Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Phân tích và So sánh chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi với chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng (người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.75 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


ĐỀ SỚ 13: So sánh chế đợ đới với phạm nhân là người dưới 18 tuổi với chế
độ đối với học sinh trường giáo dưỡng (người dưới 18 tuổi phạm tội được
áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng)
A. MỞ ĐẦU
Thi hành án hình sự là một hoạt động độc lập, giữ vai trò quan trọng đối
với việc giáo dục người phạm tội trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật
và các quy tắc của cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Đối với chủ thể thực hiện
hành vi phạm tội là người dưới 18 tuổi, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của
hành vi phạm tội, nhân thân và mơi trường sống của người đó, Tịa án có thể
qút định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Trong quá
trình thi hành biện pháp này, người dưới 18 tuổi sẽ được hưởng các chế độ quản
lý, giáo dục, lao động,.. phù hợp với độ t̉i, giới tính cũng như tình trạng sức
khỏe của mình.
Đề tài làm rõ nội dung: “So sánh chế độ đối với phạm nhân là người dưới
18 tuổi với chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng (người dưới 18 tuổi
phạm tội được áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng)”.

2


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LA
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VA HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
1. Khái niệm
1.1. Chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi
Quy định của BLHS và BLTTHS hiện hành không đưa ra khái niệm người
chưa thành niên phạm tội và chuyển sang sử dụng khái niệm người dưới 18 tuổi
phạm tội. Đây là khái niệm được sử dụng trong BLHS 1999( sửa đổi, bổ sung


2009). Như vậy, “người chưa thành niên” trong Luật THAHS hiện hành được
hiểu là người phạm tội khi đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi là hệ thống các quy định
pháp luật thi hành án hình sự cần phải được áp dụng và tuân thủ khi thi hành án
phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên nhằm đạt được sự giáo dục,
cải tạo phù hợp với đối tượng này.
1.2.

Chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng

Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp được quy
định trong BLHS 2015 do Tòa án quyết định áp dụng đối với người từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt
với họ nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường
sống của người đó mà cần phải đưa vào trường giáo dưỡng.
Trường giáo dưỡng là cơ sở có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp
luật, văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học
sinh. 1
Học sinh trường giáo dưỡng là người được áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng và phải chịu sự giám sát, giáo dục của nhà trường; học tập,
rèn luyện, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, hướng dẫn của cán bộ, giáo viên
trường giáo dưỡng với thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
Chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng là hệ thống các quy định của
pháp luật thi hành án hình sự bắt buộc phải tuân thủ khi thi hành biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi nhằm giúp họ học tập, rèn
1 Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Tr.321

3



luyện; phát triển về mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người có ích cho
xã hội và có khả năng hịa nhập cộng đồng khi chấp hành xong biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng
2. Cơ sở pháp ly
Để so sánh hai đối tượng này, nhóm dựa trên các cơ sở pháp lí bao gồm:
Luật THAHS 2010 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành như: Văn bản
hợp nhất 05/ VBHN- BCA; Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng 12
năm 2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn,
mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Nghị định số 90/2015/NĐCP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đởi, bở sung một số điều của
Nghị định số 117/2011/NĐ-CP; Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp
dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở
giáo dục bắt buộc; Thông tư 20/2015/TT-BCA ngày 14 tháng 5 năm 2015 của
Bộ Công an về việc ban hành Nội quy trường giáo dưỡng; Thông tư
43/2015/TT-BCA quy định về thăm gặp; nhận, gửi thư, tiền, quà; liên lạc đối với
học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc; Thông tư liên tịch
số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tở chức dạy văn
hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục cơng dân, phở biến thơng tin thời sự, chính
sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân;...
II. SO SÁNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LA NGƯỜI DƯỚI 18
TUỔI VỚI CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
Trên cơ sở những tiêu chí về từng chế độ đối với phạm nhân là người dưới
18 t̉i và học sinh trường giáo dưỡng, nhóm lập bảng so sánh (Tại Phụ lục) và
tiến hành phân tích, so sánh cụ thể từng tiêu chí trong chế độ của hai đối tượng
này.
1. Chế độ quản ly
Do được áp dụng tại các cơ sở khác nhau (trại giam và trường giáo dưỡng)
nên về cơ bản, chế độ quản lí của hai đối tượng này ít có điểm tương đồng.
4



Trong trường hợp người chấp hành chết thì đều báo ngay cho cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát cấp tỉnh để xác định nguyên nhân chết; đồng thời thông báo ngay
cho thân nhân của người đó biết. Sau khi được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
cho phép mai táng thì nơi người đó chấp hành có trách nhiệm tổ chức mai táng
và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Cơng an để thơng báo
cho Tồ án đã ra qút. Kinh phí cho việc mai táng do ngân sách nhà nước cấp.
Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chấp hành có đơn đề
nghị được nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại
tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện có thể xem xét, giải
qút, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự
và vệ sinh môi trường.
Chế độ quản lí đối với phạm nhân là người dưới 18 t̉i và học sinh
trường giáo dưỡng có những điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, người giám sát, quản lí, trong quá trình chấp hành biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng, học sinh phải chịu sự giám sát, quản lí giáo dục
của cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy
nhà trường. Phạm nhân là người dưới 18 t̉i được quản lí bởi giám thị, cán bộ
trại giam.
Thứ hai, trường hợp bỏ trốn, thời gian bỏ trốn đều khơng được tính vào
thời gian chấp hành. Tuy nhiên về người có trách nhiệm truy tìm, trường hợp
học sinh trường giáo dưỡng bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ra quyết
định và tổ chức truy tìm. Cịn khi phạm nhân là người dưới 18 t̉i bỏ trốn, trại
giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh, cơ quan thi
hành án hình sự Cơng an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp qn khu
phải tở chức truy bắt ngay. Trong 12h, những người có thẩm quyền phải ra quyết
định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt.
Về việc xử lí, tiếp nhận sau khi bỏ trốn, học sinh trường giáo dưỡng khi bị
bắt được hoặc nhận bàn giao, cơ quan Công an phải lập biên bản, lấy lời khai,
lưu giữ và quản lý người bỏ trốn, thông báo ngay cho trường giáo dưỡng đã ra
quyết định truy tìm. Khi nhận được thơng báo, trường giáo dưỡng đã ra quyết

5


định truy tìm phải cử người đến ngay để nhận và đưa học sinh bỏ trốn về trường
giáo dưỡng. Đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi bỏ trốn , sau khi bắt hoặc
tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã , cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp
nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt và gửi ngay thông báo cho
cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận
được thông báo , cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác
định đúng là người đang bị truy nã hay khơng; nếu xác định đúng thì phải đến
nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan
điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Dù cả hai chế độ đều quy định việc giao nhận phải được lập thành biên bản
nhưng khi giao nhận phạm nhân là người dưới 18 tuổi cần kèm thêm hồ sơ theo
quy định.
Thứ ba, trường hợp trích xuất: Thời hạn trích xuất đều được tính vào thời hạn
chấp hành. Tuy nhiên, về thẩm quyền ra lệnh trích xuất, việc trích xuất học sinh
chỉ được thực hiện khi có lệnh trích xuất của người có thẩm quyền theo u cầu
của cơ quan đang thụ lý vụ án theo Lệnh trích xuất. Đối với phạm nhân là người
dưới 18 tuổi, thẩm quyền ra lệnh trích xuất, đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân
bao gồm: Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Cơng an,
Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phịng, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi
hành án hình sự cấp qn khu ...(Thơng tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BCABQP-TANDTC-VKSNDTC).
Khi bàn giao, đối với học sinh trường giáo dưỡng thì cơ quan u cầu trích
xuất chịu trách nhiệm đưa và trả học sinh trích xuất đến trường đúng thời hạn đã
ghi trong lệnh trích xuất; khi giao nhận học sinh phải lập biên bản (Nghị định số
52/2001/NĐ-CP). Việc tiếp nhận phạm nhân được trích xuất đến trại giam, trại
tạm giam, nhà tạm giữ để tiếp tục chấp hành án được thực hiện theo quy định
chung tại Điều 26 Luật Thi hành án hình sự.

Thứ tư, trường hợp xem xét chấm dứt việc chấp hành trước thời hạn:
6


Điều kiện được xem xét chấm dứt việc chấp hành trước thời hạn đều quy
định phải chấp hành một phần hai thời hạn, có ý thức tốt. Tuy nhiên, các quy
định đối với phạm nhân dưới 18 tuổi được quy định chặt chẽ hơn tại Nghị qút
01/2018/NQ-HĐTP như cịn bở sung về có nơi cư trú rõ ràng, đã chấp hành
xong hình phạt bở sung...
Về người có thẩm quyền ,Hiệu trưởng đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện
nơi trường đóng xem xét, quyết định chấm dứt việc chấp hành biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng trước thời hạn( Điều 137 Luật THADS 2010). Còn phạm
nhân là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định chung, Trại giam, Trại
tạm giam...lập hồ sơ đề nghị chuyển cho Viện kiểm sát và Tòa án nơi phạm nhân
đang chấp hành ( Điều 368 BLTTHS 2015).
Thứ năm, về thủ tục thi người chấp hành đã chấp hành xong: Học sinh
trường giáo dưỡng ra trường được áp dụng theo các thủ tục quy định tại Điều
139 Luật THAHS 2010. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được áp dụng theo các
quy định chung tại Điều 40 Luật THAHS 2010.
2. Chế độ ăn
Giống nhau:
Xem xét các quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010 và các nghị định
có liên quan, có thể nhận thấy trong chế độ ăn thì cả hai đối tượng là phạm nhân
là người dưới 18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng đều được bảo đảm tiêu
chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, nước mắm, bột ngọt, muối,
chất đốt. Cụ thể tiêu chuẩn của họ giống nhau về các định lượng sau: 17kg gạo,
0,5 kg đường, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh. Tiêu chuẩn chất đốt của cả 2 đối
tượng này trong một tháng đều là tương đương 15 kg than hoặc 17 kg củi. Đồng
thời, họ cũng được đảm bảo về ăn, uống vệ sinh, an tồn thực phẩm.
Khác nhau:

Mợt là, chế độ ăn, nghỉ của phạm nhân là người dưới 18 tuổi bị ốm, bị bệnh
sẽ do Giám thị trại giam quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế.
Còn chế độ ăn , nghỉ đối với học sinh trường giáo dưỡng ốm đau sẽ do
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
7


Sự khác nhau này xuất phát từ sự khác nhau về chế độ quản lý của hai đối
tượng. Nếu như phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được giam giữ trong các trại
giam và chịu sự quản lý của Giám thị trại giam thì học sinh trường giáo dưỡng
sẽ học tập, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý của trường giáo dưỡng mà đứng
đầu là Hiệu trưởng.
Hai là, phạm nhân là người dưới 18 tuổi sẽ được bảo đảm tiêu chuẩn định
lượng ăn như phạm nhân là người thành niên và được tăng thêm về thịt, cá
nhưng không quá 20% so với định lượng. Cụ thể, đối tượng này sẽ được hưởng
các tiêu chuẩn trong một tháng khác với học sinh trường giáo dưỡng là: không
quá 0,84 kg thịt; không quá 0,96 kg cá; 01 kg muối; 0,75 lít nước mắm. Trong
khi đó, học sinh trường giáo dưỡng có tiêu chuẩn trong một tháng: 01 kg thịt; 01
kg cá; 0,8 kg muối; 01 lít nước mắm.
Có thể thấy đây là những quy định rất tiến bộ, nhằm bảo đảm tốt hơn các
điều kiện vật chất và bảo đảm sức khỏe để phạm nhân là người dưới 18 tuổi
cũng như học sinh trường giáo dưỡng yên tâm lao động, học tập, giáo dục, cải
tạo. Do môi trường sinh hoạt của họ là khác nhau nên pháp luật đã quy định
những tiêu chuẩn ăn khác nhau để phù hợp với từng đối tượng.
Ba là, vào các ngày lễ, Tết dương lịch, Ngày lễ, tết theo quy định của pháp
luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn
ngày thường. Ngày lễ, Tết dương lịch thì học sinh được ăn thêm khơng q 3 lần
tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết Nguyên đán thì học sinh được ăn thêm
không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường. Điều nãy đã thể hiện chính sách
nhân đạo của Nhà nước đối với các phạm nhân là người dưới 18 tuổi và học sinh

trường giáo dưỡng vào các dịp đặc biệt – những ngày lễ, Tết của dân tộc.
3. Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt
Giống nhau:
Pháp luật thi hành án hình sự đều đã có những quy định cụ thể về việc cấp
quần áo cũng như đồ dùng sinh hoạt cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi và
học sinh trường giáo dưỡng. Đối với những công việc mà pháp luật quy định
8


phải có bảo hộ lao động thì họ đều được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ lao
động phù hợp với yêu cầu của công việc.
Theo quy định của Luật THAHS 2010, Nghị định số 117/2011/NĐ-CP và
Nghị định số 02/2014/NĐ-CP thì tiêu ch̉n về chế độ mặc mỡi năm của phạm
nhân là người dưới 18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng gần như tương đương
nhau, bao gồm: 03 bộ quần, áo dài; 02 bộ quần, áo lót; 02 đôi dép nhựa; 03 bàn
chải đánh răng; 01 áo mưa nilông; 01 mũ cứng; 01 mũ vải; 02 chiếc chiếu cá
nhân; Tổng mỗi quý họ sẽ được cấp 01 tuýp kem đánh răng 150 g loại thông
thường, 01 kg xà phịng, 01 lọ nước gội đầu 200 ml loại thơng thường. Đối với
các trại giam/trường giáo dưỡng từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra, phạm nhân là
người dưới 18 tuổi/học sinh trường giáo dưỡng được cấp 01 chăn bông không
quá 02 kg, có vỏ dùng trong 02 năm. Đồng thời, mỗi năm, phạm nhân là người
chưa thành niên thuộc khu vực này sẽ được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01
mũ len.Đây là những quy định rất tiến bộ, nhằm bảo đảm tốt hơn các điều kiện
vật chất và bảo đảm sức khỏe để các đối tượng này yên tâm lao động, học tập,
giáo dục, cải tạo.
Khác nhau:
Một là, phạm nhân là người dưới 18 tuổi được cấp 02 khăn mặt/năm còn
học sinh trường giáo dưỡng được cấp 03 khăn mặt/năm.
Hai là, phạm nhân là người dưới 18 t̉i thì 04 năm sẽ được cấp 01 màn,
01 chăn. Cịn màn, chăn bơng, tấm đắp sẽ được cấp cho học sinh khi vào trường

giáo dưỡng. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 2
lần. Bởi lẽ theo quy định tại Điều 96 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đởi, bở sung
2017 thì Tịa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong
khoảng thời hạn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Cịn phạm nhân là người dưới 18 t̉i thì khoảng thời gian chấp hành án của họ
còn tùy thuộc vào tội phạm mà họ đã thực hiện.
Ba là, phạm nhân nữ dưới 18 tuổi được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân
cần thiết có giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ thường. Trong khi đó, Học sinh nữ
9


được cấp thêm mỗi tháng một khoản tiền tương đương với 03 kg gạo tẻ loại
thường.
Từ những sự khác biệt trên, có thể thấy chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt
dành cho học sinh trường giáo dưỡng có những ưu tiên hơn so với phạm nhân là
người dưới 18 tuổi. Mặc dù nằm trong cùng độ tuổi nhưng một bên là chủ thể bị
áp dụng biện pháp tư pháp, tức là họ phạm tội nhưng khơng phải chịu hình phạt,
còn một bên là chủ thể của tội phạm đang chấp hành án. Ở đây, chính sách nhân
đạo được đặt lên hàng đầu nên nội dung hoạt động của các trường giáo dưỡng
chủ yếu là giáo dục, từ văn hoá, ý thức cho đến dạy nghề cho các em chứ khơng
phải là giam giữ hay trừng phạt. Cịn đối với phạm nhân là người dưới 18 t̉i
thì cần có sự nghiêm khắc hơn, tuy nhiên vấn hướng đến mục đích chủ yếu là
giáo dục, cải tạo họ, giúp họ phát triển lành mạnh để trở thành cơng dân tốt, có
ích cho xã hội.
4. Chế độ ở
Chế độ ở của phạm nhân là người dưới 18 t̉i có sự khác biệt so với chế
độ ở của học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Một là, chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là người chưa thành niên là
03 mét vuông (3 m2), có ván sàn hoặc giường.Cịn học sinh trường giáo dưỡng
được bố trí giường hoặc sàn nằm. Nếu chỡ nằm của học sinh bằng sàn xây xi

măng hoặc lát gạch men thì phải có ván ép bằng gỡ đặt trên mặt sàn. Diện tích
nằm tối thiểu cho mỡi học sinh là 2,5 m2.
Hai là, phạm nhân là người dưới 18 t̉i thì được ở trong buồng giam tập
thể. Cịn học sinh trường giáo dưỡng sẽ được bố trí ở buồng tập thể theo lớp,
đội, tở hoặc nhóm phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý, giáo dục từng loại
đối tượng. Ban đêm, học sinh ngủ trong các phòng tập thể có khóa cửa bên
ngồi và có cán bộ thường trực tại các khu ở. Quy định này sẽ giúp cho các em
hòa đồng với các bạn trong lớp, trong tở, nhóm, thuận lợi cho việc học tập và
rèn luyện, qua đó góp phần đảm bảo cho việc thực hiện chế độ giáo dục của
trường giáo dưỡng được hiệu quả hơn.
5. Chế độ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải tri
10


Giống nhau:
Bên cạnh việc quy định phạm nhân là người dưới 18 tuổi và học sinh
trường giáo dưỡng phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan,
người có thẩm quyền thì pháp luật vẫn đảm bảo cho họ được hưởng các quyền
công dân, trừ những quyền bị pháp luật và Toà án tước, cụ thể là: các quyền cơ
bản của công dân mà phạm nhân bị tước hoặc bị hạn chế như quyền tự do đi lại,
quyền tự do cư trú; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền tự do
kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bất khả xâm phạm về chỡ ở; quyền
bảo đảm bí mật thư tín, điện tín… Phạm nhân là người dưới 18 t̉i và học sinh
trường giáo dưỡng vẫn được hưởng các quyền cơ bản của công dân như quyền
được sống, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự, nhân phẩm; ;
quyền được thông tin, học tập, lao động, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao; ...
Cụ thể, họ được đảm bảo về sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí.
Ngồi thời gian lao động, học tập hàng ngày, họ đều được tham gia các hoạt
động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, nghe đài, đọc sách, báo,
xem truyền hình và các hình thức vui chơi giải trí khác phù hợp với đặc điêm

của từng đối tượng cũng như điều kiện của đơn vị quản lý. Một điểm tiến bộ
trong quy định của pháp luật hiện hành đó là việc xây dựng các thư viện với các
trang thiết bị cơ bản phục vụ nhu cầu đọc sách, báo và giải trí cho phạm nhân là
người dưới 18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng. Mỗi phân trại của trại giam
hoặc phân hiệu của trường giáo dưỡng thành lập khu vui chơi, sân thể thao,
được trang bị một hệ thống truyền thanh, mỡi buồng giam hoặc phịng ở tập thể
được trang bị một máy vô tuyến truyền hình màu.
Quy định này sẽ tạo điều kiện cho họ khơng chỉ được trau dồi thêm kiến
thức mà cịn được vui chơi, giải trí mơt cách lành mạnh.
Khác nhau:
Khoản 6 Điều 14 Nghị định 117/2011/NĐ-CP quy định thời gian sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là người chưa thành niên
được tăng gấp hai lần so với phạm nhân là người đã thành niên. Còn đối với học
11


sinh trường giáo dưỡng thời gian này sẽ được phân bổ hợp lý tùy thuộc vào nội
quy cũng như kế hoạch tổ chức các hoạt động này của trường giáo dưỡng.
6. Chế độ lao động
Đối với chế độ lao động, cả phạm nhân là người dưới 18 tuổi và học sinh
trường giáo dưỡng đều được tham giao lao động phù hợp với độ t̉i và sức
khỏe của mình. Quy định này nhằm đảm bảo cho thể chất của phạm nhân dưới
18 tuổi hay học sinh trường giáo dưỡng đều được phát triển bình thường, khỏe
mạnh. Hơn nữa, họ cùng được bố trí những cơng việc mà khơng phải là cơng
việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc phải tiếp xúc với chất độc hại. Những công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định trong Danh mục nghề, công việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban
hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH), ví dụ như nạp ắc quy, sửa
chữa đèn lị; sửa chữa, cấp phát ắc quy, đèn lò,... Quy định chế độ lao động của
phạm nhân là người dưới 18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng như vậy là hoàn

toàn hợp lí, vì đây là điều kiện cần thiết để bảo vệ sức khỏe của họ, cũng như
đảm bảo các nguyên tắc thi hành án hình sự là “bảo đảm nhân đạo xã hội chủ
nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”
và “thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ
họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã
hợi”,...
Ngồi những quy định về chế độ lao động giống như của phạm nhân là
người dưới 18 t̉i thì chế độ lao động đối với học sinh trường giáo dưỡng cịn
có những quy định khác quy định cụ thể hơn về chế độ này, cụ thể:
Thứ nhất, độ tuổi của học sinh trường giáo dưỡng phải tham gia lao động
được xác định là học sinh từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 t̉i, theo đó, ngồi giờ học
tập, họ phải tham gia lao động do trường tổ chức (theo Khoản 1 Điều 19 Nghị
định 02/2014/NĐ-CP).

12


Thứ hai, thời gian lao động của học sinh trường giáo dưỡng cũng được quy
định rõ ràng, cụ thể: Họ lao động không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Thời
gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ
trong 01 tuần (theo Khoản 2 Điều 129 LTHAHS 2010).
Thứ ba, trong chế độ lao động của học sinh trường giáo dưỡng, pháp luật
cịn có quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh là phải tích cực, tự giác,
chăm chỉ tham gia lao động; chấp hành nghiêm kỷ luật, quy định, hướng dẫn của
cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng trong lao động; không chống đối, chây lười,
trốn tránh hoặc cản trở việc lao động; thuê hoặc bắt học sinh khác phục vụ, làm
thay cơng việc của mình hoặc của học sinh khác dưới bất kỳ hình thức nào; tự ý
di dời, cố tình làm hỏng, phá hủy máy móc, dụng cụ, vật tư, nguyên liệu, sản
phẩm hoặc vật dụng khác hoặc mang máy móc, trang thiết bị lao động ra ngồi
trường giáo dưỡng hoặc đưa vào khu nội trú khi chưa có sự đồng ý của cán bộ,

giáo viên trường giáo dưỡng (theo Điều 6 Thông tư 20/2015/TT-BCA).
7. Chế độ học văn hóa, giáo dục, học nghề

Chế độ học văn hóa, giáo dục, học nghề đối với phạm nhân là người dưới
18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng đều cùng có quy định là những người này
nếu chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn
hóa là bắt buộc. Tức họ phải thực hiện bắt buộc học chương trình tiểu học, phổ
cập trung học cơ sở. Và thời gian học văn hóa của họ đều thống nhất là từ thứ 2
đến thứ 6, được nghỉ vào những ngày lễ, Tết. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi
và học sinh trường giáo dưỡng đều được quy định về việc được học giáo dục
công dân, giáo dục hướng nghiệp, học nghê, giáo dục chuẩn mực đạo đức, kĩ
năng sống cơ bản; được phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật,...
Chế độ học văn hóa, giáo dục, học nghề đối với phạm nhân là người dưới
18 t̉i có một số điểm khác so với chế độ của học sinh trường giáo dưỡng như
sau:
13


Thứ nhất, đối với phạm nhân là người dưới 18 t̉i thì ngồi chương trình
tiểu học, phở cập trung học cơ sở là bắt buộc phải học thì việc thực hiện học
nghề cũng là bắt buộc nhưng đối với học sinh trường giáo dưỡng thì học nghề
khơng phải là chương trình giáo dục bắt buộc.
Thứ hai, việc giáo dục về văn hóa, pháp luật và dạy nghề cho phạm nhân là
người dưới 18 t̉i nhằm mục đích rõ ràng là để chuẩn bị điều kiện cho họ hòa
nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. Mục đích này càng rõ hơn
khi khoản 3 Điều 14 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BCA tổ chức quản lý phạm
nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân quy định
về việc họ được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, giáo dục, hỗ trợ các thủ tục pháp lý
cần thiết để có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có
ích cho xã hội. Nhưng đối với học sinh trường giáo dưỡng thì khơng có mục

đích như vậy. Bởi lẽ xuất phát từ việc phạm nhân là người dưới 18 tuổi là người
dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, họ là những người đã bị áp
dụng hình phạt tù do đã thực hiện hành vi phạm tội; còn đối với học sinh trường
giáo dưỡng, mặc dù họ cũng là những người phạm tội nhưng họ khơng phải chịu
hình phạt mà chỉ bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Nên so về tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội thì hành vi phạm
tội của phạm nhân là người dưới 18 tuổi nghiêm trọng, nguy hiểm hơn hành vi
của học sinh trường giáo dưỡng, do đó, xã hội sẽ khắt khe hơn đối với phạm
nhân là người dưới 18 t̉i. Chính vì điều này mà họ cần phải có những sự ch̉n
bị cần thiết để tái hịa nhập cộng đồng, có việc làm ởn định để tránh việc tiếp tục
phạm tội.
Thứ ba, về thời gian học, phạm nhân là người dưới 18 tuổi phải học cả
ngày thứ 7, mỗi ngày phải học 1 buổi và mỗi buổi 4h. Cịn học sinh trường giáo
dưỡng thì khơng phải học ngày thứ 7 và khơng có quy định về thời gian cụ thể
của mỗi buổi học.

14


Thứ tư, chế độ học văn hóa của học sinh trường giáo dưỡng còn được quy
định những nội dung cụ thể khác mà trong các quy định về chế độ áp dụng đối
với phạm nhân là người dưới 18 tuổi khơng có, đó là: Mợt là, đối với những học
sinh đã bỏ học trước khi vào trường giáo dưỡng mà khơng có hồ sơ, học bạ thì
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp
huyện nơi trường giáo dưỡng đóng trụ sở tở chức kiểm tra kiến thức hai mơn
văn và tốn bằng hình thức kiểm tra viết. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng quyết định xếp lớp học văn hóa cho phù hợp. Quyết
định này thay cho học bạ những năm trước đã mất để xét tốt nghiệp cho học
sinh. Hai là, kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho mỗi học sinh cũng được
quy định chi tiết. Theo đó, mỡi học sinh hàng tháng có được kinh phí tương

đương với 07 kg gạo tẻ loại thường tính theo giá thị trường của từng địa phương
để mua sách, vở, đồ dùng học tập. Ba là, trong chế độ học văn hóa của học sinh
trường giáo dưỡng có quy định thêm về việc tở chức thi cử, và giá trị văn bằng,
chứng chỉ. Cụ thể, trường giáo dưỡng có trách nhiệm tở chức cho học sinh thi
học kỳ, thi kết thúc năm học, thi chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi
vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương
trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sổ điểm, học
bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo
dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Cơng
an. Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa, học nghề trong trường giáo dưỡng có giá
trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông (Theo khoản 1 Điều 18
Nghị định 02/2014/NĐ-CP). Với những quy định cụ thể, chi tiết như thế này thì
giúp cho việc tở chức học văn hóa của học sinh trường giáo dưỡng được đảm
bảo, qua đó góp phần bảo đảm cho quyền lợi của chính những học sinh trường
giáo dưỡng.
Thứ năm, Điều 5 Thơng tư 20/2015/TT-BCA có quy định thêm một nội
dung quy định về học tập, trong đó quy định nghĩa vụ của học sinh trường giáo
dưỡng mà trong chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 t̉i khơng có, cụ
15


thể gồm: Một là thực hiện tốt “5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng”. Hai là.
tích cực, tự giác, chăm chỉ học tập. Đi học phải mặc đồng phục theo quy định
của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, đi giày hoặc dép, mang theo đầy đủ sách,
vở, tài liệu và dụng cụ học tập. Trong giờ học phải giữ tư thế, thái độ nghiêm
túc; ra, vào lớp phải xin phép và phải được sự đồng ý của giáo viên; không để
mất, nhàu nát tài liệu, sách, vở. Ba là, kính trọng, lễ phép, khiêm tốn, cư xử đúng
mực với thầy, cơ giáo, học sinh khác. Đồn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong học
tập và không cản trở việc học tập của học sinh khác. Với quy định cụ thể này,
học sinh trường giáo dưỡng sẽ biết rõ nội quy và trách nhiệm của mình, từ đó

mọi người đảm bảo chấp hành một cách thống nhất, công bằng.
8. Chế độ gặp, liên lạc với người thân
Chế độ gặp, liên lạc với người thân của phạm nhân là người dưới 18 t̉i
với học sinh trường giáo dưỡng có những nội dung giống nhau như sau: Cả 2
đối tượng này đều được phép gặp thân nhân, liên lạc với nhân thân bằng điện
thoại và được nhận sách vở, đồ dụng học tập, dụng cụ thể thao, vui chơi giải trí.
Và mỡi lần gặp nhân thân phải không quá 3 giờ trừ một số trường hợp đặc biệt.
Chế độ gặp, liên lạc với người thân của 2 đối tượng này có một số sự khác
biệt gồm:
Thứ nhất, số lần thăm gặp học sinh trường giáo dưỡng sẽ tùy theo kế
hoạch tổ chức của trường giáo dưỡng phù hợp với mục đích giáo dục và sinh
hoạt của từng đơn vị, trong khi đó, nếu thân nhân thăm gặp phạm nhân dưới 18
t̉i thì bị giới hạn số lần thăm gặp là 3 lần/1 tháng. Và trong trường hợp đặc
biệt thì phạm nhân dưới 18 tuổi được gặp thân nhân không quá 24 giờ. Cịn đối
với học sinh trường giáo dưỡng thì nếu chấp hành tốt Nội quy trường giáo
dưỡng, tích cực học tập, lao động, rèn luyện hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho
kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ/lần (điểm b khoản 1 Điều 3
16


Thơng tư 43/2015/TT-BCA). Ngồi ra, chế độ thăm gặp đối với học sinh trường
giáo dưỡng còn quy định cụ thể về giờ được thăm gặp trong ngày như chỉ được
gặp người thân từ 7 giờ đến 11 giờ buồi sáng, từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút buổi
chiều tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết (khoản 3 Điều 3 Thông
tư 43/2015/TT-BCA).
Thứ hai, trong chế độ thăm gặp và liên lạc với thân nhân của phạm nhân
dưới 18 tuổi chỉ nêu về việc nhà nước khuyến khuyến khích thân nhân của phạm
nhân là người chưa thành niên quan tâm thăm gặp, gửi sách vở, đồ dùng học tập,
dụng cụ thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho phạm nhân mà khơng có quy định

cụ thể việc việc nhận các đồ vật khác. Trong khi đó, quy định về chế độ đối với
học sinh trường giáo dưỡng thì có hẳn chương III và Điều 11 Thơng tư
43/2015/TT-BCA quy định chi tiết về việc nhận, gửi thư, quà, thuốc chữa bệnh
và tiền. Với quy định rõ ràng cụ thể như vậy không chỉ để các trường giáo
dưỡng thực thi đúng và thống nhất, mà còn đảm bảo được quyền lợi cho những
đối tượng này.
Thứ ba, trong khi phạm nhân dưới 18 tuổi được liên lạc với thân nhân qua
điện thoại mỗi tháng không quá 4 lần, mỗi lần khơng q 10 phút thì học sinh
trường giáo dưỡng chỉ được liên lạc với người thân mỗi lẫn không quá 5 phút và
không quy định cụ thể số lần mà tùy theo điều kiện, kế hoạch của mỗi trường
giáo dưỡng (khoản 1 Điều 12 Thông tư 43/2015/TT-BCA).
III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC SO SÁNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN LA
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VỚI CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG
GIÁO DƯỠNG
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển hồn thiện cả về thể lực và trí
lực, bởi thế việc nghiên cứu chính sách pháp luật thi hành án hình sự áp dụng
đối với đối tượng này nói chung là hết sức cần thiết. Việc xây dựng được những
chính sách pháp luật tiến bộ sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển toàn
17


diện của họ; đồng thời góp phần giúp người dưới 18 t̉i phạm tội trở thành
người có ích cho xã hội. Bởi lẽ, họ phạm tội xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu
là họ nhất thời nông nổi, bồng bột, chưa có suy nghĩ chín chắn đối với hành vi
của bản thân.
Với ý nghĩa đó, việc so sánh chế độ đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi
phạm tội và chế độ đối với học sinh trường giáo dưỡng sẽ nhằm làm rõ điểm
tương đồng và khác biệt giữa hai chế độ này. Đây chính là cơ sở để đánh giá mỡi
chế độ có hợp lí với người dưới 18 t̉i phạm tội hay khơng? Có phù hợp, đảm
bảo khách quan khi so sánh với đối tượng khác hay khơng. Từ sự khác biệt mà

nhóm đã so sánh là căn cứ cho rằng bản chất của hai chế độ là khác nhau, mang
đến ý nghĩa và mục đích khác biệt. Từ đó, cho thấy việc pháp luật vẫn quy định
về hình phạt tù và biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là phù hợp.
Đồng thời, việc so sánh là cơ sở để xây dựng, thực hiện và tiếp tục hồn thiện
chính sách thi hành án hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đối với hình
phạt tù và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Từ đó sẽ bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của những người này trong thời gian thi hành án.

18


C. KẾT ḶN
Cơng tác thi hành án hình sự, nhất là thi hành án phạt tù, thi hành biện pháp
tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đã góp phần quan trọng vào kết quả đấu
tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã
hội; bảo đảm bản án, qút định của Tịa án có hiệu lực pháp luật và được thi
hành nghiêm chỉnh, triệt để, đúng pháp luật; giáo dục, cải tạo người phạm tội,
người có hành vi phạm tội nhưng khơng phải chịu hình phạt trở thành người có
ích cho xã hội. Với các quy định tiến bộ về chế độ đối với phạm nhân là người
dưới 18 tuổi và học sinh trường giáo dưỡng đã thể hiện truyền thống nhân văn,
nhân đạo của Nhà nước đề cao và bảo đảm quyền con người, quyền cơng dân
trong thi hành án hình sự.

19


PHỤ LỤC
STT
1


2

Tiêu chi Chế độ đối với phạm nhân
là người dưới 18 tuổi
Cơ sở Điều 50-53 LTHAHS 2010
pháp ly Điều
14
Nghị
định
117/2011/NĐ-CP
Điều
1
Nghị
định
90/2015/NĐ-CP
Điều 13 Thông tư liên tịch
số
02/2012/TTLT-BCABQP-BTP-BGDĐT
Chế độ
quản ly

Phạm nhân là người chưa
thành niên được giam giữ
theo chế độ riêng phù hợp
với sức khoẻ, giới tính và
đặc điểm nhân thân.

20

Chế đợ đới với học sinh

trường giáo dưỡng
Các Điều 127, 129, 131,
132, 133, 136 LTHAHS
2010.
Các Điều 15, 16, 17, 18, 19,
20 Nghị định 02/2014/NĐCP
Điều 5, Điều 6 Thông tư
20/2015/TT-BCA
Điều 3, Điều 11, Điều 12
Thông tư 43/2015/TT-BCA
Học sinh phải chịu sự
giám sát, quản lý của cán
bộ, giáo viên trường giáo
dưỡng và chấp hành nghiêm
chỉnh nội quy của nhà
trường.
Căn cứ vào độ t̉i,
giới tính, trình độ văn hố,
tính chất và mức độ vi
phạm, trường giáo dưỡng
bố trí học sinh thành các tở,
lớp và phân cơng giáo viên
trực tiếp phụ trách.
Trường hợp học sinh
bỏ trốn thì Hiệu trưởng
trường giáo dưỡng ra quyết
định và tổ chức truy tìm.
Thời gian học sinh bỏ trốn
khơng được tính vào thời
hạn chấp hành biện pháp

đưa vào trường giáo dưỡng.
Khi bắt giữ mà học sinh có
hành vi chống đối thì được
áp dụng biện pháp cưỡng
chế cần thiết theo quy định
của pháp luật. Uỷ ban nhân
dân và cơ quan Cơng an các
cấp có trách nhiệm phối
hợp trong việc truy tìm, bắt


3

Chế độ
ăn

Phạm nhân là người
chưa thành niên được bảo
đảm tiêu chuẩn định lượng
ăn như phạm nhân là người
thành niên và được tăng
thêm về thịt, cá nhưng
không quá 20% so với định
lượng

21

giữ học sinh bỏ trốn. Khi
phát hiện người bị truy tìm,
mọi người có trách nhiệm

báo ngay cho cơ quan Cơng
an, Uỷ ban nhân dân nơi
gần nhất hoặc bắt giữ và
đưa đến các cơ quan này.
Khi bắt được người bỏ
trốn hoặc nhận bàn giao
người đó, cơ quan Cơng an
phải lập biên bản, lấy lời
khai, lưu giữ và quản lý
người bỏ trốn, thông báo
ngay cho trường giáo dưỡng
đã ra quyết định truy tìm.
Khi nhận được thơng báo,
trường giáo dưỡng đã ra
qút định truy tìm phải cử
người đến ngay để nhận và
đưa học sinh bỏ trốn về
trường giáo dưỡng. Việc
giao, nhận học sinh bỏ trốn
phải lập biên bản. Thời gian
lưu giữ được tính vào thời
gian chấp hành biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng.
Học sinh được bảo
đảm tiêu chuẩn định lượng
về gạo, rau xanh, thịt, cá,
đường, nước mắm, bột
ngọt, muối, chất đốt.
Chế độ ăn đối với học
sinh ốm đau, bệnh tật,

thương tích do y sĩ hoặc bác
sĩ chỉ định.
Tiêu chuẩn ăn của mỗi
học sinh trong một tháng
như sau:
a) Gạo 17 kg;
b) Thịt 01 kg;
c) Cá 01 kg;
d) Đường 0,5 kg;
đ) Nước mắm 01 lít;
e) Bột ngọt 0,1 kg;


4

Chế
mặc, đờ
dùng
sinh
hoạt

Ngồi tiêu ch̉n mặc
và tư trang như phạm nhân
thành niên, mỗi năm phạm
nhân là người chưa thành
niên được cấp thêm 01 bộ
quần áo dài, 01 mũ cứng,
01 mũ vải; đối với các trại
giam từ tỉnh Thừa Thiên
22


g) Muối 0,8 kg;
h) Rau xanh 15 kg.
Ngày lễ, Tết dương
lịch thì học sinh được ăn
thêm không quá 3 lần tiêu
chuẩn ngày thường; các
ngày Tết Ngun đán thì
học sinh được ăn thêm
khơng q 5 lần tiêu chuẩn
ăn của ngày thường; Hiệu
trưởng trường giáo dưỡng
có thể hốn đởi định lượng
ăn nêu trên cho phù hợp với
thực tế để bảo đảm học sinh
ăn hết tiêu chuẩn. Các tiêu
chuẩn ăn được tính theo giá
thị trường của từng địa
phương. Chế độ ăn, nghỉ
đối với học sinh ốm đau do
Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng quyết định theo chỉ
định của cơ sở y tế.
Tiêu chuẩn chất đốt
của mỗi học sinh trong một
tháng tương đương 15 kg
than hoặc 17 kg củi.
Nguồn nước để sử
dụng vào việc ăn, uống và
sinh hoạt phải là nguồn

nước sạch theo quy định
của ngành y tế. Trường giáo
dưỡng phải bảo đảm tiêu
chuẩn ăn tối thiểu của học
sinh theo đúng quy định và
bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm.
Chế độ mặc và đồ
dùng sinh hoạt của học sinh
trong một năm được cấp
như sau:
a) 02 bộ quần, áo dài;
01 bộ quần, áo dài đồng
phục;
b) 02 bộ quần, áo lót;


Huế trở ra, mỗi năm, phạm
nhân là người chưa thành
niên được cấp thêm 01 áo
ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len.
Mỗi quý phạm nhân là
người chưa thành niên được
cấp thêm 01 lọ nước gội
đầu 200 ml loại thông
thường.
Đối với các trại giam
từ thành phố Đà Nẵng trở
vào, phạm nhân là người
chưa thành niên được cấp

01 chăn sợi dùng trong 02
năm. Đối với các trại giam
từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở
ra, phạm nhân là người
chưa thành niên được cấp
01 chăn bơng khơng q 02
kg, có vỏ dùng trong 02
năm

23

c) 03 khăn mặt;
d) 02 đôi dép nhựa;
đ) 03 bàn chải đánh
răng;
e) 01 áo mưa nilông;
g) 01 mũ cứng;
h) 01 mũ vải;
i) 02 chiếc chiếu cá
nhân;
k) Mỗi quý, mỗi học
sinh được cấp 01 tuýp kem
đánh răng 150 g loại thông
thường, 01 kg xà phịng, 01
lọ nước gội đầu 200 ml loại
thơng thường;
l) Đối với học sinh ở
các trường giáo dưỡng từ
Thừa Thiên Huế trở ra, mỗi
học sinh được cấp thêm 01

áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ
len, một chăn bông 02 kg,
có vỏ. Màn, chăn bơng, tấm
đắp được cấp cho học sinh
khi vào trường giáo dưỡng.
Đối với học sinh phải chấp
hành từ 12 tháng trở lên thì
được cấp 2 lần;
m) Đối với các trường
giáo dưỡng từ Đà Nẵng trở
vào, mỗi học sinh được cấp
một tấm đắp.
Học sinh được mang
vào trường giáo dưỡng
những đồ dùng cá nhân
thiết yếu để sử dụng theo
quy định của Bộ Công an.
Học sinh nữ được cấp thêm
mỗi tháng một khoản tiền
tương đương với 03 kg gạo
tẻ loại thường tính theo giá
thị trường của từng địa
phương để mua những đồ
dùng cần thiết cho vệ sinh
cá nhân.


5

Chế độ

ở

Chỗ nằm tối thiểu của
mỗi phạm nhân là người
chưa thành niên là 03 mét
vng (3 m2), có ván sàn
hoặc giường.

Học sinh được bố trí ở
buồng tập thể theo lớp, đội,
tở hoặc nhóm phù hợp với
u cầu của cơng tác quản
lý, giáo dục từng loại đối
tượng. Ban đêm, học sinh
ngủ trong các phịng tập thể
có khóa cửa bên ngồi và có
cán bộ thường trực tại các
khu ở.
Phịng ở phải bảo đảm
thống mát về mùa hè, kín
gió về mùa đơng và bảo
đảm vệ sinh mơi trường.
Học sinh được bố trí
giường hoặc sàn nằm. Nếu
chỗ nằm của học sinh bằng
sàn xây xi măng hoặc lát
gạch men thì phải có ván ép
bằng gỡ đặt trên mặt sàn.
Diện tích nằm tối thiểu cho
mỡi học sinh là 2,5 m2.

Khu ở của nam, nữ tách
riêng.

6

Chế độ
sinh
hoạt văn
hóa, văn
nghệ,
vui chơi
giải tri

Ngoài thời gian lao
động, học tập hàng ngày và
trong các ngày nghỉ chủ
nhật, ngày lễ, Tết, phạm
nhân được tham gia các
hoạt động thể dục, thể thao,
sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ, vui chơi, giải trí, đọc
sách, báo phù hợp với điều
kiện trại giam, trại tạm
giam, nhà tạm giữ và yêu
cầu của công tác giam giữ,
quản lý, giáo dục cải tạo
phạm nhân.
Tất cả nội dung,
chương trình, tài liệu liên
quan đến nhu cầu sinh hoạt,

giải trí của phạm nhân phải
do Giám thị trại giam, trại

Ngồi giờ học văn hóa,
học nghề, lao động theo quy
định của pháp luật, trường
giáo dưỡng phải tở chức các
hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao, đọc
sách, báo, xem truyền hình
và các hoạt động vui chơi
giải trí khác cho học sinh;
Mỡi
trường
giáo
dưỡng được thành lập một
thư viện; mỡi phân hiệu của
trường được thành lập một
phịng đọc sách, báo, khu
vui chơi, nhà luyện tập thể
dục, thể thao, sân thể thao
để học sinh rèn luyện thể
lực; được trang bị hệ thống
truyền thanh, truyền hình.

24


tạm giam, Thủ trưởng cơ
quan Thi hành án hình sự

Cơng an cấp huyện xét
duyệt.
Tại các phân trại của
trại giam được thành lập thư
viện và tại các phân trại
quản lý phạm nhân trong
trại tạm giam, khu giam giữ
phạm nhân phục vụ tại nhà
tạm giữ được bố trí tủ đựng
sách, báo cho phạm nhân
đọc. Thư viện được trang bị
bàn, ghế, tủ đựng sách, máy
vi tính, các loại sách, báo,
ấn phẩm khác phục vụ nhu
cầu đọc sách, báo và giải trí
cho phạm nhân.
Các trại giam, trại tạm
giam, cơ quan Thi hành án
hình sự Cơng an cấp huyện
phối hợp với ngành Văn
hóa, thể thao và du lịch nơi
đơn vị đóng để được cung
cấp, trao đởi các loại sách,
báo cho phạm nhân đọc,
đồng thời có thể tiếp nhận
các loại sách, báo chuyên
ngành phù hợp với yêu cầu
giáo dục, học nghề của
phạm nhân do cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác gửi. Các

loại sách, báo, ấn phẩm
trước khi cho phạm nhân
đọc phải được cán bộ có
trách nhiệm kiểm duyệt kỹ
về nội dung.
Thời gian sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ và vui
chơi giải trí của phạm nhân
là người chưa thành niên
được tăng gấp hai lần so với
phạm nhân là người đã
thành niên.
25

Mỡi phịng ở tập thể được
trang bị một vơ tún
truyền hình màu, được phát
một tờ báo Thanh niên và
một tờ báo phù hợp với
từng lứa tuổi.


×