Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thủ tục thi hành án dân sự thực tiễn tại cục thi hành án dân sự tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.97 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGÔ THỊ THẢO

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - THỰC TIỄN
TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM

Kon Tum, tháng 06 năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ - THỰC TIỄN
TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN
: NGÔ THỊ THẢO
LỚP
: K10LK2
MSSV
: 16152380107068

Kon Tum, tháng 06 năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã học tập được rất nhiều kiến
thức không những về tri thức khoa học mà còn về những kiến thức và kinh nghiệm sống.
Cho đến ngày hôm nay, để hoàn thành được báo cáo này em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ của mọi người.
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận
tình của nhiều các nhân và tập thể. Trong trang đầu của bài khóa luận này, em xin chân
thành gửi lời cảm ơn tới:
Quý thầy cô Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã giúp đỡ, động viên, tạo
điều kiện cho em được thực tập tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum để được tiếp
cận với thực tế, có cơ hội để sử dụng kiến thức pháp lý đã được các thầy cô tận tình giảng
dạy trên giảng đường vào thực tiễn cơng tác.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Sư phạm & Dự bị đại học
đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Kiều đã ln tận
tâm tận tình hướng dẫn, chỉ bảo những kiến thức, những định hướng quý báu để em hoàn
thành tốt chuyên đề nghiên cứu của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh các
chị, các cô các chú trong cơ quan nơi em thực tập đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời
gian thực tập qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cơ giáo hướng dẫn
Trương Thị Hồng Nhung là người đã giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành bài báo
cáo thực tập tốt nghiệp này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,
thành công và hạnh phúc!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Bố cục ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM ................. 3
1.1.1. Thông tin và nội quy của Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum ....................... 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum ... 5
1.1.3. Khái quát về chi cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum ..................................... 9
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM ................................................................................. 9
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum ..................... 9
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum ............................. 10
1.3.GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VÈ CÔNG VIỆC SINH VIÊN HƯỚNG ĐẾN TRONG
ĐỢT THỰC TẬP ..................................................................................................... 12
1.3.1 Nhiệm vụ và q trình thực hiện cơng việc ..................................................... 12
1.3.2 Mô tả công việc thực tế ................................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................. 15
2.1. KHÁT QUÁT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ .................................................... 15
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án dân sự ........................................................ 15
2.1.2. Ý nghĩa thi hành án dân sự............................................................................ 17
2.2. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................................... 17
2.2.1. Chuyển giao bản án, quyết định .................................................................... 17
2.2.2. Quyền yêu cầu thi hành án và thời hiệu thi hành án........................................ 18
2.2.3. Chủ động ra quyết định thi hành án và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu

cầu ............................................................................................................................ 19
2.2.4. Lập hồ sơ thi hành án ................................................................................... 21
2.2.5. Thông báo về thi hành án .............................................................................. 21
2.2.6. Xác minh điều kiện thi hành án ..................................................................... 22
2.2.7. Tổ chức thi hành án ...................................................................................... 22
2.2.8. Hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án ...................................... 23

i


2.2.9. Kết thúc việc thi hành án .............................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỈNH KON TUM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................... 28
3.1 THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỈNH KON TUM .................................................................................................... 28
3.1.1 Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác cưỡng chế thi hành án
nhân sự tại cơ quan , đơn vị thực tập:.......................................................................... 28
3.1.2. Đánh giá công tác thi hành án dân sự tại chi cục thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum .......................................................................................................................... 31
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TẠI CHI
CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM .................................................. 34
3.2.1 Về thời hạn cấp bản án, quyết định của Tòa án và ra quyết định thi hành án của
thủ trưởng Cơ quan thi hành án .................................................................................. 34
3.2.2 Về thi hành pháp luật thi ành án dân sự .......................................................... 34
3.2.3 Bổ sung thủ tục phối hợp thi hành phần dân sự với thi hành hình phạt trong bản
án, quyết định hình sự ................................................................................................ 35
3.2.4 Tăng cường mối quan hệ phối hợp cũng như trách nhiệm của các cơ quan có liên
quan trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm......................................................... 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 37
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt/ ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

THA
THADS
CHV
UBND

Thi hành án
Thi hành án dân sự
Chấp hành viên
Ủy ban nhân dân

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết

Thi hành án dân sự có thể được coi là công đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng
nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án và các cơ quan
tài phán, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ
vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định là
nhiệm vụ của cơ quan THADS và Chấp hành viên là người trực tiếp tổ chức thi hành các
bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành.
Hiến pháp 2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
mục tiêu trong những năm tới đây là xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của tịa án có
hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán
quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều năm qua, Chính phủ đã xác định
cơng tác THADS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đưa ra nhiều giải pháp
hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Luật thi hành án dân sự ra
đời cùng với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa các quy định của Luật
này vào cuộc sống đã đánh dấu bước đổi mới cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực trong
công tác thi hành án (THA). Đồng thời xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ
quản lý Nhà nước thống nhất cơng tác THA, từng bước xã hội hóa hoạt động THA.
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước trong
việc đưa các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế. Hoạt
động thi hành án một mặt đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Mặt
khác, nó cịn là cơng cụ hữu hiệu để khơi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án có tác động trực tiếp đến lịng tin của
nhân dân đối với pháp luật.
Xác định tầm quan trọng của công tác thi hành án dân sự, ngày 14/11/2008 Quốc
hội Khố XII đã biểu quyết và thơng qua Luật thi hành án dân sự. Luật thi hành án dân sự
ra đời góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự. Tuy

nhiên, Luật thi hành án dân sự còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn, gây khơng ít khó khăn cho hoạt động thi hành án dân sự gây ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi tham gia vào quá trình thi hành
án dân sự.
Trên cơ sở lý luận đã được nghiên cứu trong thời gian học tập tại trường và áp dụng
thực tiễn khi tác nghiệp tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum, em đã quyết định
chọn: “Thủ tục thi hành án dân sự -Thực tiễn tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum” làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo thực tập tốt nghiệp.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn công tác
thi hành án dân sự ở tỉnh Kon Tum. Trên cơ sở đó thấy được thực trạng của công tác
THADS, đánh giá đúng và nghiêm túc vai trị, vị trí của cơng tác THADS, để đưa ra các
yêu cầu và giải pháp tăng cường hơn nữa vai trị của cơng tác hoạt động THADS, đảm
bảo mọi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án phải được đưa ra thi hành
góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác THADS ở tỉnh Kon Tum nói riêng và THADS cả
nước nói chung trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình thủ tục về thi hành án dân sự cũng như
thực trạng việc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự tại cơ quan thi hành án dân sự
tỉnh Kon Tum trong những năm qua.
Phạm vi nghiên cứu
Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, thi hành án dân sự là lĩnh vực hoạt động được
chú trọng và là một nhiệm vụ của ngành Tư pháp. Hoạt động thi hành án là công đoạn
làm cho bản án, quyết định của Tồ án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm
minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ

chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tơi tập trung trình bày các thủ tục thi hành án dân sự, nêu lên thực trạng những khó khăn,
vướng mắc trong q trình thực hiện, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao
công tác thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phân tích, tổng hợp, lơgic pháp lí và lịch sử, so sánh luật… nhằm làm rõ những nhận định
được đưa ra trong chuyên đề.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung báo cáo gồm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về hoạt động thi hành án dân sự
Chương 3: Thực tiễn thi hành án dân sự tại Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum và
một số kiến nghị

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM
1.1.1. Thông tin và nội quy của Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
a. Khái quát chung
- Tên: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 42 Trương Hán Siêu, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum
- Fax: 0603.912789
- Số điện thoại: 0603.864406; 0603.500100; 0603.912789
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án

dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng
Cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan
THADS địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phịng chun mơn trực thuộc và tổ chức tương
đương trực thuộc.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự;
Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra
viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi
hành án (nếu có); Thư ký thi hành án và công chức khác.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành
án dân sự tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân
công phụ trách.
Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy
định tại Điều 173 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, có trách nhiệm báo cáo
với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác THADS
trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc
THA hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
b. Nội quy tại đơn vị thực tập
Đối với công chức trong cơ quan:
- Công chức trong cơ quan phải nghiêm túc chấp hành các quy định của Bộ luật lao
động và Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Trong giờ làm việc, công chức phải mặc trang phục, đeo phù hiệu theo quy định
của ngành.
- Đi lại nhẹ nhàng, không gây ồn ào trong giờ làm việc, giữ gìn vệ sinh chung và
bảo vệ tài sản công.


3


- Nghiêm cấm công chức uống rượu, bia... Hút thuốc lá trong giờ làm việc và khi
tiếp công dân.
Đối với đương sự đến làm việc, khách đến liên hệ công tác:
- Đối với đương sự đến liên hệ công việc phải xuất trình giấy báo, giấy mời cho cán
bộ trực tiếp dân; Không được đi lại lộn xộn, gây mất trật tự nơi công sở.
- Khách đến làm việc, liên hệ với trục cơ quan đề được hướng dẫn.
- Không được mang theo vũ khí, chất cháy nổ vào cơ quan (Ngoại trừ việc cơ quan
điều tra tang vật). Nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản của cơ quan phải bồi thường thiệt
hại đã gây ra theo quy định của pháp luật.
Nội quy tiếp công dân:
Quy định chung:
- Thời gian tiếp cơng dân trong ngày làm việc hành chính:
+ Buổi sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
- Địa điểm tiếp công dân: Phòng tiếp dân tại trụ sở Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum (địa chỉ số 42, đường Trương Hán siêu, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum).
- Lịch tiếp công dân: Lãnh đạo và công chức Cục thi hành án dân sự thực hiện tiếp
dân theo Lịch trực tiếp công dân được niêm yết tại Phịng tiếp dân.
Ngồi thời gian tiếp cơng dân định kỳ vào ngày 10 hàng tháng. Cục trưởng trực tiếp
tiếp công dân trong mọi trường hợp khi công dân yêu cầu.
Đối với công dân:
- Khi đến địa điểm tiếp dân, công dân có các quyền sau: Trình bày về nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan
đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; được khiếu nại, tố cáo về hành vi vi
phạm của người tiếp dân; được nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Khi đến địa điểm tiếp dân, cơng dân có các nghĩa vụ sau: Nêu rõ họ tên, địa chỉ,
xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo yêu cầu của người tiếp cơng dân
có thái độ đúng mực, tơn trọng đối với người tiếp cơng dân; trình bày trung thực sự việc,
cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,
yêu cầu; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp cơng
dân ghi chép lại; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người
tiếp công dân; trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một
nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Đối với người tiếp cơng dân:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề theo quy định
của ngành;

4


- u cầu cơng dân xuất trình giấy tờ tùy thân, có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội
dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc
tiếp nhận, thụ lý vụ việc;
- Phải ứng xử có văn hóa, tơn trọng cơng dân; tiếp nhận đơn hoặc ghi chép đầy đủ,
chính xác nội dung mà người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải thích, hướng
dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ
quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ
quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm;
trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng
xử lý theo quy định của pháp luật.
- Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp: Người đang trong tình trạng say do
dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng

nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và các trường hợp khác theo quy
định tại Điều 9 Luật tiếp cơng dân.
1.1.2. Q trình hình thành và phát triển của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum
Thực hiện Nghị quyết của Quốc Hội và Pháp lệnh năm 1993, cùng với các địa
phương khác trong cả nước, tháng 7 năm 1993 các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum được thành lập. Đến nay, qua 21 năm hình thành và phát triển, được sự quan tâm
của Trung ương và tỉnh, Ngành Thi hành án dân sự đã được khẳng định là một ngành độc
lập trong hệ thống cơ quan nhà nước với vị thế hoàn toàn mới, kết quả Thi hành án dân
sự có sự chuyển biến liên tục qua từng năm, bảo đảm tính vững chắc, góp phần quan
trọng vào nhiệm vụ chung của toàn hệ thống Thi hành án dân sự và đã góp phần khơng
nhỏ vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, hỗ trợ một
phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Quá trình hình thành, phát
triển của Ngành Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum có thể chia thành 3 gia đoạn: giai đoạn
năm 1993-2003 khi triển khai thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993; giai
đoạn 2004-2008 gắn với việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm
2004; từ 2009 đến nay khi triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Giai đoạn 1993 – 2003: Năm 1993 khi mới thành lập cả tỉnh có Phịng thi hành án
và 5 Đội thi hành án cấp huyện, thị xã với 9 cán bộ (6 trung cấp, 01 sơ cấp, 02 chưa qua
đào tạo, trong đó có 4 chấp hành viên), đến năm 2003 tồn tỉnh có Phịng thi hành án và 8
đội thi hành án huyện, thị xã với 3 cơng chức, trong đó có 02 chấp hành viên cấp tỉnh, 12
chấp hành viên cấp huyện, hơn 80% cơng chức có trình độ đại học. Trong giai đoạn này,
Ngành gặp khơng ít khó khăn về cơng tác tơt chức cán bộ do đội nguc cán bộ trình độ
khơng đồng đều, chấp hành viên cịn thiếu, có đơn vị nhiều năm liền khơng có chấp hành
viên (Đội Thi hành án dân sự huyện Đăk Glei….) nên việc tổ chức thi hành án phải do
Phòng Thi hành án dân sự đảm nhiệm. Các cơ quan Thi hành án dân sự trong giai đoạn

5



này đều thiếu nguồn cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tuyển dụng đầu vào, tuy vậy việc
tiếp nhận cán bộ từ các ngành khác (công an, kiểm sát, tịa án, thanh tra…) vào cơng tác
tại cơ quan Thi hành án dân sự cũng góp phần vào việc kiện tồn đội ngũ cán bộ trong
giai đoạn này. Cơng tác tổ chức cán bộ của cơ quan Thi hành án dân sự trong giai đoạn
này hoàn toàn do Sở Tư pháp theo dõi, quản lý theo quy định của Bộ Tư pháp tạp Quyết
định 141/QĐ-QLTA-THA ngày 21/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Về cơ sở vật chất đa só các cơ quan Thi hành án dân sự sử dụng chung trụ sở với
các cơ quan khác (Phòng Thi hành án dân sự sử dụng chung trụ sở với Sở Tư pháp), các
cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện chủ yếu đi thuê trụ sở hoặc được Ủy ban nhân dân
huyện bố trí phịng làm việc trong Ủy ban nhân dân, chỉ có Thi hành án dân sự huyện
Đăk Hà được xây trụ sở riêng vào năm 1998. Công nghệ thông tin chưa được ứng dung
trong công tác, kinh phí hoạt động rất hạn hẹp. Mặc dù khó khăn về con người, cơ sở vật
chất nhưng từ 1993 – 2003, toàn ngành đã tổ chức thi hành xong6.216 việc/8.925 việc có
điều kiện thi hành thu được 18 tỷ 496 triệu 096 ngàn đồng/30 tỷ 776 triệu 169 nghìn đồng
có điều kiện thu, đạt tỷ lệ 70% về việc và 60% về tiền. Kết quả Thi hành án dân sự trong
giai đoạn này tuy đạt chưa cao nhưng đã thể hiện rõ sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan
Thi hành án dân sự. Trong giai đoạn này công tác Thi hành án dân sự đã triển khai chủ
trương chuyển giao án có giá trị khơng q 500.000 đồng cho Ủy ban nhân dân cấp xã
đôn đốc thi hành.
Giai đoạn 2004 – 2008: thực hiện pháp lện Thi hành án dân sự năm 2004, trong các
cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh có 95 biên chế, trong đó có 32 chấp hành viên (cấp tỉnh
4, huyện 28). Tổ chức bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự được củng cố kiện toàn
thêm một bước so với giai đoạn 1993-2003; đội ngũ cán bộ, chấp hành viên có tăng về số
lượng, từng bước chuyển biến về chất lượng, việc bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý hơn, ổn
định hơn gia đoạn 1993 – 2003, khắc phục cơ bản tình trạng thiếu nguồn cán bộ để tuyển
dụng. Các phịng chun mơn cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh được thành lập (03 phịng
chun mơn), việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn này tạo cơ sở khá vững chắc
cho việc triển khai hi hành Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Công tác tổ chức, cán bộ
của cơ quan Thi hành án dân sự được bàn giao cho Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh quan
lý trực tiếp, trên cơ sở đó tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc quản lý

một số mặt công tác tổ chức, cán bộ theo Quyết định số: 1148/QĐ-BTP, ngày 18/5/2005
của Bộ Tư pháp ủy quyền.
Đây là giai đoạn Bộ Tư pháp đã quan tâm đầu tư xây dựng về trụ sở làm việc của
các cơ quan Thi hành án dân sự (8/9 cơ quan Thi hành án dân sự huyện và Thi hành án
dân sự tỉnh đã được xây dựng trụ sở làm việc), đáp ứng đủ cho biên chế, yêu cầu công
tác của các cơ quan Thi hành án dân sự trong giai đoạn này. Công nghệ thông tin bước
đầu được ứng dụng trong cơng tác,về kinh phí, phương tiện làm việc được trang bị đầy
đủ hơn. Trong giai đoạn này điêm mới của cơng tác quản lý tài chính là bước đầu sử
dụng kinh phí theo cơ chế tự chủ, tạo quyền chủ động trong quản lý chi tiêu tài chính,
từng bước tăng thu nhập cho công chức. Trong giai đoạn này, các cơ quan Thi hành án

6


dân sự của Tỉnh đã tổ chức thi hành xong 5.859 việc/8.316 việc cos diều kiện thi hành,
thu được 82 tỷ 911 triệu 588 nghìn đồng/115 tỷ 422 triệu 839 nghìn đồng có điều kiện
thu, đạt tỷ lệ 70,45% về việc, 71,83% về tiền. Kết quả Thi hành án dân sự trong giai đoạn
này chuyển biến khá rõ rệt, tỷ lệ Thi hành án hằng năm và cả giaiddoanj đạt cao hơn so
với thời điểm thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993.
Giai đoạn 2009 – nay: Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và chỉ đạo,
hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự ngày 23/11/2009, Cục Thi
hành án dân sự tỉnh và cá Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố ra mắt hoạt động
theo mô hình tổ chức mới theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Đến nay qua hơn
năm triển khai thi hành Luật Thi hành án dân sự,…tổ chức bộ máy công chức Cục và 9
Chi cục huyện, thành phố đã được nâng lên một bước rất quan trọng, chất lượng, số
lượng cán bộ tiếp tục được nâng lên, đa số cán bộ đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tiêu chuẩn,
đảm bào u cầu hiện nay. Tồn tỉnh có 105 người/105 biên chế được giao. Cục Thi hành
án dân sự tỉnh có 25/25 biên chế; Chi Cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có
80/80 biên chế). Trong đó, có 26 chấp hành viên (4 trung cấp, 22 sơ cấp), 7 thẩm tra viên,
16 thư ký, còn lại là cán bộ chuyên môn khác như chuyên viên, kế toán, thủ kho, văn

thư… Tổ chức bộ máy của Cục gồm Cục trưởng, 02 Phó cục trưởng và 4 phịng chun
mơn. Văn phịng Cục có Chánh Văn phịng, 02 Phó Chánh văn phịng; Phịng kiểm tra,
giải quyết khiếu nại tố cáo cáo Trưởng phịng, 01 Phó trưởng phịng; phịng Ngiệp vụ và
Tổ chức thi hành án có 01 Trưởng phịng và 02 Phó trưởng phịng. Các Chi cục hiện nay
đã có 9/9 đơn vị đã bổ nhiệm được Chi Cục trưởng, các Chi cục Thành phố Kon Tum,
Đăk Hà, Ngọc Hồi, Đăk Tơ, Sa Thầy, Kon Rẫy, ngồi Chi cục trưởng đã bổ nhiệm được
Phó Chi cục trưởng. 100% cán bộ trong ngành đã đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn
nghiệp vụ. Trong giai đoạn này, đội ngũ cán bộ chủ yếu chuyển tiếp từ kết quả xây dựng
đội ngũ cán bộ trong giai đoạn thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và từ
việc bổ sung biên chế hàng năm cũng như chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Cơng tác rà sốt, quy hoạch cán bộ các cơ quan Thi hành án dân sự trong giai đoạn
này được Ngành thực hiện một cách bài bản hơn, có định hướng lâu dài, đúng hướng dẫn
của Trung ương và Ban thường vụ Tỉnh ủy, chế độ chính sách đối với cán bộ có sự đổi
mới, từng bước động viên, thu hút cơng chức gắn bó với Ngành. Kỷ luật, kỷ cương, ý
thức, trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc chuyển biến tích cực. Trình độ lý luận chính
trị, ký năng cơng tác, kỹ năng quản lý, phảm chất đạo đức, tư cách củ cán bộ cũng được
liên tục bồi dưỡng, nâng cao. Bộ Tư pháp đầu tư xây dựng mới trụ sở làm việc huyện Tu
Mơ Rông và trụ sở Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi; đồng thời cấp kinh phí
để sửa chữa, bảo trì các trụ sở trước đó. Cơng nghệ thơng tin được ứng dụng nhiều hon
trong hoạt động Thi hành án dân sự; kinh phí, điều kiện làm việc bảo đảm cho các cơ
quan Thi hành án dân sự triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đây cũng là giai đoạn Chi bộ và
các Tổ chức Cơng đồn, Đồn thanh niên Cục Thi hành án dân sự và đa số các Chi cục
được thành lập bảo đảm kịp thời lãnh đạo, phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ

7


Chính trị của Ngành và địa phương. Với vị thế, mơ hình tổ chức mới, kết quả Thi hành án
dân sự từ 2009 đến nay có sự chuyển biến rất đáng kể và khá vững chắc. Nhiều vụ việc

phức tạp, tồn đọng trước đó đã được giải quyết, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng
cho các bên đương sự. Tồn tỉnh đã giải quyết xong 8.795 việc/8.990 việc có điều kiện
thi hành, thu được 167 tỷ 668 triệu 401 ngàn đồng/174 tỷ 620 triệu 737 ngàn đồng có
điều kiện thu, đạt tỷ lệ 98% về việc, 96% về giá trị. Bên cạnh công tác Thi hành án dân
sự Ngành cịn triển khai thực hiện cơng tác Thi hành án hành chính theo Luật Tố tụng
hành chính.
Có được kết quả như trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn của Ngành
cịn thể hiện rõ sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Bô Tư pháp, Tổng Cục Thi
hành án dân sự và cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các Ngành có liên
quan, nhất là các ngành Kiểm sát, Tư pháp, Công an, Tòa án … Từ năm 1993 đến nay ủy
ban nhân dân Tỉnh đã ban hành 03 chỉ thị chỉ đạo tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác
Thi hành án dân sự trên địa bàn và chỉ đạo tăng cường mối quan hệ phối hợp trong hoạt
động Thi hành án dân sự và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chương
trình, kế hoạch chỉ đạo, định hướng công tác của Ngành Thi hành án dân sự tỉnh. Bn chỉ
đạo Thi hành án dân sự cấp tỉnh, huyện được thành lập cũng góp phần quan trọng trong
việc tổ chức thi hành các vụ việc khó khăn, phức tạp. Công tac giám sát, kiểm sát hoạt
động Thi hành án cũng được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm. Việc triển khai thực
hiện cải cách tư pháp trong hoạt động Thi hành án dân sự bảo đảm đúng kế hoạch, hướng
dẫn của Tỉnh ủy, Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự.
Nhằm tiếp tục đưa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp trong lĩnh
vực Thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống, ngày 14/11/2008, Quốc Hội khóa XII đã
thông qua Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết số 24/2008/QH12 về triển khai thi
hành Luật này. Thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 74/2009/NĐ-CP, ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, cơ quan Thi
hành án dân sự và công chức làm công tác Thi hành án dân sự; Nghị định có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/11/2009. Theo đó, hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự được tổ
chức và quản lý tập trung thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Ở
Trung ương có Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp. Ở địa phương cơ
quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh trước đây được nâng lên thành Cục Thi hành án dân sự

trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp; Cơ quan Thi hành án dân sự cấp
huyện trước đây được nâng lên thành Chi cục Thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục
Thi hành án dân sự tỉnh.
Ngày 06/11/2009, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2906/QĐBTP thành lập Cục Thi hành dân sự tỉnh Kon Tum trên cơ sở cơ quan Thi hành án dân sự
tỉnh Kon Tum; cùng ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Quyết định từ số
2907/QĐ-BTP đến 2915/QĐ-BTP thành lập Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành

8


phố tỉnh Kon Tum trên cơ sở các cơ quan Thi hành án dân sự các huyện, thành phố tỉnh
Kon Tum.
1.1.3. Khái quát về hoạt động của Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm phía Bắc Tây ngun, có địa hình đi lại cịn nhiều
khó khăn, kinh tế phát triển cịn chậm so với các tỉnh khác trong cả nước; hàng năm các
vụ việc án dân sự phát sinh không nhiều. Theo thống kê của ngành Thi hành án dân sự thì
Kon Tum là một trong 10 tỉnh có lượng án dân sự thụ lý hàng năm thấp. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây số lượng án thụ lý hàng năm tăng đột biến với số tiền phải thi hành
án lớn, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp đã gây khơng ít khó khăn cho cơng tác thi hành
án tại địa bàn tỉnh Kon Tum. Mặc dù vậy, các Cơ quan Thi hành án dân sự tại tỉnh Kon
Tum đã luôn cố gắng, tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn. Vì vậy, kết quả thi hành
án dân sự tại tỉnh Kon Tum qua các năm luôn đạt kết quả cao; việc tổ chức xác minh,
phân loại án được thực hiện kịp thời theo đúng quy định của pháp luật về thi hành án dân
sự.
Việc tổ chức thi hành án của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum trong những
năm gần đây luôn đạt và vượt các chỉ tiêu do Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự
giao, do đó nhiều năm liền được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, năm 2012,
2013 được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
Trên cơ cở quy định tại Điều 14 Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum thực hiện đúng, đầy đủ các
chức năng, nhiệm vụ theo quy định, cụ thể là:
- Quản lý, chỉ đạo về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Kon Tum, bao
gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi
hành án dân sự tại Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố.
+ Chỉ đạo việc tổ chức thi hành án dân sự đối với Chi cục Thi hành án dân sự các
huyện, thành phố, trả lời các văn bản thỉnh thị xin ý kiến của Chấp hành viên và Chi cục
Thi hành án dân sự cấp huyện, đồng thời kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân
sự cho Chấp hành viên, công chức khác của Chi cục thi hành án dân sự các huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh.
+ Định kỳ và đột xuất thực hiện việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với
Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố nhằm kịp thời chỉ đạo các đơn vị khắc
phục đối với các sai sót trong q trình tác nghiệp, qua đó có biện pháp chỉ đạo Chi cục
Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có biện pháp tổ chức thi hành án dân sự hiệu
quả, ngày càng đạt tỷ lệ giải quyết tốt hơn.

9


+ Định kỳ thực hiện việc tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ
thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của
Tổng cục Thi hành án dân sự và theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật
Thi hành án dân sự.
- Thường xuyên rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân
sự đối với các trường hợp thi hành án dân sự đủ điều kiện được xét miễn, giảm; định kỳ
phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành

hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình
phạt tù.
- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với
các khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của
Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố theo hướng dẫn, chỉ đạo của
Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Giúp UBND tỉnh Kon Tum thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại
Điều 173 Luật Thi hành án dân sự; Có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh Kon Tum về
chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Kon Tum khi có u cầu; báo cáo Tịa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi
có yêu cầu.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
a. Cơ cấu tổ chức, cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án
dân sự, có tổng số biên chế tại Cục là 24 cơng chức, trong đó có:
+ 08 Chấp hành viên (04 Chấp hành viên trung cấp và 04 Chấp hành viên sơ cấp).
+ 04 Thẩm tra viên, 05 Thư ký (04 Thư ký thi hành án và 01 Thư ký trung cấp thi
hành án).
+ 02 Chuyên viên.
+ 03 Kế toán viên.
+ 02 Cán sự.
Ngồi ra cịn có thêm 05 Hợp đồng 68 (02 Nhân viên Lái xe, 01 Nhân viên Phục vụ,
01 Nhân viên Bảo vệ và 01 Nhân viên Bảo vệ Kho vật chứng).
Về cơ cấu tổ chức, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum có Lãnh đạo Cục gồm
Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng; các phịng chun mơn có 04 phịng gồm:
+ Văn phịng;
+ Phịng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;

+ Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

10


CỤC TRƯỞNG

PHĨ
CỤC TRƯỞNG

PHĨ
CỤC TRƯỞNG

Văn phịng

P. Tổ chức

P. Kiểm tra GQKN,
TC

P. Nghiệp vụ và
TCTHA

Quan hệ chỉ đạo, điều hành
Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
b. Các đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
- Các đơn vị cấp huyện thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum gồm 10 đơn vị
Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố:
+ Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Kon Tum.

+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Hà.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Tô.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Glei.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Rẫy.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Plông.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tu Mơ Rông, Chi cục thi hành án dân sự huyện
Ia H’Drai. Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có con dấu và tài khoản
riêng, tổ chức hoạt động độc lập và chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ
và công tác tổ chức cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
Ghi chú:

11


CỤC THADS TỈNH

Văn
phòng

Phòng
Tổ
chức
cán bộ

Phòng
Kiểm
tra
GQK

N, TC

Phòng
NV và
TC
THA

Chi cục THADS thành
phố Kon Tum

Chi cục THADS
huyện Đăk Hà

Chi cục THADS
huyện Kon Rẫy

Chi cục THADS
huyện Đăk Tô

Chi cục THADS
huyện Konplong

Chi cục THADS
huyện Tu Mơ Rông

Chi cục THADS
huyện Sa Thầy

Chi cục THADS
huyện Ngọc Hồi


Chi cục THADS
huyện Ia H’Drai

Chi cục THADS
huyện Đăk Glei

* Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống các cơ quan Thi Hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
1.3. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VÈ CÔNG VIỆC SINH VIÊN HƯỚNG ĐẾN TRONG
ĐỢT THỰC TẬP
1.3.1. Nhiệm vụ và q trình thực hiện cơng việc
a. Nhiệm vụ công việc
- Giúp chấp hành viên trong công việc hồn thiện hồ sơ.
- Sắp xếp, photo, đóng dấu các loại giấy tờ.
- Đánh dấu bút lục hồ sơ
- Giúp chấp hành viên, thư ký trong công tác tống đạt văn bản giấy tờ cho đương sự.
b. Quá trình thực hiện cơng việc
- Đọc và tìm hiểu Luật thi hành án dân sự và các nghị định, thông tư liên quan đến
công tác Thi hành án dân sự.
- Đọc bản án, quyết định của Tòa án để nắm bắt được những quyết định Thi hành
án.

12


- Sắp xếp, photo, đóng dấu hồ sơ, cơng văn, hoàn thiện hồ sơ dưới sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn tập sự.
- Đánh dấu bút lục hồ sơ.
- Đi thực tế các vụ việc để giải quyết việc Thi hành án dưới sự hướng dẫn của Chấp
hành viên.

- Đi thực tế quá trình xác minh điều kiện Thi hành án, cưỡng chế kê biên tài sản để
Thi hành án dưới sự hướng dẫn của Chấp hành viên.
1.3.2. Mô tả cơng việc thực tế
a. Đọc tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự
- Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014.
- Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/07/2010
của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viên kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một
số vấn đề về thủ tục Thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong Thi hành án dân sự.
- Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/03-2012 của Bộ Tư pháp,
Bộ công an về việc quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong Thi hành án dân sự.
b. Giúp Chấp hành viên, Thư ký trong công tác tống đạt văn bản, giấy tờ liên
quan đến công tác Thi hành án dân sự
Tống đạt các Quyết định, thông báo, văn bản giấy tờ liên quan đến công tác Thi
hành án cho Đương sự đảm bảo đúng thời gian theo quy định của pháp luật:
- Tống đạt trực tiếp cho Đương sự theo địa chỉ trong bản án hoặc Quyết định Thi
hành án.
- Gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm có báo phát khi Đương sự có địa chỉ ở
xa đơn vị: huyện, xã, ....
- Trường hợp đương sự vắng mặt tại địa phương nơi cư trú mà khơng có người nhận
thay theo quy định của pháp luật thì tiến hành mời đại diện chính quyền địa phương làm
chứng và làm thủ tục niêm yết tại UBND phường, xã nơi đương sự có địa chỉ.
c. Giúp chấp hành viên, Thư ký trong cơng việc hồn thiện hồ sơ Thi hành án để
đưa vào lưu trữ
- Sắp xếp hồ sơ tịnh tiến theo thời gian quy định, hướng dẫn của Nghị định
62/2015/NĐ-CP ngày 18/07/2015.
- Tiến hành đánh số bút lục, danh mục tài liệu đối với các hồ sơ thi hành xong sau
đó chuyển hồ sơ cho phịng Kiểm tra giải quyết KNTC để kiểm tra hồ sơ và cho vào lưu
trữ.


13


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Cùng với quy luật phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang trong quá trình chuyển
mình mạnh mẽ, với sự kết hợp, cải cách đổi mớ giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống
và hiện đại, giữa dân tộc và hội nhập quốc tế. Pháp luật về thi hành án dân sự cũng phải
được hoàn thiện và đổi mới theo để điều chỉnh các qun hệ xã hội phát sinh có liên quan
đến lĩnh vực thi hành án dân sự.
Kon Tum là một tỉnh Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm phía Bắc Tây ngun, có địa
hình đi lại cịn nhiều khó khăn, kinh tế phát triển còn chậm so với các tỉnh khác trong cả
nước. Đã và đang tích cực vươn lên xây dựng hệ thống thi hành án dân sự một cách chặt
chẽ và đúng đắn theo mơ hình từ tỉnh đến các huyện địa phương. Xây dựng và chấp hành
nghiêm chỉnh các nội quy, quy định được đề ra.
Đối với hoạt động thi hành án dân sự, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc
thực hiện nhiệm vụ được giao.Với những thành tựu đạt được đã góp phần khẳng định tầm
quan trọng cũng như vị trí, vai trị, trách nhiệm của đội ngũ chấp hành viên, cơ quan thi
hành án dân sự nói riêng và sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống chính trị ở địa phương
nói chung đã góp phần tích cực đối với cơng tác thi hành án dân sự.

14


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1. KHÁT QUÁT VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án dân sự
a. Khái niệm

Hoạt động thi hành án dân sự nhằm đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các bản án,
quyết định dân sự. Tuy nhiên, việc xác định bản chất của thi hành án dân sự vẫn là vấn đề
cịn nhiều tranh luận cả từ góc độ lý luận và thực tiễn. Dựa trên những luận cứ khác nhau,
có quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động tư pháp; hoạt động hành chính
hay hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp. Xuất phát từ các quy định pháp luật
hiện hành và thực tiễn công tác thi hành án dân sự ở nước ta, nhiều ý kiến đồng tình với
quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động đặc thù, vừa có tính chất của hoạt
động hành chính, vừa có tính chất của hoạt động tư pháp.
Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật
thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, thi hành án lại có tính độc
lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định của Thủ trưởng
cơ quan thi hành dân sự đối với thi hành án dân sự. Những quyết định này mang tính bắt
buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc
thi hành án.
Bản chất của thi hành án là dạng hoạt động chấp hành nhưng là chấp hành phán
quyết của cơ quan xét xử với các cách thức và biện pháp khác nhau nhằm buộc người có
nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án phải thực hiện đúng các
nghĩa vụ của mình. Mục đích cuối cùng của thi hành án là bảo đảm cho các quyết định
của Tòa án được ghi trong bản án, quyết định được thực thi trên thực tế chứ không phải là
ra văn bản áp dụng pháp luật hoặc quyết định có tính điều hành - nét đặc trưng của hoạt
động hành chính. Mặt khác, tính chất chấp hành khơng chỉ là yêu cầu trong hoạt động thi
hành án mà còn là yêu cầu bắt buộc trong các giai đoạn tố tụng trước đó với ý nghĩa cao
nhất là chấp hành các quy định của pháp luật, bản thân pháp luật được Nhà nước ban
hành có tính bắt buộc chung mà mọi người phải tôn trọng thực hiện.
Như vậy Thi hành án dân sự là hoạt động hành chính - tư pháp do cơ quan tổ chức,
người có tẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định để đưa bản án, quyết định
của Tòa án hoặc các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật được thực hiện trên thực tế, là giai đoạn cuối cùng của quá trình bảo về quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các
quan hệ dân sự.

b. Đặc điểm
Thi hành án có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, thi hành án là quá trình diễn ra sau q trình xét xử của tồ án. Bản án,
quyết định của tồ án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến hành các hoạt động thi

15


hành án. Vì vậy, có thể nói khơng có kết quả của hoạt động xét xử thì cũng khơng có hoạt
động thi hành án. Tuy nhiên, thi hành án lại không phải là giai đoạn tố tụng (cuối cùng);
bản án và quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật không phải là cơ sở duy nhất để
tiến hành các hoạt động thi hành án; thi hành án đòi hỏi những nguyên tắc, thủ tục và
cách thức hoạt động riêng. Ví dụ, để có thể tiến hành các hoạt động thi hành án thì phải
có quyết định thi hành án và phải dựa trên những quy định cụ thể về thi hành án...
Hai là, thi hành án là dạng hoạt động có tính chấp hành, vì thi hành án chỉ được tiến
hành trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm thực hiện các các bản án và quyết định
của tồ án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, ở đây tính chất chấp hành trong thi hành
án có những nét riêng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nó chủ yếu do cơ quan tư pháp (theo
nghĩa rộng) hay đối tượng phải thi hành án tiến hành; thứ hai, cơ sở để tiến hành các hoạt
động thi hành án bao gồm các quy định của pháp luật (được thể hiện trong các văn bản
quy phạm pháp luật) và bản án, quyết định của toà án (văn bản áp dụng pháp luật) đã có
hiệu lực pháp luật; thứ ba, mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành án là bảo đảm cho
các nội dung của các bản án, quyết định của tồ án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi
chứ không phải là ra các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính điều
hành, nét đặc trưng của cơ quan hành chính.
Ba là, thi hành án là dạng hoạt động có tính quản lí vì thi hành án ln địi hỏi các
yếu tố kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra, xử lí... nhằm tác động tới các đối tượng phải
thi hành án để họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành
nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của toà án, phải tuân theo các quy
định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tơn trọng pháp luật, tơn trọng lợi ích của cá

nhân, tơn trọng kỉ luật nhà nước và trở thành người lương thiện (đối với những người bị
kết án phạt tù). ở đây, tính chất quản lí cũng có đặc trưng riêng về chủ thể quản lí, đối
tượng và khách thể quản lí; phạm vi và phương pháp quản lí...
Bốn là, trong thi hành án, phương pháp thuyết phục, giáo dục có ý nghĩa quan trọng
nhưng phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc phải thi hành có tính chất đặc thù (trong thi
hành án hình sự đó là phương pháp chủ yếu và có tính tiên quyết). Điều này xuất phát từ
tính chất của thi hành án như đã nêu ở trên. Ngay cả trong trường hợp người phải thi
hành án tự nguyện thực thi hành nghĩa vụ của mình thì cũng là vì họ hiểu rằng toà án đã
phán xét, sự thực đã được làm sáng tỏ (nghĩa là trước đó họ đã khơng tự nguyện) và nếu
khơng thi hành thì họ sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Năm là, có nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thi hành án, nhất là trong việc tổ
chức thi hành các bản án và quyết định của toà án có những nội dung phức tạp. Thực tế
đã cho thấy rõ, trong thi hành án vai trò của các cơ quan tư pháp là rất quan trọng, nhất là
các cơ quan thi hành án nhưng trong nhiều trường hợp nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cơ quan tư pháp với cơ quan hành pháp và có sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng
thì việc thi hành các bản án phức tạp khó đạt được kết quả tốt.

16


2.1.2. Ý nghĩa thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự góp phần vào cơng tác giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã
hội: Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày một
phát triển, quan hệ xã hội được mở rộng, các giao lưu dân sự ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng và phức tạp thì thi hành án dân sự là một trong những công cụ hữu hiệu nhất
của Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và
là cơ sở để đảm bảo sự công bằng, cơng lý trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thi hành án dân sự góp phần củng cố kết quả của cơng tác xét xử trước đó:

Thi hành án là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử nhằm thi hành bản án, quyết định
của Toà án. Chỉ có cơng tác thi hành án dân sự mới làm cho bản án, quyết định của Tồ
án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành trên thực tế và góp phần củng cố kết quả
cơng tác xét xử trước đó.
Thi hành án dân dân sự góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hiệu lực
xét xử: Thi hành án dân sự chính là giai đoạn kiểm nghiệm qua thực tiễn những quyết
định, bản án của Toà án, phản ảnh trung thực chất lượng và hiệu quả của tồn bộ q
trình giải quyết vụ án. Từ thực tiễn thi hành án mà mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội
thẩm nhân dân và cán bộ Toà án đã tham gia q trình xét xử có thể rút ra kinh nghiệm
để khắc phục những khiếm khuyết, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác của mình.
Thơng qua công tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật của
nhân dân: Thông qua thi hành án dân sự ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày
càng được nâng cao, vai trò trách nhiệm của các cơ quan tổ chức được đảm bảo, niềm tin
của nhân dân vào hệ thống pháp luật, vào bộ máy của Nhà nước ngày càng được củng cố.
2.2. QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
2.2.1. Chuyển giao bản án, quyết định
a. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, trọng tài thương mại trong việc chuyển
giao bản án, quyết định
Điều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy
định thủ tục chuyển giao bản án, quyết định, cụ thể như sau:
- Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2
của Luật này phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
- Tịa án đã ra bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2
Điều 2 của Luật này phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
- Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự ngay sau khi ra quyết định.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật
chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao


17


bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Toà án phải gửi kèm theo bản sao
biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên
quan.
b. Thủ tục tiếp nhận, xử lý bản án, quyết định do Toà án, trọng tài thương mại
chuyển giao cho Cơ quan thi hành án và đơn yêu cầu thi hành án của đương sự
Sau khi nhận được bản án, quyết định do Toà án, Trọng tài thương mại chuyển giao,
Cơ quan thi hành án phải vào sổ nhận bản án, quyết định và phải ghi rõ nội dung bản án,
quyết định; nội dung biên bản kê biên, tạm giữ tài sản tang vật (nếu có). Việc vào sổ nhận
bản án, quyết định của Toà án, Trọng tài thương mại nhằm mục đích giúp cho Cơ quan
thi hành án dân sự biết được nội dung Bản án, quyết định mà Toà án phải chuyển giao để
tiến hành việc phân loại. Đối với những phần quyết định thuộc quyền chủ động thì Cơ
quan thi hành án ra quyết định thi hành. Đối với những phần thi hành theo đơn yêu cầu
thì vào sổ theo dõi khi có đơn yêu cầu của đương sự, Cơ quan thi hành án ra quyết định
thi hành án.
Việc nhận đơn yêu cầu thi hành án là một thủ tục bắt buộc trong hoạt động thi hành
án dân sự. Sau khi xem xét đơn yêu cầu thi hành án và xét thấy đơn yêu cầu thi hành án
của đương sự đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan thi hành án phải vào sổ nhận
đơn yêu cầu thi hành án đồng thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Nếu xét
thấy đơn yêu cầu của người được thi hành án chưa đúng theo quy định của pháp luật hoặc
chưa đủ các tại liệu chứng minh quyền yêu cầu thi hành án thì người nhận đơn yêu cầu
thi hành án phải hướng dẫn cho người yêu cầu thi hành án làm lại hoặc bổ sung những
nội dung còn thiếu trong đơn yêu cầu thi hành án.
c. Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự
nơi khác uỷ thác đến
Sau khi nhận được hồ sơ uỷ thác thì Cơ quan Thi hành án nhận được uỷ thác phải
kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ ủy thác xem có đảm bảo đúng quy định về ủy thác khơng, nếu

đúng thì tiếp nhận và phải thơng báo bằng văn bản cho Cơ quan Thi hành án dân sự đã uỷ
thác về việc nhận uỷ thác. Trường hợp ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót về thẩm quyền của
cơ quan nhận ủy thác, nội dung ủy thác thì Cơ quan Thi hành án dân sự nơi nhận được ủy
thác mới có quyền trả lại hồ sơ ủy thác cho Cơ quan Thi hành án dân sự đã ủy thác.
Khi nhận được uỷ thác thì Cơ quan Thi hành án dân sự thụ lý và tổ chức thi hành
theo thẩm quyền. Trong quá trình tổ chức thi hành, nếu phát hiện người phải thi hành án
có điều kiện thi hành án ở địa phương khác thì tiếp tục uỷ thác đến cho Cơ quan Thi hành
án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành.
2.2.2. Quyền yêu cầu thi hành án và thời hiệu thi hành án
a. Quyền yêu cầu thi hành án
Khi bản án, quyết định của Tịa án, Trọng tài thương mại đã có hiệu lực pháp luật
phải được các bên đương sự tôn trọng và tự nguyện thi hành. Nếu các bên đương sự
khơng tự nguyện thi hành thì người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào

18


bản án quyết định dân sự có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền tổ chức thi hành.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung
năm 2014 thì đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng
hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện.
b. Thời hiệu thi hành án
Thời hiệu thi hành án là thời hạn người được thi hành án, người phải thi hành án có
quyền yêu cầu thi hành bản án, quyết định.
Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định thời hiệu thi hành án dân sự như
sau:
- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người
được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

+ Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì
thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
+ Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp
dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
- Đối với các trường hợp hỗn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này
thì thời gian hỗn, tạm đình chỉ khơng tính vào thời hiệu u cầu thi hành án, trừ trường
hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
- Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan
hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời
gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu
thi hành án.
2.2.3. Chủ động ra quyết định thi hành án và ra quyết định thi hành án theo đơn
yêu cầu
a. Chủ động ra quyết định thi hành án
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi,
bổ sung năm 2014 thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền chủ động ra quyết
định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án,
quyết định sau:
+ Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tịa án;
+ Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;
+ Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; các khoản thu
khác cho Nhà nước;
+ Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;
+ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án hoặc
nhận được bản án, quyết định thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết

19



×