Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Cưỡng chế thi hành án dân sự thực tiễn tại cục thi hành án dân sự tỉnh KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.35 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi
bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã học tập được rất nhiều kiến thức
không những về tri thức khoa học mà còn về những kiến thức và kinh nghiệm sống. Cho
đến ngày hôm nay, để hoàn thành được báo cáo này em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của mọi người.
Lời nói đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Nhà trường đã giúp đỡ,
động viên, tạo điều kiện cho em được thực tập tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
để được tiếp cận với thực tế, có cơ hội để sử dụng kiến thức pháp lý đã được các thầy cơ
tận tình giảng dạy trên giảng đường vào thực tiễn công tác. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến các anh các chị, các cô các chú trong cơ quan nơi em thực tập đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong thời gian thực tập qua.
Đặc biệt em xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Thái Văn Thiện và cô
Châu Thị Ngọc Tuyết đã ln tận tâm tận tình hướng dẫn, chỉ bảo những kiến thức, những
định hướng quý báu để em hồn thành tốt chun đề nghiên cứu của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,
thành công và hạnh phúc!


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:..........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................2

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.........................................3
1.1..............................LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ:


................................................................................................................................ 3
1.1.1. Thơng tin:.........................................................................................................3
1.1.2. Khái quát chung:...............................................................................................3
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum: ..3
1.2.
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
TỈNH
KON TUM:.................................................................................................................
5
1.3.
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON
TUM: ..6
1.3.1. Cơ cấu tổ chức, cán bộ tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum:..................6
1.3.2. Các đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum:................................7
1.4. Nội quy tại đơn vị thực tập:.................................................................................8
1.4.1. Đối với công chức trong cơ quan:.....................................................................8
1.4.2. Đối với đương sự đến làm việc, khách đến liên hệ công tác:.............................8
1.4.3. Nội quy tiếp công dân:.......................................................................................9

CHƯƠNG 2.LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN.............11
2.1............................................................................................................................... K
HÁI NIỆM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:........................................................11
2.2............................................................................................................................... K
HÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:...............11
2.3.........................VAI TRÒ, Ý NGHĨA CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:
.............................................................................................................................. 11
2.4.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ:....................................................................11


CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN TẠI CỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM..............................................................18
3.1.
THỰC TẾ CÔNG TÁC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI

QUAN, ĐƠN VỊ THỰC TẬP:.......................................................................................18
1


3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác cưỡng chế thi hành án
nhân sự tại cơ quan , đơn vị thực tập:...............................................................................18
3.1.2. Thực tế thực hiện công tác cưỡng chế THADS tại cục THADS tỉnh Kon Tum:
19
3.1.3. Kết quả công tác:.............................................................................................26
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ
TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH KON TUM:.............................................28

KẾT LUẬN.............................................................................................................30
1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình nghiên cứu:......................................30
2. Ý kiến:..................................................................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ VIẾT TẮT

CỤM TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

THADS

Thi hành án dân sự

THA

Thi hành án

UBND
BPCC
HĐND
TAND

Ủy ban nhân dân
Biện pháp cưỡng chế
Hội đồng nhân dân
Tòa án nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước, quyết định của Hội đồng xử lý
vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại khi được chấp hành nghiêm
chỉnh có tác động trực tiếp đến lịng tin nhân dân đối với pháp luật và nhà nước. Vì thế
hoạt động thi hành án dân sự (THADS) mang ý nghĩa thực sự quan trọng trong việc giữ
gìn kỷ cương phép nước, củng cố trật tự pháp luật và giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa,

đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế.Điều 106 Hiến pháp 2013 khẳng
định: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp
hành”.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
mục tiêu trong những năm tới đây là xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của tịa án có
hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán
quyết của tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều năm qua, Chính phủ đã xác định
cơng tác THADS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đưa ra nhiều giải pháp
hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này.Luật thi hành án dân sự ra
đời cùng với một loạt các văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa các quy định của Luật
này vào cuộc sống đã đánh dấu bước đổi mới cơ bản điều chỉnh tất cả các lĩnh vực trong
công tác thi hành án (THA). Đồng thời xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ
quản lý Nhà nước thống nhất công tác THA, từng bước xã hội hóa hoạt động THA.
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước trong
việc đưa các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế. Hoạt
động thi hành án một mặt đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Mặt
khác, nó cịn là cơng cụ hữu hiệu để khơi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
bị xâm hại. Hiệu quả của hoạt động thi hành án có tác động trực tiếp đến lịng tin của nhân
dân đối với pháp luật. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay,
không phải bản án, quyết định có hiệu lực nào của cơ quan có thẩm quyền cũng có thể
được tổ chức thi hành một cách thuận lợi. Do đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự được sử dụng. Cưỡng chế thi hành án dân sự là hoạt động thường xuyên được thực hiện
trong công tác thi hành án dân sự. Áp dụng khi các bản án, quyết định không được tự
nguyện thi hành. Hiệu quả hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả công tác thi hành án. Nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cưỡng chế
thi hành án dân sự, Nhà nước đã quan tâm và xây dựng khung pháp lý cho việc áp dụng
biện pháp cưỡng chế như xây dựng Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 với quy
định riêng chương IV, từ Điều 66 đến Điều 121 quy định về biện pháp cưỡng chế. Việc
cưỡng chế thi hành án còn được cụ thể hơn trong nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày

18/7/2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi
hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 về thủ tục thi hành án dân sự. Thông tư liên
tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA quy định cụ thể phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi
1


hành án dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự, người có thẩm quyền thi hành án (Chấp hành viên) vẫn gặp khơng ít khó khăn, vướng
mắc.
Mặt khác, hoạt động cưỡng chế thi hành án tác động sâu rộng đến các quan hệ xã hội
của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
trong bản án. Do đó, vấn đề cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án phải được
nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời bảo đảm
quyền lợi hợp pháp của đương sự. Trước tình hình đó, em quyết định lựa chọn chuyên đề:
“Cưỡng chế thi hành án trong công tác thi hành án dân sự, một số đề xuất và kiến nghị” để
làm báo cáo thực tập của mình. Đây là một vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
đối với lĩnh vực thi hành án dân sự. Việc nghiên cứu biện pháp cưỡng chế giúp đem lại
quyền và lợi ích thực tế cho cá nhân, tổ chức, góp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa công bằng, văn minh.
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng trong quá trình thực tập em vẫn gặp phải những
khó khăn nhất định, do khả năng nghiên cứu cịn hạn chế nên bài viết khơng thể tránh
được nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến của thầy cô và bạn bè để báo
cáo thực tập của em được hồn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự,
em mong muốn có thể làm rõ hơn cơ sở lý luận và thông qua các tình huống, các vụ việc
cụ thể giúp bản thân làm quen, xử lý các tình huống cụ thể trong thực tiễn tại địa phương
giúp em chỉ ra được những bất cập trong thực tiễn áp dụng ở địa phương những năm gần
đây. Từ đó giúp cho việc học tập và tiếp thu kiến thức đã học trong nhà trường được tốt
hơn, giúp em hiểu thêm những kiến thức thực tế mà em còn bỡ ngỡ, thắc mắc trong quá

trình học ở trường. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi
hành án dân sự nói chung và hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề em đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm tổng hợp và thống kê những số
liệu từ nhiều nguồn; Phương pháp phân tích, đánh giá nhằm phân tích số liệu, báo cáo
tổng kết hằng năm nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trong việc nắm bắt tình
hình thực tế; Phương pháp so sánh dùng cho việc so sánh đối chiếu sốliệu, thơng tin thu
thập, từ đó rút ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được để kịp thời bổ bổ sung, đồng
thời xem xét những vướng mắc tìm cách giải quyết.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
1.1.1. Thơng tin
- Tên: Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
- Địa chỉ: 42 Trương Hán Siêu, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum
- Fax: 0603.912789
2


- Số điện thoại: 0603.864406; 0603.500100; 0603.912789
1.1.2. Khái quát chung
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án
dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng
Cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan THADS
địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh có các phịng chun mơn trực thuộc và tổ chức
tương đương trực thuộc.
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan thi

hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự;
Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên
thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; có thể có Thẩm tra viên cao cấp thi hành án
(nếu có); Thư ký thi hành án và công chức khác.
- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng
Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án
dân sự tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân
công phụ trách.
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo
quy định tại Điều 173 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, có trách nhiệm báo
cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác THADS
trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đơn đốc
THA hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum
a, Giai đoạn trước năm 1993
Trong gian đoạn này công tác thi hành án dân sự do Tòa án nhân dân các cấp đảm
nhiệm. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX, ngày 06/10/1992 đã ban hành Nghị Quyết
về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan
thuộc Chính Phủ, đồng thời Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành tạo cơ
sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn
quốc.
b, Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tháng 7 năm 1993 các cơ quan Thi
hành án dân sự tỉnh Kon Tum được thành lập. Ở cấp tỉnh có tên gọi là Phòng Thi hành án
thuộc Sở Tư pháp và ở cấp huyện là Đội thi hành án thuộc Phòng Tư pháp.
Khi mới được thành lập theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, cả tỉnh có
Phịng Thi hành án tỉnh và 5 Đội thi hành án các huyện, thị xã với 09 cán bộ, cơng chức,
trong đó có 4 Chấp hành viên. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ, cơng chức khi

mới thành lập cịn rất hạn chế: 06 trung cấp, 01 sơ cấp, 02 chưa qua đào tạo, tình trạng
3


thiếu Chấp hành viên và cán bộ Thi hành án chưa đủ tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn theo quy
định là vấn đề khó khăn nhất đối với cơng tác tổ chức cán bộ vào thời điểm này.
Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, qua 10 năm áp dụng, cũng đã bộc lộ
nhiều hạn chế, khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và
nhiệm vụ chung của ngành. Vì vậy, ngày 14/01/2004, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã
thông qua Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung
Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993. Theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004,
Phòng Thi hành án và Đội Thi hành án khơng cịn chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Tư
pháp và Phòng Tư pháp nữa, đồng thời đổi tên gọi là Thi hành án dân sự cấp tỉnh và Thi
hành án dân sự cấp huyện. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Tư pháp vẫn có thẩm quyền quản lý
một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự địa phương theo ủy quyền của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005.
Đến năm 2004, toàn ngành Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum có Thi hành án dân sự
tỉnh và 09 đơn vị Thi hành án dân sự huyện, thị với số lượng chấp hành viên trong toàn
tỉnh là 27 chấp hành viên.
c, Giai đoạn từ năm 200 đến nay
Nhằm tiếp tục đưa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp trong lĩnh
vực Thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống, ngày 14/11/2008, Quốc Hội khóa XII đã
thơng qua Luật Thi hành án dân sự và Nghị quyết số 24/2008/QH12 về triển khai thi hành
Luật này. Thực hiện Luật và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 74/2009/NĐ-CP, ngày 09/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án
dân sự và công chức làm công tác Thi hành án dân sự; Nghị định có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/11/2009. Theo đó, hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức và quản
lý tập trung thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Ở Trung ương có

Tổng cục Thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư pháp. Ở địa phương cơ quan Thi hành án
dân sự cấp tỉnh trước đây được nâng lên thành Cục Thi hành án dân sự trực thuộc Tổng
cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp; Cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện trước đây
được nâng lên thành Chi cục Thi hành án dân sự huyện trực thuộc Cục Thi hành án dân sự
tỉnh.
Ngày 06/11/2009, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 2906/QĐ- BTP
thành lập Cục Thi hành dân sự tỉnh Kon Tum trên cơ sở cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh
Kon Tum; cùng ngày Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành các Quyết định từ số 2907/QĐBTP đến 2915/QĐ-BTP thành lập Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố tỉnh
Kon Tum trên cơ sở các cơ quan Thi hành án dân sự các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum.

4


1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN Sự TỈNH KON
TUM
Trên cơ cở quy định tại Điều 14 Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật này, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum thực hiện đúng, đầy đủ các chức
năng, nhiệm vụ theo quy định, cụ thể là:
- Quản lý, chỉ đạo về công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Kon Tum, bao
gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi
hành án dân sự tại Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố.
+ Chỉ đạo việc tổ chức thi hành án dân sự đối với Chi cục Thi hành án dân sự các
huyện, thành phố, trả lời các văn bản thỉnh thị xin ý kiến của Chấp hành viên và Chi cục
Thi hành án dân sự cấp huyện, đồng thời kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự
cho Chấp hành viên, công chức khác của Chi cục thi hành án dân sự các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh.
+ Định kỳ và đột xuất thực hiện việc kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với
Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố nhằm kịp thời chỉ đạo các đơn vị khắc
phục đối với các sai sót trong q trình tác nghiệp, qua đó có biện pháp chỉ đạo Chi cục

Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có biện pháp tổ chức thi hành án dân sự hiệu
quả, ngày càng đạt tỷ lệ giải quyết tốt hơn.
+ Định kỳ thực hiện việc tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ
thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của Tổng
cục Thi hành án dân sự và theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
- Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật
Thi hành án dân sự.
- Thường xuyên rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân
sự đối với các trường hợp thi hành án dân sự đủ điều kiện được xét miễn, giảm; định kỳ
phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình
phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với các
khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định.
- Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của
Cục và Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố theo hướng dẫn, chỉ đạo của
Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Giúp UBND tỉnh Kon Tum thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại
Điều 173 Luật Thi hành án dân sự; Có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh Kon Tum về
chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn.
- Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân
tỉnh Kon Tum khi có u cầu; báo cáo Tịa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi
có yêu cầu.
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN Sự TỈNH KON TUM
5


1.3.1. Cơ cấu tổ chức, cán bộ tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án
dân sự, có tổng số biên chế tại Cục là 24 cơng chức, trong đó có:
+ 08 Chấp hành viên (04 Chấp hành viên trung cấp và 04 Chấp hành viên sơ cấp).

+ 04 Thẩm tra viên, 05 Thư ký (04 Thư ký thi hành án và 01 Thư ký trung cấp thi
hành án).
+ 02 Chun viên.
+ 03 Kế tốn viên.
+ 02 Cán sự.
- Ngồi ra cịn có thêm 05 Hợp đồng 68 (02 Nhân viên Lái xe, 01 Nhân viên Phục
vụ, 01 Nhân viên Bảo vệ và 01 Nhân viên Bảo vệ Kho vật chứng).
- Về cơ cấu tổ chức, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum có Lãnh đạo Cục gồm
Cục trưởng và 02 Phó Cục trưởng; các phịng chun mơn có 04 phịng gồm:
+ Văn phịng;
+ Phịng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Ghi chú: --------► Quan hệ chỉ đạo, điều hành

<4...> Quan hệ phối hợp
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
1.3.2. Các đơn vị thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum
- Các đơn vị cấp huyện thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum gồm 10 đơn vị
Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành phố:
+ Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Kon Tum.
6


+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Hà.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Tô.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Ngọc Hồi.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đăk Glei.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sa Thầy.

+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Rẫy.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Kon Plông.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tu Mơ Rông, Chi cục thi hành án dân sự huyện
Ia H'Drai. Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố có con dấu và tài khoản riêng,
tổ chức hoạt động độc lập và chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp về mặt nghiệp vụ và
công tác tổ chức cán bộ của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum.

7


CỤC THADS TỈNH

* Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống các cơ quan Thi Hành án dân sự tỉnh Kon Tum.
1.4. NỘI QUY TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.4.1. Đối với công chức trong cơ quan
- Công chức trong cơ quan phải nghiêm túc chấp hành các quy định của Bộ luật lao
động và Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Trong giờ làm việc, công chức phải mặc trang phục, đeo phù hiệu theo quy định
của ngành.
- Đi lại nhẹ nhàng, không gây ồn ào trong giờ làm việc, giữ gìn vệ sinh chung và
bảo vệ tài sản cơng.
- Nghiêm cấm công chức uống rượu, bia... Hút thuốc lá trong giờ làm việc và khi
tiếp công dân.
1.4.2. Đối với đương sự đến làm việc, khách đến liên hệ công tác
- Đối với đương sự đến liên hệ công việc phải xuất trình giấy báo, giấy mời cho cán
bộ trực tiếp dân; Không được đi lại lộn xộn, gây mất trật tự nơi công sở.
- Khách đến làm việc, liên hệ với trục cơ quan đề được hướng dẫn.

8



- Khơng được mang theo vũ khí, chất cháy nổ vào cơ quan (Ngoại trừ việc cơ quan
điều tra tang vật). Nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản của cơ quan phải bồi thường thiệt hại
đã gây ra theo quy định của pháp luật.
1.4.3. Nội quy tiếp công dân
a, Quy định chung
- Thời gian tiếp công dân trong ngày làm việc hành chính:
+ Buổi sáng: từ 07 giờ đến 11 giờ.
+ Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.
- Địa điểm tiếp cơng dân: Phịng tiếp dân tại trụ sở Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon
Tum (địa chỉ số 42, đường Trương Hán siêu, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, tỉnh
Kon Tum).
- Lịch tiếp công dân: Lãnh đạo và công chức Cục thi hành án dân sự thực hiện tiếp
dân theo Lịch trực tiếp công dân được niêm yết tại Phịng tiếp dân.
Ngồi thời gian tiếp công dân định kỳ vào ngày 10 hàng tháng. Cục trưởng trực tiếp
tiếp công dân trong mọi trường hợp khi công dân yêu cầu.
b, Đối với công dân
- Khi đến địa điểm tiếp dân, cơng dân có các quyền sau: Trình bày về nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan
đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; được khiếu nại, tố cáo về hành vi vi
phạm của người tiếp dân; được nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh; các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Khi đến địa điểm tiếp dân, công dân có các nghĩa vụ sau: Nêu rõ họ tên, địa chỉ,
xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo u cầu của người tiếp cơng dân
có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp cơng dân; trình bày trung thực sự việc,
cung cấp thơng tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh,
yêu cầu; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công
dân ghi chép lại; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người
tiếp công dân; trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một
nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,

phản ánh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

r __

r

c, Đoi với người tiếp cơng dân
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mặc trang phục chỉnh tề theo quy định
của ngành;
- Yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân, có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội
dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc
tiếp nhận, thụ lý vụ việc;
- Phải ứng xử có văn hóa, tơn trọng cơng dân; tiếp nhận đơn hoặc ghi chép đầy đủ,
chính xác nội dung mà người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải thích, hướng dẫn
cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan
9


có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan
hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong
trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý
theo quy định của pháp luật.
- Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp: Người đang trong tình trạng say do
dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và các trường hợp khác theo quy
định tại Điều 9 Luật tiếp công dân.

1

0


CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN
2.1. KHÁI NIỆM VỀ THI HÀNH ÁN DÂN Sự
Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện quyền,nghĩa vụ dân sự của đương sự đã
được xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành.
Do vậy việc tự nguyện thi hành án của các đương sự được coi là biện pháp quan trọng
nhất trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp phải thi hành án
có đủ điều kiện thi hành án nhưng vẫn không tự nguyện thi hành án trong thời hạn cơ quan
thi hành án ấn định nhưng người thi hành án phải tìm cách trì hỗn ,trốn tránh việc thi hành
án. Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án,
người đượcthi hành án , người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cơ quan thi hành án sẽ áp
dụng biện pháp cưỡng chế.
2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Cưỡng chế Nhà nước là dùng quyền lực Nhà nước bắt buộc cá nhân, tổ chức thực hiện
hoặc không thực hiên một công việc nhất định trái với ý muốn của họ.Cưỡng chế gắn liền
với hoạt động quản lý Nhà nước và là phương pháp thường xuyên được áp dụng trong quản
lý Nhà nước. Cưỡng chế Nhà nước có nhiều lĩnh vực như: Cưỡng chế hành chính, hình sự,
dân sự, thi hành án dân sự (THADS)... Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 không
định nghĩa biện pháp cưỡng chế (BPCC) THADS nhưng khoản 2 Điều 9 Luật THADS sửa
đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “người phải thi hành án có điều kiện thi hành án(THA)
mà khơng tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này”.
Theo đó, người phải THA sẽ phải tự nguyện THA khi có điều kiện. Nếu khơng thực hiện thì
người có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế. Theo pháp luật hiện hành thì người có thẩm
quyền trực tiếp thi hành án và áp dụng BPCC bao gồm Chấp hành viên và thừa phát lại, sau
đây gọi chung là người có thẩm quyền THA. Như vậy có thể hiểu khái niệm về biện pháp
cưỡng chế THADS là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền THA do
Chấp hành viên hoặc thừa phát lại quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc người

phải THA phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định có
hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA mà
khơng tự nguyện thi hành.
2.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
- Bảo vệ pháp luật và quyền lợi của đương sự.
- Ngăn chặn người phải THA tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc THA, đảm bảo
hiệu lực của bản án, quyết định; quyền và lợi ích hợp pháp của người được THA; đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật.
2.4. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG
CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Như đã đề cập ở trên, Chấp hành viên có thể lựa chọn một hoặc nhiều BPCC THADS
nhưng chỉ được phép áp dụng một trong các biện pháp mà luật quy định. Hiện nay, pháp
luật quy định có sáu BPCC THADS bao gồm:


- Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải
THA;
- Trừ vào thu nhập của người phải THA;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;
- Khai thác tài sản của người phải THA;
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
- Buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
a, Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án
Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải THA là một trong các biện pháp cưỡng chế THADS, được áp dụng trong trường hợp
người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà người phải
THA có đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá. Nếu người phải THA
phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ
chức tín dụng thì BPCC này sẽ là biện pháp đầu tiên được áp dụng.

Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải THA được quy định tại các điều Điều 71, 76 và từ Điều 79 đến Điều 83 Luật THADS
sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Đối tượng của biện pháp này là tiền và giấy tờ có giá. Tiền bị cưỡng chế có thể là tiền
trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tiền mà chính họ đang giữ, thu nhập từ
hoạt động kinh doanh hằng ngày và tiền do người thứ ba đang giữ.
Nhìn chung những quy định này hầu như đã khắc phục được những hạn chế của pháp
lệnh THADS 2004 về vấn đề khấu trừ, thu hồi xử lý tiền giấy tờ có giá của người phải
THA. Tuy nhiên cịn một số điểm mà pháp luật quy định chưa được phù hợp. Ví dụ: Nếu
người phải THA có tài khoản tại ngân hàng nhưng nguồn lợi thu được từ việc gửi tài sản đó
là nguồn sống duy nhất của họ và gia đình, ngồi ra họ khơng có tài sản nào khác mà người
có thẩm quyền THA khấu trừ hết nghĩa vụ THA và chi phí cưỡng chế thì người phải THA
không đảm bảo được cuộc sống.
Như vậy, để phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thì pháp luật THADS
phải quy định theo hướng người có thẩm quyền THA không được khấu trừ hết số tiền trong
tài khoản của người THA để thực hiện nghĩa vụ mà nguồn lợi thu được từ việc gửi tài sản
đó là nguồn sống duy nhất của người phải THA và gia đình họ.
b, Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải THA là một trong các BPCC THADS
được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản
án, quyết định. Người THA có thu nhập thực tế và không tự nguyện thi hành.
Biện pháp trừ vào thu nhập được quy định tại Điều 78 luật THADS sửa đổi, bổ sung
năm 2014:
- Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền
trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.


- Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường
hợp sau đây: Theo thỏa thuận của đương sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập
của người phải thi hành án; Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền

phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi
hành án.
- Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao
nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là
30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối
với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án,
nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành
án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác
có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Giống với đối tượng của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, đối tượng của biện
pháp này cũng là tiền. Nhưng thu nhập theo quy định của BPCC biện pháp trừ vào thu nhập
khác với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu
hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá. Theo quy định của pháp luật, tiền bị cưỡng chế là thu nhập
của người phải THA gồm: tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao
động và thu nhập hợp pháp khác.
Việc trừ vào thu nhập của người phải THA được thực hiện theo thỏa thuận của đương
sự; Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải THA; THA cấp dưỡng,
THA theo định kỳ, khoản tiền phải THA không lớn hoặc tài sản khác của người phải THA
không đủ để THA.
Mức trừ cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất
sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả
thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người
phải THA, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được
ni dưỡng theo quy định của pháp luật. Đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính thì mức
đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền
lương, bảo hiểm xã hội được hưởng. Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ
mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
c, Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người

thứ ba giữ
Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải THA là một trong các BPCC THADS,
được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản
án, quyết định. Người phải THA chỉ có tài sản và khơng tự nguyện THA.
Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người THA được quy định tại các Điều 74, Điều
75, Điều 84, từ Điều 89 đến Điều 98 và Điều 111 luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Theo đó, đối tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là vật, vốn gốp, nhà ở, tài


sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sử dụng
đất.
Theo bộ luật dân sự quy định “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản”.Từ đó có thể thấy, hai đối tượng là tiền và giấy tờ có giá khơng được pháp luật
THA quy định được kê biên, xử lý.Như vậy, có thể hiểu tài sản bị kê biên khơng bao gồm
tiền, giấy tờ có giá.
Những tài sản của người THA không được kê biên: Tài sản bị cấm lưu thông theo quy
định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân
sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức. Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
người phải THA và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; Số thuốc cần
dùng để phòng, chữa bệnh của người phải THA và gia đình; Vật dụng cần thiết của người
tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập
quán ở địa phương; Cơng cụ lao động cần thiết, có giá trị khơng lớn được dùng làm phương
tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải THA và gia đình; Đồ dùng sinh hoạt
cần thiết cho người phải THA và gia đình.
Khi tiến hành kê biên tài sản của người phải THA, người có thẩm quyền THA phải
phân biệt tài sản thuộc sở hữu chung hoặc đang có tranh chấp, đang cầm cố thế chấp hay
đang do người thứ ba giữ hay không.
- Trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung. Tại Điều 74 luật THADS sửa đổi, bổ sung
năm 2014 quy định: Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần
quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì

Chấp hành viên phải thơng báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu
chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung
hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thơng báo mà các bên khơng có thỏa
thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không
được và không u cầu Tịa án giải quyết thì Chấp hành viên thơng báo cho người được thi
hành án có quyền u cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng
đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án
không u cầu Tịa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền
sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung
theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu
chung được xử lý như sau:
• Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng
chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải THA.
• Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng
kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ


tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu
của họ.
- Trường hợp cứ lý tài sản đang có tranh chấp, theo Điều 75 luật THADS 2014 quy
định: Trường hợp tài sản của người phải THA bị cưỡng chế để THA mà có người khác tranh
chấp thì Chấp hành viên thơng báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ
được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có
tranh chấp khởi kiện tại Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử
lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tịa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thơng báo hợp lệ mà đương sự, người có
tranh chấp khơng khởi kiện tại Tịa án hoặc khơng đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải
quyết thì Chấp hành viên xử lý tài sản để THA theo quy định của Luật này.
- Trường hợp xử lý tài sản đang cầm cố thế chấp. Tại Điều 90 Luật THADS sửa đổi,
bổ sung năm 2014 quy định: trường hợp người phải THA khơng cịn tài sản nào khắc hoặc
có tài sản nhưng khơng đủ để THA, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của
người phải THA đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo
đảm và chi phí cưỡng chế THA.
Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho
người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế
chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải THA đang do người thứ ba giữ. Tại Điều
91 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: trường hợp xác định người thứ ba
đang giữ tài sản của người phải THA, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án,
quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để THA; trượng hợp
người thứ ba khơng tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao
tài sản để THA. Trường hợp tài sản kê biên đang cho thuê thì người thuê được tiếp tục thuê
theo hợp đồng đã giao kết.
d, Khai thác tài sản của người phải thi hành án
Biện pháp khai thác tài sản của người phải THA là một trong các BPCC THA dân sự
được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản
án, quyết định mà tài sản của người phải THA có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi
hành và tài sản của người phải THA có thể khai thác để THA và không tự nguyện thi hành.
Biện pháp khai thác tài sản của người phải THA được quy định tại Điều 107 Luật
THADS 2014. Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải THA trong các
trường hợp: Tài sản của người phải THA có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và
tài sản đó có thể khai thác để THA; Người được THA đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để
THA nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ
ba.
Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp: việc khai thác tài sản

không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc THA; Người phải THA, người khai thác tài sản
thực hiện không đúng yêu cầu của người có thẩm quyền THA về việc khai thác tài sản;


Người phải THA đã thực hiện xong nghĩa vụ THA và các chi phí về THA; Có quyết định
đình chỉ THA.
e, Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ
Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản , giấy tờ là một trong các
BPCC THADS, được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ
trả tài sản, vật và giấy tờ theo bản án, quyết định. Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển
giao quyền tài sản, giấy tờ được quy định tại các Điều 114, Điều 115, Điều 116 Luật
THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo đó, đối tượng của biện pháp này là việc
chuyển giao, trả vật, tài sản, giấy tờ. Xét về bản chất thì việc buộc chuyển giao vật, tài sản,
giấy tờ cũng là nghĩa vụ thực hiện một cơng việc theo bản án của Tịa án. Tuy nhiên, biện
pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ có điểm khác so với biện
pháp buộc người phải THA thực hiện công việc nhất định ở điểm đối tượng hướng đến một
bên là vật đặt định, vật cùng loại, nhà ở, giấy tờ còn một bên là hành vi, xử sự của cá nhân,
tổ chức như giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án,
quyết định, nhận người lao động trở lại làm việc.
Tóm lại, các BPCC THADS sẽ áp dụng trong những trường hợp khác nhau, đối tượng
của những BPCC cũng khác nhau mà tựu chung lại đã bao hàm hết các đối tượng có thể
đảm bảo cho người được THA khơi phục lại tình trạng ban đầu của quan hệ xã hội bị xâm
hại. Thứ tự của các BPCC THA cũng được Chấp hành viên xem xét lựa chọn để áp dụng
cho phù hợp với thực tế THA.
f, Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định
Biện pháp buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất
định là một trong các BPCC THA dân sự được áp dụng trong trườnghợp người phải THA
phải thực hiện nghĩa vụ buộc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ nhất định theo bản
án, quyết định. Biện pháp buộc người phải THA thực hiện hoặc không thực hiện công việc

nhất định được quy định từ các Điều 118 đến Điều 121 Luật THADS sửa đổi, bổ sung
2014:
- Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định: Trường hợp thi
hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản án, quyết định mà người phải thi
hành án khơng thực hiện thì Chấp hành viên quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành
án.
Hết thời hạn đã ấn định mà người phải thi hành án khơng thực hiện nghĩa vụ thi hành
án thì Chấp hành viên xử lý như sau:
• Trường hợp cơng việc đó có thể giao cho người khác thực hiện thay thì Chấp hành
viên giao cho người có điều kiện thực hiện; chi phí thực hiện do người phải thi hành án
chịu.
• Trường hợp cơng việc đó phải do chính người phải thi hành án thực hiện thì Chấp
hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp
hành án.


- Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ không được thực hiện công việc nhấtđịnh:Người phải
thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định
khơng được thực hiện thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người đó, trong
trường hợp cần thiết có thể u cầu họ khơi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó
vẫn khơng chấm dứt công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì
Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không
chấp hành án.
- Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản
án, quyết định: Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người
được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành
niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa
phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi
hành án.

Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên
không giao người chưa thành niên cho người được giao ni dưỡng thì Chấp hành viên ra
quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền
để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng.
Hết thời hạn đã ấn định mà người đó khơng thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành
cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội khơng chấp hành án.
- Trường hợp cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc: Trường hợp
người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo bản án, quyết định
thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử dụng lao động là cá nhân hoặc
người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể
từ ngày ra quyết định phạt tiền để người sử dụng lao động thực hiện việc nhận người lao
động trở lại làm việc. Hết thời hạn đã ấn định mà người sử dụng lao động khơng thực hiện
thì Chấp hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội khơng chấp hành án.
Theo đó, đối tượng của biện pháp này là công việc nhất định phải thực hiện theo bản
án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không được
thực hiện, giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết
định, buộc nhận người lao động trở lại làm việc. Biện pháp kết thúc khi công việc được
thực hiện.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN TẠI CỤC THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TỈNH KON TUM.
3.1. THỰC TẾ CÔNG TÁC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ THỰC TẬP


3.1.1. Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện công tác cưỡng chế thi hành
án nhân sự tại cơ quan , đơn vị thực tập

Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm phía Bắc Tây nguyên giáp biên giới Lào, Cam Pu
Chia vốn là vùng“đất rộng người thưa” với diện tích tự nhiên trải dài lên tới 9.614km2, có
địa hình hiểm trở, đồi núi chập chùng, đường xá đi lại cịn nhiều khó khăn, kinh tế phát
triển cịn chậm so với các tỉnh khác trong cả nước. Dân số chỉ có hơn 460.000 người, 75%
là đồng bào dân tộc thiểu số rải rác trong các buôn làng; hàng năm các vụ việc án dân sự
phát sinh không nhiều. Do vậy, đối với cán bộ Tư pháp và THA ở đây mỗi lần đi công tác
về các xã vùng sâu vùng xa là một lần vất vả, nhọc nhằn vì phải bang đèo, lội suối hàng
chục cây số mới vào được tận nơi và phải ở lại từ 5 đến 7 ngày mới giải quyết xong vụ việc.
Theo thống kê của ngành THADS thì Kon Tum là một trong 10 tỉnh có lượng án dân sự thụ
lý hàng năm thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây số lượng án thụ lý hàng năm tăng
đột biến với số tiền phải thi hành án lớn, nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp đã gây khơng ít
khó khăn cho cơng tác thi hành án tại địa bàn tỉnh Kon Tum. Mặc dù vậy, các cơ quan
THADS tại tỉnh Kon Tum đã luôn cố gắng, tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn. Vì
vậy, kết quả THADS tại tỉnh Kon Tum qua các năm luôn đạt kết quả cao; việc tổ chức xác
minh phân loại án được thực hiện kịp thời theo đúng quy định của pháp luật về THADS.
- Khó khăn: một số án tồn từ năm trước chuyển sang còn cao. Nguyên nhân do luật
quy định chưa rõ ràng và còn chồng chéo; người phải thi hành án khơng có điều kiện thi
hành, khơng có tài sản, sống phụ thuộc vào gia đình, đang phải chấp hành hình phạt tù
giam. Một số đối tượng phải THA chây ỳ chống đối việc thi hành án, tìm mọi cách để trốn
tránh nghĩa vụ thi hành.
Cùng với đó là trong một số vụ, việc chưa đủ điều kiện xét miễn giảm nghĩa vụ
THAtheo quy định của pháp luật. Việc xử lý tài sản để THA chủ yếu là bất động sản, như
nhà ở, quyền sử dụng đất, cơng trình dự án... rất khó bán, giảm giá nhiều lần nhưng vẫn
khơng có người mua. Trong các vụ việc loại này, cơ quan THA gặp nhiều khó khăn do thủ
tục kê biên, thẩm định giá tài sản mất nhiều thời gian, người dân có tâm lý e ngại khi mua
tài sản liên quan đến thi hành án.
Thuận lợi: có nhiều đổi mới trong quản lý và điều hành, như: Tổ chức các đợt cao
điểm thi hành án; tăng cường kiểm tra và tự kiểm tra, rà sốt phân loại án; nhanh chóng
triển khai các kết luận chỉ đạo của Tổng cục THADS... thực hiện tốt việc luân chuyển công
chức hợp lý; hỗ trợ giải quyết án tồn đọng nhanh góp phần hồn thành kế hoạch của ngành.

3.1.2. Thực tế thực hiện công tác cưỡng chế THADS tại cục THADS tỉnh Kon Tum
Việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu
lực pháp luật mà được thi hành ngay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội, giúp củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật và chủ trương,
chính sách của Nhà nước. Cơ quan THADS tỉnh Kon Tum cùng các cán bộ công chức trong
ngành cũng nỗ lực phấn đấu nâng cao kết quả công tác THADS. Nhờ sự cố gắng đó mà
nhiều bản án thi hành dứt điểm đảm bảo quyền và lợi ích cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Trong suốt quá trình thực tập, để phục vụ cho việc hoàn thành báo cáo, em đã thường
xuyên nghiên cứu tài liệu như: Pháp lệnh thi hành án dân sự, Luật THADS 2014, các hồ sơ


thi hành án dân sự, các bảng thống kê báo cáo, tạp chí, tin thi hành án.. .Bên cạnh đó, do
tính chất cơng việc phức tạp, em thường xun được các cán bộ chấp hành viên đưa đi cơ
sở, xuống địa bàn, kiểm tra đôn đốc thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, kê biên
đấu giá tài sản. Việc đi thực tế đã giúp em hiểu hơn về thực tế cơng việc. Sau đây là khái
qt tồn bộ quy trình thực hiện cơng việc cưỡng chế THA về những thông tin và công việc
em đã thu thập được trong quá trình thực tập:
- Thời hạn tự nguyện thi hành án:
+ Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận
được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người
phải THAcó hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc THA
thi Chấp hành viên áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật THADS
2014 này.
- Cưỡng chế thi hành án:
+ Hết thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA có điều kiện thi hành án mà
khơng tự nguyện thi hành án thì Chấp hành viên xin ý kiến của Thủ trưởng Thi Hành Án để
ra các biện pháp cưỡng chế như:
• Khấu trừ tài sản, khấu trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá.
• Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
• Tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả khi tài sản đó

đang do người khác nắm giữ.
• Buộc phải giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc vật, tài sản.
+ Trường hợp qua xác minh thấy đương sự khơng có đủ điều kiện thi hành án thì:
• Nếu quyết định thi hành án do có đơn u cầu thì Trưởng THADS có thể ra quyết
định trả lại đơn.
• Nếu cơ quan THA chủ động ra quyết định thì có thể tiếp tục theo dõi thêm.
Khi phát hiện người phải thi hành án chuyển đổi nơi cư trú hay đi làm ăn tại dịa
phương khác thì Trưởng THA sẽ ra quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi đương
sự chuyển đến.
Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày
hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt
khác do Chính phủ quy định.
- Trong quá trình thi hành án, Thủ trưởng cơ quan THADS sẽ ra quyết định hoãn thi
hành án trong những trường hợp sau:
+ Người phải THA bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị
mất hặc bị hạn chế NLHVDStheo quy định của Tòa án;
+ Chưa xác định được địa chỉ của người phải THA hoặc vì lý do chính đáng khác mà
người phải THA khơng thể tự mình thực hiên nghĩa vụ theo bán án, quyết định;
+ Đương sự đồng ý hoãn THA; việc đồng ý hoãn THA phải lập thành văn bản ghi rõ
thời hạn hỗn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hỗn THA thì người phải THA
khơng phải chịu lãi suất chậm THA, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;


+ Tài sản để THA đã được tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và
Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm
giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
+ Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết
định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này.
+ Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật

này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
+ Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành
án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.
a, Thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
- Điều kiện áp dụng:
Thứ nhất, người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định được đưa
ra thi hành của Tòa án, quyết định của trọng tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải nộp phí THA.
Thứ hai, người phải THA có điều kiện THA nhưng khơng tự nguyện THA và Chấp
hành viên đã xác minh và khẳng định là người phải THA có đủ điều kiện THA.
Thứ ba, đã hết thời gian tự nguyện THA mà người THA không tự nguyện THA hoặc
chưa hết thời gian tự nguyện THA nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc
trốn tránh nghĩa vụ THA được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ
sung năm 2014. Từ những điều kiện trên, cho thấy BPCC THADS chỉ được áp dụng khi
người phải THA có nghĩa vụ phải thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và
có thái độ, hành vi khơng tự nguyện thi hành mặc dù có điều kiện THA. Có điều kiện THA
được hiểu là trường hợp người phải THA có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài
sản; Tự mình hoặc thơng qua người khác thực hiện nghĩa vụ THA (khoản 6 Điều 3 Luật
THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Tuy nhiên, Chấp hành viên cần chú ý về việc áp dụng thời hạn tự nguyện THA là 10
ngày kể từ ngày nhận quyết định, thông báo hợp lệ được quy định tại Điều 39, 40, 41, 42 và
Điều 45 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
- Nguyên tắc áp dụng:
Xuất phát từ đặc trưng của THADS là việc tổ chức thi hành bản án, phần quyết định
của Tòa án về tài sản hoặc một công việc nhất định, quyết định của trọng tài, quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải nộp phí THA nên đối
tượng của cưỡng chế THADS là tài sản hoặc một công việc nhất định. Điều này hoàn toàn
khác biệt so với đặc trưng của THA hình sự là nhằm hạn chế hoặc tước đoạt quyền và lợi
ích của người bị kết án.Chính vì vậy cưỡng chế THA hình sự mang tính cứng rắn và tuyệt
đối cịn THADS mang tính mềm dẻo hơn.Điều này thể hiện ở các nguyên tắc áp dụng các

biện pháp cưỡng chế (BPCC) THADS. Khi áp dụng BPCC THADS thì cần phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ người có thẩm quyền THA mới có quyền áp dụng BPCC THADS và chỉ
được áp dụng một trong các BPCC trong Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.


Theo pháp luật hiện hành thì chỉ có cơ quan THA và văn phòng thừa phát lại mới được Nhà
nước trao cho quyền tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ
quan có thẩm quyền và chỉ người có thẩm quyền THA mới có quyền quyết định BPCC.
Ngồi ra các chủ thể khác, bằng sức mạnh của mình, bắt buộc người khác phải THA đều
trái pháp luật.Để tránh sự lạm quyền của các chủ thể trong việc cưỡng chế THADS, pháp
luật đã quy định cụ thể các BPCC mà Chấp hành viên có quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp
dụng.
Thứ hai, chỉ áp dụng các BPCC THADS khi hết thời gian tự nguyện thi hành trừ
trường hợp áp dụng cưỡng chế ngay. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật
THADS 2008sửa đổi, bổ sung năm 2014, người phải THA có điều kiện THA mà khơng tự
nguyện THA thì bị cưỡng chế. Tuy nhiên để đảm bảo công tác THA thật sự hiệu quả, với
mục đích ngăn chặn những hành vi tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ
THA của đương sự trong thời gian tự nguyện THA thì Chấp hành viên vẫn được áp dụng
biện pháp bảo đảm, BPCC THA được quy định tại chương IV Luật THADS 2008 sửa đổi,
bổ sung năm 2014.
Thứ ba, không được cưỡng chế THA trong thời gian mà pháp luật quy định không
được cưỡng chế THA. Pháp luật quy định không tổ chức cưỡng chế THA trong thời gian từ
22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật
và các trường hợp đặc biệt như 15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống
của các đối tượng chính sách (khoản 2 Điều 46 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm
2014 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP). Quy định này xuất phát từ mục đích
nhân đạo đối với người phải THA
Thứ tư, Chấp hành viên có thể áp dụng một hoặc nhiều BPCC THADS.Việc áp dụng
BPCC phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải THA và chi phí hợp lý về THA.Trường

hợp người phải THA chỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải
THA mà tài sản đó khơng thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị
của tài sản thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng
chế để THA (khoản 1 Điều 13 nghị định 62/2015/NĐ-CP).
Không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định (Điều 87 Luật THADS
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014). Tài sản không được kê biên gồm:
- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phịng,
an ninh, lợi ích cơng cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
- Trường hợp tài sản của người phải THA là cá nhân:
• Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải THA và gia đình trong
thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
• Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải THA và gia đình;
• Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
• Đồ dùng thờ cúng thơng thường theo tập qn ở địa phương;
• Cơng cụ lao động cần thiết, có giá trị khơng lớn được dùng làm phương tiện sinh
sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải THA và gia đình;
• Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải THA và gia đình.


×