Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy và học văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.44 KB, 16 trang )

Khoa Ngữ văn Trƣờng
ĐHSP Hà Nội
Điện thoại: 0907403533

PGS. TS. ĐOÀN TRỌNG
HUY

SUY NGHĨ VỀ ĐỔI
MỚI PHƢƠNG PHÁP
DẠY VÀ HỌC VĂN

Emai:
doantronghuy2010@gmail.
com

TÓM TẮT
Mấy vấn đế chung đƣợc đề cập: đổi mới tƣ duy, đổi mới đào tạo, biên soạn mới
chƣơng trình và sách. Cần tổng hợp, chọn lựa, kết hợp các phƣơng pháp dạy học đổi
mới hiệu quả. Tác giả đề xuất một phƣơng pháp dạy học tƣơng tác. Hai chủ thể thày và
trị đều có vai trị chủ đạo trong dạy và học, cần hợp tác và tác động lẫn nhau trong sự
nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo.
Từ khóa: đổi mới, dạy và học Văn, phƣơng pháp dạy học tƣơng tác
ABSTRACT
On the innovation in methods of teaching and learning Literature
Some general issues to be raised: thought innovation, education innovation,
developing new curriculum and new textbooks. It is necessary to generalise, select and
combine innovative and efficient teaching methods. The author proposes an interactive
teaching method, in which both subjects - teacher and learner, who play primary roles in
teaching and learning, need to co-operate and interact with one another in the career of
education training innovation.
Key words: innovation, teaching and learning Literature, interactive teaching


method
Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cần có Ủy ban Đổi
mới giáo dục cấp Quốc gia để xây dựng và điều hành một đề án tổng thể kế hoạch và lộ
trình. Tiếp đó, cần xác định lại hệ thống giáo dục và cơ cấu, rồi thống nhất chƣơng trình
chuẩn, sau đó là viết mới sách giáo khoa.
Nhƣng mọi việc không thể và không cần tuần tự một cách cứng nhắc. Đổi mới là
một quá trình vận động một cách đồng bộ.
593


Từ nhiều năm nay, trong bối cảnh chung đó, đổi mới phƣơng pháp dạy, học văn
là một hoạt động tích cực có ý nghĩa thể hiện nguyện vọng và niềm tin lớn của kiểu nhà
trƣờng mới: xã hội học tập, nhà trƣờng tƣ duy. Vả lại, trong nhiều bƣớc, cần biết đón
đầu đi trƣớc cũng nhƣ biết kiểu tranh thủ “vừa chạy vừa xếp hàng”.

1. Mấy vấn đề chung
Vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học văn cần đƣợc đặt trong cái nhìn tồn cảnh
và trong các hoạt động đồng bộ. Tất cả sẽ tạo ra một tổng lực mạnh mẽ bảo đảm cho
công cuộc đổi mới căn bản và toàn diên giáo dục đào tạo thắng lợi.
Sau đây là một số đề xuất nhƣ điều kiện có tính chất tiên quyết.
1.1. Đổi mới tư duy: xây dựng và truyền bá sâu rộng một triết lý giáo dục của thời kỳ
mới.
Đã có cơng trình đƣợc cơng bố của Phạm Minh Hạc – Triết lý giáo dục Việt
Nam và thế giới (2011) nhƣ một gợi ý để mời gọi trí tuệ xã hội vào cuộc bàn thảo. Giáo
sƣ nguyên là Bộ trƣởng Bộ Giáo dục (1987 - 1990), cũng nguyên là Viện trƣởng Viện
Khoa học Gíáo dục Việt Nam, soạn thảo cơng trình do đƣơng kim Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục – Đào tạo Phạm Vũ Luận chỉ đạo.
Đây là cơng trình rất có trọng lƣợng nhƣng mới có tính chất nửa chính thức. Cần
có “tun ngơn” chính thức của Bộ mới có ý nghĩa và tác dụng xã hội rộng rãi. Nhƣng
cho dù có cơng trình của quốc gia thì đấy cũng khơng phải là tun ngơn chính thống.

Đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo mới là
chính thống, có tính chất pháp quy.
Cần có sự tham khảo các dạng triết lý giáo dục của thế giới hiện đại theo sự tổng
kết của Jon Wiles và Joseph Bondi với nhiều hệ ý thức tƣ tƣởng khác nhau (xem Lê
Vinh Quốc - Tài liệu tham khảo). Đó là 1. Triết lý vĩnh cửu (perennialism), 2. Triết lý lý
tƣởng (idealism), 3. Triết lý hiện thực (realism), 4. Triết lý thực chứng
(experimentalism) và 5. Triết lý hiện sinh (existentialism). Trong nƣớc cũng có đề xuất
triết lý giáo dục của một số chun gia có trình độ, trách nhiệm và lƣơng tâm nghề
nghiệp cao cần trân trọng.
Triết lý giáo dục tuy khơng phải là chính thống nhƣng lại đầy sức sống và sức
mạnh. Triết lý là tinh tuý tƣ duy, là một loại quan niệm lý tƣởng, là niềm tin khi đi vào
tình cảm, lý trí con ngƣời sẽ trở thành một định hƣớng ứng xử và hành động hiệu quả.

594


Lãnh đạo các cấp, nhà trƣờng các loại, thầy trò - các chủ thể dạy và học là chủ yếu cần
có triết lý giáo dục và thấm nhuần triết lý ấy.
Mới đây, khi làm việc với Đại học Thái Nguyên, Bộ trƣởng Phạm Vũ Luận vẫn
nhắc sự cần thiết của triết lý giáo dục trong sƣ nghiệp Đổi mới giáo dục đào tạo: “…đổi
mới tƣ duy khoa học giáo dục,về triết lý giáo dục để đổi mới căn bản, toàn diện trƣờng
Sƣ phạm” (dhsp.edu.vn 26/3/2014).
Thay đổi triết lý là thay đổi từ gốc, thay đổi căn bản, toàn diện từ cách nhìn đến
hành động.
Triết lý giáo dục chính xác sẽ có tác dụng chỉ đạo tồn bộ các q trình đào tạo
(education process) bao gồm cả các chƣơng trình học (curriculum), quá trình dạy
(instruction).
1.2. Đổi mới đào tạo: đổi mới chương trình và giáo trình, giáo khoa
Trên cơ sở thấm nhuần một triết lý giáo dục mới cần tiến hành đổi mới tồn bộ
cơng tác đào tạo.

Mỗi chƣơng trình thƣờng tƣơng ứng với một triết lý giáo dục nhất định. Nhƣ các
tác giả đã dẫn trên thì chƣơng trình duy lý hàn lâm (curriculum as academic rationism)
đƣợc khơi gợi từ triết lý vĩnh cửu, chƣơng trình tái cấu trúc xã hội (curriculum for
reconstruction revelance) gắn bó với triết lý lý tƣởng, chƣơng trình hiện thực hố
(curriculum as self actualization) là thể hiện của triết lý hiện thực, chƣơng trình phát
triển quá trình nhận thức (curriculum as the development of cognitive processes) theo
tinh thần triết lý thực chứng, chƣơng trình cơng nghệ giáo dục ứng với triết lý hiện sinh.
1.2.1. Đổi mới đào tạo sƣ phạm phải đi trƣớc và sau đó là bồi dƣỡng thƣờng xun
Trong tình hình đặc biệt phải đổi mới mạnh dạn. Với đội ngũ cũ, hình thức bồi
dƣỡng định kỳ (3-5 năm), thực chất là đào tạo lại theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
giáo dục. Từ đổi mới Đào tạo Sƣ phạm sẽ dẫn đến đổi mới Giáo dục Phổ thơng.
Chƣơng trình đào tạo mới cho cử nhân các cấp (Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học)
cần xác định chuẩn cho mơ hình đào tạo đáp ứng quy hoạch lâu dài theo chƣơng trình
mới.
Chƣơng trình này cần vận dụng tinh thần của Luật Giáo dục sửa đổi và Luật
Giáo dục Đại học đã đƣợc Quốc hội thơng qua.
Đặc biệt cần chuẩn hố trình độ giáo viên các cấp kể cả học sinh: phải dạy và
học kết hợp tham gia nghiên cứu khoa học các mức độ trong quan hệ tƣơng hỗ, hợp tác,
595


thầy và thầy, thầy và trị, thậm chí trị và trị. Khơng thiếu gì đề tài khoa học đƣợc đặt ra
từ yêu cầu cuộc sống và trong môn học và đó cũng là cơ hội cho tìm tịi, khám phá, sáng
tạo dạy và học.
Ngƣời dạy Đại học, Phổ thông phải đặt nghĩa vụ khơng ngừng nâng cao phẩm
chất, trình độ, năng lực trên các mặt chính yếu:
- Triết lý giáo dục bộ môn,
- Khoa học cơ bản chuyên ngành – cập nhật tiến bộ khoa học.
- Khoa học giáo dục hiện đại và năng lực hƣớng dẫn sƣ phạm.
- Kỹ năng cần thiết về công nghệ thông tin.

1.2.2. Đổi mới việc biên soạn chƣơng trình là trách nhiệm của cơ quan Bộ
Trƣớc hết cần có căn cứ lý luận và thực tiễn qua nhà trƣờng các cấp và đội ngũ
giáo viên đông đảo, kết hợp với khảo sát, điều tra qua học sinh. Kết hợp với mục tiêu,
cần xây dựng mơ hình mới về chƣơng trình dạy học.
Chƣơng trình hiện hành tuy có cải tiến giảm tải nhƣng vẫn nặng tính “hàn lâm
kinh viện” thiên về định hƣớng nội dung. Đó là dạy học định hƣớng đầu vào, chỉ chú
trong truyền thụ hệ thống tri thức khoa học, chƣa chú trọng chủ thể về khả năng ứng
dụng tri thức. Xu thế đổi mới hiện nay là xây dựng chƣơng trình dạy học định hƣớng
đầu ra (outcome based curriculum-OBC), nói rộng ra là giáo dục định hƣớng kết quả
đầu ra ( outcome based Education-OBE). Chƣơng trình này nhằm bảo đảm chất lƣợng
đầu ra,thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của nhân cách, chú trọng năng lực vận
dụng tri thức giải quyết vấn đề thực tiễn. Do nhấn mạnh vai trò chủ thể tiếp nhận trong
quá trình nhận thức nên chƣơng trình cịn nhằm phát triển năng lực coi đó là một tiêu
chí chất lƣợng. Năng lực thực chất là tiềm năng thực sự để biến thành khả năng hiện
thực. Theo Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng (Chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2000): “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai
trị là điều kiện bên trong tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất
định”.
Từ điều khiển “đầu vào”chuyển thành kiểm soát “đầu ra” tạo điều kiện tốt cho
quản lý chất lƣợng.
Trên cơ sở chƣơng trình khung đổi mới, tổ chức biên soạn bộ sách giáo khoa
chính thống và tham khảo cho các trƣờng đã xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân
theo ý tƣởng chƣơng trình “cứng”, giáo khoa “mềm”.
596


1.2.3. Giáo trình Đại học cần đƣợc biên soạn lại theo tinh thần sách giáo khoa sử dụng
cho một thời gian từ 10 - 15 năm
Có bộ sách chính thức cho đào tạo, đƣợc Hội đồng duyệt sách của Bộ thông qua
và bộ sách của các trƣờng Đại học để tham khảo. Cần nhận rõ giáo trình, giáo khoa là

sản phẩm khoa học của các chuyên gia giỏi, xứng đáng đƣợc tơn trọng, khích lệ.
1.3. Đổi mới trang thiết bị, phương tiện dạy – học trong nhà trường hiện đại
Các cơ quan quản lý của Bộ cần cố gắng đến mức tối đa để hiện đại hoá các
trang thiết bị, đặc biệt là phƣơng tiện nghe nhìn của cơng nghệ thơng tin hiện đại.
Có thể xã hội hố phƣơng diện này dựa vào sự đóng góp của phụ huynh học sinh
và các cơ sở công nghiệp địa phƣơng.

2. Mấy vấn đề về phƣơng pháp dạy và học
2.1. Xác định định nghĩa phương pháp
Phƣơng pháp hiểu theo nghĩa thông dụng nhất, phổ quát nhất là cách thức. Cụ
thể là: “1. Cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tƣợng của tự nhiên và đời sống xã
hội” hoặc “2. Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó”. (Từ điển
tiếng Việt – NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, 1996). Diễn đạt theo cách khác,
gắn nghiệp vụ: đó là hệ thống cách thức tác động vào một đối tƣợng nhằm một mục
đích nào đó. Bản thân cách thức cũng đã bao gồm một hệ thống nhỏ các hình thức, biện
pháp, thủ pháp. Có thể thống nhất một định nghĩa cụ thể, sát hợp. Nhƣ vậy phƣơng
pháp dạy học là những cách thức và hình thức hoạt động của ngƣời dạy và ngƣời học
trong những môi trƣờng dạy học, nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học, phát triển các năng
lực cá nhân.
Tuy nhiên, trong thực tế có những sự nhầm lẫn, hiểu sang nghĩa quá rộng nhƣ
phƣơng thức – “phƣơng thức đào tạo”, hoặc quá hẹp nhƣ thủ pháp – “cách hỏi”
Phƣơng pháp dạy học có mặt biểu hiện bên ngồi (các hình thức dạy học) và bên
trong (các phƣơng pháp logic: phân tích, tổng hợp, so sánh…).
Có những phƣơng pháp là đặc thù của bộ mơn nhƣ giáo học pháp. Đây cũng là
bộ môn nghiệp vụ sƣ phạm là chung cho nhiều bộ môn khác nhau.
Trong dạy - học, có phƣơng pháp dạy cho ngƣời thầy và phƣơng pháp học cho
trò – học sinh, sinh viên. Giữa hai phƣơng pháp này có mối quan hệ tƣơng tác, tƣơng hỗ
trong quan hệ hợp tác thầy trò.
597



2.2. Quan niệm về phương pháp
2.2.1. Loại hình dạy học và phƣơng pháp tƣơng ứng
Có thể tổng kết là có ba loại hình dạy học:
- Dạy học cá thể hố (dạy kèm cá nhân, nhóm nhỏ)
- Dạy học hợp tác ( hội thảo thầy trị)
- Dạy học theo trình độ (chung hoặc chuyên)
Tƣơng ứng là các cách tiếp cận giáo viên và học sinh theo các chiến lƣợc dạy
học:
- Phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp (giảng bài, đàm thoại, thực hành, thực tập)
- Phƣơng pháp tiếp cận gián tiếp (dạy học dựa trên vấn đề, phát hiện, khám phá,
dạy học qua nhóm, qua hoạt động)
- Phƣơng pháp tiếp cận độc lập (tự học tại trung tâm học liệu, thƣ viện, phịng
nghe nhìn, làm việc độc lập theo giao ƣớc, kế hoạch, tự học bằng máy tính,...)
Việc đổi mới dạy học ở nhà trƣờng hiện đại có đặc trƣng là phƣơng pháp thuộc
nhiều chiến lƣợc tiếp cận. Quan điểm dạy học thƣờng kéo theo phƣơng pháp tƣơng ứng.
2.2.2.Tri thức nền tảng cho phƣơng pháp
- Tri thức về Triết học nói chung, Triết lý giáo dục và Triết lý dạy học nói riêng
- Tri thức về Khoa học Gíáo dục, đặc biệt là Tâm lý học sáng tạo
- Tri thức về Phƣơng pháp luận nói chung, Phƣơng pháp dạy học nói riêng
- Tri thức về bộ môn cụ thể – nhƣ giảng dạy theo loại thể, giảng dạy tích hợp
ngữ và văn...)
2.2.3. Những nguyên lý, phƣơng châm của phƣơng pháp
Phƣơng pháp dạy học bộ mơn thuộc phƣơng pháp giảng dạy nói chung
Phƣơng pháp giảng dạy lại nằm trong hệ thống lớn của phƣơng pháp giáo dục và
đào tạo
Phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng thức đào tạo đều có liên quan đến các khái
niệm vĩ mô nhƣ triết lý giáo dục và các nguyên lý tiến bộ nhƣ phƣơng châm hiệu lực
của giáo dục hiện đại: từ “nguyên lý tự do” của Lev Tolstoi đến “nguyên lý dân chủ”
598



của John Dewey và xin đề xuất một nguyên lý mới – tạm gọi là “nguyên lý đồng đẳng”:
“xã hội học tập – nhà trƣờng tƣ duy” nhƣ gợi ý của UNESCO.
2.3. Tổng hợp và lựa chọn phương pháp
Hiện nay, tƣ liệu về Đổi mới phƣơng pháp dạy học rất phong phú qua thông tin
trên mạng hay các ấn phẩm của Nhà xuất bản Giáo dục. Đây là nguồn tham khảo để các
giáo viên tự đổi mới và nâng cao trình độ. Tài liệu phong phú lý luận, nhƣng là lý luận
có trải nghiệm thực tiễn dạy học, do đó cần tiếp thu một cách có chọn lọc.
Nguồn sách dịch nƣớc ngoài của tổ chức ASCD – Hoa Kỳ gồm 6 cuốn in tại
Nhà xuất bản Giáo dục xin đƣợc giới thiệu “ quảng cáo” giúp:
- Nghệ thuật và khoa học dạy học – Robert J. Marzano.
- Những phẩm chất của ngƣời giáo viên hiệu quả – James H. Stronge.
- Tám đổi mới để trở thành ngƣời giáo viên giỏi – Giselle O. Martin - Kniep.
- Quản lý hiệu quả lớp học – Robert J. Marzano, Jana S. Marzano, Debra J.
Pickering.
- Các phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả – Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
Jane E. Pollock.
- Đa trí tuệ trong lớp học – Thomas Amstrong.
Điều quan trọng là việc vận dụng tri thức hiện đại vào thực tiễn Việt Nam.
Có một cơng trình là kết quả hợp tác quốc tế của Dự án phát triển giáo dục phổ
thông của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai có nhiều bổ ích thiết thực. Đó là cơng
trình Một số vấn đề chung về đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng Trung học Phổ
thông của Nguyễn Văn Cƣờng và Bernd Meier (Verlag - Berlin/Hanoi, 2010). Sách có
sự cộng tác của nhiều chuyên gia giáo dục Việt Nam ở Đại học Sƣ phạm Hà Nội với các
nhà khoa học của Đại học Postdam – Cộng hồ Liên bang Đức. Cơng trình có kèm một
số thống kê khảo sát, điều tra thực tế qua các trƣờng Trung học Phổ thông Việt Nam.
Qua các hội thảo khoa học và sách báo đã đƣợc cơng bố, đã có nhiều đề xuất về
đổi mới phƣơng pháp dạy và học văn nói riêng của đơng đảo đội ngũ giáng viên và giáo
viên Phổ thơng. Đó là nguồn vốn quý giá thực tiễn cần khai thác và tổng kết.

Cần thấy rõ là, khơng thể có một phƣơng pháp hoàn hảo lý tƣởng nhất và chung
cho mọi hoàn cảnh, mọi đối tƣợng, mọi nhà trƣờng. Mỗi phƣơng pháp đều có mặt mạnh
và mặt yếu, địi hỏi phải có những điều kiện tƣơng thích. Vấn đề là phải có sự chọn lọc
và biết kết hợp đa dạng các phƣơng pháp dạy học, tích cực cải tiến các phƣơng pháp
599


truyền thống và mạnh dạn vận dụng các phƣơng pháp đổi mới có hiệu quả.Quan trọng
hơn là phải biết áp dụng vào hồn cảnh cụ thể. Một ví dụ rất rõ là, trang thiết bị công
nghệ cao không đồng đều ở các trƣờng thành thị và nông thôn, giữa học đƣờng và gia
đình của học sinh, nhất là các học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Điều kiện hỗ trợ có hạn chế
ảnh hƣởng trực tiếp tới đổi mới dạy và học.
3. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học văn đại học và phổ thông
3.1. Lựa chọn và vận dụng phương pháp thích hợp
Hiện nay, có một số phƣơng pháp đổi mới đã đƣợc thực hiện hoặc đang thể
nghiệm với nhiều mức độ và hiệu quả khác nhau.
Nổi bật là phƣơng pháp dạy học tích cực.
Phƣơng pháp này chống lại khuynh hƣớng dạy học học sinh thụ động, giáo viên
áp đặt học sinh. Dạy học tích cực nhằm nêu cao vai trò chủ đạo dạy của thầy và chủ
động hấp thu của trò dựa trên tinh thần dân chủ, hợp tác.
Có một sự phê phán khá nặng nề về phƣơng pháp truyền thống, cụ thể là phƣơng
pháp truyền thụ – tiếp nhận( tức “đọc – chép”), chỉ thuyết trình thuần tuý và ghi chép
đơn thuần. Thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh theo xu hƣớng nhồi nhét tối đa, học
sinh tự động ghi chép máy móc, coi thầy là ngƣời phát ngơn chân lý. Mục đích học là
học thuộc và tái hiện lặp lại đúng kiến thức thầy đã giảng.
Phƣơng pháp dạy học tích cực bao gồm nhiều biện pháp phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của ngƣời học. Đó là quy trình học hỏi – học hiểu – học tập – học
hành. Nhờ vậy mà học sinh học sách mà vƣợt sách, học thầy rồi vƣợt thầy theo triết lý:
“học một biết mƣời” (tục ngữ dân gian), “trị giỏi hơn thầy là trƣờng có phúc” (Giáo lý
Phật). Xƣa có chuyện Aristotle rất quý trọng thầy Plato, nhƣng coi chân lý còn đáng quý

trọng hơn. Plato gọi Aristotle là “linh hồn của Viện Hàn lâm”, và là “ngƣời thiên kinh
vạn quyển”. Đền ơn thầy, Aristotle – ngƣời môn đệ xuất sắc đã vƣợt Plato, trở thành
nhà triết học lừng danh thời cổ đại. Thầy trò Khổng Tử xƣa cũng tƣơng tự.
Một phƣơng pháp dạy học tiến bộ, đƣợc vận dụng nhiều ở các nƣớc phƣơng Tây
là phƣơng pháp dựa trên vấn đề (problem based learning). Đây là kiểu dạy học có nêu
vấn đề, để nhận biết và giải quyết vấn đề (cũng gọi là phƣơng pháp giải quyết vấn đề).
Bài giảng, bài học nào xét cho cùng cũng là một vấn đề, hoặc bao hàm một vấn
đề nào đó. Vấn đề ở đây có tính chất tổng hợp, không hẳn là chủ đề, đề tài hoặc tƣ
tƣởng tác phẩm. Theo cách hiểu này, đó có thể là một vấn đề bao trùm toàn bộ tác phẩm
hoặc nhiều vấn đề quan trọng nổi bật cần quan tâm nhất. Vấn đề đƣợc nảy sinh chủ yếu
600


là do đào xới, lật đi lật lại một chủ đề, xem xét lại giá trị từ một cách tiếp cận khác hoặc
do giải trình những con đƣờng, cách thức tạo ra hiệu quả nghệ thuật. Đã có cơng thức để
tìm ra kết quả cần đạt bằng các câu hỏi mở đầu bằng “W” đƣợc lƣu truyền trong dạy
học, đặc biệt trong nghiên cứu ( mở rộng ra cả nghiên cứu thị trƣờng): Who (Ai?), What
(Cái gì?), Where (Ở đâu?), When (Khi nào?), Why (Tại sao?). Đây cũng là chỉ dẫn của
mạng tham vấn trí tuệ: Suy nghĩ qua vấn đề (Thinking through the Problem – theo
consultantmind.com).
Đây là cách đơn giản nhƣng hiệu quả để nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Thƣờng các tri thức đƣợc truyền đạt là các giá trị ổn định đƣợc đƣa vào giáo
trình, giáo khoa. Tuy nhiên, tất cả lại phải đƣợc soi xét bằng cách nhìn, cách đánh giá
dƣới ánh sáng của khoa học, chính trị... của thời đại, của hơm nay. Vấn đề thƣờng đƣợc
đặt ra là phải hiểu, phải cảm nhận nhƣ thế nào? Cần chỉnh lý, đổi mới và phát triển nhƣ
thế nào? Vấn đề làm mới lại cảm nhận cũ cũng là điều thƣờng gặp. Chẳng hạn, Đọc lại
Nhật ký trong tù, Tiểu thuyết lịch sử trong cái nhìn hơm nay, Ngun Hồng từ cái nhìn
thế kỷ,... là những đề tài thƣờng xuất hiện trong các hội thảo khoa học về văn học. Dạy
học cũng phải nhạy bén với những vấn đề mới cập nhật và có ý nghĩa thực sự nhƣ vậy.
Từ vài năm trở lại đây, có một phƣơng pháp đƣợc đề xuất nhƣ để mở một khâu

đột phá trong nội dung và phƣơng pháp dạy văn. Đó là phƣơng pháp đọc hiểu văn bản
của Trần Đình Sử.
Luận điểm của tác giả xuất phát từ nhiều nƣớc trên thế giới hiểu môn văn trong
nhà trƣờng là môn đọc văn. Do đó, dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kỹ năng
đọc để học sinh có thể hiểu và cảm thụ văn. Nói cách khác, mơn dạy đọc văn vừa thể
hiện cách hiểu thực sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất của việc dạy văn
là bồi dƣỡng, phát triển năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ.
Lối dạy học cũ coi trọng giáo dục tri thức mà coi nhẹ giáo dục trí năng, coi trọng
dạy mà xem nhẹ học. Dạy đọc hiểu văn bản phải là sự nỗ lực vƣơn lên của cả thầy và
trò để chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật. Rõ ràng là điều này địi hỏi nhiều cơng sức để
thay đổi những tập quán, nề nếp, động hình cũ và cũng yêu cầu đầu tƣ nhiều thời gian
đáng kể.
Lợi ích, hiệu quả nhiều nhƣng thách thức cũng khơng ít. Tất nhiên, dạy học văn
cũng không nên chỉ quy vào tác phẩm, mà còn vào cả nhà văn – chủ thể sáng tác và cả
văn nghiệp – hành trình sáng tạo. Dù sao thì văn bản – tác phẩm cũng là cơng trình quan
trọng nhất để đánh giá thành tựu sáng tạo, nhƣ thông điệp nghệ thuật và tƣ tƣởng của
nhà văn.
601


Theo tổng kết có nhiều kiểu phƣơng pháp dạy học gắn với những quan điểm dạy
học, kéo theo kỹ thuật dạy học khác nhau. Sau đây là một vài kiểu thơng dụng:
- Giải thích – minh hoạ: phƣơng pháp chủ yếu là thuyết trình, thuyết giảng.
- Làm mẫu – tái tạo: phƣơng pháp chủ yếu là luyện tập, hƣớng dẫn, huấn luyện
- Lập trình – algorit hố: phƣơng pháp chủ yếu là hƣớng dẫn thực hiện các bƣớc
đã thiết kế.
- Khám phá – phát hiện: phƣơng pháp chủ yếu là đàm thoại, gợi mở để tìm tịi,
phát hiện.
- Giải quyết vấn đề – nghiên cứu: phƣơng pháp dạy học đƣợc tổ chức theo cấu
trúc quá trình giải quyết vấn đề.

3.2. Sử dụng một phương pháp tổng hợp và tổng lực với các khâu hợp lý nhất, hiệu
quả nhất
3.2.1. Dựa vào một phƣơng pháp luận chính xác về phƣơng pháp dạy học đổi mới, xin
đề xuất một phƣơng pháp dạy học tƣơng tác
Phƣơng pháp này thâu tóm, tổng hợp, tích hợp những ƣu việt, tiến bộ của các
phƣơng pháp đổi mới lâu nay. Mục tiêu chủ yếu là phát huy vai trị chủ đạo hƣớng dẫn,
dìu dắt, huấn luyện cũng nhƣ hƣớng đạo của ngƣời dạy, đồng thời đề cao vai trị trung
tâm chủ thể tiếp nhận chủ động, tích cực, sáng tạo của ngƣời học. Tinh thần cơ bản là
phát huy tính tích cực của hai chủ thể dạy và học, tạo ra động lực chính yếu của sáng tạo
và phát triển dạy – học.
Tƣơng tác xác nhận thầy trò là hai đối tác. Đó là hai đối tƣợng trong một quan
hệ hợp tác bình đẳng, dân chủ và thân thiết. Cả hai đều mang vị thế riêng, nhƣng đều là
chủ thể của dạy và học và đều là chủ đạo trong hoạt động đƣợc phân công, phân nhiệm.
Với ý nghĩa này, ngƣời dạy cần biết tự kiềm chế, không thể áp đặt nhƣ ngƣời ban phát
chân lý để buộc ngƣời học chấp nhận. Ngƣời học là lý do tồn tại của ngƣời dạy, ngƣời
học phải nhận thức rõ quyền và bổn phận, tiếp thu tự giác kiến thức thông qua giáo dục
và đào tạo. Nhƣ vậy, hình thành một mối liên hệ thực tế và một hợp đồng mặc nhiên dạy
– học. Mà đã hợp đồng thì phải là giao kèo giữa cung và cầu. Do đó, ngƣời dạy phải
dạy đúng cái mà ngƣời học cần: đúng trình độ – theo xếp lớp chung và đúng đối tƣợng
– theo tiếp thu cá biệt
Quan niệm dạy học hiện đại coi quan hệ giáo viên học sinh là mối quan hệ tƣơng
tác . Ý nghĩa quan trọng là ở tƣơng tác. Hai đối tác đặc biệt, có ý nghĩa chiến lƣợc này
có sự tác động lẫn nhau. Nhận biết tình trạng, trình độ cụ thể trong quá trình dạy – qua
hình thức kiểm tra, đề nghị,..., ngƣời dạy có thể điều chỉnh trách nhiệm, hoạt động bản
602


thân để thêm bớt nội dung, thay đổi phƣơng pháp, hoặc phát huy ý thức, hoạt động của
ngƣời học – tìm tịi, khám phá, học tập, thực hành, tự học, hoạt động tập thể.
Đặc biệt, định hƣớng quan trọng trong đổi mới phƣơng pháp dạy học là phát huy

tính tích cực, tự học, sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm
việc của ngƣời học.
Tóm lại, tƣơng tác là ảnh hƣởng, tác động, hỗ trợ, kích thích lẫn nhau để cùng
đạt mục tiêu chung về dạy và học.
Tƣơng tác là nhằm tác động nội lực của cả thầy và trò. Đối với thầy, tƣơng tác là
thực hiện khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đối với trị, ngồi đạo lý “tơn sƣ
trọng đạo”, cịn là lý tƣởng và phong cách học tập mới với khẩu hiệu đầy sức mạnh:
“Học để biết cách học” – tức học một cách sáng tạo (learning to learn), “Học để sáng
tạo” (laerning to create) trong “bốn trụ móng” đƣợc UNESCO điều chỉnh gần đây.
Thầy biết cách dạy, trò biết cách học để sáng tạo cũng là theo triết lý giáo dục
cần có hiện nay.
Phƣơng pháp dạy học tƣơng tác nhằm phát động và phát huy nội lực của các chủ
thể để sáng tạo, phát triển.
Sáng tạo, phát triển ở đây đƣợc hiểu một cách tổng thể và mở rộng theo triết lý
giáo dục là làm nên con ngƣời sáng tạo, con ngƣời mang giá trị bản thân gồm tri thức
và trí lực, tâm lực về văn chƣơng theo chuẩn đào tạo. Cụ thể là tri thức chuẩn, năng lực
mỹ cảm cao về văn chƣơng, đọc hiểu văn bản và đồng sáng tạo trong tiếp nhận, sống
theo lý tƣởng chân – thiện – mỹ trong hiện tại và tƣơng lai.
3.2.2. Phƣơng pháp dạy học đổi mới bao gồm nhiều biện pháp thực hiện trong các khâu
một cách liền mạch và tƣơng quan mật thiết
Trước hết là thiết kế kế hoạch dạy học, giáo án đổi mới.
Trên tổng thể kế hoạch dạy học giảng viên, giáo viên thiết kế các giáo án.
Một giáo án chất lƣợng theo tinh thần đổi mới phải thể hiện trình độ và năng lực
tồn diện của ngƣời dạy.
- Giáo án phải cập nhật thành tựu nghiên cứu văn học từ các cơng trình khoa học
mới nhất, các hội thảo khoa học gần nhất. Tất nhiên, trong giáo án phải có những luận
điểm mang tính tổng kết.
- Giáo án phải là một văn bản sáng tạo, dựa vào sách giáo khoa, giáo trình. Nhƣ
vậy, giáo án khơng thể đơn thuần là một bản sao (á bản, thế bản,...). Nói cách khác, nó
603



là một văn bản đƣợc làm dựa trên cách tiếp cận của chủ thể ngƣời dạy. Tất nhiên, dù
đƣợc làm bằng cách nào đi chăng nữa thì cũng phải bảo đảm trung thành với chƣơng
trình– là văn bản có tính pháp quy.
- Giáo án – tức nội dung, phải thể hiện phƣơng pháp, tức cách thức thực hiện.
Phải gồm toàn bộ hoạt động do chủ thể truyền đạt, hƣớng dẫn, trong đó phải ấn định
thời gian vả các phƣơng tiện hỗ trợ.
Trong các phƣơng pháp, ta phải đề ra cái chính yếu và thứ yếu hỗ trợ. Tất nhiên,
phải xác định rõ sự tƣơng quan về nội dung và phƣơng pháp (thuyết trình – phát vấn
đàm thoại… ).
Lên lớp như hoạt động chủ yếu của giáo viên – chủ thể dạy.
Dù lập luận cách nào, cũng không thể phủ nhận lối dạy truyền thống là thuyết
trình, thuyết giảng. Đây là hoạt động chủ yếu của ngƣời dạy, không thể khác. Vì sách
khơng thể thay cho thầy. Lớp học các hình thức là môi trƣờng sƣ phạm pháp quy.
Vấn đề đổi mới phƣơng pháp nằm ngay ở việc thiết kế bài giảng. Trong giáo án
đã thể hiện rõ các bƣớc thực hiện: thuyết trình, phát vấn..., cũng tức là cách thức khai
mở kiến thức, truyền thụ, hƣớng dẫn cảm thụ, nhận thức để tìm ra vấn đề cần thu nhận,
hấp thu – tức tìm ra chân lý, ở đây là chân lý bằng nghệ thuật, qua nghệ thuật. Thuyết
trình, vì vậy cần thực hiện bởi nhiều công đoạn.
Lên lớp, ngƣời thầy đóng nhiều vai trị: nhà khoa học – truyền thụ tri thức văn
học, nhà sƣ phạm – nêu gƣơng sinh động về sƣ phạm và ngƣời diễn giảng – truyền cảm
và khơi gợi cảm xúc, tình cảm cùng nhận thức. Tức là cùng một lúc, ngƣời thầy phải thể
hiện đƣợc cả ba khả năng: lập luận logic, phong cách nghiệp vụ và năng lực truyền cảm.
Tất cả phải thể hiện nhiệt huyết nhƣng trong mức độ nhất định. Khơng gì buồn bằng
ngƣời thầy chỉ biết đọc (đọc giáo án), hoặc chỉ biết diễn (biểu diễn ngôn từ, điệu bộ).
Giờ giảng phải hấp dẫn, đó là tiêu chí cao nhất.
Hình thức lên lớp nhƣ đã thiết kế ở giáo án là hiện thực hố một phƣơng pháp
nào đó nhƣ dạy đọc hiểu văn bản, dạy dựa trên vấn đề,... một cách tập trung nhất, chủ
yếu nhất.

Học trên lớp, nếu chủ động tích cực sẽ hấp thu tối đa những truyền giảng của
thầy. Ghi chép có ý thức có nhiều lợi ích:
- Biết thâu tóm cái hồn cốt của lời giảng, cái thần khí và ngơn từ của ngƣời dạy.
- Thu nhận nhƣ chắt lọc đƣợc những tinh tuý tri thức từ ngƣời dạy qua q trình
nghiên cứu dƣới góc độ sƣ phạm.
604


- Thu góp thêm tƣ liệu trực tiếp những trích dẫn quan trọng (đƣợc viện ra hoặc
cấp thêm).
Ngƣời học không hẳn là cái máy ghi âm, mà là chủ thể tiếp nhận qua bộ lọc cá
nhân, tức có động não và bƣớc đầu hấp thụ. Hấp thụ ở đây hiểu theo nghĩa là thu nhận
và chịu ảnh hƣởng khi nói về tiếp nhận văn hoá, văn học, tƣ tƣởng,... tức giá trị tinh
thần. Tóm lại là ghi cái gì và ghi thế nào, có chủ kiến rõ ràng.
Giờ học mang tác dụng lan truyền. Ngƣời dạy văn là cầu nối, trạm trung chuyển
để trao truyền cảm xúc, nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm từ các thế hệ nhà văn đến ngƣời
tiếp nhận, ngƣời hấp thụ là ngƣời học văn. Trong quá trình dạy, chủ yếu là ở trên lớp,
ngƣời thầy thực hiện gần nhƣ rõ rệt nhất vai trò ngƣời trao truyền: truyền đạo, truyền
mỹ cảm.
Có thể có một hƣớng rẽ chủ yếu trong biện pháp dạy và khâu dạy.
Nếu giờ học nhƣ một tổng kết hội thảo về một đề tài đƣợc giao cho học sinh
chuẩn bị trƣớc, thì lên lớp, ngƣời thầy đóng vai trị chủ tọa, nghĩa là vẫn giữ vai trò chủ
đạo. Hoặc giờ học diễn ra nhƣ buổi hội thoại, ngƣời dạy đóng vai trị ngƣời điều khiển,
cũng là trọng tài. Thực chất là thầy hỏi trò đáp hoặc ngƣợc lại, ngƣời dạy vẫn là nhân
vật chủ động dẫn dắt, điều hành cuộc nói chuyện “tay đơi” thầy – trị rồi sau đó tổng
kết, giải đáp.
Đây là hình thức hợp tác dạy – học sinh động thú vị, nhƣng ngƣời dạy phải cao
tay điều khiển.
Tổ chức, hướng dẫn hoạt động học coi trọng và gia tăng
Các hoạt động học tập thƣờng diễn ra bên trong hoặc ngoài trƣờng theo lối dạy

cũ thƣờng chiếm địa vị thứ yếu. Thế nhƣng, đối với quan niệm mới – dạy và học theo
“nguyên lý tự do” hoặc “nguyên lý dân chủ” lại rất coi trọng các hoạt động này.
Chính ngƣời thầy vĩ đại, nhà giáo dục lớn Hồ Chí Minh đã rất quan tâm và có
nhiều chỉ dẫn bổ ích cho hình thức học nhóm – học theo tập thể nhỏ: “Lấy tự học làm
cốt.Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Lời dạy “học lẫn nhau” có ý nghĩa sâu sắc. Qua
việc học nhóm – tập thể nhỏ, các ý kiến đƣợc chọn lọc để tìm ra ý kiến tối ƣu, từ đó bật
ra chân lý. Học theo phƣơng pháp này có định hƣớng, có sự chỉ đạo của thầy nên ngƣời
học tăng tính chủ động sáng tạo, độc lập suy nghĩ, tự do tƣ tƣởng. Qua đó, ngƣời học
cũng tiếp thu đƣợc tối đa nguồn trí tuệ khách quan. “Học thầy không tày học bạn”
mang ý nghĩa ấy.

605


Chính việc giao lƣu, giao tiếp rồi học hỏi lẫn nhau, ý thức đào sâu kiến thức sẽ
tạo ra hoài nghi khoa học, tránh đƣợc sự thụ động, giáo điều. Sách Về vấn đề học tập
của Bác Hồ là cuốn cẩm nang cho lý tƣởng học, phong cách học và phƣơng pháp học
đổi mới, cách mạng cho các thế hệ ngƣời học: “Có vấn đề thơng suốt thì mạnh dạn đề
ra cho vỡ lẽ, đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải bật ra câu hỏi “vì sao”..., tuyệt đối không
nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều”.
Phƣơng pháp dạy trên vấn đề, phƣơng pháp đàm thoại, vấn đáp tỏ ra phù hợp
với hoạt động tập thể theo nhóm mà ngƣời dạy vẫn đóng vai trị chủ đạo. Hoặc nhƣ
phƣơng pháp có tính chất chun biệt theo gợi ý của Nguyễn Văn Cƣờng (sách đã dẫn)
– phƣơng pháp dạy học định hƣớng hành động, phƣơng pháp dạy học theo tình huống
chủ yếu là làm việc tập thể nhóm.
Tự học và hƣớng dẫn tự học là vấn đề lớn nhƣ chuyên đề đối với ngƣời học, cần
khai thác từ chỉ dẫn trong sách đã nêu trên của Bác Hồ. Đổi mới đối với học sinh, sinh
viên là đổi mới tƣ duy và phƣơng pháp học tập.
Hoạt động tự học độc lập của ngƣời học, thực ra cũng có chỉ đạo hƣớng dẫn trực
tiếp và gián tiếp của ngƣời dạy, ví nhƣ khâu đọc hiểu tác phẩm phải đƣợc thực hiện cả

trƣớc, trong và sau giờ học trên lớp. Tự học là trách nhiệm của ngƣời học nhƣng bồi
dƣỡng ý thức và phƣơng pháp học cho học sinh cũng là trách nhiệm ngƣời thầy. Có thể
là hình thức chung với cả lớp hoặc chuyên biệt với nhóm hay cá biệt.
Mục đích của hƣớng dẫn tự học là bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng hợp
tác trong học tập; rèn luyện kỹ năng vận dụng, ứng dụng tri thức vào thực tiễn; tác động
đến tƣ tƣởng, tình cảm, trách nhiệm cũng nhƣ hứng thú,niềm tin cho ngƣời học.
Để hƣớng dẫn có hiệu quả ngƣời thầy phải nắm đƣợc cơ chế của việc học tập
cũng nhƣ các lý thuyết về học tập của Tâm lý học dạy học: thuyết hành vi(behavorism),
thuyết nhận thức(cognitivism), thuyết kiến tạo(constructivism)…
Trên đây cũng là đặc điểm của phƣơng pháp dạy học tích cực với đối tƣợng :dạy
học thông qua tổ chức hoạt động học tập; dạy học chú trọng phƣơng pháp tự học.
Đánh giá chính xác hiệu quả theo chuẩn đổi mới.
Đánh giá là hoạt động về phía chủ quan của ngƣời dạy cũng là yêu cầu khách
quan về chƣơng trình của cơ quan quản lý giáo dục các cấp.
Đánh giá là khâu khép kín hoạt động dạy và học từ mục tiêu đến nội dung,
phƣơng pháp ,đánh giá . Đánh giá đặc biệt phải căn cứ mục tiêu đã đặt ra trong chƣơng
606


trình, do đó có những tiêu chí trên nhiều mặt, khơng chỉ đơn thuần là tri thức mà cịn là
về hiệu quả giáo dục nói chung.
Có thể áp dụng nhiều kiểu, nhiều công cụ đánh giá, không loại trừ trắc nghiệm,
nhƣng mơn văn vẫn phải có tự luận và coi trọng làm văn.
Một trong những hƣớng đổi mới là kiểm tra kỹ năng luyện tập, thực hành vận
dụng và năng lực sáng tạo, độc lập tƣ duy của ngƣời học. Hạn chế kiểm tra kiến thức
kiểu chỉ cần học thuộc mà cần phát huy lối đánh giá trong kiểm tra, thi cử, phát huy suy
nghĩ phán đoán của ngƣời học về những vấn đề trong văn và ngoài văn (đời sống, xã
hội, lý tƣởng...).
Tóm lại, bảo đảm khoa học (tiêu chí, định mức), nhƣng nên theo khuynh hƣớng
mở, sáng tạo với tinh thần triết lý giáo dục.

*
Đổi mới dạy và học văn, nhƣ đã nêu, là một hoạt động trong tổng thể chiến lƣợc
và kế hoạch Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đổi mới là một thách thức lớn cần rất nhiều nỗ lực từ nhiều phía. Cái mới ban
đầu nhiều khi chƣa dễ dàng đƣợc chấp nhận, thậm chí cịn gặp những phản ứng. Một số
nhà văn, nhà thơ có tên tuổi có lúc đổi mới cũng phải vất vả vƣợt qua dƣ luận trái chiều
(Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…). Rồi cả khó khăn ở phƣơng
diện khác nhƣ đƣa hiện tƣợng văn học, nhà văn, tác phẩm vào chƣơng trình dạy (Thơ
Mới, Tự lực văn đoàn…).
Ngoài quản lý của các cấp Bộ từ tầm vĩ mô đến nhà trƣờng - tầm vi mơ , thì
động lực nội tại chủ yếu khơng ai khác chính là ngƣời dạy và ngƣời học. Thầy và trò
của “nhà trƣờng tƣ duy” hiện đại với sự hỗ trợ của trí tuệ đội ngũ tập thể và cộng đồng
xã hội với ý chí sáng tạo vƣơn lên, sẽ trở thành chủ nhân chân chính của học đƣờng
trong sự nghiệp đổi mới lớn lao mà những trang đầu đã mở. Công cuộc Đổi mới Giáo
dục Đào tạo chính là cơ hội vàng cho sự gắn bó của các trƣờng Sƣ phạm với thực tiễn
Phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meier (1979). Một số vấn đề chung về đổi mới phƣơng
pháp dạy học ở trƣờng Trung học Phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát
triển giáo dục Trung học Phổ thông (LOAN No 1979 VIE).
2. Phạm Minh Hạc (2011). Triết lý giáo dục Việt Nam và thế giới, Nxb GD, Hà Nội.
607


3. Kỳ Hoa (2009). “Đổi mới phƣơng pháp hay thay đổi triết lý dạy học” –
tuanvietnam.net, 16/6/2009.
4. Đoàn Trọng Huy (2012). “Triết lý Hồ Chí Minh về giáo dục”, Tạp chí Triết học số 7
(254)
5. Đồn Trọng Huy (2012). “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” - Tạp chí

Giáo chức Việt Nam số 61, tháng 9.
6. Đoàn Trọng Huy (2014). “Mấy vấn đế triết lý‎ giáo dục Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục
và Xã hội số 37, tháng 4.
7. Hồ Chí Minh (1971). Về vấn đề học tập, Nxb Sự thật.
8. Lê Vinh Quốc (2011). “Một số vấn đề về triết lý giáo dục”, Tạp chí Khoa học Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh số 28 (62), tháng 5.
9. Lê Vinh Quốc (2013). “Góp bàn về xây dựng chƣơng trình Giáo dục Phổ thông mới
sau năm 2015”, Kỷ yếu Hội thảo Chuyên gia về SGK lịch sử ở trƣờng phổ thông, tháng
5.
10. Trần Đình Sử (2013) “Đọc hiểu văn bản – khâu đột phá trong dạy học văn hiện nay”
– trandinhsu wordpress.com, 20/8/2013.
11. Phong Trần (2014) “Ngƣời thầy không nên là chân lý” – khoavanhocngonngu.edu.vn, 22/3/2014.

608



×