Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thực tiễn tại công ty TNHH MTV truyền thông sự kiện GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.11 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
••

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
••••

The University

TRƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
••••
THỰC TIỄN TẠI CƠNG TY TNHH MTV
••
TRUYỀN THƠNG SỰ KIỆN GIA LAI
••


Kon Tum, tháng 06 năm 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
••

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
••••

The University

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP



PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
••••
THỰC TIỄN TẠI CƠNG TY TNHH MTV
••
TRUYỀN THƠNG SỰ KIỆN GIA LAI
••

GVHD : CHÂU THỊ NGỌC TUYẾT
SVTH : TRƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH
LỚP : K10LK1
MSSV : 16152380107007


Kon Tum, tháng 06 năm 2020


LỜI
MỞ
ĐẦU
Ba tháng
thực
tập
ngắn
ngủi


hội
cho
em

tổng
hợp

hệ
thống
hóa
nâng
lại
cao
những
kiến
thức
chun
đã
mơn.
học,
Tuy
đồng
chỉ
thời

kết
ba
tháng
hợp
với
thực
thực
tập,
tế

để
nhưng
thu
rất
qua
nhiều
q
trình
kiến
thức
thực
thực
tập,
tế.
em
Từ
đã
đó
được
em
mở
nhận
rộng
thấy,
tầm
nhìn
việc

cọ
tiếp

sát
tảng
tế


thuyết
vơthực
cùng
được
quan
học
trọng

trường

vững
giúp
chắc
sinh
hơn.
viên
Trong
xây
dựng
q
trình
nền
phải
tập,
rất

nhiều
từ
chỗ
khó
cịn
khăn
bở
ngỡ
nhưng
cho
với
đến
sự
thiếu
giúp
kinh
đỡ
tận
nghiệm,
tình
của
em
đã
q
gặp
thầy
anh
chị

khoa

trong

Cơng
phạm
Ty

TNHH
Dự
bị
MTV
Đại
Truyền
học

Thơng
sự
nhiệt
Sự
Kiện
tình
Gia
của
Lai
các
đã
giúp
thực
em
tập


tốt
được
nghiệp
những
này
kinh
cũng
nghiệm
như
viết
q
báu
lên
để
bài
hồn
báo
thành
cáo
tốt
tốt
nghiệp.

Do
thời
ít
khi
gian
đi
đi

thực
tế
tập
cịn

gặp
giới
nhiều
hạn,
bỡ
trình
ngỡ
nên
độ
bài
cịn
báo
nhiều
cáo
hạn
thực
chế
tập
rất
tốt
mong
nghiệp
được
sự
của

chỉ
em
dẫn,
khơng
góp
thể
ý
tranh
của
Thầy
khỏi

những
để
em
thiếu
rút
kinh
sót.
nghiệm
Em

hồn
thành
tốt
hơn.

4



MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

2
3

GPKD

Giấy phép kinh doanh

UBND TP. Pleiku

Ủy ban nhân dân Thành Phố Pleiku


4

BHXH

Bảo hiểm xã hội

5

BHYT

Bảo hiểm y tế

6

WTO

7

XHCN

World Trade Organization (Tổ chức
thương mại thế giới)
Xã hội chủ nghĩa

8
9

NXB

Nhà xuất bản


GATS

General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ)


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại và sự phát triển ngày càng đa dạng của các
loại hình thị trường trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ đóng vai trị ngày càng quan
trọng trong nền kinh tế của hầu hết các nước phát triển. Gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), Việt Nam đã đạt được một bước tiến dài trong việc nâng cao tỷ trọng ngành
dịch vụ. Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATS) ra đời cung cấp một cách tiếp cận mới
về dịch vụ dựa trên khái niệm thương mại dịch vụ, đã mở rộng nội dung, phạm vi hoạt
động và cơ hội trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp Việt Nam. Dịch vụ đã trở thành
hàng hóa và việc trao đổi, mua bán dịch vụ ngày càng trở nên sôi động, phổ biến khi thị
trường thương mại dịch vụ được mở cửa, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh
nghiệp Việt nam với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam với
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài. Để có thể nâng cao sức cạnh tranh trong
lĩnh vực cung ứng dịch vụ trong các hoạt động thương mại các doanh nghiệp đã sử dụng
hợp đồng dịch vụ như một công cụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình khi tham gia thị trường thương mại dịch vụ. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là một chế
định nhằm tạo ra cơ sở pháp lý giúp cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ có được mơi
trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng. Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động kinh
doanh dịch vụ vẫn còn tồn tại những khuyết điểm nhất định, mơi trường chính sách dịch
vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, văn bản dưới luật... Các
văn bản quy phạm pháp luật về cung ứng dịch vụ, hợp đồng dịch vụ còn nằm rải rác trong
nhiều văn bản pháp luật khác nhau với hiệu lực pháp lý cao thấp cũng khác nhau, xong
vẫn chưa tạo được tính thống nhất và tính hệ thống, chưa thể bắt kịp được với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường. Do đó, khi áp dụng các quy phạm pháp luật về cung ứng dịch
vụ vào thực tế cho thấy rất nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện của các doanh
nghiệp, các tổ chức và trong công tác quản lý của nhà nước tạo ra những hạn chế nhất định
gây kìm hãm sự phát triển của các hoạt động dịch vụ trong thương mại. Xuất phát từ thực
tế nêu trên và từ thực tiễn trong các hoạt động cung ứng dịch vụ pháp lý về thương mại mà
em nhận thấy được trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự
Kiện Gia Lai. Em cho rằng việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng
thương mại nói chung và hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại nói
riêng là việc làm vơ cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển kinh tế của một đất
nước đang hội nhập kinh tế với nền kinh tế thế giới như Việt Nam ta.
2. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo thực tập được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện các quy định
của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại và thực tiễn thực
hiện tại Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt

7


động thương mại và nội dung pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Thứ hai, phân tích thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng cung
ứng dịch vụ, thực trạng thực hiện tại Công ty TNHH MTV Truyền Thông - Sự Kiện Gia
Lai. Từ đó đánh giá những bất cập, hạn chế trong quy định của pháp luật, của công ty.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, báo cáo thực tập đưa
ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về hợp
đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại tại Công ty TNHH MTV Truyền
Thông - Sự Kiện Gia Lai.
2.3. Phạm vi nghiên cứu

Do kiến thức cịn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu khơng nhiều nên khóa luận chỉ tập
trung nghiên cứu:
- Những quy định hiện hành của pháp luật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ trong
hoạt động thương mại, như Luật Thương Mại 2005, Bộ Luật dân sự 2015,... và một
số văn bản luật chuyên ngành khác.
- Việc thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công ty TNHH MTV
Truyền Thông - Sự Kiện Gia Lai.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp logic
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liên hệ thực tiễn
4. Kết cấu của đề tài
- Đề tài gồm 3 phần chính. Đầu tiên là giới thiệu về đơn vị thực tập để thấy được
những vấn đề trong các cấu trúc hoạt động của cơng ty để từ đó có cơ sở để phân
tích thực trạng trong quy trình tổ chức sự kiện của công ty và đưa ra giải pháp tổng
thể cho
quy trình tổ chức sự kiện.
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập.
Chương 2: Quy định pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Chương 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ tại Công
Ty TNHH MTV Truyền thông - Sự kiện Gia Lai. Giải pháp hoàn thiện.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Ngày nay, quá trình hội nhập đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, đi cùng với
sự phát triển không ngừng đó thì dịch vụ quảng cáo cũng ngày càng trở nên sơi động và đa

dạng. Bắt kịp những địi hỏi ngày càng phức tạp của nền kinh tế thị trường, Công ty
Truyền thông - Sự kiện Gia Lai đang nỗ lực chuyên nghiệp hóa - hiện đại hóa tất cả mọi
mặt, xứng đáng là sự lựa chọn tin cậy của quý khách hàng. Là một công ty đi đầu trong

8


lĩnh vực tổ chức sự kiện ở Gia Lai, với phương châm "Đem lại sự hoàn hảo, hoành tráng
và sang trọng nhất”; Công ty Truyền thông - Sự kiện Gia Lai đã không ngừng trang bị đầy
đủ cơ sở vật chất và thiết bị nhằm đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của quý khách hàng trong
việc tổ chức các sự kiện. Đặc biệt, Công ty Truyền thông - Sự kiện Gia Lai nhận thi công,
lắp ghép,tổ chức các hội chợ triển lãm, các sự kiện với quy mô lớn. Cơng ty ln tự hào có
đội ngũ cơng nhân viên nhiệt tình năng động, có hệ thống nhà bạt đủ để đáp ứng mọi yêu
cầu khắc khe nhất của quý khách hàng.
1.2.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ
Công ty Truyền thông - Sự kiện Gia Lai được thành lập vào ngày 01/06/2009, theo
GPKD số: 39A8007943 do UBND TP. Pleiku cấp ngày 13 tháng 05 năm 2009 với các
chức năng kinh doanh sau: thiết kế mỹ thuật, thiết kế trang web, quảng cáo, biên kịch, đạo
diễn sân khấu, mua bán thiết bị âm thanh ánh sáng, thiết kế nội ngoại thất, quảng cáo Pano
- Led - Alu, tổ chức các sự kiện (khai trương, khánh thành, khởi công, hội diễn, hội thi, hội
thảo,tiệc cưới, sinh nhật, thôi nôi...).Vo'i kinh nghiệm lãnh đạo chuyên nghiệp, đội ngũ
nhân viên năng động, sáng tạo, Công ty Truyền thông - Sự kiện Gia Lai đã tổ chức thành
công rất nhiều sự kiện lớn trong và ngồi tỉnh.
* Thơng tin về Cơng ty Truyền thông - Sự kiện Gia Lai:
- Địa chỉ: 16 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku, Gia Lai
- Kho hàng 1: 43 Nơ Trang Long, TP. Pleiku, Gia Lai
- Kho hàng 2: 483 Lê Duẩn, TP. Pleiku, Gia Lai
- Điện thoại: 02696.250.172 - 0937.81.6789
- Fax: 02693.822.583

- Email:
- Website: www.eventgialai.vn
1.3.
ĐỊNH HƯỚNG
1.3.1. Tầm nhìn
Trở thành cơng ty truyền thơng mang tính chun nghiệp hang đầu, cung cấp tồn
diện các gói dịch vụ, giải pháp về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh
nghiệp, tạo cầu nối hòa nhập nền kinh tế toàn cầu thể hiện sức mạnh của thương hiệu hang
hóa đa quốc gia.

9


1.3.2. Sứ mệnh
Song hành cùng các thương nhân - thương hiệu gia tăng thương hiệu và kỹ năng
kinh doanh khẳng định khát vọng sống. Công ty thực hiện sứ mệnh quảng bá thương hiệu
với các dịch vụ toàn diện trở thành đơn vị trong lĩnh vực truyền thơng, truyền hình, tổ
chức sự kiện hàng đầu của Gia Lai tận dụng nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ có năng lực
kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông.
1.3.3. Giá trị cốt lõi
Gia tăng giá trị kinh doanh, xây dựng cộng đồng, kết nối thế giới thương hiệu. Luôn
sang tạo, linh hoạt, ý tưởng dẫn đầu cung cấp dịch vụ hoàn hảo. Xây dựng nguồn nhân lực
mạnh, công nghệ tiên phong lấy khách hàng làm tâm điểm, cam kết phát triển bền vững.
1.4.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
1.4.1. Cơ cấu phòng tổ chức sự kiện
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Ngọc Bảo

I

PHÓ GIÁM ĐỐC

Nguyễn Thị Thùy Dung

BỘ PHẬN KỸ THUẬT

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

I

I

1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí:
- Giám đốc: Ơng Nguyễn Ngọc Bảo
+ Điều hành tồn bộ hoạt động của cơng ty.
+ Kí và đóng dấu các giấy tờ, hợp đồng của cơng ty.
+ Đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh của cơng ty với các phịng ban.

10


+ Đưa ra các quyết định trong vấn đề giữ hay sa thải nhân viên.
+Giải quyết các vấn đề trong cơng ty.
- Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Thùy Dung
+ Quản lý toàn bộ nhân viên kinh doanh.
+ Mang các chương trình về cho cơng ty thơng qua mối quan hệ.
+ Tham gia trong vấn đề soạn thảo hợp đồng cho khách hàng của phòng kinh doanh.
+ Đi gặp khách hàng cùng với nhân viên kinh doanh.
+ Phỏng vấn đội ngũ nhân viên kinh doanh.
- Bộ phận hành chính:

+ Tìm và tuyển dụng nhân sự cho công ty.
+ Đánh giá năng lực của nhân viên và đưa ra quyết định lên ban giám đốc.
+ Quản lý chi tiêu của công ty.
+ Quản lý nhân viên hành chính.
- Marketing:
+ Lên kế hoạch cho phịng event.
+ Lên kịch bản cho chương trình.
+ Tìm kiếm và thiết lập khách hàng cho cơng ty.
+ Giải quyết thắc mắc của khách hàng.
+ Training chương trình cho bộ phận kinh doanh trước khi chạy chương trình.
+ Liên hệ với Sở, các câu lạc bộ, ca sĩ, diễn viên... để chạy chương trình.
+ Giải quyết các thắc mắc của các thành viên trong nhóm event.
+ Đại diện phịng event để trình ý kiến lên cho giám đốc.
1.4.3.
Chức năng của các bộ phận:
- Bộ phận kỹ thuật: Lên kế hoạch, nội dung cho tồn bộ chương trình của khách hàng
hay sự kiện của công ty tự tổ chức. Chạy chương trình khi chương trình có được
khách hàng. Đồng thời cũng có nhiệm vụ viết chương trình để chạy chương trình.
- Bộ phận hành chính: Liên hệ với khách hàng để mang chương trình về cho phịng
event chạy và vận động các doanh nghiệp tài trợ cho công ty và quản lý nguồn nhân
sự đó. Và tuyển dụng nhân sự cho cơng ty, quản lý nguồn nhân sự đó.
1.5.
CÁC LOẠI DỊCH VỤ CUNG CẤP CỦA CÔNG TY
1.5.1. Tổ chức sự kiện
- Tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm mới. Khai trương, khánh thành, động thổ.
- Tổ chức các chương trình lễ hội, hội nghị, hội thảo, viết dự án xin tài trợ, tiệc chiêu
đãi...
- Gameshow , ca nhạc, ra mắt sản phẩm...
- Dịch vụ phát triển quan hệ công chúng.


11


- Các hoạt động khác: phát quà, sản phẩm khuyến mại, tổ chức chương trình lưu
động trên tồn quốc.
1.5.2. Thiết kế quảng cáo
- Xây dựng kế hoạch và tư vấn bán hàng.
- Đưa ra kế hoạch cụ thể với từng nhãn hiệu.
- Thiết lập kênh phân phối và hệ thống kinh doanh.
- Tư vấn về chiến lược sản phẩm và định vị hệ thống sản phẩm.
- Thiết kế và lắp đặt Banner, bảng hiệu, panô, đèn led....
- Thiết kế và sản xuất thiếp, thiệp mời, namecard, hộp đựng quà...
1.5.3. Âm thanh, ánh sáng, màn hình led
- Cho thuê âm thanh ánh sáng.
- Buôn bán thiết bị âm thanh ánh sáng màn hình led.
- Màn hình LED điện tử, thiết bị trình chiếu màn chiếu, máy chiếu).
- Trang thiết bị hội thảo, tai nghe, thiết bị dịch.
- Trang thiết bị khai trương, khánh thành, khởi công, động thổ...
- Nhà bạt, nhà dù, giàn khơng gian, cổng hơi, khinh khí cầu, bàn ghế, thảm, cột inox.
1.6. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN

Lễ khánh thành ngân hàng
MSB Kon Tum

Chương trình Ấm tình mùa xuân
2020 Sacombank

Lễ khai trương Vietcombank Gia
Lai - PGD Phan Đình Phùng


Đêm nhạc Vicom Plaza Kon Tum

12


13


Khai trương trung tâm anh
ngữ Á Châu chi nhánh 24

Khánh thành sân chơi trẻ em
FPT Kon Tum

Chương trình nghệ thuật
mừng xuân Canh Tý 2020

Khai trương Vincom Plaza Kon Tum

1.7. KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT CỦA CÔNG TY



1.8.
GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC SINH VIÊN
HƯỚNG TỚI TRONG ĐỢT THỰC TẬP
- Photo và in các tài liệu tại công ty Scan các tài liệu tại công ty.
- Soạn thảo các văn bản.
- Sắp xếp các tài liệu, hồ sơ và phân loại một số hồ sơ.
- Đóng dấu.

- Trả lời điện thoại từ các khách hàng.
- Đón khách thay cấp trên.
- Hỗ trợ các cuộc họp của công ty.
- Sắp xếp lịch làm việc, lịch họp.
- Mua sắm văn phòng phẩm và đồ dùng theo nhu cầu của các nhân viên trong công
ty.
- Quản lý văn phòng phẩm Tư vấn các vấn để liên quan đến giấy tờ, pháp lý.
- Vận hành hệ thống lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ khác theo đúng quy định
của công ty.
- Theo dõi và giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người lao động tồn cơng ty.
- Tư vấn khách hàng các hạng mục phù hợp cho từng sự kiện liên quan.
- Chốt sự kiện và lên hợp đồng đã chốt.
- Lên kịch bản tổng thể và trao đổi với khách hàng để lên kịch bản chi tiết.
- Chăm sóc khách hàng.
- Tính chi phí sơ bộ cho sự kiện đã ký hợp đồng.
- Book nhân sự chuẩn bị cho sự kiện.
- Chuẩn bị tất cả các hạng mục cho sự kiện đã chốt.
KẾT CHƯƠNG 1
Để quá trình thực tập mang lại hiệu quả cao, bản thân cần phải có một sự chuẩn bị
tốt về kiến thức, ý thức và cơ sở thực tập, phát huy những mặt thuận lợi, khắc phục những
khó khăn, đặc biệt là bản thân cần tự nổ lực phát huy khả năng bản thân hơn nữa.
Công ty TNHH MTV Truyền thông - Sự kiện Gia Lai là một trong những đơn vị tổ
chức sự kiện uy tín chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Cơng ty đã có hơn 10 năm hoạt
động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, đã thực hiện thành cơng hàng trăm sự
kiện mang tính chất quan trọng đối với khách hàng. Với phương châm “Tất cả vì sự thành
cơng của khách hàng”, Event Gia Lai ln ưu tiên lợi ích mà khách hàng đạt được trong
mỗi sự kiện, cung cấp cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất, tiết kiệm nhất, đáp ứng mọi
nhu cầu phát sinh nhanh chóng. Khi thực tập ở đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện công ty, luôn quan sát và nắm bắt được nhiều thông tin,
kiến thức khi thực tập.


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
2.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG


CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.1.1. Khái niệm
Luật Thương Mại 2005 đưa ra định nghĩa về cung ứng dịch vụ như sau: “Cung ứng
dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ)
có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ
(sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh tốn cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng
dịch vụ theo thỏa thuận”.
Theo định nghĩa tại điều 513 Bộ Luật Dân Sự 2015 thì “Hợp đồng dịch vụ trong dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho
bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Theo đó, ta có thể rút ra cách hiểu về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong thương mại
như sau: “Hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện, cung cấp dịch vụ cho bên sử
dụng dịch vụ (khách hàng), cịn bên sử dụng dịch vụ phải thanh tốn cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận”.
2.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, về chủ thể tham gia vào quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại.
- Trong hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại có hai chủ thể: bên cung ứng dịch
vụ và bên sử dụng dịch vụ thương mại bắt buộc là thương nhân, có đăng ký kinh doanh để
cung cấp dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật. Bên sử dụng dịch vụ thương
mại có thể là thương nhân, có thể khơng phải là thương nhân, có nhu cầu sử dụng dịch vụ
thương mại của bên cung ứng dịch vụ cho thương nhân, đại lý thương mại yêu cầu cả hai

bên đều phải là thương nhân; dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa, mơi giới thương mại chỉ
u cầu bên nhận ủy thác, bên mơi giới là thương nhân, cịn bên ủy thác và bên được mơi
giới có thể khơng là thương nhân.
- Bên thuê dịch vụ còn gọi là khách hàng, đây là điểm khác biệt so với quan hệ mua
bán. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa thường được gọi là bên mua và bên bán.
Cách gọi này thể hiện được sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa hai bên, khi nghĩa
vụ của người bán khơng cịn đơn thuần là giao hàng mà cịn gắn liền với nghĩa vụ chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa đó cho người mua. Cịn trong hoạt động cung ứng dịch vụ thể
hiện bản chất là một bên cung cấp dịch vụ nhưng không chuyển giao quyền sở hữu dịch vụ
đó, bên kia sử dụng dịch vụ và nghĩa vụ thanh toán.
Thứ hai, Về đối tượng hướng tới của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ.
- Đối tượng cụ thể là việc thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ
như việc đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại,... Bên
cung ứng dịch vụ bằng khả năng của mình phải thực hiện cơng việc mà bên sử dụng dịch
vụ yêu cầu, còn bên sử dụng dịch vụ được hưởng những lợi ích từ việc thực hiện dịch vụ.
Đối tượng của hoạt động cung ứng dịch vụ là sản phẩm vơ hình khơng tồn tại dưới dạng
vật chất, do đó rất khó xác định chất lượng dịch vụ bằng những tiêu chí được lượng hóa.
Bên cạnh đó, khác với hàng hóa hữu hình, dịch vụ là sản phẩm vơ hình nên khơng thể lưu
trữ được, vì vậy trong việc mua bán hay cung ứng dịch vụ người ta không cần quan tâm


đến nơi chứa dịch vụ, không quan tâm đến việc cất giữ, tồn kho hay dự trữ dịch vụ. Điều
quan trọng nhất là các bên mua bán dịch vụ phải mô tả rất kỹ về dịch vụ, đặt ra những yêu
cầu cụ thể mà mục tiêu các bên hướng tới khi mua bán dịch vụ và điều này đòi hỏi các bên
phải có sự am hiểu về tính chất của dịch vụ đó.
- Do vậy, đối tượng của quan hệ cung ứng dịch vụ khác với đối tượng của quan hệ
mua bán hang hóa; bởi vì quan hệ mua bán hàng hóa hướng tới đối tượng là hàng hóa hữu
hình có thể nhìn thấy. Cịn quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại hướng tới đối tượng
hàng hóa vơ hình hay thực hiện, không thực hiện công việc nhất định.
Thứ ba, về mục đích của các bên tham gia quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại.

- Trong hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại thì mục đích của các bên tham gia
quan hệ cung ứng khơng hồn tồn giống nhau. Bên sử dụng dịch vụ hướng tới mục tiêu
nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình về dịch vụ, được hưởng những lợi ích nhất định; đáp
ứng các nguyện vọng khi đề xuất sử dụng dịch vụ từ việc thực hiện dịch vụ của người
cung ứng dịch vụ mang lại. Đối với bên cung ứng dịch vụ thương mại, mục tiêu lớn nhất
của họ là khoản tiền thù lao hay lợi nhuận phát sinh từ việc thực hiện công việc cụ thể.
Thứ tư, về hình thức của quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại.
- Quan hệ cung ứng dịch vụ thương mại được xác lập dưới hình thức hợp đồng. Luật
thương mại 2005 gọi hợp đồng này không phải là hợp đồng mua bán dịch vụ mà gọi là
hợp đồng cung ứng dịch vụ. Hợp đồng cung ứng dịch vụ là sự thỏa thuận theo đó một bên
gọi là bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho bên khác và nhận thanh
toán. Bên sử dụng dịch vụ gọi là khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng
dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Tùy thuộc vào loại hình dịch vụ thương mại
được cung ứng mà hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại có thể được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với loại hợp đồng cung ứng
dịch vụ mà pháp luật quy định phải xác lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.
Dù dưới hình thức nào, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại cũng thể hiện sự thỏa
thuận giữa các bên về các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc thực hiện một công việc cụ
thể theo yêu cầu.
Qua các đặc điểm trên có thể thấy hoạt động cung ứng dịch vụ ảnh hưởng rất lớn
đến cả đời sống và trong kinh doanh. Như vậy, dịch vụ chính là các loại hình hoạt động có
mục đích nhằm phục vụ cho các nhu cầu của dân cư, hoặc trợ giúp, hoàn thiện, tiếp tục
quá trình sản xuất kinh doanh. Tất nhiên mục đích của hoạt động dịch vụ là để thu lợi
nhuận thơng qua việc thoả mãn nhu cầu khách hàng.Vì vậy, nó giúp đẩy nhanh tốc độ lưu
chuyển hàng hóa tiền tệ, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn xét cả ở tầm vĩ mơ và vi mơ.
Ngồi ra, đẩy nhanh hoạt động dịch vụ thương mại còn giúp doanh nghiệp tạo được rào
chắn vững chắc ngăn cản sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh vào khu vực thị trường của
mình, giúp việc phát triển thị trường cho các doanh nghiệp và giữ thị trường này phát triển
ổn định.
2.1.3. Hình thức

Căn cứ Điều 74 Luật Thương Mại 2005 quy định: Hợp đồng dịch vụ thương mại
được thể hiện dưới các hình thức sau đây:


- Bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
- Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Mục đích của quy định này nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia giao kết hợp
đồng được quyền tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng, phù hợp với mục đích của giao
dịch, hạn chế tranh chấp. Ngồi ra, có một số loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định
phải được lập thành văn bản bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước và là cơ sở để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Yêu cầu về hình thức
hợp đồng dịch vụ như vậy tương đối phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội hiện nay, khi mọi
hình thức giao dịch thơng qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại mang tính trung gian như
internet, điện tử viễn thông đang rất phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng đa
dạng của các quan hệ quốc gia, quốc tế trong các lĩnh dân sự, thương mại, kinh tế địi hỏi
các hình thức giao lưu phải hết sức thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả.
2.1.4. Vai trò
Thứ nhất, hợp đồng cung ứng dịch vụ là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ thực hiện việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Thứ hai, hợp đồng cung ứng dịch vụ sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán liên
quan đến rất nhiều điều khoản mà các bên phải tính đến. Trên cơ sở những thỏa thuận đã
đạt được, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông di động sẽ xác định cụ thể về sản
phẩm dịch vụ mình cung cấp như thế nào, từ một sản phẩm “vơ hình” như dịch vụ, thông
qua hợp đồng “dịch vụ” sẽ được cụ thể hóa, mơ tả hóa giúp cho các bên tưởng tượng được
sản phẩm đó như thế nào. Sự thỏa thuận đó phải đảm bảo bình đẳng thực sự của các bên,
thể hiện ý chí nguyện vọng của họ và góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, hợp đồng cung ứng dịch vụ là cơ sở để doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xác
định quyền và nghĩa vụ của mình. Ở một chừng mực nào đó, hợp đồng cho phép các
doanh nghiệp tạo ra một luật lệ riêng thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các

bên đã giao kết, điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác. Bên cạnh những
quyền và nghĩa vụ cơ bản mà pháp luật quy định về hợp đồng thì các bên sẽ quy định cụ
thể về quyền và nghĩa vụ như cung cấp dịch vụ trong bao lâu, mức độ hài lòng được đánh
giá như thế nào, tiến độ thanh toán, trách nhiệm của các bên nếu khơng thực hiện cam kết
của mình. Chính sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng có tác dụng thúc đẩy và quyết
định đến sự phát triển của ngành dịch vụ. Như vậy giữa sự phát triển của nền kinh tế và sự
phát triển của ngành dịch vụ truyền thơng - sự kiện có mối quan hệ tác động qua lại chặt
chẽ với nhau. Các dịch vụ về truyền thông - sự kiện cơ bản và giá trị gia tăng thường để
phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp... Đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, các dịch
vụ cơ bản mà cung ứng dịch vụ về truyền thông - sự kiện cung cấp là liên kết thiết yếu đối
với cả hai phía người tiêu dùng. Trong mối quan hệ này, ngành cung ứng dịch vụ về truyền
thông - sự kiện đóng vai trị khá quan trọng xã hội phát triển hiện nay, có chức năng hỗ trợ
trực tiếp mọi khâu trong chu trình phát triển kinh tế:
- Tạo điều kiện cho khách hàng và doanh nghiệp xích lại gần nhau thông qua truyền
thông nhằm trao đổi và nhận thông tin thương mại từ nhiều phía. Cung cấp các dịch


vụ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm khách hàng và tác
động tích cực vào q trình quản lý với chi phí tối ưu.
- Sự hội tụ giữa truyền thông - sự kiện đã tạo điều kiện cho ngành cung ứng dịch vụ
về truyền thông - sự kiện ngày càng nhiều giải pháp và ứng dụng trong đời sống
kinh tế xã hội, nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Mang đến tiện ích cho
khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ để tiếp cận với thị trường.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh doanh
ngày càng biến động, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng mối quan hệ, phát triển thị
trường,... Truyền thông - sự kiện phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội
nhập quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
2.1.5. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại:
- Căn cứ vào tính chất quốc tế của hợp đồng gồm có: Hợp đồng cung ứng dịch vụ nội

địa và hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế.
- Căn cứ vào dịch vụ quy định trong Luật Thương mại 2005 gồm có: Hợp đồng dịch
vụ khuyến mại (Điều 90), hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại (Điều 110), hợp
đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa dịch vụ (Điều 124), hợp đồng dịch vụ
tổ chức đấu giá hàng hóa (Điều 193); hợp đồng dịch vụ quá cảnh (Điều 251), hợp
đồng nhượng quyền thương mại (Điều 285).
2.2.
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ
2.2.1. Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương
mại
Theo khoản 1, điều 3, Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong đó, cung ứng dịch vụ là
một hoạt động thương mại mà một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại do đó chịu sự điều chỉnh
của Luật Thương mại 2005 và pháp luật có liên quan. Tùy từng lĩnh vực cụ thể như dịch
vụ tư vấn, dịch vụ thiết kế, dịch vụ giám dịnh... chịu sự điều chỉnh của các quy định cụ thể
khác nhau. Các hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại cụ thể chịu sự
điều chỉnh của Luật Thương mại 2005. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật Thương mại thì áp dụng
quy định của Điều ước quốc tế. Các bên trong giao dịch nước ngoài được thỏa thuận áp
dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế đó khơng trái với các ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại chịu sự điều chỉnh
của Luật Thương mại 2005, Điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế có liên
quan.



2.2.2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ trong
hoạt động thương mại
a. Vấn đề về giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ
Việc ký kết hợp đồng phải được xem xét trên các khía cạnh: nguyên tắc giao kết, căn
cứ giao kết, chủ thể của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, nội dung và hình thức của hợp
đồng, nội dung. Cụ thể:
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng: Nguyên tắc giao kết hợp đồng đó là những tư tưởng
chỉ đạo được quán triệt trong những quy phạm pháp luật về hợp đồng, có tính chất bắt
buộc đối với các chủ thể trong khi tiến hành ký kết hợp đồng. Trong nền kinh tế thị
trường, việc giao kết hợp đồng, về ngun tắc khơng cịn là kỷ luật của nhà nước, là nhiệm
vụ của các tổ chức, cơ quan và các đơn vị kinh tế nữa. Đó là quyền tự do hợp đồng, một
trong những nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh.
- Căn cứ giao kết hợp đồng: Căn cứ để giao kết hợp đồng đó là: theo định hướng kế
hoạch của nhà nước, các chính sách chế độ, các chuẩn mực kinh tế kỹ thuật hiện hành; căn
cứ theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng, đơn chào hàng của bạn hàng; căn cứ vào khả
năng phát triển sản xuất kinh doanh, chức năng hoạt động kinh tế của đơn vị mình; căn cứ
vào tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng bảo đảm về tài sản của
các bên cùng ký kết hợp đồng.
- Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia quan hệ hợp
đồng bình đẳng, tự nguyện thỏa thuận để xác định những quyền và nghĩa vụ với nhau. Chủ
thể của hợp đồng dịch vụ là các thương nhân. Theo điều 6, Luật Thương mại 2005 thì
thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. . Để trở thành thương nhân các
cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ
gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu
cầu hoạt động thương mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh và trở thành thương nhân.
Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng dịch vụ có thể là chi nhánh của thương nhân nước
ngoài. Theo Khoản 3, Điều 19, Luật Thương mại 2005 thì chi nhánh của thương nhân
nước ngồi có quyền giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động quy

định trong giấy phép thành lập chi nhánh và theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là cơng việc có thể thực
hiện được, khơng bị pháp luật cấm, không trái với đạo đức xã hội. Theo điều 75, Luật
Thương mại 2005, thương nhân có quyền cung ứng các dịch vụ sau: cung ứng dịch vụ cho
người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người
không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; cung ứng dịch vụ cho người cư
trú tại Việt Nam và sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; cung ứng dịch vụ cho người không
cư trú tại Việt nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngồi.
- Hình thức của hợp đồng (Điều 74 Luật Thương mại 2005)
+ Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc được xác lập bằng
hành vi cụ thể.


+ Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.
- Nội dung của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng dịch vụ đó là những thỏa thuận
của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung chủ yếu như:
+ Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được
làm;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phạt vi phạm hợp đồng;
+ Các nội dung khác;
Sau khi các bên đàm phán và ghi trong hợp đồng, mọi thỏa thuận ghi trong hợp đồng
ràng buộc các bên. Hợp đồng thể hiện rõ quyền lợi cũng như nghĩa vụ mà mỗi bên trong
hợp đồng có được. Các bên bắt đầu tiến hành thực hiện hợp đồng theo đúng thỏa thuận ghi
trong hợp đồng.

b. Vấn đề về thực hiện hợp đồng cung ứng dịch vụ
• Nguyên tắc thực hiện: Những thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ có hiệu
lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận
theo đúng hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì pháp luật quy định
những nguyên tắc bắt buộc các chủ thể phải tn theo trong q trình thực hiện hợp
đồng. Đó là:
Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận
khác do các bên chủ thể thỏa thuận;
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên,
đảm bảo tin cậy lẫn nhau;
Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
• Thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
- Bên cung ứng dịch vụ sau khi giao kết hợp đồng phải có nghĩa vụ cung ứng các
dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ phù hợp những thỏa
thuận như thực hiện công việc đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa
thuận khác. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu khơng có sự
đồng ý của bên th dịch vụ. Sau khi hồn thành cơng việc, bên cung ứng dịch vụ phải
bảo quản và giao lại cho khách hàng những tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện
dịch vụ. Nếu những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện khơng bảo đảm để hồn
thành cơng việc thì phải thơng báo ngay cho bên th dịch vụ. Trong thỏa thuận có u
cầu cần giữ bí mật về thơng tin mà mình biết thì trong q trình cung ứng dịch vụ phải giữ
bí mật theo đúng thỏa thuận. Trường hợp mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao


hoặc tiết lộ bí mật thơng tin thì phải bồi thường thiệt hại.
- Để thực hiện tốt công việc của mình, bên cung ứng dịch vụ có quyền u cầu khách
hàng cung cấp thơng tin, tài liệu, phương tiện có liên quan. Hoặc được thay đổi điều kiện
dịch vụ vì lợi ích của khách hàng mà khơng nhất thiết phải chờ ý kiến của khách hàng, nếu

việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, nhưng phải báo ngay cho khách hàng.
- Theo Điều 82, Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn hoàn thành dịch vụ. Cụ
thể: bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hồn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ
phải hồn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện
và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao
gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hồn thành dịch
vụ. Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung
ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó khơng có
nghĩa vụ hồn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.
- Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hồn
thành, nếu khách hàng khơng phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng
dịch vụ theo nội dung đã thỏa thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (khách hàng):
- Khách hàng phải có nghĩa vụ thanh tốn đầy đủ tiền cung ứng dịch vụ như đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Nếu có u cầu cung cấp thơng tin, tài liệu cần thiết cho việc thực
hiện thì phải cung cấp kịp thời. Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ
cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ
điều phối hoạt động của bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất
kỳ bên cung ứng dịch vụ nào và phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo như
thỏa thuận trong hợp đồng.
- Theo tinh thần Điều 86, Luật Thương mại 2005 thì trường hợp khơng có thỏa thuận
về giá dịch vụ, khơng có thỏa thuận về phương pháp tính giá dịch vụ và cũng khơng có bất
kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ
đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường
địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
- Khách hàng phải trả tiền dịch vụ tại thời điểm hồn thành dịch vụ, nếu khơng có
thỏa thuận khác. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc
cơng việc khơng được hồn thành đúng thời hạn thì khách hàng có quyền giảm tiền dịch
vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

c. Sửa đổi hợp đồng
- Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được cơng chứng, chứng thực,
đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.
d. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại
Trong trường hợp vi phạm hợp đồng mà một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức


làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, thì bên vi phạm có
thể bị áp dụng một trong các chế tài sau, tùy theo mức độ vi phạm: buộc thực hiện đúng
hợp đồng; phạt vi phạm; buộc bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình
chỉ thực hiện hợp đồng; hủy bỏ hợp đồng; các biện pháp khác. Bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm trong các trường hợp: xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các
bên đã thỏa thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn
do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên vi phạm khơng chứng minh được hành vi vi phạm của mình
thuộc trường hợp miễn trách thì bị áp dụng các hình thức chế tài trên. Các hình thức này
được quy định cụ thể trong các điều 297, 300, 302, 307, 308, 310, 312, của Luật Thương
mại 2005.
e. Biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng dịch vụ (Điều 77 Luật Thương
mại 2005)
Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác
phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối
với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc
sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với
một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.
g. Thời hạn hoàn thành dịch vụ (Điều 84 Luật thương mại năm 2005)

Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong
hợp đồng.
Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn hồn thành dịch vụ thì bên cung ứng
dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các
điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp
đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hồn
thành dịch vụ.
Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung
ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bằng cung ứng dịch vụ đó khơng có
nghĩa vụ hồn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điểu kiện đó được đáp ứng.
Trường hợp sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn
chưa hồn thành, nếu khách hàng khơng phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục
cung ứng theo nội dung để thu thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có. (Điều 84 Luật
thương mại năm 2005)
Quy định này là cần thiết nhấm mở ra khả năng bên cung ứng dịch vụ có thể chủ
động tiếp tục thực hiện cơng việc cho đến khi hồn thành mà khơng nhất thiết hai bên phải
ký kết hợp đồng khác. Trong trường hợp này, sự im lặng khơng có ý kiến phản đối của
khách hàng được coi là sự đồng ý mặc nhiên. Tuy nhiên, nếu khách hàng có ý kiến phản
đổi và muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng thì bên cung ứng dịch vụ phải ngừng thực hiện
công việc theo yêu cầu của khách hàng. Lúc đó, hợp đồng sẽ chấm dứt, bên cung ứng dịch


vụ phải bàn giao lại kết quả công việc và khách hàng phải trả tiền dịch vu theo phần công
việc mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện, đồng thời nếu chậm thực hiện công việc theo
thỏa thuận mà gây thiệt hai cho khách hàng thì khách hàng có quyền yêu cầu bên cung
ứng dịch vụ bồi thường thiệt hại.
h. Giá dịch vụ và thời hạn thanh toán (Điều 86, Điều 87 Luật thương mại năm
2005)
Trong hợp đồng dịch vụ, các bên thỏa thuận với nhau về giá tiền dịch vụ tùy thuộc
vào tính chất cơng việc, những u cầu phải đạt được khi cơng việc hồn thành và tùy

thuộc vào sức lao động (lao động trí óc hoặc lao động chân tay) mà bên cung ứng dịch vụ
phải bỏ ra khi thực hiện công việc. Tuy nhiên, Luật thương mại cũng quy định rõ màu giữa
các bên không có thỏa thuận trước về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá
của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung
ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá
dịch vụ. Quy định này là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên cung ứng
dịch vụ theo ngun tắc cơng bằng, có làm có hưởng.
Khoản 4 Điều 519 Bộ Luật dân sự năm 2015 cũng quy định trong trường hợp chất
lượng, số lượng dịch vụ không đạt được như thỏa thuận, công việc khơng được hồn thành
đúng thời hạn do có lỗi của bên cung ứng dịch vụ thì khách hàng có quyền giảm tiến công
và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ áp dụng
trong trường hợp khách hàng vẫn đồng ý nhận kết quả dịch vụ mặc dù kết quả đó khơng
đạt được chất lượng, số hượng hoặc thời hạn mà khách hàng đã yêu cầu quy định này
không làm loại trừ khả năng khách hàng có quyền khơng tiếp nhận kết quả dịch vụ mà đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ do bên cung ứng không bảo đảm các yêu
cầu đã đặt ra do lỗi của bên cung ứng dịch vụ.
Các bên trong hợp đồng dịch vụ thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền dịch vụ cho
bên cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp khơng có thỏa thận và giữa các bên khơng có bất
kỳ thối quen nào về việc thanh tốn thì khách hàng sẽ thanh toán tiền dịch vụ cho bên
cung ứng dịch vụ khi bên cung ứng dịch vụ đã hồn thành cơng việc được giao. 2.3.
TRANH CHẤP VÀ CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Luật Thương mại năm 2005 và Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 không đưa ra
khái niệm về tranh chấp thương mại. Căn cứ vào các quy định về hoạt động thương mại
nêu tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 có thể hiểu tranh chấp về thương mại
là tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động thương mại. Đó là những tranh chấp liên
quan đến việc thực hiện các hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh, các doanh
nghiệp, các tổ chức, cá nhân... nhằm mục đích sinh lợi. Tranh chấp về thương mại có thể
phát sinh từ hợp đồng thương mại hoặc phát sinh ngoài hợp đồng thương mại. Trong các
tranh chấp về hợp đồng thương mại có tranh chấp về Hợp đồng thương mại dịch vụ. Từ
những căn cứ trên có thể hiểu: Tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ là những mâu

thuẫn, những bất đồng, những xung đột về quyền và lợi ích của các bên ký kết Hợp đồng
thương mại dịch vụ liên quan đến cả quá trình từ khi ký kết cho đến khi thực hiện Hợp
đồng thương mại dịch vụ.


×