Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lịch sử ai cập cổ đại gắn liền với sông nil

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.91 KB, 21 trang )

Lịch sử Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil. Sử gia Hy Lạp cổ đại là
Herodote đã từng viết: “Ai Cập là tặng phẩm của sơng Nil”. Điều
đó nói lên rằng sơng Nil có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của người Ai Cập thời cổ đại.
Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước sông Nil dâng cao gây
nên những trận lụt lớn. Sang tháng 11, nước sông rút đi, để lại
một lớp phù sa màu mỡ dày đặc, rất thích hợp cho việc gieo trồng
các loại ngũ cốc. Vì vậy, dân cư sống từ thời viễn cổ ở hai bên bờ
sông Nil đã biết nghề nông rất sớm. Dọc hai bờ sông Nil và ven
các hồ, đầm mọc rất nhiều một loại cây sậy – cây papyrut. Người
Ai Cập thời xưa dùng vỏ cây papyrut để làm giấy viết.
Ở những dãy núi phía đơng và phía tây dọc thung lũng sơng Nil,
có rất nhiều loại đá khác nhau: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa
cương, đá vân mẫu. Đây là những vật liệu kiến trúc quan trọng
nhất của người Ai Cập thời cổ đại.
Tài nguyên thiên nhiên có quan hệ đến việc ghi chép văn tự của
người Ai Cập cổ đại. Văn tự Ai Cập cổ đại được ghi lại trên các
cuốn giấy papyrut. Thân cây papyrut được người Ai Cập cổ đại
dùng để làm giấy. Nhiều tờ giấy papyrut dán lại với nhau thành
một tờ dài, cuộn lại thành cuộn giấy. Chính các cuộn giấy papyrut
này được lưu giữ ở các bảo tàng châu Âu(1) đã cho hậu thế biết
được những trang sử, những thành tựu y học(2) và các thành tựu
văn hóa khác của Ai Cập cổ đại.
Văn tự Ai Cập cổ đại còn được khắc giữ trên các tường thành, các
bia bằng đá. Văn tự cổ Ai Cập về sau đã trở thành “văn tự chết”,
vì đã lâu người ta khơng dùng thứ văn tự này nữa và cũng quên
cách đọc. Nhưng việc đọc lại được văn tự cổ đó sẽ rất có ý nghĩa
đối với việc nghiên cứu lịch sử Ai Cập cổ đại. Chính là nhờ phát
hiện được một tượng đá bằng phún thạch, trên mặt đá có ghi đầy
đủ các loại chữ Ai Cập cổ, chữ Arập, chữ Hy Lạp cổ mà Jean
Franςois Champollion đã có căn cứ để tìm cách đọc lại được văn


tự Ai Cập cổ đại vào năm 1822(3).
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập cổ đại rất nổi tiếng
trong lịch sử thế giới cổ kim. Những đền đài, cung điện, kim tự
tháp còn bảo tồn đến ngày nay đều chứng minh điều đó. Những
cơng trình văn hóa ấy đều gắn liền với đá – một tài nguyên dồi
dào ở Ai Cập. Để xây những kim tự tháp, người ta phải dùng một
khối lượng đá rất lớn gồm hàng chục triệu khối đá. Những khối đá
ấy được mài nhẵn và ghép vào nhau rất sát. Những tác phẩm


điêu khắc cũng thể hiện tài năng lỗi lạc của cư dân Ai Cập. Người
ta đã khắc tượng các Pharaoh bằng đá. Bức tượng “người thư lại”
ngồi xếp bàn được tạc bằng đá của thời Cổ vương quốc cũng khá
nổi tiếng. Vẻ sinh động của các bức tượng cũng phải khiến người
đời nay thán phục. Cũng nhờ được chế tác từ đá mà rất nhiều giá
trị văn hóa cổ Ai Cập còn lưu lại được cho đến ngày nay. Nhờ vậy
mà người Ai Cập có thể nói: Bất cứ cái gì đều sợ thời gian, nhưng
bản thân thời gian thì phải sợ kim tự tháp.
Giữa các kim tự tháp, trên cánh đồng Gize, gần Memfis, có tượng
Sphinx dài 57 mét, cao 20 mét. Khi viễn chinh sang Ai Cập,
Napoléon đã cho pháo binh bắn đại bác vào tượng đó, hịng mở
một lối vào bên trong của tượng. Sau đó mới rõ bức tượng là một
khối đá khổng lồ nguyên vẹn do các nhà điêu khắc thời bấy giờ
tạc thành đầu người, mình sư tử để tượng trưng cho quyền lực
Pharaoh “oai hùng và bất diệt”.
Ở Ai Cập cổ đại, sự phát triển khoa học cũng gắn liền với điều
kiện tự nhiên, với dịng sơng Nil. Đúng như K. Marx đã nói: “Ở Ai
Cập, trước hết là do sự cần thiết mới biết được mực nước sông Nil
lên xuống nên đã đẻ ra thiên văn học Ai Cập…”. Vì muốn biết thời
tiết và mực nước của sông Nil để sắp xếp công việc đồng áng

nên người Ai Cập cổ đã sớm chú ý quan sát thiên văn. Các nhà
thiên văn Ai Cập đã phát hiện các chòm sao và đã soạn ra bản đồ
thiên thể được vẽ trên các cửa đền đài cổ. Còn truyền lại cho
chúng ta ngày nay là bản đồ 12 cung hồng đạo. Người ta đã vẽ
chịm sao Bắc cực thành đầu một con bò. Họ cũng biết sao Kim,
sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ và các hành tinh khác.
Người Ai Cập cũng đã phát minh ra chiếc đồng hồ đo bóng mặt
trời để tính thời gian trong một ngày. Họ chia một ngày ra làm 24
giờ rồi chiếu theo vị trí của bóng mặt trời ở trên đồng hồ đó mà
đọc giờ, phút.
Việc gieo trồng có quan hệ mật thiết với việc hiểu biết thời gian
lên xuống của mực nước sông Nil. Muốn biết chắc chắn lúc nào
nước sông Nil lên cao, người Ai Cập cổ phải quan sát bầu trời và
làm lịch. Người Ai Cập nhận thấy đến một ngày nào đó, lúc sáng
sớm mà có sao Lang (Sirius) mọc đúng ở đường chân trời thì đúng
là lúc nước sơng Nil bắt đầu dâng lên. Ở Ai Cập cổ đại, việc cần
biết thời gian nào nước sông Nil lên cao, việc quan sát bầu trời để
từ đó có tri thức về thiên văn học, việc làm lịch, ba việc đó có
quan hệ mật thiết với nhau. Đơn vị “năm” trong lịch cổ Ai Cập là


thời gian giữa hai lần lúc sáng sớm có sao Lang xuất hiện ở đường
chân trời.
Điều kiện tự nhiên cũng có liên quan với sự phát triển hình học Ai
Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại xây dựng môn hình học khá khoa
học. Các tài liệu papyrut đã chứng minh điều đó. Herodote từng
giải thích sự xuất hiện của mơn hình học Ai Cập là do nhu cầu
phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm bị nước lụt của sơng Nil đem
phù sa vào xóa lấp bờ ruộng.
Lịch sử văn minh Ai Cập cổ đại gắn liền với sông Nil nên trong tín

ngưỡng người Ai Cập cổ đã sùng bái thủy thần Osiris tức là thần
sông Nil. Những lời ca tụng sông Nil đã xuất hiện rất sớm trong
đời sống của văn hóa Ai Cập:
Chào người, ta chào sơng Nil
Từ quả đất này Người xuất hiện
Người đến để nuôi sống Ai Cập
Người tạo ra lúa mì, lúa mạch
Khi Người trào dâng, thì mặt đất hoan hỷ
Mọi người vui mừng
Mọi cái lưng rung lên, vì những tiếng cười
Mọi cái răng cắn lấy thức ăn…(4)
Lưỡng Hà hay Mésoptamie (có nghĩa là miền đất giữa hai con
sông) là khu vực do hạ lưu hai con sông Tigris và Euphrates tạo
thành. Giống như miền thung lũng sông Nil, lưu vực Lưỡng Hà
cũng là một khu vực phì nhiêu, rất thích hợp cho nghề nơng. Ở
Lưỡng Hà rất hiếm đá và các loại khống sản nhưng chất đất ở
Lưỡng Hà chủ yếu là đất sét dùng để làm gạch và đồ gốm rất tốt.
Điều đó đã tạo nên một sắc thái riêng biệt của nền văn hóa ở
Lưỡng Hà.
Cách ghi văn tự và chữ số ở Lưỡng Hà cổ đại có liên quan với tài
nguyên chính ở đây là đất sét. Văn tự của người Lưỡng Hà cổ đại
cũng như chữ số của họ có dáng hình góc nhọn cịn gọi là văn tự


tiết hình. Văn tự và chữ số tiết hình ấy phù hợp với loại nguyên
liệu dùng để ghi chép: đó là đất sét.
Vào giữa thế kỷ XIX các nhà khảo cổ học người Anh đã khai quật
được tại Niniv kinh đô của đế quốc Assyrie một thư viện đồ sộ thư viện của Hoàng đế Assurbanipal. Các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy 22000 bảng gạch bằng đất sét có khắc chữ. Những bảng
gạch bằng đất sét có khắc chữ ấy đã giữ lại cho hậu thế những sự

tích thần thoại, những tri thức khoa học và văn học nghệ thuật.
Những bảng gạch bằng đất sét ấy bị chôn vùi dưới đất 2500 năm,
đã được lửa làm cho rắn và…bền thêm nên đã không bị hủy hoại.
Các nhà khảo cổ học cho rằng có thể đây là bức thư đầu tiên của
nhân loại. Bức thư này hiện đang được lưu giữ tại một viện bảo
tàng ở Ln Đơn. Đó là một miếng đất sét nung, đào được ở vùng
Caldée, có cả phong bì nặn theo hình cái túi cũng bằng đất sét
nung. Theo các nhà khảo cổ thì người viết thư đó sống cách
chúng ta khoảng 7000 năm ở vào thời vua Lacdu – vị vua thứ
nhất của Vương quốc Babylone. Chữ viết trên bức thư là những
nét gạch bằng que nhọn, khó khăn lắm người ta mới đọc được.
Bức thư nói về việc bán hay cho thuê một mảnh đất do một người
tên là A-ni-ni chuyển nhượng lại cho một người tên là Sim-đi-ha
(5).
Ở Lưỡng Hà vì hiếm đá nên đất sét cũng là vật liệu xây dựng
chính. Ở đất nước Iraq ngày nay (thuộc vùng Lưỡng Hà xưa kia)
có một địa danh hết sức nổi tiếng trong lịch sử: thành Babylone.
Thành Babylone có tên trên bản đồ thế giới cổ đại vào nửa sau
của thiên niên kỷ III trước cơng ngun. Người Akkad đã đặt
những nền móng đầu tiên cho nó vào những năm 2350 – 2150
TCN. Vào thời kỳ hưng thịnh của Babylone, Hoàng đế
Nabochodonosor đã xây dựng lại trung tâm Babylone thành một
đô thành nguy nga đồ sộ. Thành Babylone có mặt bằng hình chữ
nhật. Tồn bộ tường thành có 9 cửa lớn. Ở phía bắc là cửa Ixta nổi
tiếng ghép bằng gạch lưu ly màu, đó cũng chính là một sản phẩm
độc đáo chỉ có ở vùng Lưỡng Hà. Theo nhà sử học Herodote thì
Babylone “được chia làm hai phần bị cắt thẳng ở giữa bởi một con
sông lớn, sâu và chảy xiết tên là sông Euphrates”.
Những điều kiện đất đai, thủy văn, vật liệu xây dựng riêng biệt đã
chi phối hoạt động kiến trúc của cư dân Lưỡng Hà cổ đại. Vùng

đất này gần sơng, nên đất khơng lấy gì làm chắc chắn, xung
quanh là sa mạc, chỉ thỉnh thoảng mới có một vài khóm cọ…là


những yếu tố đòi hỏi người thiết kế phải suy nghĩ từ kỹ thuật cho
đến nghệ thuật.
Ở Lưỡng Hà cổ đại, vượt lên trên tất cả thành quách, đền đài
cung điện…được xây dựng công phu và đẹp đẽ là một cơng trình
hết sức độc đáo: “vườn hoa khơng trung” hay còn gọi là “vườn
treo” – là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Đây là món
quà của vua Nabochodonosor tặng cho vợ của ông ta.
“Vườn hoa không trung” này được xây dựng trên một quả đồi
nhỏ. Đứng ở đây có thể nhìn bao qt được cả thành Babylone.
Điều đáng chú ý là vật liệu xây dựng thành Babylone cũng như
xây dựng ngọn đồi nhân tạo để có một “vườn hoa không trung”
chủ yếu là bằng gạch dựa trên cơ sở nguồn đất sét phong phú ở
Lưỡng Hà. Vườn treo Babylone ngày nay chỉ để lại dấu vết là ít
phần móng của cơng trình làm bằng đá, một loại vật liệu ít thấy
và chỉ có ở cách Babylone hàng trăm km. Chính vì vậy mà các
thành tựu kiến trúc của Lưỡng Hà cổ đại khó giữ lại gần nguyên
vẹn như là ở Ai Cập cổ đại. Đứng trước Babylone, du khách khơng
có cái “rợn ngợp” triết lý về mặt thời gian mà nhiều hơn là mối
cảm hoài “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo”. Cái tráng lệ và huy
hồng của Babylone xưa kia nay chỉ cịn in dấu trên những bức
tường, có bức được xây bằng gạch gốm tráng men ghép lại thành
hình những con thú: sư tử, bị tót và con vật thần thoại – đầu
rồng, mình cá, chân phượng hoàng hoặc là những hoa văn. Nhà
hát Babylone, con đường “hành lễ” cũng chỉ còn lại những mảnh
tường.
Tại viện bảo tàng lịch sử Iraq hiện nay đang còn lưu giữ rất nhiều

những hiện vật được chế tạo bằng đất sét từ thời kỳ cổ đại.
Văn hóa là do con người sáng tạo ra trong những điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội cụ thể. Nhưng văn hóa cũng chịu ảnh hưởng
của những điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan,
sông núi…Những điều kiện tự nhiên ấy đã góp phần vào sự hình
thành màu sắc và cả bản sắc văn hóa của một khu vực, một dân
tộc…Con người sáng tạo văn hóa, dù muốn hay khơng cũng có
mối quan hệ với hồn cảnh tự nhiên, tìm thấy trong điều kiện tự
nhiên những mặt thuận lợi và cả những mặt khó khăn, tìm thấy
trong tự nhiên những gì có thể mang lại cho văn hóa những ảnh
hưởng độc đáo, những nguồn cảm hứng sáng tạo.


SƠNG HỒNG HÀ - CÁI NƠI CỦA NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
Trung Quốc có hàng ngàn con sơng lớn nhỏ, nhưng có hai con
sơng quan trọng nhất là sơng Hồng Hàvà sông Trường Giang
(hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng Tây
- Đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng
ở phía đơng Trung Quốc. Và đặc biệt là consơng Hồng Hà, nơi
"sản sinh" ra nền văn minh Trung Hoa được cả nhân loại biết đến.
Dịng Sơng Bắt Nguồn Từ Đâu?
Hồng Hà có nghĩa là "dịng sơng màu vàng", chảy qua chín tỉnh
của CHND Trung Hoa, bắt nguồn từ núi Ba Nhan Khách Lạp
(Bayan Har) thuộc dãy núi Côn Lôn trên cao ngun Thanh Tạng,
phía tây tỉnh Thanh Hải. Sơng Hồng Hà đổ ra Bột Hải ở vị trí gần
thành phố Đông Dinh thuộc tỉnh Sơn Đông, là con sông dài thứ
hai châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử).
Với chiều dài 5.464 km, sơng Hồng Hà xếp thứ sáu thế giới về
chiều dài. Con sông này cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho một
khu vực rộng 944.970km2, nhưng do tính chất khơ cằn chủ đạo

của vùng này (khơng giống như phần phía đơng thuộc Hà Nam và
Sơn Đơng) nên lưu lượng nước tương đối nhỏ. Lưu lượng nước
trung bình của Hồng Hà, chỉ bằng 1/15 của sơng Trường Giang
và 1/5 của sông Châu Giang, mặc dù khu vực tưới tiêu của con
sông Châu Giang chưa bằng một nửa của Hồng Hà (theo nguồn
Wikipedia).
Nhìn tồn cảnh, Hồng Hà tựa như một con sư tử đang thu mình
lao về phía trước. Theo dịng chảy của sơng Hồng Hà, từ cao
ngun Thanh Tạng kéo đến hai tỉnh Thanh Hải và Cam Túc núi
non trùng điệp; khu vực Sơn Tây và Thiểm Tây lại nhiều núi cao và
hang động; khu vực Ninh Hạ và Nội Mơng sơng nước mênh mang,
bình ngun bao la; vượt qua động Long Mơn đi về phía đơng của
núi Tây Nhạc Hoa Sơn, chúng ta có thể đến được bình ngun Hoa
Bắc, nếu đi tiếp có thể đặt chân tới vùng duyên Hoa Bắc, nếu đi
tiếp có thể đặt chân tới vùng duyên hải biển Bột Hải.
"Cái Nôi" Của Nền Văn Minh Trung Hoa
Văn minh Hoàng Hà, theo các nhà sử học và khảo cổ học, bắt đầu
từ khoảng 2.500 TCN đến 1.066 TCN và được chia thành các giai
đoạn sau: Thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế; nhà Hạ và nhà Thương.
Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Địa


hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi
và cao ngun, khí hậu khơ hanh, phía đơng có các bình ngun
châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trung Quốc là một nơi rất sớm đã có lồi người cư trú. Năm 1929,
ở Chu Khẩu Điếm (Tây Nam thành Bắc Kinh), giới khảo cổ học đã
phát hiện được xương hóa thạch của một loài người vượn sống
cách đây 400.000 năm. Về mặt dân tộc học, cư dân lưu vực sơng
Hồng Hà thuộc chủng Mongoloid, thời Xuân Thu được gọi là Hoa

Hạ hay nói ngắn gọn là Hoa hoặc Hạ.
Trải qua khoảng 1500 năm đến khi Tần Doanh Chính (Tần Thủy
Hồng) xưng đế, lãnh thổ của Hoa tộc mới được mở rộng đáng kể
về phía nam, lấn chiếm lưu vực sơng Dương Tử, đồng hóa các dân
tộc nhỏ hơn để mở mang bờ cõi, hình thành nên đế quốc của
riêng họ.
Tiền thân của dân tộc Hán là dân tộc Hoa, do đó dân Hán đều tơn
Hồng đế (cịn gọi là Viêm Hồng) là thủy tổ và coi mình là hậu
duệ của Hồng đế. Khi đó, dân tộc Hoa hầu hết cư trú tại vùng
Trung Nguyên. Trung Nguyên theo quan niệm của người dân
đương thời là trung tâm của vũ trụ, nên từ cái tên Trung Hoa cũng
khai sinh từ đó.
Dưới thời kì qn chủ ở Trung Quốc, tên nước được gọi theo tên
triều đại. Danh từ "Trung Quốc" được hiểu như một quốc gia rộng
lớn bắt đầu từ đây, đến mãi đời nhà Thanh về cơ bản lãnh thổ của
Hán tộc mới giống hiện nay, trải dài gần 10 triệu km2 với gần 1,4
tỉ người.
Cuối thời kỳ Đá Mới, vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng Hà bắt
đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên
được thành lập, những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất được tìm
thấy tại di chỉ Bán Pha, Tây An. Các triều đại Tần, Hán, Đường,
Tống, rồi tiếp đến thời Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh thiên hạ đã
đưa uy danh dân tộc Trung Hoa đến đỉnh cao huy hồng.
Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực
dọc Trường Giang về hướng Nam, con sông này đã ít nhất 5 lần
đổi dịng và các con đê bao bọc đã vỡ khơng dưới 1.500 lần
nhưng dịng nước của nó đã bồi đắp cho đất đai thêm màu mỡ,
tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp thô sơ, việc trồng
trọt cũng đã phát triển.
Những người dân sống gần sơng Hồng Hà phải chống chịu với

thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tiêu mùa
màng và có lẽ điều này là nguồn động lực để cho những nỗ lực tổ


chức kết cấu làng xã chặt chẽ hơn.
Cùng với phát triển nông nghiệp lúa nước, cư dân ngày càng đông
đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực, đủ cung
cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại, biến vùng
đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng trở thành vùng đồng bằng
lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất.
Những Thành Tựu Lưu Danh Hậu Thế
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời
nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Bắt đầu từ "cái nơi" Hồng Hà
mà người Trung Hoa cổ đại đã gây dựng nên văn minh rực rỡ, với
những nhà nước đầu tiên là Hạ, Thương, Chu. Thời kì quân chủ
chuyên chế phát triển đến đỉnh cao, có thể kể đến nhà Đường,
nhà Minh (1368 – 1644) và nhà Thanh (1644 – 1911).
Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Quốc đã tạo ra một
nền văn hóa rực rỡ, nổi tiếng tồn thế giới đương thời. Những
thành tựu rực rỡ về lí luận, học thuyết như Nho giáo, Đạo giáo,...;
về văn học nghệ thuật như: cổ phong, thơ Đường, thơ tứ tuyệt, tứ
đại danh tác: Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn
Nghĩa; các bức tranh chữ của Vương Hy Chi,.... Nói về các thành
tựu trong kiến trúc và các phát minh, chúng ta có thể liệt kê một
vài thành tựu như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hòa
Viên, thành Trường An, bộ chữ tượng hình, thuốc súng, giấy, la
bàn….
Đặc biệt là thành tựu chữ viết, theo truyền thuyết, từ thời Thượng
cổ, sử quan Thương Hiệt đã sáng tạo ra chữ viết. Sự thực, đến đời
Thương, chữ viết của Trung Quốc mới ra đời. Loại chữ đầu tiên

này khắc trên mai rùa và xương thú gọi là chữ Giáp cốt. Đến đời
Tây Chu, Thời Chiến Quốc giai đoạn quá độ để phát triển thành
chữ tượng hình, tức là chữ Hán ngày nay.
Hồng Hà và Trường Giang là hai con sơng có vai trị quan trọng
trong việc "sản sinh" ra nền văn minh Trung Hoa. Là một trong
bốn nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên
thế giới cùng với văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh
Ấn Độ, văn minh Trung Hoa đã để lại cho hậu thế nhiều phát minh
giá trị sau này.
ẤN ĐỘ


Nằm trên lưu vực của 2 con sông Ấn và sông Hằng là cơ cở thuận
lợi để phát triển môt nền văn minh lúa nước lâu đời, truyền thống.
Cũng chính từ 2 con sống linh thiêng này người ấn độ đã tạo nên
các tín ngưỡng tâm linhd đọc đáo, các lễ hội đặc sắc. Dịng sơng
ÁN-Hằng chính là nguồn cội tạo nên một thời kì văn minh sơng ẤN
khởi đầu cho các thời kì phát triển cùng với các triều đại lịch sử
ẤN ĐỌ.
Do có giáp với các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đặc biệt tiếp giáp với
Âns Độ Dương và đường bờ beienr dài là điều kiện mở rộng giao
luuwu và giao thoa với các nền văn hóa. Làm cho nền văn hóa,
tơn giáo, sắc tộc... Vơ cùng đa dạng, phong phú. Đây cũng là đặc
điểm rất quan trọng để hình thành nên nền văn minh đậm đà bản
sắc, giàu truyền thơng và mang trong nó nhiều màu sắc riêng
biệt...
-Là vùng đất giàu tài ngueyen đặc biệt là đất và các khoáng sản
là cơ sở để tạo ra các loại cơng cụ canh tác và đó là kết tinh quá
trình sáng tạp của người Âns Độ trong việc làm ra các sản phẩm
kiến trúc, điêu khắc tinh xảo

1. Điều kiện tự nhiên.
Nền văn minh Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra
đời sớm nhất trong lịch sử với 1 thời kì phát triển rực rỡ và để
lại nhiều thành tựu cho nhân loại. Ấn Độ là một bán đảo ở Nam
Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam ngó ra Ấn Độ Dương, từ Đơng
Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya
hùng vĩ, khiến cho Ấn Độ ngày xưa hầu như cách biệt với thế
giới bên ngồi, Về mặt địa lí, bán đảo Ấn Độ được chia làm 2
vùng Bắc – Nam với điều kiện tự nhiên rất khác biệt.
a. Miền Bắc.
Địa hình: Có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ do được bồi
tụ bởi các con sông lớn như: Sông Ấn, sơng Hằng, sơng Jumma,

Sơng ngịi: Có nhiều con sơng lớn bắt nguồn từ dãy
Himalaya, hằng năm đến mùa tuyết tan (tháng 6) hàm lượng
nước dâng cao đã cung cấp 1 lượng lớn phù sa màu mỡ cho
đồng ruộng, một trong số đó là sơng Hằng con sơng được người
Ấn Độ coi là dịng sơng linh thiêng nhất.
Khí hậu: Nơi đây có mùa hè nóng và mùa đơng lạnh. Phía
Tây Bắc sơng Ấn rất khơ nóng và hiếm mưa, cịn phía Đơng Bắc
sơng Hằng có lượng mưa rất lớn do ảnh hưởng của gió mùa.
Tài ngun: Giàu có với khống sản, gỗ và đá,…


=> Đánh giá: Điều kiện tự nhiên rất phù hợp với cuộc sống
của con người, thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa,
trồng bơng, mía và các cây ăn quả và cho sự ra đời của một
nền văn minh lớn, xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại.
b. Miền Nam.
Địa hình: Trong khi miền Bắc là vùng đồng bằng phì nhiêu,

màu mỡ thì miền Nam lại là vùng đất đai khô cằn, chủ yếu là
các cao nguyên. Núi Vindya kéo dài thành các cao nguyên
Decan bao gồm gần như toàn bộ miền Nam Ấn Độ với rừng rậm
chiếm phần lớn diện tích. Hai dãy nũi Đơng Gat và Tây Gat chạy
dài dọc theo 2 mặt đông, tây ven bờ biển. Khu vực duyên hải
hẹp và dài vên biển miền nam có địa hình thuận lợi hơn nên tập
trung đơng dân cư.
Sơng ngịi: Sơng lớn nhất là sơng Nác - ba - đa, các con sông
thường cao, dốc, mực nước không ổn định, chảy giữa các cao
nguyên với giá trị phù sa nghèo nàn.
Khí hậu: Nóng bức quanh năm với nền nhiệt độ trung trên
40 độ C, lượng mưa vô cùng ít ỏi.
=> Đánh giá: Điều kiện tự nhiên miền Nam Ấn Độ rất khó
khăn cho sự phát triển cuộc cống của con người. Sự khắc nghiệt
của tự nhiên in đậm dấu ấn trong lịch sử và văn hóa Ấn Độ.
Tổng kết: Điều kiện thiên nhiên của Ấn Độ tương đối phức
tạp, vừa có núi non trùng điệp, lại vừa có nhiều đồng bằng rộng
lớn và trù phú, có những vùng ẩm thấp mưa nhiều, có vùng lại
khơ khan cằn cỗi… Chính điều kiện tự nhiên như vậy đã giúp
cho Ấn Độ sớm phát triển nền kinh tế tiểu nông. Họ khơng chỉ
có điều kiện thuận lợi trong việc trồng trọt mà chăn ni cũng
có nhiều lợi thế để đi lên. Họ ni được trâu, bị, cừu, dê, lạc đà,
ngựa, lợn và nhiều loại gia súc khác nữa. Đặc biệt, người Ấn Độ
là một trong những bộ tộc đầu tiên thuần dưỡng được voi, dùng
voi để kéo gỗ, chở hàng và đi đánh trận. Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên cũng mang lại khơng ít
khó khăn cho cư dân Ấn Độ đặc biệt trong việc giao lưu với bên
ngoài bằng đường bộ.
2. Điều kiện xã hội
Cư dân Ấn Độ về thành phần chủng tộc gồm hai loại chính

là người Đravida sống chủ yếu ở miền Nam và người Arya sống
chủ yếu ở miền Bắc. Ngoài ra cịn có nhiều chủng tộc khác như
Hy Lạp, Arập,… Do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều
dịng máu, chủng tộc, tơn giáo, ngơn ngữ và văn hóa đã tạo


nên nền văn minh Ấn Độ vô cùng phong phú đồng thời cũng
gây nên vấn đề mẫu thuẫn bộ tộc hết sức phức tạp.
Mở bài: văn minh là sự kết hợp đầy đủ các yếu tố tiên tiến để duy
trì vận hành và tiên shoas xã hô jloaijf người. Các yếu tố của văn
minh có thể hiểu gọn là các di sản tích lúy tri thức, tinh thần và
vật cahaats của con người hình thành cho đến thời điểm xét đến.
Từ hoang dã, man rợ, lạc hậu cho đến những phát triển nhảy vọt.
Và tất nhiên văn minh cũng chịu ảnh hưởng rất lớn xuất hiện bên
những con sông( Ai Cập, Ấn Độ,..) trải qua các thời kỳ lich sử, điều
kiện địa lý có sự thay đổi ít nhiều dẫn đến những sáng tạo
phongphus hơn nhằm hcinh phục được thiên nheien. Văn minh
thời cận- hiện đại là mih chứng cho những phát minh có giá trị tồn
tại đến bay giờ
Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại

Thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại: Nền văn hoá vậtchất và tinh
thần của văn minh Ai Cập cổ đại được xây dựng từ khi có người
đến sinh sống ven sơng Nin. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế – xã hội, văn hoá Ai Cập cũng đạt được nhiều thành tựu đáng
chú ý. Có thể nói rằng văn hố Ai Cập là một trong những nền văn
hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến
nay, những thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục
và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời
cổ đại.

1. Chữ viết Ai cập cổ đại
Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ
tượng hình. Đối với các khái niệmphức tạp và trừu tượng, người ta
dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa
đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện
những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết
trở thành chữ cái. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có
khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại chữ này được dùng
trong hơn 3000 năm.
Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai,
da… nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm
từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.
2. Văn học Ai cập cổ đại


Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa
dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại… Những
tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ
đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của
mình”… Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất
răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng
đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã
hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội
thời đó.
3. Thiên văn học Ai cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các
hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để
đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh
gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút
cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ

này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta
phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá hình
chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem
được giờ cả ngày lẫn đêm.
Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả
quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận
thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước
sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc
của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một
năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5
ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu
từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3
mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và
mùa Thu hoạch.
4. Toán học Ai cập cổ đại
Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có
khá nhiều hiểu biết về tốn học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay
từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng
được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì khơng có số 0 nên
cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép
cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia. Đến thời
Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã bắt đầu xuất
hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác,
diện tích hình cầu, biết được số  là 3,16. Họ cũng biết tính thể


tích hình tháp đáy vng. Họ cịn biết vận dụng mầm mống của
lượng giác học.
5. Y học Ai cập cổ đại
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể

người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ
hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh
tật, mốiquan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng
chữa trị, phương pháp khám bệnh… Họ hiểu rằng nguyên nhân
của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà
là do sự khơng bình thường của mạch máu. Người dân ở đây cịn
biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con
người.
Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ. Y học được
chia thành nhiều chuyên mơn. Mỗi thầy thuốc có một chun
mơn riêng, chữa một loại bệnh riêng.
6. Nghệ thuật và kiến trúc Ai cập cổ đại
Kim tự tháp
Kim tự tháp là các ngôi mộ của các Pharng, được xây dựng ở
vùng sa mạc phía tây nam Cairô. Kim tự tháp bắt đầu được xây
dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III. Đây là một ngơi
tháp có bậc, đáy là một hình chữ nhật. Xung quanh tháp có đền
thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân
cận. Vương triều IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều
nhất và đồ sộ nhất, với các kim tự tháp nổi tiếng như : Kêôp,
Kêphren, Mikêrin.
Tuy nhiên, việc xây dựng các Kim tư tháp đã đem lại khơng ít tai
hoạ cho nhân dân. Bằng bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại
cho văn minh nhân loại những cơng trình kiến trúc vơ giá. Trải
qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa
mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.
Tượng Nhân sư
Tượng và phù điêu của Ai Cập cổ cũng là những thành tựu rất
đáng chú ý. Các Pharaông thường sai các nghệ nhân tạc tượng
của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được

tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng. Bức tượng đẹp nhất là
tượng nữ hoàng Nêfectiti. Còn độc đáo nhất là tượng Nhân sư,
những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này
thường được đặt trứơc cổng đền miếu.


7. Tôn giáo Ai cập cổ đại
Giống như cư dân Việt cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ :
các thần tự nhiên, linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần
đá, thần lửa…
Các thần tự nhiên là Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần. Thiên
thần là một nữ thần. Địa thần là một nam thần. Thuỷ thần là thần
sơng Nin. Thuỷ thần cũng chính là thần Âm phủ, Diêm vương.
Cũng giống như lồi người, các thần cũng thưịng kết hợp với
nhau để tạo ra những vị thần mới.
Về sau, cùng với sự hình thành của nhà nứơc tập quyền trung
ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ
thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc,
Thebes trở thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã trở
thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời Ichnatôn, thời Tân
Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo do thế
lực của tầng lớp tăng lữ quá mạnh. Ông chủ trương thờ một vị
thần Mặt Trời mới là Atôn. Thần Atôn đựơc coi là vị thần duy nhất
nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người
Ai Cập cịn thờ thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế
tốn và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình tượng một
người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.
Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết.
Theo họ, mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong
gưong. Khi con người ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể.

Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó, linh
hồn độc lập khỏi cơ thể, con người khơng thể nhìn thấy được. Linh
hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hồn tồn. Do
đó, nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ khơng mất đi.
Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác.
Người Ai Cập cịn thờ các loại động vật từ dã thú đến gia súc,
chim muông đến cơn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương,
cừu, mèo, hồng hạc, bị mộng. Ngồi ra, họ cịn thờ cả các con
vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hồng.
Qua phần tìm hiểu sơ qua nói trên, tơi đã học hỏi được một số
điều cơ bản về nền văn minh Ai Cập cổ đại. Tôi nhận thấy Ai Cập
cổ đại nói riêng và Trung Cận Đơng nói chung là khu vực rất đặc
biệt với nền văn minh phát triển từ rất sớm và tồn tại trong thời
gian khá lâu dài. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập vừa thuận lợi vừa
khắc nghiệt đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách con người Ai
Cập và trong văn hố Ai Cập nói chung cũng như các cơng trình


kiến trúc nói riêng. Cư dân ở đây là những người dũng cảm, liều
lĩnh, kiên nhẫn và chăm chỉ. Nhà nước Ai Cập ra đời từ rất sớm,
mang tính chất chuyên chế. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ
do bị áp bức bóc lột q nặng nề. Chính vì vậy, tầng lớp áp bức
đã khơng ít lần nổi dậy đấu tranh, lật đổ chế độ cai trị. Ai Cập
cũng đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các vùng đất,
các nước khác. Mặt khác, Ai Cập cũng là đối tượng xâm lược của
các thế lực bên ngồi. Có thể nói, người dân Ai Cập sớm bước vào
xã hội văn minh cùng những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi
lĩnh vực của đời sống, bao gồm : chữ viết, văn hố, tơn giáo, khoa
học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc… mà ngày nay nhân loại không
thể phủ nhận được. Tất cả đều là do sức sáng tạo thần kỳ của con

người thuở đó. Tóm lại, Ai Cập cổ đại là một đất nước rất vĩ đại,
rất đáng tự hào, có vai trị quan trọng trong việc mở đường cho
nền văn minh nhân loại. Do đó, nghiên cứu về văn minh Ai Cập
cũng là một công việc cần thiết mà các học giả cần phải quan
tâm
Ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến các nước Đơng Nam Á
Khi nhắc tới Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến một đất nước có bề
dày lịch sử ngàn năm về văn hóa, tạo được dấu ấn lớn. Văn hóa
của Ấn Độ cũng được truyền bá khắp nơi trên thế giới. Và Đông
Nam Á cũng nằm trong số đó.
Ảnh hưởng đến chữ viết – Văn học
Chữ Phạn của Ấn Độ là cơ sở để phát triển chữ viết tại Đông Nam
ÁTiếng Sanskrit của Ấn Độ đóng vai trị quan trọng, cũng nhờ chữ
Sanskrit đó mà các nước Đơng Nam Á đã sáng tạo ra bộ chữ cho
riêng quốc gia mình.
Theo dịng chảy của văn học Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng
nhất định của văn học Ấn. Điều này được thể hiện rõ nét nhất
trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như Ramayana.
Jakarta, Panchatantra….
Như ở Indonesia vào thời Hindu Buddha, tiếng Phạn và chữ cái
Pallawa du nhập từ Ấn Độ đã đem lại cơ sở cho nhiều tộc người ở


Indonesia sáng tạo chữ viết riêng cho mình như chữ Java, Sunda,
Bali…
Trong suốt bề dày lịch sử của các dân tộc Đông Nam Á, đều chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Chỉ có Việt Nam là chịu ảnh hưởng
sâu sắc của văn học Trung Quốc vì hồn cảnh lịch sử đặc thù, Việt
Nam đã chịu ách thống trị và đơ hộ của Trung Quốc cả nghìn năm
lịch sử.

Ảnh hưởng tới tôn giáo của các nước Đông Nam Á
Phật giáo đã ảnh hưởng tới các nước Đông Nam Á như thế nào?Có
thể nói Ấn Độ là cội nguồn của nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo,
Phật giáo…. Tôn giáo có thể coi là dấu ấn lớn nhất của Ấn Độ trên
tồn thế giới nói chung và khu vực Đơng Nam Á nói riêng.
Ấn Độ giáo được truyền bá vào khu vực Đơng Nam Á vào đầu
cơng ngun và đóng vai trị quan trọng trong sự hình thành nhà
nước sớm ở khu vực.
Phật giáo cũng du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập
sâu vào từng quốc gia bằng những con đường khác nhau và ảnh
hưởng đến từng quốc gia không đều nhau. Theo nhiều nhà nghiên
cứu, Phật Giáo du nhập vào Đông Nam Á khoảng thế kỉ I hoặc II
trước công nguyên.
Ngày nay, tuy Phật Giáo ở Ấn Độ không phát triển bằng những
đạo khác, nhưng ở Đơng Nam Á thì Phật giáo được nhiều tín đồ tin
theo và những đền chùa được mở ra khắp nơi trên các đất nước
này. Chỉ nói đến Myanmar đã có 89% dân số theo đạo Phật.
Chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật kiến trúc
Ảnh hưởng của kiến trúc được thể hiện rõ trong các cơng trình có
tính chất tơn giáo, có thể nói các cơng trình ở Đơng Nam Á nếu
khơng theo kiến trúc thì cũng được xây với mục đích để thờ một
vị thần nào đó của Ấn Độ.


Các cơng trình kiến trúc ở Đơng Nam Á rất phong phú và đa dạng
nhưng chúng lại theo một khuôn mẫu nhất định nào đó của Ấn
Độ. Trong kiến trúc Phật giáo, các cơng trình thường có hình dạng
tháp, chiếc bát úp, mái vòm tròn.
Angkor Wat niềm tự hào của người dân CampuchiaTrong kiến trúc
Islam thường được thiết kế với mái trịn, cửa vịm có hình tháp

nhọn và khoảng sân rộng. Cịn đối với kiến trúc Hindu có điểm
nhấn là những tầng đỉnh tháp nhọn. Bên ngồi được trang trí
bằng những tấm phù điêu với nhiều hình dạng khác nhau.
Một số cơng trình nổi bật của Đơng Nam Á chịu ảnh hưởng lớn
của kiến trúc Ấn Độ như Angkor Wat, Pagan, tháp Chàm.
Ẩm thực của các dân tộc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ Ấn Độ
Món cà ri nổi tiếng của Ấn ĐộCó thể nói ẩm thực của các dân tộc
Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ. Ẩm thực
truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã phổ biến tồn
thế giới và Đơng Nam Á khơng phải là trường hợp ngoại lệ.
Như ở Việt Nam món cà ri của Ấn Độ thường nấu nhiều nước hơn
và phổ biến dùng với nhiều hình thức đa dạng.
Lễ hội cũng được du nhập vào Đơng Nam Á
Nói về văn hóa của Ấn Độ du nhập vào Đơng Nam Á thì sẽ thật
thiếu sót nếu khơng nhắc đến lễ hội. Các lễ hội ở Đông Nam Á
phần đông được du nhập từ Ấn Độ như tết năm mới của
Campuchia, Thái và Lào được diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5
dương lịch, thời gian chuyển từ mùa khơ sang mùa mưa nhằm
mục đích cầu mưa qua những tục lệ té nước vào Phật.
Lễ hội ánh sáng ở MyanmarHay như ở Myanmar là lễ hội ánh sáng
– vốn là đặc trưng cho nền văn hóa Ấn, lễ hội này cịn có tên là
Diwali bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Thadingyut.








×