính công quyền thể hiện ở chỗ công chứng viên của phịng cơng chứng hay
của các văn phịng cơng chứng đều do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để công chứng các
hợp đồng giao dịch giữa các tổ chức, công dân theo qui định của pháp luật. Khi tác nghiệp,
công chứng viên nhân danh nhà nước thực thi công việc. Hoạt động cơng chứng cịn mang
tính chất dịch vụ cơng tức là thực hiện một loại dịch vụ của Nhà nước nhưng được Nhà
nước giao cho tổ chức hành nghề cơng chứng đảm nhiệm, đó là cơng chứng các hợp đồng
giao dịch mà các tổ chức và cá nhân yêu cầu. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dịch
vụ cơng là phải bảo đảm được tính liên tục khơng bị gián đoạn của dịch vụ công. Hoạt
động dịch vụ này nhằm hướng tới 3 lợi ích sau:
+ Lợi ích của nhà nước: Hoạt động cơng chứng góp phần làm cho các giao dịch dân

sự, kinh tế, thương mại được thực hiện theo đúng khn khổ của pháp luật, góp phần tăng
cường pháp chế XHCN.
+ Lợi ích của các bên tham gia giao dịch: Công chứng giúp cho các tổ chức, cá nhân
thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại theo đúng pháp luật, nhờ đó giảm thiểu
tranh chấp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia giao
dịch.
+ Lợi ích của tổ chức hành nghề cơng chứng: Khi thực hiện hoạt động công chứng,
tổ chức hành nghề công chứng được thu phí và thù lao cơng chứng theo qui định.
- Cơng chứng viên có sự độc lập, trong tác nghiệp chuyên môn, công chứng viên
không chịu trách nhiệm trước các cơ quan cơ quan cấp trên hay trước trưởng phòng, trưởng
văn phòng mà tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì vậy, trong tác nghiệp chun mơn,
cơng chứng viên không bị lệ thuộc vào cấp trên.
- Các tổ chức hành nghề công chứng được Nhà nước chuyển giao cho một phần quyền
của Nhà nước để thực hiện chức năng của Nhà nước trong một lĩnh vực cụ thể là công
chứng các hợp đồng giao dịch. Đồng thời, Nhà nước cũng chuyển giao cho các tổ chức
hành nghề công chứng một trách nhiệm và nghĩa vụ lớn là phải thực hiện công chứng một
cách đúng pháp luật và đảm bảo được lợi ích của Nhà nước. Đồng thời, văn bản cơng chứng
có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng
minh, trừ trường hợp bị Tịa án tun bố là vơ hiệu.
10


- Ý nghĩa pháp lý của hoạt động công chứng là bảo đảm giá trị thực hiện cho các hợp
đồng giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra.
Như vậy, có thể hiểu, Công chứng là hành vi của Công chứng viên lập, chứng nhận
tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia
giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật. Văn bản cơng chứng có giá trị hiện
thực và giá trị chứng cứ.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hiểu là sự thỏa thuận giữa các

bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất và quyền sử dụng cho bên
nnhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo
quy định của pháp luật về đất đai
- Xét về mặt lịch sử thì khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ
mới xuất hiện kể từ khi có chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được ghi nhận lần đầu tiên ở
nước ta tại Hiến pháp năm 1980. Còn lại, ở các chế độ sở hữu khác, nơi tồn tại đa hình
thức sở hữu, trong đó có hình thức sở hữu tư nhân về đất đai, thì khái niệm hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được đặt ra mà thay vào đó là khái niệm "mua
bán đất đai" hoặc "mua bán, chuyển nhượng đất đai" hoặc "mua bán, chuyển nhượng ruộng
đất". Vì vậy, khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta luôn được
đặt trong mối quan hệ mật thiết với chế độ sở hữu tồn dân về đất đai.Như vậy, đứng ở góc
độ pháp luật dân sự, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự chuyển dịch quyền
sử dụng đất từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp sang người khác (hợp pháp) theo một
trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định, theo đó, người có quyền sử dụng đất
(người chuyển nhượng) có nghĩa vụ chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được
chuyển nhượng (người nhận chuyển nhượng), người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả
tiền cho người chuyển nhượng; người chuyển nhượng còn có nghĩa vụ nộp thuế chuyển
quyền sử dụng đất,người nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ và lệ phí
địa chính theo quy định của pháp luật.
2.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬU DỤNG ĐẤT
2.2.1. Phạm vi các công việc công chứng (căn cứ theo Luật Công chứng 2014)
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng
nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính
chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt
sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của
pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Như vậy cùng với việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao
dịch dân sự khác bằng văn bản, khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: “Cơng
chứng viên có quyền chứng nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của

bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài
11


sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự
nguyện yêu cầu công chứng”.
Đi kèm với quy định này, khoản 1 điều 61 Luật Công chứng năm 2014 quy định rõ:
“Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài
sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành
nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ
hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngồi đó. Cộng tác viên phải chịu trách
nhiệm đối với tổ chức hành nghề cơng chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung
bản dịch do mình thực hiện”.
Quy định này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân khi có nhu cầu sử dụng bản
dịch có cơng chứng, tránh việc khi phát hiện sai sót trong bản dịch thì người dân khơng
biết phải tìm ai để u cầu bồi thường. Việc quy định rõ cộng tác viên dịch thuật phải chịu
trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề cơng chứng về tính chính xác, phù hợp với nội
dung bản dịch do mình thực hiện cũng là cơ sở để bảo đảm nâng cao trách nhiệm của
người phiên dịch trong q trình này.
Bên cạnh đó, Luật cơng chứng 2014 đã mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức
hành nghề công chứng, của công chứng viên khi Điều 77 của Luật quy định: “Công chứng
viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được
thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực”.
Quy định này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân trong việc lựa chọn và tiếp cận
loại hình dịch vụ cơng này, trong khi Phịn Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã vẫn thực
hiện công việc chứng thực theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP như hiện nay;
đồng thời giảm bớt sự quá tải của Phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cáp xã trong việc
chứng thực.
2.2.2. Hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (căn cứ Điều 64 Nghị

định 43/2014/ NĐ-CP và khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về Hợp đồng, văn bản giao dịch về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
- Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy
quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
- Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được
tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp
luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong
nhà chung cư.
Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất phải được công chứng, chứng thực:
12


- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ
trường hợp kinh doanh bất động sản quy định: Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử
dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao
dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo
yêu cầu của các bên;
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực
thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Từ những quy định trên, về hình thức khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền
sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng có cơng chứng, chứng thực theo quy định. Hợp

đồng này có thể viết tay hoặc đánh máy bằng văn bản đều được.
2.2.3. Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
* Hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao
gồm:
- Giấy tờ của bên chuyển nhượng gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ);
+ Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng người đứng
tên trên Sổ đỏ;
+ Trường hợp Bên chuyển nhượng chưa kết hôn: Bổ sung Giấy xác nhận tình trạng
hơn nhân;
+ Trường hợp Bên chuyển nhượng là hộ gia đình: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu
của tất cả những người có tên trong Sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm được cấp Sổ đỏ
mà đến nay đã đủ 18 tuổi. Trường hợp có người đã kết hơn trước thời điểm cấp Sổ đỏ thì
cần bổ sung thêm Giấy đăng ký kết hôn và Chứng minh nhân dân của vợ/chồng người đó;
- Giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng gồm:
+ Chứng minh thư nhân dân, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của hai vợ chồng;
+ Trường hợp người mua đang độc thân thì cần bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hơn
nhân.
* Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- Bước 1: Nộp hồ sơ
Người u cầu cơng chứng hồn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành
nghề cơng chứng (Phịng Cơng chứng hoặc Văn phịng Cơng chứng), từ thứ hai đến thứ
sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17
giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
- Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
13


+ Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận
chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;

+ Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong
hồ sơ yêu cầu công chứng: Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với
quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; Trường hợp hồ sơ yêu cầu công
chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu
hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công
chứng viên tiếp nhận hồ sơ); Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết:
Cơng chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công
chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn
phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
- Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản
+ Trường hợp văn bản đã được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn: Công chứng
viên kiểm tra dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có điều khoản vi phạm pháp luật,
trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định của pháp luật, Công
chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người u cầu
cơng chứng khơng sửa chữa thì Cơng chứng viên có quyền từ chối cơng chứng;
+ Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu
công chứng: nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm
pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch;
+ Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc Công chứng viên đọc
cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường
hợp người u cầu cơng chứng có u cầu sửa đổi, bổ sung, Công chứng viên xem xét và
thực hiện việc sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc hẹn lại;
+ Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo
hợp đồng, Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của
hợp đồng.
- Bước 4: Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các
giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng
và chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
- Bước 5: Trả kết quả cơng chứng

Bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề cơng chứng hồn tất việc thu phí, thù lao cơng
chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho người yêu cầu
công chứng.
2.2.4. Điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực (căn
cứ vào Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013)
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà cịn được gọi nơm na là hợp đồng
mua bán nhà đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng
đất giao đất và quyền sử dụng cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng
14


trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định, như vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử đất thực chất là một giao dịch dân sự, do đó để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
- Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 167 Luật Đất đai năm 2013,
điều kiện để hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực đó là:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập.
Chủ thể tham gia vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải hồn tồn tự
nguyện.
Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
trái với đạo đức xã hội.
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải công chứng, chứng thực. Việc
công chứng đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện tại các tổ chức hành
nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Theo hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam thì từ khi luật đất đai 2003 có hiệu lực,
đã có yêu cầu khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải được thành lập hợp đồng và
có cơng chứng, chứng thực. Theo đó những giao dịch về chuyển nhượng quyền sử dụng
đất sau ngày 1/7/2004 phải được lập thành văn bản và có cơng chứng, chứng thực. Còn đối
với những trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trước

ngày 1/7/2004 tại thời điểm này khi sử dụng luật đất đai 1993 thì khơng có quy định bắt
buộc phải cơng chứng chứng thực, tuy nhiên việc chuyển nhượng phải có xác nhận của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trước đấy khi sử dụng Bộ luật dân sự 2005 thì đối với trường hợp hợp đồng sai về
mặt hình thức thì Tịa Án sẽ cho các bên một khoản thời gian để xác lập lại về mặt hình
thức, nếu như hết thời hạn cho phép mà khơng sửa đổi thì hợp đồng đó vô hiệu. Tuy nhiên
hiện tại khi sử dụng Bộ luật dân sự 2015 thì đối với những hợp đồng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba
nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định
cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó. Do đó các bên khơng cần tiến hành cơng chứng hợp
đồng nữa và hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.
2.2.5. Gía trị pháp lý của văn bản cơng chứng (căn cứ theo khoản 2 và khoản 3
Điều 5 Luật Công chứng 2014)
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Cơng chứng 2014 thì giá trị pháp
lý của văn bản công chứng như sau:
“2. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia
có quyền u cầu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên
tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

15


3. Hợp đồng, giao dịch được cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị
Tịa án tun bố là vơ hiệu”.
Như vậy, văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan trong
hợp đồng, giao dịch. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì
bên kia có quyền u cầu Tịa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ khi các bên
tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Văn bản cơng chứng cịn có giá trị chứng

cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản cơng chứng khơng phải chứng minh, trừ trường
hợp bị Tịa án tun bố là vơ hiệu.
Các văn bản cơng chứng có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn
các loại giấy tờ khơng có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng. Các văn
bản cơng chứng bảo đảm sự an tồn của các giao dịch, tạo nên sự tin tưởng của khách
hàng, hạn chế mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện nhà nước cũng đảm
bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm
giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng
quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch.
2.2.6. Trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được công chứng (căn cứ theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
Trình tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP như sau:
Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ thực hiện quyền chuyển nhượng. Trường hợp thực
hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị
Văn phịng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện
quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng
nhận của tổ chức công chứng, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động
quyền sử dụng đất, sang tên chuyển chủ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc
Phịng Tài ngun và Mơi trường cấp huyện nơi có đất.
Hồ sơ gồm: Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu); Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có cơng chứng); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng; Tờ khai
lệ phí trước bạ; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng quyền sử dụng đất. (Nếu
chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa
phần diện tích chuyển nhượng).
Văn phịng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện
quyền theo quy định thì thực hiện các cơng việc sau đây:
- Gửi thơng tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thơng báo thu nghĩa vụ tài

chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trường.
16


Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng
đất.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy
chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp
hồ sơ tại cấp xã.
Sau khi ký hợp đồng công chứng, nếu việc ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp
đồng đã ký kết mà một trong các bên có căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện đến Tịa án có thẩm quyền theo quy định tại
Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan thì việc xác định
đất có tranh chấp hay không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi có bất động sản. Khi
cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,công chứng viên căn cứ vào hồ
sơ, tài liệu mà người yêu cầu công chứng cung cấp và cam đoan của người yêu cầu công
chứng. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp
có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp
đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân
sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mơ
tả cụ thể thì cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị
của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám
định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối cơng chứng”.
Như vậy, pháp luật khơng có quy định bắt buộc cơng chứng viên phải xác minh nhưng
trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ cơng chứng có vấn đề chưa rõ ràng hoặc

thấy cần thiết thì cơng chứng viên sẽ tiến hành việc xác minh.

17


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề cơng chứng chứng
nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính
xác, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng việt sang tiếng nước
ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt (gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng phục vụ việc quản lý các giao dịch bằng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của cơng dân và tổ chức, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, cung cấp
tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, góp phần tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất đau thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước
thống nhất quản lý. Do vậy, việc có một trình tự ghi nhận tính hợp pháp (Công chứng) các
giao dịch liên quan đến đất đai (ở đây là quyền sử dụng đất) nhằm tăng cường công tác
quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước là việc làm cần thiết. Thực tế cho thấy, trong một
thời gian rất dài, công tác quản lý đất đai của chúng ta chưa tốt, còn nhiều giao dịch về
quyền sử dụng đất phát sinh trong nhân dân mà không được công chứng, chứng thực. Hiện
tượng mua đi bán lại bất động sản khá phổ biến, đối tượng của giao dịch cũng đa dạng, từ
đất thổ cư, đất vườn đến đất nơng nghiệp, lâm nghiệp đều có thể được chuyển nhượng.
Điều đó làm cho Nhà nước thất thu thuế, các cơ quan Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong
quản lý, Tịa án khó khăn khi giải quyết tranh chấp. Cơng chứng có ý nghĩa quan trọng
trong việc bản đảm tính an tồn cho các giao dịch về quyền sử dụng đất, thể hiện ở một số
khía cạnh sau:
- Thứ nhất, cơng chứng sẽ giúp bảo đảm tính hợp pháp của nội dung giao dịch. Thực
tiễn cho thấy, ít người dân Việt có sự hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về quyền
sử dụng đất. Việc công chứng sẽ giúp cho các bên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của

mình trong giao dịch về quyền sử dụng đất qua việc tư vấn, giải thích của các cơng chứng
viên.
- Thứ hai, việc cơng chứng cịn góp phần hạn chế các giao dịch “bất động sản ma”
(không có thật), góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo, lừa dối trong các giao dịch về quền
sử dụng đất, nhất là trong các trường hợp thừa kế theo di chúc, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, nhất là trong các trường hợp thừa kế theo di chúc, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất. Ví dụ: với sự tham gia của công chứng, các vấn đề như lừa dối khi lập di chúc, cưỡng
ép lập di chúc sẽ không xảy ra trừ phi có sự thơng đồng giữa một bên với công chứng viên.
- Thứ ba, việc công chứng sẽ nâng cao giá trị chứng minh của chứng cứ (hợp đồng)
khi có tranh chấp. Rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao dịch phải đưa ra
chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tịa án sẽ dễ xem xét và chấp
nhận hơn nếu các giao dịch đó đã được cơng chứng.

18


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1
THÀNH PHỐ KON TUM – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN
NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI PHỊNG CƠNG CHỨNG SỐ 1 THÀNH
PHỐ KON TUM
3.1.1. Tình hình áp dụng pháp luật cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất tại Phịng Cơng Chứng số 1 thành phố Kon Tum
Từ khi Luật đất đai 2013 ra đời thì việc thực hiện các quyền chuyển QSDĐ cũng
được diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt là quyền chuyển nhượng QSDĐ tránh được nhiều vấn
đề nhạy cảm trong khi thực hiện công việc, nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người
dân. Từ đó, thúc đẩy người dân tìm hiểu và tham gia nhiều hơn vào thị trường chuyển
nhượng cũng như hoạt động công chứng. Đặc biệt là từ khi triển khai cơ chế “một cửa” tại

bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, giảm được thời gian làm thủ tục thì thì thị trường chuyển
nhượng càng trở nên sôi động. Theo số liệu thống kê tại Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon
Tum, trung bình một ngày có thể tiếp nhận 10-15 bộ hồ sơ về thực hiện quyền chuyển
QSDĐ. Trong đó 1 nửa là hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất.
Trong quá trình thực tập từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020 tại Phịng Cơng chứng
số 1 tỉnh Kon Tum đã giúp em tiến hành thu thập được các số liệu để làm rõ vấn đề tình
hình cơng chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thống kê số liệu hợp đồng về QSDĐ đã được công chứng tại
Phịng Cơng chứng số 1 tỉnh Kon Tum
HỢP ĐỒNG VỀ QSDĐ
Hợp
Hợp
Hợp
Hợp
Hợp
Hợp
Năm
đồng
đồng
đồng thế
đồng vay đồng cho đồng cho
chuyển
tặng cho
chấp
vốn
thuê
thuê lại
nhượng
QSDĐ
QSDĐ

QSDĐ
QSDĐ
QSDĐ
QSDĐ
2014
455
113
90
73
128
70
2015
626
141
113
126
135
122
2016
840
192
160
175
180
153
2017
953
255
176
200

212
149
2018
1084
379
189
201
234
156
2019
1121
401
217
233
242
164
(Nguồn: Phịng Cơng chứng số 1)
Từ bảng số liệu trên cho thấy hồ sơ về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ có sự thay

19


×