Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Pháp luật về hợp đồng thu thập tài liệu, chứng cứ trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 52 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TRẦN ĐẠI NGHĨA

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI
LIỆU, CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ –
THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Pleiku, tháng 5 năm 2021


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI
LIỆU, CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ –
THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

: CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: TRẦN ĐẠI NGHĨA



LỚP

: K11LK1

MSSV

:16152380107045

Pleiku, tháng 5 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Sau khi kết thúc quá trình học 4 năm trên ghế nhà trường, thời gian đi thực tập là cơ
hội quý báu cho sinh viên nói chung và cá nhân em nói riêng được trau dồi kiến thức thực
tế. Em rất may mắn được thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Pleiku. Trong thời gian
thực tập tại đây, bản thân đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức về Tòa án. Em được biết về
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, áp dụng các quy định của Luật trên thực
tế… Tất cả những kiến thức đó sẽ giúp em vững tin hơn trên con đường học tập và làm
việc sau này.
Kiến thức về Tòa án và chuyên ngành rất nhiều, đòi hỏi em phải nghiên cứu học tập
nhiều hơn nữa.Trong báo cáo khơng tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp
ý chân tình để báo cáo được hồn thiện hơn.
Trong thời gian học tập tại trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, em đã
được các thầy, cơ giáo giảng dạy tận tình, truyền đạt những kiến thức rất bổ ích, quan
trọngcho chuyên ngành của em sau này. Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà
không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù nhỏ hay lớn, dù trực tiếp
hay gián tiếp của người khác. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng
Quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy cho em để giúp em hồn thành tốt khóa học.
Em xin kính chúc Q thầy cô ngày càng khỏe mạnh để phấn đấu đạt thành tích cao

trong cơng tác giảng dạy.Chúc trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng sẽ mãi là niềm tin, nền
tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viên mới bước vào con đường học tập.
Trong thời gian học tập, em đã được đi thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố
Pleiku. Trong q trình thực tập tại đây, em có cơ hội phát triển bản thân qua những kiến
thức đã được học và tiếp thu, học hỏi thêm những kiến thức mới.Bên cạnh đó, sự giúp đỡ
của lãnh đạo, các anh chị ở Tòa án đã giúp em học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu cho bản thân để em tự tin bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, các anh chị trong Tòa án, đặc biệt là
Chánh án Lê Văn Nhàn, Thẩm phán Trần Văn Thưởng, Thư ký Phạm Quang Hoàn, Thư
ký Diệp Bảo Kiệt, Văn thư Nguyễn Thị Ngọc, Võ Thị Huy Hậu – những người đã tạo
điều kiện, trực tiếp hướng dẫn em trong 03 tháng thực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã
giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này, để em có thể hồn thành khóa học.
Em xin chúc sức khỏe tồn thể các anh chị trong cơ quan. Chúc Tịa án nhân dân
thành phố Pleiku ngày càng phát triển và bền vững.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học viên,
nên bài báo cáo này khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các q thầy cơ để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý
thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................1
5. Bố cục của đề tài .............................................................................................................1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................... 4
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ ..........................................4
1.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ......................................................................................................5
1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ .......................................................................................6
1.3.1. Chức năng ..............................................................................................................6
1.3.2. Nhiệm vụ ...............................................................................................................6
1.4. CÁC NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................7
1.4.1.Nội quy phiên tòa ...................................................................................................7
1.4.2. Nội quy phòng xử án .............................................................................................8
1.4.3. Nội quy phòng cháy chữa cháy .............................................................................9
1.4.4. Nội quy sử dụng điện ..........................................................................................10
1.5. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC SINH VIÊN HƯỚNG
TỚI TRONG ĐỢT THỰC TẬP .....................................................................................10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU,
CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TTDS - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ............ 13
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ ..........13
2.1.1. Khái niệm về chứng cứ, thu thập tài liệu chứng cứ .............................................13
2.1.2. Khái niệm thu thập chứng cứ trong pháp luật Tố tụng dân sự ............................14
2.1.3. Lịch sử hình thành thu thập tài liệu, chứng cứ ....................................................15
2.1.4. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa như thế nào đối với việc giải quyết
vụ án ...................................................................................................................................16
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU,
CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TTDS ................................................................ 16
2.2.1. Nghĩa vụ chứng minh ..........................................................................................16
2.2.2. Nguồn và cách xác định chứng cứ.......................................................................17
2.2.3. Vấn đề giao nộp, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ .......................................18
2.2.4. Đánh giá, công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ ................................................25
2.2.5. Bảo vệ tài liệu, chứng cứ .....................................................................................25
i



2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
THEO PHÁP LUẬT TTDS TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ PLEIKU....26
2.3.1. Thực trạng các quy định của BLTTDS 2015 về thu thập tài liệu, chứng cứ.......26
2.3.2. Những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định trên ............32
2.4. CÔNG TÁC THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN CỦA TAND THÀNH
PHỐ PLEIKU...................................................................................................................37
2.5. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ............................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 40
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
TLST
TTDS
HNGĐ
BLTTDS
ST
TLST-DS
DS-ST
QĐST
TB-TA

GTT-TA
NQ
HĐTP
GXN
TLVA
UBND
TAND

Giải nghĩa chữ viết tắt
Thụ lý sơ thẩm
Tố tụng dân sự
Hôn nhân gia đình
Bộ luật tố tụng dân sự
Sơ thẩm
Thụ lý sơ thẩm dân sự
Dân sự sơ thẩm
Quyết định sơ thẩm
Thơng báo Tịa án
Giấy triệu tập Tòa án
Nghị Quyết
Hội Đồng Thẩm Phán
Giấy Xác Nhận
Thụ Lý Vụ Án
Ủy Ban Nhân Dân
TAND

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

TÊN
Công tác thụ lý, giải quyết các loại án của TAND thành
Biểu đồ 2.1
phố pleiku trong 6 tháng đầu năm 2019.
Công tác thụ lý, giải quyết các loại án của TAND thành
Biểu đồ 2.2
phố pleiku từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2020.

iv

TRANG
37
37


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan
hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ. Các tranh
chấp dân sự không thể hòa giải, thương lượng được với nhau sẽ dẫn đến việc yêu cầu Tòa
án giải quyết theo thủ tục TTDS. Khi tranh chấp được giải quyết bằng con đường tranh
tụng tại Tòa án, đòi hỏi các bên đương sự phải bảo vệ quan điểm, lập luận của mình bằng
các biện pháp được pháp luật thừa nhận, trong đó việc đưa ra chứng cứ nhằm chứng minh
yêu cầu của mình là hợp pháp và việc hỗ trợ thu thập chứng cứ của Tòa án là một vấn đề
rất quan trọng.
Theo quy định của pháp luật tố tụng Dân sự, chứng cứ là những gì có thật được
đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tịa án thu thập
được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác

định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khơng cũng
như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án dân sự. Về nguyên
tắc, các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, khi xét thấy các tài liệu chứng cứ do đương sự
cung cấp không đủ cơ sở giải quyết vụ án do quá trình thu thập, cung cấp, giao nộp
chứng cứ của đương sự cịn khơng đúng thời gian giải quyết vụ án, các chứng cứ đương
sự cung cấp không đủ cơ sở cho việc giải quyết vụ án do hạn chế trong hiểu biết dẫn đến
quá trình thu thập chứng cứ cịn thiếu sót.
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như khảo sát thực tiễn áp dụng các
quy định về hoạt động thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ cho thấy vẫn còn nhiều
vướng mắc bất cập tạo nên những trở ngại lớn cho quá trình giải quyết vụ án tranh chấp
dân sự nói chung.
BLTTDS 2015 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 là một bước tiến đáng kể với
những quy định pháp luật tiến bộ và khoa học giúp cho các đương sự có thể thực hiện
được nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ nhằm phục vụ việc giải quyết các
tranh chấp dân sự được dễ hiểu và dễ áp dụng hơn.
Có thể nói, hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh trong việc giải quyết các
tranh chấp dân sự từ trước đến nay nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu khoa học trong và ngồi nước. Có rất nhiều các bài viết trao đổi trên các tạp chí khoa
học như: "Chứng cứ và chứng minh trong TTDS" của tác giả Hoàng Ngọc Thỉnh; "Chế
định chứng minh và chứng cứ trong BLTTDS" của tác giả Nguyễn Cơng Bình; "Thời hạn
cung cấp chứng cứ của đương sự" của tác giả Bùi Thị Huyền; "Chứng cứ và chứng minh
trong TTDS" của tác giả Dương Quốc Thành; "Tập quán nguồn luật hay nguồn chứng
cứ" của tác giả Nguyễn Minh Hằng; "Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng
minh được quy định trong BLTTDS" của tác giả Tưởng Duy Lượng; "Một số vướng mắc
trong quá trình thực hiện BLTTDS – những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện" của tác giả
Nguyễn Văn Cường; "Một số bất cập và vướng mắc của BLTTDS chưa được hướng dẫn
1



thi hành" của tác giả Trần Văn Trung..., các công trình nghiên cứu đã tập trung làm sáng
tỏ vai trị, ý nghĩa của chứng cứ và chứng minh, nghiên cứu việc thực hiện thu thập, đánh
giá chứng cứ trong TTDS ở Việt Nam hiện nay, đưa ra các khái niệm, đặc điểm và giải
quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ. Tuy nhiên đây mới chỉ là các bài viết
mang tính chất định hướng, trao đổi kinh nghiệm trên các tạp chí khoa học chứ chưa
mang tính chất nghiên cứu chun sâu. Trong các giáo trình giảng dạy tại các cơ sở đào
tạo Luật học ở nước ta cũng mới đề cập đến chứng cứ và nguồn chứng cứ như giáo trình
Luật TTDS của trường Đại học Luật Hà Nội và trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh.... Có một số đề tài chun khảo liên quan đến chứng cứ như: "Chứng cứ và hoạt
động chứng minh trong TTDS Việt Nam" luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Trọng
Hiếu, "Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong TTDS Việt Nam" của tác giả
Nguyễn Minh Hằng, Luận án tiến sĩ Luật học "Chế định chứng minh trong TTDS Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Minh Hằng, đề tài "Thu thập và đánh giá chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự - Thực trạng và giải pháp", Cơng trình nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở, Viện khoa học xét xử của Tịa án nhân dân tối cao năm 2002.... những cơng
trình này đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thu
thập chứng cứ. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu vào
thời điểm trước khi BLTTDS 2015 ra đời và có hiệu lực thi hành nên điều kiện kinh tế,
xã hội có nhiều thay đổi đến tính ứng dụng và cũng khơng cịn phù hợp với sự phát triển
của xã hội hiện nay. Xuất phát từ xu hướng các vụ án liên quan đến TTDS hiện nay càng
ngày càng tăng và việc áp dụng pháp luật từ thực tiễn xét xử cịn nhiều bất cập thì việc
thu thập, giao nộp và cung cấp chứng cứ của các đương sự để giúp Tòa án giải quyết vụ
án được nhanh chóng, chính xác, khách quan và đúng pháp luật là rất quan trọng. Thực
tiễn xét xử các vụ án TTDS qua các cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án Việt Nam cho thấy
hoạt động thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ được bảo đảm sẽ giúp cho q trình giải
quyết vụ án được dễ dàng, chính xác, nhanh chóng hiệu quả hơn.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về hoạt động thu thập tài liệu, chứng
cứ trong TTDS - Thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố Pleiku" là cơng việc có ý
nghĩa và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Việc nghiên cứu đề tài nhằm hiểu rõ quy định của pháp luật dân sự về
vấn đề thu thập tài liệu, chứng cứ. Nắm được cách thực hiện các quy định này trên thực tế
diễn ra như thế nào.
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện một số nhiệm vụ nghiên
cứu như: Làm rõ các vấn đề lý luận, các lý thuyết chung, riêng về hoạt động thu thập tài
liệu, chứng cứ trong TTDS. Phân tích một số vấn đề cơ bản về hoạt động thu thập, cung
cấp và giao nộp chứng cứ trong TTDS. Đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp
luật về hoạt động thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ trong TTDS hiện nay.Đánh
giá ưu điểm, hạn chế, những vấn đề bất cập, chưa hợp lý, thiếu khoa học của các quy
định pháp luật về hoạt động thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ. Nêu các phương
2


hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ. Đề
xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ thu thập, cung cấp và giao nộp
chứng cứ của đương sự trong giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự về “Thu thập tài liệu, chứng
cứ” theo BLTTDS 2015.
- Phạm vi
+ Không gian: Đề tài nghiên cứu các quy định pháp luật được áp dụng tại Tòa án
nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
+ Thời gian: Các hoạt động thu thập và số liệu từ năm 2019 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, bản thân đã sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên
cứu tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển chứng cứ trong TTDS Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử.
Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được áp dụng xuyên suốt trong tất
cả các chương, mục của đề tài khi làm rõ các vấn đề liên quan đến việc thu thập, cung

cấp và giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự.
Phương pháp so sánh để tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt của BLTTDS
2015 và BLTTDS 2004 về hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ.
Phương pháp thống kê khi nghiên cứu các báo cáo công tác xét xử, các bản án của
hệ thống TAND về hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng, phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 2 chương:
Chương 1. Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2. Những vấn đề cơ bản hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ của tòa án
trong TTDS - Kiến nghị hoàn thiện.

3


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ
- Tên cơ quan: Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh, Tổ 9, phường Ia Kring, thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai.
- Điện thoại: 02693824362
- Fax: 824729

4


1.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CHÁNH ÁN


LÊ VĂN NHÀN

PHĨ CHÁNH ÁN
HỒNG VĂN TIẾN

PHĨ CHÁNH ÁN
PHAN CƠNG TỒN

Chánh tịa Hình sự
NGUYỄN THỊ XN

Chánh tịa Dân sự
Cao Thị Thanh Huyền

Chánh văn phịng
Vũ Đình Ngun

P.Chánh tịa Hình sự
TRẦN VĂN
THƯỞNG

Chánh tịa Dân sự
VÕ THỊ THANH
THÚY

Chánh văn phịng
NGUYỄN NGỌC
KHÁNH


Các Thẩm phán, Thư ký

THƯ KÍ TỊA ÁN

THẨM PHÁN

1. PHAN QUANG ÂN
2. PHẠM THỊ NGỌC YẾN
3. TRẦN THỊ THÙY VÂN
4. PHẠM QUANG HOÀN
5. TRẦN THỊ NGỌC HÀ
6. DIỆP BẢO KIỆT
7. HỒNG THỊ SÍU
8. NGUYỄN THỊ MAI HẢI
9. LÊ THỊ NHỚ

1. CAO THỊ THANH HUYỀN
2. RMAH THUYÊN
3. PHAN CÔNG TỒN
4. NGUYỄN THỊ XUÂN HỒNG
5. TRẦN THỊ HỒNG
6. NGUYỄN THỊ NGÀ
7. TRẦN VĂN THƯỞNG
8. LƯU ANH TUẤN
9. NGUYỄN THỊ KIM THU
10. VŨ ĐÌNH NGUYÊN
11. LÊ VĂN NHÀN
12. VŨ THU HƯƠNG
13. TRẦN THỊ TỐ UYÊN
14. ĐOÀN THỊ THANH HÀ

15. HOÀNG VĂN TIẾN
16. NGUYỄN THÀNH NHƠN
17. NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
18. VÕ THỊ THANH THÚY

5


Tòa án nhân dân thành phố Pleiku trực thuộc hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Gia
Lai. Trụ sở hiện tại là trụ sở mới được đưa vào hoạt động vào giữa năm 2014 với thiết kế
hiện đại theo khung hình chữ U; có bốn tầng làm việc, trong đó:
- Tầng một bao gồm phòng làm việc của bộ phận Văn phòng, hai phòng xử án A và
B cùng hai phịng nghị án; ngồi ra cịn có hệ thống phịng lưu trữ, phòng in ấn tài liệu.
Thiết kế này giúp người dân thuận tiện trong việc tìm kiếm và giao nộp giấy tờ, tài liệu
cũng như theo dõi việc xét xử của Tòa án.
-Tầng hai và tầng ba là nơi làm việc của Chánh án, ba Phó chánh án và các Thẩm
phán cùng các Thư ký. Ngồi ra,tầng ba cịn có phịng riêng cho bộ phận kế tốn làm
việc.
- Tầng bốn của tịa nhà được bố trí tồn bộ là các phịng họp, với kích thước và tính
năng khác nhau, phù hợp với tính chất từng loại cuộc họp. Đây cũng là nơi lưu trữ toàn
bộ những hồ sơ vụ việc đã được giải quyết từ trước đến nay của Tịa án, đảm bảo cho
cơng tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu được tốt nhất.
Về nhân sự, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku tổng cộng có 18 Thẩm phán, 9 Thư
kí nghiệp vụ và người lao động khác; trong đó ban lãnh đạo gồm Chánh án là ông Lê Văn
Nhàn, sinh năm 1977, được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân thành phố
Pleiku, tỉnh Gia Lai từ ngày 15/11/2016; hai Phó Chánh án là ơng Hồng Văn Tiến, ơng
Phan Cơng Tồn; Chánh Văn phịng là ơngVũ Đình Ngun, Phó Chánh Văn phịng là
ơng Nguyễn Ngọc Khánh. Với quy mơ như trên, có thể thấy rằng đây là đơn vị có số
lượng án thụ lý khá lớn so với các tòa án cùng cấp trên địa bàn tỉnh.
1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1.3.1. Chức năng
Giống như những Tòa án nhân dân khác, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chức năng: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử
các vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành
chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ
vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc khơng có tội, áp dụng hoặc
khơng áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản,
quyền nhân thân”
1.3.2. Nhiệm vụ
“Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân trung thành với Tổ
quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội,
ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác”.
6


1.4. CÁC NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.4.1.Nội quy phiên tòa
Điều 3. Nội quy phòng xử án
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của
lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tịa.
Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ
vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn
nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét
xử hoặc vũ khí, cơng cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ
bảo vệ phiên tòa.

2. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập,
giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tịa tại bàn thư ký chậm nhất là
15 phút, trước giờ khai mạc phiên tịa và ngồi đúng vị trí trong phịng xử án theo hướng
dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy
mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tịa thơng qua lực lượng làm nhiệm
vụ bảo vệ phiên tịa.
3. Người dưới 16 tuổi khơng được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án
triệu tập.
4. Mọi người trong phòng xử án phải mặc quần áo nghiêm túc; có thái độ tơn trọng
Hội đồng xét xử, giữ trật tự, khơng nói chuyện riêng và tn theo sự điều khiển của Chủ
tọa phiên tịa.
5. Khơng đội mũ, nón, đeo kính màu trong phịng xử án, trừ trường hợp có lý do
chính đáng, được Chủ tọa phiên tịa cho phép; khơng sử dụng điện thoại di động trong
phịng xử án; khơng hút thuốc, khơng ăn uống trong phịng xử án hoặc có hành vi khác
ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của phiên tịa.
6. Mọi người trong phịng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử
án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được phép của Chủ tọa phiên tòa.
7. Bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa; việc tiếp xúc với
những người khác phải được phép của Chủ tọa phiên tòa.
8. Người tham gia phiên tịa theo u cầu của Tịa án phải có mặt tại phiên tòa trong
suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa cho phép rời khỏi
phịng xử án khi có lý do chính đáng.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát
biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe
được Chủ tọa phiên tịa cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
10. Người vi phạm nội quy phịng xử án thì tùy trường hợp có thể bị Chủ tọa phiên
tịa cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, bị bắt giữ hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hoạt động thơng tin, báo chí tại phiên tòa
7



1. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tịa phải xuất trình Thẻ
nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15
phút, trước giờ khai mạc phiên tòa; chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa
hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; chấp hành sự điều khiển
của Chủ tọa phiên tòa; tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phòng xử án.
2. Hoạt động thơng tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước
ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Điều 5. Việc bảo vệ phiên tòa và thực hiện các quyết định của Chủ tọa phiên tịa
Lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tịa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi
hành quyết định của Chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ
người gây rối trật tự phiên tòa theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Việc niêm yết và phổ biến Nội quy phiên tòa
1. Các quy định tại các điều 3, 4 và 5 của Nội quy phiên tịa phải được niêm yết
cơng khai tại phòng xử án.
2. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự và phổ biến
các quy định tại các điều 3, 4 và 5 của Nội quy phiên tòa.
1.4.2. Nội quy phòng xử án
1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của
lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
2. Nghiêm cấm mang vào phịng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, đồ tịa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ
khí, cơng cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên
tòa.
3. Người tham gia phiên tồ theo u cầu của Tịa án phải xuất trình giấy triệu tập,
giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên Tịa tại bàn thư ký chậm nhất là
15 phút trước giờ khai mạc phiên tịa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng
dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy

mời, các giấy tờ liên quan khác cho Thư ký phiên tịa thơng qua lực lượng làm nhiệm vụ
bảo vệ phiên tòa.
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự
điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình
ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tịa. Việc ghi âm lời nói,
ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
5. Mọi người tham dự phiên tịa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái đơh tơn
trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tịa.
6. Khơng đội mũ, nón, đeo kính màu trong phịng xử án, trừ trường hợp có lý do
chính đáng, và được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động,
không hút thuốc, không ăn uống trong phịng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến
sự tơn nghiêm của phiên tịa.
8


7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của tịa án phải có mặt tại phiên tịa trong
suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng
xử án khi có lý do chính đáng. Người dưới mười sáu tuổi khơng được vào phịng xử án,
trừ trường hợp được Tịa án triệu tập tham gia phiên tòa.
8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử
án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.
9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát
biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe
được Chủ tọa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
10. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa
cho mình. Việc tiếp xúc với những nguời khác phải được Chủ tọa phiên tòa cho phép.
11. Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người tham gia tố tụng và người
tham dự phiên tịa phải ngồi đúng vị trí theo quy định.
12. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục theo
đúng quy định.

13. Tịa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh diễn biến phiên tòa được thực
hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
14. Người vi phạm nội quy phịng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị Chủ tọa
phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án hoặc khu vực xét xử, xử phạt vi phạm hành chính,
tạm giữ hành chính. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự thì Hội đồng xét cử có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tịa khi xét xử khơng mặc đúng
trang phục thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm theo Quy chế
xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý kỷ
luật theo quy định của pháp luật.
15. Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký phiên tòa phải ổn định trật tự, kiểm tra sự
có mặt của những người được Tịa án triệu tập, phổ biến nội quy phiên tòa và thự hiện
các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
1.4.3. Nội quy phòng cháy chữa cháy
Điều 1. Phòng cháy, chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của tồn thể cán bộ, cơng
nhân viên chức, kể cả những người khác đến quan hệ công tác.
Điều 2. Cấm không được sử dụng lửa, đun nấu, hút thuốc tại khu vực kho tài liệu,
trong những nơi có bảng cấm lửa.
Điều 3. Cấm không được câumắc, sử dụng điện tùy tiện hết giờ làm việc phải kiểm
tra và tắt đènquạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về.
Không:
- Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì.
- Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
- Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện và dây điện.
- Để các vật dễ cháy gần cầu chì, bảng điện và dây điện.
9


- Sử dụng bếp điện bằng dây Maiso, thắp hương trong phịng làm việc.
Điều 4. Khơng để các chướng ngại vật trên lối đi lại, hành lang, cầu thang.

Điều 5. Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy và thường
xuyên kiểm tra bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác.
Điều 6. Cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy định này sẽ được khen thưởng,
người nào vi phạm tùy theo mức độ sẽ xử lý theo quy định của pháp Luật.
1.4.4. Nội quy sử dụng điện
Điều 1.
1. Cán bộ nhân viên trong toàn cơ quan phải thực hiện tiết kiệm điện tại nơi làm
việc, tắt tất cả các thiết bị dung điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm
việc.
2. Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật sự cần thiết và để ở chế độ làm mát từ 26
trở lên, tắt máy điều hịa trước khi nghỉ làm việc ít nhất 30 phút, dung quạt thay thế điều
hịa nhiệt đơ khi thời tiết khơng q nóng.
Điều 2.
Cấm tự ý đấu, nối, thay đổi hệ thống điện. Cấm sử dụng điện cơ quan cho mụ đích
cá nhân (như đun, nấu, giặt, ủi …)
Điều 3.
Thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh sự cố gây cháy, nổ do chập điện. Khi
hệ thống điện có sự cố chạm, chập, mất điện … không được tự ý sửa chữa, phải cắt điện
và báo cho người có trách nhiệm để được xử lý.
1.5. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC SINH VIÊN HƯỚNG
TỚI TRONG ĐỢT THỰC TẬP
Các công việc được phân công:
Dưới sự hướng dẫn của Thẩm phán Trần Văn Thưởng và Thư ký Tòa án Phạm
Quang Hoàn, Thư ký Diệp Bảo Kiệt cùng các người khác, bản thân đã thực hiện các công
việc sau:
- Nghiên cứu, sắp xếp, lập bảng kê hồ sơ vụ việc và các tài liệu liên quan;
- Hỗ trợ Thẩm phán và Thư ký Tòa án soạn thảo các văn bản cho từng vụ án cụ thể;
- Hỗ trợ Thư ký Tòa án lấy số các loại văn bản, giấy tờ và cấp, tống đạt các văn bản
tố tụng của Tòa án cho những người tham gia tố tụng;
- Photocopy các tài liệu, giấy tờ; theo yêu cầu của Thẩm phán và Thư ký trực tiếp

thụ lý và giải quyết vụ việc;
- Hỗ trợ Thẩm phán và Thư ký Tòa án tống đạt các văn bảntố tụng và công văn cho
các đương sự, các tổ chức và các cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân các cấp, Công
an phường…theo yêu cầu của Tòa án.
Nội dung được hướng dẫn:
- Được Thẩm phán và Thư ký hướng dẫn tận tình tận tình, chu đáo những cơng việc
nêu trên. Để bản thân phát huy được tối đa những kiến thức đã được học và rút ra được
10


những kinh nghiệm. Các anh, chị, người hướng dẫn đã có những phương pháp tốt nhất để
làm sao cho sinh viên vừa vận dụng được kiến thức sẵn có, vừa tiếp thu thêm được cái
mới và có được những kinh nghiệm qua cơng việc đã làm.
Ví dụ: Để soạn thảo ra một quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án, nếu
có vướng mắc về nội dung của quyết định, anh chị sẽ hướng dẫn căn cứ vào đâu (hồ sơ
vụ án) vào điều Luật nào ... Từ đó, bản thân có thể nắm được kiến thức và soạn thảo được
các quyết định tương tự như: Quyết định phân cơng Thư ký Tịa án tiến hành tố tụng ...
 Cách làm việc này thật sự hiệu quả, Thẩm phán, Thư ký chỉ hướng dẫn, mang
tính định hướng để sinh viên biết bắt đầu từ đâu và nên làm như thế nào, căn cứ ở đâu.
Từ đó, bản thân có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, tránh lệ thuộc, dựa dẫm.
- Các công việc liên quan đến các loại máy văn phòng, đối với sinh viên là một
cơng việc mới mẻ. Vì trước đây chưa từng có cơ hội được tiếp cận, sử dụng. Vì vậy, anh
chị trong cơ quan đã hướng dẫn tận tình cách sử dụng như photocopy các tài liệu, giấy tờ

- Việc sắp xếp hồ sơ, đánh số bút lục, lập bảng kê, … đều có các trình tự quy định
riêng. Và để nắm được quy trình cách làm các cơng việc đó, Thẩm phán, Thư ký đã
hướng dẫn cho bản thân một cách chi tiết, rõ ràng.

11



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1 này, bản thân đã sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu tìm hiểu
q trình hình thành và phát triển của Tịa án nhân dân thành phố Pleiku. Nắm được
những thông tin cơ của Tòa án qua các giai đoạn thành lập và phát triển. Dựa trên các
quy định của pháp luật để nêu ra chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân.
Từ đó hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng qt chính xác hơn về Tịa án nhân dân. Thơng qua
đó, bản thân cũng đã rút ra được những kiến thức, những điều cần trau dồi thêm cho bản
thân để sống có ý thức, tuân thủ pháp luật hơn. Cập nhật sơ đồ tổ chức hiện nay của Tòa
án bao gồm những ai, bộ máy làm việc như thế nào. Khơng chỉ dừng lại ở đó, để nắm
được cơ cấu tổ chức hiện nay của Tòa án nhân dân, bản thân cũng đã tìm hiểu thêm về cơ
cấu tổ chức của Tòa án ở những giai đoạn trước, qua các nhiệm kỳ của các Chánh án
khác nhau. Từ đó, bản thân có thể nhìn nhận sự thay đổi, nắm được rõ hơn, bao quát hơn
về Tòa án nhân dân thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, bản thân cũng nêu ra các nội quy,
quy định của Tòa án. Từ đó có thể biết được những việc cần phải làm và tn thủ quy
định khi có mặt ở Tịa án nhân dân. Giúp bản hiểu biết thêm được những kiến thức mới,
trở nên tự tin hơn khi đa số mọi người đều có tâm lý rụt rè khi bước vào môi trường làm
việc này. Ở chương 1 này, bản thân cũng đã khái quát sơ bộ nội dung công việc mà sinh
viên hướng tới trong đợt thực tập.

12


CHƯƠNG 2.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG
CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TTDS - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ
2.1.1. Khái niệm về chứng cứ, thu thập tài liệu chứng cứ
Chứng cứ có thể hiểu là những gì phản ánh sự thật khách quan, được đương sự và
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo

trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Trong một vụ việc dân sự thường có rất nhiều
tình tiết, sự kiện mà quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự phụ thuộc vào nó. Những
tình tiết, sự kiện đó bao gồm các tin tức, dấu vết được thể hiện dưới những hình thức nhất
định do Tịa án sử dụng làm cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự được gọi là chứng cứ.
Chứng cứ và lý luận về chứng cứ là nội dung quan trọng trong ngành luật hình thức.
Thơng tin, tài liệu, sự kiện được thừa nhận là chứng cứ hoặc không là chứng cứ là tiền đề
lý luận và cơ sở pháp lý để các chủ thể chứng minh sử dụng làm căn cứ bảo vệ quyền của
mình hoặc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc phát sinh tại cơ quan tư pháp.
Nhận thức được tầm quan trọng của chứng cứ, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã ghi nhận
và quy định chứng cứ và chứng minh từ Điều 91 đến Điều 110, chương VII. Trên cơ sở
các quy định này, các chủ thể chứng minh có quyền sử dụng các quy định về chứng cứ để
phục vụ cho nhu cầu của mình trong việc bảo vệ quyền và Tịa án dùng làm căn cứ để
giải quyết các tranh chấp, yêu cầu của đương sự, người yêu cầu.
Nghiên cứu lý luận chứng cứ trong vụ án dân sự ở Việt Nam dưới góc độ lịch sử,
chúng ta có thể nhận định mặc dù khái niệm chứng cứ cho đến thời điểm trước khi ban
hành Bộ luật Tố tụng Dân sự chưa được quy định chính thức, tuy nhiên các nhà nghiên
cứu, giảng dạy về Luật TTDS đã xây dựng khái niệm chứng cứ dựa trên cơ sở của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng có tiếp thu những quan điểm khoa học về chứng cứ của pháp
luật tố tụng dân sự ở các nước.
Có nhiều định nghĩa về chứng cứ trên thế giới: Trong Bộ luật TTDS của Liên bang
Nga có quy định: “Chứng cứ trong TTDS là những sự thật khách quan và theo đó mà Tịa
án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án dân sự” hay BLTTDS Nhật Bản có định nghĩa:
“Chứng cứ là một tư liệu thơng qua đó một tình tiết được Tịa án công nhận và là một tư
liệu, cơ sở thông qua đó Tịa án được thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay
khơng”. Có thể thấy, về nội hàm khái niệm của một số nước nêu trên khẳng định lại là:
Chứng cứ là sự thật khách quan.
Ở Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ
trong pháp luật TTDS của các nước, đó là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân
chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con người, đánh giá chứng cứ trong mối quan hệ
biện chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của

chứng cứ luôn ở dạng động, liên quan đến nhau.

13


Trong khoa học Luật TTDS Việt Nam, chứng cứ được định nghĩa: “Chứng cứ là
những gì có thật mà dựa vào đó theo một trình tự do luật định, Tịa án xác định có hay
khơng có những tình tiết làm cơ sở cho các yêu cầu của đương sự, của Viện kiểm sát, tổ
chức xã hội và những tình tiết khác có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ kiện’’
Khái niệm chứng cứ qua từng giai đoạn được các nhà làm luật đưa ra nhiều khái
niệm khác nhau, như tác giả ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải trong bài viết “Chứng cứ, chứng
minh trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” từng đưa
ra khái niệm “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng
hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và được Tòa
án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định
yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”
Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 27/5/2004 tại Điều 81 đã đưa ra quy phạm định nghĩa về khái niệm
chứng cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu
hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khơng cũng như những tình
tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
Và theo Điều 93 Bộ luật TTDS 2015, chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có
thật được đương sự các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án
hoặc do Tịa án thu thập được trong q trình tố tụng, từ đó xác định u cầu hay phản
đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không.
Như vậy, nhận định chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được thu
thập theo trình tự do pháp luật tố tụng dân sự quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để

giải quyết vụ việc dân sự
2.1.2. Khái niệm thu thập chứng cứ trong pháp luật Tố tụng dân sự
Về nguyên tắc, khi tham gia tố tụng các đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, do vậy các đương sự
phải có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để cung cấp cho Tòa án, Tịa án có trách nhiệm xem
xét các tình tiết của vụ án, căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết theo yêu
cầu của đương sự.
Trong nghiên cứu khoa học pháp lý, nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm khác nhau về
thu thập chứng cứ nói chung và của đương sự nói riêng. Theo tác giả Tưởng Duy Lượng
thì thu thập chứng cứ là một hành vi tố tụng của cả đương sự, Viện kiểm sát và Tòa án
trong việc tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ do đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung
cấp "Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định trong
BLTTDS".
Đề cập đến phạm vi rộng và khái quát hơn, tác giả Nguyễn Minh Hằng cho rằng thu
thập chứng cứ được hiểu là hoạt động tố tụng dân sự của các chủ thể chứng minh trong
14


việc phát hiện và ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện
pháp theo một trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
So sánh hai quan điểm trên thấy rằng các tác giả đều có chung những quan điểm về
khải niệm thu thập chứng cứ, đó là: thu thập chứng cứ là hoạt động tố tụng dân sự của
các chủ thể chứng minh, được tiến hành theo trình tự thủ tục được pháp luật tố tụng dân
sự quy định. Theo giáo trình của trường Đại học luật Hà Nội thì: "Thu thập chứng cứ là
việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp, đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu,
đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự". Khái niệm này đã đề cập đến bản chất
của biện pháp thu thập chứng cứ cũng như đưa ra mục đích của hoạt động thu thập
chứng cứ nhằm để "nghiên cứu", "đánh giá và sử dụng" trong hoạt động giải quyết các vụ
án dâm sự của Tịa án. Từ những vấn đề trên, có thể kết luật về khái niệm thu thập chứng
cứ như sau:

Dưới góc độ pháp luật TTDS, hoạt động thu thập chứng cứ được hiểu là hoạt động
tố tụng dân sự của các chủ thể chứng minh trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo
quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố
tụng dân sự quy định.
2.1.3. Lịch sử hình thành thu thập tài liệu, chứng cứ
Một trong những điểm quan trọng của Bộ luật Tố tụng Dân sự là quy định nghĩa vụ
cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự. Tòa án chỉ
tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự
thu thập được và có u cầu Tịa án tiến hành thu thập.
Quy định này một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực cơng việc cho
Tịa án, mặt khác, cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Tịa án lạm
dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để thiên vị cho một trong các bên. Tuy nhiên,
thực tiễn thi hành những quy định này đã gặp khơng ít khó khăn cho cả đương sự lẫn Tòa
án. Trong số các nguồn chứa đựng chứng cứ thì các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn
được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp, đương sự lại khơng
có các chứng cứ đó, mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý.
Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, BLTTDS 2015 Điều 7quy định về trách
nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân
(sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có
yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp khơng
cung cấp được thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án,
Viện kiểm sát.
Mặt khác, tại khoản 2 Điều 97 và khoản 1 Điều 106 của BLTTDS 2015 cũng quy
định, chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn
không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền u cầu Tòa án thu thập. Trường hợp
15



đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không
thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị
Tịa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc
dân sự đúng đắn.
2.1.4. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa như thế nào đối với việc giải
quyết vụ án
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
mình trước Tồn án thì việc pháp luật quy định các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ
trợ thu thập chứng cứ khi đương sự tự mình khơng thể thực hiện được là rất cần thiết.
Hiện nay BLTTDS quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự là một nguyên tắc
trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên BLTTDS chưa quy định được cơ chế để các bên đương
sự có thể làm tốt nghĩa vụ chứng minh của mình, đặc biệt là những khó khăn đương sự
gặp phải trong quá trình thu thập chứng cứ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trước Tịa án. Vì vậy, sự hỗ trợ của Tồ án đối
với các đương sự thu thập chứng cứ trong một số trường hợp sẽ có tác dụng giúp các
đương sự thực hiện được nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP TÀI LIỆU,
CHỨNG CỨ CỦA TÒA ÁN TRONG TTDS
2.2.1. Nghĩa vụ chứng minh
Theo quy định tại BLTTDS 2015 Điều 91 Nghĩa vụ chứng minh được quy định
như sau:
1. Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tịa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là
có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị
kiện có nghĩa vụ chứng minh mình khơng có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà khơng cung cấp, giao nộp
được cho Tịa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng
lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp
tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc
trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao
động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử
dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
16


2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn
bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho sự phản đối đó.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà
nước hoặc u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện,
u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ chứng
minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được
chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tịa án giải quyết vụ việc dân sự theo những
chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
Theo quy định tại BLTTDS 2015 Điều 92Những trường hợp, tình tiết, sự kiện
khơng phải chứng minh:
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:

a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tịa án thừa
nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tịa án đã
có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu
lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng
thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự
kiện này hoặc tính khách quan của văn bản cơng chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể
yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức cơng chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản
chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài
liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên
đương sự đó khơng phải chứng minh.
3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện
được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
2.2.2. Nguồn và cách xác định chứng cứ
Theo quy định tại BLTTDS 2015 Điều 94 Chứng cứ được thu thập từ những
nguồn sau:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
17


7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định tại BLTTDS 2015 Điều 95 Chứng cứ được xác định như sau:
1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao
có cơng chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp,
xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo
văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu
hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ
của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thơng điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu
được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị
khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại
phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành
theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định
được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu
việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ
được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến
hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng,
chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều
kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

2.2.3. Vấn đề giao nộp,xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ
Theo quy định tại BLTTDS 2015 Điều 96 Vấn đề giao nộp tài liệu chứng cứ
được thể hiện rõ như sau:
1. Trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ
giao nộp tài liệu, chứng cứ choTòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp
chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp
bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài
18


×