Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THAM LUẬN NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG TÔM SÚ NUÔI QUẢNG CANH, QCCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485 KB, 12 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
NÂNG CAO TỶ LỆ SỐNG TÔM SÚ NUÔI QUẢNG CANH, QCCT
(Tài liệu Diễn đàn KHCN “Ứng dụng khoa học cơng nghệ ni tơm nước lợ thích ứng biến
đổi khí hậu và hạ giá thành sản phẩm”)

Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II
116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích canh tác tơm quảng canh, quảng canh
cải tiến khoảng 564.000 ha, chiếm khoảng 92% diện tích ni tơm tồn vùng
ĐBSCL. Sản lượng đạt 206.000 tấn. Trong đó vùng ni nhiều tập trung ở tỉnh
Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
Mơ hình tơm sú quảng canh, quảng canh cải tiến có năng suất khoảng dưới
500 kg tơm/ha với yếu tố giới hạn là thức ăn tự nhiên. Vì vậy, để nâng cao năng
suất thì trước tiên cần làm giàu nguồn thức ăn tự nhiên trong ao và nâng cao tỷ lệ
sống của tôm nuôi ngay trong giai đoạn đầu.
Bài tham luận này sẽ đề cập đến giải pháp nâng cao năng suất và tỷ lệ
sống mơ hình ni tơm sú quảng canh, quảng canh cải tiến là kết quả bước đầu
của hai nhiệm vụ của Viện: 1) Đề tài tơm trọng điểm: Nghiên cứu hồn thiện và
phát triển quy trình cơng nghệ ni tơm nước lợ hiệu quả cao và bền vững ở Việt
Nam (2017-2020); và 2) Dự án ACIAR: Nâng cao tính bền vững cho mo hình
canh tác tôm - lúa ở ĐBSCL (2016-2019). Cụ thể:
I. Kết quả bước đầu lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm sú
QCCT – Đề tài tôm trọng điểm (2017-2020)
Kết quả điều tra phân tích tương quan mơ hình ni tôm sú quảng canh cải
tiến chuyên tôm đã ghi nhận:
- Về mối tương quan giữa các yếu tố định lượng đến năng suất tôm
nuôi: trong 9 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất (kg/ha/năm) thì năng suất tỷ lệ
thuận với 4 yếu tố mật độ thả, khoảng cách giữa hai lần thả, mức nước trên trảng
và tỷ lệ sống, nhưng mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Trong khi 5 yếu tố còn lại tỷ lệ nghịch với năng suất tơm ni, nhưng chỉ yếu tố


diện tích ao ni có ảnh hưởng với độ tin cậy cao (p<0,05) đến năng suất tơm
ni, nghĩa là tăng diện tích ao/đầm nuôi sẽ làm giảm năng suất tôm nuôi (Bảng
1


1). Diện tích vng ni QQCT càng lớn nhưng mức đầu tư về con giống và các
yếu tố đầu vào khơng thay đổi thì khi tính năng suất trên đơn vị diện tích làm
giảm. Tỉ lệ sống có tương quan thuận cao nhất đến năng suất tơm ni của mơ
hình, vì vậy các yếu tố tác động kỹ thuật nên tập trung tác động nâng cao tỉ lệ
sống như ương/vèo tơm trước khi thả ra vng, chọn giống có chất lượng tốt,
mùa vụ thích hợp …
Bảng 1. Tương quan của các yếu tố định lượng đến năng suất tôm nuôi
Chỉ
tiêu

Diện
Mật độ Khoảng
Số lần
Tỷ lệ Cỡ thu
tích
thả
cách
thả
sống (con/kg)
(ha/ao) (PL/m2) giữa 2 (lần/năm) (%)
lần thả
(ngày)
Coeff.
0,69
21,51

-10,66 454,97
-5,20
-0,01
Pvalue
0,81
0,66
0,47
0,25
0,09
0,03

Mức
Tỷ lệ
Số ngày
nước
thay
phơi
trên
nước
đáy
trảng
(%/lần) (ngày)
(m)
456,56
-5,85
-1,62
0,10

0,16


- Về mối tương quan của các yếu tố định tính đến năng suất tôm nuôi:
năng suất tôm nuôi (kg/ha/năm) cao hơn khi ao/đầm ni có thể tháo cạn để phơi
khơ, tiến hành ương/vèo tôm giống trước khi thả sang ao nuôi, tiến hành diệt cá
tạp, đảm bảo mức nước tránh rong tảo đáy phát triển, sử dụng thức ăn viên, chỉ
cấp bù nước hoặc thay nước, sử dụng vi sinh định kỳ để diệt khuẩn, có theo dõi
các chỉ tiêu liên quan đến bệnh tơm để phịng trị bệnh (Bảng 2).
Bảng 2. Tương quan của các yếu tố định tính đến năng suất tơm ni
Chỉ tiêu
Có tháo được cạn nước
Khơng

Lọc nước qua túi vải
Khơng

Diệt cá tạp
Khơng

MH QCCT


Ương/vèo giống
Khơng

Thay nước: trong 1 tháng đầu
Khơng thay
Chỉ cấp bù
Có thay nước

Chỉ tiêu
MH QCCT

Thay nước: sau 1 tháng đầu
Chỉ cấp bù
329,50
Có thay nước
250,74
Có định kỳ diệt khuẩn
Khơng
286,10
Sử dụng hóa chất
258,57
Kết hợp vi sinh và h/chất
248,97
Sử dụng vi sinh
340,98
Rong, tảo đáy ở đáy ao, đáy mương xuất
hiện trong 1,5 tháng ni đầu
Khơng
293,61

280,94
Có sử dụng thức ăn viên
Khơng
260,51

348,12
Có theo dõi các chỉ tiêu liên quan đến
bệnh tơm
Khơng
252,79


316,63

250,60
300,52
296,19
280,26
262,05
293,59
245,96
334,67
237,20
300,32
342,41

2

0,71


Các giải pháp kỹ thuật chính đề xuất cần tác động để nâng cao hiệu quả
nuôi tôm sú QCCT:
 Thiết kế cơng trình ni:
- Nâng cấp hệ thống ao ni: Mương bao: chiếm > 25% diện tích đầm
ni tơm. Độ sâu 1-1,2m, khoảng cách bờ và mặt trảng 3-5 m. Đảm bảo
mực nước trên trảng 0,5-0,6m.
- Xây dựng khu ương: 500-1.000 m2
 Cải tạo ao: diệt tạp (cá, giáp xác) đầu vụ nuôi
 Mật độ và số lần thả: Mật độ 8 con/m2/năm, số lần thả: 3-4 lần/năm
 Quản lý chất lượng nước: sử dụng vi sinh và hạn chế thay nước
 Quản lý thức ăn: bổ sung thức ăn viên và tạo thức ăn tự nhiên.

Hiện nay Đề tài đang thực hiện bố trí thí nghiệm gồm 15 đầm/ao (12
đầm/ao thí nghiệm và 03 đầm/ao đối chứng, diện tích đầm/ao 2ha). Các khâu kỹ
thuật sẽ chú trọng vào công tác cải tạo ao, chống rỏ rỉ và đảm bảo giữ nước, đảm
bảo độ sâu mực nước ở trảng, độ sâu mực nước mương; diệt các loài cá tạp trước
khi thả giống. Giống sẽ được thuần dưỡng trong ao vèo được chăm sóc và cho
tơm ăn bằng thức ăn cơng nghiệp độ đạm 40%, có thể cho tơm ăn các chất tăng
cường sức khỏe như: Vitamin C, men tiêu hóa, khống chất để tơm tăng cường
sức chống chịu với điều kiện bất lợi của mơi trường. Trong q trình ni, việc
hạn chế thay nước là cần thiết để giảm thiểu mầm bệnh xâm nhập vào, vì vậy thí
nghiệm bổ sung chế phẩm vi sinh định kỳ. Đồng thời, bổ sung thức ăn tự nhiên
bằng cách ủ lên men để gây tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

II. Giải pháp nâng cao tỷ lệ sống nuôi tôm sú quảng canh – Dự án ACIAR
(2016-2019)
2.1. Các biện pháp cải thiện chất lượng nước và tăng cường thức ăn tự
nhiên
a. Thay đổi thời gian và kỹ thuật cải tạo, sên vét mương với hệ thống
canh tác tôm lúa.
Thông thường, theo tập quán canh tác của người nông dân, việc sên vét
mương thường được thực hiện vào giữa mùa mưa (tức là khoảng tháng 6 dương
3


lịch/DL) khi mà mùa vụ chính đã gần kết thúc. Vì được thực hiện trong mùa mưa
nên việc phơi trảng sẽ khơng triệt để mầm bệnh và khí độc trong bùn đáy sẽ dễ
bộc phát. Tuy nhiên, mùa mưa không phải là vụ thả tơm chính nên việc sên vét
ao sẽ khơng có nhiều tác dụng đối với việc ni tơm. Vì vậy chúng tơi đề nghị
việc sên vét mương nên được thực hiện vào đầu vụ tôm (tức là khoảng tháng 1)
và có thể sên vét vào giữa vụ (tháng 6). Trong thực tế, đây là một việc rất khó
thuyết phục người nơng dân thực hiện bởi họ thường thả một lượng ít tơm gièo

(tơm chuyển) có kích thước lớn vào khoảng tháng 12 để ăn Tết xong là có tơm
thu hoạch bù đắp các khoản chi tiêu trong dịp Tết. Tuy nhiên, việc sên vét này sẽ
rất có lợi cho vụ tơm chính.
– Đầu tiên, bơm bớt nước để phơi trảng, vẫn để nước trong mương để tránh xì
phèn và dễ dàng trong sên vét bùn (Hình 1A).
– Tiếp theo, dùng máy hút bùn dưới đáy mương đưa lên trảng hoặc đưa ra khỏi
hệ thống ni (Hình 1C, 1D).
– Sử dụng vơi bột nóng (CaO) bón khắp mương và trảng với liều lượng 300400 kg/ha để khử phèn, ổn định pH và diệt khuẩn cho hệ thống nuôi (Hình
1E)
– Sau đó, rửa phèn và loại bỏ thải nước trong mương bằng cách bơm thay nước
ở mương 2 – 3 lần trong 1 tuần.
– Phơi mặt trảng cho lớp bùn cứng lại mới cấp nước vào ruộng, nước cấp cần
bơm qua lưới lọc để hạn chế cá và địch hại.
– Sử dụng dolomite 5kg/1.000m3 và chế phẩm vi sinh để gây màu và tạo thức
ăn tự nhiên trong ao.
– Khi các yếu tố về chất lượng nước đạt các thông số như: độ trong từ 30 - 40
cm (nước có màu vàng xanh); pH từ 7,5 - 8,5 thì có thể tiến hành thả tơm
(thơng thường 5-7 ngày).
– Nếu nước cịn trong có thể dùng phân vi sinh ngâm với thức ăn tôm để gây
màu.

4


Hình 1: Bơm nước, sên bùn và bón vơi cho mơ hình tơm lúa
Với hệ thống quảng canh truyền thống hoặc hoặc quảng canh cải tiến
kết hợp trồng rừng cũng cần cải tạo sên vét sau mỗi vụ tôm đề tạo môi
trường đáy ao tốt nhất cho tôm nuôi.
b. Hạn chế rong/thực vật thủy sinh trong ao
– Trong ao nuôi tôm, các loại rong đáy như rong đuôi chồn, rong mền, rong

nhớt… phát triển gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm, làm cản trở
hoạt động di chuyển bắt mồi của tôm, cạnh tranh ô-xy với tôm, hấp thụ các
chất dinh dưỡng trong nước làm cho tảo trong ao khó phát triển, gây biến
động các yếu tố mơi trường nước như pH, ô-xy...
– Khi phát triển quá nhiều, rong sẽ chết và nổi lên mặt nước, nếu không xử lý
kịp thời, xác rong sẽ phân hủy sinh ra khí độc, gây ơ nhiễm mơi trường ao
ni và có thể gây chết tôm.
– Rong đáy thường xuất hiện ở những ao nước trên trảng quá cạn (<0,2 m), tảo
không phát triển, ánh sáng xuyên xuống nền đáy trảng nuôi và làm cho rong
đáy phát triển mạnh. Ở những ao, mương ít cải tạo, cải tạo không triệt để, ao
nhiều chất hữu cơ cũng thường gặp trường hợp này.
* Cách khắc phục

5


– Gia cố bờ, khắc phục mọi để tránh mất nước, có thể lấy nước vào ao theo
thủy triều hoặc dùng máy bơm để cấp nước vào ao. Duy trì mực nước trên
trảng trên 40cm.
– Duy trì độ trong trong khoảng 20-30cm.
– Thả thêm cá ăn thực vật như cá đối, cá nâu.
– Khi rong đã phát triển thì cần vớt hoặc nhổ rong chuyển ra khỏi ao.
c. Định kỳ sử dụng vi sinh ao nuôi
Thông thường nuôi tôm trong mơ hình ni tơm quảng canh, quảng canh
cải tiến/tơm-lúa là hình thức ni khơng cho ăn (trừ mơ hình tơm-lúa ở Sóc
Trăng và một số địa phương ở Kiên Giang), do vậy tỷ lệ sống sót và tốc độ sinh
trưởng của tôm phụ thuộc rất nhiều vào lượng thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao.
Chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao khởi nguồn từ các chất dinh dưỡng có
trong nước và trong đất như gốc rạ và các chất hữu cơ khác nhờ sự phân giải của
vi sinh vật, sau đó được được tảo hấp thu và chuyển hóa dưới tác dụng của ánh

sáng mặt trời tạo ra nguồn hữu cơ phong phú để nuôi sống các sinh vật phù du và
động vật đáy. Các sinh vật nhỏ bé này sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho tôm ni
trong giai đoạn đầu, đồng thời nó cũng là thức ăn cho các loài giáp xác tự nhiên
lớn hơn, và cuối cùng giáp xác lớn là thức ăn cho tôm lớn.
Ngồi ăn các sinh vật trong tầng nước, tơm sú lớn cịn ăn cả các lồi sinh
vật đáy như ốc nhỏ, giun. Do vậy, việc tác động để tăng cường chuỗi thức ăn tự
nhiên trong mơ hình tơm lúa là một yếu tố quyết định mật độ thả và năng suất
tơm ni. Các kỹ thuật chính được áp dụng hiện nay là tăng cường sử dụng vi
sinh để thúc đẩy q trình chuyển hóa dinh dưỡng làm phong phú thêm nguồn
thức ăn tự nhiên.
 Sử dụng các chế phẩm sinh học có nhóm vi khuẩn Bacillus, Lactobacillus,
Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp để bón vào ao ni theo hướng dẫn của nhà
sản xuất. Nếu có chủng vi sinh đối kháng với Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy
cấp thì ưu tiên lựa chọn và sử dụng.
2.2. Ương tôm trước khi thả ra ao
Trong mơ hình ni tơm quảng canh cải tiến, thường khó có thể cải tạo
triệt để trước mỗi vụ ni tơm, một số lồi địch hại của tơm như: cá, lươn, tơm tự
nhiên…vẫn cịn tồn tại trong hệ thống. Khi thả tơm giống cịn nhỏ trực tiếp
xuống ao thì các lồi địch hại sẽ ăn tơm giống rất dễ dàng, làm giảm tỷ lệ sống
6


sót của tơm. Trong khi đó tơm giống lớn hơn, có khả năng chạy trốn tốt hơn,
chúng có thể tránh được sự săn đuổi của địch hại. Chính vì vậy, cần thiết phải
ương tơm giống đạt kích thước lớn hơn trước khi thả ra ao nhằm mục đích tăng
tỷ lệ sống sót của tơm.
Có 2 kỹ thuật ương tơm có thể áp dụng trong mơ hình ni tơm sú quảng
canh, quảng canh cải tiến: 1) Ương tôm trong ao đất nhỏ theo hình thức giống
như ni tơm thâm canh, sau 1 tháng thì thả tơm ra ao lớn; 2) Ương tôm bằng
vèo lưới cải tiến- cách này đơn giản, cơ động, dễ thực hiện nhưng yêu cầu có

điện để chạy thiết bị, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật thứ 2.
2.3. Kỹ thuật ương tôm sú trong vèo lưới cải tiến.
a. Chuẩn bị vèo lưới trước khi ương
– Thiết kế vèo lưới như Hình 2.
– Sử dụng lưới mành, kích thước mắt lưới 0,5mm.
– Kích thước vèo lưới:
 Chiều Ngang đáy: 2 – 2,4 m
 Chiều Cao 1 – 1,2 m
 Chiều Dài tùy nhu cầu về diện tích sử dụng và lượng giống cần ương

Hình 2. Thiết kế vèo lưới và vèo đang ương tôm
– Mật độ ương tôm trong vèo dày vì vậy cần hệ thống phụ trợ để đảm bảo
ương tôm đạt tỷ lệ sống cao nhất.
– Hệ thống phụ trợ được thiết kế như Hình 3.
 Mỗi vèo được bố trí 01 máy bơm chìm, bơm nước vào vèo để tạo oxy
và thay nước cho vèo, đảm bảo mơi trường tốt nhất cho tơm. Cũng có
7


thể sử dụng máy thổi khí kết hợp bơm elip để vừa tạo oxy vừa tạo dịng
chảy.
 Cơng suất bơm 1,5 HP/100m2 vèo.
 Ống dẫn nước bằng nhựa PVC, đường kính 34, đục lỗ 6 mm, khoảng
cách giữa các lỗ 40 cm.

Hình 3. Thiết kế hệ thống phụ trợ và vèo đang hoạt động
b. Chọn tôm giống, mật độ ương
– Tơm giống được chọn từ cơ sở sản xuất có uy tín, con giống được kiểm tra
chất lượng bằng các bước như sơ đồ Hình 4. Trong điều kiện có thể (hợp tác
xã, hoặc sử dụng giống số lượng nhiều) có thể yêu cầu cơ sở sản xuất giống

cung cấp giấy xét nghiệm sạch bệnh trước khi thả. Xét nghiệm để chọn bể
tôm không nhiễm đốm trắng (WSSV), không nhiễm bệnh cịi (MBV) và
khơng nhiễm vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Vibrio
parahaemolyticus), và vi bào tử trùng EHP để thả.
– Mật độ ương: 1.000 con/m2, thả tôm vào lúc trời mát.

8


Hình 4. Các bước trong quy trình lựa chọn tơm giống
c. Chăm sóc và quản lý vèo ương
– Thức ăn:
 Sử dụng thức ăn công nghiệp cho tôm sú, thức ăn số 0.
 Khẩu phần ăn 300 g/100.000 tôm bột (post) ngày đầu tiên.
 Chia thức ăn thành 4 cữ/ngày vào lúc: 6:00; 11:00; 16:00; 20:00
 Ngày 2 – 10 tăng mỗi ngày 5%.
 Ngày 11 – 15 tăng mỗi ngày 7%.
– Chăm sóc vèo tơm:
 Liên tục chạy máy bơm, trừ lúc cho ăn khoảng 1 giờ
 2 ngày/ lần chà xung quanh phía ngồi vèo để loại bỏ rong rêu bám vào
vèo, làm thoáng mặt lưới.
 Kiểm tra thức ăn dư thừa để điều chỉnh (Dùng vợt lưới mịn vớt ở đáy
gièo kiểm tra thức ăn dư thừa để điều chỉnh).
 Kiểm tra sức khỏe và tốc độ sinh trưởng của tôm ương trong vèo để
điều chỉnh lượng thức ăn và điều chỉnh môi trường.
– Chuyển tôm ra ao nuôi:
 Thu gièo lưới
 Sử dụng vợt để vớt tôm đưa vào thau nhựa
9



 Đếm mẫu tơm
 Định lượng tồn bộ bằng phương pháp so màu

Hình 3. Đánh giá tỷ lệ sống của tôm trong vèo trước khi thả ra ao

– Thu hoạch:
Nghiên cứu này áp dụng tại ấp kênh 6, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh
Cà Mau trên quy mơ 3 hộ nông dân, lặp lại 3 lần trên tổng diện tích 4,5ha. Kết
quả về tỷ lệ sống sau 15 ngày ương được thực hiện ở 3 ao nuôi với tỷ lệ sống của
tôm được cải thiện đáng kể, từ 66,6-81,6% (Bảng 3). Do hộ ni đối chứng khơng
có vèo lưới mà thả thẳng tôm vào ao nên chúng tôi không thể so sánh kết quả về tỷ
lệ sống ở giai đoạn ương. Tuy nhiên việc này không thực sự cần thiết vì mọi cải
thiện sẽ được đánh giá bằng kết quả cuối cùng là sản lượng tôm thu hoạch.
Bảng 3. Tỷ lệ sống (%) của tôm sau giai đoạn ương 15 ngày
TB1 (Dũng)
71,6 ± 10,4

TB2 (Bi)
66,6 ± 11,5

TB3 (Nơi)
81,6 ± 2,8

Sau khoảng 3 tháng ni, tơm có thể đạt kích cỡ thu hoạch (30-40 con/kg),
dùng Lú đi chuột có mắt lưới lớn để thu hoạch tôm. Lú được đặt trong mương
vào ban đêm và kiểm tra vào sáng sớm hôm sau. Kết quả cho thấy, 03 ao ni có
áp dụng gièo lưới để ương tơm có sản lượng tơm thu hoạch cao hơn (có ý nghĩa
sthống kê, P<0,05) so với ao nuôi thả thẳng (trả trực tiếp, không qua ương vèo),
10



và sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2016, sản lượng tôm đạt
299 kg/ha ở ao nuôi thử nghiệm; con số này tăng lên gần gấp rưỡi ở năm sau 425
kg/ha (năm 2017). Trong khi đó, sản lượng tôm ở ao nuôi đối chứng chỉ từ 57-147
kg/ha (Bảng 4).
Bảng 4. Tỷ lệ sống và sảng lượng tôm thu hoạch được cải thiện ở các ao nuôi
áp dụng gièo lưới để ương tôm
Vuông
nuôi

Mật độ thả
(Con/m2)

Tỷ lệ sống
(%)
34,1a ± 7,9

Kích cỡ thu
hoạch
(con/kg)
40,6a ± 3,7

DA2017

5,0±0,0

DC2017

Sản lượng

(kg/ha)
425a ± 127

6,0±2,0

11,3b ± 2,1

47,0b ± 1,0

147b±10

DA2016

4,5±0,0

20,9c ± 3,5

44,0b ±12,0

299c ± 37

DC2016

5,7±4,0

8,5b ±10,6

45,0b ± 5,0

57d ± 50


Nguồn: Dự án “Nâng cao tính bền vững cho mo hình canh tác tơm - lúa ở ĐBSCL” do ACIAR
tài trợ.

Như vậy, Triển vọng áp dụng của kỹ thuật này rất cao, có thể ứng dụng
cho nhiều vùng và nhiều loại hình ni quảng canh cải khác nhau.

11


PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ DIỄN ĐÀN

Đơn vị:

Viện nghiên cứu NTTS II

TT Họ và tên
1

Lê Văn
Trúc

2

Đồn Văn
Bảy

Đơn vị cơng Điện thoại
Email
Fax

tác
Phân viện
090.1080202 028Nghiên cứu
38226807
Thủy sản
Nam Sơng
Hậu
(Phó Phân
Viện
trưởng)
Phịng Sinh 098.3529329
thái nghề cá
& Tài
nguyên thủy
sinh vật

12



×