Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Phật giáo và vấn đề bảo vệ môi trường nghiên cứu trường hợp tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.52 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

NGUYỄN THIỆN CHÂN

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG:
••
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐÀ NẴNG
••

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
••
NGÀNH ĐƠNG PHƯƠNG HỌC


Đà Nẵng - Năm 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG:
••
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐÀ NẴNG
••

Ngành : Đơng phương học
Mã số : 52220213

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LƯU QUÝ KHƯƠNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THIỆN CHÂN
Lớp : 16CNĐPH02




Đà Nẵng - Năm 2020

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Ngoại trừ những
nội dung đã được tham khảo có kèm theo nguồn trích dẫn, luận văn này khơng bao
gồm một phần hoặc tồn bộ nội dung của bất kỳ một cơng trình nào đã được cơng
bố để nhận một văn bằng hay học vị ở bất kỳ một cơ sở đào tạo nào khác.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Tác giả luận văn
(ký tên)

Nguyễn Thiện Chân


TĨM TẮT
Đề tài nhằm tìm hiểu những quan điểm của Phật giáo về môi trường và bảo vệ
môi trường, nghiên cứu trường hợp tại Đà Nẵng. Kết quả từ việc nghiên cứu lý
thuyết đưa ra một số quan điểm Phật giáo về môi trường: Thuyết Duyên khởi, Y
chánh bất nhị và mọi chúng sinh đều bình đẳng; một số hành động bảo vệ môi
trường theo quan điểm Phật giáo: bảo vệ mạng sống sinh vật, sống hài hòa với thiên
nhiên, tri túc thiểu dục, ăn chay, trồng cây xanh. Dữ liệu từ khảo sát định tính, định
lượng được xử lí và đưa vào phần vai trò và thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy những hoạt
động bảo vệ môi trường được phân loại vào hai mục chính: tái tạo, xây dựng mơi
trường sinh thái và xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường. Vai trò của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng trong việc truyền thông và giáo dục được
thể hiện thơng qua các buổi thuyết pháp, ngồi ra cịn có sách, báo giấy, báo mạng và
mạng xã hội,.v.v...Tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả bảo vệ

mơi trường. Ví dụ như: đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng cần
tổ chức những buổi tọa tàm, hội thảo về bảo vệ môi trường; đối với Tăng ni, Phật tử,
cần tìm hiểu thêm giáo lý và tích cực tham gia trồng cây xanh, thu gom rác thải; đối
với người dân Đà Nẵng, cần tiếp thu những giá trị tốt đẹp trong Phật giáo để cùng
chung tay bảo vệ môi trường.


ABSTRACT
The paper attempted to investigate the Buddhist views on the environment and
environmental protection, case study of Da Nang city. The theoretical research
resulted in some Buddhist views on the environment including the Dependent
Origination, the Nonduality between human and environment, all sentient beings are
equal; Some actions to protect the environment from the Buddhist perspective are to
protect the life of creatures, to live in harmony with nature, to reduce desire and
content with any condition, to be vegetarian and to plant trees. Qualitative and
quantitative data collected from surveys was processed and discussed in the chapter
of the current status of environmental protection activities in Danang City and the
role of Buddhist Sangha of Viet Nam in Da Nang. The results showed that
environmental protection activities in Da Nang were classified into two main
categories: regenerating ecological environment and forming environmentally
friendly lifestyle. The Buddhist Sangha of Viet Nam in Da Nang City played an
important role in the communication and education about environmental protection
through verbal Dharma lectures, in addition to paper books, online newspapers and
social networks, etc. The author put forward some proposals to increase the
effectiveness of environmental protection. For example, for the Buddhist Sangha of
Viet Nam in Da Nang City, organize meetings, seminars on environmental
protection; For monks and nuns and Buddhists, learn more about the Dharma and
actively participate in planting trees, collecting waste; For Da Nang people, learn the
good values in Buddhism to collectively protect the environment.



MỤC LỤC
••
MỞ ĐẦU........................................................................................................- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......- 7 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................... - 7 1.1.1. Trong kinh sách Phật giáo ...................................................... - 7 1.1.2. Tại Việt Nam...........................................................................- 8 1.1.3. Nước ngoài.............................................................................. - 9 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN YẾU................................................... - 10 1.2.1. Môi trường.............................................................................. - 10 1.2.2. Bảo vệ môi trường .................................................................. - 12 1.2.3. Phật giáo.................................................................................. - 14 1.2.4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam .................................................. - 15 CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... - 17 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG ................... - 17 2.1.1. Thuyết Duyên khởi và Y chánh bất nhị .................................. - 17 2.1.2. Mọi chúng sinh đều bình đẳng ................................................ - 18 2.2. NHỮNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO PHẬT GIÁO 19 2.2.1. Bảo vệ mạng sống sinh vật ..................................................... - 19 2.2.2. Sống hài hòa với thiên nhiên................................................... - 20 2.2.3. Tri túc thiểu dục (biết đủ và hạn chế ham muốn)..................... - 21 2.2.4. Ăn chay .................................................................................. - 22 2.2.5. Trồng cây xanh ....................................................................... - 23 CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG..................................................................................................................... - 24 3.1. TÌNH HÌNH MƠI TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.......... - 24 3.1.1. Vấn đề rác thải........................................................................ - 24 3.1.2. Vấn đề nước thải..................................................................... - 25 -


3.1.3. Tác động của biến đổi khí hậu ............................................... - 25 3.1.4. Tình hình khai thác tài nguyên rừng....................................... - 26 3.1.5. Tình hình khai thác tài ngun khống sản ............................ - 27 3.2. NHẬN THỨC CỦA PHẬT TỬ VỀ TÌNH HÌNH MƠI TRƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................................................... - 27 3.2.1. Về mức độ ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng ........ - 27 3.2.2. Về những vấn đề môi trường nổi bật tại thành phố Đà Nẵng . - 28 3.3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI ĐÀ NẴNG .............................................. - 29 3.3.1. Một số thành tựu về hoạt động bảo vệ môi trường của GHPGVN
thành phố Đà Nẵng .................................................................................... - 29 3.3.2.

Một số hạn chế trong việc bảo vệ môi trường của GHPGVN thành phố
Đà Nẵng
- 37 -

3.4. VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG VIỆC
TRUYÊN TRUYỀN VÀ GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐÀ
NẴNG ...................................................................................................... - 39 3.4.1. Trong việc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức Tăng ni, Phật tử
về bảo vệ môi trường ................................................................................. - 39 3.4.2. Trong việc giáo dục về bảo vệ môi trường ............................. - 43 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................. - 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... - 53 PHỤ LỤC .................................................................................................... - 57 -


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt


BVMT

Bảo vệ mơi trường

BĐKH

Biến đổi khí hậu

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPGVN ĐN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng

MTTN

Mơi trường tự nhiên

ONMT

Ơ nhiễm mơi trường

TN&MT

Tài ngun và mơi trường

TP.


Thành phố

ƯPBĐKH

Ứng phó biến đổi khí hậu


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng
Hiệu quả hoạt động tuyên truyền BVMT của

Trang

3.1.

GHPGVN ĐN

40-41

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
•'•

Số hiệu biểu đồ
3.1.

Tên biểu đồ
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại Đà


Trang
27

Nẵng của Phật tử
3.2.

Những vấn đề môi trường nổi bật tại thành phố

28

Đà Nẵng theo nhận định của Phật tử
3.3.

3.4.

Những hành động Phật tử đã làm để bảo vệ mơi

33

trường tại Đà Nẵng
Lí do Phật tử tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường do chùa/tịnh xá tổ chức

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay mơi trường đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu của nhân loại. Mơi trường tự nhiên có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng

đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách khỏi môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, ngày nay môi trường sống của con người đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Nhân loại đang phải đối mặt với những thảm họa như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt
nguồn nước ngầm, đất đai xói mịn, sa mạc hóa, biến đổi khí hậu và mất cân bằng
sinh thái...
Những hậu quả của việc tàn phá mơi trường đang đưa cuộc sống của lồi
người đến gần hơn với những hiểm họa của sự diệt vong. Những cơn bão lũ, những
trận động đất, sóng thần, lốc xốy đều để lại những hậu quả khơn lường, cướp đi sinh
mạng của hàng ngàn con người, chưa kể tài sản, nhà cửa bị hủy hoại. Những điều đó
buộc con người phải thay đổi nhận thức và quan điểm về vấn đề môi trường, các
quốc gia, các tổ chức và tồn xã hội đang nỗ lực để tìm ra những giải pháp thích hợp
đối phó với vấn đề mơi trường. Phật giáo cũng khơng nằm ngồi số đó khi thực hiện
và đưa ra những giải pháp để góp phần cải thiện vấn đề môi trường.
Phật giáo là tôn giáo đem đến cho nhân loại những giá trị về sự “bình đẳng”,
“từ bi”, “trí tuệ”, hướng con người sống thiện, sống hịa đồng và tơn trọng tự nhiên.
Vậy, Phật giáo có những giáo lý nào có thể góp phần thay đổi nhận thức con người
về môi trường? Trên cơ sở những giáo lý đó, Giáo hội, Tăng ni, Phật tử đã có những
hành động thực tiễn nào giúp bảo vệ mơi trường? Để làm rõ các vấn đề trên, đề tài
này nghiên cứu trường hợp tại thành phố Đà Nẵng.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung bộ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế
- xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước;
là đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường
hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng
sống” của Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đơ thị hóa
-1-


nhanh và ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên trên diện tích đất khiêm
tốn, Đà Nẵng đang đứng trước những thách thức về ô nhiễm môi trường đất, nước,

khơng khí. Trong đó, vấn đề rác thải và nước thải đang được xem là vấn đề cấp thiết
đối với sự phát triển của Thành phố, bởi vì để xử lý triệt để vấn đề bảo vệ môi trường
liên quan và gây ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực khác.
Phật giáo là tơn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của người
Đà Nẵng. Các hoạt động lễ hội được tổ chức thường xuyên lễ hội như Quán Thế Âm,
Đại lễ Phật đản, Lễ Vu Lan... Đặc biệt, Lễ hội Qn Thế Âm có quy mơ tương đối
lớn, làm nên nét riêng tại Đà Nẵng. Phật giáo cịn có ảnh hưởng, tác động về mặt văn
hóa, du lịch tâm linh, thể hiện khá rõ qua các chùa Phật giáo, trong đó đáng chú ý là
các chùa cổ như Tam Thai, Linh Ứng - Bãi Bụt, An Long, Pháp Lâm.Bên cạnh đó,
Phật giáo cịn có những đóng góp thực tế trong lĩnh vực mơi trường. Vậy đối với vấn
đề bảo vệ môi trường, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã triển khai
những hoạt động cụ thể nào và tác động đến cộng đồng như thế nào?
Với những lí do trên, người nghiên cứu chọn “Phật giáo và vấn đề bảo vệ
môi trường: nghiên cứu trường hợp tại Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
đại học, ngành Đơng phương học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những quan điểm Phật giáo về môi trường và những hành động theo
chánh pháp để bảo vệ môi trường, đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường
của GHPGVN ĐN để thấy được sự áp dụng giáo lý Phật trong thực tiễn. Từ đó, đề
tài đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp tạo ra môi trường bền vững cho sự phát
triển của Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung trong điều kiện Việt Nam là
một trong mười quốc gia trên toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí
hậu.
2.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những quan điểm của Phật giáo về môi trường và bảo vệ môi trường.

-2-


- Phân tích thực trạng những hoạt động bảo vệ môi trường của Phật giáo tại thành
phố Đà Nẵng từ đó rút ra những điểm tích cực để phát huy và những điểm hạn chế
cần khắc phục.
- Trên cơ sở giáo lý Phật giáo về môi trường và thực tiễn hoạt động bảo vệ môi
trường của Phật giáo tại thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số hàm ý hành
động thiết thực để bảo vệ môi trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến
đổi khí hậu góp phần gìn giữ mơi trường xanh - sạch - đẹp, bền vững tạo điều kiện để
phát triển thành phố Đà Nẵng.

3. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: người nghiên cứu đã khảo sát hoạt động bảo vệ môi

trường của 3 chùa tại thành phố Đà Nẵng: chùa Linh Ứng - Sơn Trà (nơi tập trung
nhiều khách du lịch), chùa Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (nơi tổ chức lễ hội Quan
Thế Âm Đà Nẵng), chùa Bàu Sen - Cẩm Lệ (Phật giáo thành phố đã xây dựng mơ
hình điểm bảo vệ mơi trường tại đây).
-

Phạm vi nội dung: nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu những mơi trường tự

nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người gồm: rừng, nguồn

nước, không khí.

4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Phật giáo có những quan điểm và biện pháp thực hành nào liên quan đến môi

trường và bảo vệ môi trường?
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Đà Nẵng đã có vai trị và những hoạt động thực
tiễn nào trong việc tuyên truyền và giáo dục ý thức cho Tăng ni, Phật tử về môi
trường và bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng?
- Cần làm gì để nâng cao ý thức và đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ môi trường
trong cộng đồng Phật tử và người dân thành phố Đà Nẵng?

5. Đóng góp của luận văn
- Đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản, những quan điểm của Phật giáo về môi
trường cũng như những hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đem đến một góc nhìn mới về mối liên hệ giữa con người và môi trường nhằm thay
-3-


đổi nhận thức và hành động để con người sống hòa hợp với thiên nhiên và cùng
chung tay bảo vệ mơi trường.
- Từ việc phân tích, đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường ở một số chùa ở Đà
Nẵng, phát huy những mặt tích cực và nhân rộng cho các chùa trên tồn thành phố,
góp phần hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt,.v.v...
-

Kết quả là nguồn tham khảo cho những nghiên cứu liên quan đến Phật giáo và


bảo vệ môi trường sau này.

6. Thiết kế nghiên cứu
6.1.
-

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tập hợp những quan điểm về bảo vệ

môi trường của Phật giáo, mối tương quan giữa giáo lí Phật giáo và mơi trường.
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu để biết được những

hoạt động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường của GHPGVN ĐN.
6.2.

Đối tượng khảo sát

Đối tượng được khảo sát bằng bảng hỏi: Phật tử.
Đối tượng khảo sát qua phỏng vấn: Tăng ni, một số người có chức sắc trong
các cơ sở Phật giáo tại TPĐN (chùa, tịnh xá).
6.3. Xác định mẫu
Phát phiếu khảo sát cho 63 Phật tử trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Phỏng vấn 9 Tăng ni, chức sắc tại 3 cơ sở Phật giáo được chọn trên địa bàn
TP. Đà Nẵng.
6.4. Công cụ thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu từ hai nguồn như sau:
Bảng câu hỏi: gồm 11 câu hỏi đóng. Nội dung các câu hỏi về nhận thức của
TXl_ Ạ , J 9






J. A 1

9

z\ _________/V •

.

_ Ạ_________

__ <

_ J. /V 1. • Ặ 1_ • Ặ .



r



J. A __________/V •

Phật tử về vấn đề bảo vệ môi trường gồm mức độ hiểu biết về các vấn đề môi trường
tại địa phương, việc tham gia những buổi thuyết giảng liên quan đến vấn đề môi
trường, sự thay đổi nhận thức và hành động sau khi nghe giảng, những hoạt động cụ

-4-


thể, lí do tham gia những hoạt động bảo vệ môi trường do chùa tổ chức.
Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 5 câu dành cho Tăng ni, những người có chức
sắc để tăng độ chính xác và tin cậy đồng thời tìm hiểu quan điểm của người được
phỏng vấn về những vấn đề liên quan

đến hoạt động bảo vệ

môi trường của

GHPGVN ĐN.
6.5. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu được từ bảng hỏi được tính phần trăm và biểu diễn trên bảng, biểu
đồ để cung cấp thông tin định lượng về nhận thức của Phật tử về vấn đề bảo vệ môi
trường trong chương 3.
Thông tin thu được từ phỏng vấn được mã hóa thành dạng văn bản và làm
luận cứ cho chương 3 của luận văn.

7. Cấu trúc tổng quát của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương này sẽ tóm lược lịch sử vấn đề nghiên cứu trong kinh sách Phật giáo
và của học giả trong và ngoài nước, đồng thời, nêu một số khái niệm chính trong đề
tài bao gồm môi trường, bảo vệ môi trường, Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chương 2: Quan điểm của Phật giáo về môi trường và bảo vệ môi trường
Chương này sẽ trình bày những quan điểm của Phật giáo liên quan đến môi
trường và những hành động theo Phật giáo để bảo vệ mơi trường.
Chương 3: Vai trị và thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường của Giáo

hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Đà Nẵng
Chương này nêu nhận thức của Phật tử về tình hình mơi trường tại TP. Đà
Nẵng, thực trạng bảo vệ môi trường, những thành tựu và hạn chế đối với việc bảo vệ
môi trường của GHPGVN ĐN, đồng thời nêu vai trò của GHPGVN ĐN trong việc
tuyên truyền và giáo dục Tăng ni, Phật tử Đà Nẵng về bảo vệ môi trường.

-5-


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Trong kinh sách Phật giáo
Trong Đại tạng kinh Việt Nam, Năm bộ Nikaya, Đức Phật nhắc đến vấn đề

bảo vệ môi trường nhưng nằm rải rác ở một số phần của các bộ kinh. Tinh thần tôn
trọng môi trường được thể hiện qua lối sống của chính Đức Phật. Hàng ngày, Ngài tu
tập, hành thiền hay thuyết pháp ở trong rừng núi, sống gần gũi, hịa mình với thiên
nhiên.
Trong những bộ kinh như: kinh Pháp cú, kinh Từ bi, kinh Địa Tạng, kinh
Phạm Võng,... Đức Phật đều có những phần hàm ý nói đến mơi trường và bảo vệ mơi
trường. Ví dụ, trong kinh Pháp cú [4], Ngài lấy thiên nhiên làm điểm tựa để tu tập:
“Như đất, không sân hận.
Như trụ đá, kiên trì
Như hồ, khơng bùn nhơ
Vị ấy khơng ln hồi.” [4, tr. 50]
Hay trong kinh Từ bi [6], quan điểm của Đức Phật đối với mn lồi được thể
hiện trong đoạn kinh sau:

“Nguyện cho tất cả sinh vật trên Trái Đất đều được sống an lành, những loài
yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những lồi
nhỏ, những lồi ta có thể nhìn thấy, những lồi ta khơng thể nhìn thấy, những lồi ở
gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh. Nguyện cho đừng
loại nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc
ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn. Như một bà mẹ đang đem thân
mạng mình che chở cho đứa con duy nhất, chúng ta hãy đem lòng từ bi mà đối xử
với tất cả mọi loài ” [6, tr. 12]
Ngoài ra, những triết lý được đúc kết và rút ra từ những lời dạy của Phật được
ghi chép trong kinh điển như triết lý Duyên khởi, Nhân quả, sự bình đẳng trong sinh
tồn của con người, vạn vật là nền tảng cho mối quan hệ biện chứng không thể tách


rời giữa môi trường tự nhiên với con người. Lối sống “vô lượng tâm” (từ, bi, hỷ, xả),
“ngũ giới”, “thập thiện”, loại bỏ “tam độc” (tham, sân, si), “thiểu dục tri túc” (biết đủ
và hạn chế ham muốn), v.v... là những yêu cầu cơ bản, thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ
chúng sinh, góp phần trực tiếp bảo vệ mơi trường.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Trong cuốn Quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0 và môi
trường bền vững [18], những quan điểm trong lý thuyết Phật giáo như thuyết Duyên
khởi, Nhân quả được viện dẫn để giải thích cho mối liên hệ giữa con người và tự
nhiên. Công trình này cũng nêu lên một số thực trạng chung của môi trường trong
thời đại ngày nay và liên hệ đến những triết lí Phật giáo nhằm đưa ra những giải pháp
cho vấn đề mơi trường.
Các tác giả Hồng Thúc Lân và Nguyễn Thị Huệ [19] đã đưa ra một khái
niệm tương đối mới “thực hiện công bằng môi trường” là đảm bảo sự bình đẳng
trong việc hưởng thụ cũng như chia sẻ trách nhiệm rủi ro từ môi trường trong điều
kiện BĐKH, giải quyết những vấn nạn của ô nhiễm môi trường. Các tác giả cũng nêu
ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Phật giáo trong
thực hiện bình đẳng mơi trường ở Việt Nam hiện nay.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh [7] đã đưa ra những giới luật, những bản kinh để
làm minh chứng cho mối quan hệ giữa con người với môi sinh. Thiền sư luôn nhắc
nhở rằng mỗi người đã từng là đá, là mây, là cây lá. Thiền sư khuyên nhủ chúng ta
sống có chánh niệm để trang trải tình thương đến mn lồi, trên tinh thần đó thiết
lập những giá trị đạo đức làm căn bản cho hạnh phúc con người trong hiện tại và gìn
giữ mơi trường trong lành cho thế hệ mai sau.
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cho ra đời cuốn sách Phật giáo vùng Mê
Cơng - Ý thức mơi trường và tồn cầu hóa [20]. Cuốn sách đã cho người đọc biết
được tầm quan trọng của nguồn nước và con sông đối với người miền Tây như thế
nào. Đặt ra nhiều vấn đề ô nhiễm cũng như biến đổi khí hậu hiện nay thì Giáo hội
Phật giáo Việt Nam phải làm thế nào. Cuốn sách đã chỉ ra những hoạt động cụ thể
như: muốn thanh lọc nguồn nước trước tiên phải thanh lọc thân tâm, hay giảm cường
độ tiêu thụ vật chất, sử dụng tài nguyên hiệu quả và không chất thải. Cuốn sách bàn


đến những hoạt động bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.
1.1.3. Nghiên cứu ngoài nước
Tập sách Phật giáo và Mơi trường [5] do Đại đức Thích Nhuận Đạt dịch và
chú giải khơng những nói đến mơi trường tồn cầu mà cịn nói đến sự liên hệ giữa
con người đối với môi trường. Giáo lý Duyên khởi của đạo Phật được vận dụng để
giải thích cho sự hiện hữu của mọi sinh vật trên Trái Đất. Tiếp theo, các tác giả đã
đưa ra những nhận định, phân tích và biện luận về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng
con người tự phá hủy mơi trường sống của chính mình, từ đó chỉ ra các giải pháp đi
kèm.
Trong cuốn Đạo Phật và sinh thái học tầng sâu (A manual for Buddhism and
deep ecology) [24], Henning đã dùng phương pháp diễn dịch để giúp người đọc từng
bước hiểu được mối liên hệ giữa đạo Phật và sinh thái học tầng sâu. Những triết lý
như Vô thường, Nhân quả, Nghiệp báo là trọng tâm trong việc thực hành đạo Phật và
ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của con người đối với thế giới. Cuốn sách tập
trung vào quan điểm của Phật về “Một thế giới” (One world) nơi mọi loài sinh sống,

xem Trái Đất là một cộng đồng có liên hệ chặt chẽ đến mọi cuộc sống. Cuối cùng
nêu lên sự đóng góp của các tổ chức Phật giáo về mơi trường, mơi sinh điển hình
như Ái hữu Phật tử cho hịa bình (Buddhist Peace Fellowship), Mạng lưới Phật giáo
dấn thân quốc tế (the International Network of Engaged Buddhists).
Qua lịch sử vấn đề nghiên cứu, ta có thể thấy thái độ tôn trọng thiên nhiên và
ý thức bảo vệ môi trường luôn được Đức Phật đề cao và khuyên dạy đệ tử, tinh thần
này được ghi chép lại trong vài phần của nhiều kinh điển, không tập trung ở một bộ
kinh nào nhất định. Sau này, các tác phẩm nghiên cứu và viết về đề tài Phật giáo và
vấn đề bảo vệ môi trường đa phần là những bài viết ngắn trong sách, báo, tạp chí hay
những bài tham luận trong các cuộc hội nghị, hội thảo, đại hội của Phật giáo về vấn
đề môi trường. Thường những bài này tác giả trình bày chung về mơi trường hiện
nay và đưa ra những lý thuyết Phật giáo nhưng chưa đi sâu tìm hiểu một trường hợp
cụ thể ở địa phương. Do đó, đây cũng là thách thức cho người nghiên cứu khi tìm
hiểu, phân tích hoạt động bảo vệ mơi trường trường hợp Phật giáo tại thành phố Đà
Nẵng.


1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN YẾU
1.2.1.

Môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác

nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên, nghiên cứu về
những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật bảo vệ mơi trường của
Việt nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây.
Kalesnik [12, tr. 5] đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường (được
định nghĩa với môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của Trái Đất bao quanh con
người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội lồi người có quan hệ tương hỗ trực tiếp
với nó, nghĩa là mơi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt

động sản xuất của con người.”
Báo cáo toàn cầu năm 2000 của chương trình mơi trường Liên hợp Quốc
(UNEP) [12, tr. 6], công bố 1982 đã nêu ra định nghĩa môi trường sau đây: “Theo tự
nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và sinh học bao quanh lồi người... Mối
quan hệ giữa lồi người và mơi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa
các cá thể con người với mơi trường bị xố nhồ đi.”
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981 [12, tr.6], môi trường được hiểu là
“Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh
mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người.”
Để thống nhất, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường năm 2014, “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo
có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [14].
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật, đất,
nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản


xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp
để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Mơi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận
lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta cịn phân biệt khái niệm mơi trường nhân tạo, bao gồm tất

cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như
ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, môi
trường được đề cập ở đây là môi trường tự nhiên.
1.2.2.

Bảo vệ môi trường
Theo điều 3 luật Bảo vệ mơi trường do Quốc hội Nước Cộng hịa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam Khóa 13 ban hành năm 2014 [14].
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn chế các
tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy
thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
Điều 4: Nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm:
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm
quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến
đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất
thải.


4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ mơi trường khu vực và tồn cầu;
bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch
sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xun và ưu tiên phịng
ngừa ơ nhiễm, sự cố, suy thối mơi trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần mơi trường, được hưởng lợi từ
mơi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ mơi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, sự cố và suy thối mơi trường phải
khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Những hoạt động bảo vệ mơi trường được khuyến khích
1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ mơi trường, giữ
gìn vệ sinh mơi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ơdơn.
5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải,
công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp
dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm tốn mơi trường; tín dụng xanh; đầu tư
xanh.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá
trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, khu dân cư thân thiện với mơi
trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh


mơi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trường, xóa bỏ hủ tục gây
hại đến mơi trường.

12. Đóng góp kiến thức, cơng sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; thực
hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.
1.2.3.

Phật giáo
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học [21], Phật giáo hay Đạo Phật

là tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thế kỉ thứ VI trước cơng ngun, do Thích Ca Mâu Ni
sáng lập.
Phật giáo dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt
đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật khơng cơng nhận có một đấng tối cao chi phối
đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống
mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc
và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật một tơn giáo đề cao sự bình đẳng.
Đức Phật đã từng nói: “Khơng có đẳng cấp trong dịng máu cùng đỏ như nhau,
khơng có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn” [26].
Giáo lý cơ bản của Phật giáo có 2 vấn đề quan trọng là Lý Nhân duyên và Tứ
diệu đế (Bốn chân lý) [8]. Nhân duyên là một định lý, theo đó mọi sự vật trong vũ trụ
đều có nhân duyên phối hợp với nhau mà thành, khi nhân duyên đã hết sự vật ấy sẽ
không cịn. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi, nguyên nhân
của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu
người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung
quanh do đó được giải thốt. Khi đã vượt qua sự vô minh con người được giải thoát
và trở thành Phật.
Giáo luật Phật giáo [8] gồm những điều quy định nhằm duy trì tổ chức tăng
đồn, hướng mọi người tới chân - thiện - mỹ, phát triển hạnh từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị
tha, biết làm lành lánh dữ để đạt tới giác ngộ và giải thoát. Cốt lõi của giáo luật Phật
giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.
- Ngũ giới là 5 giới cấm:
+ Không sát sinh;



+ Khơng nói sai sự thật;
+ Khơng tà dâm;
+ Khơng trộm cắp;
+ Không uống rượu.
- Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm;
+ Bốn điều thiện về khẩu: khơng nói dối, khơng nói hai chiều, khơng nói điều
ác, khơng nói thêu dệt;
+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà kiến.
Thực hiện năm giới cấm và mười điều thiện giúp con người sống tốt hơn, tạo
nên một xã hội lành mạnh. Trong đó, giới khơng sát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường tự nhiên, giới này không những răn dạy con người khơng sát hại mà cịn
biết tơn trọng và bảo vệ những sinh mạng sống khác.
1.2.4.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là Giáo hội Phật giáo duy nhất được Chính phủ

nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cơng nhận và là thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập sau Đại hội Phật
giáo toàn quốc lần thứ Nhất tổ chức tại Tùng lâm Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7 tháng
11 năm 1981 nhằm thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của Tăng ni, Phật tử Việt
Nam.
Tại Lời nói đầu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, GHPGVN đã
khẳng định: Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam đặt trên nguyên tắc: “Thống nhất ý
chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ
phái và phương tiện tu hành đúng chính pháp vẫn được duy trì”, và xác định
“Phương châm hoạt động của GHPGVN là: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”,

“GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam
trong và ngồi nước”. Hiến chương GHPGVN đã khẳng định: "Mục đích của
GHPGVN là điều hoà, hợp nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để
hộ trì hoằng dương Phật pháp và tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân
tộc, góp phần xây dựng hồ bình, an lạc cho thế giới” [26].


Những hoạt động cơ bản của GHPGVN bao gồm: hoạt động tăng sự, hoạt
động giáo dục Tăng ni, hoạt động hoằng pháp, hoạt động hướng dẫn Phật tử, hoạt
động văn hóa, hoạt động kinh tế tài chính, hoạt động từ thiện, hoạt động Phật giáo
quốc tế, hoạt động nghiên cứu Phật học,v.v...


CHƯƠNG 2
QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1.

Thuyết Duyên khởi và Y chánh bất nhị
Những khái niệm về thiên nhiên và mơi trường được tìm thấy ở học thuyết

Duyên khởi trong Phật giáo. Duyên khởi: tiếng Pali là “Paticcsamuppàda”. Dịch là
“tùy thuộc phát sinh”, nương theo các duyên mà sinh. Thuyết Duyên khởi cũng được
gọi là Nhân duyên sinh, vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị
nhân duyên, là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ
rõ là mọi hiện tượng tâm lý và vật lý tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ
với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố
khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Mọi sự vật hiện tượng bằng cách nào
đó được kết nối với nhau. Bởi vậy, tất cả nguyên tắc thuộc tính đa dạng sinh học và

sự cộng sinh của thiên nhiên và sinh vật là quan trọng nhất để duy trì thế giới chúng
ta. Trong Kinh Phật Tự Thuyết thuộc kinh Tiểu bộ [2] Đức Phật nói:
“Vì cái này có, cái kia có.
Vì cái này sinh, cái kia sinh.
Vì cái này khơng, cái kia khơng.
Vì cái này diệt, cái kia diệt. ” [2, tr. 291]
Khái niệm Y Chánh bất nhị (hay Y Chính bất nhị) do Sư Trạm Nhiên (711782), Tổ thứ sáu của Thiên Thai Tông Trung Quốc đề xuất. Theo đó con người và
mơi trường vốn có mối quan hệ chặt chẽ nhất trí với nhau khơng thể tách rời, tương
tự với tư tưởng Thiên Nhân hợp nhất của Trung Quốc cổ đại, và cũng giống như nhận
định của Engels (1820-1895) trong tác phẩm Biện chứng của tự
nhiên:

Bản thân chúng ta, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới

tự nhiên..[5, tr. 64]. Y Chánh tức Y báo và Chánh báo. Y báo là chỗ nương tựa của
lồi người, “y” có nghĩa nương, “báo” là đáp lại hay nói một cách dễ hiểu Y báo là


những yếu tố thuộc về môi trường, cảnh vật xung quanh con người; Chánh báo là
thuộc về con người. Cả hai có quan hệ mật thiết với nhau, hễ Y báo (mơi trường) bị
hủy hoại thì Chánh báo cũng khơng thể tồn tại. Đồng thời, nếu muốn có được mơi
trường tốt thì cũng phải xây dựng một Chánh báo tốt. Đó chính là việc mỗi người
phải biết sống sao cho văn minh đạo đức cả về mặt vật chất và tinh thần.
Hai thuyết Duyên khởi và Y Chánh bất nhị giải thích hiện tượng của thiên
nhiên và lồi người theo quan điểm Phật giáo, từ đó ta thấy được con người là một
loại sinh mệnh giữa tất cả những sinh mệnh khác, được nối kết với nhau rất phức tạp
trong mạng lưới bao la của những mối quan hệ.
2.1.2. Mọi chúng sinh1 đều bình đẳng
Thuyết “Tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật” cho rằng khơng chỉ con
người, động vật mà ngay cả cỏ cây, gạch đá cũng có Phật tính. Với tư tưởng này, Phật

giáo khẳng định tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Và thế giới này khơng được tạo ra
để cho riêng lồi người thụ hưởng lợi ích. Khơng có lồi nào sinh ra để phục vụ cho
loài khác mà chỉ là do bản năng sinh tồn mà có sự “ăn” lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu loài
người hiểu được lời dạy của Đức Phật về sự bình đẳng thì sẽ tơn trọng sự sống và hạn
chế việc khai thác những loài chúng sinh khác để phục vụ lợi ích cá nhân.
Tinh thần tơn trọng sự sống, yêu mến thiên nhiên, đề cao sự bình đẳng giữa
các loài sống là những giá trị của Phật giáo được đón nhận cho vấn đề bảo vệ mơi
trường hiện nay. Trong khi những tơn giáo Nhất thần2 xem các lồi sống khác như là
những phần thưởng được ban tặng để phục vụ cho con người, dẫn đến sự “lưỡng
phân”, phân chia con người và những loài sống khác như là hai phần đối lập, thì cái
nhìn của Phật giáo về con người và môi trường được xem là một tôn giáo có thái độ
1Trong kinh Lăng Nghiêm, trang 256, Phật đã chia chúng sinh làm 12 loài: Loài sinh từ trứng (Nỗn
sinh), lồi sinh bằng thai (Thai sinh), lồi sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh), loại bỏ bản chất
cũ mà sinh ra hình chất mới như bơng lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh), lồi có sắc
(hình tướng), lồi khơng sắc (ma, quỷ, thần, phi nhân, chư thiên), lồi có tưởng (người), lồi khơng có tưởng
(gỗ, đá, kim loại), lồi chẳng phải có sắc, lồi chẳng phải khơng sắc, lồi chẳng phải có tưởng, và lồi chẳng
phải khơng tưởng.
2Nhất thần hay Độc thần giáo là niềm tin vào sự tồn tại của một Đấng tối cao duy nhất và có uy quyền
phổ quát, hay là tin vào sự duy nhất của Thượng đế.


×