Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Tìm hiểu thêm về giá trị của truyền kỳ mạn lục (nguyễn dữ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.71 KB, 76 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

Tạ thị thanh vân

Tìm hiểu thêm về giá trị của
"Truyền kỳ mạn lục"
(Nguyễn Dữ)

Chuyên ngành : Lý luận văn học
MÃ số
: 602232
Luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Phạm Tuấn Vũ

Vinh - năm 2004

Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hớng dẫn tôi viết
luận văn - TS. Phạm Tuấn Vũ, các thầy giáo đà dạy dỗ tôi trong
quá trình học tập tại trờng cùng các bạn đà giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này!

0


Mục lục
Mở đầu.
2
Nội dung.


7
Chơng 1: Nghệ thuật xây dựng hình tợng nhân vật của
7
Truyền kỳ mạn lục.
1.1. Khái niệm nhân vật.
7
1.2. Các loại nhân vật chủ yếu của Truyền kỳ mạn lục.
8
1.3.Đặc điểm nghệ thuật xây dựng các loại nhân vật của Truyền kỳ mạn lục.17
Chơng 2: Cốt truyện của các truyện trong Truyền kỳ mạn lục.
41
2.1. Khái niệm cốt truyện.
41
2.2. Các kiểu cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục.
42
2.2.1. Mô hình các kiểu cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục.
43
2.2.2. Nhận xét các mô hình cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục.
51
2.3. So sánh các kiểu cốt truyện của Truyền kỳ mạn lục với những
59
kiểu cốt truyện mà Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hởng.
2.3.1. So sánh với các kiĨu cèt trun tiªu biĨu cđa
trun cỉ tÝch ViƯt Nam.
59
2.3.1.1. Kiểu cốt truyện tiêu biểu của truyện cổ tích
.
59
2.3.1.2. ảnh hëng cđa cèt trun cỉ tÝch ViƯt Nam ®Õn
cèt trun của Truyền kỳ mạn lục.

60
2.3.2. So sánh với các kiểu cốt truyện của Tiễn đăng tân thoại(Cù Hựu).
62
2.3.2.1. Tóm tắt các cốt truyện của Tiễn đăng tân thoại.
62
2.3.2.2. Các kiểu cốt truyện của Tiễn đăng tân thoại
69
1


2.3.2.3. So sánh cốt truyện Truyền kỳ mạn lục với cốt truyện
Tiễn đăng tân thoại, tìm sự sáng tạo của Nguyễn Dữ.
Chơng 3: Lời văn nghệ thụât của Truyền kỳ mạn lục.
3.1. Khái niệm lời văn nghệ thuật.
3.2. Các loại lời văn nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục.
3.3. Vai trò, ý nghĩa của các loại lời văn nghệ thuật trong
Truyền kỳ mạn lục.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

71
75
75
75
78
89
91

Mở đầu
1 - Lý do chọn đề tài:

1.1 - Văn xuôi Việt Nam trung đại xuất hiện muộn. Ban đầu văn xuôi Việt
Nam tồn tại với những loại chính: ghi chép truyện dân gian, truyện lịch sử,
truyện tôn giáo. Từ thế kỷ XV-XVI trở đi, văn xuôi Việt Nam trung đại có bớc
chuyển biến quan trọng, tính chất ghi chép giảm dần, tính chất h cấu nghệ
thuật ngày càng sâu đậm. Truyền kỳ mạn lục là một trong những tác phẩm văn
xuôi hình tợng ra đời sớm của nền văn học Việt Nam (thời điểm ra đời của
Truyền kỳ mạn lục - theo Trần ích Nguyên - sớm nhất là năm 1509, muộn
nhất là năm 1547). Vì thế, thành công của nó có ý nghĩa lớn đối với văn xuôi
hình tợng Việt Nam trung đại.
Truyền kỳ mạn lục đợc đánh giá là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền
kỳ Việt Nam. Vị trí đó của tác phẩm này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu
nhiều về nó.
1.2. Những tác phẩm văn xuôi đầu tiên của các nền văn học trung đại có đặc
điểm chung là gắn bó chặt chẽ với truyện dân gian. Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ cũng không nằm ngoài đặc điểm chung này. Luận văn của chúng
tôi khảo sát những mối quan hệ đó của tác phẩm để làm rõ sự sáng tạo của
Nguyễn Dữ.
1.3. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục chịu ảnh hởng tiểu thuyết truyền kỳ đời Đờng và tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (1347 - 1433) ở đời Minh.
Giải quyết đề tài này còn nhằm chỉ ra sự sáng tạo của Nguyễn Dữ khi tiếp thu
nguồn ảnh hởng từ văn học Trung Quèc.

2


2. Lịch sử vấn đề:
ở phần này chúng tôi điểm lại những ý kiến của ngời đi trớc liên quan
đến đề tài.
Truyền kỳ mạn lục đà đợc nhiều ngời đánh giá cao ngay thời kỳ tác phẩm
ra đời. Các nhà nghiên cứu thời hiện đại tiếp tục nghiên cứu nó ở cả phơng
diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

2.1. Trớc hết chúng ta điểm lại những ý kiến đánh giá của ngời Việt Nam thời
trung đại:
- Hà Thiện Hán trong lời Tựa Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định sơ
niên (1547): "Xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Tông
Cát nhng có ý khuyên răn, có ý nêu quy cũ phép tắc, đối với việc giáo hoá ở
đời, há có phải bổ khuyết nhỏ đâu!".
- Lê Quý Đôn trong Nghệ văn chí phần Truyền kỳ ở Đại Việt thông sử
viết: " trứ tác trứ tác Truyền kỳ mạn lục gồm bốn quyển, văn từ trong sáng, mỹ lệ,
đợc ngời đơng thời ngợi khen".
- Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chơng loại chí" viết: "Sách Truyền
kỳ mạn lục bốn quyển, do dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại lợc bắt chớc cuốn Tiễn
đăng tập của nhà nho đời Nguyên".
- Ngoài ra còn có thể kể đến ý kiến của Vũ Phơng Đề trong Công d tiệp
ký coi Truyền kỳ mạn lục là áng "thiên cổ kỳ bút".
Nh vậy, ngời Việt Nam thời trung đại đánh giá cao sức sáng tạo của
Nguyễn Dữ, coi tác phÈm lµ mét thµnh phÈm nghƯ tht thĨ hiƯn ý đồ nghệ
thuật riêng, mang dấu ấn tài hoa của tác giả. Đặc biệt, học giả Lê Quý Đôn
phát hiện và khen ngợi thành công về phơng diện lời văn nghệ thuật của tác
phẩm.
2.2. Các ý kiến đánh giá của những nhà nghiên cứu thời hiện đại tiếp tục
khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Dữ. Một số ý kiến có sự đối sánh với Tiễn
đăng tân thoại - tác phẩm của Cù Hựu mà Nguyễn Dữ chịu ảnh hởng.
Những ý kiến đánh giá về Truyền kỳ mạn lục của các nhà nghiên cứu
Việt Nam thời hiện đại đợc trình bày trong các bài nghiên cứu: " Thử so sánh
Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại - Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 2, 1987;
" Những biến đổi của yếu tố "kỳ" và "thực" trong truyện ngắn truyền kỳ Việt
Nam" của Vũ Thanh, Tạp chí Văn học số 6 - 1994; "VỊ mèi quan hƯ gi÷a
3



Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục" của Phạm Tú Châu - Tạp chí Văn
học, số 3 - 1997; "Tìm hiểu khuynh hớng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ" của Nguyễn Phạm Hùng - Tạp chí Văn học, số 2 - 1987.
Giáo trình "Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII" - NXB
Giáo Dục - 1989 nhận định: Truyền kỳ mạn lục đà "nâng thể loại truyện ngắn
lên một bớc phát triển mới, khẳng định những bớc đi vững chắc của văn xuôi
bên cạnh thơ ca". Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng: bằng Truyền kỳ
mạn lục, "Nguyễn Dữ đà phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ
đạo nghệ thuật: văn học lấy con ngời làm đối tợng và trung tâm phản ánh"
("Đặc điểm văn học trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự" - NXB Giáo dục
- 2001- trang 19). Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh trong lời giới thiệu
tác phẩm Truyền kỳ mạn lục - NXB Văn học - 2001 đánh giá: "Về mặt thể loại
mà xét thì Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm đỉnh cao của truyện truyền kỳ Việt
Nam".
Trong số các công trình nghiên cứu của các tác giả nớc ngoài có công
trình nghiên cứu so sánh rất công phu của nhà nghiên cứu Đài Loan Trần ích
Nguyên: "Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục"
(dịch) - NXB Văn học - 2000. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách
tỉ mỉ, công phu và khá đầy đủ về nguồn gốc, nội dung, kỹ xảo, nội hàm của
Truyền kỳ mạn lục, ảnh hëng cđa tiĨu thut trun kú Trung Qc ®èi víi tác
phẩm này. Trần ích Nguyên nhận xét: trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết,
"Mạn lục ngôn ngữ văn tự thanh tân điển nhÃ; sự tu sức điểm trang khiến cho
chủ đề thêm sáng tỏ, so với Tân thoại cũng không thể nói đến hơn
thua."[14,283].
2.3. Tóm lại, các nhà nghiên cứu đà đánh giá thành tựu mà Truyền kỳ mạn lục
đa lại cho văn học Việt Nam: giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm,
sự thành công về mặt thể loại. Những ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhà
nghiên cứu là nguồn t liệu quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu thêm về tác
phẩm này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu những phơng diện sau:
3.1. Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng hình tợng nhân vật (vÊn ®Ị h cÊu nghƯ
tht, viƯc sư dơng u tè "kỳ",...), trong sự so sánh với nghệ thuật xây dựng
nhân vật ở truyện dân gian và việc ghi chép về nhân vật lịch sử ở sử ký.
4


3.2. Nghiên cứu phơng diện cốt truyện: mô hình các kiểu cốt truyện của
Truyền kỳ mạn lục; so sánh chúng với các kiểu cốt truyện tiêu biểu của truyện
cổ tích và cốt truyện của văn học Trung Quốc mà Nguyễn Dữ chịu ảnh hởng.
Từ đó, rút ra sự tơng đồng và khác biệt, đánh giá sự sáng tạo của Nguyễn Dữ.
3.3. Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong Truyền kỳ mạn lục. Truyền kỳ mạn
lục sử dụng kết hợp ba loại lời văn: tản văn, biền văn, vận văn. Luận văn
nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của các loại lời văn này trong tác phẩm.
4. Phơng pháp nghiên cứu:
Luận văn kết hợp vận dụng nhiều phơng pháp nghiên cứu: phơng pháp hệ
thống, phơng pháp phân tích, phơng pháp tổng hợp, đặc biệt chú trọng phơng
pháp so sánh.
5. Đóng góp của luận văn:
Chúng tôi hệ thống lại những ý kiến của các nhà nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục, từ đó tìm hiểu kỹ hơn một số vấn đề: nghệ thuật xây dựng nhân vật,
mô hình cốt truyện, các loại lời văn của tác phẩm.
6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung của luận văn đợc triển
khai trong ba chơng:
Chơng 1: Nghệ thuật xây dựng hình tợng nhân vật của
Truyền kỳ mạn lục.
Chơng 2: Cốt truyện của các truyện trong Truyền kỳ mạn lục.
Chơng 3: Lời văn nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục.


5


Nội dung
Chơng 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của
"Truyền kỳ mạn lục".

1.1. Khái niệm nhân vật:
Nhân vật văn học là con ngời đợc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng
phơng tiện văn học. Nhân vật văn học là một hiện tợng nghệ thuật mang tính ớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiÕt biĨu hiƯn cđa con ngêi
mµ chØ lµ sù thĨ hiện con ngời qua những đặc điểm điển hình. Đó có thể là
những con ngời đợc miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách,
tiểu sử nh thờng thấy ở tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những ngời thiếu
hẳn những nét đó, những lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn nh nhân vật trần
thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận nh nhân vật trữ tình
trong thơ trữ tình. Nhng thật ra, khái niệm nhân vật thờng đợc quan niệm với
một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngời, những con ngời có tên
hoặc không tên, đợc khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoảng qua trong
tác phẩm, mà còn có thể là những con vật bao gồm cả quái vật lẫn thần linh,
ma qủ Ýt nhiỊu mang bãng d¸ng, tÝnh c¸ch cđa con ngời, đợc dùng nh những
phơng thức khác nhau để biểu hiện con ngời. Khái niệm nhân vật có khi đợc
sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con ngời cụ thể nào mà chỉ một hiện
tợng nổi bật trong tác phẩm - về con ngời hoặc có liên quan tới con ngời;
chẳng hạn, nói nhân dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hoà bình, thời
gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhôp, trứ tác
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con
ngời. Do tính cách là một hiện tợng xà hội, lịch sử, nên chức năng khái quát
tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Trong thời cổ đại,
nhân vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thờng khái quát năng lực và sức
mạnh của con ngời. ứng với xà hội phân chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ

tích lại khái quát các chuẩn mức giá trị đối kháng trong quan hệ giữa ngời và
ngời nh thiện với ác, trung với nịnh, thông minh với ngu đần.
Nhân vật văn học còn thể hiƯn quan niƯm nghƯ tht vµ lý tëng thÈm mü
cđa nhà văn về con ngời. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác
phẩm. Ngoài ra, nhân vật còn luôn gắn liền với cốt truyện. Vì nhân vật đợc
miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và các chi tiết. Đó là mâu thuẫn
nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa
6


tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Nhờ đợc miêu tả qua xung đột,
mâu thuẫn, nên nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách đợc
bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình.
Tóm lại, "nhân vật văn học là con ngời cụ thể đợc thể hiện, miêu tả trong
tác phẩm văn học bằng phơng tiện văn học". Nhân vật văn học đó có thể là
con ngời có tên hoặc không tên; có thể là những con vật, bao gồm cả quái vật
lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang đặc tính của con ngời.
1.2. Các loại nhân vật chủ yếu của Truyền kỳ mạn lục.
Nhân vật văn học là hiện tợng hết sức đa dạng. Lý luận văn học đà chỉ ra
các tiêu chí để phân chia nhân vật văn học thành những kiểu, loại khác nhau.
Đối với tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi dựa vào hai tiêu chí sau để
phân loại nhân vật:
- Dựa vào đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tởng của nhà văn,
chúng ta có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
- Dựa vào đặc trng của tác phẩm truyền kỳ chúng tôi chia nhân vật thành
hai loại: nhân vật là ngời và nhân vật không phải là ngời.
Kiểu phân chia thứ nhất làm nổi bật đặc điểm của văn xuôi tự sự trung
đại, kiểu phân chia thứ hai làm nổi bật đặc điểm của tác phẩm truyền kỳ.
Sự phân biệt nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và nhân
vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) gắn liền với những mâu thuẫn đối

kháng trong đời sống xà hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan
điểm t tởng. Nhân vật chính diện mang lý tởng của tác giả và của thời đại. Đó
là ngời mà tác phẩm khẳng định và đề cao nh những tấm gơng về phẩm chất
cao đẹp của con ngời một thời. Trái lại, nhân vật phản diện lại mang những
phẩm chất xấu xa trái với lý tởng, đáng lên án và phủ định. Nh vậy, hai loại
nhân vật này luôn đối kháng với nhau.
Trong văn học Việt Nam, sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật
phản diện đà xuất hiện ở văn học truyền miệng (truyền thuyết, truyện cổ tích),
sau đó là văn học viết trung đại. Bởi vậy, sự phân chia nhân vật trong Truyền
kỳ mạn lục không ra ngoài đặc điểm của văn xuôi tự sự trung đại.
Số lợng nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong Truyền kỳ mạn
lục xuất hiện gần nh cân xứng. Khi Nguyễn Dữ muốn bộc lộ đạo đức tốt đẹp
thì ông xây dựng kiểu nhân vật chính diện. Đồng thời, muốn làm næi bËt

7


những đặc điểm này của nhân vật chính diện thì phải có nhân vật phản diện.
Qua nhân vật phản diện, quan điểm của tác giả cũng có cơ hội bộc lộ rõ nét.
Trong hai mơi truyện ngắn của Truyền kỳ mạn lục chúng tôi thống kê đợc
những nhân vật chính diện sau: nàng Nhị Khanh (Chuyện ngời nghĩa phụ ở
Khoái Châu), đạo sỹ (Chuyện cây gạo), nàng Thuý Tiêu (Chuyện nàng Thuý
Tiêu), nàng Vũ Nơng (Chuyện ngời con gái Nam Xơng), nàng Lệ Nơng
(Chuyện Lệ Nơng), Trịnh Thái thú và Dơng thị (Chuyện đối tụng ở Long
cung), Từ Thức (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên), ngời tiều phu (Chuyện ngời tiều
phu ở núi Na), đạo nhân (Chuyện gà trà đồng giáng sinh), Ngô Tử Văn
(Chuyện chức Phán sự ở đền Tản Viên), Phạm Tử H (Chuyện Phạm Tử H lên
chơi Thiên Tào).
Những nhân vật thuộc loại phản diện: Trọng Quỳ (Chuyện ngời nghĩa
phụ ở Khoái Châu), Trình Trung Ngộ và nàng Nhị Khanh (Chuyện cây gạo),

Hà Nhân (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây), nàng Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của
Đào thị), viên quan họ Hoàng và hồn thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xơng
Giang), các vị thần Phật (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều), quan
tớng (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện Lý tớng quân, Chuyện Phạm
Tử H lên chơi Thiên Tào,))
Xem xét Truyền kỳ mạn lục sẽ thấy nhân vật chính diện đợc quan tâm
nhiều nhất là ngời phụ nữ và ngời trí thức. Ngời trí thức ở đây có thể là học
trò, có thể là ẩn sĩ. Thay vì hình ảnh ngời trí thức hớn hở trên đờng sĩ hoạn với
chí hớng lập công danh, cống hiến cho đất nớc nh trong văn học giai ®o¹n tríc, ngêi trÝ thøc cđa Trun kú m¹n lơc là những con ngời say mê lao mình
vào những niềm vui thùc tÕ, quªn hÕt mäi nhiƯm vơ cao q, mọi lời răn dạy
của thánh nhân. Họ bộc lộ thái độ bất hợp tác đối với vơng triều hiện tại, đi ra
ngoài những lý tởng truyền thống của ngời sĩ quân tử. Đây chính là nét chung
của những tác phẩm viÕt vÒ ngêi trÝ thøc phong kiÕn trong TruyÒn kú mạn lục.
Điều thú vị là thái độ đó đợc thể hiện dới nhiều hình thức khác nhau: hoặc tìm
kiếm khôn nguôi về lẽ sống, hạnh phúc, lý tởng trong Chuyện Từ Thức lấy vợ
tiên; hoặc quay lng lại thực tế, để thể hiện cái "chí" của kẻ sĩ trong buổi rối
ren, suy đốn, mà sức mình không làm gì đợc, giữ lấy cái thiện cho riêng mình
nh trong Chuyện ngời tiều phu ở núi Na, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang,)
Nhân vật ngời trí thức của Truyền kỳ mạn lục còn đợc Nguyễn Dữ miêu tả ở
những khía cạnh khác trong con ngời của họ: Nguyễn Dữ ngợi ca tình thuỷ
chung trong quan hệ vợ chồng của một ông quan - nhân vật Trịnh Thái thú
8


trong Chun ®èi tơng ë Long cung - b»ng chi tiết treo ấn từ quan, "chôn một
cái mả hờ dới chân núi Đốn", hàng ngày chăm sóc nó và sống một mình. Sau
đó, Trịnh Thái thú tìm đợc vợ là Dơng thị ở Long cung, hai ngời sống hạnh
phúc bên nhau ở trần thế. Phạm Tử H (Chuyện Phạm Tử H lên chơi Thiên
Tào) đợc khen ngợi là ngời học trò có đức tính tốt - "trung hậu thành thực" đặc biệt thể hiện trong quan hệ với thầy, sống đúng lẽ luân thờng. Ngoài ra,
Nguyễn Dữ cũng bày tỏ quan niệm sống nhân ái, hợp đạo qua nhân vật đạo

nhân, đạo sĩ trong Chuyện cây gạo, Chuyện gà trà đồng giáng sinh. Tóm lại,
với nhân vật ngời trí thức, Nguyễn Dữ khẳng định: trong thời kỳ đau thơng
của dân tộc, họ không chỉ gìn giữ những phẩm chất cao đẹp cho riêng mình,
mà còn không ngừng vơn lên, kiếm tìm những giá trị làm ngời cao quý hơn,
nhân đạo hơn. Hình tợng ngời trí thức của Nguyễn Dữ đợc miêu tả trong các
tác phẩm rất phong phú, phức tạp - nó phản ánh đúng tính phức tạp tất yếu của
cuộc đời ngời trí thức trong sự biến động dữ dội của xà hội Việt Nam thế kỉ
XVI.
Hình tợng ngời phụ nữ cũng là loại nhân vật chính diện xuất hiện nhiều
trong Truyền kỳ mạn lục, trở thành một đối tợng thẩm mỹ quan trọng. Xây
dựng hình tợng ngời phụ n÷, Ngun D÷ béc lé trùc tiÕp quan niƯm vỊ tình
yêu và hạnh phúc của mình. Những ngời phụ nữ hiện lên trong tác phẩm với
cả diện mạo tâm hồn, tình cảm, nhu cầu và khát vọng với số phận của mình.
Đó là những con ngời vốn xuất thân rất bình thờng, có khi tầm thờng, nh ca
kỹ, tỳ thiếp trứ tác nhng lại mang những phẩm chất rất đáng trân trọng, ngợi ca và
còn là những ngời có tài văn thơ. Hình tợng ngời phụ nữ trở thành nh©n vËt
chÝnh, nh©n vËt trung t©m trong rÊt nhiỊu trun của Truyền kỳ mạn lục. Khi
xây dựng nhân vật chính diện là ngời phụ nữ, "Nguyễn Dữ đà gửi lại cho độc
giả thời sau bức thông điệp: ở thời đại ông, không một ngời phụ nữ nào có
hạnh phúc cả cho dï hä sèng theo kiĨu nµo. Ngoan ngo·n, thủ chung, làm
tròn phận sự của ngời con, ngời vợ, ngời mẹ nh Nhị Khanh (Chuyện ngời
nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện ngời con gái Nam Xơng), trứ tác
hoặc "phá phách" nh Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), Đào Hàn Than (Chuyện
nghiệp oan của Đào thị), trứ tác thì cái chết theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng là
chung cục cho mọi kiếp đàn bà!"[12,21].
Hình tợng ngời phụ nữ đợc miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục là những con
ngời bé nhỏ, khổ đau, nhng phẩm chất vô vàn cao quý. Nguyễn Dữ thể hiện
quan điểm về phẩm chất dân tộc qua nhân vật ngời phụ nữ. Những cái cao
9



®Đp, tÝch cùc, tiÕn bé thĨ hiƯn rùc rì ë những con ngời đau khổ, nhỏ bé nh Nhị
Khanh, Vũ Thị Thiết, Lệ Nơng, Thuý Tiêu, trứ tác trong đau đớn vùi đập vẫn bừng
cháy niềm khao khát khôn nguôi về hạnh phúc tình yêu, công bằng, về quyền
đợc sống, đợc hởng thụ và hiến dâng. Đào Hàn Than tập trung cao nhất những
nỗi đau khổ của một kiếp ngời bé nhỏ, không phơng tự vệ, trong cái xà hội
đầy rẫy những oan trái, bất công mà Nguyễn Dữ thấy đợc. Nàng bị mọi thế lực
xà hội vùi dập, đày đọa. Số phận đà bắt nàng chịu "hết nạn nọ, đến nạn kia",
và càng cố vơn lên đến bao nhiêu, nàng càng bị vùi dập sâu xuống bấy nhiêu.
Từ cõi chết, Đào thị trở về trả thù kẻ đà đày đọa mình, thì lại bị trừng trị tàn ác
hơn. Đào thị là nhân vật duy nhất trong Truyền kỳ mạn lục phải chết oan ức
hai lần, cái chết sau thảm khốc hơn cái chết trớc. Đó chính là sự trả lời tàn
nhẫn của cuộc sống hiện tại đen bạc cho những khao khát vùng lên tuyệt vọng
của nàng. Đấy chính là đỉnh cao bi kịch của số phận con ngời trong Truyền kỳ
mạn lục.
ở những hình tợng nhân vật chính diện, Nguyễn Dữ bộc lộ quan niệm về
cái đẹp. Và ông bộc lộ thái độ đối với cái xấu ở nhân vật phản diện. Đối tợng
Nguyễn Dữ chọn miêu tả là thơng nhân (Trình Trung Ngộ), học trò (Hà
Nhân), yêu quái (nàng Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo), hồn hoa Đào, Liễu
(Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây), hồn thị Nghi(Chuyện yêu quái ở Xơng Giang), trứ tác ,
các vị thần Phật (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều), quan tớng
(Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà giang, Chuyện đối ®¸p cđa ngêi tiỊu phu ë nói
Na, Chun Lý tíng quân, Chuyện Phạm Tử H lên chơi Thiên Tào,)).
Nguyễn Dữ bày tỏ thái độ phê phán chế độ phong kiến đơng thời bằng phơng
pháp mợn chuyện xa để nói về thời hiện tại, mợn chuyện cõi trời, cõi âm để
nói chuyện cõi trần, mợn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện ngời. Bằng
phơng pháp gián tiếp và u thế của văn xuôi, Nguyễn Dữ đợc tự do tung hoành
ngòi bút trên trang giấy và trở thành ngời tấn công vào hôn quân bạo chúa
bằng thái độ công phẫn và sự sắc sảo, thông minh của một nhà văn có tài, am
hiểu con ngời và cuộc sống. Nhà nghiên cứu Xô Viết Marian Tkatsov nhận xét

về Truyền kỳ mạn lục: Nguyễn Dữ "đà suy nghĩ có tính cách phạm trù về thời
đại mình" qua hàng loạt những "hình tợng điển hình" của tầng lớp phong kiến
thống trị đơng thời, với "một cách đánh giá không thiên vị và nghiêm khắc".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng nhận xét về Truyền kỳ mạn lục:
"Cha bao giờ trong văn học viết, cho tới lúc đó, vua chúa, quan lại đợc thể
hiện một cách hèn kém, bất tài đến thế. Hồ Hán Thơng, chịu bÊt lùc tríc ý chÝ
10


vµ lý lÏ cđa mét Èn sÜ (Chun ngêi tiỊu phu ë nói Na); Hå Q Ly lµ ngêi
"tõng tranh luận với ngời Trung Hoa, ngời Chiêm, cha hề chịu khuất lý bao
giờ", lại đuối lý trớc ẩn sĩ họ Hồ và tú tài họ Viên (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà
Giang) trứ tác Quan lại thì độc ác, dâm bạo, bất nhân, hoặc cụ thể nh trụ quốc họ
Thân, tớng quân họ Lý, hoặc cách điệu nh thần Thuồng Luồng, trứ tác "[17,115].
Ngay cả lực lợng thần quyền, dới thế giới quan của Nguyễn Dữ, cũng đợc
nhìn nhận khác: nếu trong văn học Lý - Trần, thế giới thần quyền cơ bản đợc
xem nh một lực lợng có thực theo quan niệm của ngời đơng thời, là lực lợng
phù trợ cho con ngời và đợc con ngời tiếp nhận một cách thiêng liêng, trang
trọng thì nay đà khác. Trong nhiều truyện, niềm tin vào thần linh, tôn giáo vÉn
tá ra chi phèi thÕ giíi quan cđa Ngun D÷, nhng cũng trong nhiều truyện
khác, ta thấy ông có thái độ phê phán rất quyết liệt những "ác thần": " trứ tác
chúng vào bếp để khuắng hũ rợu của ngời ta, vào buồng ghẹo vợ con ngời ta,
khi mọi ngời đổ đến vây bắt, thì kẻ gian biến đi đằng nào"[25,172], và ông có
lời bình "Than ôi! Cái thuyết nhà Phật thật vô ích mà còn hại quá lắm. Nghe
lời nói năng thì từ bi, quảng đại, tìm sự ứng báo thì bắt gió mơ hồ. Nhân dân
kính tín đến nỗi có ngời phá sản để cúng cho nhà hoặc chùa. Nay xem cái d
nghiệt ở trong một ngôi chùa nát mà còn gớm ghê nh thế, huống ngày thờng
cúng vái sầm uất phỏng còn tai hại đến đâu"[25,177].
Qua những nhân vật phản diện mà Nguyễn Dữ xây dựng, chúng ta thấy
rõ Nguyễn Dữ đà nghi ngờ và có thái độ phủ nhận vai trò của cả thần quyền và

pháp quyền phong kiến hiện tại. Tác phẩm của ông thể hiện sâu sắc những
mâu thuẫn dữ dội giữa cái thiện và cái ác mà chủ yếu nằm trong lực lợng
thống trị. Mọi cái ác, theo ông, phải bị trừng trị. Mọi cái thiện phải đợc bảo vệ
và đề cao.
Không chỉ tỏ thái độ với thần quyền và pháp quyền, khi xây dựng loại
nhân vật phản diện, Nguyễn Dữ còn nghiêm khắc với một số loại ngời mà đạo
làm ngời xuống cấp nghiêm trọng. Chẳng hạn, ngời học trò Hà Nhân trong
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây "gánh cặp đến học ở Trờng An, tởng nên chăm chỉ
về học nghiệp" ai ngờ lại mê đắm sắc dục với hồn hoa Đào, Liễu. Nguyễn Dữ
nhận xét: "Chàng họ Hà lòng trẻ có nhiều vật dục, cho nên loài hoa kia đòi
thừa cơ quyến rũ. Nếu không thì những giống nguyệt quái hoa yêu, mê hoặc
sao đợc mà chẳng phải thu hình nép bóng ở trớc Lơng công là một bậc chính
nhân"[25,75]. X©y dùng nh©n vËt Träng Q (Chun ngêi nghÜa phơ ở Khoái
Châu) Nguyễn Dữ đà lớn tiếng phê phán: "Có ngời vợ nh thế mà để cho phải
11


hàm oan, Trọng Quỳ thật là tuồng chó lợn. Muốn tề đợc nhà, phải trớc tự sửa
lấy mình chính, khiến cho không thẹn với vợ con, ấy là không thẹn với trời
đất"[25,34]. Nguyễn Dữ phê phán Trọng Quỳ bởi hắn là kẻ đánh bạc gán vợ nàng Nhị Khanh nết na, chung thuỷ - đến nỗi vợ phải tự tử. Hay nh nhân vật
Trình Trung Ngộ (Chuyện cây gạo) mê đắm yêu quái Nhị Khanh và đi đến
chỗ chết. Nguyễn Dữ gọi Trung Ngộ là "kẻ thất phu đa dục". Nh vậy, khi bày
tỏ quan niệm, thái độ của mình về vấn đề đạo đức trong xà hội hiện thời, dễ
thấy Nguyễn Dữ đặt vấn đề đạo đức trong quan hệ vợ chồng, quan hệ tình yêu,
trứ tác
Tóm lại, dù là xây dựng nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện
Nguyễn Dữ cũng đều bày tỏ thái độ, quan niệm của mình một cách thẳng
thắn, mạnh mẽ vỊ c¸i thiƯn, c¸i ¸c; c¸i xÊu, c¸i tèt xung quanh các vấn đề đạo
đức xà hội, vấn đề thần quyền, pháp quyền liên quan đến số phận con ngời
trong x· héi phong kiÕn níc ta ë thÕ kû XVI và phù hợp với cả những xà hội

có áp bức, bóc lột. Với hai kiểu nhân vật này Nguyễn Dữ đà đạt đợc những
thành công lớn về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vấn đề này chúng tôi sẽ
trình bày rõ hơn ở phần sau. Chúng ta bắt gặp cái xấu cũng nh cái tốt trong
cùng một nhân vật. Chẳng hạn, nhân vật Đào Hàn Than là nhân vật tiêu biểu
cho mọi đau khổ của ngời phụ nữ trong xà hội đầy rẫy oan trái, bất công. Hàn
Than có lòng khao khát mÃnh liệt vơn tới cuộc sống mà nàng mong muốn. Có
lẽ vậy nên nàng phải trả giá bằng hai lần chết, cái chết sau thảm khốc hơn cái
chết trớc. Ngời đọc thấy xót thơng cho nàng, nhng cũng khó chấp nhận đợc
những biểu hiện gọi là xấu ở Hàn Than: tính tình lẳng lơ, quyến rũ và t thông
với s bác Vô Kỷ, chết rồi còn biến thành yêu quái trả thù cá nhân đối với gia
đình quan Hành khiển là Nguỵ Nhợc Chân. Phải chăng, khi để cái thiện và cái
ác; cái tốt và cái xấu tồn tại trong một nhân vật, nhân vật ấy gần với bản chất
con ngời hơn. Xây dựng nhân vật là con ngời đời thờng, Nguyễn Dữ đặt nền
móng cho sự phát triển theo khuynh hớng này của văn học giai đoạn tiếp theo.
Ngoài tiêu chí phân loại nhân vật theo đặc điểm của tính cách, việc
truyền đạt lý tởng của nhà văn nh đà trình bày ở trên, chúng tôi còn dựa vào
đặc trng của tác phẩm truyền kỳ, chia nhân vật thành hai loại: nhân vật là ngời
và nhân vật không phải là ngời.
Nhân vật là ngời bao gồm vua, quan, tớng, học trò, ẩn sĩ, đạo nhân, thơng
nhân, ngời phụ nữ, trứ tác Nhân vật không phải là ngời gồm: yêu quái, thần linh, trứ tác
Điều thú vị là những nhân vật thần linh, ma quái đó lại thể hiện những khía
12


cạnh rất ngời. Hai kiểu nhân vật là ngời và không phải là ngời đợc Nguyễn Dữ
cho xuất hiện trong cùng một tác phẩm, tạo ra không gian rộng lớn cho truyện
- không gian cõi trần, không gian cõi tiên, không gian cõi âm - nhân vật dễ bề
hoạt động.
Tiếp xúc với kiểu nhân vật là ngời, ta bắt gặp những con ngời rất dỗi bình
thờng, một ngời con quan gia đình sa sút đâm ra chơi bời, gán vợ nh Trọng

Quỳ, một gà đi buôn háo sắc - mê đắm với hồn ma - nh Trình Trung Ngộ, một
thanh niên khảng khái đốt đền nh Ngô Tử Văn, một tiều phu ẩn dật, một kẻ
hay thơ đa tình, một ả ca kỹ lẳng lơ, một ngời vợ thuỷ chung sống đúng đạo
tòng phu nh Nhị Khanh, Vũ Thị Thiết, trứ tác Sự xuất hiện của nhân vật con ng ời
trong Truyền kỳ mạn lục có những biểu hiện khác với văn học giai đoạn trớc.
Con ngời trong văn học của giai đoạn trớc thế kỷ XVI thờng là cứng nhắc
trong các khuôn mẫu "tam cơng, ngũ thờng", "tam tòng, tứ đức", con ngời của
tinh thần và ý chí, t tởng và giáo điều, trứ tác Đến Truyền kỳ mạn lục, một quan
niệm mới về việc phản ánh con ngời đà xuất hiện: ngợi ca vẻ đẹp con ngời cả
vật chất và tinh thần; con ngời tồn tại gần nh nó vốn có. "Những hình ảnh da
thịt hồng hào, tơi tốt, trứ tác rất dễ gặp trong tác phẩm này. Những dục vọng, ớc
muốn thoát ra ngoài sự toả chiết của t tởng Nho gia về "tu, tề, trị, bình" với
ngời quân tử; "công, dung,ngôn, hạnh" đối với ngời phụ nữ phong kiến cũng
rất dễ gặp ở đây. Con ngời, đó không phải là những tấm gơng chói loà về các
anh hùng, liệt nữ lu danh sử sách, mà là những con ngời của đời sống thực tế
sôi động, cay nghiệt" [7,120]. Quan niệm mới trong việc phản ánh con ngời
xuất hiện thì đồng thời, một quan niệm mới về hạnh phúc và lẽ sống đà ra đời
trong văn học.
Nhân vật thần linh, ma quái trong Truyền kỳ mạn lục cũng đợc xây dựng
khác trớc. Những nhân vật thần linh trớc đây đợc xem là lực lợng huyền bí
phù trợ cho con ngời, đợc con ngời sùng kính, trân trọng thì trong Truyền kỳ
mạn lục, trở thành lực lợng phản diện. Tợng phật trong Chuyện cái chùa
hoang ở huyện Đông Triều đội lốt Phật mà ăn trộm của cải của dân lành, vào
buồng ghẹo vợ ngời, chửi bới lẫn nhau, trách móc dân lành, trứ tác Nhân vật ma
quái có những biểu hiện rất ngời - khát khao yêu đơng - nhng hoang dâm quá
độ, gieo rắc tai hoạ cho dân lành. Tuy nhiên, khi xây dựng thế giới nhân vật
thần linh, ma quái Nguyễn Dữ nhằm mục đích hớng tới cuộc sống con ngời.
Lấy chun ma ®Ĩ nãi chun ngêi.

13



Trên đây, chúng tôi đà khái quát các loại nhân vật chủ yếu của Truyền kỳ
mạn lục. Phần tiếp theo, chúng tôi trình bày những đặc điểm chung và riêng
trong nghệ thuật xây dựng các loại nhân vật đó.
1.3. Đặc điểm nghệ thuật xây dựng các loại nhân vật của Truyền kỳ mạn
lục.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong công trình Đặc điểm văn học
Việt Nam trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự đà khẳng định: "Bằng
Thánh Tông di thảo, đặc biệt là Truyền kỳ mạn lục, Lê Thánh Tông và
Nguyễn Dữ đà phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ
thuật: văn học lấy con ngời làm đối tợng và trung tâm phản ánh"[12,19]. Một
nhận xét khác của GS.Trần Đình Sử: Truyền kỳ mạn lục là một cái mốc mới
trong quan niệm về tự do cá nhân"[22,211]. Đến Truyền kỳ mạn lục "một quan
niệm mới về việc phản ánh con ngời đà xuất hiện"[7,120]. Truyền kỳ mạn lục
quả đà đánh dấu bớc phát triển trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi độc đáo. Truyện truyền kỳ
dùng hình thức kỳ ảo làm phơng thức chuyển tải nội dung. Bởi vậy, nó có sức
hút kỳ lạ đối với độc giả. Yếu tố "kỳ lạ" đầy rẫy trong huyền thoại tôn giáo,
trong sử ký và là một đặc điểm của t duy dân gian đợc phản ánh trong thần
thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích. Trong truyện truyền kỳ, các tác giả sử
dụng yếu tố "kỳ" không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc che dấu dụng ý sâu
xa của nhà văn mà còn với t cách một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trng
của thể loại. Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái "kỳ lạ".
Bởi vậy, trong tác phẩm truyền kỳ, yếu tố "kỳ" (kỳ lạ, ma quái, siêu thực)
có khi là một loại chất liệu để xây dựng nhân vật, có khi là bản thân nhân vật
(ma, quỷ, tiên, trứ tác ). Sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải
là do những nhân vật có phép lạ kiểu Trời - Bụt - Tiên trứ tác mà ngay ở hình thức
"phi nhân tính" của nhân vật (ma, qủ, vËt ho¸ ngêi… trø t¸c ). XÐt cho cùng, nhân
vật mang hình thức "phi nhân" cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý,

tính cách một loại ngời nào đó. Từ đặc trng này của tác phÈm trun kú, khi
tiÕp cËn Trun kú m¹n lơc chóng tôi thấy Nguyễn Dữ đà sử dụng yếu tố "kỳ"
một cách linh hoạt, nó trở thành dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Và qua đó,
hiện thực đợc bộc lộ - hiÖn thùc x· héi ViÖt Nam thÕ kû XVI. Nh vậy, hiện
thực đời sống đợc miêu tả phần lớn b»ng h×nh thøc sư dơng u tè "kú", qua
thÕ giíi thần linh và thế giới trần tục.
14


Trong Truyền kỳ mạn lục, yếu tố "kỳ" là một loại chất liệu để xây dựng
nhân vật - xuất hiện ở loại nhân vật là ngời; loại nhân vật chính diện và cả
nhân vật phản diện.
Vũ Thị Thiết trong Chuyện ngời con gái Nam Xơng là nhân vật ngời phụ
nữ khá thành công của Nguyễn Dữ. Ngời con gái Nam Xơng này đợc miêu tả
là ngời "thuỳ mị nết na, lại thêm t dung tốt đẹp"[1], nàng mong muốn có cuộc
sống gia đình yên ổn, hạnh phúc. Lại thêm cái nết thuỷ chung với chồng, hiếu
thảo với mẹ chồng, yêu thơng con. Chừng ấy, những tởng nàng đợc hởng cuộc
sống xứng đáng, ngờ đâu cuộc đời bất hạnh với số phận bi kịch ập xuống. Vũ
Nơng tự tử để giữ tấm lòng trinh bạch, để chứng minh sự thuỷ chung với
chồng. Tình tiết này có ý nghĩa khắc hoạ vẻ đẹp nhân phẩm của nhân vật Vũ
Nơng - vì lòng tự trọng, thà chết oan uổng chứ không chịu đợc sự nhục mạ,
không chịu đợc sự ruồng rẫy của ngời chồng ghen tuông. Vũ Nơng đợc xây
dựng là nhân vật có số phận riêng, vận mệnh riêng với t cách là một con ngời
chịu trách nhiệm trớc việc mình làm. Nguyễn Dữ sử dụng yếu tố "kỳ" làm
chất liệu xây dựng nhân vật Vũ Nơng: cuộc đời nàng không kết thúc ở sự kiện
tự tử, nàng chết nhng đợc sống ở Thuỷ Tinh cung và hiện lên gặp chồng. Mặc
dù không sống tiếp cuộc đời ở cõi trần gian, nhng tình tiết Vũ Nơng hiện lên
gặp chồng từ cõi tiên chứng minh đợc tấm lòng trinh bạch của nàng. Phải
chăng, Nguyễn Dữ sử dụng yếu tố "kỳ" này còn nhằm ý đồ khác: thầm kín gửi
vào tác phẩm "giấc chiêm bao" của bản thân (cũng là của dân gian): tích thiện

phùng thiện trứ tác (không "phùng" nơi trần thế, thì ở cõi siêu phàm): Vũ N ơng khổ
nhục, bất hạnh cùng cực, nhng rồi nàng sẽ trở thành nữ thần cỡi kiệu hoa giữa
cờ quạt tán lọng rực rỡ bay về miền bất tử. Nàng tồn tại vĩnh hằng ở chốn
Thuỷ Tinh cung bởi cái tâm trong sáng của mình - "thác là thể phách, còn là
tinh anh". Số phận bi thảm của ngời con gái Nam Xơng tựu trung cũng là số
phận chung của mọi kiếp đàn bà trong thời đại Nguyễn Dữ sống - dù họ sống
theo kiểu nào thì cũng không bao giờ có hạnh phúc.
Sử dụng yếu tố "kỳ" làm chất liệu xây dựng nhân vật, nhà văn có cơ hội
khám phá thêm những nét mới trong tâm hồn nhân vật. Nhờ sự linh ứng thần
kỳ: tõ lêi ngun cđa Vị N¬ng øng nghiƯm, Linh Phi phu nhân của Nam Hải
Long Vơng biến hoá thành "con rùa mai xanh", Phan Lang trôi dạt vào Quy
động, và nữ thần Vũ Nơng hiển linh, mà vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nơng ngời
sáng: trong động Thuỷ Tinh cung, Phan Lang nhắc đến chồng nàng, nàng "ứa
nớc mắt khóc" và nói "cảm về nỗi ấy, tôi tất phải tìm vỊ cã ngµy"; nµng hiƯn
15


lên giữa dòng sông nói với vào với chồng: nàng quyết định sống ở Thuỷ Tinh
cung để đáp ơn của Linh Phi. Vũ Nơng dù sống ở cõi siêu phàm nhng vẫn nhớ
tình xa nghĩa cũ và đặc biệt nàng không quên đáp ơn ngời đà cứu mạng, ngời
đà biết nỗi oan ức của nàng. Tấm lòng trong sáng của Vũ Nơng nh viên ngọc
không tỳ vết chỉ có thể toả sáng ở một nơi không tồn tại bất công, oan nghiệt
nh xà hội nàng sống - đó là cõi siêu phàm.
Trong Truyền kỳ mạn lục, nhiều nhân vật đợc xây dựng dựa trên yếu tố
"kỳ". Nhân vật Nhị Khanh (Chuyện ngời nghĩa phụ ở Khoái Châu) chịu cuộc
đời cay nghiệt hơn cả Vũ Thị Thiết. Cũng nh bao ngời phụ nữ trong Truyền kỳ
mạn lục, Nhị Khanh khao khát sống hạnh phúc, yên ấm, hoà thuận. Nhng ngời
chồng Trọng Quỳ là kẻ bất nhân, coi vợ nh cỏ rác nên đà gán vợ đánh bạc.
Đúng là "tuồng chó lợn" nh lời bình nhận xét. Sững sờ trớc sự thật phũ phàng,
Nhị Khanh tự vẫn. Hành động tự vẫn ấy cho thấy nàng không chịu sống nhơ

nhớp, giữ mình trong sạch. Ngời phụ nữ là nhân vật chính trong Truyền kỳ
mạn lục thờng đợc tác giả ca ngợi ở vẻ đẹp nhân phẩm là vậy. Cuộc đời Nhị
Khanh không kết thúc ở đây. Là tác phẩm truyền kỳ, bởi vậy, nhà văn sử dụng
yếu tố thần kỳ để Nhị Khanh đợc sống tiếp ở cõi tiên. Nàng trở về gặp Trọng
Quỳ nhng không có lời nào trách móc ngời chồng bạc tình. Nguyễn Dữ làm
nổi bật một nét đẹp trong tính cách ngời phụ nữ đoan trang, chung thuỷ này,
đó là sự bao dung, rộng lợng. Dùng yếu tố "kỳ" ®Ĩ nh©n vËt tiÕp tơc "sèng" ë
câi ©m, Trun kú mạn lục thể hiện sự ảnh hởng của tín ngỡng d©n gian: ngêi
d©n cã niỊm tin vỊ chun linh hån con ngời tiếp tục tồn tại sau khi chết và có
thể trở về giúp những ngời còn sống. Sử dụng yếu tố "kỳ" trong việc xây dựng
nhân vật, tính cách nhân vật có cơ hội bộc lên rõ nét.
Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào thị là nhân vật phản
diện, là nhân vật ngời phụ nữ "phá phách" trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
ả danh kỹ Hàn Than "thông hiểu âm luật và chữ nghĩa", có nhan sắc nhng
"nết không cẩn nguyệt, tình bén lẳng lơ". Hàn Than "phá phách" trong chốn
cửa Phật bằng việc t thông với s bác Vô Kỷ: "Hai ngời đà yêu nhau mê đắm
say sa, chẳng khác nào con bớm gặp xuân, trận ma cửa hạn, chẳng còn để ý
đến kinh kệ nữa". Đắm chìm trong bể dục tại chốn thanh cao, tôn nghiêm,
Hàn Than phải trả giá bằng cái chết. Nàng không chịu đầu hàng số phận.
Nguyễn Dữ để nhân vật của mình "tái sinh" ở kiếp khác. Hồn ma Hàn Than và
s bác Vô Kỷ đầu thai thành hai đứa trẻ con của quan Hành khiển Nguỵ Nhợc
Chân. Hàn Than không quên mối thù xa với gia đình Nhợc Chân. Khi lµ ngêi,
16


Hàn Than dám cả gan thuê thích khách để trả thù vợ Nhợc Chân. Lúc đà thành
ma, thành yêu quái, mối thù cha trả đợc đó khiến nàng lại đầu thai để phá
phách gia đình Nguỵ Nhợc Chân. Những chi tiết đó cho thấy: Hàn Than là
nhân vật có tính cách đậm nét. Trong những hành động của nhân vật lộ rõ
niềm ham sống, khao khát đợc sống, khao khát đợc yêu một cách mÃnh liệt đôi lúc gây nỗi kinh sợ đối với ngời đọc. Nàng có sức kháng cự mÃnh liệt

chống lại số mệnh. Văn học Việt Nam, đến giai đoạn này cha thấy một nhân
vật ngời phụ nữ nào kiểu Đào Hàn Than. Nàng có những hành động táo bạo và
dũng cảm hiếm thấy ở những ngời phụ nữ mà lại là ngời phụ nữ có địa vị thấp
hèn trong xà hội cũ (thuê thích khách để trả thù vợ Nguỵ Nhợc Chân).
Miêu tả Hàn Than là ngời con gái có nhan sắc hơn ngời (còn biết dùng
nhan sắc để mê hoặc ngời khác), có trí tuệ khác thờng, có tài thơ khiến mọi
ngời phải khâm phục, Nguyễn Dữ đà phát hiện và ca ngợi vẻ đẹp của tài sắc
trọn vẹn trong một ngời phụ nữ. Sự ngợi ca đó trong xà hội lúc bấy giờ là điều
hiếm thấy và đáng quý, đáng khâm phục biết bao. Hai thế kỷ sau ta mới gặp
lại cái nhìn mang tính nhân văn nh thế ở tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào
Nguyễn Du. Phát hiện và ngợi ca nhan sắc, đặc biệt là trí tuệ của ngời phụ nữ
trong xà hội thế kỷ XVI - lại ở một nhµ nho - cho thÊy sù tiÕn bé trong t tởng
của Nguyễn Dữ.
Thuyết "tài mệnh tơng đố" ứng vào cuộc đời Hàn Than quả là hợp lý. Tài
sắc hơn ngời nhng cuộc đời bị vùi dập, ruồng rẫy. Quyết liệt chèng l¹i sè
mƯnh b»ng søc sèng m·nh liƯt nhng kÕt cục vẫn là chết thảm khốc. Đau đớn
thay, lại là hai lần chết. Sự thấu hiểu, cảm thông của nhà văn đối với nhân vật
của mình đà rõ. Lời thơ của hai thế kỷ sau phần nào đồng cảm với tâm hồn
của Nguyễn Dữ - hai trái tim lớn gặp nhau:
"Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng lµ lêi chung"
Trun KiỊu - Ngun Du.
Sư dơng u tè "kỳ" - nhân vật Hàn Than tái sinh ở kiếp khác, tiếp tục
sống đúng cá tính của mình, tiếp tục bộc lộ tính cách của mình - Nguyễn Dữ
đà thành công. Tuy vậy, nhân vật Đào Hàn Than vẫn là nhân vật đợc xây dựng
theo phơng thức của truyện ngắn trung đại - yếu tố đời sống nội tâm, diễn biến
tâm lý cha đợc coi trọng. Nhờ vào hành động của nhân vật, tính cách lộ ra,
hấp dẫn ngời đọc. Qua từng hành động, tính cách nhân vật đợc khắc hoạ. Sự
kháng cự quyết liệt chống lại số mệnh của một ngời phụ nữ ở tầng lớp thấp
17



kém trong xà hội thế kỷ XVI mÃi ám ảnh ngời đọc. Phải chăng, đó cũng là
thành công lớn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Nguyễn Dữ.
Dùng yếu tố "kỳ" làm chất liệu xây dựng nhân vật, Nguyễn Dữ không chỉ
thành công ở hình tợng ngời phụ nữ. Qua hình tợng ngời trí thức tác giả cũng
có cơ hội bộc lộ quan điểm thẩm mỹ của mình bằng phơng thức nghệ thuật
này.
Hình tợng ngời trí thức trong Truyền kỳ mạn lục một phần nào đó chính
là hình ảnh ngời trí thức Nguyễn Dữ. Làm quan mới đợc một năm thì ông xin
từ quan với lý do nuôi dỡng mẹ già. Không tìm đợc lối thoát trên con đờng
hành đạo, Nguyễn Dữ quay trở về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc mơ màng thả hồn
cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Có thể tìm thấy bóng dáng
ẩn sĩ Nguyễn Dữ qua nhân vËt Tõ Thøc, nh©n vËt ngêi tiỊu phu ë nói Na, trứ tác
Bút pháp truyền kỳ cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một
thế giới mới lạ, với một hoàn cảnh và những thử thách mới. Cũng ở thế giới
đó, nhà văn đà thể hiện đợc lý tởng của mình thông qua nhân vật. Nhân vật Từ
Thức trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên đợc xây dựng bởi yếu tố "kỳ" - sống ở
cõi tiên, lấy vợ tiên và trở về hạ giới. Nhân vật Tõ Thøc mang tÝnh triÕt lý vỊ
con ®êng sèng cđa một bộ phận trí thức trớc hiện trạng thối nát của xà hội.
Trả ấn từ quan, thoát ly hiện thực, trở về thiên nhiên, thể hiện tâm trạng bất
mÃn với kẻ cầm quyền. Xây dựng nhân vật ngời tiều phu ở núi Na sống lánh
đời, làm ẩn sĩ đi về trong núi, tránh xa bụi trần, chết biến thành con hạc đen,
Nguyễn Dữ muốn bày tỏ sự phẫn nộ, bất bình của mình đối với nền chính trị
đơng thời. Nhân vật tú tài họ Viên, ẩn sĩ họ Hồ trong Chuyện bữa tiệc đêm ở
Đà Giang là thoát thân, hoá cốt từ lốt cáo, vợn để bày tỏ quan điểm của mình
với Hồ Quý Ly.
Sử dụng yếu tố thần kỳ khi xây dựng nhân vật ngời trí thức, Nguyễn Dữ
đà bày tỏ đợc quan niệm, t tởng, thái độ của chính ông đối với xà hội hiện thời
- một vấn đề khó trình bày khi sử dụng yếu tố "thực", đặc biệt với xà hội đó.

Tóm lại, nếu yếu tố hoang đờng kỳ ảo trong tác phẩm nh Việt điện u linh,
LÜnh Nam chÝch qu¸i, ThiỊn un tËp anh cđa văn học Lý - Trần chủ yếu là
phục vụ cho nhu cầu nhận thức cuộc sống có tính chất tôn giáo, cho tín ngỡng,
lễ tiết, thì trong Truyền kỳ mạn lơc cđa Ngun D÷, chóng chđ u phơc vơ
cho nhu cÇu nhËn thøc cc sèng trÇn thÕ cđa con ngêi. Nó chủ yếu là phơng
tiện nghệ thuật chứ không còn là mục đích miêu tả.

18


Nhân vật không phải là ngời (nhân vật siêu hình) cũng đợc xây dựng
bằng yếu tố "kỳ" (kỳ lạ, ma quái, siêu thực). Yếu tố "kỳ" ở đây chính là bản
thân nhân vật (ma, quỷ, tiên). Xây dựng tác phẩm bằng nghệ thuật truyền kỳ,
cho nên hai mơi truyện của Truyền kỳ mạn lục đều xuất hiện không gian cõi
trần - cõi tiên, cõi âm - cõi dơng. Trên không gian đó số lợng nhân vật không
phải là ngời hoạt động khá nhiều.
Đó là hồn ma, yêu quái Nhị Khanh (Chuyện cây gạo); yêu quái ở Xơng
Giang; tinh loài vật: tú tài họ Viên, ẩn sĩ họ Hồ (Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà
Giang); tinh thực vật: hai hồn hoa Đào, Liễu (Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây); tợng
Phật (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều); nàng tiên Giáng Hơng
(Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên); trứ tác Những nhân vật thần linh, ma quái đ ợc xây
dựng trong thế giới siêu phàm mà mục đích là để nói việc, nói chuyện của thế
giới trần tục. Miêu tả nhân vật thần linh, ma quái, Nguyễn Dữ chịu ảnh hởng
bút pháp truyền kỳ của Cù Hựu (Tiễn đăng tân thoại), và ảnh hởng từ văn học
dân gian của nớc Nam. Nhân vật thần linh, ma quái trong Truyền kỳ mạn lục
còn đợc xây dựng từ tín ngỡng dân gian. Đặc điểm này cho thấy sức sáng tạo
của ngòi bút Nguyễn Dữ. Và mục đích sáng tác Truyền kỳ mạn lục qua yếu tố
này cũng bộc lộ rõ: tác phẩm chủ u viÕt vỊ ngêi, vỊ viƯc cđa níc Nam ®Ĩ từ
đó bày tỏ chính kiến của nhà văn về những vấn đề cấp bách của xà hội đầy
biến động khôn lêng lóc bÊy giê.

Trong trun trun thut, trun cỉ tÝch thần kỳ, tín ngỡng dân gian,
yêu quái đợc xem là lực lợng siêu nhiên đa lại cái mất mát, khổ đau cho con
ngời. Nó chỉ gây hại, làm điều ác cho con ngời. Yêu quái của Truyền kỳ mạn
lục cũng vậy. Tuy nhiên, nhân vật yêu quái ở đây đợc Nguyễn Dữ xây dựng
thêm những đặc điểm mới - có hành động, suy nghĩ của con ngời. Yêu quái
Nhị Khanh là nhân vật phá phách: Nhị Khanh quyến rũ thơng nhân Trình
Trung Ngộ, đắm chìm trong hoan lạc dục tình, tình yêu giữa ngời và ma này
đi đến kết cục cả hai đều biến thành yêu quái sống trên cây gạo, tác yêu tác
quái dân làng. Yêu quái Nhị Khanh dâm đÃng, làm hại dân làng bị trừng phạt
bởi bàn tay của đạo nhân. ý nghĩa câu chuyện không dừng lại ở chỗ cái ác tất
bị trừng phạt, "gieo gió gặp bÃo". Xây dựng nhân vật Nhị Khanh Nguyễn Dữ
muốn đề cao tình yêu tự do - thứ tình yêu tự do giữa ngời và ma, tức muốn
dùng thần linh ma quái để thể hiện tình yêu con ngời. Tình yêu tự do là khát
vọng của con ngời. Thế nhng, nh đà nói, bản chất tình yêu tự do giữa Trình
Trung Ngộ và Nhị Khanh lại không đáng ca ngợi - đắm đuối trong hoan lạc
19



×