Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

Hỗ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi mầm non trên địa bàn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.79 KB, 75 trang )

-1-

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Ngoại trừ
những nội dung đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này
khơng bao gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một cơng trình nào đã
được cơng bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 7 năm 2020
Tác giả luận văn

NGÔ THỊ THƯƠNG


TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ tử kỷ ở Việt Nam đang có xu hướng gia
tăng rõ rệt, điều này trở thành vấn đề quan trọng và được sự quan tâm lớn của cộng
đồng. Trong các yếu tố khiếm khuyết của trẻ tự kỷ như hành vi, cảm xúc,... thì ngơn
ngữ đóng vai trị thiết yếu, là phương tiện ảnh hưởng cơ bản, dễ nhận biết trong q
trình phát triển của trẻ.
Với việc nghiên cứu, phân tích và sử dụng bảng khảo sát để tìm hiểu các biện
pháp hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi mầm non đang áp dụng,
luận văn đánh giá được hiện trạng hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ. Cụ thể là
khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và sản sinh ngôn ngữ. Đồng thời, cũng xác định được
những tiềm năng, cơ hội hòa nhập cho trẻ tự kỷ và từ đó, đề xuất những kiến nghị,
giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn trong q trình hỗ trợ phát triển ngơn
ngữ cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi mầm non.
Do hạn chế về thời gian và khơng gian khảo sát điều tra vì ảnh hưởng của đại
dịch COVID - 19, nghiên cứu chưa được tiến hành trên diện rộng như đã dự kiến, mà
chỉ chuyên sâu vào trường hợp cụ thể trên địa bàn quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.
Đó là Trung tâm Can thiệp sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập EDUNOW. Tóm tắt kết
quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay, tại Trung tâm có 07 trẻ tự kỷ trong độ tuổi mầm


non đang theo học và trị liệu, với mức độ ngôn ngữ đạt từ 1 đến 4.
ABSTRACT
In recent years, the number of children with autism in Viet Nam has been
increasing significantly, which has become an important issue and been concerned in
the community. Among defective factors of children with autism such as behavior,
emotions,.language plays a vital role for the development of autistic children. It has
the most basic influence on the development process of children and is also easy to
be identied..
With the use of in-depth analysis, and survey questionnaire to find out
measures to support language development for autistic children at nursery school


-3-

age currently employed, this graduation paper evaluated the present status of the
support for autistic children's language development. At the same time, it also
identifies potentials and opportunities to integration for children with autism, then,
propose solutions to overcome difficulties in the process of supporting autistic
children's language development at nursery school age.
Due to the limited time and space for surveying, especially the impact of the
COVID-19pandemic, this study was conducted at Center for Early Intervention and
Support for Integrated Education EDUNOW as case study. The results show that,
currently, at the Center, there are 07 autistic children at nursery school age who are
attending and receiving therapy, with the language level reaching from 1 to 4.


MỤC LỤC
••

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

TĨM TẮT ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3
7. Đóng góp của đề tài ....................................................................................4
8. Cơ cấu của đề tài.........................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ
CỦA TRẺ TỰ KỶ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON................................................6
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ...................6
1.1.1. Khái niệm về phát triển ........................................................................6
1.1.2. Khái niệm về năng lực...........................................................................6
1.1.3. Khái niệm về ngôn ngữ ........................................................................7
1.1.4. Bản chất của ngôn ngữ .........................................................................8
1.1.5. Chức năng xã hội của ngôn ngữ ..........................................................9
1.2. TRẺ TỰ KỶ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON .............................................10
1.2.1. Tự kỷ ..................................................................................................10
1.2.2. Trẻ tự kỷ .............................................................................................11
1.2.3. Nguyên nhân tự kỷ .............................................................................12



--


2.2.4. Thực trạng hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ tại nhà
dành cho phụ huynh ...............................................................................................39
2.2.4.1. Kỹ năng xác định mục tiêu cho TTKMN ....................................39
2.2.4.2. Kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho TTKMN .................................39
2.2.4.3. Một số số khăn đối với phụ huynh..............................................39
Tiểu kết chương 2....................................................................................................40
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MƠ HÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................42
3.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MƠ HÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGÔN
NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ.........................................................................................42
3.1.1. Đối với phụ huynh có trẻ tự kỷ..........................................................42
3.1.2. Đối với Trung tâm Can thiệp sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập
EDUNOW ..............................................................................................................45
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGÔN
NGỮ CỦA TRẺ TỰ KỶ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LIÊN CHIỂU TP. ĐÀ NẴNG .................................................................................49
3.2.1. Đối với sở giáo dục - đào tạo.............................................................49
3.2.2. Đối với sở y tế ....................................................................................49
3.2.3. Đối với ngành văn hóa thơng tin .......................................................49
3.2.4. Đối với trung tâm, cơ sở giáo dục ......................................................49
Tiểu kết chương 3....................................................................................................50
KẾT LUẬN ............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................54
PHỤ LỤC................................................................................................................ 57


-7-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt

Corona virus disease

Bệnh vi-rút Corona

1

COVID

2

CSGD

3

ESDM

Early Start Denver Model

Mơ hình can thiệp sớm

4

MMR


Mumps, Measles, Rubella

Quai bị, Sởi, Rubella

5

RLPTK

6

TEACCH

Chăm sóc giáo dục

Rối loạn phổ tự kỷ
Treatment and Education of

Điều trị và giáo dục dành cho

Autistic and Communication

trẻ em tự kỷ và khuyết tật

related handicapped CHildren

liên quan đến giao tiếp

7

TP


Thành phố

8

TTK

Trẻ tự kỷ

9

TTKMN

Trẻ tự kỷ mầm non


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

*? X
rpA 1• ->
Tên biểu đồ

biểu đồ

Trang

2.1

Trường hợp TTK 1


24

2.2
2.3

Trường hợp TTK 2

25

Trường hợp TTK 3

25

2.4

Trường hợp TTK 4

2.5

Trường hợp TTK 5

26
27

2.6

Trường hợp TTK 6 và 7

28





-1-


-24.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
- Nghiên cứu thực trạng và đưa ra các mơ hình hỗ trợ phát triển nhằm cải
thiện khả năng ngôn ngữ cho TTKMN trên địa bàn quận Liên Chiểu, tp. Đà Nẵng.
- Phạm vi khảo sát và địa bàn thực nghiệm:
- Đề tài khảo sát 16 đối tượng gồm giáo viên và phụ huynh có TTKMN đang
được trị liệu và giáo dục tại Trung tâm Can thiệp sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập
EDUNOW trên địa bàn quận Liên Chiểu, tp. Đà Nẵng.

5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về phát triển năng lực ngôn ngữ của TTKMN ở Trung tâm Can
thiệp sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập EDUNOW là gì?
- Thực trạng hỗ trợ phát triển năng lực ngôn ngữ cho TTKMN từ phụ huynh,
từ Trung tâm Can thiệp sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập EDUNOW ra sao?
- Những đề xuất và mơ hình nào sẽ hỗ trợ phát triển khả năng ngôn ngữ cho
TTKMN trong tương lai?

6. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu, thu thập, xử lý và khái qt hố thơng tin của một số nghiên
cứu trong và ngoài nước thuộc các vấn đề liên quan đến đề tài của tác giả. Từ đó, làm
sáng tỏ thuật ngữ có trong đề tài.

- Phương pháp quan sát
- Quan sát biểu hiện ngôn ngữ và cách sử dụng ngơn ngữ của TTK nhằm
hiểu rõ về đặc tính và thói quen của TTKMN. Từ đó làm tiền đề để hình thành các
câu hỏi chuẩn xác, cụ thể và phù hợp với đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng khảo sát
- Xây dựng phiếu câu hỏi cho giáo viên phụ trách chun mơn và phụ huynh
có TTKMN đang học tập và trị liệu tại Trung tâm để thu thập thơng tin, một số mơ
hình và chương trình đang được áp dụng cho trẻ.
- Phương pháp phỏng vấn


-3- Phương pháp phỏng vấn trên đối tượng là giáo viên và phụ huynh, nhằm hỗ
trợ trong quá trình thực hiện phương pháp điều tra bảng khảo sát để tránh sai sót và
thơng tin sai lệch.
- Phương pháp thống kê
- Sử dụng phương pháp thống kê nhằm mục đích phân tích thống kê và xử lý
các số liệu dựa theo kết quả nghiên cứu của bảng khảo sát.

7. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hỗ trợ phát
triển năng lực ngôn ngữ của TTKMN và nghiên cứu, phân tích các đặc điểm đặc
trưng, thực trạng nhằm hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của trẻ tại Trung tâm Can thiệp
sớm và Hỗ trợ giáo dục hòa nhập EDUNOW ở quận Liên Chiểu, tp. Đà Nẵng. Ngoài
ra, Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cho những cơng trình nghiên cứu tiếp
theo liên quan đến TTKMN.
- Về mặt thực tiễn: Nhận diện được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc
sử dụng các biện pháp và chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ ngôn ngữ cho TTKMN
đang được trị liệu và giáo dục tại Trung tâm. Từ đó, đề xuất một số mơ hình và hàm
ý chính sách có tính khả thi đối với cơ quan, ban ngành, các tổ chức trong và ngoài
nước.


8. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ phát
triển năng lực ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ trong độ tuổi mầm non.
Trong chương này sẽ trình bày về các khái niệm phát triển, ngơn ngữ, các yếu
tố, đặc điểm về phát triển ngôn ngữ; khái niệm về tự kỷ và các đặc điểm liên quan
đến tự kỷ ở trẻ. Đồng thời, cũng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
ngôn ngữ của TTKMN.


-4Chương 2: Khảo sát thực trạng năng lực ngôn ngữ của trẻ tự kỷ trong độ
tuổi mầm non trên địa bàn quận Liên Chiểu tp. Đà Nẵng.
Chương này nêu rõ quy trình nghiên cứu đề tài, hệ thống các phương pháp lý
luận và thực tiễn, bao gồm: Phương pháp điều tra bảng khảo sát, phương pháp quan
sát, phương pháp thống kê để đưa ra kết quả khảo sát về thực trạng năng lực ngôn
ngữ của TTK.
Chương 3: Đề xuất một số mơ hình hỗ trợ phát triển khả năng ngơn ngữ
cho trẻ tự kỷ và một số khuyến nghị.
Chương này đưa ra mơ hình, biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngơn ngữ cho
TTKMN đối với hai đối tượng chính là giáo viên ở trung tâm và phụ huynh có trẻ
đang theo học, trị liệu tại trung tâm. Bên cạnh đó, đưa ra khuyến nghị nhằm phát
triển năng lực ngơn ngữ cho TTKMN.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƠN NGỮ
••


CỦA TRẺ TỰ KỶ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON
••

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1.1.1. Khái niệm về phát triển
“Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến thức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật”
[30]. Phát triển cũng thể hiện q trình vận động khơng ngừng nghỉ để tạo và đạt
được giá trị mới có thể thay thế hoặc nâng cấp cái cũ.
1.1.2. Khái niệm về năng lực
Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh "competentia" có nghĩa là "gặp
gỡ" [12]. Khái niệm năng lực trong tiếng Anh được đặt trong những tình huống cụ
thể, đặc điểm và hoàn cảnh khác nhau. Competence, ability, capability,... là những
thuật ngữ dùng để miêu tả năng lực. Năng lực trong tiếng Việt có thể được mơ tả bởi
nhiều từ ngữ như: Tiềm năng, khả năng,.
Ngày nay, năng lực được hiểu theo nhiều định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào
góc độ, bình diện.
Trên bình diện Tâm lý học, năng lực thuộc về tính chất, bản tính xuất phát từ
bên trong của cá thể. Năng lực này giúp cá thể xoay chuyển để ứng biến phù hợp hơn
với các hoạt động, lối sống diễn ra thường ngày, nhằm mang lại đúng mục đích và
kết quả có lợi.
Theo Vũ Dũng “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý
cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một
dạng hoạt động nhất định” [4, tr.499]. Trong khi đó, Nguyễn Quang Uẩn và Trần
Trọng Thủy cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết


quả tốt. Năng lực khơng phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà là tổ hợp
các thuộc tính tâm lý của cá nhân” [15].

Nhìn từ bình diện Xã hội học, năng lực là khả năng kết hợp các kỹ năng thiết
yếu như kiến thức, kỹ năng, các giá trị phản ánh trong thói quen và suy nghĩ của cá
thể, để từ đó làm thỏa mãn, hồn thành cơng việc hay những hoạt động có mục đích
đã được hướng tới.
Rycher quan niệm: “Năng lực làm việc là khả năng đáp ứng các các yêu cầu
hoặc tiến hành thành công một công việc. Năng lực này bao gồm cả khía cạnh nhận
thức và phi nhận thức” [26].
Nhìn chung, khái niệm năng lực được tiếp cận theo cả hai khía cạnh: Ảnh
hưởng của năng lực từ bên trong cá thể và khả năng áp dụng các kỹ năng và kiến
thức trong hoạt động và công việc thường ngày. Như vậy, có thể nhận định rằng,
năng lực là một khả năng mang nhiều khía cạnh, đa dạng đặc điểm và hồn cảnh.
1.1.3. Khái niệm về ngơn ngữ
Ngơn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người sử dụng làm phương tiện
để liên lạc và giao tiếp với nhau. Có thể nói, ngơn ngữ là yếu tố cơ bản quyết định sự
ra đời, tồn tại và phát triển của con người trong xã hội. Xuất phát từ góc độ nghiên
cứu và cách hiểu đã hình thành nên nhiều định nghĩa khác nhau về ngôn ngữ.
Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp, là công cụ để tư duy mà theo
Humboldt (1767-1835) ngôn ngữ được xem là “Linh hồn của dân tộc” [11]. Lịch sử
đấu tranh và phát triển của mỗi dân tộc đều được phản ánh qua ngôn ngữ. Điều này
đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kh ng định: "Ngôn ngữ là một trong những
nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên các nền tảng về giá trị, bản sắc,
tinh hoa của nền văn hóa dân tộc ” [5, tr.8].
“Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” [7, tr.17].
Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa. Ngôn ngữ
cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của
truyền thống văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bên cạnh đó, ngơn ngữ
là một hiện tượng xã hội, tồn tại song song với xã hội loài người. Con người xã hội
tư duy, trao đổi ý nghĩ tình cảm, tư tưởng, kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh qua



ngơn ngữ. Ngơn ngữ phục vụ tồn thể xã hội và có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động
của xã hội.
Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, cho rằng:
“Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con
người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và
nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và
nguyện vọng đó” [8, tr.311].
Theo Đại Từ điển tiếng Việt, “Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh, các từ
ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng
đồng” [19, tr.1126].
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã được dẫn ở trên đều cho rằng ngôn ngữ là
phương tiện, công cụ tư duy, ngôn ngữ dùng để giao tiếp với nhau và trao đổi nhận
thức trong xã hội. Nhờ đó, mối quan hệ giữa người với người trở nên gắn bó hơn.
Trong quá trình truyền đạt và biểu đạt thơng tin, ngơn ngữ giúp con người điều chỉnh
hành động, tư duy và giúp phát triển não bộ.
Đối với trẻ em, ngôn ngữ không chỉ là công cụ cần thiết để trẻ bày tỏ suy nghĩ
mà còn là cầu nối giữa trẻ và thế giới xung quanh. Bởi vì, trẻ em có nhu cầu rất lớn
trong việc nhận thức với thế giới mới lạ xung quanh và hịa nhập vào xã hội lồi
người.
1.1.4.

Bản chất của ngôn ngữ

Đầu tiên, “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt” [1, tr.7]. Ngôn ngữ
chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu trong quá trình sống, tồn tại và phát
triển của con người. Nếu thiếu xã hội lồi người, ngơn ngữ khơng thể phát sinh. Có
thể nói, ngơn ngữ được coi là chất keo dính, kết nối các vị thế và vai trị có chủ định,
nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng một cách chặt chẽ, mà thiết chế này được
biểu hiện dưới dạng nghe, nói và hiểu, được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tục
ngay từ thuở thơ ấu. Bởi, nếu khơng có sự tiếp thu và luyện tập, con người khơng thể

sử dụng ngơn ngữ. Ví dụ, những đứa trẻ có ba mẹ là người Việt Nam, nhưng chúng
được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Canada. Để trẻ có thể nói


được tiếng mẹ đẻ thì ba mẹ cần phải có phương pháp để dạy trẻ. Nếu khơng có sự tác
động của ba mẹ, trẻ không thể sử dụng tiếng Việt, mặc dù ba mẹ trẻ là người Việt
Nam.
“Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên ” [3, tr.4]. Mưa, bão, động đất,
sóng thần,... là các hiện tượng tự nhiên, tự nảy sinh, tự tồn tại và phát triển, không
phụ thuộc vào con người. Trái lại, ngôn ngữ là do con người quy ước, hoàn toàn phụ
thuộc vào ý thức của con người. Ngơn ngữ ln mang tính kế thừa và phát triển, cái
cũ khơng mất đi mà vẫn cịn in dấu tích trong cái mới.
Ngơn ngữ khơng mang tính cá nhân [3]. Ngôn ngữ là sản phẩm chung của
một dân tộc nên có tính chất chung. Mọi người trong cộng đồng cần phải tuân theo
và sử dụng ngôn ngữ chung mới có thể giao tiếp và hiểu ý nhau được. Ngôn ngữ
không của riêng ai mà là của từng cộng đồng. Vì thế, ngơn ngữ mang bản sắc và
phong cách của từng cộng đồng, từng dân tộc khác nhau. Mỗi cá nhân đều có phong
cách ngơn ngữ và sáng tạo riêng nhưng phải dựa trên cơ sở tuân thủ chung, cá nhân
khơng thể tự mình thay đổi ngơn ngữ lâu đời, giàu bản sắc của xã hội. Ví dụ như, nhà
văn Nam Cao trong truyện Chí Phèo mang phong cách viết riêng biệt, nhưng phải
tuân thủ ngôn ngữ chung của cộng đồng.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người [7]. Giao
tiếp là hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục
đích nhất định. Chúng ta khơng thể phủ định rằng, ngồi ngơn ngữ ra thì cịn có rất
nhiều phương tiện khác để giao tiếp, ví dụ như: Sử dụng biểu cảm, sử dụng ngơn ngữ
hình thể. Tuy nhiên, không phải khi sử dụng phương thức nào biểu cảm, ngơn ngữ
hình thể cũng có một nghĩa giống nhau. Ví dụ trong văn hóa của người Ấn Độ, lắc
đầu có nghĩa là đồng ý, nhưng trái ngược hồn tồn với Việt Nam, lắc đầu nghĩa là
không đồng ý. Do đó, phương tiện giao tiếp là quan trọng nhất của con người.
1.1.5. Chức năng xã hội của ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp của con người rất đa dạng và được diễn đạt dưới nhiều
hình thức khác nhau. Con người có thể dùng điệu bộ hay ký hiệu để hỗ trợ trong q
trình giao tiếp. Ví dụ như sử dụng kí hiệu đèn giao thơng, tiếng cịi, các biển báo, cái


vẫy tay,...Tuy nhiên, giao tiếp bằng các phương tiện này bị hạn chế về nội dung và
ngữ cảnh áp dụng. Do đó, ngơn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện giao
tiếp thường xuyên.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của xã hội, con người đã thiết lập rất
nhiều các hệ thống tín hiệu ngơn ngữ khác nhau có chọn lọc để phù hợp với từng tộc
người. Bốn chức năng trong giao tiếp này diễn ra giữa hai người trở lên và có vai trị
quan trọng trong tổ chức và phát triển xã hội [2].
- Chức năng thông tin: Bằng việc trao đổi ngơn ngữ, con người có thể trao đổi
những thông tin nhằm thông báo hiện thực được đề cập đến trong giao tiếp.
- Chức năng tạo lập các quan hệ: Con người không bị giới hạn chỉ ở nội dung
thơng báo mà cuộc giao tiếp cịn được mở rộng và tiếp diễn nhằm tạo mối quan hệ
giữa các bên tham gia giao tiếp.
- Chức năng giải trí: Giao tiếp, chia sẻ là một trong những cách hiệu quả mà
khơng tốn kém về kinh tế, tài chính. Trong trường hợp ngơn ngữ mang tính chất vui
đùa, là một hình thức để giải trí, giải tỏa căng th ng và mệt nhọc.
- Chức năng tự biểu hiện: Qua cách giao tiếp đặc biệt của từng cá nhân, con
người sẽ tự biểu lộ mình thơng qua những tình cảm, sở thích, khuynh hướng hay
trạng trái vui buồn.

1.2. TRẺ TỰ KỶ TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON
1.2.1. Tự kỷ
Tự kỷ hay còn gọi là phổ tự kỷ, hội chứng tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ. Tự kỷ
không phải là một căn bệnh mà là chứng rối loạn phát triển lan tỏa, là một khuyết tật
rối loạn suốt đời. Độ bao phủ của tự kỷ rất đa dạng về cả triệu chứng và trải dài từ
mức độ nhẹ đến nặng khác nhau [27], [20].

Theo khái niệm của Liên Hiệp Quốc, tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển
suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời [28]. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất k cá
nhân nào khơng phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Biểu hiện
của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp.


Andre Guilain và Rene Psy: Tự kỷ là sự rối loạn của q trình phát triển, các
dấu hiệu chuẩn đốn của nó thể hiện sự bất thường trong các lĩnh vực giao tiếp có
chủ định trong hoạt động biểu tượng và trong lĩnh vực vận động [10, tr.24].
Còn, theo Võ Nguyễn Tinh Vân: Tự kỷ nằm trong nhóm các rối loạn phát
triển lan tỏa (PDD: Pervasive Developmental Disorders), là một nhóm hội chứng
được đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan tỏa trong những lĩnh vực phát triển như:
Tương tác xã hội, giao tiếp, sự hiện diện của những hành vi và các ham thích rập
khn [17].
1.2.2.

Trẻ tự kỷ

Tự kỷ có mầm mống xuất phát ngay từ trong độ tuổi nhũ nhi cho đến 36 tháng
tuổi. Thông thường, TTK thường có những biểu hiện, hành vi khác thường như tự cô
lập bản thân với thế giới xung quanh, kết hợp những hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Trước đây, khi thơng tin cịn hạn chế, tự kỷ đã được các nhà chun mơn xếp
vào nhóm bệnh tâm thần phân liệt trẻ em (Childhood Schizophrenia). TTK vào thời
điểm này thường được đưa vào các trung tâm và điều trị bằng thuốc tâm thần. Tuy
nhiên, sau khi được nhận định lại một vài đặc điểm khác nhau để chứng minh tự kỷ
khơng thuộc nhóm bệnh và khơng mắc các triệu chứng như: Tính hoang tưởng (có
lịng tin sai lạc, trái với thực tế), ảo giác (nghe hay thấy những tiếng nói, âm thanh
khơng có thật, khơng tồn tại) thì tự kỷ được xếp vào hội chứng mãn đời.

Có rất nhiều nghiên cứu về sinh học, tâm lý, _ đưa ra các quan điểm và khái
niệm về TTK. Trong đó:
Kanner [33] đã đưa ra định nghĩa TTK là những trẻ khơng tạo lập mối quan
hệ với con người, thường có thái độ bàng quan, thờ ơ với mọi người xung quanh, có
biểu hiện chậm nói, chủ yếu giao tiếp qua các cử chỉ đơi khi có vẻ k dị, cùng với các
hoạt động vui chơi đơn giản, mang tính lặp đi lặp lại.
Rutter [18] đã đưa ra 4 đặc trưng chủ yếu của TTK:
- Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xã hội.
- Rối loạn ngôn ngữ: Từ mức độ khơng có lời đến lời nói lập dị.


- Hành vi, hành động dị thường: Từ mức độ chơi hạn chế, cứng nhắc cho đến
khuôn mẫu hành vi phức tạp mang tính nghi thức và thúc ép.
- Khởi phát sớm trước 30 tháng.
Qua quá trình nghiên cứu và quan sát về TTK, có rất nhiều quan điểm, khía
cạnh và góc nhìn khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên những khái niệm cùng bổ sung
để đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về TTK. Vậy, TTK là một rối loạn thuộc nhóm các
rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất
hiện sớm trong thời thơ ấu, thông thường, xuất hiện dấu hiệu nhận biết trước 3 tuổi.
Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các
rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với môi
trường xung quanh.
Hầu như TTK đều gặp vấn đề trong nhận thức, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng
trên từng cá thể sẽ khác nhau. Một số trẻ mắc chứng tự kỷ có khuyết tật về học tập,
về tâm thần kinh, trong khi nhiều trẻ khác có khuyết tật về các kỹ năng giao tiếp xã
hội.
1.2.3.

Nguyên nhân tự kỷ


Hiện nay, nguyên nhân cụ thể của tự kỷ chưa được xác định rõ ràng. Tuy
nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy TTK là do yếu tố di truyền, môi trường hoặc có
thể là sự kết hợp giữa gen và mơi trường.
a. Yếu tố di truyền
Để kiểm tra ảnh hưởng của di truyền và nuôi dưỡng đến chất lượng con người
nhất định, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều trường hợp về cặp song sinh. Nhằm
đánh giá chính xác, các nghiên cứu tập trung vào hai loại sinh đơi, đó là sinh đôi
cùng trứng và sinh đôi khác trứng.
Cuộc nghiên cứu về trẻ sinh đôi đầu tiên được thực hiện năm 1977, trên 11
cặp song sinh giống hệt nhau, trong đó có một vài cặp song sinh mắc chứng tự kỷ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cặp đôi song sinh có tỉ lệ di truyền tự kỷ chiếm 36%.
Nghiên cứu này chỉ với số lượng trẻ ít, song đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên
cho thấy tự kỷ có nguồn gốc di truyền [36].


Con số này ngày càng tăng lên rõ rệt trong lần nghiên cứu mới gần đây, được
công bố trên JAMA Psychiatry, Sandin và các tác giả đã sử dụng các mơ hình để
phân tích dữ liệu dân số từ năm quốc gia. Hơn 22.156 người được chẩn đoán tự kỷ.
Khi xem xét đến yếu tố di truyền cụ thể, dẫn đến kết luận trẻ có cùng huyết thống dễ
có nguy cơ cao mắc tự kỷ lên tới 80% [34]. Cuộc nghiên cứu này được đánh giá rất
cao cho tới thời điểm hiện tại, bởi đối tượng nghiên cứu bao gồm số trẻ em trên toàn
thế giới và được theo dõi trong khoảng thời gian dài là 16 năm.
Theo thông tin từ Công nghệ Gen Vinmec về cơ chế di truyền, tự kỷ khơng
theo mơ hình di truyền kiểu Menden 1và di truyền đơn gen hoặc trội hoặc lặn [29].
Không chỉ có vậy, đột biến có thể tìm thấy ở nhiều gen chứ khơng chỉ một gen đơn
lẻ. Do đó, cơ chế bệnh sinh của tự kỷ rất phức tạp và chưa được giải thích một cách
rõ ràng.
b. Yếu tố mơi trường
Trong các cuộc nghiên cứu gần đây, môi trường được xem là một trong những
yếu tố thuộc phần ít 20% còn lại. Tuy nhiên, mặc dù nghiên cứu đáng kể, nhưng chưa

có yếu tố mơi trường nào được tìm thấy là nguyên nhân rõ ràng gây ra tự kỷ ở trẻ em.
- Các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh
Thời k mang thai là giai đoạn nhạy cảm của các bà mẹ. Trong giai đoạn này,
sức đề kháng của các bà mẹ dễ bị suy giảm, có nguy cơ cao mắc các bệnh về nhiễm
khuẩn. Trong quá trình mang thai, bị sốt phát ban, sởi,... hay mắc các bệnh về chuyển
hóa như đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén nặng mà không được điều trị phục hồi
sớm. Với các trường hợp này, nguy cơ mắc tự kỷ ở con lên tới 18.29 lần so với nhóm
chứng 2[6]. Bên cạnh đó, dùng thuốc động kinh khi mang thai cũng khiến trẻ dễ mắc
chứng tự kỷ.
Một số yếu tố môi trường trong cuộc sống tiền sản có liên quan đến TTK, sở
dĩ là do vi khuẩn hoặc virus ở người mẹ khi mang thai đã được tìm thấy làm tăng nhẹ
nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ. Điều này có thể là do sự truyền các sinh vật truyền nhiễm
1Chứng tự kỷ khơng theo mơ hình di truyền kiểu Menden, tức là di truyền đơn gen hoặc trội hoặc lặn qua đó
con nhận mỗi alen từ bố và mẹ.
2Nhóm chứng là giống nhóm bệnh về nhiều mặt, chỉ khác là khơng có bệnh.
Trong trường hợp này, 5 chứng thuộc nhóm các rối loại phát triển lan toả kiểu tự kỷ, bao gồm: Hội chứng Asperger,
tự kỷ, hội chứng Rett, hội chứng thoái triển ở trẻ em, các rối loạn phát triển không đặc hiệu khác.


có hại từ mẹ sang thai qua nhau thai hoặc do phản ứng miễn dịch của người mẹ có
thể gây bất lợi cho não bộ đang phát triển của thai nhi.
- Nguyên nhân trong và sau khi sinh
Một số tác nhân xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ vào thời k chu sinh

34

hay

giai đoạn phát triển sau này như trẻ đẻ non, thiếu cân nặng, đẻ khó, đẻ ngạt, phải mổ
đẻ,... có nguy cơ mắc tự kỷ gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường. Bởi vì, trong thời kỳ

này, trẻ mong manh, dễ bị nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt sau khi bị sốt cao co giật,
viêm màng não,.[9].
Nghiên cứu của Hisle-Gorman [22].cho thấy, các yếu tố nguy cơ gây ra tự kỷ
cao là khi trẻ được sinh nhờ phương pháp không truyền thống như sinh con trợ giúp,
thai sản biến chứng, nhiễm trùng trẻ em, sinh ngạt,. Trong đó, yếu tố mang nguy cơ
cao nhất là trẻ bị động kinh (gấp 7.5 lần).
- Nguyên nhân do độ tuổi cha mẹ
Cha mẹ ở độ tuổi lớn nhưng sinh con thì trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ cao, đặc
biệt ở nam giới. Khi nam giới già đi, số lượng tinh trùng chứa đột biến gen de novo
4

cũng tăng lên. Đột biến gen này có ảnh hưởng tối thiểu hoặc không ảnh hưởng đến

kết quả của em bé, nhưng một số đột biến có thể dẫn đến não phát triển khác nhau.
Trong một số nghiên cứu đã phát hiện ra, người cha trên 50 tuổi tại thời điểm
thụ thai có nhiều khả năng truyền đột biến gen de novo hơn và cũng dẫn đến tự kỷ ở
trẻ. Đối với nữ giới, ảnh hưởng của việc mẹ sinh con trên 35 tuổi làm tăng nguy cơ
trẻ mắc tự kỷ lên khoảng 1.5 lần [24].
c. Nguyên nhân khiếm khuyết về não bộ
Hiện nay các nhà khoa học sử dụng rất nhiều kỹ thuật thông minh để hiểu cấu
trúc và chức năng của não ch ng hạn như từ trường, tia X và hóa chất phóng xạ để
cung cấp đầy đủ về sự phức tạp của cách thức hoạt động não bộ. Một số nghiên cứu
về các phép đo siêu âm trước khi sinh đã tìm thấy bằng chứng khác nhau giữa TTK
và trẻ thông thường. Đối với TTK, não bộ được đánh giá có kích thước lớn hơn so và
3Thời kỳ chu sinh là thời kỳ gần sinh.
4Đột biến de novo có thể giải thích những dị tật di truyền mà một đứa trẻ mắc phải trong khi tiền sử gia đình
khơng ai mắc bệnh.


phát triển hơn trong 1, 2 năm đầu đời so với trẻ thông thường. Tuy nhiên, không phải

trường hợp nào cũng chính xác.
Những cuộc nghiên cứu gần đây đã sử dụng các phương tiện tối tân để tìm
kiếm những dấu hiệu bất thường trong não bộ của TTK so với trẻ thông thường,
được chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging), X quang,..., đã đưa
ra một số khác biệt như sau [38], [14, tr.25]:
“Thùy trán, nơi bắt nguồn cho sự suy luận cấp cao phồng to lên chủ yếu là
thừa chất trắng chứa mớ dây thần kinh não. Não của người tự kỷ phát triển nhanh
bất thường đến khoảng 2 tuổi và có hiện tượng viêm mãn tính, 4 tuổi TTK đã có bộ
não với kích thước của trẻ bình thường 13 tuổi, đặc biệt ở trẻ nữ.
Thể teo nhỏ. Giải mô não này kết nối hai bán cầu não trái và phải. Hoạt động
phối hợp giữa các vùng khác nhau của trẻ tự kỷ rất kém.
Hạnh nhân to hơn bình thường. Vùng não này có vái trị chộp lấy các cảm
giác sợ hãi khi đói mặt với mơi trường, cảm xúc, giao tiếp xã hội. TTK có cảm xúc
sợ hãi, lo âu rất mạnh. Nghiên cứu cho thấy hạnh nhân được kích hoạt khi trẻ nhìn
thấy mặt người như thể đang gặp mối đe dọa.
Đồi Hải Mã to hơn bình thường 10% vùng não này phụ trách về trí nhớ. TTK
dùng trí nhớ để ghi nhớ mọi tình huống sự việc (ghi nhớ máy móc) hay vì cách xử lí
tình huống bằng kinh nghiệm và suy luận”.

1.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỰ KỶ TRONG
ĐỘ TUỔI MẦM NON
1.3.1. Đặc điểm trong quá trình phát triển của trẻ tự kỷ
1.3.1.1. Các giác quan
- Thị giác:
Ánh mắt là cơng cụ truyền tải thơng điệp ngầm, đơi khi cịn quan trọng hơn cả
nói khi chúng ta nhìn nhau và tương tác. Ánh mắt yêu thương, chờ đợi, giận hờn hay
khó chịu giúp chúng ta hiểu được mong muốn của trẻ để rồi đáp ứng nhu cầu. Tuy
nhiên, đa số TTK thiếu hụt kỹ năng giao tiếp bằng mắt. Khi nhìn, quan sát người
khác, trẻ có xu hướng nhìn về phía khác, tạo cảm giác như trẻ đang chăm chú vào vật



thể trong suốt hay khơng hiện hữu mà chỉ có trẻ mới thấy được. TTK thường khơng
nhìn trực tiếp vào ánh mắt hay nhìn vào người người đối diện, trẻ có nỗi sợ nhìn
thẳng nên thơng thường sẽ nhìn xéo hoặc liếc khi trẻ muốn chú ý đến người khác.
- Xúc giác
TTK rất nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm với mọi thứ xung quanh. Trẻ có thể
liếm và ngửi người khác như một món đồ ăn, thức uống hay ánh mắt nhìn như một
món đồ chơi u thích và thân quen. Một số trẻ khác thì lại có phản ứng mạnh khi bị
người khác đụng chạm tới mình và có ai đó tỏ ý muốn gần gũi. Tức là, trẻ bị khó
chịu hay sợ hãi khi tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là người xa lạ.
- Thính giác
Nghe là một q trình vơ cùng phức tạp bởi bao gồm xử lý âm thanh. TTK
thường rất nhạy cảm với âm thanh do không thể sắp xếp được các thước đo về cường
độ, tần số, thời gian, định vị hài hịa. Với ngưỡng âm lượng trẻ bình thường có thể
nghe được từ 0-15dB5 [32], tuy nhiên đối với TTKMN, có thể nghe được âm thanh ở
mức độ 0 hoặc độ dB âm. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi phải tiếp thu một lúc
quá nhiều âm thanh mà không có sự chọn lọc. Tuy nhiên, khó chịu với âm thanh
không phải lúc nào cũng do âm lượng quá cao hay q thấp mà cịn có thể là q
nhạy cảm với tần số. Ch ng hạn, tiếng chuông điện thoại với tần số cao cũng khiến
trẻ nổi cáu. Trong khi, có trẻ khơng bị phản ứng với tiếng chng, thay vào đó là
tiếng ro ro từ máy điều hịa, máy hút bụi, máy xén cỏ,...
- Khứu giác:
Khứu giác là cơ quan đầu tiên trẻ sơ sinh sử dụng để nhận biết người mẹ.
Điều này cũng tương tự với TTK. Tuy nhiên, cũng giống các cơ quan khác, khi mùi
hương không quen thuộc lại gần và vây lấy trẻ thì trẻ sẽ bị căng th ng mà thay đổi
hành vi. Phần lớn TTK lại tỏ ra quá nhạy cảm với một số mùi hương. Do đó, khi mẹ
thay đổi mùi nước hoa hay quần áo thay đổi loại nước xả vải cũng có thể là nguyên
nhân khiến trẻ bực dọc.
- Vị giác
5dB là iếng ồn của phép đo âm thanh.



×