Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Chính sách hành động hướng đông và sự ảnh hưởng đến mối quan hệ ấn độ ASEAN trong giai đoạn 2014 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.09 KB, 87 trang )

MỤC LỤC
••
2.1.1.
2.1.2. Sự khác nhau giữa Chính sách Hướng Đơng và Chính sách Hành động


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

1

ADB

The Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á

2

ADMM +

ASEAN Defence Minister's
Meeting

Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phịng ASEAN mở rộng

3


AEP

Act East Policy

Chính sách Hành động Hướng
Đông

4

AIFTA

ASEAN-India
Area

5

AIPA

The
ASEAN
Inter
Parliamentary Assembly

Hội đồng Liên Nghị viện
ASEAN

6

APEC


Asia - Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương

7

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

8

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam
Á

9

ASEM

The Asia-Europe Meeting


Hội nghị Thượng đỉnh
Âu

10 ATIGA

ASEAN Trade in Good
Agreement

Hiệp định Thương mại Hàng hóa
ASEAN

11 BIMSTEC

Bay of Bengal Initiative for Sáng kiến Vùng Vịnh Bengal về
Multi-Sectoral
Technical Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa
and Economic Cooperation khu vực

12 BJP

Bharatiya Janata Party

13 BRI

The Belt and Road Initiative

14 DOC

Declaration on Conduct of the Tuyên bố về Ứng xử của các bên
Parties in the South China Sea ở Biển Đông


Free

Trade Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN - Ấn Độ

Á-

Đảng Nhân dân Ấn Độ

Sáng kiến Vành đai và Con đường


STT Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

14 EAMF

The Expanded ASEAN
Maritime Forum

Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng

15 EAS

East Asia Summit


Hội nghị Cấp cao Đông Á

16 FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

17 FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

18 FOIP

Free and Open Indo-Pacific

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Mở và Tự do

19 GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

20 ICAO

The International Civil

Aviation Organization

Tổ chức Hàng không Dân dụng
Quốc tế

21 IMF

International
Fund

Monetary

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

22 IMO

International
Organization

Maritime

23 IOR-ARC

Indian
Ocean
Rim
Hợp tác khu vực các nước ven Ấn
Association for Regional
Độ Dương
Cooperation


24 ITEC

Indian
Technical
and Chương trình Hợp tác Kinh tế &
Economic Cooperation
Kỹ thuật Ấn Độ

25 LEP

Look East Policy

Chính sách Hướng Đông

26 MGC

Mekong-Ganga
Cooperation

Hợp tác Mê Kông-Sông Hằng

27 MPAC

Master Plan on ASEAN
Connectivity

Kế hoạch Tổng thể Kết nối
ASEAN


28 NER

North Eastern Region

Vùng Đông Bắc Ấn Độ

29 OECD

Organization for Economic
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation
and
Kinh tế
Development

Tổ chức Hàng hải Quốc tế


STT Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

30 PMC 10 +1

ASEAN Post Ministerial
Conference 10+1

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao

ASEAN - Ấn Độ

31 RCEP

Regional Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực

32 SAARC

South Asian Association for
Regional Cooperation

Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác
Khu vực

33 UNCLOS

United Nations Convention on Công ước Liên Hơp Quốc về
Law of the Sea
Luật biển


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

SỐ HIỆU
BẢNG


TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 2.1

Số liệu thương mại của Ấn Độ đối với
ASEAN giai đoạn 2014-2019

42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
•'•
STT

SỐ HIỆU ĐỒ
THỊ

TÊN ĐỒ THỊ

TRANG

1

Biểu đồ 1.1

Thị phần của các đối tác thương mại chính

của ASEAN năm 2013

12

2

Biểu đồ 2.1

Giá trị thương mại giữa Ấn Độ và Việt
Nam giai đoạn 2012-2019 (Tỷ USD)

39

Biểu đồ 3.1

Tổng giá trị thương mại hàng hóa giữa Ấn Độ
- ASEAN và giữa Trung Quốc ASEAN giai đoạn 2015-2018 (Tỷ USD)

56

3


6

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia trung tâm của khu vực Nam Á, ngày nay Ấn Độ không chỉ nổi
tiếng với nền văn minh sông Ấn phát triển rực rỡ từ cách đây 5000 năm mà còn được
đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất.

Lịch sử đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ, từ một quốc gia quay
cuồng trong chế độ thực dân đến một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới và
giữ vai trò quan trọng về mặt địa chính trị. Để có được thành cơng ngày nay, quốc gia
Nam Á này đã trải qua cuộc cải cách mang tính bước ngoặt cả về đối nội lẫn đối
ngoại.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh Lạnh kết thúc, toàn cầu chứng kiến
sự sụp đổ của thế giới lưỡng cực, trật tự thế giới mới hình thành theo xu hướng đa
cực với sự vươn lên của các cường quốc như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật
Bản, Liên bang Nga và Trung Quốc. Hịa bình thế giới được củng cố, vì vậy các quốc
gia đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào xây dựng kinh tế vững
mạnh. Sự phát triển nhanh chóng của nền thương mại thế giới, xu thế tồn cầu hóa và
xuất phát từ lợi ích chiến lược lâu dài của mình, các quốc gia cũng điều chỉnh lại
chính sách đối ngoại để tìm cho mình một chỗ đứng, xây dựng khn khổ quan hệ
hợp tác lâu dài. Trước tình hình đó, Chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra định hướng mới
cho chính sách đối ngoại của quốc gia và một trong những thay đổi đó là triển khai
Chính sách Hướng Đông (LEP). Được công bố từ đầu những năm 1990, có thể nói,
LEP đã giúp cho Ấn Độ lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt
mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN có những chuyển biến tích cực. Sau 20 năm
quan hệ đối thoại, Ấn Độ và ASEAN đã đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược từ
năm 2012. Mặc dù có những bước tiến nhất định nhưng quan hệ hai bên vẫn chưa
thực sự sâu sắc và dường như Ấn Độ vẫn chỉ là “người quan sát” trong các vấn đề ở
khu vực Đơng Nam Á [95]. Nhận thức được điều đó cùng với việc Mỹ thực hiện
chính sách “xoay trục” sang châu Á, sự trỗi dậy, bành trướng của Trung Quốc và


7

những diễn biến phức tạp trong khu vực, năm 2014, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng
Narendra Modi, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra quyết định chuyển từ Chính sách Hướng
Đơng (LEP) sang Chính sách Hành động Hướng Đơng (AEP). Việc chuyển hướng

trong chính sách đối ngoại này đã cho thấy được sự chủ động hơn của Ấn Độ trong
việc tăng cường quan hệ với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mà rộng hơn
là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh có nhiều biến động về an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương cũng như sự bành trướng của Trung Quốc dấy lên quan ngại về chủ quyền
quốc gia và sự gắn kết các nước trong khu vực, các nước ASEAN đang tích cực đẩy
mạnh quan hệ với các nước châu Á và Ấn Độ là một trong các nước được ASEAN
chú trọng hợp tác. Hơn nữa, từ LEP đến AEP của Ấn Độ đều lấy ASEAN làm trọng
tâm. Tại Hội nghị Cấp cao Ấn Độ - ASEAN lần thứ 7 (năm 2009), cựu Thủ tướng
Manmohan Singh khẳng định: “Cam kết của chúng tôi với khối ASEAN là yếu tố
then chốt của việc tạo ra viễn cảnh cộng đồng kinh tế châu Á,... Ấn Độ mong muốn
là đối tác của ASEAN dựa trên cơ sở đơi bên cùng có lợi, cùng thịnh vượng và tôn
trọng lẫn nhau.” [7]
Từ khi nâng cấp LEP thành AEP vào năm 2014 đến nay, quan hệ giữa Ấn Độ và
tồn khối ASEAN nói chung cũng như đối với từng quốc gia thành viên nói riêng
được nâng lên tầm cao mới, trong đó Việt Nam là thành phần quan trọng của AEP và
nhận được nhiều sự quan tâm từ phía Ấn Độ. Theo chính sách này, Việt Nam ở vị trí
lý tưởng để trở thành cửa ngõ kinh tế cho chiến lược hợp tác của Ấn Độ với ASEAN.
Những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu AEP và sự ảnh hưởng của nó lên mối
quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn từ khi bắt đầu triển khai chính sách
đến nay là cần thiết và đó cũng là lý do tơi chọn đề tài: “Chính sách Hành động
Hướng Đơng và sự ảnh hưởng đến mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong giai đoạn
2014 đến nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.


8

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục đích đưa ra cái nhìn tồn diện về AEP dưới

thời Thủ tướng Narendra Modi từ năm 2014 đến nay và phân tích sự ảnh hưởng của
chính sách đối với mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó,
luận văn phân tích những thuận lợi và thách thức trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN
đồng thời nêu ra triển vọng của quan hệ Ấn Độ - ASEAN đến năm 2025. Bên cạnh
đó, luận văn cũng đề cập đến vị trí của Việt Nam trong Chính sách Hành động
Hướng Đơng và vai trị của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ của Ấn Độ ASEAN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn tập trung thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Đánh giá thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 2014;
- Tìm hiểu bối cảnh ra đời, mục tiêu và các nhân tố tác động đến AEP;
- Nêu ra nội dung triển khai AEP;
- Phân tích vị trí của ASEAN trong AEP và sự tác động của AEP đến cặp quan
hệ đối ngoại Ấn Độ - ASEAN trên các lĩnh vực;
- Đưa ra cơ sở dự báo triển vọng của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN;
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên các
lĩnh vực đến 2025;
- Đề cập đến vai trò của Việt Nam trong việc góp phần đẩy mạnh quan hệ Ấn Độ
- ASEAN.

3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn sẽ tập trung xoay quanh những vấn đề về AEP, Ấn Độ
và khối ASEAN.


9

Về thời gian: Có thể nói năm 2014 là một năm có nhiều thay đổi đối với Ấn Độ.
Trước hết phải kể đến sự chiến thắng vang dội của Đảng Bharatiya Janata1 (BJP).
Một trong số các ứng cử viên sáng giá của Đảng này là ông Narendra Modi lên nắm

quyền Thủ tướng thay thế cho Manmohan Singh. Kể từ năm 2014, chính sách đối
ngoại của Ấn Độ đã có những thay đổi rõ rệt và một trong số đó là nâng cấp LEP
thành AEP. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ và tầm ảnh hưởng ngày càng gia tăng
của Trung Quốc ở khu vực Nam Á đã trở thành mối quan ngại sâu sắc của Ấn Độ. Vì
vậy, sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Modi đã có những hành động cũng như
những cam kết thực sự đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á song song với
việc gây dựng lại ảnh hưởng tại sân nhà Nam Á như một giải pháp để tạo thế cân
bằng trong khu vực.
Về nội dung: Đầu tiên, luận văn khái quát sơ lược về LEP và quan hệ Ấn Độ ASEAN trước năm 2014 để nắm bắt được tình hình Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ ASEAN trước khi ông Modi trở thành Thủ tướng; tập trung tìm hiểu về AEP từ bối
cảnh ra đời, mục tiêu, nhân tố tác động đến nội dung triển khai chính sách từ năm
2014 đến nay; nghiên cứu các tác động của AEP đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên
các lĩnh vực thương mại - đầu tư, an ninh - chính trị, văn hóa - xã hội; từ đó, nêu ra
những thuận lợi, thách thức đồng thời đề xuất một vài giải pháp tăng cường cho cặp
quan hệ này. Ngoài ra, luận văn cũng nêu bật vai trò của Việt Nam trong việc thúc
đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu được nêu ở trên, tác giả luận văn
sẽ trả lời những câu hỏi sau:
-

AEP ra đời và có quá trình triển khai như thế nào?

-

Mục tiêu, các nhân tố thúc đẩy và cản trở đối với AEP là gì?

- Tác động của chính sách này lên quan hệ Ấn Độ - ASEAN ra sao?
1Đảng Bharatiya Janata viết tắt là BJP hay còn gọi là Đảng Nhân dân Ấn Độ, là một chính đảng đối lập ở Ấn
Độ, được thành lập vào năm 1980. BJP định hướng theo chủ nghĩa dân tộc Hindu và thể hiện sự bảo hộ đối với

Hindu giáo. Hiện nay, BJP là Đảng chính trị cầm quyền tại Ấn Độ do Narendra Modi nắm quyền Thủ tướng.


10

- Thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN là gì?
- Việt Nam có đóng góp gì nhằm tăng cường quan hệ Ấn Độ - ASEAN?

5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu, văn

bản khác nhau về AEP và quan hệ Ấn Độ - ASEAN dưới sự tác động của chính sách
này, trên cơ sở đó đưa ra những phân tích và nhận định của tác giả luận văn.
-

Phương pháp lịch sử: Là một chủ đề có mang tính lịch sử, khi nghiên cứu cần

phải tuân thủ phương pháp lịch sử, bám sát các sự kiện lịch sử. Sử dụng phương
pháp lịch sử để đánh giá thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 2014.
-

Phương pháp dự báo: Dựa vào phương pháp này để dự đoán triển vọng trong

quan hệ Ấn Độ và ASEAN trong tương lai.
-

Phương pháp phân tích chính sách: Áp dụng phương pháp này nhằm mục


đích tìm hiểu q trình hình thành, triển khai và kết quả đạt được của AEP.
-

Phương pháp so sánh: Luận văn so sánh giữa LEP và AEP trên các phương

diện địa lý, nội dung, tên gọi.

6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tổng hợp phân tích, nghiên cứu các tài liệu, luận văn đi vào khai thác
những vấn đề xoay quanh AEP, từ đó đưa ra những đánh giá, triển vọng của AEP
đồng thời cũng nêu lên thời cơ và thách thức trong mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực
giữa Ấn Độ và ASEAN trong giai đoạn 2014 đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp cho mối quan hệ này trong thời gian tới. Một điều khơng thể thiếu
là luận văn đóng góp một nguồn tư liệu tham khảo để phục vụ cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu về AEP cũng như mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thời
gian 2014 đến nay.

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:


11

Chương 1. Tổng quan về Chính sách Hành động Hướng Đông.
Ở chương này, tác giả sẽ khái quát về LEP, quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm
2014 và bối cảnh ra đời, mục tiêu và nhân tố tác động của AEP.
Chương 2. Nội dung triển khai Chính sách Hành động Hướng Đông và sự ảnh
hưởng đến mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong giai đoạn 2014 đến nay.
Chương 2 gồm 3 mục chính. Thứ nhất, đưa ra nội dung triển khai AEP. Thứ hai,

xác định vị trí của ASEAN, vai trị của Biển Đơng và Việt Nam trong AEP. Thứ ba,
phân tích tác động của AEP đến quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực thương mại
đầu tư, an ninh - quốc phòng, kết nối và giao lưu nhân dân .
Chương 3. Triển vọng và giải pháp tăng cường mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN đến
năm 2025.
Chương
trình
triển
cuối
nêu
khai
ra
chính
những
sách
thuận
cũng
lợi,
như
thách
trong
thức
tương
trong
lai
qsâu
sắp
tới

Độ

đề

xuất
ASEAN.
một
Ngồi
số
giải
ra
luận
pháp
văn
giúp
tăng
quan
cường
tâm
quan
đến
hệ
vai
giữa
trị
Ấn
của
sắc
Việt
hơn.
Nam
trong

việc
đưa
quan
hệcũng
Ấn
Độ
ASEAN
ngày
càng


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐƠNG
1.1.

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TRƯỚC NĂM 2014

1.1.1.

Khái quát về Chính sách Hướng Đơng

Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Chiến tranh Lạnh khép lại,
một trật tự thế giới mới được mở ra. Tình hình kinh tế chính trị của các quốc gia thay
đổi kèm theo đó là sự chuyển dịch của dịng chảy quyền lực từ Tây sang Đông, đặc
biệt, Trung Quốc đã vươn lên thành “gã khổng lồ” với những chỉ số phản ánh sức
mạnh quốc gia khá ấn tượng, gây sức ép không nhỏ đối với Ấn Độ và các quốc gia
trong khu vực. Cũng trong khoảng thời gian này, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào khủng
hoảng toàn diện: lạm phát gia tăng, hơn 30 triệu người thất nghiệp, nợ nước ngồi lên
đến 70 tỷ USD, tốc độ tăng GDP bình quân giảm mạnh còn 0,8% vào năm 19911992, dự trữ ngoại tệ đến tháng 5/1991 chỉ còn khoảng 1 tỷ USD, kinh tế bị đình trệ,
suy thối [64]. Bên cạnh đó, tình hình an ninh chính trị cũng bất ổn không kém khi

Trung Quốc công khai mở rộng ảnh hưởng xuống khu vực Nam Á, tiếp theo đó là vị
Thủ tướng Ấn Độ - lãnh đạo Đảng Quốc Đại - Rajiv Gandhi bị ám sát vào năm
19912. Trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm, Đảng Quốc Đại 3 vẫn giành thắng lợi, đưa
P. V. Narasimha Rao lên nhậm chức Thủ tướng nhưng Chính phủ mới phải đương
đầu với rất nhiều khó khăn. Để vực dậy nền kinh tế sa sút này, Ấn Độ phải tiến hành
cải cách đối nội lẫn đối ngoại. Điểm nổi bật trong điều chỉnh chính sách đối ngoại là
LEP do Thủ tướng Narasimha Rao cùng với Bộ trưởng Tài chính là Manmohan
Singh đề ra. Theo Báo cáo thường niên 2006-2007, Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định
rằng, LEP ra đời vào năm 1992. Việc triển khai chính sách này nhằm mục đích mở
rộng hợp tác phát triển kinh tế, an ninh, quân sự với các nước khu vực Đông Á và
Đông Nam Á, Ấn Độ mong muốn thiết lập một liên minh vững mạnh cùng phát triển,
2 Cố Thủ tướng Rajiv Gandhi bị ám sát bởi một kẻ đánh bom tự sát tại Sriperumbudur, bang Tamil Nadu, Ấn
Độ vào ngày 21 tháng 5 năm 1991. Thủ phạm là Thenmozhi Rajaratnam, còn được gọi là Dhanu, thành viên
của tổ chức những kẻ ly khai ở Tamil.
3 Đảng Quốc Đại Ấn Độ (The Indian National Congress/ INC) là một trong hai đảng chính trị lớn của Ấn Độ,
đối lập với Đảng BJP. Đây là một trong những chính đảng dân chủ lâu đời nhất thế giới được thành lập năm
1885 và định hướng theo chủ nghĩa thế tục. Hiện nay, chủ tịch của INC là bà Sonia Gandhi.


cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực. Phạm vi của chính sách thể
hiện rõ qua từng giai đoạn. Giai đoạn một (1991-2003), tập trung chủ yếu vào Đông
Nam Á, tăng cường quan hệ với ASEAN. Giai đoạn hai (2003-2014), phạm vi được
mở rộng ra toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nhóm mục tiêu của LEP
hướng đến là nhóm mục tiêu chính trị - chiến lược và nhóm mục tiêu kinh tế - xã hội.
Với nhóm mục tiêu chính trị - chiến lược, Ấn Độ tích cực mở rộng ảnh hưởng ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phần nào kiềm chế sự bành trướng của Trung
Quốc, đặc biệt tại những khu vực mà Ấn Độ coi đó là phạm vi truyền thống của
mình. Người anh cả của Nam Á đã chủ động hơn trong việc tham gia vào các cơ chế
hợp tác đa phương trong khu vực như ARF, EAS,...
Với nhóm mục tiêu kinh tế - xã hội, Ấn Độ thiết lập quan hệ chặt chẽ với các

quốc gia Đông Á nhằm duy trì ổn định mức tăng trưởng kinh tế cao. Thơng qua hợp
tác thương mại với các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn
Độ hướng đến xây dựng cộng đồng kinh tế châu Á bền vững. Đồng thời, LEP chú
trọng hội nhập kinh tế với ASEAN, quan hệ hai bên chuyển biến ngày càng tích cực.
Năm 2012, Ấn Độ và ASEAN đã đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược, đánh dấu
bước phát triển sâu rộng hơn giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Một trong những
mục tiêu quan trọng nữa của LEP là thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở vùng Đông
Bắc bởi vùng đất này là cửa ngõ vào Đông Bắc Á và Đông Nam Á của Ấn Độ.
Trong quá trình thực hiện LEP, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ với các nước và
phần lớn tổ chức hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương trên các lĩnh vực chính trị ngoại giao, an ninh - quân sự, kinh tế, văn hóa, hợp tác tiểu khu vực.
Về chính trị - ngoại giao, từ năm 1990, Ấn Độ tổ chức hàng loạt các cuộc viếng
thăm cấp cao đến các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Thủ tướng
Narasimha Rao có chuyến thăm tới Nhật Bản (1992), Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái
Lan (1993), Singapore, Việt Nam (1994), Malaysia (1995). Thủ tướng Atal Bihari
Vajpayee đã tiến hành hàng loạt chuyến công du tới các nước Đông Nam Á và Đông
Bắc Á như Việt Nam, Indonesia (01/2001), Malaysia (5/2001), Nhật Bản (10/2001),


Campuchia, Singapore (02/2002). Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên
được tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) vào tháng 11/2002.
về an ninh - quân sự, hoạt động ngoại giao quân sự của Ấn Độ được triển khai ở
cấp độ song phương và đa phương, tiêu biểu như Ấn Độ được mời tham dự Diễn đàn
An ninh Đông Nam Á năm 1996. Đối với các nước trong khu vực này, Ấn Độ cũng
thường xuyên tổ chức các cuộc viếng thăm tàu hải quân của đến nước như:
Philippines (2001), Malaysia (2005, 2008), Indonesia (2004, 2008), Việt Nam (2001,
2004, 2005, 2006),... Bên cạnh đó, cịn có những cuộc tập trận chung giữa Ấn Độ với
nước thứ hai, hợp tác đào tạo quân nhân hay xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ sang một
nước khác.
Về kinh tế, chính sách lấy trọng tâm là ASEAN và mở rộng phạm vi ảnh hưởng
đến khu vực Australia, Đông Á. Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại từng phần của

ASEAN từ năm 1992. Sau những thành công trong hợp tác kinh tế, Ấn Độ bước sang
quá trình hội nhập khu vực, tổ chức các chuyến thăm cấp cao đến các quốc gia Đông
Nam Á, hợp tác thông qua các hiệp định được ký kết bởi lãnh đạo hai bên.
Về ngoại giao văn hóa, Ấn Độ có nền văn hóa rực rỡ và ảnh hưởng đến nhiều
nước trong khu vực lân cận, là một công cụ được tận dụng triệt để nhằm phát triển
ngoại giao với các quốc gia Đông Nam Á. Ngoại giao văn hóa của Ấn Độ vận dụng
nhiều yếu tố quyền lực mềm trên nền tảng các giá trị văn hóa truyền thống và hiện
đại như thể hiện trên nhiều mảng: Phim truyền hình, điện ảnh, Phật giáo, Yoga,.
Về hợp tác tiểu khu vực, Ấn Độ chủ trương đẩy mạnh các liên kết tiểu khu vực
Nam Á và Đông Nam Á chẳng hạn như khuôn khổ Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về
Hợp tác kinh tế và Kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC), Hợp tác sông Mê Kông - sông
Hằng (MGC), Hợp tác khu vực các nước ven Ấn Độ Dương (IOR-ARC).
Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã cho thấy tầm quan trọng
chiến lược của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thư ký Bộ Ngoại giao Ấn Độ
đánh giá về LEP trong bài diễn văn “Quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng
phía Đơng” năm 2015: “Nó đã và đang là câu trả lời cho sự thay đổi cân bằng toàn


cầu và các xu thế của thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, cũng như là việc tìm kiếm sự
hội nhập kinh tế và chính trị với một khu vực năng động, rộng lớn đang tiến triển
thành một quyền lực kinh tế và chính trị tồn cầu.” [13, tr. 94-98]
1.1.2.

Thực trạng quan hệ Ấn Độ - ASEAN trước năm 2014

Ấn Độ và các quốc gia ASEAN có quan hệ từ lâu đời, cho đến ngày nay đã đạt
được những bước tiến triển đầy ấn tượng. Mặc dù gần gũi với nhau về vị trí địa lý,
lịch sử, văn hóa nhưng đến năm 1992, Ấn Độ mới thiết lập quan hệ đối thoại từng
phần với ASEAN, kế tiếp là đối thoại toàn diện vào năm 1995. Những năm sau đó,
quan hệ Ấn Độ - ASEAN được đánh dấu bằng những cột mốc đáng chú ý trên các

lĩnh vực. Sau khoảng thời gian hợp tác cùng phát triển, tháng 12/2012 Ấn Độ và
ASEAN nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược. Có thể nói đây là một bước
ngoặt to lớn đối với quan hệ giữa hai bên, hướng tới sự hợp tác bền vững, lâu dài vì
hịa bình, thịnh vượng.
1.1.2.1.

Lĩnh vực an ninh — chính trị

Kể từ khi triển khai LEP, Ấn Độ đã dành ưu tiên cho việc củng cố, phát triển
quan hệ với ASEAN, coi ASEAN là một mắt xích quan trọng trong việc kết nối, tăng
cường hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Trước năm 2014, hai bên đã nỗ lực
không ngừng đẩy mạnh quan hệ hợp tác theo chiều hướng tích cực. Các cuộc viếng
thăm chính thức từ các đoàn đại biểu cấp cao cho thấy Ấn Độ chủ động hơn trong
việc thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á. Vào tháng 10 năm 2010, Thủ
tướng Ấn Độ Manmohan Singh có chuyến cơng du tới ba nước Nhật Bản, Malaysia
và Việt Nam. Ở chặng đầu tiên, Thủ tướng có cuộc gặp gỡ song phương với Thủ
tướng Nhật Naoto Kan. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế và năng lượng hạt
nhân dân sự đồng thời hoàn tất đàm phán Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện
(CEPA). Chặng tiếp theo trong chuyến công du là cuộc hội đàm với Thủ tướng
Malaysia về vấn đề hợp tác kinh tế, phát triển hạ tầng, an ninh, quốc phòng và năng
lượng. Thủ tướng Singh đã kết thúc chuyến công du tại Hà Nội với việc tham dự Hội
nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ 8 và Hội nghị Cấp cao Đông Á. Đến
tháng 12/2012 Ấn Độ và ASEAN tổ chức kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại, 10 năm


Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN và thống nhất nâng tầm quan hệ lên đối tác
chiến lược, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hai bên. Cùng với việc thơng
qua Tun bố Tầm nhìn Ấn Độ - ASEAN, hai bên mong muốn hướng đến sự hợp tác
bình đẳng, đơi bên cùng có lợi, góp phần xây dựng một khu vực bảo đảm an ninh và
ổn định.

1.1.2.2.

Lĩnh vực kinh tế

Đối với thương mại, Ấn Độ và ASEAN thông qua nhiều Hiệp định về kinh tế,
thương mại. Tháng 10/2003, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ được tổ chức ở
Bali, Indonesia. Tại cuộc hội nghị, Ấn Độ cùng các nhà lãnh đạo quốc gia của các
nước ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế tồn diện ASEAN - Ấn
Độ. Có thể coi đây là bước khởi đầu vững chắc cho việc thành lập Khu vực Thương
mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Trải qua 6 năm đàm phán liên tục thì vào ngày
16 tháng 8 năm 2009, tại Bangkok, Thái Lan, hai bên tiến hành ký kết 4 văn kiện
giữa các Bộ trưởng Kinh tế của các thành viên ASEAN và Ấn Độ:
- Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khn khổ Hiệp định khung về hợp tác
kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ (ATIGA);
- Hiệp định về Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định chung về
hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ;
-

Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -

Ấn Độ;
-

Bản ghi nhớ về giải thích Điều 4 của ATIGA.

Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh
tế tồn diện ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 với
Malaysia, Thái Lan và Singapore, những thành viên cịn lại sẽ có hiệu lực sau khi
hoàn tất các yêu cầu nội bộ, riêng đối với Việt Nam Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01
tháng 6 năm 2010. ASEAN đã trở thành một trong bốn đối tác thương mại lớn của

Ấn Độ, chiếm 9,27% thương mại toàn cầu năm 2008, thương mại song phương lên
đến 45 tỷ đồng, thuế quan đã khơng cịn là rào cản trong hợp tác thương mại giữa các
nước [11, tr.22-23]. Theo thống kê, kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và ASEAN


năm 2003 đạt 12,512 tỷ USD, sau khi ký kết AIFTA trong vòng 10 năm con số này
lên đến 67,9 tỷ USD năm 2013. Điều này cho thấy việc thiết lập các cơ chế thương
mại giữa hai bên là hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển

Biểu đồ 1.1 Thị phần của các đối tác thương mại chính của ASEAN năm 2013
[19]

, [20]

thương mại hai chiều. Tuy nhiên, đến năm 2013 Ấn Độ vẫn chưa phải là một trong
những đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN khi chỉ chiếm 2,7% thấp hơn rất
nhiều so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,... (Biểu đồ 1.1).
Đối với đầu tư, trước năm 2014, dòng vốn FDI của Ấn Độ vào ASEAN dao động
trong biên rộng -1,96 tỷ USD đến 6,66 tỷ USD và tính đến hết năm 2013 con số
thống kê được chỉ cịn 2,1 tỷ USD. Mặc dù thành tích đạt được không mấy khả quan
nhưng ASEAN vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư Ấn Độ, trong đó
Singapore, Malaysia, Indonesia là 3 quốc gia được tập trung đầu tư nhiều nhất.
Đối với hợp tác năng lượng, Ấn Độ và ASEAN đều có tiềm lực rất lớn nhưng
đây là một lĩnh vực mới nên hai bên còn gặp nhiều khó khăn trong quan hệ hợp tác.
Tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho Đông Nam Á không chỉ là phong cảnh đẹp hút hồn mà


cịn có điều kiện địa chất thuận lợi với nguồn khống sản phong phú. Vì vậy, ngành
năng lượng có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế của các nước trong khu vực
này. Những năm đầu của thế kỷ XXI, nhìn chung việc hợp tác năng lượng giữa Ấn

Độ và ASEAN còn vấp phải nhiều hạn chế, đối tác chủ yếu của Ấn Độ là Việt Nam
và Myanmar, tập trung vào khai thác dầu mỏ, khí đốt.
Đối với nơng nghiệp, cũng có khơng ít những bước tiến nổi bật theo đó hai bên
tổ chức thành cơng Hội nghị Bộ trưởng ASEAN - Ấn Độ về hợp tác nông, lâm
nghiệp năm 2013; Chương trình trao đổi nơng dân; Hội thảo các Giám đốc trường
Đại học và Viện nghiên cứu của Ấn Độ và ASEAN tại New Delhi và một số sự kiện
khác. Hai bên đồng nhất quan điểm thúc đẩy, tăng cường hợp tác, cùng nhau trao đổi
kỹ thuật, công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm về nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, hai bên
cũng hỗ trợ lẫn nhau trong nghiên cứu, phát triển, củng cố nguồn nhân lực và thường
xuyên tổ chức các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này.
1.1.2.3.

Lĩnh vực kết nối và giao lưu nhân dân

Nền văn hóa đồ sộ của Ấn Độ có ảnh hưởng rất lớn đối với châu Á nói chung và
Đơng Nam Á nói riêng cho nên dễ dàng tìm được điểm chung giữa các nền văn hóa
của những nước Đơng Nam Á và Ấn Độ. Cựu Thủ tướng Manmohan Singh đã nhấn
mạnh rằng: “Với các nước ASEAN, chúng tơi đã có các mối quan hệ đặc biệt cũng
như các mối quan hệ lâu đời.” [81]. Chính nhờ những ưu thế này mà quan hệ Ấn Độ
- ASEAN trở nên gắn kết hơn. Hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu giữa
người với người thông qua chuyến thăm đến Ấn Độ của các nhà ngoại giao, trao đổi
sinh viên, thúc đẩy quan hệ ở cấp độ nhân dân. Một số dự án về kết nối được tổ chức
hằng năm như: Kể từ năm 2010, các phái đoàn nghị viện Ấn Độ thường xuyên tham
dự Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA); hằng năm, 30 nhà ngoại giao trong đó
có 3 quan chức của Ban Thư ký ASEAN được đào tạo đặc biệt tại Học viện dịch vụ
đối ngoại (The Foreign Service Institute) ở New Delhi; năm 2009, ASEAN-India
Network of Think Tanks được thành lập. Đây là nơi các nhà tư tưởng của các quốc
gia có liên quan gặp gỡ, bàn về những vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư... Ngồi ra
có hai sự kiện nổi bật:



Thứ nhất, chuyến thám hiểm hải quân “INS Sudarshini” kéo dài từ ngày
15/9/2012 đến 25/3/2013. Con tàu đã ghé thăm 13 cảng ở 9 quốc gia ASEAN khơng
tính đến Kochi, Chennai và Port Blair ở Ấn Độ còn lại là: Padang, Bali, Manado,
Brunei, Cebu, Manila, Đà Nẵng, Sihanoukville, Bangkok, Singapore, Klang, Phuket
và Sittwe. Con tàu mang theo 35 học viên hải quân và 7 sĩ quan hải quân đến giao
lưu, tăng cường hợp tác với nhau theo đề xuất của các nước ASEAN và nhiều sự kiện
bên lề về thương mại, văn hóa được tổ chức khi con tàu cập bến những cảng trên.
Thứ hai, nhân dịp kỷ niệm 20 quan hệ Ấn Độ - ASEAN, cuộc diễu hành xe hơi
ASEAN - Ấn Độ (the ASEAN - India Car Rally) lần thứ 2 được tổ chức từ ngày
26/11/2012 đến ngày 20/12/2012. Cuộc diễu hành xuất phát từ Yogyakarta,
Indonesia, đi qua 8 trong 10 quốc gia ASEAN và kết thúc tại New Delhi. Xuyên suốt
chặng đường dài mà đoàn xe đi qua diễn ra khơng ít những hội thảo kinh doanh,
quảng cáo du lịch, biểu diễn văn hóa,. Sự kiện này góp phần nâng cao nhận thức
cộng đồng về quan hệ hai bên cũng như tăng cường hơn nữa hợp tác hữu nghị về
thương mại, đầu tư, du lịch và người dân, mở ra sự kết nối bền chặt giữa các thế hệ
trẻ, doanh nhân, truyền thông, học sinh, nhà ngoại giao, nhà khoa học.
Có thể thấy, LEP đã thành cơng giúp Ấn Độ củng cố mối quan hệ kinh tế và
chiến lược với các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích LEP mang lại,
chính sách này cũng đối mặt với nhiều thách thức khó giải quyết cho nên LEP chưa
phát huy đầy đủ tiềm năng đưa Ấn Độ hội nhập sâu ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
1.2.

SỰ RA ĐỜI CỦA CHÍNH SÁCH HÀNH ĐỘNG HƯỚNG

ĐƠNG
1.2.1.
1.2.1.1.

Bối cảnh quốc tế

Tình hình thế giới

Thế giới trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI xảy ra chuỗi các sự kiện đánh dấu sự
thay đổi rõ rệt của tình hình chính trị, kinh tế toàn cầu, dường như tốc độ thay đổi
ngày càng nhanh và sức ảnh hưởng giữa các quốc gia với nhau ngày càng sâu rộng.
Bước sang thế kỷ mới, những xu hướng hợp nhất đã cho thấy sự tái cấu trúc mang


tính bước ngoặt trong quan hệ quốc tế. Các quốc gia tiến lại gần nhau, thúc đẩy q
trình tồn cầu hóa phát triển nhanh chóng. Thuật ngữ “thế giới phẳng”4 xuất hiện
hàm chứa những cơ hội và nguy cơ do tồn cầu hóa mang lại. Sự đột phá trong khoa
học công nghệ đưa nhân loại vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dựa trên nền tảng
cách mạng 3.0, cuộc cách mạng lần này theo xu hướng kết hợp giữa thế giới thực và
ảo, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây và các hệ thống kết nối Internet.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng, tất cả các quốc gia buộc phải chạy đua để
khơng bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, những xu hướng phân rã lại phác họa một
gam màu tối cho bức tranh toàn cầu. Suy giảm mơi trường sống, biến đổi khí hậu, vũ
khí hạt nhân, xung đột sắc tộc cùng nhiều vấn đề xuyên quốc gia khác trở thành
thách thức đối với con người.
Đầu thế kỷ XXI, siêu cường Mỹ và Liên minh Châu Âu rơi vào tình trạng khó
khăn. Do sự sa lầy vào chiến trường Trung Đơng, chính sách đối ngoại không thận
trọng mà Mỹ dần mất đi vị thế trên chính trường châu Á - Thái Bình Dương. Năm
2008, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng ra khắp các châu lục
kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các tập đồn tài chính khổng lồ, thị trường chứng
khoán chao đảo. Nền kinh tế thế giới chìm trong mây mù do khủng hoảng và suy
thối kinh tế toàn cầu gây ra. Năm 2008, ứng cử viên hàng đầu Đảng Dân chủ5Barack Obama thắng cử, trở thành vị Tổng thống thứ 44, là niềm hy vọng của nhân
dân Mỹ lúc bấy giờ. Bước sang những năm đầu của thập niên thứ hai, với chính sách
của mình, Obama đã phục hồi nền kinh tế và vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Đồng thời ở châu Á, Trung Quốc đang trỗi dậy một cách đáng kinh ngạc. Tháng
5/2009, Trung Quốc gửi cơng hàm đến Liên Hợp Quốc địi cộng đồng quốc tế cơng

nhận “Đường chín đoạn”6 hay cịn gọi là “Đường lưỡi bò” là vùng biển lịch sử của
4 Thomas Friedman - tác giả cuốn sách “Thế giới phẳng” đã nhận định thế giới phẳng là thuật ngữ chỉ sự phát
triển của tồn cầu hóa từ những năm đầu thế kỷ XXI khi 10 nhân tố lớn liên quan đến kinh tế, khoa học kỹ
thuật trên thế giới cùng nhau tác động khiến mơ hình xã hội bị thay đổi, khơng cịn tồn tại một giới hạn nào về
kinh tế, chính trị và buộc mỗi quốc gia và mỗi cá thể phải liên tục thay đổi, điều chỉnh để không bị cô lập.
5 Đảng Dân chủ là một trong hai chính đảng lớn nhất tại Hoa Kỳ, đối lập với Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ
ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được
điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền.
6 Đường chín đoạn hay cịn gọi là Đường lưỡi bị, Đường chữ U, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải
vực Biển Đông mà Trung Quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền. Ngày 12/7/2016, trong vụ kiện
chủ quyền của Philippines, Tòa Trọng tài (PCA) đã chính thức tun bố khơng có cơ sở pháp lý để Trung Quốc


họ. Từ sau sự kiện này, Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực, thực hiện “Giấc
mộng Trung Hoa”7. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt, Trung Quốc vượt qua Nhật
Bản thành nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, điều này trở thành mối đe dọa đến
ngôi vị đầu bảng của Mỹ. Không chỉ riêng Trung Quốc mà cả châu Á đang dần thức
tỉnh, các nền kinh tế mới nổi phát triển mạnh mẽ: Bốn con rồng châu Á đạt được
nhiều thành tựu to lớn, khối ASEAN cũng tích cực hội nhập kinh tế, ở Nam Á, Ấn
Độ đang cố gắng giành lại vị thế của mình,.. .Toan bộ những động thái trên đã nói lên
cán cân kinh tế toàn cầu đang nghiêng thêm về châu Á. Giáo sư Joseph Nye của
trường Đại học Harvard cũng cho rằng: “Tiến đến năm 1900: Hơn một nửa dân số
vẫn sống ở châu Á, nhưng họ chỉ làm ra được 1/5 lượng sản phẩm của thế giới. Điều
gì đã xảy ra? Cách mạng Công nghiệp, bỗng nhiên châu Âu và châu Mỹ trở thành
trung tâm thống trị thế giới. Trong thế kỷ XXI này, chúng ta sẽ thấy châu Á dần dần
lấy lại vị thế trở thành nơi chứa hơn một nửa dân số thế giới và làm ra hơn một nửa
sản phẩm thế giới. Đó là một sự dịch chuyển quan trọng.” [74]
Trong khi kinh tế biến hóa khơn lường thì an ninh chính trị thế giới cũng khơng
kém phần nóng hổi. Những cuộc xung đột tại chiến trường Trung Đơng vẫn chưa có
điểm dừng, đặc biệt ở Syria; nhà nước Hồi giáo tự xưng IS gây ra các vụ khủng bố

tại nhiều quốc gia; làn sóng người tị nạn di cư sang châu Âu khiến cho Chính phủ các
nước EU đau đầu; tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; căng thẳng ở Biển
Đông; kể cả những vấn đề an ninh phi truyền thống đều chưa được giải quyết hiệu
quả. Hơn nữa, mối quan hệ giữa các cường quốc diễn ra gay gắt. Căng thẳng của cặp
quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ - Trung là mâu thuẫn nổi bật trong tình hình chính trị thế
giới. Mặc dù thế giới còn tồn tại đầy rẫy những bất đồng, xung đột kéo dài nhưng
khó có thể xảy ra chiến tranh vì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước là rất lớn khơng
chỉ trên vũ đài chính trị mà còn trên lĩnh vực kinh tế.
yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển bên trong Đường chín đoạn. Tuy nhiên, phía Trung
Quốc đã ra tuyên bố nước này không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết của PCA.
7Giấc mộng Trung Hoa là một khẩu hiệu của Chủ tịch Tập Cận Bình, đề cập đến nguyện vọng về “công cuộc
đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”. Ngày 08/4/2013, nội hàm “Giấc mộng Trung Hoa” được Tập Cận Bình giải
thích trong phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) như sau: “Vào giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc
sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến, hịa
hợp và giấc mơ Trung Hoa, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa sẽ thành hiện thực.”


1.2.1.2.

Tình hình khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương là ngôi nhà chung của hơn một nửa dân số thế giới,
chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nơi đây tập trung những nền kinh tế
hàng đầu, có mức tăng trưởng nhanh chóng, trở thành khu vực phát triển năng động.
Do đó, khơng ít các tổ chức, diễn đàn hợp tác hình thành, thiết lập cơ chế thỏa thuận
song phương, đa phương, khuyến khích những quốc gia vượt qua rào cản trong nước
thực hiện cải cách, tự do hóa, trong đó phải kể đến APEC, ASEAN, ASEAN +3,
ASEAN +6,... Điểm qua vài sự kiện kinh tế nổi bật trong khu vực: Vượt qua Đức và
Pháp, Trung Quốc trở thành công xưởng lớn nhất trên thế giới. Việc Trung Quốc sốn
ngơi vị á quân kinh tế của Nhật Bản vào năm 2010 cùng sự phát triển vượt bậc của

bốn con hổ châu Á bao gồm Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là những
bằng chứng cho thấy kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng năng
động, đóng vai trị đầu tàu trong liên kết kinh tế tồn cầu. Phạm vi khu vực đang
không ngừng mở rộng theo xu hướng đa phương hóa, các cường quốc lân cận đặt
mối quan tâm lớn đến khu vực như Ấn Độ tích cực “hướng Đơng”, Nga cũng “biến
hóa” để gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực.
Xét về cục diện an ninh chính trị, châu Á - Thái Bình Dương cũng là một trong
những vị trí xảy ra nhiều biến động sâu sắc. Khơng phải ngẫu nhiên mà người ta coi
thế kỷ XXI là “thế kỷ châu Á”, khu vực này đã cho thấy tiềm năng về địa chính trị,
địa kinh tế, địa văn hóa, thu hút sự chú ý của các cường quốc. Trong đó, Mỹ thực
hiện chính sách xoay trục về châu Á, tiếp tục can dự vào khu vực này để duy trì sức
ảnh hưởng và khơi phục vai trị siêu cường duy nhất của mình. Ấn Độ với LEP mong
muốn thốt ra khỏi Ấn Độ Dương, tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình
Dương. Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc thậm chí Australia cũng khơng kém cạnh khi đề ra
hàng loạt chính sách đối ngoại, tích cực tham gia hoạt động hơn tại khu vực này. Đặc
biệt phải kể đến kẻ khổng lồ Trung Quốc, nước này ngày càng cho thấy sự lớn mạnh
khơng ngừng của mình. Việc Trung Quốc phát triển với tốc độ chóng mặt như vậy
khiến địa vị tối cao của Mỹ gặp phải thách thức nghiêm trọng. Với sự biến đổi của


thế kỷ XXI, châu Á - Thái Bình Dương sẽ thay thế châu Âu - Đại Tây Dương trở
thành trung tâm địa chính trị tồn cầu.
1.2.2.

Bối cảnh trong nước

Sau thành công của cuộc cải cách, Ấn Độ phát triển không ngừng và là một ngôi
sao sáng trên trường quốc tế. Dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đạt
được thành tựu khá ấn tượng về đối nội lẫn đối ngoại. Từ năm 2004 đến 2011, kinh
tế tăng trưởng liên tục, dao động ở mức 7% - 7,6%/ năm. Nhiều người dự đoán rằng

Ấn Độ sẽ đuổi kịp Nhật Bản, trở thành nền kinh tế thứ 3 hoặc thứ 4 thế giới vào
khoảng năm 2025. Tuy nhiên đến nửa sau nhiệm kỳ hai của vị Thủ tướng này (20112014) kinh tế Ấn Độ gặp phải những bất cập sau quãng thời gian phát triển như vũ
bão. Nguyên nhân phần lớn là do nạn tham nhũng, lạm phát nặng nề khiến các nhà
đầu tư trong và ngồi nước e ngại, do đó nguồn vốn, kim ngạch thương mại giảm sút
lớn. Chính phủ đã đưa ra những cam kết với nhân dân, cố gắng cứu vãn nền kinh tế
đang lao dốc.
Về đối ngoại, Thủ tướng Manmohan Singh tiếp tục triển khai LEP, giữ quan hệ
ổn định với các nước, nhất là với các nước lớn và các nước láng giềng Nam Á. Mỹ,
Trung Quốc, Pakistan là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, mặc dù khơng
đưa ra tun bố chính thức nhưng Ấn Độ chủ trương nghiêng về phía Mỹ. Tuy vậy,
ơng Singh vẫn chưa có những động thái mang tính bứt phá trong quan hệ với Mỹ.
Trung Quốc ngày càng phơ trương sức mạnh của mình, gây áp lực lên Ấn Độ nhưng
Chính phủ khơng trực tiếp chống trả mà lựa chọn thế bị động. Đến cuối nhiệm kỳ của
Thủ tướng Manmohan Singh, tình hình kinh tế, xã hội có phần trì trệ, lúng túng,
thiếu quyết đốn và sáng tạo trong chính sách đối ngoại, tất cả làm cản trở con đường
phát triển của Ấn Độ.
Cuộc tổng tuyển cử năm 2014 đánh dấu bước ngoặt lớn trong chính trường Ấn
Độ khi Đảng Quốc Đại nhận thất bại chưa từng có sau 10 năm cầm quyền liên tiếp,
Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) giành chiến thắng áp đảo với tỷ lệ 282/543 ghế trong
Quốc hội. Vì vậy, Chính phủ mới được thành lập do ông Narendra Modi nắm quyền
Thủ tướng thay cho ông Manmohan Singh. Buổi lễ nhậm chức được diễn ra vào ngày


26/5/2014 tại thủ đơ New Delhi. Ơng Modi đã cam kết sẽ cầm quyền với lịng trung
thành, vì nhân dân cả nước phục vụ và BJP sẽ viết nên một chương sử mới cho Ấn
Độ. N. Modi được đánh giá là con người khơn khéo, có tầm nhìn xa và lối tư duy
lãnh đạo linh hoạt, mềm dẻo nhưng cứng rắn. Nhiều chuyên gia cho rằng, dưới sự
lãnh đạo của Modi, Ấn Độ sẽ có những bước chuyển mình quan trọng, khoác lên một
diện mạo mới quyết đoán và năng động hơn đặc biệt là trong chiến lược đối ngoại.
Mặc dù LEP đã góp phần liên kết kinh tế Ấn Độ với ASEAN cũng như Đông Á

nhưng trên tổng thể thì những mối quan hệ này chưa thực sự sâu sắc. Trong khi
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN thì Ấn Độ mới chỉ
xếp thứ 9. Khơng dừng lại ở đó, Trung Quốc đang dần “tấn công” xuống Nam Á
thông qua chiến lược “Chuỗi ngọc trai”8 tạo áp lực lớn cho Ấn Độ. Chính vì vậy,
Narendra Modi vạch ra hướng đi mới chủ động hơn, đặt nhiều tham vọng vào chính
sách đối ngoại, tập trung tái củng cố địa vị cường quốc đang đi lên của Ấn Độ và kìm
hãm sự bành trướng của Trung Quốc. Trong cuộc gặp gỡ cấp cao với Tổng thống
Barack Obama vào tháng 9/2014, ông Modi đã đưa ra tuyên bố quyết định đẩy LEP
lên tầm cao mới, theo đó liên quan đến AEP của Ấn Độ và Tái cân bằng châu Á của
Mỹ, hai bên cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các nước châu Á - Thái Bình
Dương thơng qua tham vấn, đối thoại và tập trận chung. Trên cơ sở này vào tháng
11/2014, tại Hội nghị Cấp cao Đông Á diễn ra ở Myanmar, Ấn Độ cơng bố ban hành
AEP và chính sách này được xem là sự tiếp nối từ LEP. Việc thay đổi tên thành
“Hành động Hướng Đông” đã truyền tải thông điệp rằng Ấn Độ không muốn tiếp tục
là “người quan sát trong khu vực” mà thể hiện sự tham gia mạnh mẽ nhằm khẳng
định vai trị cường quốc của mình. Ấn Độ đang tiến sát lại gần hơn với châu Á - Thái
Bình Dương, củng cố quan hệ với các nước Đông Á. Dĩ nhiên, Đông Nam Á sẽ là
cầu nối gắn kết Ấn Độ với khu vực. ASEAN đóng vai trò ngày càng lớn với cơ chế
hợp tác năng động sẽ là một trong những sự ưu tiên hàng đầu của AEP.

8 Chiến lược “Chuỗi Ngọc Trai” mô tả các biểu hiện ảnh hưởng địa chính trị đang gia tăng của Trung Quốc
tăng thông qua các nỗ lực để tăng sự tiếp cận vào các cảng và sân bay, phát triển các mối quan hệ đặc biệt
ngoại giao, và hiện đại hoá lực lượng quân sự mà mở rộng từ Biển Đông thông qua eo biển Malacca, qua Ấn
Độ đại dương, và đến vịnh Ba Tư. (Theo Christopher Pehrson)


1.3.

MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH


HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG
Năm 1991, LEP được ban hành với mục tiêu chính là khơi phục nền kinh tế đang
khủng hoảng nghiêm trọng nhờ vào liên kết kinh tế với của nước phía Đơng. Trải qua
nhiều đời Thủ tướng, chính sách này cũng thay đổi, mở rộng mục tiêu hơn. Tuy
nhiên đến khi Thủ tướng Modi nắm quyền thì ơng cho rằng chỉ nhìn về hướng Đơng
thì chưa đủ. Ơng nhận ra Ấn Độ có rất nhiều lợi ích tại châu Á - Thái Bình Dương và
thị trường các nước ASEAN đang là phát triển đầy tiềm năng nhưng nhiều năm qua
dường như chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong các chính sách đối ngoại
của Ấn Độ. LEP được vận dụng trong hai thập kỷ cũng đã đến lúc cần có sự chuyển
đổi, nâng cấp và định hướng lại, vì thế AEP ra đời mang theo tham vọng đưa Ấn Độ
trở thành cường quốc có địa vị vững chắc tại châu Á - Thái Bình Dương và nay là Ấn
Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền ông Modi.
1.3.1.

Mục tiêu

Nối tiếp thành công của LEP, AEP được xây dựng trên ba nhóm mục tiêu chiến
lược: chính trị, kinh tế - xã hội và khuếch trương các giá trị.
Trước hết về nhóm chính trị, ASEAN vẫn là trọng tâm của chính sách bởi đây là
cầu nối Ấn Độ với vùng Đơng Bắc Á. Thừa hưởng chính sách đa liên kết của người
tiền nhiệm, ông Modi tiếp tục phát triển nó. Theo đó, Ấn Độ nỗ lực đưa quan hệ với
các nước ASEAN và rộng hơn là các nước châu Á - Thái Bình Dương lên một tầm
cao mới. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ
12 tổ chức ở Nay Pyi Taw, Myanmar,vào tháng 11/2014, Thủ tướng Modi tuyên bố:
“Cộng đồng ASEAN là láng giềng của Ấn Độ. Chúng ta có quan hệ từ xa xưa về
thương mại, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật và truyền thống. Chúng ta đã làm giàu cho
nhau thông qua sự tương tác lẫn nhau. Đây là một nền tảng vững chắc cho một mối
quan hệ hiện đại” [79]. Những năm gần đây, Ấn Độ tích cực tham gia các cơ chế hợp
tác quan trọng trong khu vực như ARF, EAS, cơ chế đối thoại của ASEAN, ASEM,...
AEP không chỉ được thực hiện với khối ASEAN mà đối với từng quốc gia, Ấn Độ

cũng có những hợp tác riêng trên cơ sở ưu tiên chiến lược chung, trong đó với vị trí


×